Giáo trình: phương pháp giảng dạy hóa học 2

*Hoạt động 1 [?] Cho một số ví dụ về axit hữu cơ mà em biết? [?] Các hợp chất này có đặc điểm cấu tạo nào giống nhau? [?] Định nghĩa axit cacboxylic là gì? *Hoạt động 2 [?] Các hợp chất ở phần ví dụ có điểm gì khác nhau? Từ đó hãy phân loại các axit cacboxylic? *Hoạt động 3 [?] Em biết được những tên axit hữu cơ nào? -Giáo viên đưa thêm tên một số axit có trong các loại quả thường gặp ví dụ ở bài tập 3 trang 245 [SGK] và yêu cầu học sinh nhận xét về tên thông thường. Từ đó chuyển tiếp sang tên thay thế.

doc140 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình: phương pháp giảng dạy hóa học 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o là nguyên tố tiêu biểu và quan trọng nhất trong nhóm halogen. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, phát xít Đức đã dùng khí clo để giết người hàng loạt. Tuy nhiên những hợp chất của clo rất quen thuộc và vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta như muối ăn NaCl , axit clohiđric có trong dịch vị dạ dày , một số thuốc trừ sâu , phân bón hoá học , dược phẩm , thuốc tẩy …. Vậy tại sao phát xít Đức lại sử dụng clo làm vũ khí hoá học ? Clo có tính chất vật lí, tính chất hóa học gì ? clo có những ứng dụng gì và điều chế clo như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên . Hoạt động 2 : Tính chất vật lí GV cho HS quan sát bình đựng khí clo, bình đựng dd nước clo và yêu cầu HS rút ra những tính chất vật lí quan trọng của clo: trạng thái, mầu sắc, tính tan. HS hoàn thành vào phiếu học tập . GV bổ xung khả năng tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ của clo GV : Tại sao phát xít Đức lại sử dụng clo làm vũ khí hoá học ? nếu hít phải clo thì phải làm gì ? HS tham khảo SGK trả lời vì clo rất độc , clo phá hoại niêm mạc đường hô hấp gây chết người . GV hướng dẫn cho HS nếu gặp trường hợp ngộ độc khí clo thì sơ cứu ban đầu là đưa ngay nạn nhân ra nơi thoáng khí và hô hấp nhân tạo. GV : Tính tỉ khối của clo so với không khí , cho biết clo nặng hay nhẹ hơn không khí ? HS trả lời câu hỏi và bổ xung thêm một số tính chất vật lý khác của clo nhiệt độ hoá lỏng , hoá rắn . Hoạt động 3: Tính chất hóa học. GV sử dụng máy chiếu nêu câu hỏi với HS Em hãy cho biết : Cấu hình electron của clo ở trạng thái cơ bản , trạng thái kích thích Xác định các e độc thân có khả năng tham gia liên kết hoá học So sánh độ âm điện của clo với các nguyên tố khác trong bảng tuần hoàn ? HS làm việc cá nhân , trả lời câu hỏi vào phiếu học tập , GV kiểm tra và chữa bài cho HS . GV sử dụng máy chiếu đặt câu hỏi : Em hãy cho biết : Các số oxi hoá của clo ? Clo thể hiện các số oxi hoá đó trong hợp chất với những nguyên tố nào ? HS giải thích , GV nhận xét từ đó rút ra nhận xét như SGK . HS ghi bài vào vở . GV sử dụng máy chiếu đặt câu hỏi : 1. Thực hiện quá trình biến đổi sau : -1 0 +1 +3 Cho biết quá trình nào thực hiện dễ dàng hơn ? 2. Dự đoán tính chất hoá học cơ bản của clo ? lo HS thực hiện yêu cầu của GV vào phiếu học tập , tiến hành thảo luận chung từ đó rút ra kết luận -Nguyên tử clo có 7e lớp ngoài cùng , có độ âm điện lớn nên : clo là một phi kim rất hoạt động , có tính oxi hoá mạnh : Cl2 +2eà2Cl- -Độ âm điện của Clo nhỏ hơn F và O , lớn hơn cácnguyên tố còn lại trong HTTH nên: +trong hợp chất với F, O , Clo có số oxi hoá +1,+3 ,+5,+7 +trong hợp chất với các nguyên tố khác , clo có số oxi hoá -1 à Cl2 còn có tính khử . GV: Em đã biết clo có thể tác dụng với những hoá chất nào ? HS đã học về các nguyên tố phi kim và clo ở lớp 9 nên có nhiều HS sẽ nêu được các phản ứng hoá học của clo như tác dụng với kim loại , hiđro , nước , dung dịch kiềm … GV : Sau đây chúng ta sẽ cùng xem xét bản chất và vai trò của clo trong các phản ứng hoá học đó . GV sử dụng máy chiếu nêu yêu cầu với HS , tiến hành thí nghiệm Na , Fe tác dụng với clo như trong SGK . HS quan sát thí nghiệm , nêu hiện tượng , giải thích , viết các PTHH đã xảy ra theo hướng dẫn trong phiếu học tập . GV kiểm tra bài của HS , thảo luận về kết quả thí nghiệm , GV yêu cầu một HS lên bảng viết phương trình phản ứng và xác định bản chất của phản ứng , vai trò của clo trong phản ứng . Các HS khác hoàn thành yêu cầu của GV vào phiếu học tập . GV chữa bài của HS từ đó rút ra nhận xét : 1.Clo tác dụng mạnh với kim loại 2R0 + nCl20 à 2Rn+Cln1- (kim loại ) (muối clorua: hợp chất ion ) Chất khử chất oxi hoá phản ứng xảy ra nhanh , toả nhiều nhiệt kèm theo phát sáng . H S ghi bài vào vở . GV cho HS quan sát thí nghiệm mô phỏng phản ứng của Clo với hiđro . HS quan sát , nêu hiện tượng , giải thích , viết PTHH clo tác dụng với hidro, xác định bản chất của phản ứng , vai trò của clo trong phản ứng . Một HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV , các HS khác hoàn thành vào phiếu học tập . GV chữa bài của HS từ đó rút ra nhận xét : 2.Clo tác dụng mạnh với H2 H20 + Cl20 à 2H+Cl- as ( hợp chất cộng hoá trị ) Chất khử chất oxi hoá phản ứng xảy ra nhanh , kèm theo nổ mạnh khi tỉ lệ số mol Cl2:H2 = 1:1 HS ghi bài vào vở . GV sử dụng máy chiếu nêu yêu cầu với HS , tiến hành thí nghiệm lần lượt cho một mẩu giấy quì vào dung dịch clo và một mẩu giấy quì khô vào bình đựng khí clo . HS quan sát thí nghiệm , nêu hiện tượng , giải thích , viết PTHH theo hướng dẫn trong phiếu học tập . GV kiểm tra bài ghi của HS , HS thảo luận kết quả , GV yêu cầu 1 HS lên bảng viết PTHH xảy ra , xác định bản chất của phản ứng , vai trò của clo trong phản ứng và kết luận : 3. Clo tác dụng với H2O Cl20 + H2O HCl-1 + HCl+1O Axit clohiđric Axit hipoclorơ Cl0 à Cl-1 => Cl2 có tính oxi hoá . Cl0 à Cl+1 => Cl2 có tính khử . phản ứng thuộc loại tự oxi hoá -khử . -Trong nước clo có : Cl2 ( làm dd có màu vàng ) , HCl , HClO . -HCl+1O. không bền , có tính oxi hoá mạnh , phân huỷ chất màu nên clo ẩm hay dd clo có tính tẩy màu . GV : Viết PTHH của Cl2 tác dụng với NaOH , xác định bản chất của phản ứng , vai trò của clo trong phản ứng ? HS tiến hành tương tự như trên và rút ra kết luận phản ứng của clo với dung dịch kiềm cũng thuộc loại phản ứng tự oxi hoá , tự khử , clo vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử . Tương tự GV sử dụng máy chiếu nêu yêu cầu với HS , tiến hành thí nghiệm cho dung dịch clo tác dụng với dung dịch NaBr ,NaI . HS quan sát thí nghiệm , nêu hiện tượng , giải thích , viết PTHH theo hướng dẫn trong phiếu học tập . HS thảo luận kết quả thí nghiệm , GV yêu cầu 1 HS lên bảng viết PTHH xảy ra , xác định bản chất của phản ứng , vai trò của clo trong phản ứng và rút ra kết luận 4.Tác dụng với muối của các halogen khác : Cl20 + 2NaBr-1 à 2NaCl -1 + Br20 Cl20 + 2NaI-1 à 2NaCl -1 + I20 Chất oxi hoá mạnh chất khử chất oxi hoá yếu hơn GV sử dụng máy chiếu yêu cầu HS làm bài tập sau : 4. Clo còn tác dụng với nhiều chất khử khác . Hãy hoàn thành các PTHH sau đây : Cl2 + SO2 + H2O à ? Cl2 + FeCl2 à ? Một HS lên bảng hoàn thành PT và xác định số oxi hoá từ đó rút ra các phản ứng đều có bản chất là oxi hoá khử , clo là chất oxi hoá . Hoạt động 4 : Tổng kết và vận dụng GV sử dụng máy chiếu yêu cầu HS làm bài tập và tổng kết bài như phương án A . Tiết 2 : A – Phương án cơ bản Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập GV : Tiết học trước chúng ta đã biết độc tính của clo và những tính chất hoá học của clo , vậy sử dụng clo như thế nào để làm lợi cho con người ? clo được điều chế như thế nào trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp ? Bài học hôm nay của chúng ta tiếp tục nghiên cứu về đơn chất Cl2 . Hoạt đông 2 : ứng dụng của clo GV: Hãy cho biết các ứng dụng của clo ? HS tham khảo SGK trình bày các ứng dụng của Clo , thấy được clo có nhiều ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và kết luận được : -Clo là một trong số những hoá chất quan trọng nhất của nền công nghiệp hoá chất GV : clo là một hoá chất có tính độc tuy nhiên nếu hiểu biết đầy đủ về clo , sử dụng clo đúng mục đích thì clo là chất có lợi cho con người , ngược lại sẽ gây hại không nhỏ như : -Dùng clo làm vũ khí hoá học - Clo diệt trùng nước tốt , nhưng sử dụng clo để khử trùng nước trong bể bơi sau đó thải ra các nguồn nước trong tự nhiên sẽ gây chết các loài thuỷ sản , mặt khác một số loài khuẩn và tảo không bị diệt , ngày càng phát thiển gây ô nhiễm nguồn nước - Một số sản phẩm của clo như : Cacbon tetraclorua, dicloetan sau khi được sử dụng chất thải của chúng lại gây ô nhiễm môi trường - Chất Freon ( ClFCH2, Cl2F2C ) dùng làm chất tải lạnh trong các thiết bị làm lạnh dung môi cho một số mĩ phẩm dạng bình xịt.. đã và đang phá huỷ tầng ozon- tấm áo giáp bảo vệ trái đất…. Vậy khi sử dụng hoá chất chúng ta phải tìm hiểu đầy đủ tính chất lý hoá của chúng để sử dụng chúng sao cho có lợi cho chúng ta và không gây hại cho môi trường , bảo vệ lâu dài cho cuộc sống của chính chúng ta và các thế hệ tương lai . Hoạt động 3 : Trạng thái tự nhiên GV : Clo có 2 đồng vị bền là 1735Cl (75,77%) và 1737Cl (24,23%) Hãy tính nguyên tử khối trung bình của clo? GV: trong tự nhiên clo tồn tại chủ yếu là dạng hợp chất nào ? Cho VD ? Tại sao clo không tồn tại ở dạng đơn chất ? HS tham khảo SGK , liên hệ thực tế nêu được trạng thái tự nhiên của clo như SGK GV hướng dẫn HS liên hệ với bài học tiết trước , vì clo hoạt động hoá học rất mạnh , dễ dàng phản ứng với nhiều hoá chất nên không tồn tại dạng đơn chất trong tự nhiên . Hoạt động 4 : Điều chế . GV : Nguyên tắc điều chế clo là gì ? Dùng hoá chất nào để điều chế khí clo trong PTN ? Viết các PTHH dùng để điều chế clo ? HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi . GV : Quan sát hình 5.3 và cho biết tại sao lọc khí clo bằng dung dịch NaCl , dung dịch H2SO4 đặc ? Tại sao lại thu khí clo bằng phương pháp rời không khí ? HS thảo luận và trả lời câu hỏi . GV : Để sản xuất clo trong công nghiệp với lượng lớn , giá thành rẻ ta cần lấy nguyên liệu nào để điều chế clo? HS thấy ngay được nguồn nguyên liệu phải sẵn có và có nhiều trong tự nhiên đó là muối NaCl . GV : Nêu phương pháp điều chế clo từ NaCl trong công nghiệp và viết PTHH xảy ra ? HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi GV lưu ý cho HS : -H2 và Cl2 thu được ở 2 điện cực khác nhau nên không tác dụng với nhau . -Màng ngăn xốp ngăn giữa hai điện cực để Cl2 không tác dụng với NaOH . Hoạt đông 5 : tổng kết và vận dụng Học sinh làm bài tập 5 SGK trang 128 . GV giao bài tập về nhà : Hoàn thành grap bài clo . B. Phương án nâng cao Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập Như phương án A Hoạt đông 2 : ứng dụng của clo GV: Hãy cho biết các ứng dụng , và tác hại của clo ? GV yêu cầu 1 HS trong nhóm có bài chuẩn bị tốt nhất sử dụng máy tính , máy projector trình chiếu bài trình diễn đa phương tiện được chuẩn bị trước về ứng dụng và tác hại của clo và hợp chất . Cả lớp thảo luận chung , GV nhận xét , đánh giá bài trình diễn của HS , cuối cùng rút ra kết luận : -Clo là một trong số những hoá chất quan trọng nhất của nền công nghiệp hoá chất . -Clo và một số hợp chất của clo còn là chất độc , chất gây ô nhiễm môi trường . => Vậy khi sử dụng hoá chất ta phải hiểu đầy đủ tính chất lý hoá của chúng để sử dụng chúng sao cho có lợi và không gây hại cho môi trường , bảo vệ lâu dài cho cuộc sống của chính chúng ta và các thế hệ tương lai . Hoạt động 3 : Trạng thái tự nhiên Như phương án A . Hoạt động 4 : Điều chế . GV : Nguyên tắc điều chế clo là gì ? HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi . GV cho HS quan sát thí nghiệm mô phỏng điều chế khí clo trong phòng thhí nghiệm . HS quan sát và trả lời câu hỏi : 1.Dùng hoá chất nào để điều chế khí clo trong PTN ? Viết các PTHH dùng để điều chế clo ? 2.Tại sao lọc khí clo bằng dung dịch NaCl , dung dịch H2SO4 đặc ? 3. Tại sao lại thu khí clo bằng phương pháp rời không khí ? HS thảo luận và trả lời câu hỏi và ghi bài vào vở . GV : Đặt câu hỏi như phương án A . GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh phân xưởng điện phân sản xuất clo từ muối ăn tai Công ty hóa chất Việt Trì , cho HS quan sát hình ảnh thùng điện phân dung dịch NaCl bão hoà trong công nghiệp HS quan sát tham khảo SGK viết PTHH xảy ra . GV lưu ý cho HS về quá trình điện phân NaCl như phương án A . Hoạt đông 5 : tổng kết và vận dụng Như phương án A . Phiếu học tập bài clo ( tiết 1 ) I.Nghiên cứu tính chất vật lý của clo . -Trạng thái ? -Nặng hay nhẹ hơn không khí ? -Màu sắc ? -Độc hay không ? -Tính tan ? -Các tính chất khác ? II. Nghiên cứu tính chất hoá học 1.Nhận xét về cấu tạo : *Cấu hình electron của clo ở trạng thái cơ bản , trạng thái kích thích ? Số e độc thân ? *So sánh độ âm điện của clo với nguyên tố khác? 2.Từ cấu tạo , dự đoán tính chất hoá học của clo Clo có tính chất gì ? Vì sao ? Các phản ứng dùng để chứng minh tính chất hoá học của clo 3. Các phản ứng chứng minh tính chất hoá học của clo. Tên thí nghiệm Hiện tượng Giải thích , PTHH Na + Cl2 Fe + Cl2 H2 + Cl2 Quì tím + Cl2 khô Quì tím + dd Cl2 Cl2 + dd NaBr Cl2 + dd NaI * Kết luận về tính chất hoá học của clo: Grap tổng kết bài clo Cấu tạo Cấu hình e : CT e : CT CT : CTPT: Tính chất hoá học. - - - Kết luận: Tính chất vật lí Trạng thái: Mầu sắc: Khả năng tan: Tính độc: ứng dụng - - - Điều chế -Nguyên tắc: -Trong PTN +PTHH -Trong công nghiệp: +PTHH: Giáo án minh họa Bài: Hiđrosunfua 1.Mục tiêu: -Biết cấu tạo phân tử , tính chất vật lý , hoá học của H2S . -Hiểu được vì sao H2S lại có tính khử mạnh . Viết được các phương trình phản ứng chứng minh tính khử của H2S -Vận dụng các kiến thức được học giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường , có hành vi , thái độ với vấn đề ô nhiễm môi trường . 2. Nâng cao -Rèn kỹ năng làm việc với chất độc . -Biết liên hệ thực tế , thu thập thông tin về những vấn đề môi trường trên các phhương tiện thông tin . B.Chuẩn bị Hoá chất : FeS , dd Na2S , dd HCl , giấy quì tím , dd Pb(NO3)2 , 1 quả trứng thối . Dụng cụ : bình cầu , ống nghiệm , cốc thuỷ tinh , ống dẫn cao su . Bảng tính tan , một số tư liệu về tình hình ô nhiễm môi trường do H2S . C – Thiết kế các hoạt động học tập A – Phương án cơ bản Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập GV : Trong bài học trước , chúng ta đã nghiên cứu về lưu huỳnh vậy trong bài học này chúng ta cùng nghiên cứu về một hợp chất của lưu huỳnh đó là Hiđrosunfua . Hiđrosunfua có những tính chất lý , hoá học gì , trong thực tế Hiđrosunfua có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta ? Hoạt động 2 : Cấu tạo phân tử , tính chất vật lý GV yêu cầu HS viết cấu hình electron của S và H , giải thích liên kết hoá học trong phân tử Hiđrosunfua . HS làm việc cá nhân , thực hiện viết cấu hình electron của S , H , viết công thức electron , công thức cấu tạo , xác định loại liên kết hoá học , số oxi hoá của S và H trong H2S GV cho HS quan sát và ngửi mùi quả trứng thối và yêu cầu HS tham khảo SGK rút ra tính chất vật lý của H2S. Chú ý nhấn mạnh tính độc của H2S để giải thích hiện tượng ngộ độc khí H2S , GV có thể cung cấp thêm một số tư liệu về tính độc của H2S . VD : Thánh 11 năm 1950 , ở Mehico , một nhà máy ở Pozarica đã thải ra một lượng lớn H2S . Chỉ trong vòng 30 phút khí độc đó cùng với sương mù trắng của thành phố đã làm chết 22 người và khiến 320 người bị nhiễm độc . ..vv . Từ đó giáo dục cho HS có thái độ nghiêm túc , thận trọng khi làm việc với H2S và khi tiếp xúc với các nguồn H2S trong tự nhiên ( rác thải , khí bioga do phân huỷ chất thải động vật ) Hoạt động 3 : Tính chất hoá học GV: H2S có tính chất hoá học gì ? Gợi ý cho HS trong chương halogen , hợp chất của halogen với H là HX ( hiđrohalogenua ) có tính chất axit , H2S cũng là hợp chất của 1 phi kim với H tương tự như HX vậy nó sẽ có tính chất gì giống với HX . HS so sánh thành phần của HX với H2S từ đó rút ra H2S có tính axit . GV thông báo H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu ( yếu hơn H2CO3 ) gọi là axit sunfuhiđric . Cho HS làm bài tập sau Hoàn thành các PƯHH , gọi tên sản phẩm các phản ứng sau : H2S + NaOH à 1 mol 1 mol H2S + NaOH à 1 mol 2 mol H2S + PbNO3 à HS làm việc cá nhân , thực hiện các PTHH và rút ra nhận xét H2S có thể tạo thành hai loại muối : Muối axit , muối trung hoà . GV : Ngoài tính axit yếu , H2S còn có tính chất hoá học gì khác ? Hãy xem xét số oxi hoá của S trong H2S từ đó cho biết H2S có tính chất hoá học gì ? HS nhắc lại các số oxi hoá của S : -2 , 0 , +4 , +6 , từ đó nêu được S trong H2S có số oxi hoá thấp nhất vì vậy có những khả năng : S-2 à S0 S-2 à S+4 S-2 à S+6 Và dự đoán được H2S có tính khử . Phương trình chứng minh tính khử của H2S như H2S tác dụng với O2 không mới với HS ( đã học trong phần điều chế S – Bài lưu huỳnh ) nên nếu không đủ điều kiện thực hiện thí nghiệm , GV có thể tiến hành khai thác kiến thức cũ . Có thể tiến hành như sau : GV : Có thể dùng những phản ứng hoá học nào để chứng minh tính khử của H2S ? GV gợi ý cho HS về các chất oxi hoá đã học trong chương trình , một số các chất oxi hoá thông thường như : oxi , nước clo , nước brôm …vv HS tái hiện lại các phản ứng đã học như H2S tác dụng với O2 trong điều kiện thiếu không khí và nhiệt độ không cao lắm . Tiến hành phân tích vai trò của H2S trong phản ứng . GV : Hãy giải thích tại sao khi để dung dịch H2S để lâu ngày , tiếp xúc với không khí xuất hiện kết tủa vàng ? HS liên hệ với phần kiến thức vừa học giải thích hiện tượng . GV : Nếu lấy lượng O2dư và đun nóng ở nhiệt độ cao hơn , chúng ta có thể thu được sản phẩm gì ? HS tiến hành dự đoán , kết hợp với tham khảo tài liệu rút ra được H2S tác dụng với O2 trong điều kiện O2 dư , ở nhiệt độ cao GV : Clo có thể oxi hoá H2S thành H2SO4 . Vậy sẽ xảy ra hiện tượng gì khi dẫn khí H2S vào bình đựng nước clo ? Viết phương trình phản ứng . HS tham khảo tài liệu dự đoán hiện tượng , xác định sản phẩm , viết phương trình phản ứng và phân tích vai trò của H2S Nếu có điều kiện GV tiến hành thí nghiệm điều chế H2S từ FeS với HCl , đốt H2S trong O2dư và O2 thiếu. HS quan sát , nêu hiện tượng , giải thích và viết phương trình phản ứng vào phiếu học tập được thiết kế như sau : Tên thí nghiệm Hiện tượng Giải thích , PTHH H2S + O2 ( thiếu ) H2S + O2 ( dư ) GV tổ chức cho HS thảo luận chung từ đó khẳng định về tính khử của H2S . GV có thể chốt kiến thức cho HS dưới dạng sơ đồ S0 Tuỳ thuộc bản chất , ( bột vàng ) S-2 S+4 ( Khí SO2 ) nhiệt độ phản ứng ( H2S ) nồng độ chất oxi hoá , S+6 ( H2SO4 ) Chất khử mạnh Hoạt động 4 : Trạng thái tự nhiên , điều chế HS tham khảo tài liệu từ đó rút ra trạng thái tự nhiên của H2S . GV có thể cung cấp thêm tư liệu về lượng H2S sản sinh trong tự nhiên , VD : Người ta ước tính các chất hữu cơ trên trái đất sản sinh khoảng 33 tấn H2S hàng năm . Trong số đó một lượng lớn từ rác do con người thải vào môi trường , H2S là hoá chất gây ô nhiễm môi trường nặng nề , nó có thể gây độc trực tiếp , phần lớn chuyển thành SO2 gây ra hiện tượng mưa axit . GV : Theo các em làm thế nào để giảm lượng H2S thải vào môi trường ? Các nhóm HS đề xuất các phương án , G V nhận xét và kết luận chung : Trong công nghiệp , các khí thải độc hại phải được sử lý và tái chế . Các chất hữu cơ , rác thải sinh hoạt phải được thu gom và có biện pháp sử lý tránh gây ô nhiễm môi trường GV : Khí H2S là hoá chất độc hại đối với con người nên người ta không điều chế nó trong công nghiệp mà chỉ điều chế một lượng nhỏ trong phòng thí nghiệm nhằm nghiên cứu tính chất lý , hoá học của nó . Hãy trình bày phương pháp hoá học điều chế H2S ? HS đã được quan sát thí nghệm điều chế H2S trong nội dung trên , dễ dàng nêu được nguyên tắc điều chế H2S là : Đun nóng muối sunfua ( FeS ) với dung dịch axit mạnh ( HCl ) và viết phương trình phản ứng . Một số HS có thể đặt vấn đề : tại sao người ta không điều chế H2S bằng cách cho H2 tác dụng với S ở nhiệt độ cao ? GV nên hướng cho HS tìm nhiều phương án cho 1 vấn đề , nhằm giúp cho HS phát triển tư duy , không nhất thiết gò ép theo một phương án duy nhất . Hoạt động 6 : Tính chất của muối sunfua GV cho HS sử dụng bảng tính tan để rút ra nhận xét về tính tan của muối sunfua HS sẽ nêu được muối sunfua của kim loại kiềm , Bari , canxi tan trong nước , còn lại không tan . GV cho HS nhận xét về muối không tan trong nước PbS và FeS . nhấn mạnh cho HS PbS tồn tại trong dung dịch axit còn FeS không tồn tại trong dung dịch axit từ đó rút ra muối sunfua không tan có hai loại Loại không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng : FeS , ZnS … Loại không tan trong nước và không tan trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng : PbS,CuS, Ag2S, HgS Một số HS cũng có thể phát hiện ra một số muối sunfua không tồn tại trong nước như Al2S3 , GV nên giải thích cho HS bằng phản ứng thuỷ phân . HS tham khảo SGK nêu màu sắc của một số muối sunfua . GV : Muốn nhận biết gốc sunfua có thể dùng hoá chất nào ? HS dựa vào tính chất hoá học của H2S và muối sunfua nêu thuốc thử nhận ra H2S . HS có thể nêu nhiều thuốc thử , GV giới thiệu cho HS thuốc thử thông thường để nhận ra gốc sunfua là dung dịch Pb(NO3)2 do tạo kết tủa màu đen , không tan trong axit loãng như HCl , H2SO4 , HNO3 . Hoạt động 7 : Tổng kết và vận dụng GV có thể tổng kết bài theo grap : Muối sunfua , nhận biết gốc sunfua *Muối sunfua *Điều chế H2S từ muối sunfua *Nhận biết gốc sunfua Cấu tạo phân tử H2S CTCT Số oxi hoá của S : Tính chất vật lý , trạng thái tự nhiên *Tính chất vật lý -Trạng thái -Màu sắc -Mùi -Tính tan -Tính độc *Trạng thái tự nhiên Tính chất hoá học Tính axit yếu 2. Tính khử ô nhiễm không khí do H2S *Nguồn gây ô nhiễm : *Giải pháp làm giảm lượng H2S thải ra môi trường : HS làm bài tập số 1 , 2 trong SGK trang 190 , 191 . B – Phương án nâng cao Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập Như phương án A Hoạt động 2 : Cấu tạo phân tử , tính chất vật lý GV sử dụng máy chiếu đưa ra các yêu cầu với HS có thể thiết kế như sau Nghiên cứu cấu tạo phân tử Hiđrosunfua CTPT CT electron CTCT Liên kết hoá học : Số oxi hoá của S HS làm việc cá nhân , thực hiện viết cấu hình electron của S , H , viết công thức electron , công thức cấu tạo , xác định loại liên kết hoá học , số oxi hoá của S và H trong H2S . GV tiến hành kiểm tra và chữa bài một số HS và đưa ra kết luận về cấu tạo phân tử theo như thiết kế trên . GV hướng dẫn HS nghiên cứu tính chất vật lý như phương án A Hoạt động 4 : Tính chất hoá học GV tổ chức chia nhóm tiến hành nghiên cứu tính chất hoá học của H2S GV sử dụng máy chiếu đặt câu hỏi : H2S có tính chất hoá học gì ? Nguyên nhân gây ra tính chất hoá học đó ? Các nhóm HS thảo luận dưới sự dẫn dắt của GV : GV : Hãy so sánh thành phần của H2S với HCl ? Khi hoà tan H2S trong nước ta sẽ được dung dịch có tính chất gì ? HS đã nghiên cứu về tính chất hoá học của HCl và đã được giới thiệu sơ qua về hợp chất với Hiđro của các nguyên tố trong nhóm oxi sẽ nêu được dung dịch H2S có tính axit và là axit yếu GV sử dụng máy chiếu nêu yêu cầu HS làm bài tập được thiết kế như sau : Tính axit yếu : Viết các các PƯHH , gọi tên sản phẩm các phản ứng sau : H2S + NaOH à 1 mol 1 mol H2S + NaOH à 1 mol 2 mol à H2S có thể tạo thành mấy loại muối ? GV: Hãy nhận xét về số oxi hoá của các nguyên tố trong các PƯHH trên ? HS xác định số oxi hoá của các nguyên tố và nêu được số oxi hoá của các nguyên tố không hề thay đổi . GV nên cho HS có nhận xét này để nhấn mạnh cho HS về tính khử của H2S có kèm theo sự thay đổi số oxi hoá . GV : Ngoài tính axit yếu , H2S còn có tính chất hoá học gì khác ? Hãy xem xét số oxi hoá của S trong H2S từ đó cho biết H2S có tính chất hoá học gì ? HS nhắc lại các số oxi hoá của S : -2 , 0 , +4 , +6 , từ đó nêu được S trong H2S có số oxi hoá thấp nhất vì vậy có những khả năng : S-2 à S0 S-2 à S+4 S-2 à S+6 Và dự đoán được H2S có tính khử . GV : Sau đây chúng ta cùng ngiên cứu xem H2S có những tính chất hoá học như ta dự đoán không ? GV biểu diễn thí nghiệm điều chế H2S từ FeS với HCl , đốt H2S trong O2dư và O2 thiếu . Các nhóm HS quan sát , nêu hiện tượng , giải thích và viết phương trình phản ứng vào phiếu học tập được thiết kế như sau : Tên thí nghiệm Hiện tượng Giải thích , PTHH H2S + O2 ( dư ) H2S + O2 (thiếu) GV tổ chức cho HS thảo luận chung từ đó khẳng định về tính khử của H2S . 2. Tính khử : *Do S trong H2S có số oxi hoá thấp nhất là -2 nên có thể bị oxi hoá thành S0 , S+4, S+6 . *Các phản ứng chứng minh tính khử của H2S - Thí nghiệm 1 : Đốt cháy H2S ngoài không khí +Hiện tượng : H2S cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt +Giải thích : H2S tác dụng với O2 trong không khí tạo thành các chất khí +PTHH : 2H2S-2 + 3O20 à 2H2O-2 + 2S+4O2 -Thí nghiệm 2: H2S cháy trong không khí ở nhiệt độ thấp +Hiện tượng : H2S cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt tạo thành chất bột vàng +Giải thích : H2S tác dụng với O2 trong không khí ở nhiệt độ thấp tạo S +PTHH : 2H2S-2 + O20 à 2H2O-2 + 2S0 GV sử dụng máy chiếu yêu cầu HS làm bài tập được thiết kế như sau Hãy giải thích hiện tượng sau , viết phương trình phản ứng xảy ra : -Dung dịch H2S tiếp xúc với không khí , nó dần trở nên vẩn đục màu vàng . -Dẫn khí H2S vào dung dịch Clo ( màu vàng ) thấy dung dịch bị mất màu , sản phẩm được xác định có H2SO4. HS tiến hành thảo luận nhóm , giải thích và viết PTPƯ , khẳng định tính khử của H2S . GV chữa bài cho HS Và đưa ra đáp án đúng : -Dung dịch H2S tiếp xúc với không khí , nó dần trở nên vẩn đục màu vàng . Giải thích : do O2 trong không khí đã oxi hoá H2S thành S tự do PTHH : 2H2S-2 + O20 à 2H2O-2 + 2S0 -Dẫn khí H2S vào dung dịch Clo ( màu vàng ) thấy dung dịch bị mất màu , sản phẩm được xác định có H2SO4. Giải thích : do nước clo có tính oxi hoá mạnh đã oxi hoá H2S thành H2SO4 PTHH : : H2S-2 + 4Cl20 + 4H2Oà H2S+6O4 + 8HCl-1 Cuối cùng GV chốt lại lên bảng sơ đồ : 2. Tính khử mạnh : S0 ( bột vàng ) S-2 S+$ ( khí SO2) ( H2S) S+6 ( H2SO4 ) Chất khử mạnh Tuỳ thuộc bản chất , nồng độ chất oxi hoá , nhiệt độ . GV quay trở lại câu hỏi ban đầu : Tính chất hoá học của H2S là gì ? Nguyên nhân gây ra tính chất hoá học đó ? HS nhận xét và tổng kết được tính chất hoá học của H2S là tính axit yếu và tính khử mạnh , nêu được nguyên nhân gây ra tính axit ( do H+ ) và nguyên nhân tính khử ( do S-2). Hoạt động 4 : Trạng thái tự nhiên , điều chế Như phương án A Hoạt động 5: Tính chất của muối sunfua GV biểu diễn thí nghiệm cho dung dịch Na2S tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 , gạn lấy kết tủa nhỏ thêm vài giọt HCl . GV yêu cầu HS chú ý vào : -Trạng thái của Na2S , của sản phẩm tạo thành (PbS). -Màu sắc kết tủa . HS quan sát hiện tượng thí nghiệm , giải thích , viết PTPƯ . GV : Cho biết tính tan của muối Na2S , PbS , FeS ? Màu sắc của các muối đó ? HS nêu được : -Na2S tan trong nước , dung dịch thu được không màu . -FeS không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit HCl , H2SO4 loãng , có màu đen . -PbS không tan trong nước , không tan trong dung dịch axit HCl , H2SO4 loãng , có màu đen . V. Tính chất của muối sunfua : *Tính tan : - Muối sunfua của KL nhóm IA, IIA tan trong nước , tan trong axit .VD : Na2S Na2S + 2HCl à 2NaCl + H2S -Muối sunfua không tan trong nước có hai loại : + Muối sunfua không tan trong nước , không tan trong axit HCl ,H2SO$ loãng. VD : PbS , CuS … +Muối sunfua không tan trong nước , tan trong axit HCl ,H2SO$ loãng. VD : FeS , ZnS … FeS + 2HCl à FeCl2 + H2S *Màu sắc : CuS ,FeS , Ag2S ,PbS màu vàng . CdS màu vàng … GV sử dụng máy chiếu tổng kết về tính tan và màu sắc của muối sunfua : GV : Muốn nhận biết gốc sunfua có thể dùng hoá chất nào ? HS dựa vào tính chất hoá học của H2S và muối sunfua nêu thuốc thử nhận ra H2S . HS có thể nêu nhiều thuốc thử , GV giới thiệu cho HS thuốc thử thông thường để nhận ra gốc sunfua là dung dịch Pb(NO3)2 do tạo kết tủa màu đen , không tan trong axit loãng như HCl , H2SO4 , HNO3 . Hoạt động 6 : Tổng kết và vận dụng GV có thể tổng kết bài theo grap tương tự phương án A hoặc cho HS làm bài tập số 3 , 4 SGK trang 180. Chương V PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ I.MỤC TIấU: Học xong phần này bạn cần đạt được những mục tiờu sau: Biết vận dụng kiến thức về lớ luận dạy học đại cương để nghiện cứu cỏc PPDH phần Hoỏ Học Hữu cơ Hiểu cỏc nguyờn tắc và lựa chọn cỏc PPDH cú hiệu quả cao. Lựa chọn cỏc nội dung phự hợp trong việc thiết kế bài dạy Hoỏ Học Hữu cơ cụ thể NHỮNG NGUYấN TẮC DẠY HỌC PHẦN HOẤ HỌC HỮU CƠ I. Nguyên tắc sư phạm 1. Đảm bảo tính liên tục trong nghiên cứu các chất vô cơ - hữu cơ. Thấy rõ các chất vô cơ và hữu cơ có mối liên quan với nhau. 2. Chú trọng vận dụng kiến thức lý thuyết trong quá trình nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ thể: - Xuất phát từ sự phân tích thành phần, cấu tạo phân tử, ảnh hưởng của các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử đến khả năng phản ứng, loại phản ứng, cơ chế phản ứng, các dạng sản phẩm tạo ra... - Từ đặc điểm cấu tạo phân tử các chất hữu cơ dự đoán tính chất hóa học. - Vận dụng cơ sở lí thuyết, qui tắc để giải thích quá trình phản ứng, cơ chế phản ứng... 3, Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học: như, công thức cấu tạo, công thức tổng quát, danh pháp hóa học. 4. Chú ý liên hệ củng cố và phát triển khái niệm cũ có liên quan. 5. Chú ý thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. II. Phương pháp dạy học 1) – Phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu chất hữu cơ là phương pháp suy diễn hay diễn dịch. - Nghiên cứu theo dãy đồng đẳng; nghiên cứu kĩ một chất tiêu biểu suy ra tính chất cơ bản của các chất khác trong dãy. 2) Khi sử dụng các chất tiêu biểu trong dãy đồng đẳng sử dụng phương pháp qui nạp. 3) Tăng cường sử dụng thí nghiệm, phương tiện trực quan. 4) Sử dụng phương pháp so sánh để khắc sâu kiến thức. 5) Luyện tập khả năng vận dụng kiến thức về cấu tạo chất hữu cơ để tìm hiểu bản chất biến đổi của các chất hữu cơ. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU í VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ MỘT SỐ GIÁO ÁN CỤ THỂ Bài 55: Axit cacboxylic (2 tiết) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức .Học sinh hiểu định nghĩa, phân loại, danh pháp, cấu trúc nhóm cacboxyl, liên kết hiđro ở axit cacboxylic, tính chất hoá học và phương pháp điều chế axit cacboxylic. . Hiểu mối liên hệ giữa cấu trúc của nhóm cacboxyl và liên kết hiđro ở axit cacboxylic với tính chất vật lý và tính chất hoá học của chúng. . Biết tính chất vật lý và ứng dụng của axit cacboxylic. 2. Kỹ năng *Giáo viên giúp học sinh rèn các kỹ năng: . Đọc tên đúng và viết đúng công thức. Nhìn vào công thức cấu tạo biết phân loại đúng. . Vận dụng cấu trúc để hiểu đúng tính chất vật lý, tính chất hoá học và giải đúng bài tập. . Nhận xét số liệu thống kê, đồ thị để rút ra qui luật của một phản ứng. . Vận dụng tính chất hoá học để định ra cách điều chế, cách nhận biết. II. Chuẩn bị *Giáo viên . Tranh phóng to hình 10.4 trang 243 SGK . Phiếu học tập + Phiếu học tập 1 Câu1: Từ axit hữu cơ quen thuộc là axit axetic hãy xây dựng dãy đồng đẳng của axit no, đơn chức,mạch hở? Câu2: Từ tên gọi của CH3COOH hãy cho biết cách gọi tên của axit hữu cơ? Câu 3: Hãy cho biết các phân tử axit axetic có liên kết hiđro hay không? Câu4: Ôn tập lại hằng số axit và tính chất hoá học của axit. + Phiếu học tập 2 Câu1: Ôn tập tính chất hoá học của axit axetic đã học ở lớp 9. Câu2: Em biết gì về phản ứng thuận nghịch? Câu3: Xem xét hình 10.4 trang 243 [SGK], hình vẽ đó cho em biết điều gì? + Phiếu học tập 3 Bài điều tra kiến thức Họ tên học sinh : Lớp : Trường :************************************************************* Câu1. Chọn định nghĩa đúng A. Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacbonyl liên kết trực tiếp với gốc hiđrocacbon. B. Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl liên kết trực tiếp với gốc hiđrocacbon. C. Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro. D. Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl liên kết trực tiếp với gốc hiđrocacbon no. Câu2. Ghép tên chất với công thức cấu tạo cho đúng Công thức Tên gọi 1 CH3CH2CH2CH2COOH a Axit benzoic 2 CH3CH=CHCOOH b Axit axetic 3 CH3C(CH3)2COOH c Axit 3-metylbutanoic 4 HOOCCH2COOH d Axit pentanoic 5 C6H5COOH e Axit metacrylic 6 (CH3)2CHCH2COOH f Axit 2,2-đimetylpropanoic 7 CH2=C(CH3)COOH g Axit but-2-enoic 8 CH3COOH h Axit maloic 1…….; 2…….; 3…….; 4…….; 5…….; 6…….; 7…….; 8…….; Câu3. Cho biết sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl (-COOH), (dùng các mũi tên thẳng và cong) Câu4. Cho dãy axit sau ClCH2CH2CH2COOH (I), CH3CHClCH2COOH (II), CH3CH2CHClCOOH(III), CH3CH2CH2COOH (IV). Cho biết thứ tự sắp xếp (theo chiều giảm dần tính axit) nào sau đây là đúng A. I > II > III > IV C. II > IV > I > III B. IV > I > III > II D. III > II > I > IV Câu 5. Phản ứng este hoá nào được viết sau đây là chính xác nhất Câu6. Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau đây CH3CH2CH3(I), CH3COCH3(II), CH3CH2COOH(III), CH3CH2CHO(IV), CH3CH2CH2OH(V). ................................................................................................................... * Học sinh Chuẩn bị các câu hỏi trong phiếu học tập1 (tiết 1); phiếu học tập 2 (tiết 2) III. Nội dung bài học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ . Kiểm tra bài cũ trong lúc học bài mới 2. Nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng *Hoạt động 1 [?] Cho một số ví dụ về axit hữu cơ mà em biết? [?] Các hợp chất này có đặc điểm cấu tạo nào giống nhau? [?] Định nghĩa axit cacboxylic là gì? *Hoạt động 2 [?] Các hợp chất ở phần ví dụ có điểm gì khác nhau? Từ đó hãy phân loại các axit cacboxylic? *Hoạt động 3 [?] Em biết được những tên axit hữu cơ nào? -Giáo viên đưa thêm tên một số axit có trong các loại quả thường gặp ví dụ ở bài tập 3 trang 245 [SGK] và yêu cầu học sinh nhận xét về tên thông thường. Từ đó chuyển tiếp sang tên thay thế. *Hoạt động 4 [?] Yều cầu học sinh đọc qui tắc trong trang 240 [SGK] và vận dụng vào đọc tên một số axit sau: [?] Xem bảng 10.1 trang 241 [SGK] và dựa vào qui tắc đọc tên rượu, anđehit đã biết để gọi tên axit sau: *Hoạt động 5 [?] Giáo viên dựa vào sự phân cực ở nhóm -OH, nhóm -CO học sinh đã học ở bài ancol và bài anđehit để phân tích sự phân cực ở nhóm -COOH. Từ đó rút ra hệ quả trong trang 241 [SGK]. *Hoạt động 6 [?] So sánh nhiệt độ sôi của axit propanoic với các chất cùng số nguyên tử cacbon trong bảng [?] Giải thích vì sao nhiệt độ sôi của axit lại cao như vậy? [?] Cho biết trạng thái tồn tại của các axit cacboxylic, mùi vị đặc trưng và độ tan trong nước của chúng? [?] Giải thích vì sao các axit đầu dãy đồng đẳng tan vô hạn trong nước? *Hoạt động 7 [?] Cho biết biểu thức tính hằng số phân ly của axit? Giá trị Ka cho ta biết điều gì? [?] Xem xét 2 dãy axit trang 242 [SGK], nhận xét về sự biến đổi lực axit trong dãy? [?] Giải thích vì sao lực axit lại biến đổi như vậy? Từ đó rút ra kết luận chung? [?] Làm bài tập 6a trang 245 [SGK]. [?] Dựa vào giá trị Ka của các axit cacboxylic (trang 242 [SGK]) và giá trị Ka1 của H3PO4 (trang 81 [SGK]) cho biết axit cacboxylic là axit yếu hay mạnh? [?] Nhắc lại tính chất của axit và làm bài tập 5a/245 *Củng cố: Viết công thức cấu tạo và gọi tên IUPAC các đồng phân axit có công thức C5H10O2. - Gợi ý: Từ công thức phân tử cho biết C5H10O2 thuộc loại axit gì? * Bài tập về nhà: Bài tập 1,3,4,5b,6b,7 trang 245 [SGK] I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp 1. Định nghĩa *Ví dụ *Định nghĩa: trang 240 [SGK] nhóm cacboxyl, viết gọn là -COOH 2. Phân loại -Dãy axit no đơn chức hay còn gọi là dãy đồng đẳng của axit fomic: H-COOH, CH3-COOH, C2H5-COOH, …, CnH2n+1-COOH (n³0) hay CmH2mO2 (m=n+1). 3. Danh pháp a. Tên thông thường axit fomic (axit kiến) axit axetic (axit dấm) b. Tên thay thế Tên axit = axit + tên hiđrocacbon tương ứng (kể cả cacbon của nhóm -COOH)+ oic axit metanoic axit etanoic axit 2-metylpropanoic axit propenoic axit 2-metylpropenoic axit benzoic axit etanđioic axit 2-metylbut-3-enoic II. Cấu trúc và tính chất vật lý 1. Cấu trúc 2. Tính chất vật lý Chất Nhiệt độ sôi (0C) CH3CH2CHO 48 CH3COCH3 56 CH3CH2CH2OH 97,2 CH3CH2COOH 141,1 *Nhận xét: Nhiệt độ sôi của axit lớn hơn nhiệt độ sôi của ancol, anđehit, xeton có cùng số nguyên tử cacbon. *Giải thích: -Do phân tử axit có hơn một nhóm phân cực. Do có sự tạo thành liên kết hiđro giữa các phân tử axit Dạng polime Dạng đime III. Tính chất hoá học 1. Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế R-COOH + H2O R-COO- + H3O+ * Ka là mức đo lực axit, Ka càng lớn lực axit càng mạnh và ngược lại. *Dãy 1: Ka giảm dần đ lực axit giảm dần *Dãy 2: Ka tăng dần đ lực axit tăng dần *Kết luận: Lực axit của axit cacboxylic phụ thuộc vào cấu tạo của nhóm nguyên tử liên kết với nhóm cacboxyl. *Axit cacboxylic là axit yếu nhưng vẫn có đầy đủ tính chất của axit. - Làm hồng quì tím. - Tác dụng với kim loại mạnh 2CH3COOH + Mg đ (CH3COO)2Mg + H2 -Tác dụng với bazơ CH3COOH + NaOH đ CH3COONa + H2O - Tác dụng với muối 2CH3COOH + CaCO3 đ (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O Bài 50: Ancol (2 tiết) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức . Học sinh hiểu định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết hiđro, tính chất hoá học và điều chế ancol. . Biết tính chất vật lý, ứng dụng của ancol. 2. Kỹ năng . Rèn kỹ năng từ tên gọi viết được công thức cấu tạo và ngược lại. . Viết đúng công thức đồng phân của ancol. . Vận dụng liên kết hiđro để giải thích tính chất vật lý của ancol. . Vận dụng tính chất hoá học để giải đúng các bài tập. II. Chuẩn bị * Giáo viên . Thí nghiệm của etanol với Na . Thí nghiệm của glixerol, etanol với Cu(OH)2 . Các phiếu học tập + Phiếu học tập 1 Câu1: Từ ancol quen thuộc C2H5OH, hãy xây dựng dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở. Câu 2: Từ tên gọi của ancol C2H5OH hãy cho biết cách gọi tên các ancol? Câu 3: Xem xét kĩ bảng 9.3 trang 218 [SGK], từ bảng số liệu đó cho em biết gì về tính chất vật lí của ancol? Câu 4: Xem xét kĩ bảng 9.4 trang 219 [SGK] từ bảng số liệu đó em có thể rút ra kết luận gì? Câu 5: So sánh mô hình phân tử của nước và etanol ở hình 9.4 trang 220 [SGK]. + Phiếu học tập 2 Câu1: Ôn tập lại phần tính chất hoá học của ancol etylic đã học ở lớp 9. Câu 2: Xem xét kĩ hình 9.5 trang 220 [SGK]. Nhìn vào hình vẽ đó nêu cách tiến hành thí nghiệm etanol tác dụng với natri? Câu 3: Xem xét 3 ống nghiệm trang 221 [SGK], nêu cách tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm? Câu 4: Đọc phần thí nghiệm 2 bài 53 trang 231 [SGK] và cho biết cách tiến hành thí nghiệm của glixeron, etanol với đồng (II) hiđroxit. + Phiêu học tập 3 Câu 1: Cho các câu sau: a. Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hiđroxyl liên kết với vòng benzen. b. Tên IUPAC của ancol đơn chức được cấu tạo từ tên của hiđrocacbon + chỉ số vị trí nhóm -OH + ol. c. Những chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hiđroxyl -OH liên kết với gốc hiđro cacbon đều thuộc loại hợp chất ancol. d. Acol có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm -OH trong mạch cacbon. e. Ancol tác dụng với natri tạo thành ancolat và giải phóng hiđro. Những câu đúng là A, B, C, hay D? A. a,b,d,e C. b, c, d,e B. b, d, e D. a, b, c Câu 2: Ghép tên chất với công thức cấu tạo sao cho thích hợp Tên chất Công thức cấu tạo 1 Ancol isoamylic A CH2=CHCH2OH 2 Xiclohexanol B CH3CH(CH3)CH2OH 3 But-3-en-1-ol C (CH3)2CHCH2CH2OH 4 Ancol isobutylic D (CH3)2CHOHCH2CH2CH3 5 2-Metylhexan-3-ol E CH2OHCH2OHCH2OH 6 propan-1,2,3-triol F CH2=CHCH2CH2OH 7 ancol anlylic Thứ tự ghép: 1……..; 2……; 3……….; 4………; 5………; 6……… Câu 3: Ancol C4H10O có mấy đồng phân cấu tạo: A. 3 C. 5 B. 4 D. 6 Câu 4: So sánh nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của các cặp chất sau đây và giải thích sơ bộ. a. C2H5OH và C2H5OCH3 b. CH3F và CH3OH + Phiếu học tập 4 Câu1:Sản phẩm chính của phản ứng tách nước của pentan-2-ol là: A.CH2=CHCH2CH2CH3 C. CH3CH=CHCH2CH3 B. CH3CH2 CH2 CH2CH3 D. CH3CH=CHCH3 Câu 2: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất sau: butan-1,4-điol; pent-1-en-4-ol; etylen glicol. Câu3: Trong công nghiệp glixerol được điếu chế như sau: Propen tác dụng với clo ở 4500C thu được 3-clopropen; cho 3-clopropen tác dụng với clo trong nước thu được 1,3-điclopropan-2-ol; thuỷ phân 1,3-điclopropan-2-ol bằng dung dịch xút thu được glixerol. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra. * Học sinh Chuẩn bị các câu hỏi trong phiếu học tập 1 (tiêt1), phiếu học tập 2 (tiết 2). III. Nội dung bài học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ Ghi rõ điều kiện để các phản ứng sau xảy ra; viết phương trình hoá học: C2H5Cl + NaOH đ CH2= CHCH2Cl + NaOH đ C6H5Cl + NaOH đ CH2=CHCl + NaOH đ 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng *Hoạt động 1 [?] Xem xét các hợp chất ở bảng 9.2 trang 217 [SGK] và cho biết các hợp chất hữu cơ này có điểm gì giống nhau? [?] Ancol là gì? [?] Xây dựng dãy đồng đẳng của ancol etylic? [?] Có thể gọi là dãy đồng đẳng của metanol được không? *Hoạt động 2 [?] Phân tích bảng 9.2 trang 217 [SGK] và cho biết ancol được chia làm mấy loại? *Hoạt động 3 [?] Có mấy ancol ứng với công thức CH3OH, C2H5OH và C3H7OH? [?] Viết công thức cấu tạo các ancol đồng phân có công thức: C4H10O? [?] Như vậy ancol có mấy loại đồng phân? *Hoạt động 4 [?] Xem xét qui tắc gọi tên gốc chức và gọi tên một số ancol sau? [?] Gọi tên gốc chức các ancol đồng phân có công thức C4H10O ở trên? *Hoạt động 5 [?] Xem xét qui tắc gọi tên thay thế và gọi tên một số ancol sau? * Lưu ý - Mạch chính là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm OH - Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm OH hơn [?] Gọi tên thay thế các ancol đồng phân có công thức C4H10O ở trên? *Hoạt động 6 [?] Xem xét kỹ bảng 9.3 trang 218 [SGK], cho biết trạng thái, màu sắc và độ tan của các ancol? *Hoạt động 7 [?] Xem xét kỹ bảng 9.4 trang 219, so sánh phân tử khối, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của metanol với các chất còn lại? [?] Giải thích vì sao nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan trong nước của ancol lớn hơn hiđrôcacbon, dẫn xuất halogen hoặc ete? [?] Hướng dẫn học sinh viết liên kết hiđro giữa các phân tử nước, các phân tử ancol và giữa các phân tử nước với các phân tử ancol? [?] Liên kết hiđro có ảnh hưởng gì đến tính chất vật lý? [?] Giải thích vì sao từ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước? Khi số nguyên tử cacbon tăng thì độ tan giảm? -Gợi ý: Dựa vào mô hình phân tử nước và etanol hình 9.4 trang 220 [SGK] * Củng cố: Học sinh làm bài tập trong phiếu học tập 3. Bài tập về nhà: 1-5 trang 223, 224 [SGK]. I. Định nghĩa - phân loại - đồng phân - danh pháp 1. Định nghĩa * Định nghĩa: trang 217 [SGK]. C2H5OH, CH3OH, C3H7OH…Dãy đồng đẳng của ancol etylic hay dãy các ancol no, đơn chức, mạch hở. Công thức chung CnH2n+1OH hay CnH2n+2O (n nguyên, n³1). 2. Phân loại - Theo cấu tạo gốc hiđrocacbon: ancol no, ancol không no, ancol thơm, hay theo bậc của ancol (bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm OH): ancol bậc 1, bậc 2, bậc 3. - Theo số lượng nhóm hiđroxyl: ancol đơn chức và ancol đa chức. 3. Đồng phân C3H7OH có 2 công thứ cấu tạo: CH3CH2CH2OH ancol propylic propan-1-ol CH3CHOHCH3 ancol isopropylic propan-2-ol ancol butylic butan-1-ol ancol sec-butylic butan-2-ol ancol isobutylic 2-metylpropan-1-ol ancol tert-butylic 2-metylpropan-2-ol *Nhận xét: ancol có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức. 4. Danh pháp a. Tên gốc chức Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic Ví dụ: CH3OH : ancol metylic CH3CH2OH : ancol etylic CH2=CHCH2OH : ancol anlylic C6H5CH2OH : ancol benzylic b. Tên thay thế Tên hiđrocacbon tương ứng + số chỉ vị trí nhóm OH + ol Ví dụ: CH3OH : metanol CH3CH2OH : etanol: etan-1,2-điol propan-1,2,3-triol (etylen glicol) (glixerol) 3,7-đimetyloct-6-en-1-ol (xitronelol) II. Tính chất vật lý và liên kết hiđro của ancol 1. Tính chất vật lý trang 219 [SGK] 2. Liên kết hiđro *Nhận xét: nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan trong nước của ancol lớn hơn hiđrôcacbon, dẫn xuất halogen hoặc ete. a. Khái niệm về liên kết hiđro *Nguyên tử H mang một phần điện tích dương (d+) của nhóm -OH này khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích âm (d-) của nhóm -OH kia thì tạo thành một liên kết yếu gọi là liên kết hiđro, biểu diễn bằng dấu … Ví dụ: - Liên kết hiđro giữa các phân tử nước: - Liên kết hiđro giữa các phân tử ancol: - Liên kết hiđro giữa các phân tử ancol với các phân tử nước: b. ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lý - Làm tăng nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước của các ancol. Bài 50: Ancol (2 tiết) Tiết 2 1. Kiểm tra bài cũ Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ancol đồng phân có công thức phân tử là C5H12O? * Giáo viên hướng dẫn: [?] Có mấy mạch cacbon hở có chứa 5C? [?] Viết các đồng phân ancol có công thức C5H12O ứng với mạch không nhánh, mạch một nhánh và mạch hai nhánh ở trên ? 2. Nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng * Phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử ancol *Hoạt động 1 [?] Giáo viên hướng dẫn nhóm học sinh làm thí nghiệm: Na tác dụng với C2H5OH. Yêu cầu học sinh quan sát, nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng ? - Giáo viên phân tích thí nghiệm hình 9.5 trang 220 [SGK] và kết luận. [?] Viết phương trình phản ứng tổng quát? *Hoạt động 2 [?] Giáo viên hướng dẫn học sinh làm song song 2 thí nghiệm: glixerol và etanol tác dụng với Cu(OH)2. yêu cầu học sinh quan sát, so sánh hiện tượng ở 2 thí nghiệm và rút ra nhận xét? -Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phương trình phản ứng. *Hoạt động 3 [?] Học sinh xem xét kỹ hình vẽ trang 221 [SGK], rút ra nhận xét và viết phương trình phản ứng? [?] Viết các phương trình phản ứng khi cho etanol tác dụng với HBr? [?] Viết phương trình phản ứng tổng quát? [?] Glixerol có liên quan gì với giải Noben? *Hoạt động 4 [?] Khi đun etanol với H2SO4 đặc ở 1400C người ta thu được một chất lỏng C4H10O không giải phóng hiđro khi cho tác dụng với natri còn khi đun ở 1700C thì thu được 1 hiđrocacbon làm mất màu dung dịch brom và dung dịch thuốc tím, em hãy dự đoán các phản ứng xảy ra? [?] Viết sản phẩm pư tách nước của butan-2-ol? [?] Phát biểu qui tắc Zaixep? *Hoạt động 5 [?] Có thể vận dụng các phản ứng này làm gì? *Hoạt động 6 [?] Viết ptpư đốt cháy ancol no đơn chức? *Hoạt động 7 [?] Từ etilen viết ptpư điều chế etanol? [?] Trong dân gian người ta nấu rượu như thế nào? *Hoạt động 8 [?] Tại sao 2 phương pháp này dược dùng để sản xuất metanol trong công nghiệp? *Hoạt động 9 [?] Bằng sự hiểu biết của mình em hay cho biết mộy số ứng dụng của etanol và metanol? * Củng cố: Làm bài tập trong phiếu học tập 4. * Bài tập về nhà: bài 6 đến bài 11 trang 224 [SGK]. III. Tính chất hoá học 1. Phản ứng thế H của nhóm OH ancol a. Phản ứng chung của ancol C2H5OH + Na đ C2H5ONa + 1/2H2 natri etylat C2H5ONa + H2O đ C2H5OH + NaOH * Tổng quát: ROH + Na đ RONa + 1/2H2 RONa + H2O đ ROH + NaOH b. Phản ứng riêng của glixerol *ý nghĩa : nhận biết các poliol có các nhóm -OH cạnh nhau. đồng (II) glixerat, xanh da trời 2. Phản ứng thế nhóm OH ancol (CH3)2CHCH2CH2OH + H2SO4 đ (CH3)2CHCH2CH2OSO3H + H2O isoamyl hiđrosunfat C2H5OH + HBr đ C2H5Br + H2O ROH + HA đ RA + H2O HA:H2SO4 đậm đặc, HNO3 đặc, HX bốc khói. glixerol glixerol trinitrat (là chất nổ quan trọng) 3. Phản ứng tách nước a. Tách nước liên phân tử đietyl ete b. Tách nước nội phân tử but-2-en (spc) but-1-en (spp) * Quy tắc Zaixep: trang 222 [SGK]. 4. Phản ứng oxi hoá a. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn: ancol bậc I anđehit ancol bậc II xeton - Ancol bậc III bị oxi hoá mạnh thì gẫy mạnh cacbon. b. Phản ứng cháy CnH2n+1OH + 3n/2 O2 đ n CO2 + (n+1) H2O IV. Điều chế và ứng dụng 1. Điều chế a. Sản xuất etanol enzim (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 tinh bột glucozơ enzim nC6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 b. Sản xuất metanol Cuu 2000C, 100atm 2CH4 + O2 2CH3OH ZnO, Cr2O3 4000C, 200atm CO2 + 2H2 CH3OH 2. ứng dụng: Bài 55: Axit cacboxylic (2 tiết) I. Nội dung bài học Tiết 2 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ trong lúc học bài mới 2. Nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng *Hoạt động 1 -Giáo viên treo tranh phóng to hình 10.4 trang 243 [SGK] và hỏi: . Trục hoành biểu diễn gì? Trục tung biểu diễn gì? . Đường cong với chấm trắng biểu diễn gì? . Đường cong với chấm đen biểu diễn gì? - Giáo viên nêu thí nghiệm phản ứng este hoá (1mol axit axetic + 1mol etanol +1ml H2SO4 làm xúc tác) và phản ứng thuỷ phân este (1mol etyl axetat + 1mol H2O + 1ml H2SO4 làm xúc tác). [?] Xem xét đồ thị và cho biết: . Nếu tăng thời gian phản ứng có chuyển hết axit axetic và etanol thành 1mol este không? Có thuỷ phân hết 1mol este không? Như vậy khi tăng thời gian hiệu suất phản ứng có tăng không? [?] Vậy phản ứng este hoá thuộc loại phản ứng gì? [?] Viết phương trình phản ứng tổng quát? * Hoạt động 2 [?] Khi cho tác dụng với P2O5, hai phân tử axit tách đi một phân tử nước. Em hãy viết phương trình phản ứng vai trò của P2O5 trong phản ứng này? *Hoạt động 3 -Giáo viên hướng dẫn: khi clo hoá ankan thì clo thế vào cacbon các bậc, nhưng khi clo hoá axit no dùng xúc tác P thì clo thế vào cacbon bên cạnh nhóm -COOH. *Hoạt động 4 [?] Nhắc lại qui tắc thế vào vòng benzen, cho biết nhóm cacboxyl định hướng nhóm thế tiếp theo vào vị trí nào? Phản ứng dễ hơn hay khó hơn benzen? [?] Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm? *Hoạt động 5 [?] Axit không no tham gia phản ứng cộng giống như hiđrocacbon không no, viết phương trình phản ứng minh hoạ? *Hoạt động 6 [?] Có thể điều chế axit từ những hợp chất nào? [?] Hoàn thành các phương trình phản ứng ở 2 sơ đồ trang 244 [SGK]? *Hoạt động 7 [?] Cho biết có mấy phương pháp sản xuất axit axetic? Trong các phương pháp đó: -Phương pháp nào là cổ truyền? Tại sao phương pháp cổ truyền chỉ dùng để sản xuất giấm ăn? viết phương trình phản ứng? -Phương pháp nào hiện đại nhất? Tại sao được coi là phương pháp hiện đại? Viết phương trình phản ứng? *Hoạt động 8 Học sinh đọc sách giáo khoa. *Củng cố: Học sinh làm bài điều tra kiến thức. *Bài tập về nhà: Bài tập 8-11 trang 246 [SGK]. III. Tính chất hoá học 1. Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế 2. Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit a. Phản ứng với ancol (phản ứng este hoá) *Kết luận: Phản ứng của axit axetic với etanol (xúc tác axit) là phản ứng thuận nghịch. axit axetic etanol etyl axetat axit cacboxylic ancol este b. Phản ứng tách nước liên phân tử (CH3CO)2O anhiđrit axetic 3. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon a. Phản ứng thế ở gốc no b.Phản ứng thế ở gốc thơm axit m-nitrobenzoic hoặc axit 3-nitrobenzoic c. Phản ứng cộng vào gốc không no CH2= CH-COOH + H2 đ CH3CH2COOH CH3CH=CHCOOH+Br2đ CH3CHBrCHBrCOOH III. Điều chế và ứng dụng 1. Điều chế a. Trong phòng thí nghiệm *Oxi hoá hiđrocacbon, ancol, anđêhit… *Từ dẫn xuất halogen b. Trong công nghiệp 2. ứng dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo trình PPGD 2 Đặng thị Oanh.doc
  • docGiáo trình PPGD 2 .Nguyễn thị Sửu.doc
  • docMục lục giáo trình PPGD2.Oanh.doc