Giáo trình thị trường chứng khoán - Đại học Cần Thơ
1. Khái niệm thị trường chứng khoán
2. Lich sử hình thành thị trường chừng khoán.
3. Mục tiêu của sự hình thành TCCK
4. Phân loại thị trường chứng khoán
5. Các chủ thể tham gia trên TCCK
6. Chức năng của TCCK
7. Quản lý và điều hành TCCK
8. Ưu điểm của TCCK
9. Một số hoạt động thiếu minh bạch trên TCCK
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3034 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình thị trường chứng khoán - Đại học Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CẤU TRÚC CỦA TTTC
Thị trường tài chính
Thị trường tiền tệ Thị trường vốn
TT cho vay
ngắn hạn
TT hối
đoái
TT tín dụng
thuê mua
TT thế
chấp
TT chứng
khoán
TT liên
ngân hàng
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm TTCK
2. Lịch sử hình thành TTCK
3. Mục tiêu của sự hình thành TTCK
4. Phân loại TTCK
5. Các chủ thể tham gia trên TTCK
6. Chức năng của TTCK
7. Quản lý và điều hành TTCK
8. Ưu điểm của TTCK
9. Một số hoạt động thiếu minh bạch trên TTCK
21. KHÁI NIỆM TTCK
• TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch,
mua bán chứng khoán trung và dài hạn.
• Chứng khoán: bằng chứng về quyền sở hữu
một phần tài sản của công ty (cổ phiếu), quyền
chủ nợ đối với công ty (trái phiếu), là công cụ
dẫn xuất khác hình thành trên cơ sở những công
cụ đã có (công cụ phái sinh)
3. MỤC TIÊU HÌNH THÀNH TTCK
3.1. Mục tiêu chung của các nước
• Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
• Mở rộng quyền sở hữu
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các
nguồn vốn
• Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức
tài chính
• Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài
33.2. Mục tiêu hình thành TTCK Việt Nam
• Từng bước hoàn thiện cơ chế
thị trường
• Hình thành và hoàn thiện
TTTC, nâng cao khả năng thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước
• Thúc đẩy doanh nghiệp hoạt
động đúng trật tự pháp luật
4. PHÂN LOẠI TTCK
4.1. Xét về phương diện pháp lý
* TTCK chính thức (TTCK tập trung)
- Nơi hoạt động chính thức của các giao dịch chứng
khoán
- Có địa điểm, thời biểu giao dịch nhất định
- Giao dịch cổ phiếu niêm yết, trái phiếu, chứng chỉ
quỹ đầu tư,
- Hoạt động theo đúng qui định của pháp luật
Sở giao dịch quốc tế (SGDCK VN)
4* Thị trường chứng khoán phi tập trung
- Thị trường chứng khoán bán tập trung (OTC)
• Thực hiện giao dịch chứng khoán thông qua hệ
thống điện thoại hoặc mạng vi tính
• Không hiện hữu
• Thành viên (cty CK) không phải là thành viên
của thị trường chứng khoán tập trung
• Hàng hoá không phải là hàng hoá trên TT tập
trung
* Thị trường chứng khoán phi tập trung
- Thị trường trao tay tự do
• Giao dịch mua bán chứng khoán diễn ra bất
kỳ ở đâu, lúc nào
• Có thể thông qua môi giới hoặc trực tiếp
giao dịch
• Là cơ sở hình thành thị trường chứng khoán
tập trung rồi tiến lên thị trường bán tập trung
• Giao dịch các loại chứng khoán chưa được
niêm yết trên thị trường chính thức và OTC
5CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Người mua
Cty CK
Tổng đơn đặt
hàng
Người bán
Cty CK
Tổng đơn đặt
hàng
CK chưa
đăng ký
CK đã
đăng ký
CK chưa
đăng
Sở GDCK
TT phi t-trung
TT OTC
CK đã
đăng ký
4. PHÂN LOẠI TTCK
4.2. Căn cứ vào quá trình luân chuyển CK
* TTCK sơ cấp (Thị trường phát hành)
Mua bán CK mới phát hành lần đầu tiên
Huy động vốn tài trợ cho DN, NN
Đặc điểm:
- Thị trường tạo vốn cho nhà phát hành
- Tạo hàng hóa cho thị trường giao dịch
- Chỉ được hình thành 1 lần khi CK được phát hành
64. PHÂN LOẠI TTCK
4.2. Căn cứ vào quá trình luân chuyển CK
* TTCK thứ cấp (Thị trường lưu hành)
• Nơi giao dịch, mua bán CK đã được phát hành
• Đảm bảo tính thanh khoản cho CK
Đặc điểm:
- Không làm tăng giảm nguồn vốn của nhà phát hành
- Xác định giá thị trường của cty phát hành
- Là thị trường cạnh tranh tự do
- Thị trường hoạt động liên tục
4. PHÂN LOẠI TTCK
Mối quan hệ giữa TT sơ cấp và TT thứ cấp
• TT sơ cấp tạo tiền đề cho TT thứ cấp hoạt động
• TT thứ cấp tạo động lực phát triển cho TT sơ cấp
74. PHÂN LOẠI TTCK
4.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch
• Thị trường giao ngay
• Thị trường tương lai
4.4. Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường
• TT cổ phiếu
• TT trái phiếu
• TT các công cụ phái sinh
5. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA
TRÊN TTCK
• Nhà phát hành: các cty, Chính phủ, chính
quyền địa phương,…
• Nhà đầu tư: - nhà đầu tư cá nhân
- Nhà đầu tư có tổ chức
• Nhà môi giới
• Các tổ chức quản lý, điều hành TTCK
86. CHỨC NĂNG CỦA TTCK
6.1. Chức năng chung:
• Chức năng huy động vốn
• Chức năng đầu tư
• Chức năng kích thích cạnh tranh
6.2. Chức năng cụ thể:
* Đối với công chúng
- Giúp sử dụng tiền tiết kiệm có hiệu quả.
- Giúp luân chuyển vốn dễ dàng.
- Đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro.
6. CHỨC NĂNG CỦA TTCK
6.2. Chức năng cụ thể:
* Đối với công ty cổ phần
- Tạo vốn và tăng vốn
- Định giá liên tục giá trị công ty
* Đối với Nhà nước
- Huy động vốn tài trợ cho các dự án lớn
- Điều tiết lượng tiền trong lưu thông
* Đối với nền kinh tế
- Giúp giảm lãi suất thị trường, góp phần hạn chế lạm phát
- Thu hút vốn đầu tư của công chúng từ nước ngoài
- Là cơ sở hạ tầng về tài chính
97. QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TTCK
• Ủy ban chứng khoán Nhà nước
• Các tổ chức tự quản:
- Sở giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
8. ƯU ĐIỂM CỦA TTCK
• Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
• Công cụ huy động vốn cho nền kinh tế
• Góp phần giảm lạm phát
• Cung cấp thông tin cần thiết cho nền kinh tế
• Đảm bảo tính thanh khoản cho chứng khoán
• Thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
• Điều tiết việc phát hành cổ phiếu
• Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
10
9. NHỮNG HOẠT ĐỘNG THIẾU
MINH BẠCH TRÊN TTCK
* Đầu cơ, lũng đoạn thị trường: Là hành vi các
nhà đầu tư câu kết với nhau để mua hoặc bán
CK với khối lượng lớn, gây ra cung cầu giả tạo
làm ảnh hưởng giá CK trên thị trường
• * Mua bán nội gián: là hành vi của những
người nắm giữ thông tin nội bộ của cty cố tình
mua vào hay bán ra CK của cty để hưởng lợi
hoặc tránh lỗ lã.
9. NHỮNG HOẠT ĐỘNG THIẾU
MINH BẠCH TRÊN TTCK
* Bán khống chứng khoán: là hành vi bán
chứng khoán nhưng chưa có quyền sở hữu
chứng khoán đó.
* Thông tin sai sự thật
* Mua bán chứng khoán ngoài TTCK
* Thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp