Dầu của hạt nho được biết đến với công dụng chống lại bệnh viêm khớp. Nếu bạn sợ mắc bệnh này, hãy dùng dầu hạt nho để nấu nướng hoặc uống một chút. Khi đã mắc bệnh viêm khớp, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những lợi ích của dầu hạt nho trong khẩu phần ăn. Vì nó giúp chống viêm và cơn đau hành hạ.
49 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun thu hoạch và tiêu thụ nghề: Trồng nho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a vào thời điểm thu hoạch nho rộ.
- Phân tích và đưa ra nhận định về nhu cầu thực của đối tác, gặp trực tiếp người phụ trách kinh doanh để bàn bạc trao đổi cụ thể. Tốt nhất không qua những khâu trung gian như đại lý thu mua và tiêu thụ hay những thương lái khác.
4.2. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng
Hợp đồng là loại văn bản mang tính chất ràng buộc pháp lý, do đó nó phải được lập và ký kết tại phòng công chứng có giấy phép công chứng của nhà nước.
Trước khi ký kết hợp đồng, hai bên cùng thỏa thuận kỹ các điều khoản được ghi trong hợp đồng như:
4.2.1. Tên hàng - Số lượng - Đơn giá
Thống nhất tên gọi hàng hóa giữa bên bán và bên mua. Tên gọi được đặt sao cho dễ gọi, dễ hiểu và diễn đạt được chủng loại của hàng hóa.
Ví dụ tên hàng hóa: Nho quả xanh già hay Nho quả sơ chế sấy khô.
Thống nhất số lượng, đơn giá hàng hóa cho từng thời điểm trong năm. Riêng đơn giá cần phải thỏa thuận khung biến động để đảm bảo bình ổn giá cho cả người mua và người bán.
4.2.2. Tiêu chuẩn kĩ thuật
- Đúng giống, không lẫn lộn giống
- Quy cách tỷ lệ quả đủ tiêu chuẩn > 90%.
- Phẩm chất tỷ lệ quả thối dập < 1%. Không có tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
4.2.3. Địa điểm và thời gian giao nhận
- Địa điểm giao nhận: Tại địa điểm ở đâu, ai là người thu, nhận...
- Bốc xếp lên xuống xe, nhà kho.
- Thời gian giao nhận: Trong bao lâu? Mỗi ngày bên bán giao cho bên mua trung bình bao nhiêu tấn? Trong trường hợp thu rộ số lượng nho tăng cao, bên bán phải báo trước cho bên mua bao nhiêu ngày.
- Giao hàng trong ngày vào lúc từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.
4.2.4. Phương thức thanh toán
- Bên mua thanh toán cho bên bán bằng chuyển khoản hay tiền mặt.
- Bên mua đặt cọc trước cho bên bán là bao nhiêu, khấu trừ tiền cọc khi nào.
Thông thường số tiền bên bán đã nhận cọc sẽ được khấu trừ dần vào giai đoạn cuối khi hợp đồng thực hiện chuẩn bị chấm dứt và tất toán vào chuyến nhận hàng cuối cùng.
- Bên B thanh toán cho bên A theo từng ngày nhận hàng.
4.2.5. Điều khoản chung
Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng.
Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc trước.
Trong quá trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất giải quyết bằng văn bản phụ lục bổ sung hợp đồng mới có giá trị.
Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia.
Hợp đồng được lập thành nhiều bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một số bản.
5. Soạn thảo và ký kết hợp đồng
Các căn cứ để soạn thảo hợp đồng
- Theo pháp luật qui định của nhà nước
- Theo thỏa thuận của 2 bên
- Theo tình hình thực tế
5.1. Soạn thảo hợp đồng:
Ví dụ: Mẫu hợp đồng mua bán quả nho có thể tham khảo như sau
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự Do - Hạnh Phúc
............, ngày..... tháng....., năm2012.
HỢP ĐỒNG KINH TẾv/v - Mua bán quả nho ......
- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thương mại số 36/2005 – QH11 ban hành ngày 14/6/2005.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng, nhu cầu quả nho ......... của hai bên.
Hôm nay, ngày 01 tháng 11 năm 2012, đại diện hai bên gồm có:
BÊN A
- Do ông: Phạm Văn Y
- Địa chỉ: Khối Phố 5, Thị trấn Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
- Điện thoại: 1234138717
- CMT số: 150992244; Ngày cấp: 22/4/2000; Nơi cấp: CA Lâm Đồng.
BÊN B
- Do ông: Trần Văn Thời
- Địa chỉ: Ấp 2, xã Đông Hòa, Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
- Điện thoại: 0904 677 677
- CMT:0123451239; Ngày cấp: 01/01/1995; Nơi cấp: Công an Lâm Đồng.
Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau:
ĐIỀU 1: Tên hàng - Số lượng - Đơn giá
Bên A bán cho bên B nho quả:
- Tên hàng: nho quả chín loại I.
- Số lượng: 1.000 tấn.
- Đơn giá: 3.000.000đồng/tấn.
- Thành tiền: 3.000.000.000đ (Ba tỷ đồng chẵn).
ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn - Kĩ thuật - Quy cách - Phẩm chất
- Đúng giống nho tiêu, không lẫn lộn giống.
- Tỷ lệ quả đủ tiêu chuẩn > 90%.
- Tỷ lệ quả thối dập < 1%.
- Không có tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
- Giao hàng trong ngày vào lúc từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.
ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận
- Địa điểm giao nhận: Tại địa điểm thu mua bên A
- Bốc xếp bên lên xe: bên A chịu.
- Thời gian giao nhận: Trong vòng 60 ngày từ 01/11/2012 đến 30/12/2012. Mỗi ngày giao cho bên B trung bình từ 15 - 20 tấn.
Trong trường hợp thu rộ số lượng nho tăng cao, bên A phải báo trước cho bên B từ 3 – 5 ngày.
ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán
Bên B thanh toán cho bên A bằng chuyển khoản
- Bên B đặt cọc trước cho bên A 500.000.000đ.
- Bên B thanh toán cho bên A theo từng ngày nhận hàng. Số tiền bên B đã ứng trước sẽ khấu trừ và tất toán vào chuyến nhận cuối cùng.
ĐIỀU 5: Điều khoản chung
Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng.
Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc trước.
Trong quá trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất giải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia.
Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
5.2. Soạn thảo thanh lý hợp đồng:
5.2.1. Nội dung cơ bản của bản thanh lý
Thanh lý Hợp đồng:
- Tiến hành tại thời điểm mà nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng đã được thực hiện về cơ bản. Mỗi bên đều muốn giải quyết vấn đề còn tồn tại và thoát ra khỏi sự ràng buột đối với nhau về mặt pháp lý.
- Để thanh lý Hợp đồng phải nắm được, giải thích được các nội dung chi tiết trong Hợp đồng. Phải nêu được các bước thực hiện để xúc tiến thanh lý một Hợp đồng mua bán sản phẩm.
5.2.2. Cách soạn bản thanh lý
Các căn cứ để sọan thảo bản thanh lý
- Theo pháp luật qui định của nhà nước
- Theo nội dung hợp đồng
- Theo thỏa thuận của 2 bên
Bản thanh lý mẫu dùng tham khảo
Đơn vị hợp đồng: ..............................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
- Căn cứ vào hợp đồng số:.......,ngày......tháng......năm....., về việc.................
……………………………………………………………………………
- Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày.......tháng.......năm 200.....................
Hôm nay, ngày..... tháng...... năm 200..., tại ……………………………………. chúng tôi gồm có:
I. ĐẠI DIỆN BÊN A:
1- Ông: …………………………….. Chức vụ:..............................................
2- Ông: …………………………….. Chức vụ:..............................................
II. ĐẠI DIỆN BÊN B:
1- Ông: …………………………….. Chức vụ:..............................................
2- Ông: …………………………….. Chức vụ:..............................................
Hai bên đã cùng tiến hành thanh lý hợp đồng như sau:
A. Khối lượng và giá trị hợp đồng được giao nhận:
- Khối lượng:
- Giá trị: …………………………(viết bằng chữ………………………….)
B. Khối lượng và giá trị hợp đồng bên B đã thực hiện được:
- Khối lượng:
- Giá trị thực hiện:
- Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng:
Tổng hợp đồng bên A thanh toán cho bên B Là:
C. Số tiền bên B đã ứng của bên A:
Ứng đợt 1: :…..……………… (viết bằng chữ………………………….)
Ứng đợt 2:……………………..(viết bằng chữ………………………….)
D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên B được thanh toán:
- Số tiền còn lại bên A sẽ thanh toán lại cho bên B:……………………………
(viết bằng chữ………………………………………………………………….)
Thời hạn thanh toán vào ngày.... tháng... năm..... 200...
Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số:........, ngày...tháng....năm....200...
Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành..... bản, mỗi bên giữ... bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
Câu 1: Điều cần thiết đối với vấn đề tiêu thụ nho
A. Tìm hiểu giá cả thị trường
B. Tìm hiểu nhiều đối tác mua nho
C. Ký kết hợp đồng mua nho trước khi thu hoạch
D. Cả 3 phương án trên
Câu 2: Hợp đồng kinh tế là
A. Thoả thuận bằng miệng giữa hai bên bán và mua
B. Văn bản pháp lý có mối quan hệ ràng buộc giữa các thành phần tham gia ký kết
C. Sự hứa hẹn giữa hai bên bán và mua
D. Cả 3 phương án trên
Câu 3: Trước khi ký kết hợp đồng cần
A. Thống nhất giữa hai bên bán và mua
B. Đọc kỹ câu, từ trong hợp đồng
C. Bổ sung những điều khoản không hợp lý và thiếu sót
D. Cả 3 phương án trên
Câu 4: Soạn thảo 1 hợp đồng mua bán cần có những nội dung nào sau đây
A. Tên hàng, số lượng, đơn giá, địa điểm và thời gian giao nhận
B. Tiêu chuẩn của sản phẩm và phương thức thanh toán
C. Ràng buộc giữa hai bên bán và mua
D. Cả 3 phương án trên
Câu 5: Sau khi 2 bên bán và mua đã giao và nhận sản phẩm đúng theo bản hợp đồng đã ký kết cần
A. Trao đổi và chuẩn bị mẫu văn bản thanh lý theo quy định của nhà nước
A. Soạn thảo văn bản thanh lý
B. Ký vào văn bản thanh lý hợp đồng
D. Cả 3 phương án trên
2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài thực hành số 5.1.1. Tìm hiểu thị trường và soạn văn bản hợp đồng bán nho
- Mục tiêu: Biết cách thu thập thông tin thị trường và soạn 1 bản hợp đồng mua bán nho.
- Nguồn lực: Xe máy, các cơ sở mua nho, cửa hàng bán nho, bản hợp đồng theo quy định nhà nước, máy tính để bàn, giấy và bút ghi.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc của bài thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong quá trình tìm hiểu thị trường, trao đổi và thực hiện soạn thảo văn bản hợp đồng.
+ Giáo viên hướng dẫn các nhóm từng bước thực hiện công việc tìm hiểu thị trường và soạn thảo văn bản hợp đồng đúng quy định.
+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:
Thứ tự
Nội dung các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ thuật
1
Chuẩn bị kế hoạch đi tìm hiểu thị trường
Soạn từng nội dung công việc trước khi đi tìm hiểu thị trường như: Nơi trồng nho với diện tích lớn, nơi thu mua nho lớn, nơi tiêu thụ nho lớn, giá bán ở cơ sở thu mua và cửa hàng bán nho…
Soạn nội dung công việc chi tiết trước khi đi
2
Tìm hiểu và thu thập các thông tin trên thị trường mua bán nho
Thu thập từng thông tin với vai trò là người bán nho, người thu mua nho và cả khách hàng mua lẻ
Ghi chép lại những thông tin thu thập được
3
Soạn thảo văn bản hợp đồng
Soạn thảo văn bản hợp đồng mua bán nho với cơ sở thu mua nho lớn theo mẫu quy định của nhà nước
Thực hiện đúng mẫu quy định và thật chi tiết
- Thời gian hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).
- Địa điểm: Các cơ sở thu mua nho, cửa hàng bán nho và phòng học
- Kết quả đạt được sau bài thực hành:
+ Thu thập được thông tin cần thiết để soạn hợp đồng ở 5 cơ sở thu mua lớn và 5 cửa hàng bán nho.
+ Soạn thảo được văn bản hợp đồng đúng quy định
2.2. Bài thực hành số 5.1.2. Trao đổi và lựa chọn đối tác mua bán nho
- Mục tiêu: Biết cách tìm hiểu, trao đổi mua bán nho với các đối tác
- Nguồn lực: Xe máy, các cơ sở thu mua nho lớn, cửa hàng bán nho, bảng nội dung trao đổi, một vài chùm nho chín, giấy và bút ghi.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc của bài thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong quá trình tìm hiểu, trao đổi với các đối tác.
+ Giáo viên hướng dẫn các nhóm nội dung những việc cần trao đổi
+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:
Thứ tự
Nội dung các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ thuật
1
Chuẩn bị nội dung cần thiết để trao đổi với đối tác
Soạn từng nội dung công việc trước khi trao đổi với đối tác như: Họ tên và số điện thoại người thu mua, địa chỉ, thu mua bắt đầu từ khi nào, cách thức thu mua, mục đích thu mua, giá thu mua, sản lượng thu mua hằng năm, thu mua ở những vùng nào là chủ yếu…
Soạn nội dung trao đổi công việc chi tiết trước khi đi
2
Trao đổi và thu thập thông tin cụ thể của từng đối tác
Đưa mẫu quả cho đối tác xem
Thu thập thông tin với đối tác với vai trò là người bán nho với sản lượng lớn đối với cơ sở thu mua lớn và người bán nho đối với các cửa hàng
Ghi chép lại những thông tin thu thập được
3
Lựa chọn đối tác thu mua nho
Chọn đối tác thu mua lâu năm, giá thành mua cao và có uy tín
Chọn đúng đối tác thu mua nho tiềm năng
- Thời gian hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).
- Địa điểm: 5 cơ sở thu mua nho lớn, 5 cửa hàng bán nho
- Kết quả đạt được sau bài thực hành:
+ Thu thập được thông tin cần thiết trong quá trình trao đổi với các đối tác
+ Lựa chọn được đối tác tiềm năng
C. Ghi nhớ:
- Trước khi tiêu thụ nho cần tìm hiểu thị trường, đối tác thu mua nho
- Soạn và ký kết hợp đồng kinh tế theo mẫu quy định của nhà nước dối với các cơ sở thu mua nho lớn.
- Trước khi ký kết hợp đồng phải đọc kỹ câu, từ trong hợp đồng và bổ sung nội dung trong hợp đồng nếu thấy sai hoặc thiếu sót
- Sau khi 2 bên bán và mua đã giao và nhận sản phẩm đúng theo bản hợp đồng cần chuẩn bị và ký vào bản thanh lý hợp đồng trước khi chấm dứt hợp đồng
BÀI 2: THU HOẠCH NHO
Mã bài: MĐ05-02
Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm của quả và chùm nho chín;
- Xác định đúng độ chín của chùm nho và thời điểm thu hoạch hiệu quả;
- Thực hiện được thao tác cắt chùm quả đúng kỹ thuật;
- Cẩn thận, có trách nhiệm.
A. Nội dung
1. Chuẩn bị thu hoạch:
- Xác định thời điểm thu hoạch: Việc xác định thời điểm thu hoạch rất quan trọng, sao cho quả đạt độ chín vì nho không tăng chất lượng cũng như màu sắc sau khi thu hoạch. Khi thấy màu sắc quả đặc trưng cho giống, quả ngọt, hương vị thơm, hạt đã chuyển sang màu nâu, hạt cứng và quả thấy mọng nước thì có thể thu hoạch.
Nếu thu hoạch sớm quá, trái có vị chua và chát, hương vị không ngon. Nếu thu hoạch trễ quá thì trái dễ bị hư, nứt quả, rụng nhiều trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
- Chuẩn bị vật tư để thu hái: Giỏ tre hay sọt nhựa đựng nho, giấy mềm, kéo cắt cành hoặc kéo thường, bao, bạt, xe rùa và xe ô tô vận chuyển…
2. Thu hoạch
- Thời gian cắt nho thường vào lúc sáng sớm từ 6 – 10 giờ sáng.
- Chọn những chùm quả đã đủ độ chín (khoảng trên 80% số lượng quả trong chùm có vỏ đã chuyển màu) và đủ thời gian cách ly thuốc trừ sâu bệnh.
Hình 5.2.1. Chọn chùm nho đã đủ độ chín
- Dùng kéo cắt cuống chùm dài rời khỏi dây nho, sao cho cuống chùm dài sau khi cắt không quá ngắn để tiện cho việc cầm nắm, xử lý bảo quản và đóng gói.
Hình 5.2.2. Chùm nho được chọn và bắt đầu cắt
Hình 5.2.3. Chùm nho sau khi cắt xong
- Đưa chùm quả mới cắt vào giỏ tre hoặc giỏ nhựa chứa khoảng 10 – 15kg và lót giấy mềm bên dưới để tránh dập quả. Nếu giỏ to không nên chất đầy nho và chỉ chất khoảng 10 – 15kg quả.
Hình 5.2.4. Giỏ tre đựng nho
Hình 5.2.5. Giỏ nhựa đựng nho
- Khi giỏ tre đựng quả đầy cần xếp lên xe rùa (nếu gần) hoặc bằng ô tô (nếu xa) đến nơi phân loại.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào những câu trả lời đúng:
Câu 1: Để nho sau khi thu hoạch đạt chất lượng tốt, vấn đề cần quan tâm nhất là:
A. Chuẩn bị vật tư thu hái đầy đủ
B. Xác định thời điểm thu hoạch thích hợp
C. Chuẩn bị nhân công thu hái chuyên nghiệp
D. Thu hoạch vào lúc sáng sớm
Câu 2: Thời gian thu hoạch nho tốt nhất trong ngày
A. 2 – 6 giờ
B. 6 – 10 giờ
C. 11 – 14 giờ
D. 14 – 17 giờ
Câu 3: Số lượng quả chín ở chùm nho thu hái đạt chất lượng
A. Dưới 60%
B. Khoảng 60%
C. Từ 60 - 80%
D. Trên 80%
Câu 4: Xếp nho trong giỏ tốt nhất khoảng bao nhiêu kilogram
A. 5 – 10kg
B. 10 – 15kg
C. 15 – 20kg
D. 20 – 25kg
Câu 5: Để biết được quả nho đã chín người ta thường dựa vào
A. Màu sắc tùy từng giống
B. Độ ngọt và hương vị
C. Hạt chuyển sang màu nâu, cứng và quả mọng nước
D. Cả 3 phương án trên
2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài thực hành số 5.2.1: Xác định đặc điểm quả và chùm nho chín của các giống nho
- Mục tiêu: Nhận diện đặc điểm quả và chùm nho đã chín có thể thu hoạch của các giống nho khác nhau.
- Nguồn lực: 3 – 5 giống nho ở những vườn nho đến thời kỳ thu hoạch, máy ảnh, vở và bút ghi
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Quan sát đặc điểm hình thái của quả và chùm quả chín của các giống nho.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong việc quan sát, trao đổi để hoàn thiện tốt bài tập thực hành và bầu nhóm trưởng.
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc lại đặc điểm quả chín của các giống nho khác nhau ở phần lý thuyết đã học.
+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:
Thứ tự
Nội dung các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ thuật
1
Nhận diện giống nho
Nhìn hình thái quả và chùm quả chín để xác định giống nho đang quan sát
Nhận diện đúng giống nho đang quan sát
2
Nhận diện quả nho chín
Hái 1 quả đã chuyển màu khác so với quả còn xanh và quan sát màu sắc vỏ, màu sắc hạt và độ mọng nước đồng thời ngửi và nếm thử quả đó so với quả còn xanh.
Mô tả được đặc điểm quả nho chín so với quả nho xanh của từng giống nho khác nhau
3
Nhận diện chùm quả có thể thu hái
Đếm số lượng quả chín trong chùm nếu thấy số lượng quả chín trên 80% là có thể thu hái.
Nhận diện đúng chùm quả có thể thu hái
- Thời gian hoàn thành: 4 tiết (3 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).
- Địa điểm: Các vườn nho đến thời kỳ thu hoạch với các giống khác nhau
- Kết quả đạt được sau bài thực hành: Phân biệt và mô tả được sơ bộ đặc điểm quả và chùm quả chín của các giống nho khác nhau.
2.2. Bài thực hành số 5.2.2: Đo độ đường trong quả chín của các giống nho
- Mục tiêu: Đo được độ đường trong quả nho chín của các giống nho khác nhau
- Nguồn lực: Máy đo độ đường (độ brix), quả nho chín của 8 – 10 giống nho, cối hoặc máy xay sinh tố để nghiền quả, vở và bút ghi.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Đo độ đường trong quả chín của các giống nho bằng máy.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong việc thực hiện, trao đổi để hoàn thiện tốt bài tập thực hành và bầu nhóm trưởng.
+ Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng máy đo độ đường
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn và ghi chép lại kết quả.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:
Thứ tự
Nội dung các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ thuật
1
Sử dụng máy đo hàm lượng đường
Giáo viên hướng dẫn các bước sử dụng máy đo
Các nhóm thực hiện lại các bước thao tác trên máy
Các nhóm thực hiện được các bước thao tác trên máy
2
Nghiền quả nho chín
Loại bỏ vỏ và hạt
Nghiền lớp thịt quả
Nghiền thật nát lớp thịt quả
3
Đo trên máy
Đưa 1 lượng thịt quả đã nghiền đặt ở bộ phân đo trên máy đo
Xem kết quả
Đưa lượng thịt quả vừa đủ đặt lên bộ phận đo
Hiện kết quả đo và ghi lại
- Thời gian hoàn thành: 4 tiết (3 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).
- Địa điểm: Phòng thí nghiệm
- Kết quả đạt được sau bài thực hành: Đo được hàm lượng đường trên máy
2.3. Bài thực hành số 5.2.3: Thu hoạch nho chín trên giàn
- Mục tiêu: Thu hoạch nho chín trên giàn đúng kỹ thuật
- Nguồn lực: Vườn nho chín, kéo cắt cành, sọt tre, xe rùa
- Cách thức tiến hành:
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp các bước thực hiện công việc thu hái.
+ Giáo viên giao công việc cho từng cá nhân và yêu cầu các cá nhân thực hiện theo đúng hướng dẫn.
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: Các cá nhân thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:
Thứ tự
Nội dung các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ thuật
1
Chuẩn bị dụng cụ thu hái
Yêu cầu mỗi các nhân tự chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho công việc thu hái
Cá nhân lấy đầy đủ dụng cụ thu hái
2
Chọn chùm nho chín
Chọn chùm nho đạt yêu cầu để cắt (trên 80% số lượng quả trên chùm có vỏ quả đã chuyển màu).
Chọn đúng chùm nho đạt yêu cầu thu hái
3
Cắt chùm nho
Cắt cuống chùm dài từ 1 – 2cm
Cắt cuống đúng độ dài
4
Xếp chùm nho vào sọt tre
Xếp thành lớp trong sọt
Khối lượng quả trong sọt khoảng 10 – 15kg
Xếp nhẹ nhàng theo từng lớp không nén chặt
Đảm bảo khối lượng trong mỗi sọt
- Thời gian hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).
- Địa điểm: Vườn nho đang thu hái
- Kết quả đạt được sau bài thực hành: Mỗi học viên cắt được 3 tạ nho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm:
- Thu hoạch nho cần xác định thời điểm và độ chín thu hoạch thích hợp.
- Cắt cuống quả dài từ 1 – 2cm bên trên chùm quả
- Xếp nho không nên nén chặt và đảm bảo khối lượng mỗi sọt.
BÀI 3: PHÂN LOẠI, ĐÓNG GÓI VÀ BẢO QUẢN
Mã bài: MĐ05-03
Mục tiêu:
- Nêu được cách phân loại, đóng gói và bảo quản nho;
- Thực hiện đóng gói, bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Cẩn thận, có trách nhiệm.
A. Nội dung
1. Phân loại:
1.1. Mục đích:
Đảm bảo độ đồng đều về kích thước và khối lượng của các chùm đã được phân loại từ đó có thể phân ra chất lượng với giá thành khác nhau.
1.2. Tiến hành phân loại:
- Dựa vào độ đồng đều về kích thước và khối lượng các chùm nho mà ta xếp riêng, sao cho các chùm nho sau khi phân loại tương đối đồng đều nhau. Trong thực tế việc phân loại chùm nho chủ yếu bằng tay và bằng mắt là rất phổ biến.
- Cắt tỉa trái thối hỏng, trái bị trầy xước, trái quá nhỏ ở những chùm nho đã được phân loại.
- Rửa chùm nho bằng nước sạch 3-4 lần cho hết bụi, lá khô, vật lạ dắt vào chùm nho nếu có.
- Treo, gác chùm nho lên giá cho ráo nước hoặc dùng quạt gió cho mau khô nước trước khi đóng gói.
Hình 5.3.1. Phân loại chùm quả
Hình 5.3.2. Tỉa trái
2. Đóng thùng
- Chọn thùng carton hoặc thùng xốp với kích thước 50 x 35 x 20cm.
- Xếp 1 – 2 lớp chùm quả phân bố đều trong thùng, nếu lót rơm hoặc bông vào đáy thùng và giữa các lớp chùm quả thì càng tốt.
- Cố định lại thùng bằng dây nhựa hoặc bằng băng keo dán.
- Khối lượng tối đa mỗi thùng khoảng 10kg để tránh dập nát trong quá trình vận chuyển.
Hình 5.3.3. Cân khối lượng nho trong thùng carton
Hình 5.3.4. Cố định thùng bằng dây nhựa
3. Bảo quản nho:
- Thông thường nếu muốn bảo quản trái nho được lâu do các điều kiện khách quan, hiện nay người ta sử dụng dung dịch Calcium chloride (CaCl2) để xử lý nho trước khi bảo quản vì ion Ca2+ trong dung dịch CaCl2 sẽ ngấm vào trái, tạo một số biến đổi trong cấu trúc của màng tế bào, hạn chế thoát hơi nước và sẽ kéo dài thời gian bảo quản.
- Phương pháp thực hiện như sau:
+ Chọn chùm nho có kích thước trái đồng đều, màu sắc giống nhau
+ Cho chùm nho vào rửa sạch và để ráo
+ Nhúng vào dung dịch CaCl2 ở nồng độ 1% (Cân 1kg CaCl2 cho vào 100 lít nước) với thời gian ngâm trái tốt nhất khoảng 3 phút.
+ Vớt ra và đưa vào bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc cho vào tủ mát có nhiệt độ 10oC.
Với phương pháp này, trái nho được bảo quản tốt trên 20 ngày mà trái ít bị héo và thay đổi màu sắc, ít thay đổi nhiều thành phần vitamin và độ ngọt của trái.
Hình 5.3.5. Bao Calcium chloride (CaCl2)
3. Giao sản phẩm
- Chất các thùng nho đã đóng gói lên xe, nếu vận chuyển đi xa tốt nhất là sử dụng xe có thùng lạnh.
- Xếp thùng thành 6 – 7 lớp gọn gàng và tránh chất thùng quá cao.
- Vận chuyển đến nơi đặt hàng, tránh chạy quá nhanh và xốc nhiều sẽ dễ bị dập nho trong thùng.
- Thời gian vận chuyển tới nơi tiêu thụ càng ngắn càng tốt, không nên quá 3 ngày (trừ xe có thùng lạnh)
Hình 5.3.6. Xếp hàng lên xe và vận chuyển đến nơi tiêu thụ
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
Câu 1: Mục đích của việc phân loại chùm nho
A. Đảm bảo độ đồng đều về kích thước và khối lượng
B. Đảm bảo về chất lượng
C. Bán với giá thành khác nhau
D. Cả 3 phương án trên
Câu 2: Việc phân loại chùm nho trong thực tế bà con thường sử dụng chủ yếu
A. Bằng tay và bằng mắt
B. Bằng máy phân loại
C. Bằng cân
D. Cả 3 phương án trên
Câu 3: Những trái nho nào sau đây thường bị loại bỏ trong mỗi chùm nho
A. Trái thối, nứt
B. Trái trầy xước
C. Trái quá nhỏ
D. Cả 3 phương án trên
Câu 4: Việc xử lý chùm sau khi phân loại gồm những bước nào
A. Cắt tỉa trái không đạt yêu cầu
B. Rửa chùm
C. Để ráo
D. Cả 3 phương án trên
Câu 5: Khối lượng khuyến cáo mỗi thùng đựng nho sau khi đóng gói khoảng
A. 5kg
B. 10kg
C. 20kg
D. 30kg
2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài thực hành số 5.3.1: Phân loại và đóng gói chùm nho
- Mục tiêu: Biết cách phân loại và đóng gói trước khi giao sản phẩm
- Nguồn lực: Các chùm nho chín, kéo tỉa quả, nước sạch, quạt gió, giá đựng hoặc treo, chậu, thùng Carton, dây nhựa, cân.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc phân loại và đóng gói chùm nho
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong việc trao đổi, thực hiện để hoàn thiện tốt bài tập thực hành và bầu nhóm trưởng.
+ Giáo viên hướng dẫn các nhóm các bước phân loại và đóng gói chùm nho.
+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:
Thứ tự
Nội dung các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ thuật
1
Phân chùm nho thành 3 loại
Dựa vào độ đồng đều kích thước và khối lượng từng chùm mà xếp riêng thành 3 loại
3 loại đồng đều nhau về kích thước và khối lượng
2
Xử lý các chùm nho sau khi phân loại
Cắt tỉa quả không đạt yêu cầu trong chùm
Rửa từng loại bằng nước sạch 3 lần
Đặt lên giá và hong khô bằng quạt
Các chùm quả sạch sẽ và khô ráo
3
Đóng thùng
Lót rơm vào đáy thùng
Xếp thành 2 lớp trong thùng và giữa mỗi lớp có lớp rơm rạ ngăn cách
Cân trước khi buộc thùng với khối lượng 10kg
Lót lớp rơm rạ đúng kỹ thuật tránh bị dập quả
Mỗi thùng sau khi cân xê dịch khoảng 10kg
- Thời gian hoàn thành: 5 tiết (4 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).
- Địa điểm: Tại nơi thu nhận nho
- Kết quả đạt được sau bài thực hành:
+ Mỗi nhóm phân loại và đóng gói được 500kg
+ Chùm nho sạch sẽ và khô ráo trước khi đóng thùng với khối lượng mỗi thùng theo yêu cầu.
2.1. Bài thực hành số 5.3.2: Bảo quản nho
- Mục tiêu: Thực hiện được các bước xử lý trước khi đưa nho vào bảo quản
- Nguồn lực: Các chùm nho chín, kéo tỉa quả, nước sạch, quạt gió, giá đựng hoặc treo.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc bảo quản nho
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong việc trao đổi, thực hiện để hoàn thiện tốt bài tập thực hành và bầu nhóm trưởng.
+ Giáo viên hướng dẫn các nhóm các bước xử lý nho trước khi đưa vào bảo quản.
+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:
Thứ tự
Nội dung các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ thuật
1
Rửa sạch các chùm nho sau khi phân loại
Rửa 3 lần và để ráo
Các chùm nho sạch sẽ và ráo nước
2
Pha dung dịch CaCl2 ở nồng độ 1%
Cân 1kg CaCl2 cho vào 100 lít nước và khuấy đều trong 10 phút
Khấy đều và đảm bảo thời gian
3
Nhúng chùm nho vào dung dịch CaCl2
Đựng từng loại nho vào sọt tre khoảng 10 – 15kg quả và nhúng trong dung dịch 3 phút
Đảm bảo thời gian nhúng
4
Đưa vào kho bảo quản
Dọn dẹp kho bảo quản sạch sẽ
Đưa các sọt vào bảo quản sau khi nhúng xong
Kho bảo quản sạch sẽ
Xếp các sọt gọn gàng
Không xếp chồng lên nhau
- Thời gian hoàn thành: 5 tiết (4 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).
- Địa điểm: Tại nơi thu nhận nho
- Kết quả đạt được sau bài thực hành: Chùm nho sạch sẽ, khô ráo và được xử lý qua CaCl2 trước khi bảo quản trong nhà kho.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm:
Chùm nho cần được phân thành 3 loại trước khi tiêu thụ
Trước khi đóng gói và bảo quản, nho cần được rửa và xử lý qua dung dịch CaCl2 nồng độ 1%.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Trồng nho”. được giảng dạy cuối cùng trong tất cả mô đun.
- Tính chất: Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ là mô đun tương đối độc lập với các mô đun khác, nếu người học mong muốn học biết cách thức lập hợp đồng mua bán, cách thu hoạch, đóng gói và bảo quản nho nên bố trí học cuối cùng trong chương trình.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Nêu được các khâu công việc trong kỹ thuật thu hoạch và đóng gói nho;
- Xác định đúng độ chín thu hoạch;
- Thực hiện được các khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói, bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật và tính toán được hiệu quả kinh tế;công việc giâm ghép và chăm sóc nho trong vườn ươm đảm bảo sản xuất giống sạch bệnh và cây giống khỏe;
- Có ý thức và cẩn trọng trong công việc.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
STT
Tên bài
Loại bài dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
MĐ 05-01
Tiêu thụ sản phẩm
Tích hợp
Phòng học/vườn nho
26
4
20
2
MĐ 05-02
Thu hoạch nho
Tích hợp
Phòng học/vườn nho
24
4
18
2
MĐ 05-03
Phân loại, đóng gói, bảo quản nho
Tích hợp
Phòng học/vườn nho
14
2
10
2
Kiểm tra hết Mô đun
4
4
Cộng
68
10
48
10
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Đánh giá bài tập thực hành 5.1.1. Tìm hiểu thị trường và soạn văn bản hợp đồng bán nho
- Giáo viên gọi từng nhóm trình bày kết quả thu thập thông tin và văn bản hợp đồng được soạn.
- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Chuẩn bị kế hoạch đi tìm hiểu thị trường
Qua nội dung soạn thảo của từng nhóm
Tiêu chí 2: Tìm hiểu và thu thập các thông tin trên thị trường mua bán nho
Qua kết quả thu thập thông tin của từng nhóm
Tiêu chí 3: Soạn thảo văn bản hợp đồng
Qua văn bản hợp đồng đã soạn thảo của từng nhóm
2. Đánh giá bài tập thực hành 5.1.2. Trao đổi và lựa chọn đối tác mua bán nho
- Giáo viên gọi từng nhóm trình bày kết quả trao đổi, thu thập thông tin của từng cơ sở và cửa hàng thu mua nho.
- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Chuẩn bị nội dung cần thiết để trao đổi với đối tác
Qua nội dung chuẩn bị của từng nhóm
Tiêu chí 2: Trao đổi và thu thập thông tin cụ thể của từng đối tác
Qua kết quả thu thập thông tin của từng nhóm
Tiêu chí 3: Lựa chọn đối tác thu mua nho
Qua việc trình bày lý do chọn đối tác ký kết của từng nhóm
3. Đánh giá bài tập thực hành 5.2.1. Xác định đặc điểm quả và chùm nho chín của các giống nho
- Giáo viên gọi từng nhóm trình bày kết quả quan sát đặc điểm hình thái của quả và chùm quả chín của các giống nho theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc.
- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Nhận diện giống nho
Qua kết quả trình bày đặc điểm các giống nho của từng nhóm
Tiêu chí 2: Nhận diện quả nho chín
Qua kết quả trình bày trên mẫu quả chín thu thập được
Tiêu chí 3: Nhận diện chùm quả có thể thu hái
Qua kết quả trình bày trên mẫu chùm quả chín thu thập được
4. Đánh giá bài tập thực hành 5.2.2. Đo độ đường trong quả chín của các giống nho
- Giáo viên gọi từng nhóm thực hiện các bước đo độ đường trên máy
- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm thực hiện
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Sử dụng máy đo hàm lượng đường
Qua kết quả thực hiện thao tác các bước trên máy
Tiêu chí 2: Nghiền quả nho chín
Qua sản phẩm sau khi nghiền xong
Tiêu chí 3: Đo trên máy quả có thể thu hái
Qua cách thao tác đo trên máy
5. Đánh giá bài tập thực hành 5.2.2. Thu hoạch nho chín trên giàn
- Giáo viên gọi 3 cá nhân bất kỳ lên thực hiện tuần tự các bước trong công việc thu hái.
- Các cá nhân khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của 3 cá nhân thực hiện
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng cá nhân
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả của từng cá nhân.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ thu hái
Qua kiểm tra số lượng dụng cụ chuẩn bị
Tiêu chí 2: Chọn chùm nho chín
Qua chùm nho đầu tiên cắt
Tiêu chí 3: Cắt chùm nho
Qua chùm nho đầu tiên cắt
Tiêu chí 4: Xếp chùm nho vào sọt tre
Qua thao tác xếp và khối lượng quả trong sọt
6. Đánh giá bài tập thực hành 5.3.1. Phân loại và đóng gói chùm nho
- Giáo viên gọi một nhóm lên thực hiện các thao tác phân loại và đóng thùng.
- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm thực hiện.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Phân chùm nho thành 3 loại
Qua kết quả phân loại của từng nhóm
Tiêu chí 2: Xử lý các chùm nho sau khi phân loại
Qua quan sát các bước thực hiện của từng nhóm
Tiêu chí 3: Đóng thùng
Qua quan sát các bước thực hiện của từng nhóm
7. Đánh giá bài tập thực hành 5.3.2. Bảo quản nho
- Giáo viên gọi một nhóm lên thực hiện các bước thực hiện các bước xử lý trước khi đưa nho vào bảo quản
- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm thực hiện.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Rửa sạch các chùm nho sau khi phân loại
Qua thao tác thực hiện và kiểm tra độ sạch của nho sau khi rửa
Tiêu chí 2: Pha dung dịch CaCl2 ở nồng độ 1%
Qua thao tác thực hiện của các nhóm
Tiêu chí 3: Nhúng chùm nho vào dung dịch CaCl2
Qua thao tác thực hiện của các nhóm
Tiêu chí 4: Đưa vào kho bảo quản
Qua thao tác thực hiện của các nhóm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000.
[2]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002
[3]. B. Aubert. 1972. Nghề trồng nho ăn quả ở các vùng nhiệt đới. Tạp chí quả nhiệt đới.
[4]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn. 1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
4. Các ủy viên:
- Ông Phan Duy Nghĩa, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
- Ông Nguyễn Hữu Lễ, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
- Ông Nguyễn Tuấn Điệp - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
- Ông Phan Hải Triều, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Cây công nghiệp và Cây ăn quả Lâm Đồng./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Chánh, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Bà Dương Thị Hương, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Nguyễn Hữu Lễ, giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
- Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng./.
PHỤ LỤC
Cách rửa nho quả trước khi sử dụng
Nhiều người thường rửa quả nho bằng cách đặt cả chùm nho vào chậu nước rồi rửa hoặc xối nước từ vòi nước vào chùm nho. Cách làm này không đảm bảo rửa sạch quả nho.
Trước khi rửa nho cần lấy kéo cắt đầu cuống sát quả để tách từng quả nho mà không bị rách vỏ.
Loại bỏ quả dập nát rồi rửa trong chậu nước sạch cho hết đất, cát, bụi bám vào quả.
Sau đó ngâm quả nho trong nước sạch có pha 1% muối ăn, ngâm trong 30-40 phút rồi rửa sạch, vớt quả nho ra rổ, đặt rổ nho dưới vòi nước chảy xối mạnh cho sạch.
Để ráo nước dùng bát to rót nước sôi nguội vào 3/4 bát, cho quả nho đã rửa sạch vào ngoáy kỹ rồi vớt quả ra rổ sạch.
Lúc đó mới dùng quả nho này để ăn cả vỏ nhai hạt thật kỹ hoặc xay trong cối xay sinh tố để chế nước nho ép.
2. Chế biến rượu vang nho quy mô nhỏ
Gần đây các nhà khoa học thế giới phát hiện: nước quả, rượu vang trái cây, nhất là vang nho, không chỉ bổ dưỡng cho cơ thể mà còn đem đến cho cơ thể các chất chống các gốc ôxy hoá.
Trong cơ thể các gốc oxy hoá là thủ phạm chính gây ra những rối loạn thoái hoá đẩy nhanh quá trình lão hoá cơ thể, gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch… Các nhà khoa học khuyến cáo nên ăn nhiều quả, uống nước quả, uống rượu vang quả nhất là nho, vang nho để chống lão hoá, phòng chống bệnh tật vì trong các thực phẩm ấy có nhiều chất chống các gốc oxy hoá. Xin giới thiệu cách chế biến rượu vang quả quy mô nhỏ bằng phương pháp thủ công đã được Hội làm vườn chế biến thành công để bạn đọc tham khảo tự chế biến dùng cho giađình.2.1. Khái niệm về vang trái cây
Vang trái cây là nước quả nguyên chất lên men, dùng một loại men vi sinh vật Saccharomyces biến đường trong nước quả thành cồn Etylic, các thành phần khác như vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, tananh, chất đạm, chất béo ít nhiều chuyển biến nhưng giá trị dinh dưỡng không mất đi. Vang trái cây chỉ lên men không qua chưng cất như rượu trắng, còn Ethylic ở dạng tinh khiết nên vang không có chất độc, bổ dưỡng như nước quả.
2.2. Nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết để chế biến rượu vang
* Nguyên liệu: Tất cả các loại quả đều có thể dùng để chế biến rượu vang, tốt nhất là các loại quả nho, dứa, vải, xoài chua, cam sành. Các loại quả như mơ, cam Thanh Hà đủ chua nhưng thiếu ngọt phải thêm đường. Các loại quả như mít, chuối, na, xoài ngọt thiếu chua phải cho thêm axit thực phẩm.
* Men: dùng giống men chuyên dùng hoặc bánh men rượu bán ở chợ, tốt nhất là men làng Vân.
* Đường: Độ đường thích hợp trong nước quả để chế biến vang là 20 – 25o Brix. Nếu quả không ngọt phải thêm đường trước khi lên men.
* Các chất điều chỉnh độ chua (pH) của nước quả: pH thích hợp của nước quả để lên men vào khoảng 3,4 – 3,6. Nếu quả không chua cần cho thêm các axit thực phẩm (đã được bộ Y tế cho phép) như citric, malic, tataric.
* Dụng cụ: Bàn nghiền hoặc máy nghiền quả, bình thuỷ tinh, chum vại, chai lọ… tất cả phải bằng thuỷ tinh thép không gỉ, gỗ. Tuyệt đối không được dùng sắt, đồng vì các chất này sẽ làm cho vang kết tủa, mất màu vị. Tất cả dụng cụ phải rửa thật sạch, để khô ráo.
2.3. Quy trình chế biến rượu vang đỏ
* Chất lượng quả: Quả chín đạt màu sắc hương vị đặc trưng, quả quá chua như mơ phải hái lúc chín kỹ để giảm chua tăng ngọt, quả phải lành lặn, không dập nát, không bị sâu bệnh, quả phải sạch, không có đất bụi, nếu quả bẩn phải rửa sạch.
* Nghiền quả: Tuỳ từng loại quả có thể nghiền bằng máy, bằng bàn nạo, bằng cối hoặc bóp bằng tay rồi trộn đều. Quả có hạt to như mơ, xoài phải bỏ hạt, có vỏ nhiều như dứa phải gọt vỏ trước khi nghiền, nho, dâu tây nghiền cả quả cả hạt.
* Điều chỉnh độ ngọt: Phải cho thêm đường để quả nghiền có độ đường 22 – 24o Brix. Dùng máy chiết quang kế đo độ đường, nếu không có thì điều chỉnh theo kinh nghiệm: quả ít ngọt phải cho 150 – 200g/kg quả nghiền, quả ngọt như nho, mít, chuối chỉ cần cho 100g đường cho 1kg.
* Điều chỉnh độ pH: Quả nghiền trước lên men phải có độ pH khoảng 3,4 – 3,7. Nếu không có dụng cụ do pH để điều chỉnh thì làm theo kinh nghiệm: các loại ít chua như đu đủ, xoài ngọt, dâu tây… phải có thêm mỗi kg quả nghiền 1 – 2g một trong các axit thực phẩm citric, tartaric. Đối với dứa, mơ, cam thì không cần thêm vì độ chua của chúng nằm trong khoảng 3,4 – 3,7.
* Lên men: Quả nghiền xong phải cho men ngay. Có thể dùng men chuyên dùng hay men rượu. Nếu dùng men rượu phải giã men thành bột, rây lấy bột mịn. Rắc lên quả nghiền, mỗi kg quả nghiền cần 15 – 20g men, cho vào bình, chum vại để lên men. Không đậy kín bình lên men mà đậy bằng vải màn vì khi lên men sẽ tiết ra nhiều CO2. Quá trình lên men phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ 20oC, sau 24 giờ mới bắt đầu lên men (sủi bọt), lên men rộ kéo dài 8 – 10 ngày sẽ cho vang ngon, độ cồn cao, hương vị tốt. Ở 25oC sau 12 giờ đã bắt đầu lên men, sau 4 – 5 ngày chấm dứt lên men rộ. Ở nhiệt độ cao hơn nữa lên men rộ nhanh hơn và cũng chất dứt sớm hơn nhưng độ cồn thấp, hương vị kém, khó bảo quản. Ở nhiệt độ quá cao (35 – 36oC) men có thể ngừng hoạt động. Trong khi lên men phải thường xuyên trộn đều quả nghiền (để cung cấp oxy cho các lớp dưới) bằng đũa hoặc que tre, gỗ hoặc thuỷ tinh.
Khi hết sủi bọt là chấm dứt lên men rộ, phải vắt bỏ bã, chuyển nước đã lên men sang bình có nút kín để lên men thầm lặng. Sau hơn một tháng khi rượu đã trong, gạn lấy rượu thật trong, cho vào lọ thuỷ tinh có nút thật kín để rượu già, càng già uống càng ngon.
* Bảo quản: Để vang trong hầm, kho, nơi thoáng mát hoặc chôn sâu trong đất. Sau 6 – 10 tháng là có vang uống được, để lâu hơn sẽ có vang ngon hơn.
Trên đây là quá trình chế biến vang đỏ bằng lên men cả xác quả nghiền. Nếu chỉ lên men nước quả (vắt bỏ bã xác quả) sẽ cho rượu vang trắng. Quá trình chế vang trắng giống vang đỏ nhưng nước quả lên men chậm hơn và kéo dài hơn do đó phải cho men nhiều hơn (khoảng 20g/kg quả nghiền), phải giảm bớt lượng đường cho thêm vào, thời gian bắt đầu lên men chậm hơn và thời gian lên men kéo dài hơn. Chế biến như trên sẽ có vang đỏ và vang trắng, nhưng vang đỏ tốt hơn vì trong vang đỏ có nhiều chất dinh dưỡng ở xác quả tiết ra, các chất này vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa phòng chống bệnh. Các nhà khoa học khuyến nghị mỗi ngày uống 2 cốc vang đỏ sẽ có lợi cho sức khoẻ và phòng chống bệnh, uống nhiều quá sẽ phản tác dụng.
Chúng ta có nhiều quả nhưng mùa quả chín thường ngắn do đó nên chế biến thành vang để cung cấp chất dinh dưỡng và phòng chống bệnh quanh năm.
3. Phương pháp chế biến nho khô
3.1. Nguyên liệu:
Để làm nho khô, cần chọn những quả đã chín hoàn toàn, vỏ quả mỏng, nhiều thịt, giữ được nhiều mùi vị, màu sắc khi khô, quả chín đồng đều và dính chắc với cuống để không bị chảy nước trong quá trình chế biến.
3.2. Sản xuất nho khô tự nhiên
- Loại nho này không dính, có màu mận, vỏ dai, giữ nguyên cả lớp phấn trên vỏ quả, khi bảo quản không bị đóng bánh.
- Cách làm: Phơi nho trong khay gỗ (miếng giấy) trong 1-2 tuần. Khi thấy vỏ quả lớp trên đã nhăn nheo thì lật lại cho khô đều, sau đó cuốn giấy lên để có độ ẩm đồng đều. Khi độ ẩm còn từ 13-15% thì xếp vào hộp khoảng 2-3 tuần để cân bằng độ ẩm. Sau đó xông hơi bromua methyl và gói lại sau khi đã phân loại. Trước khi cất trữ cần xông hơi bằng đioxit lưu huỳnh để chống thối.
3.3. Sản xuất nho khô tạo màu vàng
- Sau khi làm khô, nho có màu vàng chanh, mềm vừa phải và hơi dính.
- Cách làm: nhúng chùm nho vào NaON (xút ăn da) 0,2-0,5% trong 2-3 giây ở nhiệt độ 90-95 độ C, rồi rửa ngay bằng nước lạnh. Nếu thấy bề mặt quả mỏng đi nhìn thấu bên trong là được. Sau đó đưa nho vào buồng kín xông hơi đioxit lưu huỳnh (khoảng 100-200g/tạ nho) trong 24 giờ, khi quả vàng đều là được. Thổi không khí nóng 60-70 độ C từ 18-50 giờ để quả khô.
3.4. Sản xuất nho khô bằng phương pháp xử lý soda và dầu
- Với phương pháp này, nho có màu nâu đậm, mềm, không dính và có mùi dầu ăn.
- Cách làm: nhúng nho vào dung dịch NaCO3 3-4%, ở nhiệt độ 40 độ C và 0,1% NaOH. Cho thêm vào dung dịch một chút dầu ô liu tạo thành váng mỏng. Xử lý xong, xếp các chùm nho ra khay và phơi nắng cho đến khi khô.
4. Tác dụng của nho quả với sức khỏe
Được mệnh danh là “Nữ hoàng trái cây”, nho không chỉ giúp bạn ngon miệng mà còn chứa nhiều dinh dưỡng thực vật tốt cho sức khỏe như poly-phenolic, chất chống oxi hóa, vitamin và khoáng chất. Khi ăn nho bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh và trẻ đẹp hơn...
4.1. Chống đau tim
Cách đây 2 thập kỉ, các nhà khoa học phát hiện, người Pháp có tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tim thấp hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Có được điều này là do họ uống rượu vang (chế từ nho) điều độ trong bữa ăn. Kể từ đó đến nay đã có hơn 300 nghiên cứu khác được thực hiện, và chứng minh rằng, rượu vang và nước ép nho có thể làm giảm được nguy cơ đau tim.
Trong số đó, một công trình nghiên cứu ở 20 người tình nguyện cho biết, khi họ được cho uống nước nho ép thì nồng độ nitric oxide trong mao mạch tăng lên. Nitric oxide giúp ngăn chặn khả năng đông máu hình thành ở thành động mạch. Chúng ta biết rằng, máu đóng cục là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim. Dù thế nào thì các nghiên cứu này đều đi đến kết luận là, ăn nho hoặc uống nước chế biến từ nho đều tốt cho tim.
4.2. Giúp tăng nồng độ cholesterol tốt cho cơ thể
Không phải tất cả các cholesterol đều có hại cho cơ thể. Lipoprotein mật độ cao (HDL) là một trong những dạng cholesterol tốt và theo bác sĩ Martha Grogan ở Bệnh viện lâm sàng Mayo thì rượu vang và nước nho có chứa các chất chống oxi hóa ở dạng flavonoids nên giúp làm tăng lượng cholestrol tốt cho cơ thể.
4.3. Chống ung thư
Theo một công trình nghiên cứu của Trường Đại học Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha thì mỗi ngày bạn uống một ly rượu vang, có thể hạ thấp được nguy cơ mắc ung thư vú 13%. Điều này có được là nhờ chất resveratrol-nguyên tố tự nhiên được phát hiện có trong thực vật, bao gồm cả nho đỏ.
4.4. Chống lão hóa và tăng tuổi thọ
Ngoài chống thu thư, chất resveratrol trong nho đỏ còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, đặc biệt là hạn chế sự tổn thương của các tế bào tự nhiên diễn ra trong cơ thể trong quá trình lão hóa. Theo các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Y Harvard (Mỹ) thì chất này có thể hạn chế hấp thụ calo. Nó kích hoạt các enzyme hoạt động để làm chậm lão hóa, giúp cân bằng DNA và mở rộng chu kì sống khoảng 70%.
4.5. Tốt cho huyết áp
HTX Sản xuất nho quốc gia Mỹ báo cáo công trình nghiên cứu cho biết, những người đàn ông huyết áp cao được uống nước nho, đã giảm đáng kể bệnh lý. Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn bị bệnh cao huyết áp bạn có thể tăng cường ăn nho hoặc uống nước nho trong khẩu phần ăn.
4.6. Chống đột quỵ và Alzheimer
Một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Nông nghiệp và Hóa học thực phẩm cho biết, vỏ của quả nho có chứa nhiều resveratrol, chất được biết đến là có khả năng hạn chế sự tổn thương của não khi bị tai biến mạch máu não (đột quỵ). Mặt khác, chất này cũng giúp làm giảm sự liên kết của amyloidal-beta ở những bệnh nhân mất trí nhớ (Alzheimer), từ đó giúp tăng cường sức khỏe của não.
4.7.Chống lại chứng táo bón
Theo tiến sĩ Prakash Kumar thì giống như nhiều loại trái cây và rau củ khác, nho có chứa nhiều chất xơ. Và tất cả chất xơ đó đều giúp bạn cân bằng quá trình tiêu hóa, chống lại chứng táo bón, tiêu chảy và những bệnh khác ở đường ruột.
4.8. Lợi tiểu
Bác sĩ của bạn thường kê đơn mỗi khi bạn khó tiểu tiện? Nếu bạn là người không thích dùng thuốc bạn có thể hỏi bác sĩ về cách làm lợi tiểu tự nhiên thì họ sẽ chỉ ngay cho bạn biết, đó là nho. Dù là ăn nho hay uống nước nho đều có tác dụng này. Lý do là trong nho có chứa nhiều kali và muối kali nên giúp bạn đi tiểu dễ dàng.
4.9. Chống lại viêm khớp
Dầu của hạt nho được biết đến với công dụng chống lại bệnh viêm khớp. Nếu bạn sợ mắc bệnh này, hãy dùng dầu hạt nho để nấu nướng hoặc uống một chút. Khi đã mắc bệnh viêm khớp, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những lợi ích của dầu hạt nho trong khẩu phần ăn. Vì nó giúp chống viêm và cơn đau hành hạ.
4.10. Tốt cho mắt
Nho cũng là trái cây tuyệt vời cho mắt tinh thông. Lý do là chất flavonoid có thể ngăn chặn khả năng suy hóa võng mạc (làm mờ mắt) từ 30-40% nếu thường xuyên ăn nho. Mặt khác flavonoid còn ngăn ngừa sự tổn thương ở bệnh đục nhân mắt gây ra bởi các phân tử gốc tự do.
4.11. Chống lại virus
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Ericiyes, Thổ Nhĩ Kì, các nhà khoa học phát hiện thấy ăn nho có tác dụng chống khuẩn gây bệnh trong cơ thể, trong đó có những loài vi khuẩn gây tử vong như Stoph và E.coli. Hơn nữa, nhờ tập trung lớn lượng tannin nên nho có thể giúp chống lại các virus và khối u ở đường ruột, nơi mà tannin được hấp thụ.
4.12. Giúp thân hình thon thả
Các nhà khoa học ở Hiệp hội Nội tiết Mỹ sau khi nghiên cứu đã phát hiện, chất resveratol trong rượu vang đỏ có thể loại bỏ lượng tế bào béo trong cơ thể. Hợp chất ngày ngăn preadipocytes không biến thành các tế bào mỡ hoàn toàn, đồng thời chống lại sự tích lũy chất béo trong cơ thể. Do vậy, muốn có thân hình mảnh mai, bạn nên cho nho vào thực đơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt05_thu_hoach_va_tieu_thu_0755.doc