Giáo trình Quy trình bảo dưỡng máy tính

- Nguyên nhân hư hỏng: Trường hợp này cũng giống như đối với nguồn AT, khi bật nguồn, quạt quay sau đó tự động mất nguồn, nguyên nhân sẩy ra do mạch bảo vệ quá dòng, quá áp làm việc không đúng, hoặc có sự cố tại đầu ra của nguồn, nguồn ra không ổn định do đó mạch bảo vệ làm việc và cắt dao động. - Phưong pháp tiến hành sửa chữa: Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang R x 1 kiểm tra các đi ốt nắn mắc trên đầu ra của biến áp T3 xem có chập hỏng hay không, nếu có thay thế bằng một linh kiện mới, nếu không tiến hành kiểm tra các linh kiện mắc trên đầu vào của mạch bảo vệ, đo các đi ốt D9, D10, các đi ốt ổn áp ZD1, ZD3 các điện trở R27, R29 xem có hỏng không, nếu hỏng thay thế băng linh kiện có cùng trị số, nếu không kiểm tra các Transistor Q5 (A733), Q6, Q7 (C945) xem có chập thủng hay không, phát hiện hỏng thay thế. Sau khi sửa xong cắm nguồn để kiểm tra chắc chắn nguồn đã hoạt động tốt.

doc127 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quy trình bảo dưỡng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xung ngắt mở dạng AT được thống kê theo thứ tự dưới đây: Transistor ngắt mở, các đi ốt Zener, các đi ốt nắn điện, các đi ốt xung, điện trở cầu chì, điện trở bảo vệ, cầu đi ốt, IC tạo dao động… Thành phần ít hư hỏng nhất trong mạch nguồn là biến áp xung, và các điện trở than. Lưu đồ dưới đây chỉ ra cách thức tiến hành kiểm tra mạch dao động của bộ nguồn máy tính kiểu AT. Kiểm tra điện áp cấp cho cực C Tranzitor ngắt mở Bắt đầu Kiểm tra Transistor ngắt mở Kiểm tra dao động Kiểm tra các đường hồi tiếp Kết thúc Thay Transistor ngắt mở Dò phần nguồn từ bộ chỉnh lưu trở về trước Kiểm tra các linh kiện liên quan đến mạch dao động Hỏng Mất Mất Tốt Có Có 4.2.4. Kiểm tra mạch bảo vệ Trong mạch nguồn này mạch bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ khi quá tải hoặc có sự cố ở trên tải lúc đó nó sẽ cắt nguồn. Mạch này sử dụng IC LM 339 để làm nhiệm vụ so sánh và bảo vệ. Khi mạch bảo vệ có sự cố, sẽ dẫn đến mất nguồn tại đầu ra. Để kiểm tra mạch bảo vệ, hãy cấp nguồn điện cung cấp cho bộ nguồn. Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp + 12 V tại điện trở R35 (24 KW) xem có không. Nếu có, tiếp tục kiểm tra điện điện áp + 5 V tại điểm (a) ở đầu ra của IO2a (1/2 của IC LM339) xem có không. Nếu không có, có khả năng IC LM339 hỏng. Tắt nguồn, đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở, kiểm tra các linh kiện mắc xung quanh mạch bảo vệ xem có hỏng không, phát hiện linh kiện hỏng thay thế. Nếu các linh kiện mắc xung quanh mạch bảo vệ không hỏng, thay thế IC LM339. 4.3. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN KHỐI NGUỒN AT 4.3.1. Bật điện nổ cầu chì - Nguyên nhân hư hỏng: Nguyên nhân chủ yếu sẩy ra hiện tượng này là do chạm chấp ở các đi ốt của cầu nắn đầu vào của mạch nguồn. Các tụ lọc nguồn xoay chiều của mạch lọc nhiễu đường dây bị thủng, hoặc các tụ lọc nguồn một chiều sau cầu đi ốt bị chập, thủng, hay các điện trở phân áp của tụ lọc nguồn bị đứt, hỏng. Mach dao động ngắt mở ở phần sơ cấp bị chập gây nên. - Phương pháp tiến hành sửa chữa: Đối với mạch nguồn dạng xung ngắt mở kiểu AT, cụ thể là mạch nguồn này ta thấy khi có hiện tượng bật điện nổ cầu chì, cần phải tiến hành kiểm tra tụ lọc trên mạch lọc nhiễu đường dây ở đầu vào của nguồn, dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang R x 1 đo kiểm tra hai tụ C1, C4 nếu phát hiện hỏng thay thế bằng linh kiện có cùng trị số, vì nếu tụ lọc nguồn mắc trên đầu vào bị thủng dẫn đến ngắn mạch đầu vào, cầu chì sẽ bị nổ. Nếu không hỏng kiểm tra cầu đi ốt BD1, dùng đồng hồ vạn năng để ở thang R x 1 kiểm tra các đi ốt trên cầu đi ốt, nếu phát hiện đi ôt thủng, hỏng cần phải thay thế ngay, đối với trường hợp cầu đi ốt được tích hợp chung trong một vỏ, đo kiểm tra phát hiện hỏng thay thế. Bởi vì nếu cầu đi ốt bị hỏng, nghĩa là một trong 4 đi ốt mắc trên mạch cầu bị thủng, dẫn đến hiện tượng ngắn mạch. Do đó khi cấp điện lưới xoay chiều cho nguồn, cầu chì bảo vệ sẽ nổ. Đôi khi cầu chì bị chập nổ cũng có thể do nguyên nhân nguồn điện lưới có sự cố và bị dâng lên quá cao, dẫn tới cầu chì bảo vệ nổ hiện tượng này ít khi sẩy ra. Nếu kiểm tra cầu đi ốt mà không thấy hỏng ta tiếp tục kiểm tra tụ lọc nguồn mắc ngay sau cầu đi ốt. Khi đặt chuyển mạch về mức điện áp 220 V xoay chiều, trong mạch này được thiết kế sử dụng 2 tụ lọc nguồn C5, C6 loại (330 mF/ 220 V), được mắc nối tiếp với nhau và mắc với hai điện trở phân áp R1, R2 loaị 3 MW. Nhiệm vụ của hai điện trở này dùng để chia đều điện áp trên hai tụ. Giả thiết đặt ra, khi có điện áp lưới cấp cho nguồn, vì một nguyên nhân nào đó mà điện trở R1 hoặc R2 bị đứt (có thể do nguồn hoạt động quá lâu, các điện trở nóng dần lên, tăng trị số gây ra đứt, hỏng điện trở, hoặc do tải ở đầu ra quá lớn dẫn đến nguồn hoạt động bị quá tải các điện trở cũng có thể bị đứt...). Khi đó điện áp phân áp trên hai đầu tụ bị lệch nhau quá lớn làm hỏng tụ lọc nguồn C5 hoặc C6, khi tụ lọc nguồn bị hỏng dẫn đến mạch nguồn bị chập, nổ cầu chì. Để phát hiện tụ hỏng đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang R x 10 đo kiểm tra tụ nếu hỏng cần phải thay thế ngay, khi tụ đã hỏng ta cần phải tiếp tục kiểm tra hai điện trở R1 và R2, để loại trừ hết các nguyên nhân gây ra hỏng tụ. Nếu khi phát hiện thấy tụ hỏng mà không kiểm tra hai điện trở R1, R2 mà đã thay ngay tụ mới vào, do một trong hai điện trở R1, R2 hỏng sẽ tiếp tục làm hỏng tụ và đứt cầu chì. Vì vậy cần phải kiểm tra thật kỹ tất cả các nguyên nhân gây ra hỏng cầu chì trước khi cắm điện thông nguồn. Đây cũng chính là một nguyên tắc bắt buộc trong quá trình sửa chữa. Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng bật điện nổ cầu chì là do hỏng một trong hai Transistor T1, T2. Trong mạch này Transistor T1, T2 được sử dụng là loại (2SC 4242). Khi một trong hai Transistor này hỏng, thường là chập C - E, sẽ gây nên ngắn mạch ở đầu ra của nguồn, chập nguồn, cầu chì nổ. Để kiểm tra Transistor này dùng đồng hồ vạn năng đặt thang đo ở R x10 đo kiểm tra Transistor T1, T2 nếu hỏng thay thế bằng một linh kiện mới. Vị trí Transistor T1, T2 được bố trí như hình 4.4. Hình 4.4. Vị trí Transistor T1, T2 4.3.2. Mất dao động không có điện áp ra - Nguyên nhân hư hỏng: Mất dao động có nhiều nguyên nhân, có thể do chập tải đầu ra dẫn đến mạch bảo vệ làm việc và cắt dao động, cũng có thể do IC dao động bị hỏng, các linh kiện liên quan trong mạch dao động bi hỏng, Transistor điều khiển ngắt mở bi chập C-E hoặc dẫn bão hoà... - Phương pháp tiến hành sửa chữa: + Kiểm tra tải: Đầu tiên chắc chắn nguồn điện lưới tốt, đo tải xem có bị chạm chập hay không, thông thường ta tiến hành kiểm tra đi ốt nắn ở đầu ra, đây là các đi ốt xung. Trong mạch này các đi ốt nắn ở đầu ra là các đi ốt D19, D18 cấp nguồn ra âm – 12 V, các đi ốt BD3a, BD3b cấp nguồn ra + 12 V, và các đi ốt BD2a, BD2b cấp nguồn ra + 5 V, đi ốt D16, D17 cấp nguồn ra âm – 5 V. Đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang R x 1 kiểm tra các đi ốt trên phát hiện hỏng thay thế. Vì khi một trong các đi ốt trên bị chập, thủng thì lúc này giá trị điện áp đầu ra của nguồn bị thay đổi dẫn đến mạch bảo vệ làm việc và cắt dao động, nguồn không làm việc. Thí dụ xét đối với điện áp + 5 V ở đầu ra. Điện áp + 5 V ở đầu ra được nắn bởi hai đi ốt BD2a, BD2b đây là các đi ốt xung có nhiệm vụ nắn nguồn sau biến áp ngắt mở để lấy ra điện áp + 5 V. điện áp này được đưa qua mạch lọc L - C là cuộn cảm L3 (30 mH) và tụ lọc C26 (470 mF) tới các đầu ra của đầu nối nguồn AT. Một phần điện áp + 5 V được đưa về mạch bảo vệ qua phân áp R34 (10 KW), R18 (4.7 KW) cấp vào chân 15 IC 101 và qua điện trở phân áp R17, R16 cấp vào chân 1 IC 101 (TL 494) để so sánh bảo vệ nguồn. Nếu có sự cố ở đầu ra + 5 V thì mạch bảo vệ sẽ làm việc, mất dao động và cắt nguồn. Vị trí và điểm kiểm tra các đi ốt như hình 4.5. Điểm kiểm tra Hình 4.5. Vị trí và điểm kiểm tra các đi ốt + Kiểm tra tầng dao động sơ cấp: Trong mạch này tầng dao động sơ cấp sử dụng cặp Transistor T1, T2 được mắc theo kiểu mạch đẩy kéo. Tầng này dùng để tạo ra dòng điện khởi động lúc ban đầu kích cho mạch dao động chính của nguồn làm việc. ở thời điểm ban đầu khi có điện áp lưới xoay chiều cấp cho mạch nguồn, điện áp xoay chiều qua mạch lọc đường dây tới cầu đi ốt BD1, nắn một chiều, qua tụ lọc nguồn cấp điện áp một chiều cho các thành phần trong mạch nguồn. Khi đặt chuyển mạch ở chế độ 220 V xoay chiều, điện áp một chiều ở đầu ra của cầu đi ốt BD1 được mắc với mạch lọc nguồn một chiều bởi hai tụ C5, C6 (330 mF/ 220 V) mắc nối tiếp với nhau qua điện trở phân áp R1, R2 cấp cho Transistor T1, T2 (2SC4242) . Tại thời điểm ban đầu khi tụ C5, C6 được nạp, do quá trình phóng nạp của tụ xuất hiện xung điện, thông qua cuộn sơ cấp 2a, 2b của biến áp Tr1 kích mở cho đèn T1, T2, khi đèn T1, T2 làm việc sẽ có điện áp cảm ứng tại cuộn 1 biến áp Tr2, cảm ứng sang cuộn 3a, 3b biến áp Tr2 và tại thời điểm này xuất hiện điện áp tại các đầu ra của biến áp Tr2, điện áp lúc này chưa ổn định. Cặp đi ốt nắn BD3a, BD3b tạo ra điện áp + 12 V qua đi ốt D14, cấp vào chân 12 của IC dao động I01 (TL494), lúc này tại đầu ra của IC I01, chân 8 và chân 11 sẽ có điện áp điều khiển cho Transistor T3, T4 làm việc, đây chính là khoá ngắt mở của mạch dao động. Một phần điện áp + 12 V của đầu ra biến áp Tr2 đưa qua điện trở R23 (1.5 KW), qua đi ốt D5 tới điểm giữa của cuộn 1a, 1b biến áp Tr1 cấp điện áp cho Colector của hai Transistor T3, T4. Khi IC dao động IO1 (TL 494) làm việc điều khiển Transistor ngắt mở làm việc ổn định cho các điện áp trên các đầu ra của biến áp Tr2. Xét trường hợp tầng dao động sơ cấp không làm việc. Khi tầng dao động sơ cấp hỏng vì một nguyên nhân nào đó thì sẽ không có điện áp trên đầu ra của biến áp Tr2 và do đó sẽ không có nguồn cấp cho IC dao động I01 làm việc, nguồn không hoạt động, để kiểm tra, xác định xem có chắc là tầng dao động sơ cấp hỏng hay không ta tiến hành như sau: Dùng một nguồn + 12 V một chiều ở bên ngoài để cấp cho mạch dao động làm việc, thông thường ta có thể sử dụng một nguồn AT còn tốt, lấy điện áp + 12V ở đầu ra của nguồn này để thử và mắc vào mạch như hình 4.6 dưới đây. Khi đó nếu ta dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp tại các đầu ra của biến áp Tr2. Nếu các điện áp này không có, thì có thể kết luận tầng dao động sơ cấp đã bị hỏng. Tầng dao động sơ cấp hỏng thường có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là hỏng cặp Transistor T1, T2, trong mạch này Transistor T1, T2 được sử dụng là hai Transistor phân cực nguợc, nếu một trong hai Transistor này bị chập C - E dẫn đến mạch dao động bị chập, nguồn không làm việc. Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang R x10, nhấc chân B, C của Transistor T1, T2 lên đo kiểm tra nếu thấy hỏng cần phải thay thế bằng linh kiện đúng chủng loại hoặc tương đương. Nếu không hỏng tiếp tục kiểm tra hai đi ốt D1, D2, hai đi ốt này dùng để cấp điện áp cho Colector của Transistor T1, T2, nếu một trong hai đi ốt này hỏng, suy ra một trong hai Transistor không làm việc, nguồn cũng không hoạt động. phát hiện hỏng thay thế. Trường hợp ngược lại khi dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra mà thấy đi ốt D1, D2 không hỏng ta phải kiểm tra tiếp các linh kiện liên quan trong mạch. Kiểm tra đi ốt D3, điện trở R4 (10 W) và điện trở phân áp R5, R6 nối vào cực Bazơ của Transistor T1 và đi ốt D4, điện trở R8 (10 W) điện trở phân áp R9, R10 nối vào cực Bazơ của Transistor T2 phát hiện hỏng thay thế. Sau khi đã hoàn thành việc sửa chữa lắp ráp mạch lại hoàn chỉnh, hàn chặt các linh kiện, bật nguồn kiểm tra để chắc chắn nguồn đã hoạt động tốt. Hình 4.6. mô tả vị trí điểm mắc điện áp + 12 V Điểm mắc điện áp + 12V Hình 4.6. Mô tả vị trí điểm mắc điện áp + 12 V + Kiểm tra IC dao động: Một trong những nguyên nhân gây ra mất dao động là do IC dao động IO1 bị hỏng, để kiểm tra IC IO1 ta phải biết rõ về cấu trúc của IC để có phương thức kiểm tra cho chính xác, tránh nhầm lẫn gây ra lãng phí không cần thiết, mất thời gian. Cấu trúc của IC IO1 được mô tả như hình 4.7. Hình 4.7. Sơ đồ khối IC IO1 (TL 494) Chân (1): + In1 (Input Inverting); chân (2): - In1: Các đầu vào không đảo và đảo của mạch khuếch đại dò sai thứ nhất (ERROR AMP1). Chân (3): Đầu vào mạch so sánh PWM. Chân (4): Dead Time Control (kiểm soát thời gian trống) nối với điện trở R24 (47K) với tụ lọc C14 (1mF) nối vào các chân 15, 14, 13 dùng để ổn định điện áp ra và có chức năng bảo vệ. Kết hợp với mạch so sánh sử dụng IC LM 1339. Chân (5): CT; Chân (6): RT nối với R, C định tần số dao động Chân (7): GND (nối mass) Chân (8): Điều khiển Transistor T4 Chân (9): GND (nối mass) Chân (10): GND (nối mass) Chân (11): Điều khiển Transistor T3 Chân (12): VCC nguồn 12 VDC cấp cho IC Chân (13): OUT CONTROL điều khiển đầu ra Chân (14): VREF điện áp chuẩn + 5 V được tạo ra từ bên trong IC cung cấp cho các mạch Oscillator, Error Amp... Chân (15): Inverting Input; Chân (16): Noninverting Input: Các đầu vào đảo và không đảo của mạch khuếch đại dò sai thứ hai (ERROR AMP2). Trong mạch này chân 16 được nối với mass. Trên cơ sở cấu trúc của IC I01 (TL 494), dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp nguồn + 12 V cấp cho IC I01, đo tại đầu ra của IC chân 8, 11 có xung điều khiển cho Transistor ngắt mở không, nếu các chân này không xuất hiện điện áp một chiều thay đổi ³ 3V, kiểm tra điện áp chuẩn + 5 V tại chân 13 của IC, nếu không có chắc chắn IC này hỏng cần phải thay thế một IC mới. Vị trí kiểm tra như hình 4.8. Điện áp chuẩn + 5 V Đầu ra lớn hơn hoặc bằng + 3 V Hình 4.8. Vị trí kiểm tra điện áp của IC IO1 + Kiểm tra tầng dao động ngắt mở: Nếu khi kiểm tra IC I01 mà không phát hiện hỏng, tầng dao động sơ cấp không hỏng cần phải tiến hành kiểm tra tầng dao động ngắt mở. Tầng dao động ngắt mở sử dụng hai Transistor T3, T4, được điều khiển bởi IC dao động TL 494. hai Transistor T3, T4 này dùng để kích mở cho nguồn làm việc ổn định điện áp đầu ra. Giả thiết đặt ra một trong hai Transistor T3, T4 bị đánh thủng hoặc cả hai bị hỏng do một nguyên nhân nào đó. Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra hai Transistor T3, T4 nếu hỏng cần phải thay thế bằng linh kiện đúng trị số hoặc tương đương, đồng thời cần phải tiến hành kiểm tra nguyên nhân gây ra hỏng một trong hai Transistor này, cần phải kiểm tra đi ốt D6, D7 vì nếu các đi ốt này bị đánh thủng dẫn đến C - E của hai Transistor T3, T4 bị chập suy ra hỏng Transistor. Ngoài ra nếu đi ốt D5 nối với nguồn + 12 V cấp vào điểm giữa cuộn 1a, 1b biến áp Tr1 cấp cho Colector Transistor T3, T4 bị đứt hoặc điện trở R23 mắc nối tiếp với đi ốt này đứt dẫn đến mất nguồn + 12 V cấp cho tầng dao động và mạch nguồn không làm việc. + Kiểm tra mạch so sánh và hồi tiếp: Mạch so sánh và hồi tiếp dùng để so sánh điện áp đầu ra với nguồn + 5 V chuẩn của IC dao động để ổn định điện áp và bảo vệ nguồn khi có sự cố quá tải. Mạch này sử dụng IC LM339 thuộc họ IC tuyến tính được sử dụng rất phổ biến trong các mạch nguồn dạng nguồn xung ngắt mở cấu trúc của IC LM339 được mô tả như hình 4.9. 1 + IN B 3 4 - IN B IN A - IN A V + OUT A OUT B 2 - IN C + IN C - IN D + IN D GND OUT D OUT C 14 13 12 11 10 9 8 1 2 3 4 6 7 - + - + - + - + Hình 4.9. Sơ đồ khối IC LM 339 Trong mạch này sử dụng 1/2 IC LM 339, điện áp + 12 V qua đi ốt D15, qua phân áp R35 (24 KW), R36 (4.7 KW) đưa vào đầu vào không đảo (+ IN) IO2 (LM 339) qua đầu ra tới điểm (a) quay về IC IO1 để so sánh với điện áp + 5 V mẫu mà IC IO1 tạo ra. Giả thiết đặt ra có sự cố chập tải đầu ra của nguồn dẫn đến điện áp + 12 V cấp vào IO2 thay đổi, lúc này điện áp qua đi ốt D15 thấp xuống khoảng + 2.8 V dẫn đến mức lô gic đầu ra của IO2 bị thay đổi làm cho IC IO1 thay đổi theo và khoá mạch dao động, nguồn ra bị cắt. Với trường hợp nguồn mất dao động, khi kiểm tra các linh kiện mắc trên mạch hồi tiếp mà không có linh kiện hỏng, cần phải kiểm tra mạch so sánh và hồi tiếp. Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra các linh kiện mắc xung quanh IC LM339 xem có hỏng không, phát hiện linh kiện hỏng thay thế bằng linh kiện khác có cùng trị số. Nếu không phát hiện linh kiện hỏng, cấp nguồn cho bộ nguồn, sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp + 12 V cấp vào đầu vào không đảo (+IN) của IC LM339 xem có không. Nếu có tiếp tục kiểm tra xem điện áp + 5 V chuẩn tại điểm (a) xem có không. Nếu không có IC LM339 hỏng thay thế bằng IC khác. 4.3.3. Nguồn ra thấp hơn bình thường - Nguyên nhân hư hỏng: Nguyên nhân này thường do đi ốt nắn tại đầu ra thứ cấp của biến áp xung Tr2 bị chập, dẫn đến điện áp nắn tại đầu ra của biến áp giảm đi một nửa. - Phương pháp tiến hành sửa chữa: Khi dùng đồng hồ vạn năng đo giá trị điện áp tại đầu ra, thấy thấp hơn bình thường, cần phải kiểm tra các đi ốt nắn cấp điện áp ra cho nguồn. Ở đầu ra của mạch nguồn AT cấp các giá trị điện áp sau: ± 12 V, ± 5 V, tương ứng với các điện áp này là các cặp đi ốt nắn, BD3a, BD3b nắn cấp nguồn + 12 V; D18, D19 nắn cấp nguồn âm - 12 V; đi ốt Bd2a, Bd2b nắn cấp nguồn + 5 V; D16, D17 nắn cấp nguồn âm – 5 V, đặt thang đo của đồng hồ vạn năng ở vị trí R x 1 đo phân cực của các đi ốt tương ứng với nguồn bị thấp phát hiện đi ốt hỏng thay thế. Lưu ý đi ốt sử dụng nắn ở đầu ra của nguồn là đi ốt xung. khi bị hỏng không thể thay bằng các đi ốt thường được. Nếu thay bằng đi ốt thường, đi ốt sẽ bị nóng và chập. Vị trí của các đi ốt nắn được miêu tả như hình 4.10. Hình 4.10. Vị trí của các đi ốt nắn 4.3.4. Nguồn ra cao hơn bình thường. - Nguyên nhân hư hỏng: Mạch dao động cấp cho phần tử ngắt mở một tín hiệu có tần số đóng mở tăng, độ rộng xung tăng, do mạch so sánh và hồi tiếp làm việc sai, các điện trở mắc ngoài mạch dao động sai trị số. - Phương pháp tiến hành sửa chữa: Dùng đồng hồ vạn năng tiến hành kiểm tra các điện trở và tụ điện mắc quanh IC dao động IO1 (TL 494) xem có bị tăng trị số, hoặc bị hỏng hay không, vì khi các linh kiện này sai trị số dẫn đến mạch dao động hoạt động sai , tần số đóng mở tăng, độ rộng xung tăng dẫn đến nguồn làm việc mạch lên và các điện áp ở đầu ra của nguồn tăng theo. Phát hiện linh kiện hỏng, thay thế. Nếu khi kiểm tra mà không phát hiện thấy linh kiện nào mắc xung quanh IC dao động sai trị số, tiến hành kiểm tra IC so sánh và hồi tiếp IC IO2 (LM 339). Khi IC này làm việc sai cũng dẫn đến việc IC dao động làm việc sai, điện áp ra của nguồn không đúng giá trị, tiến hành kiểm tra IC IO2 (1/2 IC LM339) nếu hỏng thay thế. Ngoài ra nếu IC so sánh và hồi tiếp không hỏng cần tiến hành kiểm tra các linh kiện liên quan mắc xung quanh IC này đây cũng có thể chính là nguyên nhân gây ra IC IO2 làm việc không đúng. Xem sơ đồ nguyên lý nguồn AT 200 W ở hình 4.1 để tiến hành kiểm tra. 4.3.5. Có nguồn khi mới cấp, sau đó mất nguồn - Nguyên nhân hư hỏng: Hiện tượng có nguồn khi mới cấp điện sau đó tự động mất nguồn tuy ít gặp nhưng vẫn sẩy ra đối với một vài trường hợp. Khi cấp điện cho nguồn làm việc, thấy quạt nguồn quay sau đó tắt, nguồn mất dao động không làm việc. Tiến hành kiểm tra thấy mạch nguồn vẫn hoạt động, đo kiểm tra khối dao động ngắt mở tốt. Trường hợp này là do có vấn đề trở ngại trên đường khống chế bảo vệ, nguồn ra bất ổn, do đó mạch bảo vệ làm việc và ngắt dao động - Phương pháp tiến hành sửa chữa: Trong mạch nguồn này sử dụng đường điện áp âm – 12 V qua điện trở R30 (1.2 KW), nối với điện trở phân áp R29 (1 KW) và R28 (270 W) cấp cho Emiter Transistor T6, cấp cho Colector đèn T5 qua điện trở R24 (47 KW) với tụ lọc C14 (1 mF ) nối vào chân (4) IC dao động IO1 (TL 494), đây là mạch Dead Time Control (kiểm soát thời gian trống) nối vào các chân 15, 14, 13 dùng để ổn định điện áp ra và có chức năng bảo vệ. Khi mới cấp điện cho nguồn, do đi ốt nắn tại đầu ra âm – 12 V của mạch nguồn bị chập, dẫn đến điện áp âm – 12 V bị thay đổi, Transistor T6 dẫn mạnh kéo theo Transistor T5 cũng dẫn mạnh lên làm cho mạch kiểm soát thời gian trống trong IC IO1 thay đổi khoá dao động, mất nguồn. Để kiểm tra, sử dụng đồng hồ vạn năng đặt ở thang R x 1 đo đi ốt nắn D18, D19 tại đầu ra âm – 12V nếu chập hỏng, thay thế bằng một linh kiện mới. CHƯƠNG 5: SỬA CHỮA NGUỒN MÁY TÍNH KIỂU ATX 5.1. SƠ ĐỒ KHỐI KIỂU NGUỒN ATX Điện áp ra một chiều Khối chỉnh lưu và lọc một chiều sơ cấp Mạch lọc đầu vào Mạch tạo xung ngắt mở Biến áp ngắt mở Mạch hồi tiếp Mạch bảo vệ quá áp Khối điều khiển Khối chỉnh lưu và lọc một chiều thứ cấp Mạch tạo tín hiệu Power Good 220 V ~ Tín hiệu PG 5.1.1. Giải thích các thành phần mạch điện trên sơ đồ khối bộ nguồn kiểu ATX - Mạch lọc đầu vào: Mạch lọc đầu vào dùng để lọc bớt các xung nhọn do điện áp lưới hoặc các thành phần khác gây ra. - Khối chỉnh lưu và lọc một chiều sơ cấp: Khối chỉnh lưu và lọc một chiều sơ cấp có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều kết hợp với tụ lọc nguồn để tạo ra điện áp một chiều bằng phẳng cấp cho các thành phần bên trong của bộ nguồn. - Mạch tạo xung ngắt mở: Mạch tạo xung ngắt mở có nhiệm vụ gây ra sự thay đổi về dòng điện trong cuộn sơ cấp biến áp ngắt mở để tạo ra điện áp cảm ứng cấp cho tải. Trong bộ nguồn máy tính mạch tạo xung ngắt mở không được thiết kế cách ly mát sơ cấp với mát thứ cấp. Nên nếu sờ tay vào vỏ máy thường gây ra giật. Đối với nguồn máy tính cần phải nối mát cho vỏ máy để chống giật. - Biến áp ngắt mở: Kết hợp với khoá ngắt mở để tạo sự thay đổi về dòng điện bên cuộn sơ cấp. Biến áp ngắt mở đưa ra các mức điện áp thích hợp ở phần thứ cấp. Nguồn máy tính kiểu ATX được thiết kế để đưa ra các mức điện áp: ± 5 V, ± 12 V, + 3.3 V, 5 VSB một chiều và các tín hiệu PS - ON, POWER GOOD được mô tả như bảng 5.1 dưới đây: Bảng 5.1. Mô tả điện áp và các tín hiệu đầu ra nguồn ATX - Khối chỉnh lưu và lọc một chiều thứ cấp: Khối chỉnh lưu thứ cấp kết hợp với tụ lọc nguồn để tạo ra các điện áp một chiều ở đầu ra của biến áp ngắt mở. - Mạch hồi tiếp: Mạch này có nhiệm vụ so sánh và ổn định điện áp đầu ra của nguồn - Khối điều khiển: Tạo ra xung điều rộng (Pulse Width Modulation) để lái khoá ngắt mở. Mạch này trong các nguồn máy tính kiểu ATX cũng thường sử dụng IC TL494. - Mạch bảo vệ quá áp: Mạch này có nhiệm vụ bảo vệ nguồn khi có sự cố ở đầu ra của nguồn, mạch sẽ làm việc cắt dao động, nguồn không làm việc cho đến khi điện lưới được cắt ra khỏi nguồn - Mạch tạo tín hiệu Power Good: Khi nguồn ở chế độ hoạt động, tất cả các điện áp ra đã có đủ thì tín hiệu Power Good có mức logic 1 được gửi tới bo mạch chủ. Nếu tín hiệu này không sẵn sàng, liên tục, máy tính sẽ không hoạt động. 5.1.2. Sơ đồ nguyên lý kiểu nguồn ATX Hình 5.1. Sơ đồ nguyên lý kiểu nguồn AT 5.1.2.1. Phân tích sơ đồ nguyên lý kiểu nguồn ATX Bộ nguồn ATX là một dạng nguồn ổn áp ngắt mở dải rộng, sử dụng phương pháp điều khiển độ rộng xung. Phần tử điều khiển được sử dụng là vi mạch TL 494, nó là loại vi mạch được sử dụng trong hầu hết các loại nguồn dải rộng có công suất khoảng từ 200 đến 300 W. Kết hợp với việc sử dụng cặp Transistor ngắt mở để tạo ra các điện áp thứ cấp ở đầu ra của biến áp xung, các điện áp này được nắn lọc và đưa tới đầu ra của bộ nguồn. Điện áp lưới ở đầu vào được lọc bỏ các thành phần hài bậc cao nhờ mạch lọc đầu vào : C1, R1, T1, C4, T5. Sau đó điện áp này được đưa tới hai đầu vào xoay chiều của cầu đi ốt ( D21- D24 ). Khi chuyển mạch điện áp (230 V – 115 V) ở vị trí 115 V thì chế độ làm việc của cầu đi ốt như một bộ nắn hai nửa chu kỳ. Varistor Z1 và Z2 được sử dụng để bảo vệ sự cố quá áp ở nguồn điện lưới. Thermistor NTCR1 dùng để giới hạn dòng nạp ban đầu của hai tụ C5 và C6. Điện trở R2 và R3 dùng để xả điện áp dư trên hai tụ C5 và C6 khi tắt nguồn. Khi nguồn được nối vào điện lưới thì điện áp nạp ban đầu trên hai tụ C5, C6 đạt giá trị khoảng 300 V. Sau khi đã cấp điện cho nguồn thì việc điều khiển nguồn chạy hay không được quyết định bởi Transistor Q12 (C3457) và các điện áp thứ cấp mà nó tạo ra. Một đường điện áp được đưa tới nguồn nuôi IC1 ( TL494 ) và đường điện áp thứ hai được đưa tới IC3 ổn áp + 5 V ( 7805 ). Điện áp ổn áp + 5 V từ IC3 qua R23 tạo thành mức logic 1 tại đầu PS – ON của bộ nguồn, với mức logic 1 này thì bộ nguồn ở trạng thái tắt ( không có điện áp ra, quạt không quay ). Việc kích hoạt bộ nguồn làm việc được thực hiện từ bảng mạch chính của khối hệ thống máy tính, cụ thể từ công tắc nguồn trên mặt vỏ máy tính. Khi công tắc được nhấn vào thì sẽ làm cho mức logic 1 tại đầu PS - ON ( Power Stanby - On) chuyển trạng thái sang mức logic 0 và bộ nguồn được chuyển sang trạng thái chạy ( Có các điện áp ra, quạt quay). Như vậy khi ta chưa cắm đầu giắc của bộ nguồn vào bảng mạch chinh của khối hệ thống máy tính, thì nếu ta cấp điện áp lưới vào đầu vào của bộ nguồn thì bộ nguồn vẫn chưa hoạt động mà nó chỉ ở trạng thái chờ ( stanby). - Chế độ chờ: Trong chế độ chờ, mạch nguồn chính bị khoá bởi điện áp được tích trên chân PS - ON thông qua điện trở R23 (4.7 KW) từ nguồn sơ cấp. ( không có điện áp ra ) vì tại đầu PS – ON của bộ nguồn luôn có mức logic 1, làm cho Transistor Q10 mở, dẫn đến Transistor Q1 mở theo, điện áp mẫu + 5 V từ chân 14 IC1 thông qua Transistor Q1 được đưa đến chân 4 IC1, khi có điện áp + 5 V ở chân 4 IC1 thì nó sẽ cắt xung đưa ra ở chân 8 và chân 11 của nó, dẫn đến hai Transistor Q3, Q4 bị khoá, không có xung đưa sang hai Transistor công suất Q1, Q2 và các điện áp ra của bộ nguồn bị mất. Như vậy, khi thay đổi điện áp ở chân 4 IC1 có thể thay đổi điện áp ra của bộ nguồn. Nếu điện áp này bằng 0 V thì xung ở đầu ra của IC1 là lớn nhất, nếu điện áp này bằng + 5 V thì sẽ không có xung ra. - Chế độ hoạt động: Khi nhấn phím nguồn trên vỏ máy, bảng mạch chính sẽ đặt mức logic 0 tại đầu PS – ON của bộ nguồn. Transistor Q10 bị khoá, dẫn đến Transistor Q1 bị khoá theo, tụ C15 bắt đầu được nạp điện thông qua điện trở R15, điện áp trên chân 4 IC1 đang ở mức cao bị giảm dần về mức 0 do điện trở R17 nối từ chân 4 IC1 về mass. Các đầu ra 8 và 11 của IC1 đạt giá trị cực đại, độ rộng xung lớn nhất, khi đó bộ nguồn đã được kích hoạt chuyển sang chế độ chạy. - Chế độ ổn áp: Khi bộ nguồn đã chạy thì chế độ ổn áp của bộ nguồn phụ thuộc vào giá trị điện áp trên hai chân so sánh của IC1 (Chân 1 và chân 2). Chân 2 được cấp điện áp lấy mẫu khoảng + 2.5 V từ chân nguồn chuẩn (Chân 14 = + 5 V) của IC1, thông qua hai điện trở R24 và R19. Chân 1 được cấp điện áp chia áp từ nguồn + 5 V và + 12 V của bộ nguồn, thông qua các điện trở R25, R26 và R20, R21. Khi ở chế độ bình thường thì các đầu ra của bộ nguồn có giá trị đúng bằng giá trị điện áp danh định được ghi trên vỏ của nó. Khi đó điện áp giữa chân 1 và chân 2 của IC1 có giá trị bằng nhau và bằng khoảng + 2.5 V. Khi vừa mới bật nguồn hoặc điện áp lưới tăng hoặc nguồn chạy ở chế độ không tải thì cũng làm cho bộ nguồn hoạt động mạnh hơn. Khi đó các điện áp ở đầu ra của bộ nguồn cũng tăng theo, điện áp hồi tiếp qua các điện trở R25, R26 và R20, R21 về chân 1 của IC1 cũng tăng, dẫn đến sự chênh lệch điện áp giữa chân 1 và chân 2 của IC1. Điện áp sai lệch này tác động vào mạch điều biến độ rộng xung trong IC1, làm cho độ rộng xung ra tại chân 8 và chân 11 của IC1 hẹp hơn so với trước, kết qủa là giá trị trung bình của điện áp ra bị giảm đi so với trước đấy. Điện áp ra sẽ giảm cho đến khi điện áp giữa chân 1 và chân 2 của IC1 bằng nhau. Như vậy có nghĩa là điện áp ra được giữ ổn định khi điện áp lưới tăng hoặc tải của bộ nguồn giảm. Quá trình biến đổi xung trên sẽ diễn biến ngược lại nếu như điện áp lưới giảm hoặc tải của bộ nguồn tăng. - Tín hiệu báo nguồn đã hoạt động tốt (Power Good): Khi bộ nguồn được kích hoạt ở chế độ chạy, tất cả các điện áp ra đã có đủ thì tín hiệu Power Good có mức logic 1 được gửi tới bo mạch chủ. Nếu tín hiệu này không sẵn sàng, liên tục, máy tính sẽ không hoạt động. Do đó, khi điện thế xoay chiều đổi chiều và bộ nguồn quá ứng suất hay quá nóng, tín hiệu Power Good chuyển sang mức logic 0 và buộc hệ thống khởi động lại hay tắt máy, trong khi công tắc nguồn vẫn bật, quạt và đĩa cứng vẫn chạy nhưng hệ thống thì bị tê liệt. Để phát ra tín hiệu này người ta sử dụng IC2 (LM393), thiết kế ở chế độ so sánh điện áp giữa hai điểm PS – ON và điểm chia áp chuẩn của nguồn chuẩn được đưa ra từ IC1. Tóm lại tín hiệu Power Good được đưa sang bảng mạch chính để xác lập trạng thái của bộ nguồn và sử dụng nó làm tín hiệu khởi động lại ( RESET ) phần cứng. Nút (RESET ) được bố trí trên mặt của khối hệ thống. Nguồn ổn áp + 3.3 V: Điện áp ổn áp + 3.3 V cấp cho bảng mạch chính, dùng cho các bộ nhớ RAM DIMM, được lấy từ nguồn thứ cấp + 5 V, qua nắn lọc và một tầng ổn áp sử dụng vi mạch TL431 và Transistor Q13, nhằm nâng cao độ ổn định của điện áp + 3.3 V và giảm bớt tổn hao do bị phát nhiệt nếu như dùng theo mạch ổn áp như bình thường. - Mạch bảo vệ quá dòng, quá áp: Tín hiệu bảo vệ xuất hiện khi các điện áp ra ± 5 V, âm - 12 V, + 3.3 V bị quá tải hoặc lớn quá. Tín hiệu này sẽ đi qua đi ốt D9 hoặc D27 để kích mở Transistor Q6 và do đó làm cho Transistor Q5 cũng mở theo, vì thế mà điện áp chuẩn + 5 V từ chân 14 của IC1 thông qua Transistor Q5, đi ốt D11 được đưa đến chân 4 của IC1. Như đã nói ở phần trên, khi chân 4 của IC1 có mức điện áp + 5 V thì nó sẽ cắt xung điều khiển ở hai đầu ra của nó, do đó bộ nguồn ngừng hoạt động. Chế độ khoá này sẽ mất khi điện áp lưới được ngắt ra khỏi nguồn. 5.1.2.2. Thứ tự tìm hư hỏng trên mạch nguồn ATX - Kiểm tra nguồn điện áp vào: Nguồn điện áp lưới ở đầu vào được lọc bỏ bởi các thành phần hài bậc cao bởi các tụ lọc nguồn, và điện trở đưa tới cầu đi ốt nắn một chiều thông qua các tụ lọc và cấp cho các thành phần bên trong của nguồn. Mạch nguồn loại ATX được thiết kế mắc các Varistor ở đầu vào để bảo vệ nguồn khi có sự cố trên điện áp lưới. Để giới hạn dòng nạp ban đầu cho tụ lọc nguồn một chiều, mạch được thiết kế mắc thêm một Themistor. Mạch đầu vào nguồn ATX được mô tả như hình 5.2. Hình 5.2. Mạch đầu vào nguồn ATX Để kiểm tra điện áp vào, trước hết, cấp nguồn cho bộ nguồn, sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp 220V xoay chiều trên đầu vào xoay chiều của cầu đi ốt xem có điện áp 220 V xoay chiều không. Nếu không có, tắt nguồn, sử dụng đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo điện trở kiểm tra xem cầu chì F1 có bị đứt, hỏng không. Nếu có hãy kiểm tra cầu đi ốt xem có đi ốt nào bị chập, thủng hay không, khi cầu đi ốt bị chập thủng sẽ gây ra hiện tượng bật điện nổ cầu chì. Nếu cầu đi ốt không hỏng hãy kiểm tra tụ lọc nguồn một chiều và các điện trở mắc sau cầu đi ốt xem có hỏng không, phát hiện linh kiện hỏng thay thế. Nếu các linh kiện trên không hỏng hãy kiểm tra mạch dao động ngắt mở, kiểm tra xem có Transistor nào trong mạch dao động ngắt mở bị chập, hỏng không. Khi Transistor dao động ngắt mở bị chập C- E sẽ gây ra hiện tượng bật điện nổ cầu chì. Vị trí của mạch dao động được mô tả trong hình 5.3. Hình 5.3. Vị trí của mạch dao động - Kiểm tra tải: Khi tải ở đầu ra của nguồn bị chập, mạch bảo vệ sẽ làm việc và cắt dao động, tắt nguồn - Cách thức kiểm tra tải của mạch nguồn ATX: Kiểm tra tải mạch nguồn ATX về cơ bản cũng giống như mạch nguồn AT. Đầu tiên cũng cần phải tiến hành đo kiểm tra các đi ốt nắn tại đầu ra của biến áp ngắt mở. Vị trí kiểm tra như hình 5.4. Điểm kiểm tra Hình 5.4. Vị trí kiểm tra tải của nguồn ATX Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra các đi ốt nắn tương ứng với các giá trị điện áp đầu ra, phát hiện hỏng và thay thế. - Kiểm tra khối dao động: Cũng giống như mạch nguồn kiểu AT, mạch nguồn kiểu ATX này cũng sử dụng IC dao động loại TL 494, sử dụng phương pháp điều khiển độ rộng xung. Nhưng có một điểm khác là việc thực hiện kích hoạt bộ nguồn được thực hiện thông qua bảng mạch chính của máy tính, khi nhấn công tắc nguồn trên mặt trước của máy tính, công tắc (POWER). Khi công tắc này được nhấn vào thì sẽ làm cho mức logic 1 tại đầu PS - ON ( Power Stanby - On) chuyển trạng thái sang mức logic 0 và bộ nguồn được chuyển sang trạng thái chạy ( có các điện áp ra, quạt quay). Như vậy khi ta chưa cắm đầu giắc của bộ nguồn vào bảng mạch chính của máy tính, thì nếu ta cấp điện áp lưới vào đầu vào của bộ nguồn thì bộ nguồn vẫn chưa hoạt động mà nó chỉ ở trạng thái chờ ( Stanby). Để kiểm tra khối dao động của nguồn ATX tiến hành như sau: Mắc một dây kim loại nối tắt giữa chân 14 và 15 của khối nguồn ATX, có nghĩa là nối chân PS - ON xuống đất, sau đó dùng đồng hồ vạn năng đo tại chân 12 của IC dao động TL 494 xem có nguồn + 12 V cấp cho IC này không, sau đó dùng máy hiện sóng kiểm tra xem có tín hiệu dao động tại chân 8 và chân 11 IC dao động TL 494 hay không. Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra các linh kiện xung quanh mạch dao động, các đi ốt xung nắn ở đầu ra của mạch nguồn, đo kiểm tra cặp Transistor ngắt mở xem có hỏng không, khi các linh kiện liên quan trong mạch dao động đứt, hỏng mạch dao động sẽ không làm việc. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hỏng mạch dao động là do mạch bảo vệ bị hỏng. Khi mach bảo vệ hỏng dẫn đến IC dao động không làm việc mất dao động, nguôn tắt. - Kiểm tra mạch bảo vệ: Mạch bảo vệ được thiết kế nhằm mục đích bảo vệ quá dòng quá áp hoặc quá tải cho nguồn. Mạch bảo vệ trong nguồn ATX được thiết kế phức tạp hơn mạch bảo vệ của nguồn AT. Khi có hiện tượng chập tải trên đầu ra của nguồn ATX thì lúc này sẽ xuất hiện tín hiệu đưa về thông qua các đi ốt và Transistor điều khiển để đưa về chân 14 của IC dao động. Chân 14 IC dao động tạo ra một điện áp chuẩn + 5 V đưa về chân 4 IC dao động điều khiển cắt xung điều khiển tại chân 8 và chân 11 IC dao động, cắt dao động, mạch nguồn không làm việc. Để kiểm tra mạch bảo vệ ta tiến hành đo các đi ốt ổn áp và các Transistor mắc trên mạch bảo vệ. Dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra, thông thường các đi ốt ổn áp mắc trong mạch bảo vệ hay bị hỏng - Kiểm tra mạch tạo tín hiệu Power Good: Mạch tạo tín hiệu Power Good dùng để báo cho biết nguồn đã hoạt động tốt. Khi mạch nguồn này hỏng thường gây ra hiện tượng chập trờn trên nguồn, nguồn liên tục khởi động lại. Mạch nguồn này được thiết kế sử dụng IC loại LM 393. Sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý IC LM393 được mô tả như hình 5.5a, 5.5b dưới đây. Hình 5.5a. Sơ đồ khối IC LM393 Hình 5.5b. Sơ đồ nguyên lý của IC LM 393 Để kiểm tra mạch nguồn này có tốt hay không, ta tiến hành đo tại chân 8 của IC LM393 xem có điện áp cấp cho IC chưa, sử dụng máy hiện sóng kiểm tra chân 1 đầu ra của IC xem có tín hiệu Power Good không. Kiểm tra các linh kiện mắc xung quanh IC xem có tốt hay không, nếu các linh kiện này hỏng IC sẽ không làm việc. - Kiểm tra nguồn ổn áp + 3.3 V: Nguồn này có nhiệm vụ cấp điện áp + 3.3 V cho các bộ nhớ RAM DIMM, và các khe cắm PCI trên bảng mạch chính của máy tính, đồng thời đưa tới mạch ổn áp trên bảng mạch chính để tạo ra các nguồn điện áp cấp cho bộ xử lý trung tâm (CPU). Nguồn này được ổn áp bởi IC TL 431 kết hợp với Transistor để nâng cao độ ổn định của điện áp đầu ra + 3.3 V . Để kiểm tra nguồn này dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra điện áp + 5 V từ đầu ra của biến áp ngắt mở cấp vào hai đi ốt nắn để tạo ra nguồn + 3.3 V, tiếp tục kiểm tra các tụ lọc và điện trở mắc ở đầu ra của nguồn xem có bị chập, đứt hỏng không. Tiến hành kiểm tra mạch ổn áp của nguồn + 3.3 V đo kiểm tra IC TL 431 và các linh kiện mắc xung quanh. Khi IC TL 431 hỏng thì điện áp + 3.3 V không được ổn áp dẫn đến điện áp + 3.3 V cấp cho bảng mạch chính của máy tính thay đổi, bảng mạch chính làm việc không ổn định. Cấu trúc của IC Tl 431 được mô tả như hình 5.6. Hình 5.6. Cấu trúc của IC TL 431 5.2. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN KHỐI NGUỒN ATX 5.2.1. Bật điện nổ cầu chì - Nguyên nhân hư hỏng: Nguyên nhân gây ra hiện tượng bật điện nổ cầu chì trên mạch nguồn ATX là do phần sơ cấp của mạch nguồn gây nên, các tụ lọc, điện trở mắc trên mạch lọc đầu vào bị chạm chập, các Varistor bảo vệ quá dòng quá áp bị chập, cầu đi ốt đứt hỏng. Ngoài ra hiện tượng bật điện nổ cầu chi còn do tụ lọc mắc sau cầu đi ốt chập hỏng gây nên các Transistor ngắt mở chạm chập cũng gây ra nguyên nhân này. - Phương pháp tiến hành sửa chữa: Khi có hiện tượng bật điện nổ cầu chì, cần phải tiến hành kiểm tra thật kỹ lưỡng phần sơ cấp của mạch nguồn ATX phát hiện linh kiện hỏng rồi mới tiến hành thay thế cầu chì mới. Để xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng bật điện nổ cầu chì, dựa vào mạch nguyên lý của nguồn ATX phân tích hiện tượng và tiến hành đo kiểm tra phát hiện các linh kiện hỏng. Trước hết cần phải tiến hành đo kiểm tra các tụ lọc và điện trở mắc trên mạch lọc đầu vào của nguồn, trong mạch nguồn này tụ lọc đầu vào là các tụ C1, C4 (220 nF/ 275 V), kết hợp với điện trở R1 (560 KW), qua Varistor Z1 (bảo vệ quá dòng, quá áp đầu vào khi sử dụng nguồn điện lưới 220 V xoay chiều, còn khi sử dụng điện lưới 110 V thì Varistor bảo vệ quá dòng, quá áp là V2) qua cuộn lọc nhiễu đường dây T1, T5, qua tụ lọc C2, C3 (4.7 nF) đưa tới đầu vào xoay chiều của cầu đi ốt (D21 – D24) sử dụng đi ốt loại 1N5406, nắn một chiều qua tụ lọc C5, C6 (470 mF/ 220 V) tạo điện áp một chiều bằng phẳng cấp cho các thành phần trong mạch nguồn. Khi một trong các linh kiện này bị chạm, chập sẽ gây ra hiện tượng ngắn mạch trên đầu vào của nguồn và gây ra nổ cầu chì. Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang R x 1 tiến hành đo kiểm tra các linh kiện phát hiện hỏng và thay thế. Vị trí bố trí các linh kiện của mạch lọc đầu vào được mô tả như hình 5.7. Hình 5.7. Vị trí bố trí các linh kiện của mạch lọc đầu vào Nếu khi đo mà không phát hiện thấy có linh kiện nào của mạch lọc đầu vào bị hỏng, tiếp tục tiến hành kiểm tra các linh kiện mắc sau cầu đi ốt, Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra hai tụ lọc C5, C6 (470 mF/ 220 V) xem có bị chập thủng hay không, nếu hai tụ này không chập, thủng, kiểm tra hai điện trở phân áp mắc ngay sau hai tụ C5, C6. Hai điện trở R2, R3 (220 KW) này có nhiệm vụ chia đều điện áp trên hai đầu của tụ, nếu một trong hai điện trở này đứt dẫn đến điện áp trên hai đầu tụ C5, C6 sẽ bị lệch, khi đó một trong hai tụ C5 hoặc C6 sẽ chịu điện áp lớn hơn dẫn đến tụ bị đánh thủng và gây ra ngắn mạch, nổ cầu chì. Kinh nghiệm cho thấy khi kiểm tra phát hiện tụ lọc nguồn DC C5, C6 bị chập, thủng thì thưòng một trong hai điện trở mắc sau tụ lọc bị hỏng. Chú ý: Khi nguồn có hiện tượng bật điện nổ cầu chì, nếu phát hiện thấy tụ lọc nguồn hỏng trước khi thay thế tụ cần phải kiểm tra kỹ hai điện trở phân áp mắc sau tụ. Nếu không khi thay thế tụ mới vì điện trở phân áp mắc sau tụ hỏng sẽ dẫn đến hỏng tụ mới thay đồng thời dẫn đến hỏng cầu chì. Sau khi đã tiến hành đo mạch lọc đầu vào, các tụ lọc một chiều và điện trở mà vẫn không phát hiện thấy có linh kiện nào hỏng, cần phải tiến hành đo cặp Transistor ngắt mở, khi hai Transistor ngắt mở này chập hỏng cũng dẫn đến nguyên nhân bật điện nổ cầu chì. Đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang R x 10 đo kiểm tra Transistor ngắt mở Q1, Q2 (2SC4242) xem có chập C - E không, phát hiện Transistor hỏng thay thế bằng linh kiện mới. Kiểm tra hai đi ốt D1, D2 (FR155) xem có bị đánh thủng không, khi hai đi ốt này thủng dẫn đến mạch nguồn bị ngắn mạch gây ra nổ cầu chì. Vị trí của Transistor Q1, Q2 và đi ốt D1, D2 được mô tả như hình 5.8. Hình 5.8. Vị trí của Transistor Q1, Q2 và đi ốt D1, D2 5.2.2. Mất dao động không có điện áp ra - Nguyên nhân hư hỏng: Mạch dao động của nguồn ATX được thiết kế rất phức tạp, đây chính là một trong những thành phần khó sửa chữa nhất của mạch nguồn do đó yêu cầu cần phải nắm vững nguyên lý làm việc của nguồn ATX mới có thể sửa chữa được. Cũng giống như nguồn AT nguyên nhân gây ra hiện tượng mất dao động của nguồn ATX cũng có nhiều. Có thể liệt kê ra đây một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng mất dao động: - Chập tải tại đầu ra của nguồn ATX. - Mạch dao động ngắt mở tại tầng sơ cấp của nguồn bị hỏng. - IC dao động hỏng. - Các linh kiện mắc xung quanh IC dao động hỏng. - Phương pháp tiến hành sửa chữa: + Kiểm tra tải: Khi có sự cố trên đầu ra của nguồn ATX, mạch bảo vệ sẽ làm việc và cắt dao động, nguồn không làm việc. Đầu ra của biến áp ngắt mở cung cấp các điện áp ± 5 V và ± 12 V đồng thời cấp một đường điện áp + 5 V đưa tới đi ốt D29 nắn một chiều tạo ra điện áp + 3.3 V và được ổn áp bởi mạch ổn áp + 3.3 V sử dụng IC TL 431 C để tạo ra điện áp ổn áp + 3.3 V trên đầu ra của nguồn. Để kiểm tra các đi ốt nắn dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo R x 1 kiểm tra các đi ốt D18, SBD1, các đi ốt nắn trên các đầu ra âm – 12 V và âm - 5 V, đi ốt nắn D29 tại đầu ra + 3.3 Vxem có hỏng không, kiểm tra các cuộn dây từ L1 đến L4, tụ lọc C27, C30, C35, điện trở R50, R52, R5 nếu phát hiện một trong các linh kiện này hỏng, thay thế. Sau khi thay linh kiện hỏng xong, dùng một dây kim loại nối hai chân 14 và 15 trên đầu ra của nguồn lại với nhau, cắm điện nguồn, nếu thấy quạt quay và đo điện áp tại các đầu ra đủ chứng tỏ nguồn đã hoạt động tốt. Nếu khi đo kiểm tra mà không phát hiện thấy có linh kiện nào hỏng cần phải tiến hành kiểm tra IC ổn áp + 3. 3 V là IC TL 431C. Phát hiện hỏng, thay thế, nếu IC không hỏng đo kiểm tra các linh kiện mắc xung quanh IC phát hiện hỏng, thay thế. Sau khi thay linh kiện hỏng cũng tiến hành thử nguồn như đã nêu ở trên. Hình 5.9 mô tả vị trí kiểm tra các linh kiện trên đầu ra của nguồn ATX. Điểm kiểm tra Hình 5.9. Mô tả vị trí kiểm tra các linh kiện trên đầu ra của nguồn ATX + Kiểm tra mạch dao động ngắt mở tại tầng sơ cấp của nguồn: Khi bật nguồn, điện áp 220 V xoay chiều qua các mạch lọc đầu vào đưa tới cầu đi ốt gồm các đi ốt (từ D21 đến D24) nắn một chiều qua các tụ lọc C5, C6 (470 mF/ 220 V), điện trở R2, R3 (220 KW) tạo ra điện áp một chiều bằng phẳng. Một phần điện áp qua điện trở R55 (220 KW/1W), và điện trở R56 (150 W) được đưa tới Bazơ Transistor Q12 (C3457). Transistor Q12 có nhiệm vụ điều khiển nguồn hoạt động. Khi Transistor này hoạt động sẽ có một dòng điện cảm ứng trên biến áp T6, điện áp trên đầu ra của biến áp T6 được nắn bởi đi ốt D28 và D30, điện áp sau khi đã được nắn bởi đi ốt D28 cấp cho IC3, là IC ổn áp 7805 tạo ra điện áp + 5 VSB, điện áp ổn áp + 5 V từ IC3 qua điện trở R23 (4.7 KW) tạo thành mức lo gic 1 tại đầu PS - ON của bộ nguồn, khi đó nguồn ở trạng thái tắt. Điện áp được nắn bởi đi ốt D30 đưa tới chân 12 của IC1 (TL 494) cấp nguồn nuôi cho IC này. Khi nhấn công tắc nguồn trên mặt trước của CPU máy tính, có nghĩa là nối tắt chân PS - ON với đất sẽ tạo ra mức lo gic 0, tín hiệu điều khiện qua điện trở R31 (10 KW) đưa tới Bazơ của Transistor Q10 (C945) làm cho Transistor này khoá, và dẫn đến khoá Transistor Q1 ( A733) đưa vào chân 13, 14, 15 của IC1, một phần tín hiệu qua điện trở R24 (3.1 KW) đưa vào chân 2 của mạch khuếch đại dò sai thứ nhất trong IC1, đồng thời qua điện trở R18 (27 KW), qua tụ C1 (10 nF) đưa tới chân 3 IC1, đầu vào mạch so sánh PWM, điều khiển IC1 hoạt động. Lúc này tại đầu ra của IC1 chân 8, 11 sẽ có tín hiệu điều khiển đưa tới hai Transistor Q3, Q4 (là hai Transistor tạo dao động). Tại phần thứ cấp của biến áp T2 sẽ có điện áp cảm ứng từ phần sơ cấp của biến áp đưa sang và cấp cho Colector hai Transistor ngắt mở Q1, Q2 (2SC4242). Khi hai Transistor ngắt mở Q1, Q2 làm việc tạo điện áp cảm ứng trên cuộn thứ cấp biến áp T3 và ổn định điện áp đầu ra của nguồn, trên đầu ra của nguồn sẽ có các điện áp ra. Để tiến hành kiểm tra mạch dao động ngắt mở tại tầng sơ cấp của nguồn trước hết ta tiến hành kiểm tra hai Transistor ngắt mở Q1, Q2 xem có tốt hay không, vì đây là hai thành phần chủ yếu hay hỏng nhất trên mạch nguồn. Đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang R x 10 đo kiểm tra nếu phát hiện linh kiện hỏng, thay thế. Nếu hai Transistor Q1, Q2 không hỏng kiểm tra các điện trở phân áp R6 (2.2 W), R8 (2.7 KW), R10(2.2 W), R12 (2.7 KW) xem có hỏng không. Đây là các điện trở phân áp cấp vào Bazơ của Transistor Q1, Q2. Nếu không hỏng đo kiểm tra hai đi ốt D1, D2 (FR155) xem có chập, hỏng hay không. Thay thế bằng đi ốt mới. Trường hợp ngược lại dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang R x 1 đo kiểm tra các linh kiện mắc xung quanh tầng dao động ngắt mở phát hiện linh kiện hỏng và thay thế. Hình 5.10 mô tả vị trí kiểm tra các linh kiện mắc trong mạch dao động ngắt mở. Hình 5.10. Mô tả vị trí kiểm tra các linh kiện mắc trong mạch dao động ngắt mở. Sau khi đã hoàn thành việc sửa chữa, lắp ráp lại mạch hoàn chỉnh, hàn chặt các linh kiện , bật nguồn để kiểm tra lại, chắc chắn rằng nguồn đã hoạt động tốt. Nếu khi tiến hành kiểm tra mà vẫn không phát hiện được linh kiện hỏng trong mạch dao động ngắt mở, tiến hành kiểm tra IC dao động. + Kiểm tra IC dao động: Khi IC dao động hỏng, mất dao động, nguồn sẽ không làm việc. Trong mạch nguồn ATX này IC dao động cũng sử dụng loại IC kiểu TL 494. Khi IC dao động IC1 hỏng trên đầu ra của IC1 chân 8 và chân 11 không có tín hiệu điều khiển làm cho hai Transistor Q3, Q4 không hoạt động, khi hai Transistor này ngừng hoạt động kéo theo cặp Transistor ngắt mở không làm việc mất điện áp tại đầu ra, nguồn tắt. Để kiểm tra IC dao động có tốt không, dùng một nguồn + 12 V cấp vào chân 12 của IC dao động dùng máy hiện sóng kiểm tra tại chân 8, và 11 của IC dao động xem có tín hiệu không, nếu không có chắc chắn IC dao động đã hỏng cần phải thay thế bằng một IC khác. Nếu IC dao động không hỏng dùng đồng hồ vạn năng đặt thang đo về thang R x 1 đo kiểm tra đi ốt mắc từ đầu ra + 12 V của nguồn đưa về chân 12 của IC1 xem có tốt không, nếu đi ốt này hỏng mất nguồn cấp cho IC dao động, thay thế bằng một đi ốt khác. Hình 5.11 mô tả vị trí cấp nguồn + 12 V cho IC dao động. Hình 5.11. Mô tả vị trí cấp nguồn + 12 V cho IC dao động + Kiểm tra các linh kiện mắc xung quanh IC dao động: Khi các linh kiện mắc xung quanh IC dao động bị hỏng, dẫn đến mạch dao động làm việc sai IC dao động ngừng làm việc mạch nguồn tắt. Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang R x 1 đo các điện trở R18 (27 KW), R16 (12 KW), các tụ C1 (10 nF), C11 (1.5 nF) xem có hỏng không, kiểm tra hai Transistor Q3, Q4 (C945) xem có hỏng không và các đi ốt mắc trong mạch điều khiển. Nếu phát hiện hỏng thay thế bằng một linh kiện mới. Hình 5.12 mô tả vị trí linh kiện mắc trong mạch dao động. Hình 5.12. Mô tả vị trí linh kiện mắc trong mạch dao động 5.2.3. Nguồn ra thấp hơn bình thường - Nguyên nhân hư hỏng: Nguyên nhân này gây ra do các đi ốt nắn tại đầu ra của biến áp T3 bị chạm chập, các tụ lọc, và điện trở mắc sau đi ốt nắn chạm chập gây nên. Khi các đi ốt nắn bị chạm chập điện áp trên đầu ra bị chạm chập sẽ giảm đi một nửa. Để kiểm tra các linh kiện này đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang R x 1 đo các đi ốt nắn, tụ lọc, điện trở tại các đầu ra của biến áp T3. Phát hiện linh kiện hỏng và thay thế. Ngoài ra nguyên nhân nguồn ra thấp hơn bình thường cũng có thể do các điện trở mắc trên mạch hồi tiếp bị hỏng, khi các điện trở này hỏng, vì một lý do nào đó mà điện áp lưới đưa vào nguồn giảm, hoặc tải tăng, khiến cho đầu ra của nguồn bị giảm theo. Nếu mạch hồi tiếp tốt thì khi điện áp lưới giảm, hoặc tải tăng. Điện áp hồi tiếp được đưa qua các điện trở R25 (27 KW), R26 (5.6 KW), R20 (3.9 KW), R21 (150 KW) đưa tới chân 1 của IC1 (TL494), đây là đầu vào của mạch khuếch đại dò sai thứ nhất, làm cho chân 1 giảm điện áp, dẫn đến sự chênh áp giữa chân 1 và chân 2 của IC1, điện áp này tác động vào mạch điều biến độ rộng xung mắc trong IC1, làm cho độ rộng xung tại chân 8, và 11 rộng hơn so với trước, kết quả là điện áp được nâng lên, cho đến khi chân 1 và chân 2 của IC1 bằng nhau. Giữ ổn định điện áp ra. Như vậy khi các điện trở R25, R26 bị hỏng dẫn đến mạch hồi tiếp không làm việc, điện áp đầu ra bị thay đổi. - Phương pháp sửa chữa: Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra các điện trở R25, R26 có đứt không, nếu hỏng thay bằng điện trở khác có cùng trị số. Nếu không tiếp tục kiểm tra tiếp hai điện trở R20, R21 phát hiện hỏng và thay thế. Hàn chặt các linh kiện, bật điện kiểm tra để chắc chắn mạch nguồn đã làm việc tốt. Hình 5.13 mô tả vị trí của các điện trở mắc trong mạch hồi tiếp. Hình 5.13. vị trí của điện trở mắc trong mạch hồi tiếp 5.2.4. Nguồn ra cao hơn bình thường - Nguyên nhân hư hỏng: Do IC dao động IC1 làm việc sai, hoặc mạch hồi tiếp hỏng, các điện trở mắc trên mạch hồi tiếp sai trị số. Xét trường hợp nguyên nhân gây ra do mạch hồi tiếp, khi mạch hồi tiếp hoạt động đúng, ở thời điểm ban đầu khi có nguồn điện lưới cấp cho mạch nguồn, mạch nguồn hoạt động và có các điện áp cấp ra trên đầu ra của nguồn. Điện áp hồi tiếp đưa qua điện trở R25, R26, R20, R21 tới chân 1 của IC1. thông qua mạch điều biến độ rộng xung mắc trong IC1 điều khiển độ rộng xung tại chân 8, và chân 11 của IC1 ổn định điện áp tại đầu ra, vì một nguyên nhân nào đó mà mạch hồi tiếp hỏng, khi có sự thay đổi điện áp trên lưới điện do mạch hồi tiếp hỏng dẫn đến mạch điều biến độ rộng xung của IC 1 không làm việc và không ổn định được điện áp ra. Trường hợp do mạch hồi tiếp sai trị số làm thay đổi điện áp đưa vào chân 1 IC1 và làm cho độ rộng xung tăng, cấp cho phần tử ngắt mở một tín hiệu có tần số tăng làm cho nguồn hoạt động mạnh lên và điện áp tại các đầu ra của biến áp sẽ tăng theo. - Phương pháp sửa chữa: Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang R x 1 kiểm tra các linh kiện mắc xung quanh IC dao động xem có hỏng không, nếu không hỏng kiểm tra mạch hồi tiếp, kiểm tra các điện trở R25, R26, R20, R21 xem có hỏng không. Nếu phát hiện linh kiện hỏng, thay thế bằng một linh kiện mới. Xem sơ đồ nguyên lý để kiểm tra các linh kiện mắc xung quanh IC dao động IC1 (TL494). 5.2.5. Có nguồn khi mới cấp, sau đó mất nguồn - Nguyên nhân hư hỏng: Trường hợp này cũng giống như đối với nguồn AT, khi bật nguồn, quạt quay sau đó tự động mất nguồn, nguyên nhân sẩy ra do mạch bảo vệ quá dòng, quá áp làm việc không đúng, hoặc có sự cố tại đầu ra của nguồn, nguồn ra không ổn định do đó mạch bảo vệ làm việc và cắt dao động. - Phưong pháp tiến hành sửa chữa: Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang R x 1 kiểm tra các đi ốt nắn mắc trên đầu ra của biến áp T3 xem có chập hỏng hay không, nếu có thay thế bằng một linh kiện mới, nếu không tiến hành kiểm tra các linh kiện mắc trên đầu vào của mạch bảo vệ, đo các đi ốt D9, D10, các đi ốt ổn áp ZD1, ZD3 các điện trở R27, R29 xem có hỏng không, nếu hỏng thay thế băng linh kiện có cùng trị số, nếu không kiểm tra các Transistor Q5 (A733), Q6, Q7 (C945) xem có chập thủng hay không, phát hiện hỏng thay thế. Sau khi sửa xong cắm nguồn để kiểm tra chắc chắn nguồn đã hoạt động tốt. 5.2.6. Nguồn chập chờn, liên tục khởi động lại - Nguyên nhân hư hỏng: Khi sử dụng máy tính, máy tính liên tục khởi động lại, thay thế bằng một nguồn khác thì thấy làm việc tốt. Chắc chắn rằng nguồn đã bị chập chờn. Nguyên nhân sẩy ra là do mạch tạo tín hiệu Power Good hoạt động không tốt. Khi bật công tắc nguồn của máy tính, tất cả các điện áp ra trên đầu ra của biến áp ngắt mở đã có đủ, thì tín hiệu Power Good được gửi tới bảng mạch chính, nếu tín hiệu này không có, hoặc không liên tục máy tính sẽ không hoạt động, hoặc liên tục khởi động lại. Trong mạch này mạch tạo tín hiệu Power Good sử dụng IC LM393. - Phương pháp tiến hành sửa chữa: Dùng đồng hồ vạn năng đo tại chân 8 IC2 (LM393) xem có điện áp cung cấp nguồn cho IC hay không, dùng máy hiện sóng kiểm tra xem co tín hiệu Power Good tại chân 1 của IC2 hay không, nếu không có mà nguồn nuôi có đủ chứng tỏ IC2 đã hỏng cần phải thay thế băng một IC khác. Nếu không tiến hành kiểm tra các linh kiện mắc xung quanh IC, chuyển thang đo của đồng hồ vạn năng về thang R x 1 đo kiểm tra các linh kiện phát hiện hỏng và thay thế. Sau khi sửa chữa xong, lắp ráp cẩn thận lại nguồn, bật điện để kiểm tra. Chú ý: đối với hiện tượng nguồn bị chập trờn sau khi sửa chữa xong cần phải kiểm tra thật kỹ để chắc chắn rằng nguồn đã tốt. 5.1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ NGUỒN MÁY TÍNH KIỂU AT VÀ ATX Sử dụng dung dịch BUTIN pha với nhựa thông quét lên bề mặt của bảng mạch và mạch điện để làm sạch các vết ố mốc, các vết gỉ do bị oxi hoá gây nên, sau đó sấy khô bảng mạch và mạch điện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY TÍNH.doc
Tài liệu liên quan