Giáo trình pháp luật thuế

Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp thứ nhất nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế; - Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, số thuế được giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng nếu người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế; - Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

doc57 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3776 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình pháp luật thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; Hoàn nhập các khoản dự phòng; Thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; Thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước Thu nhập tính thuế: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Để có mức thuế suất hợp lý, cần quan tâm đến 2 yếu tố sau: Tính hợp lý: vì đây là thuế trực thu nên người chịu thuế nhận thức rất rõ gánh nặng về thuế và họ luôn tìm cách trốn thuế. Vì vậy, nếu mức thuế suất quá cao sẽ không khuyến khích cá nhân bỏ vôn ra tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và luôn tìm cách trốn thuế. Tính công bằng: mức thuế suất phải áp dụng chung để điều tiết thu nhập thống nhất đối với tất cả các cơ sở kinh doanh nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế. Chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: phải thỏa mãn 2 điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 18 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008: Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng theo quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ. Doanh nghiệp phải nộp thuế theo hình thức kê khai thuế. Các trường hợp được ưu đãi thuế: Ưu đãi về thuế suất: Đây là các trường hợp được hưởng ưu đãi đương nhiên với mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường nếu tổ chức đầu tư vào những vùng miền, ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi. Ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế: (Điều 14 Luật). Khác với nhóm ưu đãi về thuế suất là hưởng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường, nhóm ưu đãi về thơi gian miễn giảm thuế vẫn phải chịu mức thuế suất thông thường là 25%. Việc miễn, giảm thuế được tính trên toàn bộ hoặc tỷ lệ % số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Các trường hợp giảm thuế khác: Nhằm thực hiện chính sách lao động và việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ và lao động là người dân tộc thiểu số, điều 15 Luật thuế thu nhập doan nghiệp năm 2008 quy định: Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số . Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp đầy mạnh nghiên cứu khóa học và đối mới công nghệ, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 có quy định ưu đại cho doanh nghiệp là: “Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp”. Mức 10% là mức tối đa mà doanh nghiệp được trích lập. Căn cứ vào thu nhập thực tế và yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, hàng năm, doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện. Nơi nộp thuế. Mặc dù Luật Quản lý thuế đã quy định thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại điều 12 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 có bổ sung quy định về nơi nộp thuế. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định sau đây: Nếu doanh nghiệp chỉ có trụ sở chính thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có các cơ sở kinh doanh ngoài phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực truộc trung ương nơi doan nghiệp đặt trụ sở chính thì bên cạnh nộp thuế tại nơi có trụ sở chính thì doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo một tỷ lệ nhất định trên chi phí tại cơ quan thuế nơi đặt cơ sở kinh doanh. Thuế thu nhập cá nhân. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân. Để xác định thu nhập chịu thuế phải căn cứ rất nhiếu yếu tố khác nhau: Thu nhập bình quân của cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, đối chiếu nó với mức thu nhập thực tế của từng cá nhân để xác định thu nhập chịu thuế. Các khoản chi phí cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu của con người về ăn, mặc, ở, đi lại… đặt những nhu cầu đó trong mối quan hệ với giá cả của thị trường. Quan điểm điều tiết thu nhập của nhà nước qua mỗi thời kỳ lịch sử đặt trong mối quan hệ nội tại thống nhất với những yếu tố trên. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân như sau: Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế điều tiết vào phần thu nhập hợp pháp của cá nhân có được theo quy định của pháp luật. Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập cá nhân: Thứ nhất: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập chịu thuế. không phân biệt cá nhân đó có tư cách chủ thể, tức là độ tuổi hay xác định năng lực trách nhiệm pháp luật… Thứ hai: : Mức độ điều tiết phần thu nhập cao là rất lớn theo mức thuế suất tỷ lệ lũy tiến từng phần. Thứ ba: Quy định về chế độ miễn giảm linh hoạt. Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân: Với quan điểm mới yêu cầu cần tạo ra sự bình đẳng giữa các cá nhân trong việc nộp thuế thu nhập cá nhân, phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật thuế thu nhập cá nhân không còn xác định thu nhập dựa vào nguồn gốc thu nhập nữa mà xác định: thu nhập chịu thuế là tất cả các khoản thu nhập hợp pháp của cá nhân (Điều 3 Luật). Với cách quy định như vậy đồng nghĩa với việc xác định đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là tất cả các khoản thu nhập tính từ đồng thu nhập đầu tiên. Thu nhập từ kinh doanh. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, Thu nhập từ đầu tư vốn, Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, Thu nhập từ trúng thưởng, Thu nhập từ bản quyền, Thu nhập từ nhượng quyền thương mại: Thu nhập từ nhận thừa kế Thu nhập từ nhận quà tặng Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân: cá nhân có thu nhập theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục đích điều tiết một phần thu nhập của họ để thực hiện công bằng xã hội. Cá nhân cư trú: là nhóm cá nhân đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. Nhằm đảm bảo quyền điều tiết thu nhập hợp lý của nhà nước đối với cá nhân có thu nhập, Luật thuế thu nhập cá nhân đưa ra 2 tiêu chí: Phải hiện diện. Phải có nơi ở thường xuyên. Cá nhân không cư trú: là nhóm cá nhân không thỏa mãn một trong hai điều kiện cần thiết để xác định là cá nhân cư trú. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú: Số thuế phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất Thu nhập tính thuế: theo quy định tại điều 21 Luật chia thành 2 nhóm: Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế theo quy định trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ gia cảnh và giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo tại được quy định tại điều 19 và 20 Luật thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế được xác định theo phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với từng thu nhập cụ thể. Thu nhập chịu thuế đối với từng khoản thu nhập. Đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh (Điều 10):: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh Trong đó: Doanh thu: là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công (Điều 11): Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn (Điều 12). Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn (Điều 13) Thu nhập chịu thuế = Giá bán - Giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản (Điều 14): được xác định theo công thức: Thu nhập chịu thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua bất động sản và các chi phí liên quan Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng (Điều 15). Thu nhập chịu thuế từ bản quyền (Điều 16). Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại (Điều 17). Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng (Điều 18). Quy định về giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế. Về giảm trừ thu nhập tính thuế trong 2 trường hợp: Giảm trừ gia cảnh: Điều kiện giảm trừ: Theo quy định tại điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân thì: “Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú”. Với quy định trên thì cá nhân là đối tượng chịu thuế chỉ được giảm trừ gia cảnh khi hỏa mãn đồng thời 2 điều kiện: Thu nhập được xác định để giảm trừ gia cảnh là thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế. Áp dụng đối với cá nhân cư trú. Mức giảm trừ: Khoản 1 điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân đề cập đến 2 khoản giảm trừ gia cảnh gồm: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. Nguyên tắc giảm trừ: Khoản 2 điều 19 1uy định: “Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế”. Quy định này về mặt lý luận thì hoàn toàn hợp lý nhưng xét về thực tiễn hành thu thì sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng và chi phí hành thu rất cao. Xác định người phụ thuộc: Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm: Con dưới 18 tuổi căn cứ vào giấy khai sinh. Con trên 18 tuổi bị tàn tật và không có khả năng lao động căn cứ vào giấy khai sinh và giấy xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền về tàn tật và không có khả năng lao động. Con đang theo học tại các trường: đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định .Căn cứ để xác định đối tượng này là giấy khai sinh, thẻ học sinh, sinh viên hoặc giấy tờ khác có liên quan. Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật như vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng…nhưng không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. Điều kiện giảm trừ: Khoản 1 điều 20 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định: “Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú”. Như vậy điều kiện giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo giống với giảm trừ gia cảnh. Các trường hợp được giảm trừ: Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa. Các cơ sở này phải được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngàỳ 31/05/2001 của Chính phủ ban hành quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội. Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Các quỹ này phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú. Xác định thu nhập tính thuế và thuế suất. Loại thu nhập Thu nhập tính thuế Thuế suất Chi chú Thu nhập từ kinh doanh Là doanh thu: gồm toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả chia thành 3 nhóm: Hoạt động kinh doanh hàng hoá. Hoạt động kinh doanh dịch vụ. Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác. 1% 5% 2% Thu nhập từ tiền lương, tiền công Là thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập. 20% Thu nhập có thể được trả ở nước ngoài Thu nhập từ đầu tư vốn Là tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài. 0,1% Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản Là giá chuyển nhượng bất động sản. 2% Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại Là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ hoặc nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. 5% Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng Là phần giá trị giải thưởng, giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam. 10% Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế (điều 32 Luật thuế thu nhập cá nhân). Chế độ miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân. Chương 4: THUẾ THU VÀO HÀNH VI SỬ DỤNG MỘT SỐ TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hành sử dụng một số tài sản của nhà nước: Khái niệm pháp luật thuế thu vào hành vi thu vào hành sử dụng một số tài sản của nhà nước: Trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam hiện nay, những sắc thuế sau đây điều tiết vào hành vi tác động vào một số tài sản: Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng. Vì vậy, khi sử dụng đất nông nghiệp, các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: đất phi nông nghiệp thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng. Do đó, việc nhà nước điều tiết thuế vào hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp là hợp lý – nhằm trích một phần thu nhập từ hành vi sử dụng đất vào NSNN. Thuế tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước thông nhất quản lý và giao cho các tổ chức, cá nhân khai thác. Hành vi khai thác tài nguyên bên cạnh việc tác động đến tài sản của nhà nước thì còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội của thế hiện hiện tại và tương lai. Vì vậy, thu thuế đối với hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là điều cần thiết. Khái niệm cơ bản về pháp luật thuế thu vào hành vi sử dụng một số tài sản của nhà nước như sau: pháp luật thuế thu vào hành vi sử dụng một số tài sản của nhà nước là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất và thuế tài nguyên vào ngân sách nhà nước. Đặc điểm của thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản: Một là, thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản là loại thuế trực thu. Hai là, đối tượng chịu thuế là các tài sản mà cụ thể là hành vi sử dụng tài sản (đất nông nghiệp, đất ở, đất xây dựng công trình, nhà ở) hoặc hành vi khai thác tài sản (thuế tài nguyên). Thứ ba, với thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế, nhà nước đã gián tiếp kiểm tra quá trình khai thác, sử dụng các loại tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước (đất, tài nguyên) hoặc kiểm tra việc đăng ký xác lập quyền sở hữu tài sản (đối với nhà ở). Nội dung pháp luật thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản: Thuế sử dụng đất nông nghiệp. Khái niệm, đặc điểm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) là loại thuế thu vào hành vi sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình… Đặc điểm: Thứ nhất, đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất sử dụng với mục đích nông nghiệp còn gọi là đất nông nghiệp. Thứ hai, đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi sử dụng một trong các loại đất thuộc đối tượng chịu thuế gọi chung là hộ nộp thuế (Điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 10/07/1993 và Điều 1 Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993). Thứ ba, mục tiêu cơ bản của thuế sử dụng đất nông nghiệp là nhằm điều tiết một phần thu nhập từ các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vào ngân sách Nhà nước trên cơ sở đó Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý quỹ đất nông nghiệp. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế: Về bản chất, thuế sử dụng đất nông nghiệp điều tiết vào hành vi “sử dụng” đất vào mục đích “nông nghiệp”. Vì vậy, trường hợp không thỏa mãn đồng thời hai điều kiện trên thì không là đối tượng chịu thuế. Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 10/07/1993, Điều 3 Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993 và khoản 3 mục I Thông tư 89-TT ngày 9/11/1993 thì các loại đất sau đây không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp được chia thành 3 nhóm: Nhóm không có hành vi tác động (sử dụng) của tồ chức, cá nhân: Đất rừng tự nhiên; Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng. Nhóm đất sử dụng không phải vì mục đích nông nghiệp: Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà, đất; Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng; Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở. Nhóm khác: Đất do Uỷ ban nhân dân các cấp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê dùng vào sản xuất nông nghiệp đã thu tiền thuê đất (có bao hàm cả thuế sử dụng đất nông nghiệp) (trừ Uỷ ban nhân dân xã cho thuê đất dành cho nhu cầu công ích của xã đã đề cập ở trên); Hồ chứa nước cho nhà máy thuỷ điện có kết hợp dịch vụ du lịch và nuôi trồng thuỷ sản; Hồ, đầm vừa dùng vào kinh doanh, du lịch, dịch vụ …có kết hợp nuôi trồng thuỷ sản; Nuôi cá lồng ở hồ, đầm, sông. Căn cứ tính thuế: Theo quy định tại điều 5 Luật thuế Sử dụng đất nông nghiệp và điều 5 Nghị định 74/1993/NĐ-CP ngày 25/10/1993 thì căn cứ để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm: Diện tích: Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận. Hạng đất: Theo quy định tại điều 7 Luật thuế Sử dụng đất nông nghiệp và điều 1 Nghị định 74/1993/NĐ-CP ngày 25/10/1993thì: “Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng”. Có 5 căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố: - Chất đất: là độ phì của đất thích hợp với từng loại cây trồng; đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn bao gồm độ muối và nguồn dinh dưỡng của nước. - Vị trí: là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm theo từng trường hợp cụ thể. - Địa hình: là độ bằng phẳng, độ dốc, độ trũng hoặc ngập úng của mảnh đất. - Điều kiện khí hậu, thời tiết: là nhiệt độ trung bình hàng năm và các tháng trong năm; lượng mưa trung bình hàng năm và các tháng trong năm; số tháng khô hạn trong năm; tần suất xuất hiện lũ, bão, sương muối, gió khô nóng trong năm và từng tháng; độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. - Điều kiện tưới tiêu: đối với đất trồng cây hàng năm là mức độ tưới tiêu chủ động; đối với đất trồng cây lâu năm là mức độ gần, xa nguồn nước hoặc không có nguồn nước và điều kiện thoát nước. Định suất thuế. Công thức tính thuế: Thuế ghi thu đất phải nộp (Số kg thóc phải nộp) = Diện tích tính thuế của từng hạng đất và từng loại đất x Định suất thuế từng hạng đất và từng loại đất Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Tiền thân của thuế nhà, đất là thuế thổ trạch. Ngày 01/07/1991, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế nhà, đất Ngày 10/08/1992, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế nhà, đất mới. Ngày 17/6/2010, Quốc hội ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, có hiệu lực từ ngày 1/1/2012. Khái niệm, đặc điểm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Khái niệm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu vào hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm và các lại đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh. Đặc điểm của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Thứ nhất, đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đất sử dụng đất phi nông nghiệp (Căn cứ xác định đất phi nông nghiệp căn cứ vào Luật đất đai). Thứ hai, đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp. Thứ ba, mục tiêu cơ bản của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là nhằm điều tiết một phần thu nhập từ các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp vào ngân sách Nhà nước trên cở sở đó thực hiện hoạt động quản lý đất phi nông nghiệp. Thứ tư, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế trực thu. Đối tượng chịu thuế. Theo quy định tại điều Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm và các lại đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh thụôc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt đất có giấy phép hay không có giấy phép sử dụng. Với quy định này, chúng ta cần lưu ý những nội dung sau đây: Thứ nhất, đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đất có mục đích sử dụng phi nông nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, thực tiễn sẽ phát sinh 3 trường hợp: + Một là, đất đã được quy hoạch sử dụng vào mục đích khác (nông nghiệp, đất chưa sử dụng…) nhưng hiện tại được sử dụng với mục đích phi nông nghiệp thì không là đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. + Hai là, đất đã được quy hoạch với mục đích sử dụng là phi nông nghiệp nhưng không được sử dụng hoặc sử dụng vào mục đích khác (nông nghiệp, lâm nghiệp…) thì vẫn là đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. + Ba là, đất chưa có quy hoạch sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Thứ hai, đất ở, đất xây dựng công trình là đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải là đất thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Luật biên giới quốc gia năm 2003 và thông lệ quốc tế. Thứ ba, để đảm bảo hành thu có hiệu quả và đảm bảo tính công bằng, pháp luật xác định đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phân biệt đất đó đã có hay chưa có giấy phép sử dụng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế nhà đất. Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm (Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp): Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Điều 4 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp). Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau: Một là, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải có quyền sử dụng đất hợp pháp không cần có hành vi sử dụng hay không sử dụng. Đây là quy định hợp lý nhằm tăng cường tối đa hiệu quả sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình, tránh bỏ hoang, gây lãng phí về đất đai (khoản 1 điều 4). Hai là, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi trực tiếp sử dụng đất phi nông nghiệp không cần có giấy phép sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, nhà nước không quan tâm đến tính hợp pháp trong việc sử dụng đất mà quan tâm điều tiết vào hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp (khoản 2 điều 4). Ba là, lưu ý một số trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 điều 4) Căn cứ tính thuế nhà, đất. Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì có hai căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: giá tính thuế và thuế suất. Theo đó, công thức tính thuế là: Số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp = giá tính thuế x thuế suất Thuế Tài nguyên. Giới thiệu ý nghĩa và sự cần biết cảu thuế tài nguyên Giới thiệu sơ qua về quá trình phát triển của thuế tài nguyên. Khái niệm, đặc điểm thuế tài nguyên. Con người tác động vào tài nguyên với nhiều hình thức: khai thác, xử lý và sử dụng nhưng thuế tài nguyên chỉ điều tiết vào hành vi khai thác, thuế tài nguyên không điều tiết vào tất cả các hành vi tác động vào tài nguyên mà chỉ điều tiết vào hành vi khai thác tài nguyên. Nghĩa là hành vi tác động làm biến đổi bản chất “tự nhiên” của tài nguyên. Vì vậy, tại khoản 1 điều 3 Luật thuế tài nguyên quy định: Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. Đặc điểm của thuế tài nguyên. Thứ nhất, đối tượng chịu thuế tài nguyên là các loại tài nguyên thiên nhiên. Nếu tài nguyên đó được hình thành có sự can thiệp của con người thì nó không còn là đối tượng chịu thuế tài nguyên nữa. Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên là đối tượng chịu thuế phải tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc chủ quyền Việt Nam theo luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế. Thứ ba, như trên đã phân tích, thuế tài nguyên không đánh vào tất cả các hành vi tác động vào tài nguyên mà chỉ điều tiết vào hành vi của các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp pháp theo quy định của pháp luật. Thứ tư, mục tiêu cơ bản của thuế tài nguyên là nhằm điều tiết một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác tài nguyên vào ngân sách Nhà nước trên cơ sở đó quản lý hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Đối tượng chịu thuế tài nguyên. điều 2 Luật thuế tài nguyên, điều 2 Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/52010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tài nguyên chỉ liệt kê các loại tài nguyên sau đây là đối tượng chịu thuế tài nguyên: Khoáng sản kim loại. Khoáng sản không kim loại. Dầu thô theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Dầu khí năm 1993. Khí thiên nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Dầu khí năm 1993. Khí than theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2008. Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ. Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất. Yến sào thiên nhiên. Tài nguyên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định Người nộp thuế tài nguyên. Như ở mục 3.1 đã phân tích, thuế tài nguyên chỉ điều tiết vào một khâu duy nhất, đó là khâu khai thác tài nguyên. Vì vậy không phải mọi chủ thể có hành vi tác động vào tài nguyên đều là đối tượng nộp thuế mà chỉ có các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác tài nguyên hợp pháp theo quy định của pháp luật mới là người nộp thuế. Khi xác định người nộp thuế, cần lưu ý một số trường hợp sau (K2 điều 3 Luật thuế tài nguyên: Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế; Bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế Căn cứ tính thuế. Vì vậy, tại Điều 4 Luật thuế tài nguyên quy định: “Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất”. Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác. Do tính chất đa dạng của các loại tài nguyên nên tùy thuộc vào từng loại tài nguyên mà đơn vị đo sản lượng tài nguyên làm căn cứ tình thuế là khác nhau (Xem quy định tại điều 5 Luật thuế tài nguyên và đều 3 Nghị định 50. Giá tính thuế: Điều 6 Luật thuế tài nguyên, Điều 4 Nghị định 50. Thuế suất: Điều 7 Luật thuế tài nguyên, Điều 6 Nghị định 50, Nghị quyết 928/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên Miễn, giảm thuế tài nguyên: CHƯƠNG V XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. Khái niệm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. Có 3 phương pháp chủ yếu để quản lý nhà nước về thuế: Thuyết phục: là làm cho đối tượng đối tượng nộp thuế và các chủ thể khác có thực hiện nghĩa vụ thuế hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế. Theo dõi, kiểm tra: là phương pháp mà các cơ quan quản lý nhà nước về thuế (chủ yếu là cơ quan thuế và cơ quan hải quan) áp dụng sử dụng những công cụ hành chính khác nhau để theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế và hoán thuế. Tính hiệu quả của phương pháp này thể hiện ở chỗ cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện nững sai phạm có thể hoặc đã xảy ra của các tổ chức, cá nhân để đề ra hướng giải quyết theo quy định của pháp luật. Qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội để sửa chữa, khắc phục, thực hiện tốt hơn nghĩa vụ về thuế. Cưỡng chế: là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định vi phạm pháp luật thuế trong những trường hợp được pháp luật thuế quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật thuế. Dưới góc độ quản lý nhà nước nói chung thì có 4 loại cưỡng chế nhà nước gồm: dân sự, hình sự, kỷ luật, hành chính. Tuy nhiên, trong phạm vi quản lý nhà nước về thuế thì có 2 hình thức cưỡng chế là cưỡng chế hành chính và cưỡng chế hình sự. Ở góc độ quản lý nhà nước về thuế, có thể đưa ra khái niệm như sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực của Nhà nước phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Đặc điểm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế là biện pháp cưỡng chế mang tính hành chính của nhà nước. Cơ sở ra quyết định xử phạt vi phạm chính là hành vi vi phạm pháp luật thuế. Đối tượng bi xử phạt vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế (đối tượng chủ yếu) hoặc các tổ chức, cá nhân khác có vi phạm pháp luật về thuế (đối tượng không củ yếu). Quyết định hành chính là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thuế. Xử phạt hành chính được áp dụng khi có hành vi vi phạm kể cả trong trường hợp chưa phát sinh thiệt hại. Chỉ được xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Dùng phương pháp loại suy chúng ta khằng định hành vi vi phạm pháp luật thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thả mãn các dấu hiệu sau đây: Có hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện và lập biên bản vi phạm bởi cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền. Có quy định xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm. Chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. Nhóm các nguyên tắc đảm bảo thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải được phát hiện và đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải được tiến hành kịp thời, công khai, minh bạch, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc cơ quan nhà nước, cá nhân ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải có thẩm quyền xử phạt. Nếu hành vi vi phạm pháp luật thuế thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan nhà nước, cá nhân khác nhau thì cơ quan, cá nhân nào phát hiện trước thì có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử lý vi phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã được quy định tại văn bản pháp luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải đảm đúng trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật. Nhóm nguyên tắc đảm bảo về mặt xử phạt. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi cá nhân đều bị xử phạt tương ứng với hành vi, tính chất, mức độ và vai trò đối với hành vi vi phạm. Một tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp. Nguyên tắc đảm bảo về thời hiệu xử phạt. Các hành vi vi phạm pháp luật thuế: Xuất phát từ yêu cầu quản lý thuế, Luật Quản lý thuế được ban hành quy định thống nhất các hành vi vi phạm pháp luật thuế tại điều 103 như sau: Vi phạm các thủ tục thuế (Điều 105 Luật quản lý thuế): Nộp hồ sơ đăng ký thuế sau ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế; Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định; Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hoá không có người nhận theo quy định của Luật hải quan đối với trường hợp theo quy định. Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định; Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; Vi phạm các quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Chậm nộp tiền thuế (Điều 106 Luật quản lý thuế): Người nộp thuế đã không thực hiện hành vi nộp thuế đúng với thời gian theo quy định của pháp luật: thời hạn do pháp luật quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế hoặc người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nhưng đã tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Khoản 1 Điều 12 Nghị định 972007/NĐ-CP quy định có 2 trường hợp được coi là chậm nộp tiền thuế: Nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế; Nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của các kỳ khai thuế trước, nhưng người nộp thuế đã tự phát hiện ra sai sót và tự giác nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm nhận được quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn (Điều 107 Luật quản lý thuế): Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc khai sai (nhưng không thuộc các trường hợp quy định là hành vi trốn thuế, gian lận thuế) dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn. Khoản 1 Điều 13 Nghị định 972007/NĐ-CP quy định có 4 trường hợp được coi là khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm, nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ; Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp thứ nhất nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế; Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, số thuế được giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng nếu người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế; Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định. Trốn thuế, gian lận thuế (Điều 108 Luật quản lý thuế): Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định; Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán; Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn; Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế; Sử dụng hàng hoá được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế. Để xác định thời điểm trốn thuế được coi là hoàn thành, phải thỏa mãn cả 2 điều kiện cần và đủ sau: Người nộp thuế đã thực hiện một hoặc nhiều trong chín hành vi vi phạm đã được liệt ke ở trên. Đã hết thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế của kỳ tính thuế hoặc đã có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế Đoạn 2 khoản điều 5 Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 quy định “Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.” . Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Quản lý nhà nước là hoạt động có sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tương ứng với từng ngành, lĩnh vực quản lý. Quản lý nhà nước về thuế có sự tham gia của 2 cơ quan quan lý chuyên ngành (cơ quan thuế và cơ quan hải quan), một nhóm cơ quan quản lý chung được phận chia theo giới hạn địa giới hành chính lãnh thổ và cán bộ công chức đảm nhiệm các chức vụ khác nhau trong các cơ quan này. Vì vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế cũng được chia thành 3 nhóm. Nhóm cơ quan thuế các cấp Điều 18 Nghị định 982007/NĐ-CP ngày 7/6/2007. : có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với các sắc thuế nội địa như: các sắc thuế thu vào thu nhập, thu vào tài sản, thuế thu hàng hóa đối với hàng hóa nội địa. Nhân viên Thuế đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 100.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Nghị định này. Trạm trưởng Trạm Thuế, Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế. Chi cục trưởng Chi cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vi phạm pháp luật về thuế; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.  Cục trưởng Cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các thủ tục thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định của pháp luật. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan hải quan Điều 28 Nghị định 97/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 7/6/2007. : Có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với các sắc thuế hàng hóa trong quá trình xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng. Chi cục trưởng Hải quan (bao gồm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan); Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan); Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng. Cục trưởng Cục Hải quan có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm; Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá thuộc diện gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng; Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 70.000.000 đồng. Riêng Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan được phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế đến mức 100.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vi phạm; Buộc tiêu hủy tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng; Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Khoản 5 điều 28 Nghị định 97/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 7/6/2007, điều 19 Nghị định 98/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 7/6/2007. . Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa là 100 triệu đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Xử lý hình sự về hành vi trốn thuế trốn thuế. Khái niệm, đặc điểm. Như trên đã đề cập, trường hợp hành vi vi phạm pháp luật thuế được xác định là nghiêm trọng thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm thì không được xử phạt vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý hình sự. Theo quy định tại Bộ luật hình sự thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi vi phạm được coi là tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” Khoản 1 điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999. . Theo đó, điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999 xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế phải thỏa mãn một trong hai dấu hiệu sau: Số tiền trốn thuế trên 50 triệu đồng. Trường hợp số tiền trốn thuế dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế trước đó hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi ; tội kinh doanh trái phép; tội đầu cơ … nhưng chưa được xóa án tích. Đặc điểm của xử lý hình sự về hành vi trốn thuế. Không giống với xử phạt vi phạm hành chính về thuế, chủ thể tiến hành xử lý hình sự đối với tội trốn thuế là các cơ quan tố tụng: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền. Trong đó, chỉ có tòa án mà cụ thể là hội đồng xét xử mới có thẩm quyền quyết địnhco1 hay có khong có hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý thuế. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự là các cá nhân (không bao gồm tổ chức). Trường hợp các chủ thể của hành vi trốn thuế là các tổ chức thì hoặc/và là cá nhân người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc/và những cá nhân khác có liên quan sẽ bị xử lý hình sự. Căn cứ pháp lý để xử lý là Bộ luật Hình sự năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc xử lý hình sự đối với tội trốn thuế phải tuân thủ về mặt cấu thành tội phạm, về thời hiệu xử lý, việc quyết định hình phạt phải tuận thủ các quy định về tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ… Trình tự, thủ tục xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vì trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nặng nề nhất, ảnh hưởng đến nhân thân của người phạm tội nên trình tự, thủ tục xử lý là rất chặt chẽ. Khái niệm. Trên cơ sở việc phân tích các đặc điểm trên, có thể đưa ra khái niệm như sau: xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất khi hành vi thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm, được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ và chỉ được áp dụng đói với cá nhân vi phạm. Cấu thành tội trốn thuế. Mặt khách quan: thỏa mãn một trong 2 dấu hiệu sau: Số tiền trốn thuế trên 50 triệu đồng. Trường hợp số tiền trốn thuế dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế trước đó hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi ; tội kinh doanh trái phép; tội đầu cơ … nhưng chưa được xóa án tích. Khách thể: là quan hệ quản lý nhà nước về thuế đãm bảo thu đúng, thu đủ số tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước. Mặt chủ quan: Lỗi của chủ thẻ vi phạm là lỗi cố, chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật và nhận thức rõ hậu quả pháp lý bất lợi có thể xảy ra. Mặt chủ quan của tội trốn thuế không cần chứng minh động cơ và mục đích. Chủ thể: Chủ thể bị xử lý hình sự là cá nhân từ 16 tuổi trở lên, có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật (do mức cao nhất cảu hình phạt đối với tội trốn thuế là 7 năm tù giam – thuộc nhó tội phạm nghiêm trọng).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài giảng Luật thuế.doc
Tài liệu liên quan