Giáo trình phong trào nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

Năm 1751, Hoàng Công Chất chạy vào Thanh Hoá. Bị quân Trịnh truy kích quyết liệt, Hoàng Công Chất phải kéo quân lên miền thượng du Hưng Hóa, liên kết với thủ lĩnh nghĩa quân người Thái là Thành, chống lại quân Trịnh. Tháng 6 năm 1751, thủ lĩnh Thành bị bắt trong một cuộc tiến công của quân triều đình, Hoàng Công Chất lại phải chạy lên châu Ninh Biên (Lai Châu). Nhờ liên kết chặt chẽ với nhân dân các tộc người thiểu số ở đây, nghĩa quân làm chủ cả một vùng rộng lớn ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Ngoài nhiệm vụ đấu tranh giai cấp, nghĩa quân Hoàng Công Chất còn phối hợp với nhân dân địa phương đập tan những cuộc xâm lấn, cướp bóc của phong kiến bên ngoài, bảo vệ vững chắc vùng đất Tây Bắc của tổ quốc. Hoàng Công Chất chiếm lấy thành Xam Mứn (Tam Vạn) ở phía Bắc Mường Thanh làm căn cứ. Thành này do người Lào đắp từ thế kỷ XIII, tương truyền rằng trong thành có 3 vạn cối giã gạo nước, chứa được 3 vạn quân lính nên được gọi là thành Tam Vạn. Từ căn cứ Tam Vạn, nghĩa quân mở rộng hoạt động,chiếm cứ được 10 châu của phủ Yên Tây (gồm Lai Châu và một phần Vân Nam), kiểm soát được toàn bộ Hưng Hoá vào đến Thanh Hoá. Hoàng Công Chất còn xây dựng được một thành luỹ kiên cố tên là Chiềng Lề hay còn gọi là thành Bản Phủ (xã Noong Hẹt, Điện Biên, Lai Châu). Thành rộng 80 mẫu, phía ngoài có hào sâu 10 thước, tường thành đắp bằng đất cao khoảng 5 thước. Bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa ở miền xuôi đã bị dập tắt, Triều đình Lê – Trịnh còn lo phục hồi kinh tế, củng cố lại chính quyền. Hoàng Công Chất vận động nhân dân tăng gia sản xuất, chống lại các cuộc tiến công của quân triều đình. Cuối năm 1767, Hoàng Công Chất dẫn quân tiến đánh châu Mộc (Sơn La), châu Mại (Hoà Bình) rồi tiến xuống miền thượng du và trung du Thanh Hoá. Quân Trịnh phải tăng viện mới đánh lui được nghĩa quân

pdf25 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình phong trào nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà, rễ lúa dùng làm phân bón Văn hoá tinh thần với những lễ hội cầu mưa, ra mùa, cúng cơm mới, hay gắn với chu kỳ của cây lúa Chính việc tạo ra cảnh quan sinh thái của cây lúa nước cũng là cội nguồn của sự gắn kết tình làng nghĩa xóm của nông dân Việt Nam. Sự gắn bó máu thịt ấy níu kéo người nông dân ngàn đời không xa rời mảnh đất mà các thế hệ cha ông họ đã góp công sức tạo nên nhưng cũng làm cho tầm mắt họ hạn chế và tư tưởng hẹp hòi ăn sâu vào nếp nghĩ. Mặc dầu vậy, không gian làng xã đã không đủ sức để níu kéo người nông dân Việt Nam. Sự bóc lột của giai cấp thống trị phong kiến đã làm cho đời sống của họ ngày càng cực khổ, phải tha hương kiếm sống và khi không còn con đường nào khác thì buộc họ phải nổi dậy đấu tranh. b. Vấn đề phá sản của nông dân Việt Nam thế kỷ XVIII Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam kéo dài hàng thế kỷ đã dẫn đến hậu quả to lớn là sự phá sản hàng loạt trên quy mô lớn và kéo dài của nông dân. Bên cạnh sự bóc lột, nhũng nhiễu, hạch sách của bọn quan lại, địa chủ phong kiến là nạn lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra. Sử cũ ghi lại các năm xảy ra nạn đói lớn 1690, 1694, 1695, 1702, 1703, 1708, 1711, 1713, 1721, 1727, 1728, 1729 “một đấu lúa nhỏ giá đến 1 tiền, dân gian phải ăn vỏ cây, rau cỏ, lá cây, thây chết đói đầy đường, thôn xóm trở nên tiêu điều”1. Năm 1726, 1727, nhân dân Thanh, Nghệ lâm vào một nạn đói lớn và sang đầu năm 1728, nạn đói lớn lan tràn khắp bốn trấn đàng Ngoài. Năm 1730, đê sông Hồng ở Mạn Trù (Hưng Yên) vỡ, lụt lớn xảy ra làm cho 527 làng xã bị phiêu tán. Vào 2 năm 1740, 1741, nạn đói lớn xảy ra ở khắp các trấn đồng bằng, nặng nhất ở Hải Dương làm cho 3691 làng hầu như không còn người sinh sống. Sử cũ chép: “Dân bỏ cả cày cấy. Thóc lúa dành dụm trong xóm làng đều hết sạch, duy có Sơn Nam hơi khá. Dân lưu vong bồng bế, dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường, giá gạo cao vọt, 100 đồng tiền không đổi được bữa ăn. Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, đến ăn cả chuột rắn. Người chết đói ngổn ngang, người sống sót không còn một phần mười. Làng nào có tiếng là trù mật cũng chỉ còn độ năm, ba hộ mà thôi”2. Riêng ở trấn Sơn Nam, Nghệ An tuy có “hơi được mùa” nhưng bị Nhà nước trưng thu, vơ vét lúa gạo nên nhân dân cũng bị đói khổ. Đến nỗi có nơi một mẫu ruộng chỉ đổi được có một cái bánh, có người tiền của đầy nhà mà vẫn bị chết đói. Ở trấn Hải Dương: “Ruộng đất đã hầu thành ra rừng rậm, những giống chó, lợn lòi sinh tụ đầy cả ngoài đồng. Những người dân sống sót phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn”3. Năm 1737, ở trấn Sơn Tây bị đói và dịch, số người sống sót chỉ còn 1,2 phần 10. Ở Cao Bằng, năm 1 Lê Cao lãng, Lịch triều tạp kỷ, q.2 2 Khâm định Việt sử thông giám cương mục, NXB KHXH, Hà Nội 1995, trang 1756. 3 Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút, bản dịch của NXB Văn Hóa, Hà Nội1960, trang 119. Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 13 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 1754 xảy ra một nạn đói lớn, Nhà nước phải xuất ra 300 lạng bạc để phát chẩn. Ở Lạng Sơn, nhân dân phải ăn rau cỏ, củ nâu thay cơm. Những nạn đói kéo dài và khủng khiếp ấy đã làm cho rất nhiều người bị chết đói. Riêng ở khu kinh thành, số người chết đói bị chôn vùi ở bên đường rất nhiều, đến nỗi vào năm 1722, Trịnh Cương phải sai lấy đất công lập ra hai khu mộ: một ở xã Hoàng Mai rộng 14 mẫu, một ở xã Dịch Vọng rọâng 17,2 mẫu để chôn những người chết vì đói và dịch bệnh. Những người may mắn sống sót qua những nạn đói, phần lớn cũng bị phá sản, phải rời bỏ xóm làng, ruộng đồng đi kiếm ăn khắp nơi tạo thành một tầng lớp nông dân lưu vong đông đảo. Ngay từ đầu thế kỷ XVIII, tình trạng nông dân lưu vong đã khá đông đảo. Năm 1707, Chúa Trịnh Căn đã phải miễn phú dịch trong 5 năm cho dân lưu vong để vận động họ trở về sản xuất. Năm 1737, Nhà nước phái 12 viên đại thần làm chiêu tập sứ cùng một lúc đi về các địa phương chiêu tập dân lưu tán về làm ăn nhưng không có kết quả. Tháng 11 năm 1741, Trịnh Doanh sai Nguyễn Quý Cảnh, Vũ Công Tế làm chiêu phủ sứ đi chiêu mộ dân lưu tán để phục hoá ruộng đồng. Họ nhân đó báo về: số làng xã bị phiêu tán hoàn toàn là 1730 làng, số làng xã chỉ còn rất ít người sống sót là 1961 làng tức là hơn 1/3 tổng số làng xã đàng Ngoài. Vào khoảng nửa sau thế kỷ XVIII, trong một bản điều trần gửi lên Chúa Trịnh Sâm, Ngô Thì Sĩ cho biết: ở 4 trấn đồng bằng có 1076/9668 xã phiêu tán, ở trấn Thanh Hoá có 297/1393 xã phiêu tán, ở trấn Nghệ An có 115/706 xã phiêu tán. Làng xóm điêu tàn, kinh tế tiểu nông bị suy sụp nghiêm trọng, sức sản xuất bị tàn phá. Nông dân phần lớn chết đói hoặc lưu tán, tha phương cầu thực. Số nông dân phiêu tán vốn là lực lượng sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp bị chế độ bóc lột phong kiến tàn bạo xô đẩy ra khỏi quá trình sản xuất. Điều này có tác dụng ngược trở lại sự phát triển của xã hội và sức sản xuất. Nền sản xuất bị phá hoại trong khi đó, kinh tế địa chủ được củng cố, nông dân bị tách rời khỏi tư liệu sản xuất nhưng không thể trở thành người làm thuê bán sức lao động. Vài ý kiến cho rằng sự phá sản của nông dân Việt Nam thế kỷ XVIII chính là điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Họ căn cứ vào lý luận của V.I. Lênin về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga. Quan điểm này rập khuôn máy móc là hoàn toàn sai về cả lý thuyết và thực tiễn. Sự phá sản của nông dân Việt Nam thế kỷ XVIII thực chất là biểu hiện của sự tan rã kết cấu cổ truyền của làng Việt và chứng tỏ rằng cơ cấu làng xã không còn vững chắc nữa để đảm bảo sản xuất. Trong hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ, khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chưa thấy xuất hiện, thành thị chưa phát triển, nên quá trình bần cùng hoá nông dân không có quá trình vô sản hoá tiếp theo. Hiện tượng bần cùng ấy không phải do quá trình tích lũy nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa gây ra, mà chỉ là hậu quả của chế độ bóc lột phong kiến. Số dân lưu vong chỉ còn một con đường thoát duy nhất là bạo động để tìm lối sống. Tuy nhiên, sự tan rã này chỉ mang tính chất tạm thời và đến một lúc nào đó, nó được tái lập trở lại với cơ cấu hoàn toàn không thay đổi. Đây chính là tính chất bền vững, bảo lưu lâu dài của công xã nông thôn Á châu. Ví dụ như sự tái lập của các làng xã vốn là địa bàn của cuộc khởi nghĩa Vũ Đình Dung là Gia Hoà (Ngân Già – 7 làng Cà), Báo Đáp (3 làng Hóp) Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 14 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử c. Sự phá hủy của nền kinh tế tiểu nông Theo F. Ăngghen, tiểu nông là người sở hữu hoặc người đi thuê một mảnh ruộng đất mà họ thường có thể cày cấy cùng với gia đình họ. Mảnh đất ấy không nhỏ hơn số ruộng đất cần thiết để nuôi gia đình họ. Họ là người lao động sở hữu những tư liệu sản xuất, là tàn dư của một phương thức sản xuất đã lỗi thời. Ở Tây Âu, nền kinh tế tiểu nông chỉ xuất hiện sau khi các cuộc cách mạng tư sản diễn ra. Trong thời phong kiến, quyền sở hữu ruộng đất thuộc về giai cấp địa chủ phong kiến. Nông dân vốn là nông nô, không những lệ thuộc vào chủ sở hữu ruộng đất về kinh tế mà còn bị trói buộc về thân phận. Cuộc cách mạng tư sản Pháp giải phóng họ và chia cho họ một khẩu phần ruộng đất nhất định nhưng phải trả tiền chuộc (Hiến pháp 1791 và 1793). Tức là giai cấp tư sản đã chuyển đổi thân phận của họ thành người tiểu nông tư hữu. Ở nước Nga cũng tiến hành cuộc cải cách nông nô vào năm 1861 nhưng chỉ có một bộ phận trở thành tiểu nông còn lại phần lớn thành người làm thuê, bán sức lao động cho giai cấp tư sản. Ở Việt Nam và phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, ), nền kinh tế tiểu nông xuất hiện rất sớm, ngay từ khi có chế độ tư hữu và nhà nước. Điều này xuất phát từ chế độ sở hữu ruộng đất trong đó ruộng đất công đóng vai trò chủ đạo. Ruộng đất công có nguồn gốc từ sở hữu tập thể của các công xã nông thôn. Đến khi nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh, nhà nước đóng vai trò là người sở hữu cao nhất về ruộng đất nhưng quyền chiếm hữu và sử dụng vẫn thuộc về công xã nông thôn. Thông qua đó, nhà nước thu tô, thuế. Tô là hình thức thể hiện quyền sở hữu ruộng đất, thuế là hình thức thể hiện chủ quyền của nhà nước. Do đó, C. Mác nói: “Ở phương Đông, tô và thuế hợp làm một.” Ý thức bảo vệ ruộng đất công rất cao không những là nhà nước mà còn cả nông dân. Nó giải thích được sự tồn tại lâu dài và phổ biến của ruộng đất công ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Theo thống kê năm 1932, ở Bắc Trung bộ còn 2300 km2 đất công gần bằng 1/5 tổng diện tích1. Ruộng tư tồn tại và ngày càng phát triển trong thời kỳ kinh tế hàng hoá. Ở Việt Nam, hình thức này khá phân tán, manh mún và không ngừng biến động. Kinh tế hàng hoá phát triển làm cho ruộng đất trở thành thương phẩm nhưng vẫn bị nhà nước phong kiến và nông dân làng xã ngăn cản quyết liệt. Địa hình phức tạp và yêu cầu mặt bằng cho cây lúa nước cũng là nguyên nhân làm cho hình thức này tồn tại manh mún. Làng Việt cổ truyền chính là cơ sở cho sự tồn tại của nền kinh tế tiểu nông. Làng xã vừa là tế bào xã hội, vừa là đơn vị tổ chức sản xuất và là chỗ dựa chắc chắn về tinh thần của người nông dân Việt Nam. Thông qua một cơ cấu tổ chức bền vững để trói buộc người nông dân trong các mối quan hệ đan xen, chồng chéo. Người nông dân Việt Nam tổ chức xã hội theo các tổ chức phức tạp như họ, phường, hội, giáp, phe với các luật lệ mang tính quy ước (Hương ước, Tộc ước, Phường lệ ). Nhà nước cũng với tay đến làng xã thông qua các tổ chức hành chính thích hợp cho mỗi thời kỳ. Kết cấu văn hoá với các loại hình tín ngưỡng truyền thống như thờ tổ tiên, thờ thành hoàng, Nho giáo, phật giáo và các loại hình lễ hội cũng như văn nghệ dân gian. Quyền lợi và nghĩa vụ của người nông dân Việt Nam gắn chặt với sự tồn tại của làng xã. Họ gần như chỉ biết rằng làng – nước là hai thực thể xã hội tồn tại gắn bó với mình. 1 Nguyễn Đổng Chi: Nông thôn Việt nam trong lịch sử, NXB KHXH, Hà Nội 1977, trang 47. Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 15 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Làng xã bị phá huỷ (phiêu tán) thì quyền lợi của người nông dân cũng không còn. Hiện tượng dân ngụ cư ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ là một ví dụ khá phổ biến. Trong khi đó, sự phá sản của nông dân Việt Nam thế kỷ XVIII lại diễn ra trên một quy mô lớn, hàng ngàn làng mạc bị phiêu tán cũng có nghĩa là sự phá huỷ của nền kinh tế tiểu nông. Nền kinh tế tiểu nông với vai trò chủ đạo của cây lúa nước phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của màng lưới thuỷ lợi, công việc đòi hỏi tính tổ chức cao của cộng đồng. Nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII đã không còn giữ được vai trò của mình nữa. Đồng ruộng bị bỏ hoang, sức sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng, mâu thuẫn giai cấp đã trở nên kịch liệt. Cuối cùng, khi không còn con đường nào khác, người nông dân buộc phải nổi dậy khởi nghĩa để tự cứu lấy mình. II. DIỄN BIẾN CHIẾN TRANH NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII 1. Những cuộc khởi nghĩa nông dân đầu tiên. Trước thực trạng của xã hội Việt Nam đầy đen tối, nông dân Việt Nam đã không ngừng nổi dậy đấu tranh chống lại nhà nước và giai cấp địa chủ phong kiến. Phong trào diễn ra liên tục từ cuối thế kỷ XVII ở nhiều nơi khắp các trấn đàng Ngoài. Nhưng sau các nạn đói khủng khiếp đầu thế kỷ XVIII, phong trào nông dân khởi nghĩa đã bùng lên mạnh mẽ, báo hiệu một cao trào đấu tranh của nông dân sắp diễn ra. Trong giai đoạn này, những cuốn biên niên sử ghi chép đầy rẫy những hiện tượng như: “trộm cướp”, “giặc giã”, “đảng nguỵ” nổi lên như ong. Đó thực chất là những cuộc nổi dậy khởi nghĩa của nông dân nghèo khổ bị các nhà viết sử phong kiến xuyên tạc. Năm 1715, ở trấn Sơn Tây, Kinh Bắc “trộm cướp, giặc giã nổi lên khắp nơi”. Từ năm 1737 thì hầu khắp đàng Ngoài “trộm cướp nổi lên như ong” đến nỗi các địa phương “dịch báo không kịp”. Chúa Trịnh phải sai các lộ lập đồn hoả hiệu trên núi để ngày đêm canh gác và hễ có động thì đốt lửa lên báo hiệu cho nhau. Năm 1721, Chúa Trịnh tuyển thêm binh lính ở các trấn. Năm 1726, Trịnh Cương đặt thêm chức trấn thủ ở các nội trấn để tuần hành các nơi hiểm yếu. Năm 1727, Nhà nước lại đặt thêm ngạch mộ binh để tăng cường thêm lực lượng quân đội. Năm 1729, Trịnh Cương đặt thêm chức khán thủ ở xã để bắt “trộm cướp” và đặt thêm quân tuần phòng các cửa biển hiểm yếu, đặt thêm sở tuần sát ở các trấn để kiểm soát người qua lại. Nhưng tất cả bộ máy đàn áp ấy vẫn không ngăn được phong trào khởi nghĩa đang bùng lên mạnh mẽ. Mùa thu năm 1737, ở núi Tam Đảo trấn Sơn Tây (Vĩnh Phúc), nhà sư Nguyễn Dương Hưng đã phát động cuộc khởi nghĩa nông dân lớn mở đầu cho cao trào chiến tranh nông dân đàng Ngoài. Lực lượng nghĩa quân lên đến hàng ngàn người, phần lớn là nông dân nghèo khổ, lưu vong. Quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được huyện lỵ và một số vùng xung quanh. Chúa Trịnh sai đốc đồng trấn Sơn Nam là Nguyễn Bá Lân mang quân đến đàn áp. Mặc dù bị thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã khuấy động phong trào đấu tranh của nông dân làm cho chúa Trịnh phải hạ lệnh cho các trấn Sơn Tây và Thanh Hoá phải ngày đêm canh giữ đề phòng. Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 16 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Cùng thời gian này, ở kinh thành Thăng Long, Lê Duy Mật cùng với một số hoàng thân, quốc thích, quan lại nổi dậy định lật đổ chúa Trịnh nhưng việc không thành phải chạy vào Thanh Hoá cùng nông dân nổi dậy khởi nghĩa hàng chục năm trời. 2. Đỉnh cao của cuộc chiến tranh nông dân đàng Ngoài thế kỷ XVIII Sau khi cuộc khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng thất bại, phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ dữ dội. Năm 1739, ở khắp các trấn đàng Ngoài, nông dân nổi dậy khởi nghĩa. Đáng chú ý là các cuộc khởi nghĩa ở các trấn sau: Ở trấn Sơn Tây, Hưng Hoá có cuộc khởi nghĩa của Tế (còn gọi là Đỗ Tế lấy căn cứ là Sơn Dương – Tuyên Quang) và Bồng (còn gọi là Nho Bồng xây dựng căn cứ ở Phượng Nhãn – Bắc Giang). Nghĩa quân hoạt động rất mạnh mẽ “nổi tiếng tinh quái, hung tợn”. Năm 1740, quân Trịnh đàn áp, Tế và Bồng bị bắt, một bộ tướng của Tế là Nguyễn Danh Phương tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân chống lại triều đình Lê – Trịnh cho mãi đến năm 1751. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân mà sử cũ chép là “đám giặc núi”, mỗi đám có đến hàng trăm, hàng ngàn người. Đáng chú ý là cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh Tương (không rõ họ) hoạt động trên 8 năm Ở trấn Hải Dương, anh em Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ xây dựng căn cứ ở Ninh Xá – Chí Linh, phối hợp với Vũ Trác Oánh xây dựng căn cứ ở Mộ Trạch – Đường An – Cẩm Giàng nổi dậy khởi nghĩa. Họ là những quan lại nhỏ, trí thức phong kiến bất mãn sâu sắc với triều đình, thấu hiểu nỗi khổ của nông dân mà hoà vào cuộc đấu tranh của nông dân. Nghĩa quân giương cao lá cờ “Ninh Dân”, xây dựng hai đồn chính ở Phao Sơn (Chí Linh) và Đỗ Lâm (Gia Lộc), rồi tiến quân đánh các làng Thích Lý, My Thữ. Nguyễn Tuyển tự xưng là “Minh chủ”, Vũ Trác Oánh tự xưng là “Minh công”. Đầu năm 1740, nghĩa quân đánh sang huyện Gia Bình (huyện Gia Lương, Bắc Ninh) giết chết Thống lãnh Bắc đạo Nguyễn Trọng Uông ở xã Bình Ngô rồi đánh xuống huyện Thượng Phúc, Phú Xuyên (Hà Tây) thuộc trấn Sơn Nam. Tháng 6 năm 1740, nghĩa quân đánh chiếm Đường An, Khoái Châu, tịch thu của cải của quan lại, địa chủ chia cho dân nghèo. Như vậy, đến cuối năm 1740, nghĩa quân Nguyễn Tuyển đã làm chủ được một vùng rộng lớn gồm phần lớn trấn Hải Dương (phủ Hạ Hồng, Thượng Hồng, Nam Sách), Kinh Bắc (phủ Từ Sơn, Thuận Thành) và một phần trấn Sơn Nam, đồng thời uy hiếp kinh thành Thăng Long. Cuối năm 1740, Nguyễn Cừ từ căn cứ Đỗ Lâm (Gia Lương, Bắc Ninh), Nguyễn Tuyển từ căn cứ Phao Sơn (Chí Linh) phối hợp chỉ huy nghĩa quân tiến đánh Bồ Đề (Gia Lâm) nhưng không thành công. Nghĩa quân lui về căn cứ Ninh Xá, Phao Sơn và tiếp tục chiến đấu. Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa của Vũ Đình Dung, Trịnh Doanh quyết định chuyển mục tiêu đàn áp đến trấn Hải Dương. Đầu năm 1741, Trịnh Doanh sai Đặng Đình Luận chỉ huy mở một trận tấn công lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Nghĩa quân tổ chức mai phục ở Đông Triều, đánh bại và bắt sống Đặng Đình Luận cùng với toàn bộ tướng tá của quân Trịnh. Tháng 3 năm 1741, Chúa Trịnh sai Hoàng Nghĩa Bá là Thống lãnh Hải Dương mang quân tấn công dữ dội vào căn cứ Phao Sơn. Nghĩa quân thất bại, bị quân Trịnh truy kích, Nguyễn Tuyển chết trận. Quân Trịnh thừa thắng tiến đánh căn cứ Gia Phúc. Nguyễn Cừ trốn lên Lạng Sơn và bị bắt, Vũ Trác Oánh mất Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 17 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử tích. Nguyễn Diên chạy vào Nghệ An tiếp tục hoạt động. Một bộ tướng khác của Nguyễn Cừ là Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa cho đến năm 1751. Chính sách đàn áp phong trào nông dân của Chúa Trịnh Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nông dân, Chúa Trịnh lo tăng cường lực lượng quân đội để thẳng tay đàn áp phong trào. Từ khi phong trào khởi nghĩa mới bùng nổ, năm 1739, Trịnh Giang đã tổ chức thêm ngạch mộ binh và đặt thêm ngạch hương binh. Nhưng nông dân đã lợi dụng danh nghĩa hương binh để trang bị vũ khí, nổi dậy bạo động chống lại chính quyền, nên Trịnh Giang lại phải bãi bỏ hương binh và ra lệnh tịch thu hết vũ khí trong nhân dân. Năm 1740, Trịnh Doanh lại giải tán luôn cả tổ chức mộ binh để tăng cường lực lượng quân đội thường trực và lập các đồn ải ở những nơi hiểm yếu. Đầu năm 1740, Trịnh Doanh lại sai tuyển thêm binh lính mới, cứ 3 suất đinh chọn một suất lính. Một mặt, Trịnh Doanh tăng cường và củng cố lực lượng quân đội, xây dựng lực lượng ưu binh Thanh Nghệ (chiếm 1/3 tổng số quân về sau này trở thành kiêu binh), chú trọng phát triển thuỷ binh (gồm 1/5 số quân là những người bơi lội giỏi), tổ chức lại lực lượng hương binh dưới sự chỉ huy trực tiếp của triều đình, quy định lại kỷ luật, tăng cường trang bị, tăng cường thu tô thuế nhất là ở miền núi và thương nhân, phát triển tệ mua bán quan tước. Mặt khác, Trịnh Doanh lập ra nhiều đồn trại mới, chia các trấn thành những khu vực quân sự đặt dưới sự chỉ huy của một viên tuần thủ. Ở các trấn như Hải Dương và Sơn Nam, nơi phong trào nông dân phát triển mạnh, Trịnh Doanh còn tăng thêm quân đồn trú và lập nhiều đồn ải phòng ngự. Mỗi trấn gồm 4 đội trấn binh là tiền, hậu, tả, hữu, mỗi đội khoảng 300 người. Trấn Sơn Nam được chia làm 2 là Sơn Nam Hạ và Sơn Nam Thượng. Trịnh Doanh còn bắt các thổ tù miền núi và các thương nhân nộp chì, diêm tiêu, lưu hoàng và tịch thu tượng phật, chuông, khánh ở chùa để đúc vũ khí. Để tập trung sức mạnh áp đảo, Trịnh Doanh áp dụng chiến thuật “bẻ đũa từng chiếc một”: “Ninh xá (Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ Trác Oánh) chưa thể phá ngay được, bây giờ không gì bằng trước hết đánh tan giặc Ngân Già (Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Chấn, Tú Cao) để cắt đứt sự cứu viện của đảng giặc”1. Ở trấn Sơn Nam, “người xã Ngân Già là Bắc giữ huyện Nam Chân (Nam Định), người xã Dũng Thuỷ là Tú Cao giữ huyện Thư Trì (Thái Bình), người xã Hoàng Xá là Giáo Ly giữ huyện Đông Quan (Thái Bình)”1. Đáng chú ý là hai cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Vũ Đình Dung và Hoàng Công Chất. Nghĩa quân Vũ Đình Dung xây dựng căn cứ ở 7 làng Cà, 3 làng Hóp (nay thuộc 2 xã Nam Quang, Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), liên kết với Đoàn Danh Chấn, Tú Cao. Nghĩa quân rất dũng cảm, nhiều lần đánh bại quân Trịnh “không sợ chết, gặp quan quân là vác dao xông vào chém bừa bãi” mà các tác giả Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng phải thừa nhận. Giữa năm 1740, quân Trịnh do 1 Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, TXVII, trang 1707 1 Dẫn theo Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo Dục Hà Nội, Tập I, trang 400. Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 18 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Đốc lãnh trấn Sơn Nam là Hoàng Kim Trảo chỉ huy tiến đánh nghĩa quân ở Chân Định. Quân khởi nghĩa đã đánh bại cuộc tấn công này và giết chết Hoàng Kim Trảo, Nguyễn Thế Siêu, Trần Danh Quán. Trước khí thế của cuộc khởi nghĩa, Trịnh Doanh vừa lên ngôi chúa đã phải huy động hết nhân tài, vật lực vào việc đàn áp nghĩa quân. Tháng 12 năm 1740, Trịnh Doanh tự mình cầm quân chia làm 2 đường thuỷ bộ đánh vào căn cứ Ngân Già. Mặc dù chiến đấu rất dũng cảm, nhưng do so sánh tương quan lực lượng chênh lệch nên nghĩa quân bị thất bại. Để trả thù nghĩa quân và răn đe nông dân khởi nghĩa, Trịnh Doanh ra lệnh triệt phá hoàn toàn làng Ngân Già và đổi tên là xã Lai Cách. Ở Thanh Hoá, nghĩa quân Lê Duy Mật tiếp tục khởi nghĩa và không ngừng mở rộng ra vùng rừng núi trấn Sơn Tây và Hưng Hoá. Ở trấn Lạng Sơn, thổ tù Toản Cơ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc đánh chiếm Đoàn Thành và giết chết trấn thủ Ngô Đình Thạc. 3. Những cuộc khởi nghĩa lớn. a. Khởi nghĩa Lê Duy Mật ( 1738 – 1770 ) Lê Duy Mật là một hoàng tử, con của vua Lê Dụ Tông. Năm 1738, ông cùng một số hoàng thân, quan lại trong triều đình vua Lê tiến hành cuộc đảo chính tiêu diệt thế lực họ Trịnh giành lại quyền lực độc tôn cho vua Lê, nhưng bị thất bại. Ông chạy vào vùng thượng du Thanh Hóa, dựa vào lòng oán giận của nhân dân, chiêu tập lực lượng, xây dựng căn cứ chống lại chúa Trịnh. Từ một cuộc đấu tranh giành giật quyền lực trong nội bộ giai cấp thống trị đã phát triển thành một cuộc khởi nghĩa nông dân to lớn. Lê Duy Mật trở thành một trong những lãnh tụ xuất sắc nhất của phong trào nông dân đàng Ngoài thế kỷ XVIII. Mục tiêu của Lê Duy Mật là muốn dựa vào dân nghèo nhằm tiêu diệt thế lực của chúa Trịnh và khôi phục quyền lực cho họ Lê, tạo nên sự kết hợp mối thù riêng của một dòng họ và mối thù chung của giai cấp nông dân. Điều này cũng thể hiện mâu thuẫn xã hội gay gắt và tính chất phản phong hạn chế của phong trào nhưng càng về sau, tính chất nông dân khởi nghĩa càng bộc lộ rõ nét. Từ năm 1740, nghĩa quân thường mở rộng địa bàn hoạt động ra các trấn Sơn Tây, Sơn Nam, Hưng Hoá. Nghĩa quân tiến đánh các huyện Tiên Phong, Phúc Lộc thuộc trấn Sơn Tây. Tháng 10 năm 1740, nghĩa quân tiến đánh các huyện Nho Quan, Gia Viễn (Ninh Bình), phủ Thiên Quan, Mĩ Lương thuộc trấn Sơn Tây nhưng bị Thống lãnh Đặng Đình Mật đánh bại phải rút chạy lên Thái Nguyên rồi về Thanh Hoá. Từ năm 1741 đến năm 1749, Lê Duy Mật xây dựng căn cứ Ngọc Lâu (thuộc huyện Thạch Thành, Thanh Hoá) và tự xưng là Thiên nam đế tử. Năm 1742, nghĩa quân từ Nghệ An tiến đánh Thanh Hoá lại bị Đặng Đình Mật đánh bại phải rút về vùng thượng du Thanh Hoá. Từ năm 1749 đến năm 1752, Lê Duy Mật tiến ra Sơn Tây phối hợp với thủ lĩnh Tương (căn cứ Vĩnh Đồng thuộc tỉnh Hoà Bình) cùng hoạt động gây cho quân Trịnh nhiều thiệt hại. Năm 1752, Trấn thủ Sơn Tây là Đàm Xuân Vực đánh bại nghĩa quân ở Vĩnh Đồng (Sơn Tây) giết hại thủ lĩnh Tương. Lê Duy Mật phải bỏ căn cứ Ngọc Lâu chạy lên vùng thượng du Thanh Hoá. Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 19 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Từ năm 1752 đến năm 1763, nghĩa quân Lê Duy Mật làm chủ vùng rừng núi Thanh - Nghệ, vừa cày ruộng, vừa chiến đấu thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc thiểu số ở đây tham gia. Lê Duy Mật còn lo giải quyết một số vấn đề về đời sống nhân dân như đào kênh, lập chợ, dựng lò rèn đúc vũ khí và nông cụ. Tháng 6 năm 1763, nghĩa quân chiếm phủ Trấn Ninh và châu Trịnh Cao. Năm 1764, Lê Duy Mật xây dựng ở đây căn cứ Trình Quang hết sức kiên cố. Ông lập ra các phủ trong, ngoài, chia làm 16 đồn, xung quanh đào hào đắp luỹ kiên cố. Từ căn cứ Trình Quang, nghĩa quân khống chế cả một vùng rộng lớn gồm khu vực thượng du Thanh Hoá, Nghệ An, Hưng Hoá. Từ năm 1764 đến năm 1769, nghĩa quân nhiều lần đánh ra vùng rừng núi Sơn Tây, Hưng Hoá và Nghệ An. Năm 1767, nhân cơ hội Trịnh Doanh chết, nghĩa quân tiến đánh 2 huyện Hương Sơn và Thanh Chương (Nghệ An) rồi tiến ra Bắc. Trịnh Sâm vừa mới lên ngôi đã phải cử viện binh đến mới đẩy lui được nghĩa quân. Trịnh Sâm cũng lập kế hoạch tấn công nghĩa quân, nghiên cứu đường hành quân và tích trữ lương thảo, khí giới ở Vĩnh Định (Vinh, Nghệ An) và Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An). Cuối năm 1769, Trịnh Sâm sai Bùi Thế Đạt, Hoàng Đình Thể, Nguyễn Phan chia quân làm 3 đạo từ Hưng Hoá, Thanh Hoá và Nghệ An cùng tấn công căn cứ Trình Quang. Đầu năm 1770, 3 đạo quân Trịnh cùng hợp lực đánh vào căn cứ Trình Quang. Lê Duy Mật chỉ huy nghĩa binh hết sức cố thủ. Quân Trịnh không thể tiến lên được. Hoàng Ngũ Phúc mang quân tiếp viện đã bắt mẹ của Lại Thế Thiều (tướng và là con rể của Lê Duy Mật) và buộc viên tướng này mở cửa thành ngoài đầu hàng. Chiếm được thành ngoài, quân Trịnh bao vây rất chặt và bắn đại bác liên tiếp vào trong thành. Mặc dù chiến đấu rất dũng cảm, nhưng thế cùng, lực kiệt, Lê Duy Mật cùng thân quyến đã phải tự thiêu mà chết. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật là cuộc đấu tranh kéo dài nhất ở đàng Ngoài. Trong hàng chục năm hoạt động, Lê Duy Mật đã biết dựa vào lực lượng nông dân nghèo người Việt và nhân dân các dân tộc thiểu số, xây dựng được căn cứ vững chắc ở miền núi để duy trì cuộc chiến đấu trong một thời gian dài. b. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ( 1739 – 1769 ) Từ năm 1739, Hoàng Công Chất đã tập hợp nông dân nghèo nổi dậy hoạt động ở vùng Sơn Nam. Nghĩa quân có sở trường về thuật đánh du kích “khi tan, khi hợp”. Như nhận xét của quận công Nguyễn Đình Hoàn: “Giặc đóng ở trong các vùng cỏ rậm rạp, quan quân đến phía trước thì chúng lần ra phía sau, quan quân chọn phía tả thì chúng chuyển sang phía hữu”. Quân triều đình nhiều lần tiến công nhưng đều thất bại. Nghĩa quân làm chủ đất Khoái Châu (Hưng Yên). Năm 1745, Hoàng Công Kỳ được cử làm trấn thủ Sơn Nam kiêm thống lĩnh đạo Đông Nam, hăng hái đánh dẹp nghĩa quân, bị nghĩa quân bắn chết. Bấy giờ, triều đình Lê – Trịnh đang tập trung sức đàn áp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu nên Hoàng Công Chất có điều kiện mở rộng hoạt động ra cả miền Đông, tổ chức đúc tiền dùng riêng trong vùng. Sau khi bị thua ở Bồ Đề năm 1748, Nguyễn Hữu Cầu thu quân chạy vào Sơn Nam phối hợp với nghĩa quân của Hoàng Công Chất đánh phá các huyện Thần Khê, Thanh Quan (Thái Bình), bao vây đại Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 20 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử bản doanh của Hoàng Ngũ Phúc ở Ngự Thiên. Quân triều đình đến tiếp viện, nghĩa quân bị thua to ở vùng Bình Lục (Hà Nam) phải phân tán mỗi người mỗi ngả. Năm 1751, Hoàng Công Chất chạy vào Thanh Hoá. Bị quân Trịnh truy kích quyết liệt, Hoàng Công Chất phải kéo quân lên miền thượng du Hưng Hóa, liên kết với thủ lĩnh nghĩa quân người Thái là Thành, chống lại quân Trịnh. Tháng 6 năm 1751, thủ lĩnh Thành bị bắt trong một cuộc tiến công của quân triều đình, Hoàng Công Chất lại phải chạy lên châu Ninh Biên (Lai Châu). Nhờ liên kết chặt chẽ với nhân dân các tộc người thiểu số ở đây, nghĩa quân làm chủ cả một vùng rộng lớn ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình... Ngoài nhiệm vụ đấu tranh giai cấp, nghĩa quân Hoàng Công Chất còn phối hợp với nhân dân địa phương đập tan những cuộc xâm lấn, cướp bóc của phong kiến bên ngoài, bảo vệ vững chắc vùng đất Tây Bắc của tổ quốc. Hoàng Công Chất chiếm lấy thành Xam Mứn (Tam Vạn) ở phía Bắc Mường Thanh làm căn cứ. Thành này do người Lào đắp từ thế kỷ XIII, tương truyền rằng trong thành có 3 vạn cối giã gạo nước, chứa được 3 vạn quân lính nên được gọi là thành Tam Vạn. Từ căn cứ Tam Vạn, nghĩa quân mở rộng hoạt động,chiếm cứ được 10 châu của phủ Yên Tây (gồm Lai Châu và một phần Vân Nam), kiểm soát được toàn bộ Hưng Hoá vào đến Thanh Hoá. Hoàng Công Chất còn xây dựng được một thành luỹ kiên cố tên là Chiềng Lề hay còn gọi là thành Bản Phủ (xã Noong Hẹt, Điện Biên, Lai Châu). Thành rộng 80 mẫu, phía ngoài có hào sâu 10 thước, tường thành đắp bằng đất cao khoảng 5 thước. Bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa ở miền xuôi đã bị dập tắt, Triều đình Lê – Trịnh còn lo phục hồi kinh tế, củng cố lại chính quyền. Hoàng Công Chất vận động nhân dân tăng gia sản xuất, chống lại các cuộc tiến công của quân triều đình. Cuối năm 1767, Hoàng Công Chất dẫn quân tiến đánh châu Mộc (Sơn La), châu Mại (Hoà Bình) rồi tiến xuống miền thượng du và trung du Thanh Hoá. Quân Trịnh phải tăng viện mới đánh lui được nghĩa quân. Trong gần 20 năm, cuộc sống của nhân dân vùng nghĩa quân chiếm đóng tương đối yên tĩnh. Người Thái còn lưu truyền những câu thơ: Chúa thật là yêu dân Chúa xây dựng bản mường Mọi người được yên ổn làm ăn Nghe chăng tiếng hát của của Keo Chất trong phủ, Ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la. Ai ơi muốn biết hãy xin về coi, Ai ơi có mắt hãy trông cho kỹ Người Kinh cùng người Hán Người Thái với người Lào, người Xá, Vui vẻ cùng nhau, tay làm miệng hát ... Năm 1768, Hoàng Công Chất chết, con ông là Hoàng Công Toản lên thay tự xưng là Quốc Công. Đầu năm 1769, Chúa Trịnh Sâm cử Hoàng Phùng Cơ, Phạm Ngô Cầu, Phan Lê Phiên, Nguyễn Thục hợp Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 21 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử quân lên đàn áp. Nghĩa quân chống cự mãnh liệt. Quân Trịnh tập trung đánh mạnh vào vùng Thẩm Cô. Nghĩa quân bị thua, Hoàng Công Toản phải bỏ chạy sang Vân Nam tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian nữa. Thành luỹ bị san phẳng, cuộc khởi nghĩa chấm dứt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp nhưng đã duy trì hoạt động được hơn 30 năm, đã gây cho quân Trịnh nhiều thiệt hại và đã xây dựng được mối đoàn kết đấu tranh chặt chẽ giữa nông dân nghèo miền xuôi với nhân dân các dân tộc thiểu số miền Tây Bắc. c. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) Nguyễn Hữu Cầu là thủ lĩnh kiệt xuất nhất của phong trào nông dân đàng Ngoài trong thế kỷ XVIII. Ông quê ở xã Lôi Dương, huyện Thanh Hà (Hải Dương), thuở nhỏ nhà nghèo được mẹ cho đi học, từng là bạn của Phạm Đình Trọng. Nhưng ông không thích văn mà ham học võ, múa đao, phi ngựa, bơi lặn đều giỏi (người đương thời gọi là Quận He). Từ rất sớm đã bất bình với cảnh quan lại tham nhũng, Nguyễn Hữu Cầu bỏ theo đảng cướp ở địa phương, tham gia cướp của thuyền buôn để cứu giúp dân nghèo. Những năm 1739 – 1740, ông tham gia nghĩa quân Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, rất được quý trọng, vừa là bộ tướng, vừa là con rể của Nguyễn Cừ. Gặp lúc mất mùa, đói kém, đặc biệt là vùng Hải Dương chịu nặng hơn cả, Nguyễn Hữu Cầu tổ chức cướp thuyền buôn, lấy thóc gạo phân phát cho dân đói. Năm 1741, Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục duy trì lực lượng nghĩa quân và phát triển thành một cuộc khởi nghĩa lớn. Năm 1742, Nguyễn Hữu Cầu lấy Đồ Sơn và Vân Đồn, Trà Cổ ( vùng ven biển Hải Phòng) làm căn cứ chính, xây dựng lực lượng, đóng thuyền, rèn vũ khí, luyện tập quân sĩ. Nguyễn Hữu Cầu tự xưng là “Đông đạo Tổng quốc Bảo dân đại tướng quân”. Danh hiệu ấy đủ nói lên mục tiêu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa là nhằm mưu cầu và bảo vệ lợi ích cho dân nghèo. Khẩu hiệu đấu tranh chính xác ấy đã có tác dụng to lớn động viên lực lượng dân nghèo làm cho cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng. Giữa năm 1742, quân Trịnh do Trịnh Bảng chỉ huy kéo ra đàn áp, bị nghĩa quân đánh tan ở Cát Bạc (Hải Phòng). Nghĩa quân cũng kéo sang đánh tan quân của Đằng bảng hầu ở vùng sông Than (Bắc Ninh) cùng nhiều lực lượng khác. Từ đó, thanh thế nghĩa quân thêm lừng lẫy, làm chủ cả vùng ven biển Đông Bắc. Nghĩa quân thường cướp của nhà giầu, cướp thóc gạo của chủ thuyền buôn giàu có đem chia cho dân nghèo đói, nên đi đến đâu, người theo đến đó. Trước tình thế đó, Trịnh Doanh chủ trương tập trung lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu vì “vùng Đông Nam là nơi đẻ ra thuế khoá của cải của quốc gia... Sau khi đã bình định được Hữu Cầu, Công Chất rồi, lúc ấy sẽ quay cờ kéo lên mặt Tây”. Hai đại thần là Hoàng Công Kỳ và Trần Cảnh được cử thống lĩnh đại quân thuỷ, bộ đi đánh nghĩa quân. Sau nhiều trận quyết chiến, quân triều đình bị đánh bại. Trần Cảnh bị triệu hồi, biếm 6 trật, trả chức. Đầu năm1743, Hoàng Ngũ Phúc được cử thống lĩnh kỳ binh đạo Hải Dương đi cứu viện. Quân triều đình bị bao vây ở Thanh Hà hàng tuần lễ, Hoàng Ngũ Phúc không sao cứu được. Sau khi được giải thoát, Hoàng Công Kỳ bị gọi về, chuyển làm trấn thủ trấn Sơn Nam. Phạm Đình Trọng được lệnh đem quân đến bổ sung, đánh gấp. Nguyễn Hữu Cầu rút quân về Đồ Sơn. Hoàng Ngũ Phúc tiến quân đánh Đồ Sơn, bị thua to, tì tướng Trịnh Bá Khâm bị giết. Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 22 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Tháng 6 năm 1744, Hoàng Ngũ Phúc cùng Phạm Đình Trọng hợp sức tấn công Đồ Sơn. Liệu thế chống không nổi, Nguyễn Hữu Cầu rút quân khỏi Đồ Sơn, theo đường sông Bạch Đằng kéo về Kinh Bắc, chiếm vùng sông Thọ Xương (khúc sông Thương thuộc Lạng Giang) đắp luỹ hai bên bờ để chống giữ. Trấn thủ Kinh Bắc là Trần Đình Cẩm đem quân đến đánh, bị Nguyễn Hữu Cầu đánh bại ở Trai Thị phải rút về Thị Cầu (trấn lị). Nghĩa quân thừa thắng, truy đuổi, Trần Đình Cẩm lại bị thua, bỏ trấn thành mà chạy. Nguyễn Hữu Cầu tiến quân vào trấn thành, tung lửa đốt hết doanh trại và uy hiếp Thăng Long. Trấn Kinh Bắc bị thất thủ, cả kinh thành Thăng Long náo động, Chúa Trịnh phải huy động hết vệ binh chia nhau đóng ở các xã bao quanh kinh thành để phòng bị và cho người đưa thư quở trách Hoàng Ngũ Phúc. Tháng 8 năm 1744, Hoàng Ngũ Phúc đem quân về Võ Giàng (Bắc Ninh) xin với chúa Trịnh được hết sức lập công chuộc tội. Trịnh Doanh cử thêm Cổn quận công Trương Khuông phối hợp với Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm lại thành Kinh Bắc. Nguyễn Hữu Cầu rút khỏi Thị Cầu. Với quyết tâm tiêu diệt nghĩa quân, Chúa Trịnh tập trung tất cả 5 đạo quân có 10 đại tướng , 64 liệt hiệu và hơn 12.700 quân theo 5 hướng tấn công. Nguyễn Hữu Cầu cho quân mai phục ở xã Ngọc Lâm (Yên Dũng), đổ ra đánh tan quân chủ lực do Trương Khuông chỉ huy. Cả 4 đạo còn lại của quân Trịnh đều bị tan vỡ. Trịnh Doanh liền triệu Trương Khuông về và cử Đinh Văn Giai đến thay thế. Thanh thế nghĩa quân lừng lẫy, hàng chục thủ lĩnh nghĩa quân địa phương họp ở xã Bình Ngô (Gia Lương – Bắc Ninh) để hưởng ứng. Nguyễn Hữu Cầu bày mưu, thúc quân đánh bại quân của Đinh Văn Giai rồi tiến lên bao vây Thị Cầu lần thứ hai. Chúa Trịnh phải triệu hồi Đinh Văn Giai về kinh thành và cử Hoàng Ngũ Phúc đến thay thế. Hoàng Ngũ Phúc, Đàm Xuân Vực, Nguyễn Danh Lê phải hợp quân lại mới giải vây được cho Thị Cầu. Tháng 9 năm 1745, Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng (được phong là Hiệp trấn Hải Dương) đem quân tiến đánh nghĩa quân Nguyễn Hữu Cầu ở thành Xương Giang. Một tướng giỏi của Nguyễn Hữu Cầu là Thông (không rõ họ) bị giết. Nghĩa quân phải rời Kinh Bắc rút về Hải Dương hoạt động. Từ năm 1746 đến năm 1748, nghĩa quân vẫn hoạt động ở vùng ven biển trấn Hải Dương, có khi còn vượt biển kéo vào Sơn Nam tập kích. Năm 1746, trước tình thế khó khăn, Phạm Đình Trọng liên tục đem quân tiến đánh vào căn cứ, Nguyễn Hữu Cầu quyết định cử người đút lót cho quyền thần Đỗ Thế Giai, giả xin hàng. Trịnh Doanh chấp nhận, ban cho hiệu Ninh đông tướng quân, tước Hướng nghĩa hầu. Tuy nhiên, Phạm Đình Trọng bất chấp chỉ dụ của Chúa Trịnh, đem quân đánh úp đại bản doanh của Nguyễn Hữu Cầu. Y lại thả mặc cho quân lính cướp bóc nhũng nhiễu nhân dân địa phương. Nguyễn Hữu Cầu phải rút chạy, tiếp tục hoạt động ở nhiều nơi, có lúc đánh vào tận huyện Duyên Hà (Thái Bình). Cuối năm 1748, sau một trận thất bại lớn ở Cẩm Giàng (Hải Dương), Nguyễn Hữu Cầu lợi dụng sự sơ hở của quân Trịnh, đem quân đánh gấp về Bồ Đề (Gia Lâm), dự định vượt sông đánh vào kinh thành. Nhưng, khi nghĩa quân sang sông thì trời sáng, quân Trịnh kịp thời xông ra chống cự. Phạm Đình Trọng cũng được tin kéo quân về chặn đánh. Nghĩa quân Nguyễn Hữu Cầu bị tổn thất lớn phải rút về Sơn Nam phối hợp với nghĩa quân Hoàng Công Chất. Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 23 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Năm 1749, nghĩa quân chiếm nhiều huyện ở Sơn Nam, quân triều đình do Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng kéo vào truy kích. Hai bên đánh nhau nhiều trận ở các huyện Ngự Thiên, Phụ Dực, Quỳnh Côi (thuộc Thái Bình). Sau khi bị thua ở đây, Nguyễn Hữu Cầu lại kéo quân về Hải Dương. Năm 1750, nghĩa quân bị thất bại liên tiếp, có lúc Nguyễn Hữu Cầu một mình một ngựa phá vòng vây chạy thoát, rồi mấy hôm sau lại tập hợp được hàng ngàn, hàng vạn nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Tháng 2 năm 1751, bị thất bại lớn ở Bình Lục, Vĩnh Lại, Nguyễn Hữu Cầu buộc phải bỏ chạy vào Nghệ An, dựa vào vào lực lượng của Nguyễn Diên, một bạn chiến đấu cũ trong cuộc khởi nghĩa Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ. Nhưng chẳng bao lâu, Phạm Đình Trọng lại kéo quân vào vây đánh, Nguyễn Hữu Cầu thấy bất lợi, bèn cùng một số bộ tướng định vượt biển về lại Hải Dương. Chẳng may, khi đến biển thì gió bão nổi lên, Nguyễn Hữu Cầu và bộ tướng bỏ thuyền lên bộ ẩn trốn ở vùng núi Hoàng Mai (Bắc Nghệ An – giáp Thanh Hóa) và bị thuộc tướng của Phạm Đình Trọng và Phạm Đình Sĩ bắt, đóng cũi giải về kinh đô. Tháng 3 năm 1751, Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương bị xử tử cùng một lần tại kinh thành Thăng Long. Theo Lê kỉ tục biên thì khi Nguyễn Hữu Cầu bị đem giết ở thái miếu họ Trịnh “mặt mũi vẫn ung dung rắn rỏi”. Trịnh Doanh không có ý định giết, nhưng vì Nguyễn Hữu Cầu định vượt ngục nên bị bắt chém. Vợ là Nguyễn Thị Quỳnh đã tự tử trước mộ chồng để toàn danh tiết. Cuộc khởi nghĩa nông dân Nguyễn Hữu Cầu là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, mãnh liệt nhất, điển hình nhất ở đàng Ngoài thế kỷ XVIII. Trong khoảng thời gian gần 10 năm, Nguyễn Hữu Cầu đã huy động được một lực lượng nông dân đông đảo lên tới hàng vạn người nổi dậy đấu tranh, hoạt động hầu khắp trấn Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam, vào đến tận Thanh Hoá, Nghệ An, gây cho quân Trịnh nhiều thiệt hại. Tinh thần quật khởi, kiên cường vì cuộc sống của giai cấp nông dân của người thủ lĩnh Nguyễn Hữu Cầu và câu truyện “Quận He” mãi mãi được nhân dân kính trọng và ghi nhớ. d. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1741 - 1751) Nguyễn Danh Phương còn gọi là Danh Ngũ là một trí thức phong kiến nghèo người xã Tiên Sơn, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc). Nhân dân địa phương thường gọi ông là Quận Hẻo. Đầu năm 1740, ông tham gia khởi nghĩa Tế ở Sơn Tây. Khi Tế bị bắt, Nguyễn Danh Phương giả hàng Chúa Trịnh, dựa vào địa thế núi Tam Đảo để tiếp tục xây dựng căn cứ, duy trì và phát triển lực lượng. Trịnh Doanh còn đang tập trung lực lượng về phía Đông Nam nên đã tạm chấp nhận và sai Hoàng Công Kỳ làm Thống lĩnh chinh Tây đại tướng quân chỉ huy quân đồn trú ở Sơn Tây để kiềm chế. Đầu 1744, nghĩa binh lên tới hơn một vạn người và nhiều lần đánh bại quân Trịnh. Cuối năm 1744, nghĩa quân bắt đầu mở rộng địa bàn hoạt động, chiếm Việt Trì và xây dựng căn cứ ở núi Độc Tôn (Vĩnh Phúc). Quân Trịnh do Đốc suất Sơn Tây là Văn Đình Ức vây đánh nghĩa quân, nghĩa quân rút về xã Thanh Lãnh huyện Bình Xuyên trấn Thái Nguyên (Vĩnh Phúc). Một bộ tướng của Nguyễn Danh Phương là Hoàng Phùng Cơ ra hàng. Nguyễn Danh Phương lại phải giả hàng để xây dựng lại lực lượng, nhưng Trịnh Doanh một mặt đồng ý, mặt khác đòi Nguyễn Danh Phương về chầu. Nguyễn Danh Phương cự tuyệt rồi chiếm giữ núi Ngọc Bội (giữa hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) xây Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 24 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử dựng căn cứ Đại Đồn. Oâng tự xưng là Thuận thiên Khải vận Đại nhân và xây dựng điện, đặt quan lại như một triều đình riêng. Xung quanh căn cứ Ngọc Bội, Nguyễn Danh Phương xây dựng nhiều đồn ải bảo vệ như đồn Hương Canh ở huyện Yên Lãng (Vĩnh Phúc) gọi là Trung đồn, đồn Úc Kỳ ở huyện Tư Nông (Phú Bình, Thái Nguyên) gọi là Ngoại đồn và rất nhiều đồn nhỏ khác gọi là Chi đồn. Nghĩa quân kiểm soát một địa bàn rộng lớn gồm Đông Bắc Sơn Tây, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Nghĩa quân vừa luyện tập vừa sản xuất, thu thuế các trường Mỏ. Sử cũ coi Nguyễn Danh Phương là một định quốc của triều đình. Đầu năm 1748, Hoàng Ngũ Phúc kéo quân lên đàn áp nhưng không có kết quả. Nghĩa quân Nguyễn Danh Phương còn đánh bại một số cuộc tấn công khác của quân Trịnh. Trịnh Doanh sai Đinh Văn Giai làm trấn thủ Sơn Tây để chống nhau với nghĩa quân. Một lần Bì và Quý là 2 con của Nguyễn Danh Phương bị bắt, Nguyễn Danh Phương đã kéo quân bao vây Thanh Lãnh rất ráo riết buộc quân Trịnh phải thảhai con của ông. Đầu năm 1751. Trịnh Doanh tự mình cầm quân, sai Hoàng Ngũ Phúc, Đỗ Thế Giai, Nguyễn Nghiễm, Đoàn Chú tiến lên Sơn Tây. Nguyễn Danh Phương không phòng bị, bị mất đồn Úc Kỳ và bị quân Trịnh vây ở Hương Canh. Nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm làm cho quân Trịnh không tiến lên được. Trịnh Doanh giao cho Nguyễn Phan thanh bảo kiếm và một đội cảm tử, hạ lệnh quyết tâm chiếm cho kỳ được đồn Hương Canh. Trước sức tấn công của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương phải rút về Đại Đồn cố thủ. Quân Trịnh tiếp tục tấn công quyết liệt, Đại Đồn thất thủ. Nguyễn Danh Phương phải rút vào núi Độc Tôn rồi trốn xuống huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) thì bị bắt và bị xử tử cùng một lần với Nguyễn Hữu Cầu. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương là một cuộc khởi nghĩa lớn nhất, mãnh liệt nhất ở Sơn Tây, mặc dù bì đàn áp nhưng đã có tác dụng tích cực trong việc nêu cao tinh thần đấu tranh giai cấp của nông dân Sơn Tây và tạo điều kiện cho các cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh Tương và Lê Duy Mật hoạt động. 4. Giai đoạn thoái trào. Sau khi các cuộc khởi nghĩa nông dân lớn kết thúc, ở đàng Ngoài chỉ còn lại một số cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở các nơi. Trước sự đàn áp đẫm máu của quân Trịnh, phong trào đấu tranh của nông dân bị lắng xuống. Tuy nhiên, cũng còn một số cuộc khởi nghĩa đáng chú ý. Năm 1778, một cuộc khởi nghĩa lớn bùng lên ở vùng Đông Bắc. Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là Thục Toại, Nguyễn Kim Phẩm, Trần Xuân Trạch. Địa bàn chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Yên Quảng. Lực lượng nghĩa quân lên đến hàng vạn người. Trấn thủ Sơn Tây là Ngô Đình Hoành mang quân đến đàn áp bị nghĩa quân đánh cho đại bại. Nghĩa quân còn mở rộng địa bàn hoạt động ra cả vùng ven biển trấn Sơn Nam Hạ. Nghĩa quân xây dựng căn cứ ở làng Thận Vi (bên cạnh sông Hồng thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình). Trịnh Sâm phải sai Trịnh Tự Quyền, Hoàng Đình Bảo, Hoàng Phùng Cơ mang đại quân đến đàn áp. Năm 1779, Hoàng Văn Đồng lãnh đạo nông dân nghèo khổ, lưu vong và nhân dân các dân tộc thiểu số nổi dậy khởi nghĩa ở Tuyên Quang. Hoàng Văn Đồng chiếm lấy mỏ đồng Tụ Long làm căn cứ, tự xưng là Tân Vương. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Hoàng Văn Đồng trốn thoát rồi đầu hàng quân Trịnh và sau này giúp những thế lực phong kiến chống lại Tây Sơn. Năm 1785, nông dân vùng Yên Quảng lại nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Thiêm Liêm. Nghĩa quân có hàng trăm chiến thuyền, thường xuyên đánh phá các vùng ven biển, liên kết với nghĩa quân khác ở Sơn Nam chống lại quân của triều đình. Cuộc khởi nghĩa kéo dài mãi tới khi quân Tây Sơn kéo ra Bắc lật Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn - 25 – Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử đổ chính quyền Lê – Trịnh. Ngoài ra còn có các cuộc khởi nghĩa khác như của thủ lĩnh Du ở Thái Bình, Đinh Văn Trú ở Kinh Bắc... Như vậy, phong trào tuy không quyết liệt, kéo dài như giữa thế kỷ XVIII, nhưng đã làm cho phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra liên tục trong suốt thế kỷ, tạo điều kiện cho phong trào nông dân Tây Sơn hoàn thành nhiệm vụ giai cấp và dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxh0016_p1_3278.pdf