Giáo trình thương mại điện tử

- Việc bảo mật trong khi thanh toán qua mạng là vấn đềchiến lược và là trọng tâm hàng đầu trong TMĐT.Hiện nay, trong việc thanh toán qua mạng, các tổchức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụxửlý thanh toán thẻtín dụng trên thếgiới áp dụng công nghệbảo mật cao cấp là SET. - SET là viết tắt của các từSecure Electronic Transaction, là một nghi thức tập hợp những kỹthuật mã hoá và bảo mật nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các giao dịch mua bán trên mạng. Đây là một kỹthuật bảo mật, mã hóa được phát triển bởi VISA, MASTER CARD và các tổchức khác trên thế giới. Mục địch của SET là bảo vệ hệ thống thẻ tín dụng, tạo cho khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổchức tài chính. sựtin cậy trong khi giao dịch mua bán trên Internet. Những tiêu chuẩn và công nghệSET được áp dụng và thểhiện nhất quán trong các doanh nghiệp, các ngân hàng/công ty cấp thẻ, tổchức tín dụng và trung tâm xửlý thẻtín dụng qua mạng. Ngoài ra, SET thiết lập một phơng thức hoạt động phối hợp tương hỗ(method of interoperability) nhằm bảo mật các dịch vụqua mạng trên các phần cứng và phần mềm khác nhau. Tóm lại SET được thiết lập đểbảo mật những thông tin vềcá nhân cũng nhưthông tin vềtài chính trong quá trình mua bán và giao dịch trên mạng.

pdf67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng Internet toàn cầu để xây dựng nên một “thị trường ảo” cho tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và hàng hoá, trong đó bao gồm tất cả các hoạt động cần thiết để hoàn tất một thương vụ kinh doanh, kể cả đàm phán, trao đổi chứng từ, truy cập thông tin, thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Tất cả được thực hiện trong điều kiện an toàn và bảo mật cao. Vì thế, TMĐT còn có những tên gọi khác như “nền kinh tế ảo”, “nền kinh tế dot-com”. Nếu như trong kinh doanh truyền thống, sản phẩm của các doanh nghiệp được bày trên các kệ của cửa hàng hay siêu thị với các thủ tục đặt hàng, giao hàng, thanh toán công nợ giữa người bán và người mua...thì trong thương mại điện tử, chúng ta không cần phải vận chuyển sản phẩm, không tốn tiền thuê mặt bằng mà vẫn có thể tiếp cận được khách hàng thông qua các siêu thị ảo,chợ ảo trên mạng. Chỉ cần một cú nhấp chuột, bạn có thể ngồi bất cứ nơi đâu mà vẫn dễ dàng làm một cuộc dạo chơi hay mua sắm trên mạng với vô vàn sản phẩm, từ cây kim sợi chỉ cho đến xe hơi, du thuyền. Nói chung, với sự trợ giúp của Internet, TMĐT đã trở thành một môi trường kinh doanh mới, xóa nhòa mọi ranh giới quốc gia và đang tạo ra một thị trường lớn nhất từ trước đến nay. Với TMĐT, thế giới có thêm nhiều triệu phú, tỷ phú mà tên tuổi đã trở thành biểu tượng của một thời đại mới - thời đại Internet và nền kinh tế tri thức. So với thương mại truyền thống, TMĐT tỏ ra là một công cụ kinh doanh hữu hiệu với những ưu thế vượt trội. Cách đây khoảng ba thập kỷ, General Electric (GE), tập đoàn điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới, vẫn còn “ì ạch” giao dịch với các đối tác kinh doanh bằng thư từ vận chuyển trên tàu thuỷ có tốc độ khoảng 20 dặm/giờ. Chính GE cũng nhận thấy những bất cập của cách làm này và sau đó đã thay thế tàu thuỷ bằng máy bay, nhưng cũng phải mất gần 1 tuần, những bản chào hàng hay dự thảo hợp đồng mới đến được tay đối tác. Nỗi băn khoăn lớn của GE là làm thế nào rút ngắn “thời gian chết” để giao dịch thương mại diễn ra nhanh chóng hơn? Và rồi mọi việc đã thay đổi một cách khó tin. Thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện vào cuối thập niên 80 đã làm nên cuộc cách mạng trong kinh doanh, khi mà thư từ giao dịch được truyền tải với tốc độ lên đến 30,000 dặm/giây. Thay vì mất 1 tuần như trước kia thì nay chỉ cần chưa đầy 1 phút, chỉ cần một cú click chuột, khách hàng đã nhận được bảng báo giá với đầy đủ thông tin từ GE để rồi hai bên có thể giao kết hợp đồng ngay trong ngày. Giờ đây, bất cứ doanh nhân nào khi được hỏi về TMĐT, cũng đều thừa nhận ưu thế vượt trội của loại hình kinh doanh mới mẻ này – đó là tốc độ, chi phí, khách hàng và xử lý đơn hàng. Trong TMĐT có hai khái niệm chính: B2B (Business To Business): Là hình thức kinh doanh giữa các nhà cung cấp, giữa nhà sản xuất sản phẩm và các đại lý. B2C (Business To Customer): Là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng. Cả hai hình thức TMĐT này đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet, tuy nhiên, giữa chúng tồn tại sự khác biệt. Trong khi TMĐT B2B được coi là hình thức kinh doanh bán buôn với lượng khách hàng là các doanh nghiệp, các nhà sản xuất thì TMĐT B2C lại là hình thức kinh doanh bán lẻ với đối tượng khách hàng chính là các cá nhân. Trong TMĐT B2B, việc giao dịch giữa một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: từ việc chào bán sản phẩm, mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán… . Chính vì vậy mà các giao dịch này được coi là phức tạp hơn so với việc bán hàng cho người tiêu dùng. Trên thế giới, xu hướng TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong việc lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. B2B được coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc cũng có thể gọi là sàn giao dịch mà tại đó, các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể. Với ưu thế sẵn có của mình, thương mại điện tử B2B có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong quá trình tham gia kinh doanh như chi phí quản lý kho bãi, mặt bằng, chi phí giấy tờ, tài liệu, chi phí đầu vào của sản phẩm, chi phí tổ chức nhân sự… Dự đoán năm 2005, tổng doanh số TMĐT trên toàn cầu sẽ vượt qua mức 680 tỷ USD, còn theo ước tính của Leadpile.com, một công ty chuyên theo dõi số liệu Internet, TMĐT sẽ vượt qua mốc 1000 tỷ USD vào năm 2012. Thậm chí, sự gia tăng doanh số của các hoạt động TMĐT đã trở thành tiền đề cho sự hình thành thị trường chứng khoán Nasdaq – nơi gặp gỡ của những công ty có tiếp vĩ ngữ “.com”. Những biến động của thị trường chứng khoán này luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số Dow Jones cùng các chỉ số khác tại hầu hết các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. Việt nam và những bước hội nhập Cuối những năm 1990, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta. Nhưng dưới sức lan tỏa rộng khắp của TMĐT, các công ty Việt Nam cũng đang từng bước làm quen với phương thức kinh doanh hiện đại này. 22 Ngày 26 tháng 8 năm 2005, cổng TMĐT quốc gia ECVN với Bộ Thương mại là cơ quan chủ quản, có địa chỉ tại website ECVN.gov.vn đã chính thức ra mắt với mục đích hỗ trợ các công ty nhanh chóng làm quen và tham gia vào TMĐT, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Cổng giao dịch với ngôn ngữ thể hiện là tiếng Anh và tiếng Việt sẽ rất thuận tiện cho các công ty trong quá trình sử dụng và tra cứu. Với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ người sử dụng Internet là 123,4%/năm (cao nhất trong khu vực ASEAN), đạt 1,9 triệu thuê bao Internet và gần 5,9 triệu người sử dụng trong năm 2004, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển TMĐT. Theo dự báo về mức tăng trưởng thị trường công nghệ thông tin Việt Nam của IDG, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, mức chi tiêu cho công nghệ thông tin của Việt Nam nằm trong tốp 10 nước đứng đầu thế giới và sẽ vượt qua Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia rất nhanh nhạy với mô hình kinh doanh trực tuyến. Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng hoạt động TMĐT tại Việt Nam vẫn còn có những điểm yếu nhất định. Hầu hết các website B2B chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, mà chúng ta chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm, giá trị giao dịch thực tế còn rất thấp. Loại hình giao dịch B2B chưa thật sự hình thành ở Việt Nam. Các công ty nói chung khá nhanh nhạy trong việc áp dụng TMĐT, nhưng còn không ít công ty đến với hình thức này theo kiểu “phong trào”, chưa kể số lượng các website cung cấp dịch vụ TMĐT quy mô lớn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Giấc mơ về một hình mẫu Alibaba.com tại Việt Nam. Cả thế giới vẫn chưa hết ngạc nhiên về những bước tiến thần kì của mạng kinh doanh trực tuyến Alibaba.com của Trung Quốc. Được đánh giá như một “bà mối” mát tay cho các cuộc “hôn nhân” trong lĩnh vực thương mại, Alibaba.com đang càng ngày càng ăn nên làm ra với doanh thu và lợi nhuận tăng lên không ngừng. Từ một công ty nhỏ với số vốn đầu tư ban đầu không nhiều, Alibaba.com đã phát triển thành một đế chế với doanh thu năm 2004 là 2,1 tỷ USD trong đó có 780 triệu USD đến từ nguồn thương mại điện tử. Trước sự sôi động của thị trường TMĐT thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã vào cuộc với mong muốn kết nối các doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài, mở ra những cơ hội kinh doanh mới trong sự hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong số đó là Công ty tư vấn và cung ứng giải pháp TMĐT Tiên Phong (Eclead) với trang web www.gophatdat.com. Đúng như tên gọi của mình, công ty Tiên Phong đang muốn trở thành người tiên phong trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam với mong muốn kết nối các doanh nghiệp trong nước với các bạn hàng quốc tế, khơi thông dòng chảy giao thương, góp phần tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế đất nước. Xuất hiện cách đây không lâu, trang web www.gophatdat.com đã nhanh chóng trở thành một trong những địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường TMĐT sôi động. Đây là một sàn giao dịch TMĐT mang tính toàn cầu với nhiều loại danh mục hàng hóa, từ các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy hải sản, may mặc, giày da… vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cho đến các sản phẩm máy tính, điện tử hoặc các dịch vụ khác. Tại đây, khách hàng có thể dễ dàng chào mua, chào bán các sản phẩm, mở rộng các mối quan hệ giao thương với các đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ cần đăng thông tin lên mạng www.gophatdat.com yêu cầu của bạn sẽ được nhiều người biết đến, không chỉ giới hạn trong phạm vi địa lý hạn hẹp mà phổ biến rộng rãi trên toàn cầu. Đó cũng là một trong những tiêu chí kinh doanh của ban điều hành trang web – Bring Vietnam to the World (Mang Việt Nam đến với thế giới). Và đó cũng là ước muốn, khát khao chính đáng của các thành viên sáng lập trang web. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng kể từ khi Jeff Bezos, thành viên sáng lập kiêm giám đốc điều hành Amazon.com, đặt những viên gạch đầu tiên cho hoạt động TMĐT đến nay, sự thành công của Amazon.com, Buy.com, Cisco… đã cho thấy mối lo ngại rằng TMĐT có thể thay thế các hình thức kinh doanh truyền thống, khiến cho những con phố buôn bán sầm uất trở nên thưa thớt, là có cơ sở. Điều này cũng lý giải tại sao một người đàn ông có sự nghiệp thành công tại Wall Street như Jeff Bezos lại nhẹ nhàng từ bỏ công việc kinh doanh của mình, đi suốt chiều ngang nước Mỹ tới tận Seattle và bắt đầu một công ty trong lĩnh vực hoàn toàn mới, để rồi chưa đầy 4 năm sau đã biến nó thành một trong những công ty danh tiếng nhất thế giới về TMĐT. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, với sự trợ giúp đắc lực của những công ty kinh doanh TMĐT như www.gophatdat.com, chúng ta cũng sẽ có những Alibaba.com mang tên Việt nam! 1 CHƯƠNG 4 : THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NỘI DUNG 1. SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI 2. CƠ CHẾ THANH TOÁN QUA MẠNG 3. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ I. SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm và vai trò. Sàn giao dịch TMĐT là một thị trường trực tuyến, một “ địa điểm họp chợ” được thực hiện trên mạng Internet mà ở đó những người tham gia có thể t.m kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập mối quan hệ cũng như tiến hành đàm phán tiền giao dịch… Ngoài ra còn thực hiện các giao dịch điện tử hàng hoá và dịch vụ, chuyển giao thông tin trực tuyến, chuyển tiền điện tử, đấu giá, đấu thầu và hợp tác thiết kế, mua bán hàng hoá công cộng, tiếp thị trực tuyến đến khách hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng… 2. Vai trò - Tiếp cận và xử l. thông tin trực tiếp, nhanh chóng giữa DN với nhà cung cấp, giữa DN với khách hàng - Là công cụ rất mạnh để bán và quảng cáo hàng hoá, tiết kiệm được nhiều chi phí; cắt giảm nhu cầu đối với các cửa hàng, kho hàng vật l., đơn giản hoá quá trình so sánh và lựa chọn sản phẩm… 2 3. Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch TMĐT  Sàn giao dịch TMĐT là một tổ chức kinh doanh dịch vụ, đóng vai trò là người môi giới.  Các phương thức giao dịch tại các sàn TMĐT rất phong phú, bao gồm cả những phương thức mua bán thực và giao dịch khống  Thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và có thể áp dụng các hình thức thưởng phạt đối với những thành viên vi phạm  Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn  Những người tham gia vừa có thể là người bán, vừa là người mua hoặc cả hai  Thể hiện quan hệ cung cầu hàng hoá của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao dịch là giá chung cho sản phẩm trên thị trường  Tất cả các quy trình mua, bán, giao dịch, đàm phán, thương lượng, thanh toán đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet.  Người mua, bán đều có thể tham gia các giao dịch mua bán tại sàn vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu  Chủng loại hàng hoá và dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú, bao gồm hữu hình lẫn vô hình  Thực hiện thông tin và kết nối khách hàng  Các thành viên tham gia sàn giao dịch được quyền khai thác thông tin về thị trường, sản phẩm, chính sách… 4. Phân loại sàn giao dịch TMĐT 4.1. Theo chủ thể tham gia sàn giao dịch Sàn giao dịch TM ĐT chung Ví dụ: www.ecommerce.com; Sàn giao dịch TMĐT riêng: sàn bị hạn chế về số lượng thành viên tham gia Ví dụ: www.vnemarket.com.vn 3 4.2. Theo đối tượng ngành hàng kinh doanh Sàn giao dịch TMĐT chuyên môn hoá: Là sàn giao dịch một số hàng hoá nhất định, tập trung vào kinh doanh các sản phẩm của một ngành hàng cụ thể. Ví dụ: www.vietsoftonline.com.vn, lignus.co.nz Sàn giao dịch TMĐT tổng hợp: là sàn giao dịch TMĐT kinh doanh với một số lượng lớn các hàng hoá và dịch vụ từ nhiều ngành hàng khác nhau. Ví dụ: www.golmart.com.vn, vietoffer.com 4 5. Lợi ích kinh doanh qua sàn giao dịch TMĐT 5.1. Đối với DN Tăng doanh thu  Mở rộng hệ thống khách hàng và tăng khả năng tiếp cận với thị trường thế giới  Tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại  Tăng doanh số bán hàng từ các dịch vụ tạo ra giá trị khác Tit kim chi phí  Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh  Tiết kiệm chi phí bán hàng  Tiết kiệm chi phí giao dịch Có đc thông tin phong phú  Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong việc thiết lập và củng cố các mối quan  hệ kinh doanh  Tạo điều kiện để DN có thể truyền bá, phổ biến hình ảnh, nh.n hiệu sản phẩm, DN với các bạn  hàng quốc tế  Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng 5.2. Đối với khách hàng Sàn giao dịch TMĐT mang đến cho khách hàng một phong cách mua hàng mới, phong cách mua hàng trực tiếp qua mạng, tiết kiệm được thời gian, chi phi đi lại… Khách hàng có phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng rãi và phong phú hơn. Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất, bỏ qua khâu trung gian nên có thể mua hàng với giá rẻ hơn và nhanh hơn II. CƠ CHẾ THANH TOÁN QUA MẠNG  Thanh toán qua mạng, đại đa số người mua dùng thẻ tín dụng.  Trên thẻ có các thông số sau + Hình chủ sở hữu thẻ + Họ và tên chủ sở hữu + Số thẻ + Thời hạn của thẻ + Mặt sau thẻ có dòng số an toàn + Một số thông số khác cùng với chip điện tử hoặc vạch từ 5  Những thông tin về thẻ tín dụng người mua phải khai báo khi thực hiện việc mua qua mạng: + Số thẻ ( 16 số được in trên mặt trước thẻ) + Họ tên chủ sở hữu in trên thẻ + Thời hạn hết hạn của thẻ + M. số an toàn + Địa chỉ nhận hoá đơn thanh toán việc sử dụng thẻ do ngân hàng gửi cho chủ thẻ  Qui trình xử lý thanh toán trực tuyến 1. Người mua đặt lệnh mua trên website người bán sau khi đã chọn hàng hoá. Sau đó người mua khai báo thông tin thẻ tín dụng của mình 2. Thông tin thẻ tín dụng của người mua được chuyển thẳng đến NH của người bán hoặc chuyển thẳng đến nhà cung cấp dịch vụ xử l. thanh toán qua mạng (bên thứ ba) mà người bán đã chọn 3. NH của người bán hoặc bên thứ ba này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thẻ với NH nơi phát hành thẻ 4. NH phát hành thẻ sẽ phản hồi ( được mã hoá) cho NH của người bán hoặc bên thứ ba về tính hợp lệ của thẻ 5. Thông tin này được giải mã và gửi về cho người bán 6. Người bán dựa trên thông tin phản hồi này quyết định bán hay không bán 6 HỆ THỐNG THẺ TÍN DỤNG ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET  Qui trình xử lý card phi trực tuyến 7 YÊU CẦU VỀ HẠ TẦNG ĐỂ ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ NHẬN THANH TOÁN QUA MẠNG 1. TÀI KHOẢN NGƯỜI BÁN ( Merchant Account) 2. PHẦN MỀN MUA HÀNG ( Shopping Cart) 3. SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ BẢO MẬT SSL (Secure Socket Layer) Tài khoản người bán – Merchant Acount  Là tài khoản giúp nhận tiền thanh toán của khách hàng qua mạng  Do các Ngân hàng (có hệ thống hạ tầng thanh toán trên mạng) cấp  Có các công ty chuyên cung cấp Merchant Account  Qui trình cấp đòi hỏi các bước thẩm đình công phu:  Doanh thu tối thiểu hàng tháng  Hệ thống bảo mật của người bán  Vị trí địa lý của người bán 8 ĐĂNG KÝ MERCHANT ACCOUNT  www.1stworldcardservice.com  Xét duyệt và cấp Merchant Account tùy thuộc vào đánh giá của công ty đối với doanh nghiệp của bạn  Các bước:  Bước 1: email, tên, tên công ty, login  Bước 2: Số liên lạc, địa chỉ  Bước 3: Thông tin về công ty, doanh thu  Bước 4: Thông tin về chủ doanh nghiệp  Bước 5: Tên của người được ủy nhiệm ký kết dịch vụ với Planet Payment  Bước 6: Giá dịch vụ  Bước 7: Mẫu đăng ký  Bước 8: Thông tin về thẻ tín dụng và thanh toán  Bước 9: Các thông tin khác 9 ĐĂNG KÝ PAYPAL  www.paypal.com cung cấp dịch vụ nhận & chuyển thanh toán qua mạng (cho người bán)  Có dịch vụ chuyển ngân điện tử (EFT) và các dịch vụ khác như chuyển tiền, ký quỹ, thanh toán cho người nhận chỉ với email…  Đăng ký và kết nối vào tài khoản đơn giản dễ thực hiện  Cấp miễn phí Shopping cart bằng code HTML để KH dán vào site của mình  Khách hàng cần có credit card 10 11 PHẦN MỀN MUA HÀNG – SHOPPING CART  Là phần mềm ghi nhận đơn hàng và tự động tính toán số tiền khách hàng cần phải trả  Truy suất và kiểm tra thẻ tín dụng của khách  Tích hợp với hệ thống quản lý của công ty Hệ thống thanh toán qua thẻ tín dụng 12 CÔNG NGHỆ BẢO MẬT SSL Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet III.THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chuyển ngân điện tử - Electronic Fund Transfer (EFT)  Hệ thống EFT được thiết kế để chuyển khoản tiền cụ thể từ tài khoản này đến tài khoản khác  Các thiết bị người sử dụng có thể dùng là các máy giao dịch tự động, máy tính cá nhân, điện thoại  Ngân hàng sử dụng mạng giá trị gia tăng chuyên biệt để giao dịch với nhau qua các trung tâm bù trừ tự động.  Các vấn đề liên quan đến an toàn đều được thực hiện trên mạng giá trị gia tăng hiệu quả cao hơn nhiều so với mạng Internet  Phương thức chuyển khoản điện tử trên Internet hiện nay có chi phí thấp Giao dịch EDI tài chính  EDI ( Electronic Data Interchange) là hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử  EDI là cách tiêu chuẩn hóa để trao đổi dữ liệu giữa các doanh nghiệp như hoá đơn, đơn đặt hàng, vận đơn...Hoặc xử lý các thông tin kinh doanh giữa các bộ phận trong cùng tổ chức và giữa các đối tác kinh doanh o EFT có thể triển khai bằng cách sử dụng hệ thống Financial EDI  Một giao dịch EDI trong lĩnh vực thanh toán được gọi là giao dịch EDI tài chính hay trao đổi dữ liệu tài chính điện tử  Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử là dạng EDI đặc thù được thiết lập giữa các ngân hàng và các khách hàng 13 o Cho phép NH nhận những khoản tiền mà họ được uỷ quyền từ người thanh toán và lập bản sao kê các khoản thanh toán cho người thụ hưởng o Cho phép khách hàng đưa ra các thông tin liên quan đến việc gửi tiền cùng với các lệnh thanh toan sử dụng mạng VAN để chuyển khoản điện tử trên cơ sở EDI o Sử dụng Internet cho các giao dịch EDI chi phí rất thấp và linh hoạt hơn nhiều so với việc sử dụng mạng VAN Thanh toán thẻ tín dụng – Credit card Hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng trong các giao dịch trên Internet: 1. Khách hàng “xuất trình” thẻ tín dụng – Người bán kiểm tra tính xác thực của thẻ thanh toán. 2. Người bán thông qua NH phát hành thẻ, kiểm tra số tiền trong tài khoản của khách hàng để đảm bảo về khả năng thanh toán và thực hiện các khoản thủ tục để nhận khoản tiền thanh toán của khách hàng. Một vài ngày sau giao dịch thanh toán thực tế sẽ xảy ra, Trong thực tế, việc xử l. thẻ tín dụng trực tuyến có thể tiến hành một trong hai cách sau: Cách 1: 1. Gửi số thẻ tín dụng và các thông tin liên quan trên Internet dưới dạng không mã hoá 2. Mả hoá toàn bộ toàn bộ các thông tin chi tiết và thẻ tín dụng trước lúc gửi chúng đi khi thực hiện bất cứ giao dịch nào trên mạng Cách giao dịch này độ an toàn và tính bí mật thông tin về thẻ tín dụng rất thấp Cách 2  Các thông tin liên quan đến giao dịch và các thông tin về thanh toán được mã hóa trước khi truyền đi trên Internet  Chi nhỏ tuỳ thuộc vào mức độ các thông tin được mã hóa  Để tránh gian lân, các thông tin khác liên quan đến thanh toán và thẻ sẽ được gửi tiếp tới cho một tin cậy được uỷ quyền gọi là bên thứ ba  Bên thứ ba sẽ giải mã các thông tin được uỷ quyền để đảm bảo tính xác thực của giao dịch cũng như an toàn cho quá trình thanh toán Thẻ ghi nợ  Thẻ ghi nợ còn gọi là thẻ séc, là thẻ cho phép thực hiện EFT.  Khi giao dịch số tiền sẽ được trừ vào tài khoản séc hoặc tài khoản tiết kiệm  Địa điểm giao dịch rộng lớn : khách sạn, trạm xăng, shop, cửa hàng bán lẻ…  Thẻ ghi nợ khách hàng chỉ được phép sử dụng số tiền tương đương với số dư trong tài khoản Nhng thun li khi s d ng th ghi n: + Đăng k. sử dụng dễ dàng + Giúp bảo mật các thông tin cá nhân + Có thể sử dụng thay cho tiền mặt + Người bán sẵn l.ng chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ hơn thanh toán bằng séc Nhc đi m + Mức độ bảo mật thấp hơn thẻ tín dụng 14 TIỀN ĐIỆN TỬ là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, internet... và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành. Cụ thể hơn tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. DigiCash  Là hình thức biến hoá của tiền giấy và đồng xu  Đắt tiền, vì mỗi tác vụ đều được trình cho ngân hàng và được lưu lại  Mâu thuẫn với vai trò phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương  Một cách chính thức, DigiCash không được phát hành nhiều hơn một chứng nhận quá tặng ngay cả khi nó được chấp nhận bởi nhiều cửa hàng thành viên Th có ch a giá tr - Stored Value Cards  Không cấp tiền  Thẻ trừ tiền (Debit card) — một hình thức phân phối tiền dưới dạng điện tử  Vô danh hoặc hữu danh  Thuận lợi của thẻ vô danh  Card có thể dùng bởi nhiều người  Có thể dùng được trên Internet mà không cần thẻ căn cước (IC card) e-cash trên Smart Card  Có thể nạp giá trị tại nhà thông qua Internet  Có thể dùng trong môi trường Internet và phi Internet  Có mức tối đa về giá trị được nạp  Ngăn ngừa việc rửa tiền  Ở Singapore: S$500; Ở Hồng Kông: HK$3,000  Nhiều loại tiền khác nhau  Dùng thanh toán xuyên biên giới Th cm ng (Proximity Card)  Được dùng để vào các cao ốc hay thanh toán tiền xe bus hay các phương tiện vận chuyển khác  Xe Bus, xe điện ngầm và các thẻ vận chuyển công cộng ở nhiều thành phố Th cm ng khuych đi t xa  Có thể sử dụng trong khoảng 100 feet (30 mét) và có thể dùng trả tiền đỗ xe ở các bãi đậu  Trả tiền mà không cần phải dừng xe lại (ví dụ đường cao tốc Highway 91 ở California) Ví tin s hoá (digital wallet):Hay còn gọi là Ví tiền điện tử Là kỹ thuật được sử dụng thanh toán trong nhiều hệ thống thanh toán điện tử Ch c năng quan trng ca ví tin đin t : 15  Chứng minh tính xác thực khách hàng thông qua việc sử dụng các loại chứng nhận số hoá hoặc bằng các phương pháp mã hóa thông tin khác  Lưu trữ và chuyển giá trị  Đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán giữa người mua và người bán trong các giao dịch thương mại điện tử 16 Hệ thống chi phiếu điện tử Sổ chi phiếu điện tử Một dạng tương tự như ví điện tử  Được tích hợp với hệ thống thông tin kế toán của người mua và server thanh toán của người bán  Lưu chứng từ điện tử và chứng nhận thanh toán trong máy tính của người mua và người bán để truy lục lại sau này  Ví dụ: SafeCheck  Dùng chủ yếu trong hình thức B2B : E-check của Authorize.net 17 STEP 1 STEP 2 18 STEP 3 STEP 4 19 STEP 5 STEP 6 STEP 7 STEP 8 20 STEP 9 Một số gợi ý giúp bảo mật  Không tiết lộ mật khẩu trên mạng với bất kỳ ai. Nếu bạn nghĩ rằng ai đó đã biết, bạn nên đổi nó ngay.  Không bước ra khỏi máy tính của mình nếu bạn đang tiến hành một thao tác nào đó về thanh toán.  Một khi bạn đã hoàn thành việc thực hiện các tác vụ ngân hàng trên Internet, nhớ thoát bằng cách sign off trước khi viếng thăm các website khác.  Nếu có một ai đó có khả năng dùng máy PC của bạn, xóa Cache hay tắt máy hoặc bật lại bộ trình duyệt để tránh tình trạng copy trang web đã được lưu trữ trong đĩa cứng.  Bank of America khuyến cáo mạnh mẽ rằng bạn nên dùng bộ trình duyệt 128-bit encryption để thực hiện các tác vụ tài chính trên Internet. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy trình bày khái quát về sàn giao dịch thương mại điện tử 2. trình bày những hiểu biết của mình về các giao dịch thanh toán điện tử 3. Nêu các hệ thống thanh toán điện tử, cơ chế thanh toán qua mạng TÀI LIỆU THAM KHẢO THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 1. Thẻ thanh toán do ai phát minh, vào năm nào? Do ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ, phát minh vào năm 1949. Những tấm thẻ thanh toán đầu tiên có tên là “Diner’s Club”. 2. Khái niệm về thẻ thanh toán? Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ thanh toán: • Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động. • Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty. • Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. • Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh 21 toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán. Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh lên đây là một phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động. 3. Phân loại thẻ thanh toán? Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ... 1. Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại: a. Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo. b. Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua , nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin... c. Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính. 2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: a. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này.Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả. b. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản: • Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ. • Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày. c. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.Thẻ rút tiền mặt có hai loại: • Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành. • Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ. 3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: • Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. • Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. 22 4. Phân loại theo chủ thể phát hành: • Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng. • Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex... 4. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng qua Planet Payment Quá trình giao dịch • Giao dịch được chuyển từ website của người bán tới máy chủ của Planet Payment. • Planet Payment chuyển giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. • Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ hỏi ý kiến cơ sở dữ liệu phát hành thẻ tín dụng. • Đơn vị phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả / mã số hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm thanh toán thẻ tín dụng. • Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả giao dịch sang cho Planet Payment. • Máy chủ Planet Payment luu trữ kết quả và chuyển trở lại cho khách hàng/ người bán. Trung bình các buớc này mất khoảng 3-4 giây. Quá trình thanh toán thẻ tín dụng • Máy chủ Planet Payment tự động chuyển các đợt giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. • Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ liệu đơn vị phát hành thẻ tín dụng. • Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, chuyển kết quả, tiền sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. • Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả quá trình giao dịch và tiền sang Planet Payment. • Planet Payment chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển tiền tới tài khoản ngân hàng của người bán. Chúng tôi đã thiết lập sẵn đường liên kết tới Planet Payment, ở đó bạn có thể đưa các thông tin về doanh nghiệp của bạn. 5. Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant)? Là các thành phần kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có ký kết với Ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng... Các đơn vị này phải trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ, trả nợ thay cho tiền mặt. 23 6. Ngân hàng đại lý hay Ngân hàng thanh toán (Acquirer)? Là Ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một Ngân hàng có thể vừa đóng vai trò thanh toán thẻ vừa đóng vai trò phát hành. 7. Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer) Là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế, là Ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ. 8. Chủ thẻ (Cardholder) Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để chi trả thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình mà thôi. Mỗi khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ vể hàng hoá dịch vụ hoặc trả nợ, chủ thẻ phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo qui trình và lập biên lai thanh toán. 9. Danh sách Bulletin Còn gọi là danh sách báo động khẩn cấp, là một danh sách liệt kê những số thẻ không được phép thanh toán hay không được phép mua hàng hóa, dịch vụ. Đó là những thẻ tiêu dùng quá hạn mức, thẻ giả mạo đang lưu hành, thẻ bị lộ mật mã cá nhân (PIN), thẻ bị mất cắp, thất lạc, thẻ bị loại bỏ... Danh sách được cập nhật liên tục và gởi đến cho tất cả các Ngân hàng thanh toán để thông báo kịp thời cho cơ sở chấp nhận. 10. Hạn mức tín dụng (Credit limit) Được hiểu là tổng số tín dụng tối đa mà Ngân hàng phát hành thẻ cấp cho chủ thẻ sử dụng đối với từng loại thẻ. 11. Số PIN (Personal Identificate Number) Là mã số cá nhân riêng của chủ thẻ để thực hiện giao dịch rút tiền tại các máy rút tiền tự động. Mã số này do Ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ khi phát hành. Đối với mã số PIN, người chủ thẻ phải giữ bí mật, chỉ một mình mình biết. 12. BIN (Bank Identificate Number) Là mã số chỉ Ngân hàng phát hành thẻ. Trong hiệp hội thẻ có nhiều ngân hàng thành viên, mỗi ngân hàng thành viên có một mã số riêng giúp thuận lợi trong thanh toán và truy xuất. 13. Ngày hiệu lực Ngày sao kê (Statement date): là ngày ngân hàng phát hành thẻ lập các sao kê về khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng. Ngày đáo hạn (Due date): là ngày mà ngân hàng phát hành qui định cho chủ thẻ thanh toán toàn bộ hay một phần trong giá trị sao kê trên 14. Thanh toán điện tử có đảm bảo tuyệt đối bảo mật và an toàn không? Thanh toán điện tử hoàn toàn an toàn nếu được thực hiện trên một máy chủ bảo mật và trình duyệt có hỗ trợ máy chủ bảo mật. Mức độ bảo mật phổ biến hiện nay là 128 bit. 15. Thủ tục để làm thẻ tín dụng?. Những ngân hàng nào ở VN được phép cấp thẻ? Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có thể cung cấp cho bạn một thẻ tín dụng. Ví dụ Vietcombank, ACB... Ghi nhớ, thẻ tín dụng dùng để tiêu tiền chứ không phải Merchant Account hay Payment Gateway. 16. Muốn áp dụng hệ thống thanh toán điện tử tôi cần làm gì? Muốn áp dụng hệ thống thanh toán điện tử bạn chỉ cần có một tài khoản chấp nhận thanh toán thẻ tại một ngân hàng (Merchant Account) và một Payment Gateway nếu bạn muốn bán hàng trên mạng. 24 17. Merchant account và Payment gateway là gì? Merchant account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép bạn khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này. Payment gateway là một chuơng trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng. 18. Nếu có rủi ro không nhận được tiền khách hàng đã thanh toán, thì ai sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm giải quyết rủi ro này?. Tôi sẽ được ai bồi thường khoản tiền đã mất? Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng có nhiều mức độ chống rủi ro tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ và ngân hàng của bạn. Bạn có khả năng lựa chọn các mức độ ngăn ngừa rủi ro khác nhau vì vậy bạn chính là người chịu rủi ro này. 19. Ngoài hình thức chấp nhận thẻ tín dụng, thanh toán điện tử còn cung cấp hình thức thanh toán khác không? Trên thế giới hiện nay phổ biến nhất có ba hình thức thanh toán điện tử: thẻ tín dụng, séc điện tử, thanh toán qua email. Các hình thức thanh toán luôn được cập nhật và thay đổi. Những thông tin cập nhật nhất sẽ được gửi qua Bản tin Thương mại Điện tử cho những người nằm trong danh sách gửi bản tin. 20. Nếu tôi sử dụng hình thức thanh toán điện tử thì trong bao lâu tôi nhận được thanh toán của khách hàng? Sử dụng hình thức thanh toán điện tử là bạn đang tiết kiệm thời gian cho chính mình. Ngay sau khi khách hàng khẳng định trả tiền là bạn đã có một thông báo Có ở tài khoản của bạn và bạn có thể rút tiền tiêu trong vài ngày. 21. Thế nào là một thẻ tín dụng hợp lệ? Khi giao dịch mua bán trên mạng, một thẻ tín dụng được coi là hợp lệ khi có đủ hai điều kiện sau: • Là thẻ được cung cấp bởi ngân hàng/tổ chức cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán trên mạng (Issuer). • Thẻ còn đủ khả năng chi trả cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà người chủ thẻ định mua. 22. Cơ chế chuyển tiền trong một giao dịch TMĐT? Sau khi hàng hoá hoặc dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp, thì doanh nghiệp thông báo cho ngân hàng nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán TMĐT (Acquirer) để ngân hàng này thực hiện chuyển tiền từ ngân hàng ngời mua (Issuer) vào tài khoản của doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu một khoản chi phí thực hiện giao dịch. 23. Vấn đề bảo mật an toàn trong TMĐT? SET là gì? - Việc bảo mật trong khi thanh toán qua mạng là vấn đề chiến lược và là trọng tâm hàng đầu trong TMĐT.Hiện nay, trong việc thanh toán qua mạng, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng trên thế giới áp dụng công nghệ bảo mật cao cấp là SET. - SET là viết tắt của các từ Secure Electronic Transaction, là một nghi thức tập hợp những kỹ thuật mã hoá và bảo mật nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các giao dịch mua bán trên mạng. Đây là một kỹ thuật bảo mật, mã hóa được phát triển bởi VISA, MASTER CARD và các tổ chức khác trên thế giới. Mục địch của SET là bảo vệ hệ thống thẻ tín dụng, tạo cho khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính... sự tin cậy trong khi giao dịch mua bán trên Internet. Những tiêu chuẩn và công nghệ SET được áp dụng và thể hiện nhất quán trong các doanh nghiệp, các ngân hàng/công ty cấp thẻ, tổ chức tín dụng và trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng. Ngoài ra, SET thiết lập một phơng thức hoạt động phối hợp tương hỗ (method of interoperability) nhằm bảo mật các dịch vụ qua mạng trên các phần cứng và phần mềm khác nhau. Tóm lại SET được thiết lập để bảo mật những thông tin về cá nhân cũng như thông tin về tài chính trong quá trình mua bán và giao dịch trên mạng. 25 24. Với SET thì các thành phần tham gia TMĐT được hưởng những lợi ích gì? Doanh nghiệp (người bán) được bảo vệ không bị mất hàng hoá hay dịch vụ bởi: • Những thẻ tín dụng không hợp lệ. • Người chủ thẻ không đồng ý chi trả. • Ngân hàng được bảo vệ bởi: Giao dịch mua bán không được sự đồng ý giữa các thành phần tham gia vào giao dịch hoặc các giao dịch không hợp lệ (Thẻ tín dụng không hợp lệ, người bán giả danh...) • Người mua được bảo vệ để:Không bị đánh cắp thẻ tín dụng. Không bị người bán giả danh PayPal là gì ? Khái niệm cơ bản Thương mại điện tử ở nước ta đang trên đà phát triển. Điển hình là vừa rồi PayPal đã có 1 thông báo chính thức sẽ gỡ bỏ các hạn chế đối với khách hàng VN, bao gồm việc cho phép các tài khoản PP VN được phép rút tiền về ngân hàng địa phương cũng như nhận tiền thanh toán từ các tài khoản PP khác, bắt đầu kể từ ngày 14/10/2009. Đây quả là 1 tin vui cho nhiều người, đã chờ đợi từ rất lâu. Nhân sự kiện này tớ cũng muốn làm 1 bài viết sơ lược về PayPal. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem PayPal là gì? và tại sao lại có nhiều người sử dụng nó đến thế. Bài viết dưới đây được tớ biên soạn theo hiểu biết của bản thân và tham khảo thêm tại 1 số trang. PayPal là gì ? PayPal là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (Hay còn được gọi là cổng thanh toán trực tuyến) được thành lập vào tháng 12 năm 1998 tại mỹ, đến ngày 3/10/2002 thì được eBay mua lại, và cho đến bây giờ thì là 1 công ty con của eBay (Một công ty kinh doanh lĩnh vực thương mại điện tử theo hình thức C2C) . Lĩnh vực hoạt động chính của PayPal là chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền trực tuyến qua mạng Internet. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực giống như của PayPal như: Moneybookers, Neteller, Webmoney ..v..v.. Nhưng qua nhiều năm hoạt động, thì PayPal đã trở thành 1 cổng thanh toán trực tuyến có uy tín và độ bảo mật cũng như phổ biến cao nhất thế giới trong lĩnh vực mua bán trực tuyến, điều này cũng dễ hiểu tại sao lại có nhiều người lựa chọn sử dụng nó đến thế. Cổng thanh toán trực tuyến là gì? Và tại sao lại sử dụng chúng ? Nhu cầu thương mại, kinh doanh trong cuộc sống chưa bao giờ là đủ. Từ khi internet ra đời, đã tạo thuận lợi cho rất nhiều người, doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể vươn ra mỗi trường quốc tế để mua bán trao đổi hàng hóa qua mạng (thương mại điện tử) với mức chi phí vừa phải hoặc có thể nói là khá thấp. Các loại tài khoản sử dụng để thanh toán trực tuyến bắt đầu ra đời. 26 Có 2 loại thẻ phổ biến hiện nay là thẻ vay nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) có thể làm tại các ngân hàng để sử dụng thanh toán trực tuyến. Điểm khác nhau của 2 loại thẻ này là: • Debit card: Nạp tiền vào bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu. • Credit card: Có thể xài lố tiền sẵn có trong tài khoản, và thanh toán lại cho ngân hàng sau (1 hình thức vay tín dụng). Tuy nhiên môi trường nào cũng có những mặt thiếu sót khó có thể tránh khỏi, nhu cầu quản lý và sử dụng của người dùng tăng cao, nhất là về khả năng bảo mật tài khoản, có vẻ như các ngân hàng không thể đáp ứng được hết, đã có rất nhiều vụ hack cũng như lừa đảo chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng của người dùng. Thế là từ đó các dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến ra đời. Cổng thanh toán trực tuyến được ra đời nhằm đáp ứng như cầu an toàn và tiện lợi. Chúng giữ chức năng của bên trung gian giữa người bán và người mua. Người bán không sợ người mua dùng credit card chùa để mua, còn người mua không sợ mất tiền sau khi thanh toán xong người bán chạy làng. Ngoài ra, khả năng bảo mật thông tin cho người dùng là rất cao. Tại sao lại lựa chọn PayPal ? Yếu tố đầu tiên phải xét đến có lẽ là tính phổ biến của nó, ngày càng có rất nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân hoạt động trong lĩnh vực mua bán trực tuyến chọn lựa giải pháp thanh toán qua mạng bằng PayPal. Chúng ta cùng xét qua 1 vài ưu điểm của PayPal dưới đây để hiểu thêm là tại sao lại có nhiều người lựa chọn nó như vậy. • Cực kỳ bảo mật. • Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán. • Thanh toán qua Paypal rất nhanh chóng, an toàn và tiện lợi • Một khi sử dụng PayPal để thanh toán, bạn sẽ không phải nhập số thẻ thanh toán (Visa, Master...) của mình mỗi khi cần • Một điểm khác biệt khá lớn của PayPal với các cổng thanh toán trực tuyến khác là sự uyến chuyển trong việc quản lý tiền cho khách hàng. Đó là chức năng chanrgebank, khách hàng có thể đòi lại số tiền sau khi đã gửi tiền đến tài khoản khác. Tuy nhiên thủ tục chargebank có rất nhiều rắc rồi mà bạn cần phải chứng minh, nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi gửi tiền. Dù vậy, cũng chính vì tính năng này mà người dùng PayPal hoàn toàn có thể không lo lắng bị lừa đảo. Sử dụng PayPal như thế nào ? Trước đây, việc sử dụng PayPal đối với dân việt nam vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế, hy vọng từ ngày 14/10/2009 trở đi, mọi hạn chế sẽ được xóa bỏ. Để sử dụng dịch vụ của PayPal, chúng ta phải có tài khoản PayPal, quy trình của nó sẽ như sau:  Đăng ký tài khoản PayPal  Sử dụng Debit Card hoặc Credit Card nạp tiền vào tài khoản  Sử dụng tài khoản PayPal để thanh toán trên các trang shopping online, hoặc chuyển tiền, rút tiền, tùy vào nhu cầu Mọi hoạt động, chi tiết của PayPal đều nằm trên trang chủ của nó: 27 Bảy bước cần thực hiện khi mở một Internet merchant account. Merchant account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép bạn khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này. Payment gateway là một chuơng trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng. Khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trên mạng, bạn cần phải có một Internet merchant account. Nhưng trước khi xin mở một Internet merchant account, bạn cần chuẩn bị những gì? Chúng tôi mong rằng thông tin trong bản tin này sẽ giúp bạn có những bước chuẩn bị chu đáo nhất. 1. Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, tài liệu ngân hàng cần. Yêu cầu cơ bản để ngân hàng mở cho bạn một Internet merchant account là phải có một website thương mại và có uy tín tốt. Nhưng để chứng minh “có uy tín tốt” thì cần những gì? Và ngân hàng sẽ kiểm tra những gì? Uy tín của bản thân bạn hay uy tín của công ty? (hay cả hai?). Một số ngân hàng yêu cầu kiểm tra kỹ lịch sử kinh doanh của bạn, xếp hạng uy tín, việc này có thể đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo cũng như khối lượng tài liệu lớn. Trước khi đề nghị ngân hàng mở Internet merchant account, hãy hỏi nhân viên kế toán của bạn xem liệu tất cả giấy tờ của bạn đã hợp lệ chưa hay nhân viên kế toán có thể lập giấy tờ đúng hạn không? 2. Rút ngắn tiến trình xin mở tài khoản Một số ngân hàng hứa họ sẽ trả lời đơn xin mở hoàn chỉnh của bạn trong vòng 48 tiếng. Họ chỉ có thể thực hiện đúng lời hứa của mình nếu được bạn cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết kèm theo đơn xin mở đầy đủ và hoàn chỉnh của bạn, nếu không tiến trình xin mở có thể kéo dài hai tuần. Vì vậy cần phải biết ngân hàng yêu cầu những tài liệu gì là hết sức quan trọng trước khi bạn nộp đơn xin mở nếu bạn muốn tiến trình xin mở diễn ra nhanh chóng. 3. Lựa chọn ngân hàng để mở Internet merchant account Thậm chí mặc dù Internet đang thâm nhập vào xã hội khá sâu rộng nhưng không phải tất cả các ngân hàng đều cung cấp Interrnet merchant account và không phải ngân hàng nào cũng có kinh nghiệm như nhau. Bạn có thể phải mở một Internet merchant account tại một ngân hàng không phải là tại ngân hàng mà bạn vẫn thường giao dịch. Nếu như thế thì bạn cần phải chắc chắn rằng ngân hàng bạn mở Internet merchant account có thể chuyển tiền sang ngân hàng bạn thường giao dịch một cách thuận tiện. 4. Nên có một website trước khi xin mở tài khoản Bạn đang kinh doanh và có ý định mở gian hàng trên mạng. Bạn muốn mọi việc được thiết lập đầy đủ để bạn có thể bắt đầu nhận đơn đặt hàng. Điều này có thực tế hay không? Một số ngân hàng có thể không muốn nói cho bạn biết liệu họ có mở Internet merchant account cho bạn hay không nếu như bạn vẫn chưa có website. Đối với một số ngân hàng khác, họ có thể vẫn cung cấp cho bạn một Internet merchant account nhưng tài khoản này sẽ không có hiệu lực cho đến khi website của bạn được thiết lập và hoạt động. 5. Dự tính các khoản chi phí nào phải trả. Phải tính toán để dự trù được tất cả các khoản chi phí mà bạn có thể phải chi. Thậm chí một số ngân hàng lấy cả phí xin mở Internet merchant account bất kể họ có mở tài khoản cho bạn hay không. Hơn thế nữa, tất cả các ngân hàng đều lấy phí mở tài khoản và phí của mỗi lần giao dịch (phí này có thể thay đổi rất lớn giữa các ngân hàng) ngoài ra cũng có một số khoản “phí ngầm” khác. Hãy hỏi ngân hàng xem liệu bạn có phải trả thêm những khoản phí nào đối với các lệnh, các giao dịch điện báo sang tài khoản tại một ngân hàng khác, hay khoản phí sử dụng dịch vụ thanh toán nào đó cũng như những phụ phí khác. Việc làm này là vô cùng quan trọng bởi những khoản phí mới phát sinh có thể làm bạn phải tốn kém hơn so với dự tính ban đầu. 6. Đảm bảo sự phù hợp giữa Internet merchant account với gian hàng trực tuyến Một trong những vấn đề thường xảy ra là Internet merchant account có thể không phù hợp với dịch vụ thanh toán giao dịch và một số yếu tố khác của gian hàng trực tuyến. Phần mềm shopping cart, dịch vụ thanh toán và Internet merchant account phải cùng đồng bộ. Hãy chắc chắn việc lựa chọn ngân hàng cung cấp Internet và dịch vụ thanh toán phù hợp với các phần mềm bạn đang áp dụng trên gian hàng trực tuyến. Nếu các yếu tố không phù hợp với nhau, bạn sẽ không thể tiến hành giao dịch được. Một ngân hàng tốt sẽ nói cho bạn biết liệu tài khoản của bạn có phù hợp với các yếu tố khác không, nhưng điều này còn phụ thuộc vào việc bạn có đưa ra được những câu hỏi cần thiết cho ngân hàng hay không. Hãy ghi nhớ vấn đề này nếu bạn quyết định thay đổi dịch vụ thanh toán hay phần mềm. 7. Nghiên cứu khả năng ngăn chặn rủi ro gian lận trong thanh toán của ngân hàng. Liệu bản thân ngân hàng hay bất kỳ đối tác nào của ngân hàng bạn sẽ lựa chọn, có thể đưa ra được các biện pháp làm giảm những rủi ro tiềm ẩn trong việc chấp nhận thẻ tín dụng qua mạng hay không? Hãy hỏi ngân hàng xem họ cung cấp những hệ thống bảo mật và dịch vụ nào; họ có cung cấp hay hợp tác với các công ty cung cấp hệ thống xác minh địa chỉ, cơ sở dữ liệu từ chối thẻ tín dụng, hoặc cung cấp dịch vụ xác thực thẻ hoàn hảo hay không?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình thương mại điện tử.pdf
Tài liệu liên quan