Giáo trình Ngư loại I

Bộ Batrachoidiformes Ở ĐBSCL bộ Batrachoidiformes chỉ có một họ với hai loài phân bố ở các thủy vực nước lợ, Chúng có những đặc điểm nhận dạng như sau: - Vi lưng, vi bụng, vi hậu môn và xương nắp mang có gai cứng - Vi đuôi tròn - Cơ gốc vi ngực phát triển.

pdf92 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Ngư loại I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất. Tim của cá xương không có ống thông giữa xoang bụng và xoang tim. - Cá phổi: Có vách ngăn chia tâm nhĩ làm 2 phần (tâm nhĩ phảI nhận máu từ các tĩnh mạch đổ về, tâm nhĩ trái nhận máu từ tĩnh mạch bong bóng đổ về ). Tâm thất cũng có vách ngăn dọc nhưng chưa hoàn toàn. 2. Động mạch Động mạch là những mạch máu dẫn máu đi từ tim đến các cơ quan trên cơ thể cá. Vách động mạch thường dầy và có tính đàn hồi cao. * Các động mạch phân bố ở phần đầu cá - Động mạch cổ trong: Có một đôi. Chức năng của động mạch cổ trong là dẫn máu đỏ đi đến các bộ phận nằm bên trong xương đầu. - Động mạch cổ ngoài: Có một đôi. Nhiệm vụ của động mạch cổ ngoài là dẫn máu đỏ đi đến các bộ phận nằm bên ngoài xương đầu của cá. * Các động mạch phân bố ở phần thân và đuôi cá Có nhiều động mạch dẫn máu đi đến các cơ quan ở phần thân và đuôi của cá như: - Động mạch chủ bụng: Chỉ có một động mạch chủ bụng dẫn toàn bộ máu đen đi từ tim đến các động mạch vào mang của cá. - Động mạch xương đòn: Có một đôi động mạch xương đòn dẫn máu đỏ từ động mạch chủ đi đến hai vây ngực. - Động mạch xoang bụng: Phân làm nhiều nhánh dẫn máu đỏ đi từ động mạch chủ sau đến các cơ quan nội tạng như dạ dày, gan, ruột, túi mật... - Động mạch thận: Động mạch thận dẫn máu đỏ từ động mạch chủ đi đến thận. - Động mạch giữa đốt: Có nhiều động mạch nhỏ dẫn máu đỏ đi từ động mạch chủ sau đến các đốt cơ ở hai bên vách thân cá. - Động mạch vây bụng: Có một đôi động mạch vây bụng dẫn máu đỏ đi từ mạch chủ sau đến hai vây bụng. - Động mạch đuôi: Động mạch đuôi dẫn máu đỏ từ mạch chủ sau đi đến các đốt cơ vách thân và các cơ quan ở phần đuôi. 3. Tĩnh mạch Tĩnh mạch là những mạch máu dẫn máu đi từ các cơ quan trên cơ thể cá trở về tim. Vách tĩnh mạch thường mỏng và kém đàn hồi hơn vách động mạch. 46 * Các tĩnh mạch trong cơ thể cá: Các tĩnh mạch trong cơ thể cá thường phân bố tương ứng với các động mạch. 4. Mao mạch Mao mạch là những mạch máu nhỏ li ti phân bố ở các cơ quan bên trong và bên ngoài cơ thể cá. Chúng là cầu nối giữa các động mạch và các tĩnh mạch. II. Hệ thống ống bạch huyết 1. Tim bạch huyết * Vị trí: Tim bạch huyết nằm gần đốt sống đuôi cuối cùng của cá. * Hình dạng cấu tạo: Tim bạch huyết có hình giọt nước và do phần sau của thân bạch huyết phình to ra tạo thành. * Chức năng của tim bạch huyết: Là co bóp để đẩy bạch huyết đi về phía trước. 2. Thân bạch huyết Là hai ống thẳng nằm ở hai bên thân cá. Nhiệm vụ của thân bạch huyết là thu nhận bạch huyết từ các mao mạch bạch huyết chuyển về. 3. Mao mạch bạch huyết Là những ống rất nhỏ nằm xen giữa các đốt cơ thân, vách ruột và đầu (hàm, mang). B. MÁU Máu cá chiếm 1 - 2 % trọng cơ thể cá. Máu cá được tạo thành bởi hai phần chính là huyết tương và huyết cầu. I. Huyết tương Huyết tương là dung dịch có màu vàng nâu. Đây là bộ phận chủ yếu tiếp nhận và vận chuyển các chất thải từ các tổ chức trong thể cá đến cơ quan bài tiết để thải ra môi trường ngoài. Thành phần huyết tương gồm có: - Nước: Chiếm 90 % trong thành phần huyết tương. - Các chất hoà tan: Protid (albumin, globulin, Fibrinogen,...) và các loại khoáng (Cl, K, Na, Ca, Fe,...) - Các chất dinh dưỡng: Các acid amin, glucid... - Các chất bài tiết: Urê, acid uric,.. Nhánh trái động Động mạch Động mạch Động mạch mạch chủ lưng ra mang chủ lưng xoang bụng Động mạch bong bóng Động mạch ruột A Động mạch vây ngực 47 Tim Động mạch nuôi tim Động mạch Động mạch vào mang chủ bụng Xoang bạch huyết Thân bạch huyết Tim bạch huyết Ống bạch huyết cổ Mao mạch bạch huyết Hình 22A. Phân bố các động mạch ở mang cá xương. B. Hệ thống ống bạch huyết ở cá con (Theo Largler K. L. et all, 1977) 48 II. Huyết cầu 1. Hồng huyết cầu * Hình dạng cấu tạo và chức năng: Hồng huyết cầu của cá thường có hình cầu hoặc hình bầu dục. Hồng huyết cầu của cá cũng có màu đỏ do chứa sắc tố Hemoglobin. * Chức năng: Chúc năng của hồng huyết cầu là vận chuyển Oxy từ cơ quan hô hấp đến các cơ quan khác trong cơ thể cá. Sau đó, thu nhận và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về cơ quan hô hấp để thải ra môi trường ngoài thông qua quá trình hô hấp của cá. * Hồng huyết cầu ở các lớp cá - Cá sụn: Hồng cầu có hình bầu dục với hai mặt lồi. - Cá xương: Hồng cầu có hình cầu ở cá con và hình bầu dục ở cá trưởng thành. Hồng cầu cá xương có nhân với hai mặt lồi giống như cá sụn. 2. Bạch huyết cầu * Hình dạng cấu tạo: Bạch huyết cầu là những tế bào có nhân. Có 2 loại bạch cầu - Bạch cầu có hạt với 3 loại tế bào là tế bào ưa acid, tế bào trung tính và tế bào ưa kiềm. - Bạch cầu không hạt. * Chức năng - Bạch huyết cầu là một trong những thành phần tham gia vào việc bảo vệ cơ thể cá chống lại sự xâm nhập của các mầm bệnh. - Bạch huyết cầu còn góp phần vào quá trình chín và rụng của trứng cá. 3. Tiểu cầu * Hình dạng cấu tạo: Kích thước của tiểu cầu rất nhỏ, chỉ tương đương với kích thước nhân của hồng cầu. * Chức năng: Tham gia vào quá trình đông máu trong cơ thể cá. III. Cơ quan tạo máu 1. Tỳ tạng * Vị trí: Tỳ tạng thường nằm cạnh ruột của cá. * Hình dạng cấu tạo: Tỳ tạng của cá là một khối có thể hình cầu, hình bầu dục hoặc hình thoi dài. * Màu sắc: Tỳ tạng của cá thường có màu đỏ, đỏ tím. 49 * Chức năng: Tỳ tạng của cá có chức năng là sản sinh ra các huyết cầu. Đây cũng là nơi phá hủy các huyết cầu già cổi. 2. Cơ quan Leydys * Vị trí: Cơ quan Leydys của cá nằm ở bên dưới lớp màng nhày ở gần thực quản. * Chức năng: Chức năng của cơ quan Leydys là sản sinh ra các huyết cầu. 50 Chương IX HỆ NIỆU- SINH DỤC Hệ tiết niệu và hệ sinh dục của cá được xếp chung vì cả hai cùng có nguồn gốc từ lá phôi giữa. Bên cạnh đó, sản phẩm tiết niệu và sản phẩm sinh dục của cá đực vẫn còn dùng chung ống dẫn. A. HỆ TIẾT NIỆU I. Các cơ quan tiết niệu 1. Thận * Phát sinh và cấu tạo: Thận là cơ quan bài tiết chủ yếu của cá và các động vật có xương sống khác. Quá trình phát triển của thận cá trải qua hai giai đoạn là tiền thận và trung thận. • Tiền thận \ - Vị trí: Tiền thận nằm ở phần đầu của xoang cơ thể. - Hình dạng cấu tạo: Tiền thận gồm nhiều ống nhỏ tiền thận. Mỗi ống nhỏ tiền thận là một ống dài, uốn khúc, có miệng dạng phiểu (miệng thận); Mặt trong của miệng phiểu có nhiều lông tơ (tiêm mao). Từ động mạch chủ lưng có các mạch máu phân bố đến các miệng phiểu, chúng cuộn tròn dạng búi gọi là tiểu cầu thận. - Chức năng: Tiền thận là cơ quan bài tiết chủ yếu của cá ở giai đoạn phôi thai và cá con. Ở hầu hết các loài cá tiền thận chỉ hoạt động đến giai đoạn cá hương. Sang giai đoạn cá trưởng thành tiền thận thoái hóa, trung thận xuất hiện và bắt đầu hoạt Tuy nhiên, ở một số ít loài cá tiền thận hoạt động đến giai đoạn cá trưởng thành. • Trung thận: - Vị trí: Nằm bên dưới cột sống của cá, có biểu bì che chở. Là cơ quan bài tiết chủ yếu ở cá trưởng thành. - Hình dạng cấu tạo: Trung thận gồm nhiều ống nhỏ trung thận. Mỗi ống nhỏ trung thận là một ống có vách mỏng (chỉ có một lớp tế bào). Một đầu của ống trunhg thận phình to, kín và vách phía trước của ống này lõm vào trong tạo thành dạng cái cốc được gọi là nang Bawman. Xen kẻ với các ống nhỏ trung thận còn có các mô liên kết, mạch máu, mạch bạch huyết nên trung thận của cá khá rắn chắc. Thận (trung thận) Buồng trứng Lỗ hậu môn 51 Lỗ sinh dục Lỗ niệu Hình 23. Vị trí, hình dạng thận và buồng trứng của cá lóc (Channna striata) 52 2. Ống dẫn niệu * Vị trí: Ống dẫn niệu nằm tiếp theo sau thận. * Hình dạng cấu tạo: Ống dẫn niệu là một ống dài, màu trắng giống như mạch máu. Vách ống dẫn niệu được cấu tạo bởi 3 lớp: - Ngoài cùng : Là lớp bao liên kết có khả năng đàn hồi tốt - Giữa: Là lớp cơ trơn. - Trong cùng: Là lớp màng nhầy có nhiều nếp gấp dọc. Khi trung thận xuất hiện và bắt đầu hoạt động, tiền thận sẽ thoái hoá và tách ra làm 2 đôi ống: + Đôi ống Muler: Là đôi ống dẫn trứng của cá cái. Ở cá đực đôi ống này bị thoái hóa. + Đôi ống Wolffi: Là đôi ống dẫn tinh và dẫn niệu ở cá đực. * Chức năng: Chuyển các sản phẩm bài tiết do thận hấp thu đến bàng quan. 3. Bàng quan * Vị trí: Nằm ở đoạn cuối của ống dẫn niệu hoặc niệu sinh dục. * Hình dạng cấu tạo: Bàng quan của cá có dạng túi hình cầu hoặc bầu dục. Vách của bàng quan cũng được cấu tạo bởi 3 lớp giống như ống dẫn niệu: - Ngoài cùng : Là lớp bao liên kết. Lớp này có khả năng đàn hồi tốt. - Giữa: Là lớp cơ trơn. - Trong cùng: Là lớp màng nhầy. Dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể chia bàng quan của cá làm 2 loại là bàng quan ống dẫn niệu và bàng quan xoang niệu sinh dục. * Chức năng: Bàng quan là nơi chứa sản phẩm bài tiết, chủ yếu là nước tiểu để khi đầy sẽ thải ra môi trường ngoài. II. Chức năng - Bài tiết: Sản phẩm bài tiết chủ yếu của cá là nước tiểu. Thành phần của nước tiểu gồm có: Nước (chủ yếu), chất hữu cơ (urê, acid uric, creatinin, ...), chất vô cơ (muối hoá trị II) - Tham gia điều hóa áp suất thẩm thấu. 53 A. HỆ SINH DỤC II. Các cơ quan sinh dục 1.Tuyến sinh dục * Vị trí: Tuyến sinh dục nằm trong xoang nội quan của cá và được màng liên kết treo vào mặt lưng của xoang nội quan (trên màng treo có mạch máu và dây thần kinh). * Hình dạng cấu tạo: Tuyến sinh dục thường có dạng ống. - Tuyến sinh dục của cá cái là 2 ống dài, trơn láng và còn được gọi là buồng trứng hoặc noãn sào. - Tuyến sinh dục của cá đực còn được gọi là buồng tinh hoặc tinh sào. Hầu hết các loài cá có buồng tinh trơn láng ở cả 2 mặt và trên đó có vài rãnh cạn. Riêng một số loài cá trơn, buồng tinh của cá đực chỉ có một bên trơn láng, bên còn lại chia thành nhiều thùy nhỏ (buồng tinh của các loài cá thuộc họ cá trê, cá tra trừ cá xác sọc và cá dứa). 2. Ống dẫn sản phẩm sinh dục * Vị trí: Ống dẫn sản phẩm sinh dục nằm tiếp theo sau tuyến sinh dục. * Hình dạng cấu tạo: Ống dẫn sản phẩm sinh dục là một ống ngắn, màu trắng. Ở cá đực, ống dẫn tinh là đôi ống Wolffi. Ở cá cái, ống dẫn trứng là đôi ống Muller. Vách ống dẫn sản phẩm sinh dục cũng được cấu tạo bởi 3 lớp: - Ngoài cùng : Là lớp bao liên kết có khả năng đàn hồi tốt - Giữa: Là lớp cơ trơn. - Trong cùng: Là lớp màng nhầy. * Chức năng: Chuyển các sản phẩm sinh dục từ tuyến sinh dục đến lỗ sinh dục hoặc lỗ niệu - sinh dục để phóng ra môi trường ngoài. 3. Lỗ sinh dục (Lỗ niệu - sinh dục ) Cá đực có lỗ niệu - sinh dục nằm phía sau lỗ hậu môn. Cá cá có lỗ sinh dục nằm phía sau lỗ hậu môn, kế đến là lỗ niệu. 4. Cơ quan giao cấu Cơ quan giao cấu chỉ có ở cá đực của các loài cá thụ tinh trong. * Hình dạng cấu tạo: Cơ quan này thường là những ống dài do hai hoặc vài tia vi bụng hoặc vi hậu môn kéo dài ra tạo thành. A B 54 C C Hình 24A.Vị trí, hình dạng của buồng tinh cá dứa (Pangasius polyuranodon) B. Vị trí và hình dạng của buồng trứng cá dứa C. Hình dạng của buồng trứng và trứng cá ngát (Plotosus canius) 55 * Chức năng: Đưa sản phẩm sinh dục của cá đực vào xoang niệu - sinh dục của cá cái. II. Sản phẩm sinh dục 1. Tinh trùng: Là sản phẩm sinh dục của cá đực * Hình dạng của tinh trùng thay đổi tuỳ theo loài cá. * Cấu tạo: Gồm 3 phần là đầu, cổ và đuôi. 2. Trứng: Là sản phẩm sinh dục của cá cái. * Hình dạng: Trứng có dạng hình cầu hoặc bầu dục. * Cấu tạo: Bên ngoài có màng bao của trứng, bên trong có chứa noãn hoàng. 56 Chương X HỆ THẦN KINH & CÁC CƠ QUAN CẢM GIÁC A . HỆ THẦN KINH Hệ thần kinh của cá có nguồn gốc từ lá phôi ngoài và được hình thành trong thời kỳ phôi thai. Dựa vào vị trí và chức năng có thể chia hệ thần kinh của cá ra làm 3 phần: * Thần kinh trung ương: Gồm có não bộ và tuỷ sống. * Thần kinh ngoại biên: Gồm các dây thần kinh phát xuất từ não bộ và các dây thần kinh phát xuất từ tuỷ sống. * Thần kinh giao cảm (thần kinh thực vật): Cũng gồm các dây thần kinh phát xuất từ não bộ và các dây thần kinh phát xuất từ tuỷ sống nhưng trên đường đi đến các cơ quan cảm ứng nó phải đi qua một hạch thần kinh. I. Thần kinh trung ương 1. Não bộ * Vị trí: Nằm trong hộp xương sọ ở đầu của cá. * Hình dạng cấu tạo: Não bộ của cá thường gồm có 5 phần: • Não trước: Là hai thùy hình bầu dục. Từ đây phát ra đôi dây thần kinh khứu giác đi đến mũi nên còn được xem là trung khu khứu giác. Ỏ cá mập khứu giác phát triển nên não trước cũng rất phát triển. • Não trung gian: Mặt trên có tuyến mấu não trên mảnh và dài, mặt dưới có hai thùy hình cầu hoặc bầu dục, tuyến não thùy và túi mạch máu. Bên trong có buồng não số 3. • Não giữa: Gồm 2 thùy hình cầu hoặc bầu dục, từ đây phát ra đôi dây thần kinh thị giác đi đến mắt nên còn được xem là trung khu thị giác; Giữa có xoang não giữa. Não giữa thường là phần phát triển nhất của não bộ. • Não sau (tiểu não): Chỉ có một bán cầu hình bầu dục, lớn và. thường nằm chồng lên hành tủy, giữa có buồng não số 3. Chức năng của não sau là điều khiển việc giũ thăng bằng cho cá. • Hành tủy: Gồm có thùy mặt, thùy mê tẩu và một số trung khu thần kinh quan trọng. Phần trước của hành tủy thường bị não sau che khuất. Não trước Não trung gian Não giữa Não sau Hành tủy A Dây thần kinh khứu giác Dây thần kinh thị giác Rể lưng của Bó rể lưng thần kinh tủy sống B Rể bụng của thần kinh tủy sống Hình 25A. Hình dạng cấu tạo não bộ của cá xương B. Hình dạng cấu tạo tủy sống của cá xương (Theo Largler K. F. et all, 1977) 57 58 Hành tủy phát ra các đôi dây thần kinh đi đến nội tạng, cơ quan đường bên và các đôi khe mang thứ 2, 3, 4 nên còn được gọi là trung khu hô hấp. * Chức năng: Não bộ nhận và xử lý các thông tin từ các cơ quan cảm giác truyền về. Đồng thời, não bộ cũng phát ra lệnh vận động đi đến các cơ quan. 2. Tủy sống. * Vị trí: Tủy sống nằm trong các cung thần kinh ở bên trên xương sống. * Hình dạng cấu tạo: Tủy sống là ống hình trụ nằm tiếp theo sau hành tủy và kéo dài đến đốt sống đuôi cuối cùng. Hai mặt lưng và bụng của tủy sống cá sụn đều có rãnh; Gốc lưng là nơi đi ra của 2 nhánh thần kinh lưng của tủy sống; Gốc bụng là nơi đi ra của 2 nhánh thần kinh bụng của tủy sống. Ở cá xương chỉ có gốc lưng. Tủy sống cấu tạo gồm 3 có phần: • Ngoài cùng là màng bao gồm 2 lớp: - Lớp bên ngoài màu đen có các mạch máu và các tế bào sắc tố phân bố nhằm bảo vệ phần tủy sống bên trong. - Lớp bên trong mỏng và trong suốt. • Giữa là chất xám và chất trắng; Ở cá chất xám và chất trắng chưa hình thành chữ H như ở động vật cao đẳng. • Trong cùng là ống tủy. * Chức năng: Tủy sống là trung tâm điều khiển các phản xạ đơn giản. II. Thần kinh ngoại biên 1. Dây thần kinh tủy sống Là những đôi dây thần kinh phát xuất từ tủy sống. Mỗi đôi gồm có một rễ lưng và một rể bụng * Một rễ lưng: Đây là dây thần kinh cảm giác (hướng tâm). * Một rễ bụng: Đây là dây thần kinh vận động (ly tâm). - Ở cá miệng tròn: Rễ lưng và rễ bụng phát xuất xen kẻ nhau. - Ở cá sụn và cá xương: Rễ lưng và rễ bụng phát xuất ngang nhau. Sau khi kết hợp nhau để đi ra khỏi tủy sống chúng lại chia thành 3 nhánh: nhánh lưng, nhánh bụng và 59 nhánh nội tạng. Mỗi nhánh gồm một dây thàn kinh cảm giác và một dây thần kinh vận động. 2. Dây thần kinh não Dây thần kinh não là những đôi dây thần kinh phát xuất từ các trung khu thần kinh ở não, xuyên qua các lỗ xương sọ đi ra ngoài. Dựa vào chức năng có thể chia dây thần kinh não ra làm 3 loại: Dây thần kinh cảm giác, dây thần kinh vận động và dây thần kinh pha. Có 11 đôi dây thần kinh phát xuất từ não được sắp xếp theo thứ tự như sau: - Đôi dây số 0: Rất nhỏ, phát xuất từ bầu khứu giác đến màng nhâỳ của mũi. - Đôi dây số 1: Là đôi dây thần kinh khứu giác, xuất phát từ não trước đi đến mũi (dây thần kinh cảm giác). - Đôi dây số 2: Là đôi dây thần kinh thị giác, phát xuất từ não giữa đến mắt. có sự bắt chéo của hai dây thần kinh này. - Đôi dây số 3: Là đôi dây thần kinh động mắt (dây thần kinh vận động) - Đôi dây số 4: Là đôi dây thần kinh hoạt xạ (dây thần kinh vận động). - Đôi dây số 5: Là đôi dây thần kinh pha, phát xuất từ mặt trước của hành tủy chia làm 3 nhánh: Nhánh I và nhánh II đi đến hàm trên và hàm dưới, nhánh III đi đến mắt. Dây thần kinh này có chức năng nhận cảm giác ở da đầu, môi, hàm xoang mũi và điều khiển hoạt động của hàm, mắt. - Đôi dây số 6: Là đôi dây thần kinh ngoại triển phát, xuất từ hành tủy đến mắt (dây thần kinh vận động). - Đôi dây số 7: Là đôi dây thần kinh cảm giác, phát xuất từ hành tủy đến cơ ở da đầu và lưỡi có chức năng nhận cảm giác ở da đầu, môi, lưỡi và mang. - Đôi dây số 8: Là đôi dây thần kinh thính giác, phát xuất từ mặt bên của hành tuỷ đến tai trong (dây thần kinh cảm giác). - Đôi dây số 9: Là đôi dây thần kinh lưỡi - hầu, phát xuất từ mặt bên của hành tủy đến khe mang thứ 1, khẩu cái, hầu và hệ thống đường bên đầu (dây thần kinh pha). - Đôi dây số10: Là đôi dây thần kinh mê tẩu, phát xuất từ hành tủy chia làm 3 nhánh đến nội tạng, hệ thống đường bên ở thân và các khe mang còn lại. Đây là một trong những đôi dây thần kinh lớn. II. Thần kinh giao cảm 60 Thần kinh giao cảm cũng là những đôi dây thần kinh phát xuất từ thần kinh trung ương nhưng trên đường đi đến các cơ quan hiệu ứng nó đều phải qua một đốt thần kinh giao cảm; Sợi thần kinh phát xuất từ thần kinh trung ương đến đốt thần kinh giao cảm gọi là sợi trước đốt, sợi thần kinh phát xuất từ đốt thần kinh giao cảm đến cơ quan hiệu ứng gọi là sợi sau đốt. Dựa vào nguồn gốc và chức năng có thể xếp thần kinh giao cảm vào 2 nhóm: * Thần kinh trực giao cảm: Phát xuất từ tủy sống. Đây là loại thần kinh vận động nên gây hưng phấn cho cơ thể cá. * Thần kinh đối giao cảm: Phát xuất từ não bộ. Đây là loại thần kinh vận động gây ức chế cho cơ thể cá. Thần kinh giao cảm chuyên quản lý hoạt động của cơ trơn trên vách của các cơ quan nội tạng như: Dạ dày, ruột, mạch máu, ống dẫn niệu, ...Chúng có quan hệ mật thiết với các hoạt động sinh lý của các cơ quan nội tạng và quá trình trao đổi chất của cơ thể cá. B. CÁC CƠ QUAN CẢM GIÁC I. Các cơ quan cảm giác ở da 1. Mầm cảm giác * Vị trí: Mầm cảm giác của cá miệng tròn và cá sụn phân bố ở biểu bì của da. Mầm cảm giác của cá xương phân bố ở môi, râu, xoang miệng và vây của cá * Hình dạng cấu tạo: Mầm cảm giác có hình nụ. Bên trên mầm cảm giác có đỉnh keo nhô lên cao do tế bào cảm giác tiết ra dịch nhờn đông đặc lại tạo thành. Mầm cảm giác được cấu tạo bởi các tế bào nâng đỡ ở bên ngoài và các tế bào cảm giác ở bên trong; Ở gốc của các tế bào cảm giác có nhiều đầu mút dây thần kinh phân bố, ở đỉnh của các tế bào cảm giác có lông cảm giác. * Chức năng: Cảm nhận dòng chảy của dòng nước. 2. Hố cảm giác (cơ quan Hillick) * Vị trí: Hố cảm giác phân bố ở đầu và thân cá. * Hình dạng cấu tạo: Giống như mầm cảm giác nhưng các tế bào cảm giác ở bên trong thấp hơn các tế bào nâng đỡ bên ngoài nên ở giữa trũng xuống giống như cái hố. • Chức năng: hố cảm giác giúp cá cảm nhận được những chấn động trong nước. 3. Cơ quan Lorezini * Vị trí: Cơ quan lorenzini nằm ở phần đầu của cá. * Hình dạng cấu tạo: Là những ống bên trong chứa đầy chất dịch, một đầu phình to và một đầu thông với bên ngoài. Ở phía dưới cơ quan này có các dây thần kinh phân bố đến. Đây là một dạng biến đổi của cơ quan đường bên. 61 Tế bào cảm giác Tế bào nâng đỡ A Dây thần kinh cảm giác Đường bên Lỗ cảm giác Đỉnh cảm giác B Tế bào cảm giác Cơ Dây thần kinh Hình 26A. Hình dạng cấu tạo của mầm cảm giác B. Hình dạng cấu tạo cơ quan đường bên của cá 62 (Theo Largler K. F. et all, 1977) * Chức năng: Cơ quan Lorenzini giúp cá cảm nhận nhiệt độ của môi trường. 3. Cơ quan đường bên * Vị trí: Thường phân bố ở hai bên thân cá. Ở một số loài cá có thể gặp cơ quan đường bên ở hai bên phần đầu của cá. * Hình dạng cấu tạo: Cơ quan đường bên thường có dạng ống dài nằm dưới da cá, bên trong ống chứa đầy chất dịch, ở đáy của ống có các tế bào cảm giác, lông của tế bào cảm giác nhô lên, gốc tế bào nối với các đầu mút dây thần kinh. * Chức năng: Giúp cá xác định vị trí, phuơng hướng và lưu tốc nước. II. Cơ quan vị giác * Vị trí: Các nụ nếm phân bố ở lưỡi, xoang miệng hầu, thực quản của cá. * Hình dạng cấu tạo: Gồm nhiều nụ nếm hình bầu dục với các tế bào cảm giác ở bên trong và các tế bào nâng đỡ ở bên ngoài, bên trên các tế bào cảm giác cũng có lông cảm giác, gốc các tế bào cảm giác cũng nối với nhiều đầu mút dây thần kinh. * Chức năng: Xúc giác, giúp cá cảm nhận mùi vị thức ăn. III. Cơ quan khứu giác * Vị trí: Cơ quan khứu giác nằm ở phần trước của đầu cá. * Hình dạng cấu tạo: Là túi mũi của cá. Túi mũi là một túi do các tế bào biểu bì tạo thành; Có hai loại tế bào biểu bì: - Tế bào nâng đỡ: To, thô - Tế bào cảm giác: Hình que, mảnh, có nhân to, bên trên tế bào cảm giác cũng có lông cảm giác, bên dưới cũng nối với nhiều mút dây thần kinh cảm giác. Các dây thần kinh này hợp lại thành dây thần kinh khứu giác. * Chức năng: Cảm nhận về mặt hoá học của thức ăn, giúp cá phân biệt con mồi, quần đàn và địch hại. IV. Cơ quan thính giác 1. Vị trí: Cơ quan thính giác phân bố bên trong hộp sọ và ở hai bên đầu cá. 2. Phát sinh và cấu tạo 63 Cơ quan thính giác của cá phát sinh từ lá phôi ngoài trong giai đoạn phôi thai. Đầu tiên, lá phôi ngoài ở hai bên đầu dầy lên hình thành mấu nổi. Tiếp theo, trên bề mặt của mấu nổi lõm xuống tạo thành dạng cốc, dần dần hai bên cốc khép lại tạo thành bao thính giác. Sau đó, bao thính giác chia làm hai phần: * Bên trên: Thường có 3 ống bán khuyên bên trong chứa đầy chất dịch. Vách ở đầu mỗi ống bán khuyên phình to ra hình thành các Ampulla, trong các Ampulla có các tế bào cảm giác phân bố thành từng đám. * Bên dưới: Chia 2 phần là túi bầu dục bên trên và túi hình cầu bên dưới. 3. Chức năng - Nghe. - Tham gia vào việc giữ thăng bằng cho cơ thể cá. V. Cơ quan thị giác 1. Vị trí Mắt thường nằm ở hai bên đầu của cá. 2. Hình dạng cấu tạo Mắt của cá thường gồm có 4 phần chính: * Màng cứng: Là lớp ngoài cùng của mắt. Phía trước hình thành giác mạc trong suốt và phẳng để tránh va chạm lúc cá bơi lội. Ở cá sụn màng cứng bằng sụn. Ở cá xương màng cứng bằng tổ chức sợi. * Màng mạch: Là lớp nằm sát bên trong màng cứng. Gồm nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố. Màng mạch kéo dài ra phía trước hình thành mống mắt ở giữa có đồng tử. * Võng mô: Là bộ phận sinh ra cảm giác, nằm ở phần trong cùng của mắt. Võng mô do nhiều tế bào thị giác hình thành; Có hai loại tế bào thị giác: - Tế bào thị giác hình que: Cảm nhận cường độ ánh sáng nhanh hoặc chậm. - Tế bào hình chóp nón: Cảm nhận màu sắc ánh sáng. * Thủy tinh thể: Hình cầu, trong suốt. Giữa giác mạc, võng mô và thủy tinh thể chứa đầy dịch thủy tinh thể trong suốt dạng keo có nhiệm vụ cố định vị trí thủy tinh thể. Ánh sáng xuyên qua thủy tinh thể để đến võng mô. Ngoài ra mắt cá còn có cơ treo, cơ kéo, mấu lưỡi liềm. Cá không có tuyến lệ. 3. Chức năng - Nhìn. - Tham gia vào việc giữ thăng bằng cho cơ thể cá. - Góp phần tạo nên màu sắc của cá. Lỗ mũi trước Túi mũi Lỗ mũi Vành ngoài của lỗ mũi 64 A Lỗ mũi sau Nếp gấp Nếp gấp màng Thần kinh Bầu khứu giác khứu giác nhầy của túi mũi khứu giác Màng cứng Màng bạc Cơ treo Móng mắt Thủy tinh thể B Dịch thủy tinh thể Dây thần kinh cảm giác của mắt Mạch máu Võng mô Màng mạch Mấu lưỡI liềm Cơ kéo Giác mạc Màng kết Rìa mắt Dây chằn bán khuyên Hình 27A. Hình dạng cấu tạo của mũi cá. B. Hình dạng cấu tạo của mắt cá. (Theo Largler K. F. et all, 1977) 65 Chương XI TUYẾN NỘI TIẾT I. Tuyến não thùy 1. Vị trí Não thùy thể nằm ở mặt bụng của não bộ cá. 2. Phát sinh và cấu tạo * Phát sinh: Não thùy thể phát sinh trong thời kỳ phát triển phôi. * Cấu tạo gồm 2 phần là: • Não thùy thể thần kinh: Do mặt bụng của buồng não số 3 phát triển xuống. Gồm nhiều bó thần kinh kết hợp lại và thông với não thùy thể tuyến thể ở bên dưới. • Não thùy thể tuyến thể: Do mặt lưng của xoang miệng hầu phát triển lên trên. Dựa vào vị trí và đặc tính bắt màu có thể chia não thùy thể tuyến thể làm 3 phẩn là não thùy thể tuyến thể trước, não thùy thể tuyến thể giữa và não thùy thể tuyến thể sau 3. Chức năng * Não thùy thể thần kinh tiết ra hai loại kích thích tố là Vasopressin và Oxytoxin. * Não thùy thể tuyến thể. Tiết ra nhiều loại kích thích tố. Dựa vào vị trí và chức năng chia não thùy thể làm 3 phần là não thùy thể tuyến thể trước, não thùy thể tuyến thể giữa và não thùy thể tuyến thể sau. • Não thùy thể tuyến thể trước: Tiết kích thích tố tập trung sắc tố melanin • Não thùy thể tuyến thể giữa tiết các kích thích tố: - Kích thích tố sinh trưởng (STH) - Kích thích tố sinh dục (FSH và LH) - Kích thích tố tuyến giáp trạng (TSH) - Kích thích tố tuyến thượng thận (ACTH). • Não thùy thể tuyến sau: Tiết kích thích thích tố phân tán sắc tố melanin. II. Tuyến giáp trạng 1. Vị trí Tuyến giáp trạng phân bố ở các tổ chức như: Động mạch chủ bụng , mang, mắt, thận, tụy. Não thùy thể thần kinh 66 A Não thùy thể Não thùy thể Não thùy thể tuyến thể trước tuyến thể giữa tuyến thể sau B Não thùy thể thần kinh Não thùy thể tuyến thể trước Não thùy thể C tuyến thể giữa Não thùy thể tuyến thể sau Hình 28A. Não thùy thể của cá miệng tròn. B. Não thùy thể của cá sụnn C. Não thùy thể của cá xương (Theo Larfler K. F. et all, 1977). 67 2. Hình dạng cấu tạo Tuyến giáp trạng có hình bầu dục hoặc trái tim, được hình thành bởi các tế bào tuyến, nang tuyến, mô liên kết và tế bào cạnh tuyến. * Các tế bào tuyến bao quanh bên ngoài. * Những nang tuyến hình cầu ở bên trong, chứa chất keo do tế bào tuyến tiết ra. * Tổ chức mô liên kết: Có mạng lưới mao mạch rất phát triển nằm ở giữa các nang tuyến. * Tế bào cạnh tuyến: Phân bố xen giữa các mao mạch. 3. Chức năng: Tiết ra hai loại kích thích tố là * Kích thích tố TH: Kích thích tố này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể cá; Kích thích tố TH kết hợp với kích thích tố STH của não thùy thể tuyến thể giữa để giúp cơ thể cá sinh trưởng nhanh. * Kích thích tố Canxitoxin: Điều hoà hàm lượng canxi trong máu cá. 4. Tuyến giáp trạng ở các lớp cá * Cá miệng tròn:Tuyến giáp trạng có kích thước nhỏ và không có màng bao bọc. Kích thích tố được tiết ra rất chậm. * Cá sụn: Hầu hết các loài cá sụn có tuyến giáp trạng phân tán. Chúng thường có dạng lưỡi liềm hoặc từng mảng và có màng bao bọc bằng mô liên kết. * Cá xương: Tuyến giáp trạng thường có kích thước lớn, màu đỏ và phân bố trên các tổ chức: Động mạch chủ, mang, mắt, thận, tụy. III. Tuyến tụy (đảo tụy, đảo Langerhans) 1. Hình dạng cấu tạo Tuyến tụy có hình cầu hoặc bầu dục, do nhiều tế bào tuyến kết lại thành đám. Có 3 loại tế bào: * Tế bào : Nằm ở bên ngoài chiếm 75%. Tiết ra Isullin. * Tế bào : Nằm bên trong, chiếm 20%. Tiết Glucagon. * Tế bào : Nằm ở xung quanh chiếm 5%. 2. Chức năng Tuyến tụy tiết ra 2 loại kích thích tố là Isulin và Glucagon, cả 2 hỗ trợ lẫn nhau để điều hòa lượng đường trong máu cá. Tế bào tuyến 68 Nang tuyến Não thuỳ thể Tuyến thượng thận Tuyến sinh dục (Tuyến não thùy) Tuyến giáp trạng Tuyến tụy (đảo tụy) Hình 29 A. Hình dạng tuyến giáp trạng B. Vị trí của các tuyến nội tiết của cá xương (Theo Largler K. F. et all, 1977) 69 IV. Tuyến thượng thận 1. Vị trí Tuyến thượng thận nằm ở phía trên, phía trước và sau của thận 2. Hình thái cấu tạo * Động vật cao đẳng: Tuyến thượng thận là hai tuyến nhỏ nằm úp phía trên của thận gồm 2 lớp: - Lớp trong: Phần tủy. - Lớp ngoài: Phần vỏ * Cá: Tuyến thượng thận là những đám tế bào phân bố ở những vị trí tương ứng với phần vỏ và tủy của động vật cao đẳng. Ở cá xương tuyến thượng thận gồm 2 phần: - Tổ chức thận trước: Gồm có phần vỏ và phần lỏi;Thường phân bố ở đầu thận. - Tổ chức thận sau (thể Stanin): Thường phân bố ở phần lưng và đầu sau của thận, cũng có thể vùi trong thận. 2. Chức năng Tiết ra 2 loại kích thích tố là Adrenalin và Noradrenalin. V. Tuyến sinh dục 1. Vị trí Tuyến sinh dục nằm trong xoang nội quan của cá 2. Hình dạng cấu tạo Lúc cá còn nhỏ, tuyến sinh dục của cá là hai ống mảnh, dài. Lúc đạt giai đoạn thành thục, tuyến sinh dục to chiếm một thể tích lớn trong xoang nội quan nhất là ở cá cái. * Cá cái:Tuyến sinh dục là buồng trứng. Nhiệm vụ của buồng trứng là: - Sản sinh ra tế bào trứng. - Màng trong của buồng trứng tiết ra 2 loại kích thích tố là Oestrogen và Progesteron. * Cá đực: Tuyến sinh dục là buồng tinh. Chức năng của buồng tinh là: - Sản sinh ra tinh sản ra tinh trùng. - Tiết ra Androgen. Thận Tuyến sinh dục Hình 30. Vị trí và hình dạng của tuyến sinh dục cá bông lau (Pangasius krempfi) 70 PHẦN II. PHÂNLOẠI CÁ Chương XII HỆ THỐNG PHÂN LOẠI & NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THƯỜNG DÙNG TRONG PHÂN LOẠI CÁ I. Hệ thống phân loại cá Hệ thống phân loại cá là một hệ thống gồm các cấp phân loại từ thấp đến cao, có thể kể như: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, giống, loài. Trong đó, loài được xem là cấp phân loại cơ bản nhất. Theo Mayer (1960), loài là một quần thể sinh vật sống trong tự nhiên, có thể tiến hành sinh sản với nhau được để tạo ra thế hệ con cái có khả năng sinh sản (giống như cha mẹ của chúng). Ở các hệ thống phân loại cá hiện nay, ngoài các cấp phân loại chính kể trên, chúng ta có thể gặp các cấp phân loại phụ như: Ngành phụ, tổng lớp, lớp phụ, bộ phụ, tổng họ, họ phụ, loài phụ. Từ một loài có thể chia ra làm hai hay nhiều loài phụ. Loài phụ là tập hợp của nhiều cá thể có nhiều đặc điểm phân loại giống nhau và cùng phân bố ở một vùng địa lý nhất định. Giữa các loài phụ trong cùng một loài sẽ có một vài sai khác nhỏ về mặt phân loại. Ví dụ loài cá lòng tong đá có vị trí phân loại như sau: Ngành: Chordata Ngành phụ: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Cypriniformes Họ: Cyprinidae Giống: Rasbora Loài: Rasbora lateristriatai có hai loài phụ Loài phụ: Rasbora lateristriata lateristriata (Bleeker), 1854 Loài phụ: Rasbora lateristriata sumatra (Bleeker), 1924 II. Những đặc điểm thường dùng trong phân loại 1. Danh pháp * Tên địa phương: Là tên do ngư dân hay người dân địa phương ở một xã, một tỉnh, một vùng hay một nước dùng để gọi một loài cá nào đó. 71 Ví dụ: - Cá sặc rằn còn được gọi là cá sặc bổi, cá lò tho. - Cá lóc còn được gọi là cá trào, cá quả. * Tên khoa học: Tên khoa học của một loài cá (hay một loài sinh vật khác) gồm 2 từ la tinh - từ trước chỉ giống và viết hoa ở mẫu tự đầu tiên, từ sau chỉ loài. Ví dụ: Tên khoa học của cá ba sa là Pangasius bocourti * Tên đồng vật: Là hai hay nhiều tên khoa học của cùng một loài cá. Ví dụ: Cá sặc bướm có hai tên đồng vật như sau: - Labrus trichopterus Pallas, 1770 ( Specilegia Zoologica, p.45) - Trichogaster trichopterus ( Pallas), 1770. (Smith, 1945. The Freshwater Fishes of Siam or Thalland, p. 463 - 464, fig. 98). 2. Những đặc điểm thường dùng trong phân loại * Đặc điểm đếm • Đếm tia vi của các vi như: - Vi lưng (Ký hiệu là D: Dorsal fin) - Vi hậu môn (Ký hiệu là A: Anal fin) - Vi ngực (Ký hiệu là P: Pectoral fin) - Vi bụng (Ký hiệu là V: Ventral fin) • Đếm vẩy: - Vẩy đường bên: Đếm tất cả những vẩy có ống cảm giác từ sau lỗ mang đến gốc của các tia vi đuôi. - Vẩy trên đường bên: Đếm những vẩy thuộc hàng vẩy nằm ở bên trên của đường bên. - Vẩy dưới đường bên: Đếm những vẩy thuộc hàng vẩy nằm ở bên dưới của đường bên. - Vẩy quanh cuống đuôi: Đếm những vẩy quanh phần cuống đuôi.. * Đặc điểm đo • Đo chiều dài: Đo các chỉ tiêu thuộc về chiều dài như: Chiều dài toàn thân, chiều dài chuẩn, chiều dài đầu, chiều dài mõm, chiều dài cuống đuôi, chiềi dài gốc vi, chiều dài tia vi. • Đo chiều cao: Đo các chỉ tiêu thuộc về chiều cao và khoảng cách như: Chiều cao thân, chiều cao đầu qua giữa mắt, chiều cao đầu qua bờ trước và bờ sau của mắt, chiều cao cuống đuôi, đường kính mắt, khoảng cách giữa hai mắt. 72 * Quan sát • Quan sát hình dạng toàn thân và hình dạng của các cơ quan trên cơ thể cá • Quan sát màu sắc toàn thân và màu sắc của các cơ quan trên cơ thể cá. Hình 30. Những chỉ tiêu hình thái thường được dùng trong phân loại cá 1. Chiều dài tổng cộng; 2. Chiều dài fort; 3. Chiều dài không có vi đuôi; 4. Chiều dài đầu; 5. Đường kính mắt; 6. Chiều dài đầu sau mắt; 7. Chiều dài gốc vi lưng 2; 8. Chiều dài cuống đuôi; 9. Chiều cao thân; 10. Chiều cao cuống đuôi; 11. Số vẩy đường bên; 12. Số vẩy trên đường bên; 13. Số vẩy dưới đường bên. 73 74 Chương XIII NHỮNG LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT & NƯỚC LỢ THƯỜNG GẶP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VIỆT NAM LỚP OSTEICHTHYES I. Bộ Clupeiformes Bộ Clupeiformes ở đồng bằng sông Cửu Long Việt nam có nhiều giống loài nhưng phân bố chủ yếu ở các thủy vực nuớc lợ, mặn như: Biển ven bờ, vùng cửa sông, các đầm nước lợ; Chỉ có một số ít loài sống ở các thủy vực nuớc ngọt. Bộ này có những đặc điểm nhận dạng như sau: - Cơ thể thon dài, dẹp bên. - Lườn bụng bén, có một hàng gai nhọn. - Thân phủ vẩy tròn, dễ rụng Ở ĐBSCL Việt Nam, bộ Clupeiformes có hai họ phân bố Họ 1. Engraulidae LOÀI 1. Coilia macrognathos Bleeker Cá mào gà đỏ LOÀI 2. Coilia reynaldi Cuvier and Valenciennes Cá mào gà LOÀI 3. Coilia grayii Richardson Cá mào gà trắng LOÀI 4. Setipinna breviceps (Cantor) Cá lẹp vàng LOÀI 5. Setipinna melanochir (Cantor) Cá lẹp đen LOÀI 6. Setipinna taty ( C + V) Cá lẹp trắng LOÀI 7. Lycothrissa crocodilus (Bleeker) Cá tợp LOÀI 8. Thryssa hamiltonii (Gray) Cá lẹp sắc LOÀI 9. Corica sp1 Cá cơm sông LOÀI 10. Corica sp2 Cá cơm sông Họ 2 . Clupeidae LOÀI 11. Anodontostoma chancunda Cá mòi LOÀI 12. Ilisha megaloptera (C + V) Cá bẹ trắng A B C Hình 31A. Cá mào gà đỏ (Coilia macrognathos) B. Cá mòi (Anodontostoma chancunda) C. Cá thiểu (Paralaubuca riveroi) 75 76 II. Bộ Osteoglossiformes Bộ Osteoglossiformes chỉ có một họ phân bố ở ĐBSCL, VN với những đặc điểm nhận dạng như sau: - Cơ thể thon dài, dẹp bên - Lườn bụng bén, gốc vi hậu môn dài và gắn liền với vi đuôi. - Thân và đầu phủ vẩy tròn, nhỏ Họ 3. Notopteridae LOÀI 13. Chitala ornata ( Gray) Cá còm LOÀI 14. Notopterus notopterus ( Pallas) Cá thát lát II. Bộ Cypriniformes Ở ĐBSCL, VN có bốn họ cá thuộc bộ Cypiniformes phân bố. Chúng có những đặc điểm nhận dạng như sau: - Thân được bao phủ bởi những vẫy tròn - Lườn bụng tròn, - Hàm trên và hàm dưới không có răng nhưng răng hầu thường phát triển và xếp theo một thứ tự nhất định. Họ 4 . Cyprinidae Họ phụ . Abraminae LOÀI 15. Paralaubuca riveroi ( Fowler) Cá thiểu LOÀI 16. Parachela oxygastroides (Bleeker) Cá lành canh LOÀI 17. Macrochirichthys macrochirus (C + V) Cá rựa Họ phụ . Garrinae LOÀI 18. Epalzeorhynchos coatesi (Fowler) Cá nút Họ phụ . Rasborinae LOÀI 19. Esomus goddardi Fowler Cá lòng tong bay LOÀI 20. Rasbora aurotaenia Smith Cá lòng tong đá LOÀI 21. R. lateristriata (Bleeker) Cá lòng tong đá LOÀI 22. R. sumatra (Bleeker) Cá lòng tong đá LOÀI 23. Luciosoma bleekeri Stiend. Cá lòng tong mương Họ phụ. Cyprininae LOÀI 24. Leptobarbus hoevenii (Bleeker) Cá chài 77 LOÀI 25. Hampala macrolepidota Valenciennes Cá ngựa LOÀI 26. Hampala dispar Smith Cá ngựa LOÀI 27. Probarbus jullieni Sauvage Cá chài sóc LOÀI 28.Cosmochilus harmandi Sauvage Cá duồng bay LOÀI 29. Puntioplites proctozysron (Bleeker) Cá dảnh LOÀI 30. Balantiocheilos melanopterus (Bleeker) Cá học trò LOÀI 31. Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker) Cá cóc LOÀI 32. Cyclocheilichthys apogon (C + V) Cá ba kỳ đỏ LOÀI 33. Cyclocheilichthys repasson (Bleeker) Cá ba kỳ trắng LOÀI 34. Puntioplites bulu (Bleeker) Cá dảnh bông LOÀI 35. Puntius leiacanthus (Bleeker) Cá rằm LOÀI 36. Puntius stigmatosomus H. M. Smith LOÀI 37. Puntius partipentazona (Fowler) LOÀI 38. Puntius binotatus ( C + V ) LOÀI 39 Barbonymus daruphani H. M. Smith Cá mè vinh LOÀI 40 Barbonymus altus ( Gunther) Cá he vàng LOÀI 41. Barbonymus gonionotus ( Bleeker) Cá mè vinh LOÀI 42. Barbonymus schwanenfeldii ( Bleeker) Cá he đỏ LOÀI 43. Puntius orphoides ( C + V ) Cá đỏ mang LOÀI 44 Catlocarpio siamensis Boulenger Cá hô LOÀI 45 Cirrhinus jullieni Sauvage Cá linh ống LOÀI 46 Cirrhinus microlepis Sauvage Cá duồng LOÀI 47 Cirrhinus molitorella (Valenciennes) Cá trôi (cá trôi Ấn ) LOÀI 48 Cirrhinus (Valenciennes) Cá mrigal LOÀI 49 Thynnichthys thynnoides Bleeker Cá linh cám LOÀI 50 Osteochilus spilopleura Fowler Cá linh rìa LOÀI 51 Osteochilus melanopleurus (Bleeker) Cá mè hôi LOÀI 52 Ostechilus schlegeli (Bleeker) Cá mè hương LOÀI 53 Osteochilus hasseltii (C + V) Cá mè lúi LOÀI 54 Osteochilus vittatus (C + V) Cá lúi sọc LOÀI 55. Labiobarbus lineatus (Sauvage) Cá linh rìa A B C 78 Hình 32A. Cá lòng tong đá (Rasbora lateristriata lateristriata) B. Cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos) C. Cá mè vinh (Barbodes gonionotus) 79 LOÀI 56. Labiobarbus siamensis (Smith) Cá linh rìa LOÀI 57. Amblyrhynchichthys truncatus (Ble.) Cá trao tráo LOÀI 58. Barbichthys laevis (C + V) Cá ba lưỡi LOÀI 59. Cirrhinus caudimaculatus Fowler Cá linh gió LOÀI 60. Labeo indramontri H. M. Smith Cá linh chuối LOÀI 61 Labeo chrysophekadion (Bleeker) Cá ét mọi Họ 5. Cobitidae LOÀI 62. Acanthopsis choirorhynchos (Bleeker) Cá chìa vôi LOÀI 63. Botia modesta Bleeker Cá heo LOÀI 64. Botia lecontei Fowler Cá heo LOÀI 65. Botia hymenophysa (Bleeker) Cá heo LOÀI 66. Botia eos Taki Cá heo Họ 6. Gyrinocheilidae LOÀI 67. Gyrinocheilus aymonieri (Tirant) Cá mây IV. Bộ Siluriformes Bộ Siluriformes ở ĐBSCL, Việt Nam có nhiều giống loài phân bố ở các thủy vực nuớc nước ngọt, lợ và mặn như: Các sông lớn, kênh, vùng cửa sông, các đầm nước lợ và biển ven bờ. Các loài cá thuộc bộ này có những đặc điểm nhận dạng như: - Cơ thể thon dài. Thân trần hoặc phủ tấm xương - Râu thường phát triển - Không có răng hầu dạng điển hình. Họ 7. Siluridae LOÀI 68. Belodontichthys dinema Bleeker Cá trèn răng LOÀI 69. Wallago attu (Block) Cá leo LOÀI 70. Ompok hypophthalmus Bleeker Cá trèn ống LOÀI 71. Ompok bimaculatus (Block) Cá trèn bầu LOÀI 72. Kryptopterus cryptopterus (Bleeker) Cá trèn lá LOÀI 73. Kryptopterus moorei H. M. Smith Cá trèn mở LOÀI 74. Micronema bleekeri Gunther Cá kết LOÀI 75. Kryptopterus sp Cá trèn lá 80 Họ 8. Clariidae LOÀI 76. Clarias macrocephalus Gunther Cá trê vàng LOÀI 77. Clarias batrachus (Linaeus) Cá trê trắng Họ 9. Plotosidae LOÀI 7. Plotosus canius Hamilton Cá ngát Họ 10. Pangasiidae (Schilbeidae) LOÀI 79. Helicophagus waandersii Bleeker Cá tra chuột LOÀI 80. Pangasius bocourti Sauvage Cá ba sa LOÀI 81. Pangasius conchophilus Roberts and Vidthayanon Cá hú LOÀI 82. Pangasius kunyit Cá tra bần LOÀI 83. Pangasianodon gigas (Chevey) Cá tra dầu LOÀI 84. Pangasius hypophthalmus Sauvage Cá tra nuôi LOÀI 85. Pangasius krempfi Fang and Chaux Cá bông lau LOÀI 86. Pangasius larnaudii Bocourt Cá vồ đém LOÀI 87. Pangasius macronema Bleeker Cá xác sọc LOÀI 88. Pangasius micronema Bleeker Cá tra LOÀI 89. Pangasius pleurotaenia Sauvage Cá xác bầu LOÀI 90. Pangasius polyuranodon Bleeker Cá dứa LOÀI 91. Pangasius sanitwongsei Smith Cá vồ cờ Họ 11. Bagridae LOÀI 92. Bagrichthys macropterus Bleeker Cá chốt chuối LOÀI 93. Pseudomystus siamensis Regan Cá chốt chuột LOÀI 94. Mystus cavasius (Hamilton) Cá chốt giấy LOÀI 95. Mystus rhegma Fowler Cá chốt sọc LOÀI 96. Mystus vittatus (Block) Cá chốt sọc LOÀI 97. Hemibagrus wyckii Bleeker Cá lăng LOÀI 98. Mystus wolffii Bleeker Cá chốt trắng LOÀI 99. Mystus gulio Hammilton Cá chốt trắng LOÀI 100. Hemibagrus planiceps (C + V) Cá chốt LOÀI 101. Mystus bocourti Bleeker Cá chốt cờ A B 81 C Hình 33 A. Cá trê (Clrias batrachus) B. Cá bông lau (Pangasius krempfi) C. Cá chốt (Mystus planiceps) 82 Họ 12. Sisoridae LOÀI 102. Bagarius bagarius Hamilton Cá chiên Họ 13. Ariidae LOÀI 103. Osteogeneiosus militaris Linnaeus Cá úc thép LOÀI 104. Arius cealatus (Cuvier and Valenciennes) Cá úc nghệ LOÀI 105. Arius venosus (Cuvier and Valenciennes) Cá úc nghệ LOÀI 106. Arius sciurus Smith Cá úc trắng LOÀI 107. Arius truncatus (C + V) Cá úc sào LOÀI 108. Arius sagon Hamilton Cá vồ chó LOÀI 109. Arius stormii Bleeker Cá thiều LOÀI 110 Hemipimelodus borneensis (Bleeker) Cá úc mím V. Bộ Cyprinodontiformes Ở ĐBSCL, bộ cá này có một họ với 2 giống phân bố Họ 14. Aplocheilidae LOÀI 111 Aplocheilus panchax Hamilton Cá bạc đầu Họ 15. Poeciliidae LOÀI 112 Lebistes reticulatus Peter Cá bảy màu VI. Bộ Beloniformes Các loài cá thuộc bộ Beloniformes phân bố ở ĐBSCL có những đặc điểm nhận dạng như sau: - Thân dạng ống dài - Xương hàm kéo dài ra phía trước - Vi đuôi tròn Họ 16. Hemirhamphidae LOÀI 113. Zenarchopterus ectunctio Hamilton Cá lìm kìm LOÀI 114. Zenarchopterus clarus Mohr Cá lìm kìm LOÀI 115. Z . pappenheimi Mohr Cá lìm kìm LOÀI 116. Dermogenys pusillus Van Hasselt Cá lìm kìm Họ 17. Belonidae LOÀI 117. Strongyluga strongyluga V. Hasselt Cá nhái LOÀI 118. Xenentodon canciloides Hamilton Cá nhái 83 VII. BỘ Gasterosteiformes Ở ĐBSCL, bộ cá này có một họ với 2 giống phân bố ở các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn. Chúng có những đặc điểm phân loại như sau: - Thân phủ tấm xương - Vi lưng có nhiều gai đứng độc lập. Họ 18. Syngnathidae LOÀI 119. Doryichthys boaja Bleeker Cá ngựa xương VIII. Bộ Mugiliformes Bộ Muligiformes có hai họ, phân bố ở các thủy vực nước ngọt và lợ như: Sông, kênh, vùng cửa sông, đầm nước lợ. Các loài cá thuộc bộ cá này có những dặc điểm như sau: - Mắt nằm dưới màng gelatin - Không có cơ quan đường bên - Một số tia vi ngực tách rời và kéo dài thành sợi. Họ 19. Polynemidae LOÀI 120. Eleutheronema tetradactylum Shaw Cá chét LOÀI 121 Polynemus longipectoralis W + B Cá phèn vàng LOÀI 122. Polynemus paradiseus Linnaeus Cá phèn trắng IX. Bộ Synbranchiformes Bộ này gồm những loài có những đặc điểm nhận dạng như sau: - Thân hình trụ dài giống như rắn - Các vi kém phát triển - Lỗ mang hẹp và nằm ở mặt bụng. Họ 20. Synbranchidae LOÀI 123. Monopterus albus ( Ziew) Lươn Họ 21. Synbranchidae LOÀI 124. Ophisternon bengalensis (Me & Cl) Lịch X. Bộ Perciformes Ở ĐBSCL bộ Perciformes có 5 bộ phụ với nhiều giống loài cá hiện diện ở hầu hết các thủy vực nức ngọt, lợ và mặn như: Sông, kênh, đồng ruộng, vùng cửa sông, đầm nước lợ và biển ven bờ. Những loài cá này có chung những đặc điểm nhận dạng như sau: A B C Hình 34A. Cá lìm kìm (Zenarchopterus papapenheini) B. Cá chét (Eleutheronema tetradactylum) C. Cá chẻm (Lates calcarifer) 84 85 - Thân phủ vẩy lược - Vi lưng hoặc vi hậu môn có gai cứng. Họ 22. Sciaenidae LOÀI 125. Nebia soldado Lacepède Cá sửu Họ 23. Toxotidae LOÀI 126. Toxotes charareus Hamilton Cá mang rổ Họ 24. Ambassidae LOÀI 127. Parambassis wollfii Bleeker Cá sơn bầu LOÀI 128. Parambassis siamensis Fowler Cá sơn gián LOÀI 129. Parambassis gymnocephala Lacepède Cá sơn Họ 25. Centropomidae LOÀI 130. Lates calcarifer (Block) Cá chẻm Họ 26. Coiidae LOÀI 131. Datnioides quadrifasciatus Sev. Cá hường LOÀI 132. Datnioides microlepis Bleeker Cá hường Họ 27. Nandidae LOÀI 133. Pristolepis fasciatus Bleeker Cá rô biển LOÀI 134. Nandus nandus Hamilton Cá hường vện Họ 28. Scatophagidae LOÀI 135. Scatophagus argus Linnaeus Cá nâu Họ 29. Anabantidae LOÀI 136. Anabas testudineus Bloch Cá rô đồng Họ 30. Osphronemidae LOÀI 137. Trichopsis vittatus (C + V) Cá bãi trầu LOÀI 138. Betta taeniata Regan Cá lia thia LOÀI 139. Betta splendens Regan Cá lia thia LOÀI 140. Trichogaster trichopterus Pallass Cá sặc bướm LOÀI 141. Trichogaster pectoralis Regan Cá sặc rằn Họ 31. Channidae LOÀI 142. Channa micropeltes C + V Cá Lóc bôn LOÀI 143. Channa gachua Hamilton Cá chành dục A B C 86 Hình 35A. Cá nâu (Scatophagus argus) B. Cá rô đồng (Anabas testudineus) C. Cá sặc bướm (Trichogaster trichopterus) A B C Hình 36A. Cá lóc bông (Channa micropeltes) B. Cá dầy (Channa lucius) C. Cá lóc (Channa striata) 87 A B 88 C Hình 37A. Cá bóng trân (Butis butis ) B. Cá bống cát (Glossogobius giuris) C. Cá bống sao (Boleophthaltus boddarti) 89 LOÀI 144. C. lucius Cuvier + Valenciennes Cá dầy LOÀI 145. C. striatus Bloch Cá lóc Họ 31. Eleotridae LOÀI 146. Eleotris balia Jordar + Seal Cá bống trứng LOÀI 147. Butis butis (Hamilton) Cá bống trân LOÀI 148. Oxyeleotris marmorata (Bleeker) Cá bống tượng LOÀI 149. Oxyeleotris urophthalmus ( Bleeker) Cá bống dừa Họ 32. Gobiidae LOÀI 150. Oxyurichthys sp Cá bống xệ vẩy to LOÀI 151. Oxyurichthys microlepis (Bleeker) Cá bống xệ vẩy nhỏ LOÀI 152. Gobiopsis macrostoma Cá bống LOÀI 153. Glossogobius giuris Hamilton Cá bống cát LOÀI 154. Brachygobius doriae Gunther Cá bống mắt tre LOÀI 155. Periophthalmodon schlosseri Pal. Cá thòi lòi LOÀI 156. Pseudapocryptes lanceolatus Ble. Bống kèo vẩy nhỏ LOÀI 157. Parapocryptes serperaster (Rich.) Cá bống kèovẩy to LOÀI 158. Boleophthaltus boddarti (Pallas) Cá bống sao LOÀI 159. Brachyamblyopus urolepis Bleeker Đẻn sông LOÀI 160. Trypauchen vagina Bloch Cá bống vẩy cao Họ 33. Scombridae LOÀI 161. Scomberomorus sinensis Lec. Cá thu song Họ 34. Mastacembelidae LOÀI 162. Macrognathus aculeatus (Bloch) Cá chạch sông LOÀI 163. Macrognathus taeniagaster Fowler Cá chạch bông LOÀI 164. Macrognathus circumcintus (Hora) Cá chạch bông LOÀI 165. Mastacembelus armatus favus Hora Cá chạch lấu LOÀI 166. Mastacembelus argus Gunther Cá chạch lửa XI. Bộ Pleuronectiformes Bộ Pleuronectiformes có 2 họ phân bố ở ĐBSCL. Các loài cá thuộc bộ này có những đặc điểm phân loại như sau: - Gốc vi lưng và vi hậu dài A B C Hình 38A. Cá thu song (Scomberomorus chinensis) B. Cá chạch sông (Macrognathus aculeatus) C. Cá lưỡi mèo (Synaptura sp) 90 91 - Mắt kém phát triển - Vi ngực thoái hoá. Họ 35. Synapturidae LOÀI 168. Synaptura panoides Bleeker Cá lưỡi mèo LOÀI 167. Synaptura sp Cá lưỡi mèo Họ 36. Cynoglossidae LOÀI 171. Cynoglossus lingua Hamilton Cá lưỡi trâu LOÀI 172. Cynoglossus cynoglossus (B. + H.) Cá lưỡi hùm XII. Bộ Tetraodontiformes Bộ Tetraodontiformes có một họ với 3 giống phân bố ở ĐBSCL. Các loài cá thuộc bộ này có những đặc điểm nhận dạng như sau: - Răng dạng tấm - Vi đuôi tròn - Có túi khí ở phần bụng. HỌ 37. Tetraodontidae LOÀI 173. Auriglobus modestus (Bleeker) Cá nóc vàng LOÀI 174. Xenopterus naritus (Richardson) Cá nóc vàng LOÀI 175. Chelonodon patoca (Hamilton) Cá nóc LOÀI 176. Tetraodon fluviatilis (Hamilton) Cá nóc LOÀI 177. Tetraodon sp Cá nóc LOÀI 178. Tetraodon cutcutia (H. + B.) Cá nóc XIII. Bộ Batrachoidiformes Ở ĐBSCL bộ Batrachoidiformes chỉ có một họ với hai loài phân bố ở các thủy vực nước lợ, Chúng có những đặc điểm nhận dạng như sau: - Vi lưng, vi bụng, vi hậu môn và xương nắp mang có gai cứng - Vi đuôi tròn - Cơ gốc vi ngực phát triển. Họ 38. Batrachoididae LOÀI 179. Batrachomoeus trispinosus (H. + B.) Cá hàm ếch LOÀI 180. Batrachomoeus sp Cá hàm ếch i MỤC LỤC Trang PHẦN I. HÌNH THÁI GIẢI PHẨU CÁ 4 Chương I. Mở đầu 4 I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 II. Lịch sử phát triển 5 Chương II. Hình dạng và các cơ quan bên ngoài cơ thể cá 7 A. Hình dạng cơ thể cá 7 B. Các cơ quan bên ngoài cơ thể cá 10 Chương III. Da và các sản phẩm của da 14 A. Da 14 B. Các sản phẩm của da 14 Chương IV. Bộ xương cá 18 I. Một số khái niệm 18 II. Bộ xương cá 18 Chương V. Hệ cơ 24 I. Các loại cơ 24 II. Cơ ở cá xương 26 III. Sản phẩm của cơ 28 Chương VI. Hệ tiêu hóa 29 A. Ống tiêu hoá 29 I. Xoang miệng hầu 29 II. Thực quản 32 III. Dạ dày 32 IV. Manh tràng 34 V. Ruột 34 B. Tuyến tiêu hóa 36 I. Tuyến nằm bên trong (trên) ống tiêu hoá 36 II. Tuyến nằm ngoài ống tiêu hoá 36 Chương VII. Hệ hô hấp 38 I. Mang 38 ii II. Cơ quan hô hấp khí trời 38 Chương VIII. Hệ tuần hoàn 43 A. Hệ thống ống mạch 43 I. Hệ thống ống mạch máu 43 II. Hệ thống ống bạch huyết 46 B. Máu 46 I. Huyết tương 46 II. Huyết cầu 48 III. Cơ quan tạo máu 48 Chương IX. Hệ niệu - sinh dục 50 A. Hệ tiết niệu 50 I. Các cơ quan tiết niệu 50 II. Chức năng 52 B. Hệ sinh dục 53 I. Các cơ quan sinh dục 53 II. Sản phẩm sinh dục 55 Chương X. Hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác 56 A. Hệ thần kinh 56 I. Thần kinh trung ương 56 II. Thần kinh ngoại biên 58 III. Thần kinh giao cảm 59 B. Cơ quan cảm giác 60 I. Cơ quan cảm giác ở da 60 II. Cơ quan vị giác 62 III. Cơ quan khứu giác 62 IV. Cơ quan thính giác 62 V. Cơ quan thị giác 63 Chương XI. Tuyến nội tiết 65 I. Tuyến não thùy 65 II. Tuyến giáp trạng 65 III. Tuyến tụy ( Đảo tụy) 67 iii IV. Tuyến thượng thận 69 V. Tuyến sinh dục 69 PHẦN I. HÌNH THÁI GIẢI PHẨU CÁ 71 Chương XII. Hệ thống phân loại & những đặc điểm thường dùng 71 trong phân loại cá 71 I. Hệ thống phân loại cá 71 II. Những đặc điểm thường dùng trong phân loại cá 71 Chương XIII. Những loài cá nước ngọt và lợ thường gặp ở đồng 74 I. Bộ Clupeiformes 74 II. Bộ Osteoglossiformes 76 III. Bộ Cypriniformes 76 IV. Bộ Siluriformes 79 V. Bộ Cyprinodontiformes 82 VI. Bộ Beloniformes 82 VII. Bộ Gasterosteiformes 83 VIII. Bộ Mugiliformes 83 IX. Bộ Synbranchiformes 83 X. Bộ Perciformes 83 XI. Bộ Pleuronectiformes 89 XII. Bộ Tetraodontiformes 91 XIII. Bộ Batrachoidiformes 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ngu_loai_i_dh_can_tho_471.pdf
Tài liệu liên quan