Giáo trình Sinh học phát triển người

Chính sách tạo cơ sở cung cấp những nguồn lực cần thiết cho các chương trình. Các dịch vụ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để thực thi chính sách, chương trình. Giáo dục, truyền thông giúp người thụ hưởng ý thức được lợi ích của các chính sách và dịch vụ cung cấp, từ đó họ mong muốn tham gia hành động để thay đổi

pdf48 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sinh học phát triển người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của môi trường sống của con người là sự xen kẽ phức tạp của nhân tố tự nhiên và văn hóa – xã hội, nhiều khi khó vạch ra ranh giới giữa chúng. III. MOÄT SOÁ PHAÛN UÙNG THÍCH NGHI CUÛA CÔ THEÅ NGÖÔØI VÔÙI MOÂI TRÖÔØNG 1.Ñieàu hoøa nhieät Dạng thích nghi sinh lý có liên quan đến các chức năng như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết... và chuyển hóa cơ bản (ví dụ bài tiết mồ hôi, tăng cường chuyển hóa cơ bản để tạo nhiệt lượng cho cơ thể, tích mỡ dưới da làm lớp cách nhiệt). Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 9 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Dạng thích nghi về hình thái cơ thể : Dân cư vùng nhiệt đới có trọng lượng trung bình của cơ thể nhỏ hơn so với dân cư miền ôn đới và bề mặt da của cơ thể ở người vùng nhiệt đới tương đối rộng hơn. Tỉ số P/S (P: Trọng lượng cơ thể tính bằng kg, S: bề mặt da tính bằng m2) giảm dần ở người miền ôn đới sang nhiệt đới. Dạng thích nghi văn hóa – xã hội: Nhà ở, áo quần, tiện nghi, nhu cầu về thành phần dinh dưỡng. 2.Thích nghi vôùi ñoä cao - Thích nghi sinh lý như tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng lượng hồng cầu. - Thích nghi hình thái cơ thể, lồng ngực rộng, lực cơ bắp tốt giúp tận dụng tốt đa lượng oxy. 3.Thích nghi về dinh dưỡng: Liên quan đến phong tục, tập quán, sở thích, ăn uống. - Tình trạng suy dinh dưỡng, nhẹ cân, rối loạn phát triển: ví dụ thiểu năng tuyến giáp, bướu cổ, mù lòa do thiếu vitamin A ... - Tình trạng thừa cân, béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường. - Tập quán bú sữa mẹ ở trẻ sơ sinh, chế độ cho ăn dặm. - Vấn đề an toàn thực phẩm. IV. TAÙC ÑOÄNG QUA LAÏI GIÖÕA YEÁU TOÁ DI TRUYEÀN VAØ YEÁU TOÁ MOÂI TRÖÔØNG Các yếu tố sinh học, di truyền (phát triển thể chất, hệ thần kinh, giác quan, ...) là tiền đề cho sự phát triển. Yêu tố sinh học có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho việc hình thành một loại hoạt động nào đó, ví dụ năng khiếu âm nhạc, năng lực cảm xúc, các khuyết tật về giác quan, hệ thần kinh ... Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 10 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Con người sinh ra, lớn lên và hoạt động trong một hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của môi trường tự nhiên và xã hội. Môi trường sống này tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển thể chất, tâm lý và ý thức cá nhân. Môi trường còn có ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực đến sự phát triển của cá nhân tùy thuộc ở chỗ cá nhân có quan hệ tích cực với những yếu tố nào của môi trường. Nói tóm lại, tiền đề vật chất cho sự phát triển là hai nhóm yếu tố di truyền và môi trường vốn không thể tách rời. Và yếu tố thứ ba là tính tích cực hoạt động của chủ thể có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển tâm lý của cá nhân. Ở từng giai đoạn phát triển theo lứa tuổi, cần xác định đúng vai trò, vị trí của từng yếu tố và mối tác động qua lại giữa chúng để có thể vận dụng vào thực tiễn. Chẳng hạn như vai trò của gia đình/môi trường gia đình, vai trò của giáo dục/môi trường học đường có ý nghĩa lớn trong việc uốn nắn, hình thành các thói quen tốt, tính cách ở lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên. Khi trưởng thành, tính tích cực của chủ thể giúp cá nhân có thể thay đổi hoàn cảnh sống theo hướng tích cực. V. VAÁN ÑEÀ SÖÙC KHOÛE VAØ BEÄNH TAÄT Định nghĩa về sức khỏe của WHO (1975): “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là tình trạng không có bệnh hay thương tật theo nghĩa thông thường”. Sức khỏe có liên quan mật thiết với môi trường. Môi trường bên trong cơ thể sống liên quan hoạt động chuyển hóa ở các cấu trúc nội tạng, chịu tác động của lối sống cá nhân (ví dụ tập thể dục, vệ sinh ăn uống, sinh hoạt điều độ). Môi trường bên ngoài rất đa dạng, bao gồm môi trường tự nhiên mà con người sinh sống (khí hậu, lãnh thổ), điều kiện lao động, môi trường gia đình, cộng đồng, xã hội đòi hỏi con người phải có những thích ứng phù hợp: thích ứng sinh học và thích ứng xã hội. Bệnh tật có thể biểu hiện ở nhiều dạng: - Bệnh tật do rối loạn sinh học: biến đổi trong bộ gen (bệnh di truyền), rối loạn trong hoạt động chuyển hóa, do suy nhược, do bệnh truyền nhiễm. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 11 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc - Bệnh tật do rối loạn tâm lý – xã hội: có thể do ảnh hưởng của rối loạn sinh học, do tác động của hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội. Nhìn chung, quá trình phát triển diễn ra thuận lợi khi: - Không có bất thường trong bộ máy di truyền. - Môi trường bên trong và bên ngoài thuận lợi cho sự biểu hiện của gen. VI. NGHIEÂN CÖÙU CAÙC CAËP SINH ÑOÂI CUØNG TRÖÙNG/KHAÙC TRÖÙNG Nghiên cứu cặp sinh đôi giúp phân tích ảnh hưởng của nhân tố di truyền, của nhân tố môi trường riêng rẽ hoặc ảnh hưởng tổng hợp của cả hai lên các đặc điểm kiểu hình của cá thể. Tỉ lệ người sinh đôi cùng trứng chiếm khoảng 0.5% dân số, trong đó 1/3 là sinh đôi cùng trứng. Người sinh đôi cùng trứng sinh ra từ một trứng thụ tinh hay phôi còn non chưa phân chia thành hai hay nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một cơ thể riêng. Như vậy, những người sinh đôi cùng trứng có cùng một kiểu gen và luôn cùng một giới tính. Người sinh đôi khác trứng sinh ra từ hai trứng hay nhiều trứng rụng cùng một lúc, được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau. Những người sinh đôi cùng trứng, về mặt di truyền, cũng tương tự như anh chị em cùng bố mẹ: khác kiểu gen, có thể cùng hoặc khác giới tính. Những đặc điểm khác biệt của các cặp sinh đôi cùng trứng chủ yếu do tác động của yếu tố môi trường, những đặc điểm giống nhau của họ chủ yếu do tác động của nhân tố di truyền. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 12 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc BAØI 2. QUAÙ TRÌNH PHAÙT TRIEÅN ÔÛ NGÖÔØI GIAI ÑOAÏN TRÖÔÙC KHI SINH Quá trình phát triển phôi thai ở người gồm các giai đoạn chính sau: 1. Sự thụ tinh (thụ thai). 2. Giai đoạn phát triển phôi: tính từ lúc thụ thai đến khi phôi được 2 tháng tuổi. 3. Giai đoạn phát triển thai: bắt đầu từ tháng thứ ba thai kỳ tới lúc trẻ sinh ra. I. SỰ THỤ TINH Trứng được hình thành trong quá trình sinh trứng ở cơ thể mẹ, tinh trùng được hình thành trong quá trình sinh tinh ở cơ thể bố. Trứng rụng rơi vào ống dẫn trứng, gặp tinh trùng sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh. Trong ống dẫn trứng, tinh trùng chỉ sống và giữ khả năng thụ tinh trong vòng 24 – 48 giờ, còn trứng có khả năng thụ tinh trong vòng 6-24 giờ sau khi rụng. Khi tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng, sẽ có sự kết hợp nhân tinh trùng và nhân tế bào trứng tạo thành hợp tử hay trứng thụ tinh. II. GIAI ÑOAÏN PHAÙT TRIEÅN PHOÂI (HÔÏP TÖÛ – PHOÂI 2 THAÙNG TUOÅI) Trứng thụ tinh bắt đầu phân cắt tạo phôi dâu khi đi dọc theo ống dẫn trứng. Qua 3 – 7 ngày sau khi thụ tinh, phôi dâu rơi vào tử cung, chuyển thành túi phôi và bắt đầu làm tổ trong lớp nội mạc tử cung. Mầm phôi nằm trong túi phôi qua các giai đoạn phân hóa thành phôi vị 3 lá phôi, từ đó hình thành các mầm cơ quan của phôi và phát triển thành cơ quan. Ở giai đoạn phát sinh cơ quan, mầm thần kinh xuất hiện trước tiên, sau 3 tuần tuổi. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 13 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Phôi phát triển trong túi ối chứa đầy dịch ối. Túi ối thông với các túi ngoài phôi khác là túi noãn hoàng, túi niệu, và bao phủ toàn bộ các túi này là màng đệm. Khu vực nối giữa các túi ngoài phôi thu hẹp lại gọi là cuống rốn, kéo dài thành dây rốn, chứa nhiều mạch máu; ở đầu ngoài dây rốn, mọc ra nhiều mấu lồi gọi là lông nhung ăn sâu vào thành tử cung; tạo thành nhau thai. Qua nhau thai, phôi có thể hấp thu chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể mẹ và bài tiết các chất cặn bã. Phôi 4 tuần tuổi dài khoảng 4 – 5 mm, có dạng phôi của động vật có xương sống: đầu to, có khe mang, có đuôi. Tim có dạng mẩu lồi đã co bóp, mầm chi xuất hiện. Phôi 7 tuần tuổi dài khoảng 20 mm, vẫn còn khe mang và đuôi, đầu và chi đã phân hóa rõ. Phôi 8 tuần tuổi dài khoảng 30 mm, khe mang biến mất, đã phân hóa mắt, mũi, tai, tay chân xuất hiện các ngón. Mầm các nội quan đã xuất hiện. III. GIAI ÑOAÏN PHAÙT TRIEÅN THAI (TÖØ THAÙNG THÖÙ BA ÑEÁN KHI SINH RA) Phôi 2 tháng tuổi đã có hầu hết cấu trúc cơ bản của cơ thể sẽ chuyển qua giai đoạn tăng trưởng các cơ quan và hoàn thiện dần các cấu trúc. Cuối tháng thứ ba, thai dài khoảng 95mm, đã có hình dạng người, có thể phân biệt được giới tính. Cuối tháng thứ tư, thai dài khoảng 135mm, đã nhìn thấy rõ mặt. Cuối tháng thứ năm, xuất hiện lông sơ cấp. Tháng thứ sáu, lông mày và lông mi xuất hiện. Trong tháng thứ năm và sáu, não bộ và tủy sống của thai phát triển rất mạnh. Tháng thứ bảy, thai có da nhăn nheo. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 14 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Tháng thứ tám, da bớt nhăn nheo do lớp mỡ dưới da được hình thành. Các chi tương đối ngắn, lông sơ cấp rụng và thay thế bằng lông thứ cấp. Đầu tháng thứ chín, thai dài khoảng 335mm. Hệ cơ phát triển mạnh. Về cơ bản, cơ thể em bé đã hình thành đầy đủ để chuẩn bị chào đời. Trẻ em Việt Nam sinh ra dài trung bình 50cm, nặng khoảng 3kg. Thời gian phát triển phôi – thai xảy ra trong tử cung mẹ. Do vậy thể trạng, tâm lý và chế độ sinh hoạt của người mẹ ở thời kỳ mang thai có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. IV. CAÙC YEÁU TOÁ AÛNH HƯỞNG THAI NHI Ở GIAI ĐOẠN MẸ MANG THAI Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi thai như làm chậm quá trình phát triển, làm xuất hiện các bất thường sinh lý hoặc bất thường hình thái của thai (dị tật) tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bị tác động. Thai dị tật có thể có nguồn gốc di truyền hoặc do tác động ngoại lai trong thời kỳ mẹ mang thai. - Do nguồn gốc di truyền: do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể xảy ra ở giai đoạn tạo giao tử (ví dụ hội chứng Down, các bệnh do dư thừa nhiễm sắc thể giới tính) - Do tác động ngoại lai: ví dụ hormon, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc, chất kích thích, nhiễm khuẩn, nhiễm virus ở người mẹ. V. THÔØI KYØ NHAÏY CAÛM CUÛA PHOÂI THAI - Ở giai đoạn phát triển phôi sớm của người (tuần 1,2) phôi khá nhạy cảm với các tác nhân, có thể bị hư hỏng nặng gây sẩy thai. Trường hợp nhẹ, các tế bào chưa phân hóa sẽ phân chia, thay thế các tế bào bị hư hỏng. Một số trường hợp, gây u quái, chửa trứng dạng bọc. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 15 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc - Giai đoạn phôi 1-2 tháng tuổi rất nhạy cảm. Các mầm cơ quan chịu tác động của các yếu tố ngoại lai sẽ gây dạng bất thường. - Giai đoạn thai (từ tuần 9 – sinh): sự hình thành các mầm cơ quan đã hoàn tất, các tác nhân khó có thể gây quái thai. Tuy nhiên, sự phát triển của não bộ, mắt, các cơ quan sinh dục vẫn trong thời kỳ nhạy cảm nếu bị tác động có thể dẫn tới rối loạn chức năng và xuất hiện các bất thường nhỏ về cấu trúc. VI. CAÙC TAÙC NHAÂN AÛNH HÖÔÛNG ÑEÅN SÖÏ PHAÙT TRIEÅN CUÛA THAI NHI 1.Tuổi của mẹ Tuổi sinh sản tốt nhất của người mẹ là 20 – 35 tuổi, cơ quan sinh dục đạt độ thành thục về cấu trúc và chức năng và người mẹ đã chuẩn bị tâm thế làm mẹ, chăm sóc con. Ở trẻ vị thành niên độ tuổi 13 – 15 tuổi, cơ quan sinh dục đang trong quá trình thành thục, các em chưa được chuẩn bị tâm thế mang thai, làm mẹ. Mang thai ở tuổi này dễ dẫn đến các nguy cơ sẩy thai, sinh non và có tác động tâm lý xấu đối với các em. Tuổi mẹ trên 40, quá trình sinh nở của người mẹ có thể khó khăn do sự lão hóa của cơ thể, dễ sẩy thai, em bé dễ có nguy cơ bị bất thường di truyền. 2.Taâm lyù cuûa ngöôøi meï mang thai Sự xúc động mạnh ở người mẹ kích thích hệ nội tiết hoạt động mạnh, các hormon có thể đi qua nhau thai vào phôi, ảnh hưởng đến phát triển của phôi. Tác động stress kéo dài ở người mẹ mang thai dẫn tới những bất lợi cho sự phát triển thai nhi: sẩy thai, sinh non, sinh khó, thai phát triển chậm, em bé sinh ra nhẹ cân, có tính khí nóng nảy, dễ bị bệnh tim mạch. Các bà mẹ cần được tư vấn trong những trường hợp này. 3.Cheá ñoä dinh döôõng cuûa meï Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 16 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Chế độ dinh dưỡng của người mẹ bị thiếu năng lượng, thiếu cân đối có nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ, trẻ sinh ra nhẹ cân, phát triển trí tuệ bị ảnh hưởng. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người mẹ mang thai, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, lúc thai tăng trọng lượng nhanh và các tế bào thần kinh phân chia nhanh. Tuy nhiên, có thể có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ sinh non từ 7 tháng tuổi trở đi. 4.Caùc nhaân toá gaây haïi: coù theå gaây quaùi thai, dò taät ôû giai ñoaïn nhaïy caûm cuûa thai, ví duï nhö: - Thuốc an thần thalidomide, dược phẩm của Đức (1957 – 1962) gây bất thường ở chi. Các bà mẹ dùng thuốc, giai đoạn thai kỳ 1,2 tháng tuổi, em bé sinh ra không có tay, chân. - Tia xạ, dioxin gây dị tật tay chân, mặt. - Hormon với hàm lượng thiếu hụt hoặc quá cao, có nguy cơ gây bất thường giới tính ở giai đoạn bắt đầu biệt hóa giới tính. - Các chất ô nhiễm công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật. VII. CAÙC BIEÄN PHAÙP NGÖØA THAI. 1.Caùc bieän phaùp töï nhieân - Phương pháp Ogino (1924): tính ngày rụng trứng (thường khoảng ngày 12 – 16 trước kinh nguyệt) và tránh giao hợp vào thời gian có nguy cơ. Thời gian này thay đổi tuỳ độ dài của chu kỳ kinh nguyệt và phụ thuộc vào khả năng sống của trứng và tinh trùng trong bộ máy sinh dục. Tỉ lệ thành công: 60 –80%. - Ngừa thai khi cho con bú: sự tiết sữa liên quan hoạt động của hormon buồng trứng và hormon tuyến yên, do tăng lượng progesteron, ức chế tuyến yên sản sinh hormon kích hoạt nang FSH và LH --> ức chế rụng trứng. Khi phụ nữ không cho con bú, trứng có thể rụng sau 6 tuần lễ sau khi sinh. Nếu cho con bú, sự rụng trứng có thể chậm hơn, thường sau 12 tuần lễ sau khi sinh. 2.Caùc bieän phaùp nhaân taïo Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 17 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc - Vòng tránh thai: ngăn sự làm tổ của trứng trong tử cung. Tỉ lệ thành công: 95% hoặc hơn. - Màng mỏng, mũ âm đạo: ngăn chặn tinh trùng xâm nhập. - Thuốc ngừa thai: thường là các hormon tổng hợp bắt chước theo cơ chế hoạt động của hormon tự nhiên. Loại thuốc tương tự hormon sinh dục estrogen và progesteron: progesteron ngăn sự tiết kích tố sinh dục từ tuyến yên, estrogen bù đắp cho sự ngưng tiết estrogen của buồng trứng. Thuốc ngừa thai có tác dụng ngăn sự rụng trứng và màng nhày tử cung không phát triển. 3.Ngöøa thai ôû nam - Xuất tinh ngoài: tỉ lệ thành công 80%. - Bao cao su: ngừa thai, tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục. - Ngừa thai bằng hormon: ức chế tuyến yên tiết kích tố sinh dục ức chế sinh tinh. 4.Ngừa thai vĩnh viễn: triệt sản, thắt ống dẫn trứng, thắt ống dẫn tinh. 5.Caùc bieän phaùp gaây saåy thai: thuốc hủy thai (sau giao hợp), điều hòa kinh nguyệt (phôi dưới 8 tuần tuổi), nạo hút thai (thai 8 -12 tuần tuổi), sinh non (thai trên 12 tuần tuổi). Tất cả các biện pháp gây sẩy thai đều để lại hậu quả xấu như nguy cơ nhiễm trùng tử cung, thủng tử cung, băng huyết, vô sinh. VIII. CAÙC BIEÄN PHAÙP SINH SAÛN COÙ HOÃ TRÔÏ 1.Thuï tinh trong oáng nghieäm: được thực hiện qua các bước chính: - Dự đoán hay chủ động kích thích rụng trứng. Có thể tiêm hormon để kích thích nhiều nang trứng phát triển và cho rụng nhiều trứng. Hút nang trứng 36h sau khi tiêm hormon gây rụng trứng. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 18 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc - Thu nhận và xử lý tinh dịch nhằm loại bỏ các nhân tố ức chế khả năng thụ tinh của tinh trùng, chọn lọc tinh trùng, thu đủ số lượng tinh trùng. - Thụ tinh trong ống nghiệm: Ủ trứng trong môi trường nhân tạo để nó hoàn tất giảm phân. Cho thụ tinh. Nuôi cấy hợp tử khoảng 48h đến giai đoạn phôi 4 tế bào rồi cấy vào tử cung. Thường cấy 3 – 4 phôi vào tử cung. Có thể nuôi phôi đến giai đoạn túi phôi trước khi cấy vào tử cung mẹ 2.Thuï tinh trong oáng nghieäm coù hoã trôï: tiêm thẳng tinh trùng vào trứng, dùng xung điện để hợp nhất màng trứng và màng tinh trùng. 3.Baûo quaûn tinh truøng vaø phoâi - Bảo quản tinh trùng trong nitơ lỏng –1960C, sau đó giải đông ở nhiệt độ thường trước khi sử dụng. Việc bảo quản lạnh tinh trùng không làm tăng tỉ lệ bất thường thai. - Phôi được đông lạnh đầu giai đoạn phân cắt (4-8 tế bào), sau giải đông, tỉ lệ sống của phôi 50 – 75% - Có thể sử dụng kỹ thuật PCR để xác định một số đặc điểm của phôi: xác định giới tính, các đột biến gen trước khi cấy ghép phôi. Các ứng dụng lệch lạc của kỹ thuật gây ra những tranh cãi lớn trên quan điểm đạo lý. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 19 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc BAØI 3. QUAÙ TRÌNH PHAÙT TRIEÅN ÔÛ NGÖÔØI GIAI ÑOAÏN SAU KHI SINH Giai đoạn sau khi sinh được đánh dấu từ khi trẻ chào đời cho đến lúc trưởng thành, già và qua đời. Đây là thời kỳ phát triển cơ thể, tâm lý, nhân cách dưới ảnh hưởng của môi trường sống (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Hiểu biết những quy luật của quá trình phát triển có ý nghĩa trong chăm sóc, giáo dục con người có sức khỏe. Theo định nghĩa của WHO, sức khỏe “là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là tình trạng không có bệnh hay thương tật theo nghĩa hiểu thông thường”. Kể từ lúc sinh ra, cuộc đời của một con người được chia thành các giai đoạn chính sau: 1. Giai đoạn thơ ấu: từ lúc sinh – 3 tuổi 2. Giai đoạn nhi đồng: 3-5 tuổi 3. Giai đoạn thiếu nhi: 6-12 tuổi 4. Giai đoạn vị thành niên: 12-19 tuổi 5. Giai đoạn trưởng thành: từ 20 tuổi – cuối đời, gồm các giai đoạn nhỏ sau: - Tuổi thanh niên: 20-35 tuổi - Tuổi trung niên: 35-55 (nữ) – 60 tuổi (nam) - Tuổi già: từ 55 tuổi (nữ), 60 tuổi (nam) đến hết cuộc đời. Dưới đây sẽ khảo sát những đặc điểm phát triển về thể chất, tâm lý ở từng lứa tuổi. I. GIAI ÑOAÏN THÔ AÁU: TÖØ LUÙC SINH RA – 3 TUOÅI Các tế bào thần kinh tiếp tục phân chia nhanh ở giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ và những tháng đầu sau khi trẻ ra đời nhưng cấu trúc tế bào nơron còn đơn giản. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 20 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc - Ở trẻ, hình thành các phản xạ tự nhiên bẩm sinh như bú, khóc, ngủ, chớp mắt, nắm chặt tay. Sự phát triển vận động bao gồm lẫy (tháng thứ 3-5), ngồi, bò (tháng 6-8), đứng (tháng thứ 10), đi (tháng 11-12). Hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ bắt đầu xuất hiện và phát triển, khả năng học tập từ kinh nghiệm hình thành nhưng còn chậm. - Cơ thể bụ bẫm, đầu to, chi tương đối ngắn. - Sự phát triển thể chất kèm theo sự phát triển tâm lý, nhân cách qua các giai đoạn: + Từ 0-2 tháng (sơ sinh): hoạt động phản xạ bẩm sinh là chủ yếu, ăn, ngủ. + Từ 3-12 tháng (hài nhi): hoạt động chủ đạo là giao tiếp ban đầu với cha mẹ, người lớn qua cảm xúc trực tiếp. + Từ 1-3 tuổi (tuổi nhà trẻ): hoạt động chủ đạo là tìm hiểu, khám phá các đồ vật xung quanh, hình thành một số khái niệm cụ thể, ngôn ngữ đơn giản. Ở trẻ, hình thành các phản xạ định hướng do kết quả trẻ học hỏi, bắt chước người lớn. II. GIAI ÑOAÏN NHI ÑOÀNG (3-5 TUOÅI) - Não bộ tiếp tục phát triển, có sự phân hóa các vùng ở võ não như vùng ngôn ngữ ở bán cầu não trái, các vùng âm nhạc, hình ảnh ở bán cầu não phải. - Tốc độ lớn chậm hơn giai đoạn trước. Đầu vẫn tương đối to, thân tương đối dài hơn chi. - Tâm lý: hoạt động chủ đạo là vui chơi. Hình thành ý thức, một dạng tâm lý mới, cao cấp chỉ có ở người. Đó là năng lực hiểu biết, đánh giá các tri thức của con người nhờ cảm giác, tri giác và tư duy. Trẻ sơ bộ nhận biết các chuẩn mực hành vi, có sự rung cảm đạo đức, thẩm mỹ, tư duy trực quan, phát triển nhân cách, hành vi chủ Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 21 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc định. Phát triển tư duy trực quan-hành động cụ thể, sau đó là tư duy trực quan-hình tượng. Vốn ngôn ngữ tiếp tục phát triển. III. GIAI ÑOAÏN THIEÁU NHI (6-12 TUOÅI) Não bộ phát triển, cấu trúc nơron gần như của người trưởng thành, đến 11 tuổi, trọng lượng não bộ đạt tới 90% so với trọng lượng não bộ của người trưởng thành. Hệ thống tín hiệu thứ hai bắt đầu phát triển mạnh. Tâm lý: trẻ hiếu động, ham chơi, ham tìm tòi, thích khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh, có khả năng học tập. Hoạt động học tập là chủ đạo. Trẻ phát triển óc quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng, sự tập trung. Phát triển tư duy ngôn ngữ, tư duy khái quát. IV. GIAI ÑOAÏN VÒ THAØNH NIEÂN (12-19 TUOÅI) Não bộ phát triển, phân hóa thùy trước não, hình thành các mức tư duy cao hơn: tư duy trừu tượng, khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, ra quyết định. Mốc phát triển quan trọng là thời kỳ dậy thì 12-13 tuổi ở nữ và 14-15 tuổi ở nam. Cơ quan sinh sản phát triển, bước vào giai đoạn thành thục. Các đặc điểm giới tính thứ cấp xuất hiện (lông nách, lông mu, râu, độ căng tinh hoàn ở nam, phát triển lông, vú ở nữ). Xuất hiện kinh nguyệt ở nữ, xuất tinh lần đầu ở nam. Tâm lý: hoạt động chủ đạo là học tập, giao tiếp nhóm, ham hiểu biết những điều mới lạ, có nhu cầu giải trí, hoạt động thể thao, thám hiểm. Nhiều phẩm chất tâm lý và nhân cách mới xuất hiện như lòng tự trọng, năng lực tự khẳng định, tự đánh giá, nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tham gia các hoạt động xã hội. Sự phát triển của lứa tuổi vị thành niên chịu ảnh hưởng đa dạng của các nhân tố tự nhiên và xã hội; đặc biệt là yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội có tác động lớn tới việc hình thành các giá trị tự định hướng cho nhóm lứa tuổi này. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 22 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc V. GIAI ÑOAÏN TUOÅI TRÖÔÛNG THAØNH: TÖØ 20 TUOÅI – CUOÁI ÑÔØI Cơ thể phát triển hoàn thiện, cấu trúc và hoạt động chức năng của các cơ quan đạt hiệu quả cao. Về mặt sinh học, giai đoạn này được chia thành các giai đoạn nhỏ: 1.Tuoåi thanh nieân: 20-35 tuoåi - Tăng trưởng chiều cao chậm lại, sau đó dừng hẳn. Cơ thể phát triển cân đối. Não bộ phát triển hoàn chỉnh. - Cơ quan sinh sản đã thành thục. Các đặc điểm giới tính thứ cấp phát triển tới mức tối đa. 2.Tuoåi trung nieân: 35-55 tuoåi - Ngừng tăng trưởng về chiều cao. - Qua tuổi 40, bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của sự già: tóc lốm đốm bạc, các khớp sọ đã khớp chặt ổn định. Sức khỏe, thể lực bắt đầu giảm sút vào cuối giai đoạn. - Ở phụ nữ, hiện tượng mãn kinh xuất hiện ở tuổi 45-50 tuổi, dễ mắc bệnh loãng xương. - Tâm lý: ý thức, tính sáng tạo, kinh nghiệm được củng cố và ổn định ở giai đoạn này. 3.Tuoåi giaø: töø 55 tuoåi trôû ñi - Sự thoái hóa dần các cơ quan về cấu trúc và hoạt động chức năng: giảm thị lực, thính lực, thoái hóa cơ, xương. - Sức khỏe, thể chất giảm sút theo thời gian. Phản ứng thần kinh chậm, quá trình hưng phấn yếu hơn ức chế, sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống giảm sút. Người già có nguy cơ mắc các bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, các bệnh tim Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 23 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc mạch, khớp, huyết áp. Người già nếu không được chăm sóc đầy đủ về vật chất, tinh thần và xã hội, sẽ có nguy cơ giảm tuổi thọ nhanh. - Tâm lý: người già hay nghĩ về quá khứ, chiêm nghiệm cuộc sống, muốn được chăm sóc, động viên và muốn truyền đạt những kinh nghiệm, hiểu biết, vốn sống cho thế hệ sau. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 24 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc BAØI 4. VAÁN ÑEÀ DINH DÖÔÕNG VAØ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN ÔÛ NGÖÔØI Chế độ dinh dưỡng cung cấp năng lượng và những chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển cơ thể bình thường, đồng thời duy trì cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh. Theo định nghĩa của WHO, “sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là tình trạng không có bệnh hay thương tật theo nghĩa hiểu thông thường”. I. CHEÁ ÑOÄ DINH DÖÔÕNG CAÂN BAÈNG Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bao gồm glucid (hydratcarbon), protein, lipid, nước, các chất khoáng, vitamin và chất xơ. - Glucid, lipid sẽ được tiêu hóa thành các phân tử nhỏ, có vai trò cung cấp năng lượng cần cho toàn bộ hoạt động sống của tế bào, cơ thể. - Protein cung cấp các acid amin cần cho tổng hợp thành phần cấu trúc các bộ phận cơ thể, và tổng hợp các protein có chức năng khác (xúc tác, điều hòa, vận động ...). - Nước đóng vai trò là dung môi, tạo môi trường cần cho chuyển hóa, trao đổi chất. - Vitamin và các chất khoáng ở dạng muối hoặc ion vô cơ với hàm lượng rất nhỏ, giữ vai trò yếu tố điều hòa. Các muối vô cơ bao gồm P, Ca, K, Na, C, Mg, Fe, I, Cu, Mn. Canxi, photphat còn là những nguyên liệu cần cho quá trình tăng trưởng và tái tạo tế bào. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 25 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc - Chất xơ (chủ yếu là cellulose), đi qua hệ tiêu hóa tạo khuôn cho khối thức ăn qua ruột, làm thức ăn có thể chuyển động nhờ sự co thắt của cơ trơn thành ruột. Tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng chất xơ là thành phần rất quan trọng của một chế độ ăn uống đầy đủ, có nhiều ở rau xanh, trái cây. Nhu cầu về protein, acid amin đặc biệt quan trọng ở giai đoạn tăng trưởng. Có những acid amin không thay thế là những acid amin cơ thể không tự tổng hợp được, phải được bổ sung vào chế độ ăn. Trứng, sữa mẹ là những thức ăn protein cung cấp gần như đầy đủ các hỗn hợp acid amin cần cho sự tăng trưởng của con người. Các protein khác đều thiếu một hay nhiều các acid amin quan trọng khác Canxi có nhiều trong sữa, bơ cần cho cấu tạo xương Photphat có trong tất cả các loài thực phẩm, cần cho cấu tạo xương, tạo ATP, acid nucleic. Vitamin là những hợp chất carbon khá phức tạp, được cơ thể hấp thu từ thức ăn, có vai trò quan trọng trong chuyển hóa. Thiếu vitamin có thể gây biểu hiện bệnh như: Thiếu vitamin nhóm B: gây rối loạn về thần kinh, tim (B1); rối loạn về da, mắt (B2); thiếu máu (B12); rối loạn da, ruột, hệ thần kinh (B3). Thiếu vitamin C: bệnh hoại huyết, thoái hóa da, răng, mạch máu. Thiếu vitamin A: bệnh khô mắt. Thiếu vitamin D: bệnh còi xương. Thiếu vitamin K: gây xuất huyết (tham gia cơ chế đông máu). Lựa chọn thức ăn phụ thuộc sở thích, tập quán, văn hóa, tôn giáo, thành kiến/ quảng cáo, áp lực xã hội. Chế độ dinh dưỡng thường khác nhau ở các khu vực có điều kiện sinh thái, kinh tế – xã hội khác nhau. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 26 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Muối <-- hạn chế Đường <-- ít Cung cấp năng lượng <-- Dầu, mỡ <-- có mức độ Nguyên liệu cho tăng trưởng, tái tạo <-- Thịt các loại <-- vừa phải Trái cây <-- đủ Rau <-- đủ Cung cấp năng lượng <-- Lương thực <-- đủ Tháp dinh dưỡng cân đối Nhu cầu năng lượng trung bình cần cho trao đổi chất cơ bản của một người trưởng thành là 1300-1800 kcalo/ngày, nếu cộng thêm nhu cầu năng lượng cho các hoạt động vận động khác thì người trưởng thành cần trung bình 2100 kcalo/ngày. Nhu cầu năng lượng này cao hơn ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú, thấp hơn ở trẻ em và thay đổi tùy theo loại lao động, tuổi, giới tính và môi trường tự nhiên. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, ngoài việc tính nhu cầu calo chung, còn cần tính đến thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là protein. Ngoài khía cạnh sinh học, chế độ dinh dưỡng còn được xem xét ở góc độ tâm lý xã hội. Ngoài việc chọn lựa những thức ăn bổ dưỡng, cân đối về thành phần, chế biến thức ăn ngon và hấp dẫn, còn cần tạo không khí bữa ăn vui vẻ, đầm ấm, mở ra cơ hội giao tiếp, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và giúp quá trình chuyển hóa thức ăn thuận lợi. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 27 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Chỉ số BMI Chỉ số BMI là chỉ số khối lượng cơ thể cho phép đánh giá trạng thái cân bằng giữa năng lượng cung cấp cho cơ thể và năng lượng cơ thể tiêu hao cho các hoạt động sống. Khi năng lượng cung cấp bé hơn năng lượng tiêu hao, cơ thể sẽ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, khi năng lượng cung cấp vượt quáxa mức năng lượng tiêu hao, dễ có nguy cơ thừa cân và trầm trọng hơn là béo phì. Năng lượng dư thừa được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen ở gan, và sau đó là mỡ. Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / chiều cao2 (m2) Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trừ phụ nữ có thai, nếu: BMI < 18,5 : thiếu cân, thiếu năng lượng trường diễn BMI = 18,5-25: bình thường BMI = 25-30: thừa cân BMI > 30: béo phì II.TÌNH TRAÏNG SUY DINH DÖÔÕNG Theo định nghĩa của WHO, suy dinh dưỡng là trạng thái mất cân bằng kéo dài giữa việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng với nhu cầu của cơ thể cần cho tăng trưởng, phát triển và các chức năng đặc hiệu. CÁC DẠNG SUY DINH DƯỠNG(SDD) VÀ BIỂU HIỆN - SDD toàn phần: do khẩu phần thiếu cả calori lẫn thiếu protein - SDD do thiếu protein: khẩu phần đủ calori nhưng thiếu protein kéo dài. - SDD do thiếu các chất dinh dưỡng vi lượng như sắt, iod, vitamin D, vitamin A ... SDD kéo dài ức chế quá trình tăng trưởng, các quá trình sinh lý, phát triển trí não, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. SDD protein đặc biệt gây hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển não bộ. Trẻ bị nhẹ cân, Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 28 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc còi xương, trí tuệ, tâm lý chậm phát tirển, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, bệnh đường hô hấp. SDD do thiếu các chất vi lượng thường là hệ quả của nạn đói protein và đói năng lượng, dẫn đến thiếu hụt một số vitamin, chất khoáng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu và vận chuyển oxy trong máu vì sắt là thành phần của hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin A kéo dài dẫn tới giảm thị lực và trầm trọng hơn có thể gây mù lòa. Thiếu iod kéo dài gây chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, gây bệnh bướu cổ. Iod là thành phần của hormon thyroid do tuyến giáp trạng tiết ra, có chức năng điều hòa quá trình tăng trưởng và trao đổi chất. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, còn phân biệt các dạng SDD: thể nhẹ cân tính theo cân nặng/tuổi, thể thấp còi tính theo chiều cao/tuổi, thể gầy còm tính theo cân nặng/chiều cao. TÌNH TRAÏNG SDD TREÂN THEÁ GIÔÙI VAØ VIEÄT NAM Theo đánh giá của WHO, có khoảng 500 triệu người bị đói hàng ngày, khoảng 150 triệu trẻ em (26,7%) ở các nước kém phát triển bị SDD tính theo cân nặng/tuổi, khoảng 200 triệu trẻ em bị SDD tính theo chiều cao/tuổi. Ước tính có 2/3 trẻ em SDD trên thế giới sống ở vùng châu Á, đặc biệt là Nam Á và ¼ trẻ em SDD sống ở châu Phi. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20 triệu người, trong đó 2/3 là trẻ em, chết vì đói và bệnh tật. Cũng theo đánh giá của WHO, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ trẻ SDD cao trong khu vực, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu cân chiếm 40% số trẻ SDD, đặc biệt phổ biến ở vùng núi cao, nông thôn và vùng sâu vùng xa. Tỉ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi là 42/1000 trẻ sinh ra, nguyên nhân tử vong chủ yếu do bệnh tiêu chảy và các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 29 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Ở các vùng đất nghèo kiệt, vùng nhiệt đới, khẩu phần ăn của trẻ em thường bị thiếu vitamin A. Ước tính hàng năm có 42 triệu trẻ em dưới 6 tuổi bị thiếu vitamin A, dẫn tới nguy cơ có khoảng 300.000 trẻ bị mù lòa hàng năm. Cội nguồn của tình trạng SDD là vấn đề nghèo đói. Các gia đình nghèo đói có thu nhập thấp, thường không đủ tiền mua lương thực, thực phẩm, có điều kiện sinh hoạt khó khăn, vệ sinh môi trường không đảm bảo, và không được tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế. MOÄT SOÁ GIAÛI PHAÙP Các chương trình phòng chống SDD quốc gia tại Việt Nam nhấn mạnh yếu tố chủ đạo là môi trường gia đình, trong đó vai trò đặc biệt quan trọng là người mẹ cần có nhận thức đúng, sức khỏe tốt để chăm sóc con cái trước và sau khi sinh. Các hoạt động triển khai bao gồm: - Cung cấp viên vitamin A cho trẻ em và các bà mẹ cho con bú 6 tháng/lần. - Cung cấp viên sắt cho các bà mẹ mang thai. - Vận động toàn dân sử dụng muối iôt. - Giáo dục dinh dưỡng, lựa chọn, chế biến thức ăn phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh thực tế cho các bà mẹ. - Nâng cao nhận thức cộng đồng về SDD, khuyến khích họ tìm các giải pháp cho các vấn đề của địa phương. Các chương trình (CT) gián tiếp góp phần hạn chế tình trạng SDD ở trẻ em bao gồm CT Xóa đói giảm nghèo, CT Dân số kế hoạch hóa gia đình, CT Tiêm chủng mở rộng ... Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 30 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc III. TÌNH TRAÏNG BEÙO PHÌ Theo dự báo của WHO đến năm 2010, ½ dân số các nước phương Tây có nguy cơ béo phì. Hiện trên toàn thế giới, có khoảng 300 triệu người bị béo phì, trong đó 115 triệu ở các nước đang phát triển. Ở Châu Âu, từ 1980 trở đi, hiện tượng béo phì tăng từ 10-14%/năm. Từ 1990, WHO cảnh báo số lượng người béo phì tăng nhanh cả ở những nước đang phát triển. Ví dụ, Tunisie, tỉ lệ béo phì tăng 28.5%/năm, Brasil tăng 12%/năm, Trung Quốc, Ấn Độ tăng 5%/năm. Ngay ở những nước nghèo, tỉ lệ béo phì đã ở mức 12.1%. Tại Mỹ, tỉ lệ béo phì là 25%. 1.Caùc nguyeân nhaân daãn ñeán beùo phì - Trẻ bị suy dinh dưỡng khi còn nhỏ, khi được ăn đầy đủ hơn, dễ phát triển chứng béo phì. - Công nghiệp hóa thực phẩm Æ thức ăn nhanh giàu năng lượng. Thay thế chế độ dinh dưỡng truyền thống bằng chế độ dinh dưỡng nhiều đường, lipit, muối. - Thiếu vận động: sử dụng xe cộ làm phương tiện đi lại, xem tivi, ngồi máy vi tính nhiều giờ. 2.Moät soá giaûi phaùp Béo phì không đơn thuần là tình trạng tăng cân dư thừa dinh dưỡng, nó được xem là căn bệnh thật sự vì là nguồn gốc của một số bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tăng cholesterol trong máu. Béo phì có nguyên nhân sinh học, di truyền (dư thừa năng lượng, gen gây béo phì) kết hợp với các tác nhân tâm lý và môi trường. Để ngăn ngừa tình trạng béo phì, cần thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống có hại, có các hoạt động thể chất thường xuyên và điều độ, nói chung là cần có lối sống tích cực và điều độ. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 31 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc - 32 - BAØI 5. SÖÏ HÌNH THAØNH TAÄP TÍNH ÔÛ NGÖÔØI I. KHAÙI NIEÄM VAØ ÑAËC ÑIEÅM SÖÏ HÌNH THAØNH TAÄP TÍNH 1. Tập tính chỉ những hoạt động, hành vi của con người phản ứng lại, trả lời lại những biến đổi của môi trường xung quanh (môi trường bên trong/bên ngoài cơ thể, môi trường tự nhiên/xã hội). Hầu hết các phản ứng tập tính mang tính chất thích nghi, giúp cơ thể thích ứng với những điều kiện biến đổi của môi trường. Trong một số trường hợp, tập tính mang tính chất tăng khả năng tồn tại của loài (tập tính sinh dục, tập tính chăm sóc con non, tập tính xã hội). Con người hoạt động trong một hệ thống sinh thái, trong đó cá nhân gắn kết với gia đình, cộng đồng xã hội và môi trường sống. Hành vi con người rất phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố. 2. Tập tính là kết quả hoạt động tương tác của các cơ quan thụ cảm (thụ quan), hệ thần kinh và các cơ quan thực hiện (tác quan). Thụ quan tiếp nhận các kích thích bên trong và bên ngoài, tức những thay đổi ở môi trường bên trong và bên ngoài, truyền đến hệ thần kinh, tại đây tín hiệu được phân tích, xử lý, sau đó hệ thần kinh truyền lệnh đáp ứng đến các tác quan như cơ và tuyến, chúng hoạt động để tạo ra những đáp ứng nhất định. 3. Sự biểu hiện và điều hòa tập tính tuân theo cơ chế liên hệ ngược. Sự biểu hiện tập tính có thể thay đổi các kích thích nhận được và có thể gây ra những thay đổi về tập tính tiếp theo. Sự biểu hiện tập tính ở người vừa mang tính thích nghi vừa mang tính chủ động theo nghĩa: - Tôi phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh. - Tôi phải thay đổi hoàn cảnh để có thể tồn tại. Các cơ quan thụ cảm Hệ thần kinh Kích thích bên trong Kích thích bên ngoài Thần kinh cảm giác Liên hệ ngược Liên hệ ngược Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 33 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Cơ chế liên hệ ngược trong biểu hiện và điều hòa tập tính II. CAÙC KIEÅU TAÄP TÍNH Có hai kiểu tập tính chính: - Tập tính bẩm sinh (bản năng) sinh ra đã có, có tính chất di truyền. - Tập tính học được: có được qua sự tích lũy kinh nghiệm và học tập. Sự phân loại mang tính tương đối, vì mọi tập tính đều bị chi phối bởi yếu tố di truyền của cơ thể và bởi môi trường xung quanh. Ví dụ tập tính mèo đuổi chuột được xem là bản năng, nhưng có nhiều chuyển động của cơ thể phải qua học tập và luyện tập. Do vậy, không thể xác định tập tính này do yếu tố di truyền quyết định là bao nhiêu phần trăm và do yếu tố môi trường quyết định là bao nhiêu phần trăm. Ở động vật có vú, trong đó có con người, khi sinh ra thường yếu đuối phải được cha mẹ chăm sóc, nuôi nấng và bảo vệ. Tập tính của nhóm này phát triển chậm và phải học qua kinh nghiệm, qua các động tác mẫu. Giai đoạn phát triển kéo dài và động vật có thể điều chỉnh tập tính cho phù hợp với các điều kiện môi trường khác nhau. Do vậy, tập tính mang tính linh hoạt, có thể biến đổi được trong quá trình phát triển của sinh vật. Khả năng học tập của con người phụ thuộc vào cấu trúc cơ quan cảm giác và hệ thống thần kinh của nó, điều này được quyết định chủ yếu bởi yếu tố di truyền. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 34 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Các hành vi ứng xử có thể thay đổi tùy điều kiện môi trường (tác nhân kích thích), tùy thuộc sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh; thể trạng, kinh nghiệm sống và học tập trước đó. Các tập tính bẩm sinh do vùng tiểu não, não giữa điều khiển, xuất hiện ở giai đoạn trẻ sơ sinh, thậm chí ở giai đoạn phôi, có khi muộn hơn. Các tập tính học được xuất hiện dần trong quá trình phát triển cá thể, gắn liền với sự phát triển và phân hóa các vùng chức năng trên bán cầu đại não. Các hiện tượng ý thức phức tạp, trí nhớ, sự nhận thức, khả năng tư duy phân tích, tổng hợp, được điều khiển bởi các trung khu thần kinh phân hóa ở các thùy của vỏ não. Bản đồ của các thùy giống nhau ở tất cả mọi người, không phụ thuộc khả năng thông minh của người đó. Y học đã có thể thiết lập được bản đồ não người và định khu các vùng chức năng dựa vào một số phương pháp: - Xác định vị trí tổn thương ở não bộ, và quan sát sự bại liệt, mất cảm giác ở người bị tổn thương vùng não bộ đó. - Dùng dòng điện kích thích từng vùng nhỏ ở vỏ não và khảo sát cảm giác của người bị kích thích ở từng vùng. Kích thích vỏ não không gây đau vì vỏ não không có các tận cùng thần kinh tiếp nhận sự đau đớn. - Đo điện não đồ: ghi điện thế và các loại sóng ở các vùng khác nhau của não để nghiên cứu hoạt động của não bộ. Các vùng chức năng chính của não bộ bao gồm: vùng cảm giác (thị giác, thính giác), vùng vận động (điều khiển cơ các bộ phận), vùng liên hợp giữ chức năng liên hệ giữa các vùng khác nhau. Vùng liên hợp là cơ sở của các hoạt động thần kinh cấp cao (trí nhớ, tư duy, tưởng tượng) Các tập tính học được có cơ sở từ các tập tính bẩm sinh. Các dạng học tập dẫn đến sự thay đổi tập tính: - Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 35 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Trong thí nghiệm của Pavlốp, ông đưa thức ăn trước mặt chó, chó tiết nước bọt: phản xạ không điều kiện. Những lần tiếp, ông rung chuông kèm theo đưa thức ăn trước mặt chó, chó tiết nước bọt. Kích thích mới (rung chuông) được gọi là kích thích có điều kiện. Sau một số lần thử nghiệm, ông chỉ rung chuông, chó tiết nước bọt: phản xạ có điều kiện. - Tập tính bắt chước - In vết - Quen nhờn: một kích thích được lặp lại sau một khoảng thời gian, thì phản ứng sẽ mờ nhạt dần, và cuối cùng mất đi; hoặc ngược lại, phản ứng được củng cố. - Tập tính có động lực: nhu cầu, sự ham muốn là động cơ cho sự xuất hiện phản ứng. Động cơ có thể xuất hiện từ những kích thích bên trong hoặc bên ngoài, ví dụ hormon sinh dục kích thích các tập tính sinh dục; hoặc món ăn ngon kích thích sự thèm ăn: hành vi đáp ứng. Phản ứng xảy ra cả trong trường hợp không có kích thích, là kết quả hoạt động của hệ thần kinh, có thể phát ra các xung động: hành vi chủ động. - Tập tính “thử và sai” - Học khôn: khả năng nhớ lại những kinh nghiệm trong quá khứ và áp dụng chúng trong những tình huống mới. - Các tập tính xã hội: hình thành khi có sự tương tác giữa các cá nhân tạo thành nhóm, đầu tiên là gia đình, sau đó là các nhóm lớn hơn (học đường, nơi làm việc, cộng đồng). Gia đình có chức năng xã hội hóa con người dạy cho trẻ những giá trị hành vi, thái độ, những vai trò (tức văn hóa) và chức năng bảo tồn sự sống con người, dòng giống con người. Khả năng thay đổi tập tính do kinh nghiệm cá nhân có ý nghĩa thích nghi rất lớn. Các tập tính bản năng sẽ bị yếu đi bởi các tập tính học được sẽ được hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống của một cá nhân. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 36 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Sự học tập là sự thành lập những biến đổi tương đối bền vững trong tập tính do quá trình tích lũy và vận dụng những kinh nghiệm cũ trong hoàn cảnh mới. Trong xã hội loài người, các tập tính xã hội luôn gắn liền với văn hóa. Các nền văn hóa khác nhau tạo ra các kiểu tập tính xã hội khác nhau, có nguồn gốc từ các tập tính bản năng, và được hình thành qua quá trình học tập. Do đặc thù của nền văn hóa, có những hành vi được chấp nhận ở xã hội này nhưng không được chấp nhận ở xã hội khác. Ví dụ ở các nước Ả rập, có luật cấm uống rượu nhưng ở các nước phương Tây thì không, hoặc luật lệ đàn ông có nhiều vợ được chấp nhận ở các nước Ả rập nhưng không được chấp nhận ở các nước khác. Quá trình xã hội hóa con người đã hình thành, củng cố các giá trị, quy chuẩn và vai trò, giúp định hưong cho các cá nhân lựa chọn những hành vi ứng xử phù hợp với xã hội. III. LYÙ THUYEÁT VEÀ NHAÂN CAÙCH VAØ HÌNH THAØNH NHAÂN CAÙCH 1.Lyù thuyeát cuûa Freud Hành vi con người không xảy ra ngẫu nhiên mà có nguồn gốc từ: - Bản năng (idio) nhằm thỏa mãn các nhu cầu cơ bản (lúc mới sinh). - Bản ngã (ego): khi trẻ lớn dần, bản năng chuyển dần sang bản ngã, trẻ học cách chịu đựng, chờ đợi vì không phải muốn gì được nấy. - Siêu ngã (superego): theo thời gian, trẻ phải học hỏi để phát triển cái siêu ngã – ý thức đúng sai, điều gì làm được điều gì không được làm: giá trị, đạo đức. Theo Freud, sự mất quân bình giữa ba thành tố này dẫn đến bệnh tâm thần. Các hành vi mang tính thích ứng thuộc về bản ngã, chỉ khả năng ứng xử theo thời gian (biết cách chờ đợi cái mà ta muốn). Trong bản ngã, cái siêu ngã cũng có một phần bản năng. 2.Hoïc thuyeát cuûa Erikson (1950) Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 37 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Nhân cách con người tiếp tục hình thành từ khi mới lọt lòng cho đến khi chết. Có tám giai đoạn trong sự phát triển nhân cách của con người. Mỗi giai đoạn đều có khủng hoảng là những thử thách cho con người, nếu vượt qua được khủng hoảng này thì con người có được lòng tin ở chính mình và lòng tin ở mọi người xung quanh, và sẽ có một nhân cách lớn hơn trong tương lai. Khi nói đến nhân cách con người thì phải nói đến môi trường sống ngoài phần tâm lý. Erikson phân chia tám giai đoạn phát triển nhân cách con người: - Trẻ mới sinh –1 tuổi: trẻ cần cảm thấy sự tin cậy vào người mẹ hoặc người chăm sóc cho trẻ. - Từ 1 – 2 tuổi: trẻ có khả năng tự làm một số việc qua hướng dẫn của người lớn. - Từ 3 – 6 tuổi: trẻ bắt đầu học ý thức việc nào là phải, việc nào là không phải. - Từ 6 – 12 tuổi: trẻ ý thức được khả năng của mình so với những bạn cùng lứa. - Từ 12 – 20 tuổi: người trẻ xác định cái tôi và vai trò cá nhân - Từ 20 – 40 tuổi: người trưởng thành tìm sự chia sẻ, yêu thương với người khác. - Từ 40 – 65 tuổi: người trung niên quan tâm sự cống hiến, đóng góp cho xã hội, cho gia đình. - Từ 65 tuổi trở đi: người già hài lòng về cuộc sống đã trải qua là có ý nghĩa và chờ đón nhận cái chết. IV. VAÄN DUÏNG LYÙ THUYEÁT TAÄP TÍNH 1.Söùc khoûe vaø beänh taät con ngöôøi Tìm hiểu tập tính con người là một trong những công cụ hữu ích trong cuộc chiến chống bệnh tật. Từ đầu thế kỷ XX-cuối thế kỷ XX, tuổi thọ con người tăng lên từ 45-75 tuổi. Ba nguyên nhân dẫn đến việc tăng tuổi thọ là: Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 38 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc - Các thành tựu y học, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị mới đã góp phần kéo dài 5/30 số tuổi thọ tăng lên. - Sự cải thiện môi trường sống liên quan chế độ dinh dưỡng, nhà ở, vệ sinh, an toàn lao động góp phần tạo ra 25 tuổi thọ kéo dài trong số 30 năm. - Những thách thức về sức khỏe con người trong tương lai chủ yếu thuộc về lĩnh vực tập tính con người, chọn lựa lối sống như thế nào để có thể sống thọ. Đó là sự chọn lựa chế độ dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích, tập luyện thể dục, thể thao, sinh học tình dục, giải trí và học tập v.v 2. Vaán ñeà thay ñoåi taäp tính con ngöôøi Thay đổi tập tính con người là một quá trình phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố. Các phương thức tiếp cận giúp con người thay đổi hành vi, tập tính cần tuân theo một số nguyên lý sau: - Con người phải là trung tâm của quá trình thay đổi tập tính, quá trình thay đổi sẽ không có điểm dừng, con người phải tự thay đổi, tự điều chỉnh để thích nghi với những biến đổi của bản thân và của môi trường. - Xác định được các nhân tố quyết định (key determinants) trong quá trình hình thành và thay đổi tập tính. Ba nhân tố quyết định chủ đạo là: + Lợi ích (tôi sẽ nhận được lợi ích gì khi thay đổi tập tính cũ, ví dụ bỏ thuốc lá) + Quy chuẩn (những người thân, người xung quanh có muốn tôi bỏ thuốc lá không?) + Hiệu quả (liệu tôi có đủ dũng khí để bỏ được thuốc lá?) Các chiến lược giúp con người thay đổi tập tính cần mang tính tổng lược, tạo mối tương tác chặt chẽ giữa xây dựng chính sách, thiết lập các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và đẩy mạnh giáo dục, truyền thông. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 39 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Chính sách tạo cơ sở cung cấp những nguồn lực cần thiết cho các chương trình. Các dịch vụ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để thực thi chính sách, chương trình. Giáo dục, truyền thông giúp người thụ hưởng ý thức được lợi ích của các chính sách và dịch vụ cung cấp, từ đó họ mong muốn tham gia hành động để thay đổi. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 40 - T PHỤ LỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA Nữ (22AA + XX)Nam (22AA + XY) H1. Bộ nhiễm sắc thể của người (2n = 46) hS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 41 - ThS. Nguyeãn Bích Ph Thụ tinh Ống dẫn trứng Trứng Rụng tr H2.1 Đường di Lieân ân cắt Nang trứng Túi phôi (làm t)Túi ôi (làm tổ) ứng Niêm mạc tử cung chuyển của trứng Niêm mạc tử cung Khối tế bào bên trong Xoang Dưỡng bào H2.2 Túi phôi (5 ngày sau k Niêm mạc tử cung Khoa Sinh hoïc hi thụ thai) Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 42 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Mạch máu của mẹ Túi ối Xoang ối Lớp dưỡng bào tăng sinh Đĩa phôi Dưỡng bào Buồng tử cung Kích thước thực H2.3. Phôi làm tổ (7 ngày) Xoang ối Các tế bào trung bì Màng đệm Túi noãn hoàng H2.4 Ba lá phôi và các túi ngoài phôi bắt đầu hình thành (9 ngày tuổi) hoa Sinh hoïc K Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 43 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Màng đệm Lông nhung Túi ối Phôi Trung bì Ngoại bì Túi niệu Nội bì Túi noãn hoàng H2.5. Ba lá phôi và các túi ngoài phôi (16 ngày tuổi) Nhau thai Mạch máu của mẹ Dây rốn Xoang ối Túi noãn hoàng Túi ối Phôi Màng đệm Lông nhung H2.6. Hình thành nhau thai (31 ngày) Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 44 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Giai đoạn phôi (tuần) Giai đoạn thai (tuần) TKTƯ Tim Mắt Não Taiv.miệngTai Chân Tim CQSD ngoài Tay Răng Hệ thần kinh trung ương Tim Tay Chân Bất thường lớn về cấu trúc H3. Thời kỳ nhạy cảm củ Răng v.miệng T Khiếm khuy h thường n a các giai đoạnCơ quan sinh dục ngoàiai oạt động sinh lý và bất ết về hỏ về cấu trúc K p triển thai hát Mắt hoa Sinh hoïc Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 45 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc Phôi 2 tháng 10 tuổi 25 tuổiPhôi 5 tháng Sơ sinh 6 tuổi2 tuổi H4. Sự thay đổi kích thước cơ thể trong quá trình phát triển Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 46 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc CAÂU HOÛI OÂN TAÄP 1. Khái niệm về phát triển. Những nét đặc trưng trong quá trình phát triển ở người. 2. Vai trò của nhân tố di truyền và nhân tố môi trường, mối tương quan giữa hai nhóm nhân tố này trong quá trình phát triển ở người. 3. Các giai đoạn phát triển phôi thai (những đặc điểm cơ bản ở từng giai đoạn). Tác động của các yếu tố di truyền và ngoại lailên các giai đoạn phát triển phôi thai. 4. Các giai đoạn phát triển sau khi sinh (những đặc điểm cơ bản ở từng giai đoạn).Cơ sở phân chia các giai đoạn và yếu tố phát triển thể hiện như thế nào qua các giai đoạn. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở từng giai đoạn. 5. Sự thay đổi hành vi, tập tính ở người dựa trên cơ sở nào và có ý nghĩa gì trong đời sống cá nhân và xã hội? 6. Các vấn đề xã hội liên quan các giai đoạn phát triển ở người. Chọn một hoặc hai vấn đề mà bạn quan tâm. Phân tích thực trạng của vấn đề xã hội đó (cấp độ địa phương, quốc gia, toàn cầu), các yếu tố liên quan, các giải pháp cho vấn đề. Sinh hoïc phaùt trieån ngöôøi - 47 - ThS. Nguyeãn Bích Lieân Khoa Sinh hoïc TAØI LIEÄU THAM KHAÛO [1] Vũ Thị Nho. Tâm lý học phát triển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. [2] Phan Kim Ngọc và Hồ Huỳnh Thùy Dương. Sinh học và sự sinh sản. NXB Giáo dục, 2001. [3] Phillips, W.D. và Chilton, T.J. Sinh học, Tập I. NXB Giáo dục, 2001. [4] Nguyễn Văn Yên. Sinh học người. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. [5] Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở bán công TP Hồ Chí MInh. Hành vi con người và môi trường xã hội. Nội dung khóa tập huấn tháng 7/1997. [6] Sigelman, C.K. & Shaffer, D.R. Life-span human development, 2nd edition. Brooks/Cole Publishing Company, 1995. [7] Starr, C. & McMillan, B. Human biology. Brooks/Cole, 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsinh_hoc_phat_trien_nguoi_5371.pdf
Tài liệu liên quan