1. Kiểm tra
- Chăm sóc bảo dưỡng từ 8 – 10 h
máy kéo
- Kiểm tra tình trạng máy phay
- HS thực hiện máy kéo Kubota B2420
- HS thực hiện trên máy phay FB- 16
2. Sửa chữa
- Thay thế được lưỡi phay đúng yêu
cầu kỹ thuật
- Liên kết được máy phay với cơ
cấu treo 3 điểm
- Điều chỉnh sơ bộ độ sâu phay từ
15- 20cm.
- HS thực hiện trên máy phay FB- 16
- HS thực hiện liên kết máy kéo Kubota
B2420 với phay FB- 16
- HS thực hiện trên LHM phay B2420
85 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 4538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun: Sửa chữa máy làm đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hao tác dễ.
*Nhược điểm: Nếu chia các phần lớn thì quãng đường chạy không đầu vạt hơi dai,
hơi phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có tay nghề vững vàng. Sai khi cày xong
mặt ruộng vẫn còn 2 rãnh, 1 luống
5.4- Cày phối hợp đan vạt kép:
Hình 1.9 – Sơ đồ phương pháp cày đan vạt kép
- Đầu tiên cắm tiêu cách bờ bên phải 1/4 chiều rộng vạt ruộng. Bắt đầu cày1 & 3
trước theo phương pháp xẻ lòng máng. Sau đó cày 2 & 4 theo phương pháp úp
50
20
24
sống trâu. Sau khi cày xong mặt ruộng sẽ có rãnh và 1 luống.
* Ưu điểm: LHM quanh đầu vạt dễ dàng, không phải quay theo dạng hình mút do
đó khoảng cách chừa đầu vạt giảm xuống, hệ số đường làm việc tăng. LHM
quay vòng đều cả hai bên làm cho các bộ phận di động, chuyển hướng mòn đều,
LHM chuyển động ổn định, thao tác dễ, mặt ruộng sau khi cày tương đối bằng
phẳng.
*Nhược điểm: Khá phức tạp, khó nhớ đòi hỏi người điều khiển máy phải linh
hoạt, tay nghề vững, mặt ruộng sau khi cày xong vẫn còn 1 rãnh, 1 luống.
*Ứng dụng: ở mọi vạt ruộng nhưng thích hợp ở vạt ruộng rộng, chiều dài
ngắn.
5.5 - Cày 4 góc nhấc cày.
Hình 1.10 – Sơ đồ phương pháp cày 4 góc nhấc cày
25
Cày theo phương pháp này LHM chuyển động xung quanh vạt ruộng từ ngoài
vào trong, đến các góc nhấc cày và quay máy dưới 1 góc 900. Phương pháp chuyển
động này LHM luôn quay vòng về phía trái làm cho đất lật ra phía bờ có tác dụng
giữ nước, phân cho đất.
* Áp dụng: Cày đầu vạt, phù hợp ở các vạt ruộng hẹp hình vuông hoặc hình dạng
phức tạp nhất là khi LHM ở ruộng nước
* Ưu điểm: Cày sát bờ, sát góc, tránh LHM quay gấp ở các góc, giảm được quãng
đường chạy không, máy móc đỡ hao mòn, công nhân đỡ mệt.
* Nhược điểm: LHM luôn phải quay vòng 1 bên, nếu hình dạng thửa ruộng phức
tạp sẽ làm cho LHM chuyển động không được ổn định.
Chất lượng cày tốt được đặc trưng bởi khả năng giữ vững độ cày sâu, khả năng lật
đất tốt, khả ăng lấp kín cỏ tốt và lấp kín phân bón tốt, mức độ không bị lỏi và mức
độ chất lượng cắt đất tốt.
Kiểm tra độ cày sâu bằng dụng cụ đo luống cày hay bằng thước khi mới cày
xong và ở cả trên lô ruộng đã cày (theo đường chéo lô ruộng ) bằng cách cắm một
thanh gỗ hay thanh thép xuống sát tận đáy luống của lớp đất cày đã làm cho bằng
phẳng.
Muốn xác định độ cày sâu trung bình, thường người ta phải đo ít nhất 20 lần
ở những vị trí khác nhau rồi tính độ sâu trung bình, và đem so sánh độ sâu này với
độ sâu đã cho. Khi kiểm tra độ cày sâu trên lô ruộng đã được cày một lần thì phải
xét đến độ xốp của đất, nên vào thời kỳ không mưa phải lấy độ cày sâu trung bình
tính được trừ đi 20%.
6. Năng xuất và biện pháp nâng cao năng xuất LHM .
6.1. Năng xuất:
Năng suất là số lượng (tổng khối lượng) công việc làm ra được trong một đơn
vị thời gian (giờ, ngày, tháng, vụ, năm v.v…)
Năng suất làm việc của LHM canh tác trên đồng ruộng trong một kíp:
26
Wkíp = 0,1B.v.t (ha/kíp)
B- Bề rộng làm việc của máy nông nghiệp (m)
v- Vận tốc làm việc (Km/h)
t- Thời gian làm việc trong một ca (giờ)
t = Tlv + Tv +Td + Tkt
- TLv: Thời gian làm việc trực tiếp làm ra sản phẩm.
- TV: Thời gian quay vòng chạy không đầu bờ.
- Tdc: Thời gian di chuyển trong kíp, giữa thửa và giữa lô.
- TKT: Thời gian phục vụ kỹ thuật. đổ thêm giống, phân, lấy sản phẩm thu
hoạch, đ/c máy và làm các việc đảm bảo yêu cầu nông học.
6.2. Những biện pháp nhằm nâng cao năng suất.
- Tổ chức tính toán và thành lập 1 liên hợp đúng nhất, đảm bảo các thông số kĩ
thuật và kinh tế.
- Tận dụng hết thời gian làm việc của LHM
- Chọn phương pháp chuyển động hợp lý giảm thời gian quay vòng
- Cải tạo tích cực địa bàn cơ giới, tạo những địa bàn phù hợp tránh thời gian di
chuyển
- Chăm sóc phục vụ kĩ thuật cho máy tốt, tránh những hư hỏng bất thường trong
quá trình làm việc giảm thời gian phục vụ
- Thường xuyên cải tiến kết cấu, cấu tạo và phương pháp sử dụng thực tế.
- Chấp hành tốt các biện pháp về an toàn kĩ thuật, an toàn lao động, các quy trình,
quy phạm sử dụng, chỉnh sửa chăm sóc máy.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của công nhân.
- Sử dụng thực tế phải nhạy bén, linh hoạt với tình hình cụ thể từng việc, từng nơi,
từng lúc.
7. An toàn khi sử dụng LHM cày.
- Chỉ cho phép công nhân có bằng, chứng chỉ vận hành máy sử dụng máy
27
- Khi liên kết cày lùi máy phải nhỏ ga, phối hợp nhịp nhàng giữa lái chính và lái
phụ, sử dụng tay thuỷ lực phải thành thạo.
- Khi khởi động kiểm tra tay số, tay thủy lực ở vị trí trung gian
- Trước khi LHM khởi hành quan sát kĩ trước, sau và báo hiệu để đảm bảo an toàn
tuyệt đối
- Quá trình làm việc nếu cần điều chỉnh, bảo dưỡng phải dừng máy
- Khi cho LHM đi qua mô đống hoặc rãnh phải sử dụng ga thích hợp, không được
quanh máy quá gấp, nhất là với cày treo khi quay vòng phải chú ý phía sau
- Khi làm việc ở ruộng nước thấy máy cất đầu phải cắt côn giảm ga ngay.
+ Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ
+ Kê kích máy đúng trọng tâm
+ Theo dõi hoạt động các đồng hồ
+ Di chuyển địa bàn phải nâng cày khóa thủy lục, đi số thấp
+ Khi cày máy quá tải điều khiển thủy lực nâng cày, máy có hiện tượng cất đầu
giảm ga, cắt ly hợp.
+ Khi sửa chữa phải dừng máy ra số o, kéo phanh tay, hạ cày xuống lền đất
+ Không cho người nhảy lên xuống, đu bám khi máy làm việc
8. 2. Cày chảo (Tham khảo)
8.1. Công dụng
Cày chảo (hay cày đĩa) là loại cày mà bộ phận làm đất chính là chảo (hay đĩa) hình
chỏm cầu có mép mài sắc, đặt nghiêng một góc nhất định so với hướng di động của
cày, nếu là loại có trụ cày độc lập thì chảo hơi ngửa ra một ít so với mặt phẳng
thẳng đứng. Khi làm việc, phần dưới của mép chảo cắt đất thay cho lưỡi cày; lòng
chảo thay cho diệp cày nâng đất, làm tơi đất một phần và lật đất.
Cày chảo sử dụng ở cả hai miền Nam Bắc nước ta, thích hợp với đất có độ ẩm vừa
phải. Cày chảo nhẹ sử dụng rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, có độ cày
sâu 12-15 cm, thích hợp cho đất phèn, mặn, đất nhẹ và trung bình có độ ẩm vừa
28
phải. Nếu đất quá khô, hoặc nặng thì cày có năng suất và chất lượng làm đất thấp,
cày nông và đất kém tơi. Nếu đất có độ ẩm quá cao, đất thường dính vào chảo cày
làm tăng lực cản lăn và giảm khả năng cắt đất của chảo. ở ruộng ngập nước, cày
chảo có lực cản lăn lớn hơn ở ruộng khô, năng suất cày thấp hơn ở ruộng khô.
Cày chảo lật đất không hoàn thiện bằng cày trụ và để lại đáy luống kém bằng phẳng
hơn.
Theo kết cấu có thể phân ra cày chảo có trụ độc lập và cày chảo có các chảo lắp
trên một trục chung (cày chảo đồng trục).
29
8.2. Kiểm tra các thiết bị làm việc
- Dàn cày phải đầy đủ các bộ phận
- Các bu lông liên kết phải đảm bảo chắc chắn
- Chảo cày không mòn quá qui định và đồng tâm
- Các chảo lưỡi phải đồng hướng và đồng góc nghiêng
- Các ổ lăn phải đủ mỡ bôi trơn.
- Bánh xe cày (cụm bánh lái)điều chỉnh dễ dàng
- Phải có bộ phận gạt đất đúng yêu cầu kỹ thuật
8.3. Kiểm tra lắp ghép cày
- Khung cày các mối hàn phải đảm bảo chắc chắn
- Độ võng lớn nhất thanh giằng không quá 3mm trên 1m chiều dài.
- Độ cong vênh khung cày ở một phái không quá 5% chiều dài
- Các vú mỡ, các đệm làm kín kít không để bùn nước lọt vào
- Khoảng cách giữa các đĩa phải đều nhau không vượt quá +- 3mmm
- Khoảng sáng cày chảo khi vận chuyển không được nhỏ hơn 250mm
- Sau khi lắp rắp các bộ phận phải được quya trơn nhẹ nhàng không được mắc kẹt
- Mép cắt đất của các chảo phải nằm trên mặt phẳng chuẩn nằm ngang. Khe hở
cho phép không được quá 8mm
30
- Các bộ phận điều chỉnh phải làm việc bình thường
9. Bảo dƣỡng cày chảo
9.1. Bảo dƣỡng cày
Trình tự công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật
1. Kiểm tra
- Các chảo cày
không mòn quá 10-
15mm
so bán kính ban đầu
chế tạo
- Bề rộng làm việc
đúng tiêu chuẩn.
2. Tháo chảo
- Tháo 4 bu lông
liên kết chảo cày
- Tháo chảo cày ra
khỏi trục
- Không bị trượt đai
ốc
3. Lắp chảo vào
trục cày
- Xiết đều, đúng lực
qui định
31
4. Bảo dưỡng cụm
bánh lái
9.2. Liên kết và vận hành LHM
9.2.1. Công việc
a. Chuẩn bị máy động lực:
- Chọn máy động lực phù hợp với cày, và điều kiện làm việc cụ thể
- Làm nội qui chăm sóc 8-10 giờ: Dầu động cơ, nước làm mát, dầu thủy lực…..
- Kiểm tra cơ cấu treo của máy kéo và giá treo của cày
b. Chuẩn bị máy cày:
- Đặt cày lên nền phẳng kiểm tra sự lắp ghép của toàn dàn cày theo yêu cầu
- Kiểm tra, xiết cày bộ phận làm việc: chảo cày, cụm bánh lái, lưỡi gạt đất theo yêu
cầu kỹ thuật phù hợp thông số cày
- Bơm mỡ cho ổ lăn
- Đặt cày trên một mặt phẳng sao cho trục dàn cày và các song song mặt phẳng
nằm ngang
9.2.2. Trình tự công việc:
Trình tự công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật
32
1. Chuẩn bị
a- Chuẩn bị máy
kéo
+ Kiểm tra toàn
máy
+ Kiểm tra nhiên
liệu
+ Kiểm tra dầu bôi
trơn
Máy đầy đủ các
bộ phận
-Nhiên liệu đủ
trong ca làm việc
- Dầu bôi trơn
nằm giữa vạch tối
đa và tối thiểu
+ Kiểm tra bổ
xung nước làm mát
Nước làm mát đủ
nếu thiếu bổ xung
33
+ Kiểm tra cơ cấu
treo
- Các khớp nối
liên kết chắc chắn
b- Chuẩn bị cày
Kiểm tra cày
- Đủ các bộ phân.
c- Chuẩn bị bãi
- Bãi phải bằng
phẳng kích thước
10x 15 m
2. Liên kết cày thử
a- Lùi máy kéo vào
lắp với cày
b- Lắp liên kết cày
với máy kéo bằng
- Lùi chính xác 3
điểm cơ cấu treo
trùng với 3 điểm
cày
34
cơ cấu 3 điểm
c. Điều chỉnh sơ bộ
d. Cày thử và điều
chỉnh
- Các lưỡi cày
song song với
mặt phẳng nằm
ngang
- Đất lật đều
3. Thu dọn đồ
nghề và vệ sinh
công nghiệp
- Đồ nghề đầy đủ
- Máy sạch sẽ
tình trạng KT tốt
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1: - Trình bày sơ đồ cấu tạo, hoạt động của máy cày trụ CT-2
Câu 2: Trình bày quy trình sửa chữa và điều chỉnh cày CT2
2. Bài tập
Bài 1: Thực hành thay thế bộ phận làm việc lưỡi cày
Bài 2: Thực hành liên kết lắp ghép máy kéo với máy cày và điều chỉnh sơ bộ
C. Ghi nhớ:
Trọng tâm bài muc: 1. Sửa chữa máy cày
2. Liên kết và vận hành LHM
Bài 2: Sửa chữa máy phay đất Thời gian: 30.giờ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, hoạt động máy phay đất
35
- Sửa chữa thay thế được các thiết bị làm việc như lưỡi phay, trống phay, bộ truyền
động phay đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Liên kết máy kéo với máy phay và điều chỉnh đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp
A. Nội dung
1. Khái quát chung về máy phay đất
1.1. Phân loại
Máy phay đất được phân làm 2 loại: Phay đất khô, phay đất ướt
- Phay đất khô
Hình 2.1- LHM phay đất khô
- Phay đất ướt
Hình 2.2- LHM phay đất ướt
1.2. Công dụng, yêu cầu nông học phay đất
a. Công dụng
- Máy phay liên hợp với máy kéo thực hiện công việc xới đất làm tơi xốp đất,
vùi dập cỏ dại phục vụ cho khâu gieo trồng
- Dùng máy phay đất thay cho việc cày và bừa.
36
- Cũng có thể phay đất sau khi cày.
b. Yêu cầu nông học
Sau khi phay xong
đất phải vỡ nhỏ đều,
tơi xốp vùi dập cỏ dại
Mặt ruộng phải bằng
phẳng đảm bảo độ sâu
từ 15- 25cm
Hình 2.3- Yêu cầu nông học phay đất
c- Đặc điểm kỹ thuật của một số phay đất liên hợpvới máy kéo
*. Thông số kỹ thuật của phay đất đi theo máy kéo hai bánh:
Kiểu
Đặc tính
kỹ thuật
Phay dao cong (máy kéo hai bánh)
Ký hiệu máy kéo BS-8 BS- 10 BS- 12 BS-15
Nơi sản xuất Công ty Máy kéo - máy nông nghiệp Hà Tây
Bề rộng làm việc
(cm)
40 50 60 80
Số lượng dao (cái) 10 14 18 24
Năng suất (sào/h) 3,8 5,8 7,7 10,6
*.Thông số kỹ thuật của phay đất đi theo máy kéo 4 bánh:
37
Kiểu
dao
Đặc tính
kỹ thuật
Phay dao cong Phay dao chữ L
Ký hiệu phay PB - 1,2 PĐ -1,6 PĐ -2,0
Nơi sản xuất
Công ty Máy kéo
và máy nông
nghiệp, Hà Tây
Công ty
Cơ điện Xây dựng
nông nghiệp Thuỷ
lợi Hà Nội
Công ty
Cơ điện Xây dựng
nông nghiệp Thuỷ lợi
Hà Nội
Kích thước bao
(m)
0,8 x 1,6 x 1,0 0,8 x 2,0 x 1,2 0,9 x 2,4 x 1,2
Khối lượng
(kg)
260 380 480
Đường kính
trống phay
(mm)
500 480 480
Bề rộng làm
việc (m)
1,2 1,6 2,0
Vòng quay
trống phay
(vg/ph)
220 190/220
Máy kéo liên
hợp
BS- 20 MTZ- 50 MTZ- 80
+ Dạng dao cong cắt đất êm dịu, thích hợp làm đất cả ở ruộng nước và ruộng khô,
nhưng ở ruộng nước phát huy tác dụng tốt nhất. Dạng dao này có ưu điểm là ít bị
quấn cỏ do lưỡi dao có một góc xoắn. Nó thường được lắp cho phay đất của máy
kéo hai bánh và máy kéo bốn bánh có công suất: 15 - 20 mã lực.
38
+ Dạng dao phay chữ "L" thích hợp với làm đất ruộng khô. Dạng dao này thường
được trang bị cho phay đất của máy kéo cỡ lớn 50 - 80 mã lực. Tuy nhiên đôi khi
người ta vẫn dùng cho máy kéo các cỡ khác.
1.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động phay
a. Cấu tạo
Gồm: Trống phay, lưỡi phay, khung nắp phay, hộp số và bộ phận tryền lực, bộ
phận điều chỉnh độ sâu.
1. Thanh treo
2. Hộp số giữa
3. Hộp số bên
4. Vỏ phay
5. Nắp sau phay
6. Trống phay
7. Trục các đăng
8. Bánh xe đỡ
Hình 2.4- Cấu tạo chung máy phay đất
Các lưỡi phay được bắt chặt với trống phay bằng các bu lông. Trống phay được
quay trên khung nhờ 2 ổ lăn. Một đầu trống phay được lắp chặt với bánh răng nhận
truyền động. Bộ phận truyền động gồm bánh răng chủ động được lắp đầu sau trục
hộp số và truyền động cho bánh răng bị động bằng cơ cấu truyền động xích. Hộp
số(hộp giản tốc) nhận truyền động từ trục các đăng qua hộp bánh giảm tốc truyền
cho bánh răng chủ động bộ phận truyền động.
- Bộ phận điều chỉnh độ sâu phay có cấu tạo giá trượt lắp với khung hoặc một số
phay dùng bánh xe đỡ.
b. Hoạt động
39
Khi động cơ làm việc nguồn động lực truyền chuyển động từ trục thu công
xuất qua các đăng, qua hộp giảm tốc làm trống phay và lưỡi phay quay . Lưỡi phay
đi vào đất, cắt đất thành từng cục, hất về phía sau làm tơi, nhuyễn đất. Khi làm việc
lưỡi phay tham gia hai chuyển động: một chuyển động tịnh tiến theo máy kéo và
một chuyển động quay quanh trục phay.
2. Kiểm tra tình trạng máy phay đất
1. Kiểm tra sơ bộ dàn
phay
- Trên dàn phay phải đầy
đủ các bộ phận
Thanh treo, hộp số giữa,
hộp số bên, vỏ phay, nắp
sau phay, trống phay,
lưỡi phay
2. Kiểm tra các thiết bị
làm việc
- Các thiết bị làm việc
lưỡi phay được bắt chặt
với trống phay bằng các
bu lông.
3. Kiểm tra lắp ghép
phay
- Các lưỡi phay được lắp
đúng theo sơ đồ
+ Sơ đồ lắp xen kẽ
40
+ Lắp quay vào
+ Lắp quay ra
4. Thu dọn đồ nghề và vệ
sinh công nghiệp
- Đồ nghề đầy đủ
- Máy sạch sẽ và tình
trạng kỹ thuật tốt
3. Sửa chữa máy phay đất
3.1. Sửa chữa lƣỡi phay
Trình tự công
việc
Hình ảnh Yêu cầu kỹ
thuật
41
1. Kiểm tra
lưỡi phay
- Lưỡi phay
không bị rạn
nứt, mòn quá
>5- 7cm
- Lưỡi phay
phải được bắt
chặt với
trống phay
- Lắp đúng sơ
đồ
2. Tháo lưỡi
phay
- Tháo lưỡi
phay ra khỏi
trống phay
3. Lắp lưỡi
phay vào trống
phay
- Đọc sơ đồ lắp
- Lắp lưỡi
phay với trống
phay
4. Thu dọn đồ
nghề và vệ
- Đồ nghề
đầy đủ
42
sinh công
nghiệp
- Máy sạch sẽ
và tình trạng
kỹ thuật tốt
3.2. Sửa chữa trụ trống phay
1. Kiểm tra
trống phay
- Quan sát
trống phay
- Kiểm tra ổ
lăn
- Trống phay
không rạn
nứt.
- Các ổ lăn
trên hai đầu
trục đảm bảo
độ dơ cho
phép 0.1-
0,15mm
2. Sửa chữa
trống phay
- Hàn vết rạn
nứt
- Thay ổ lăn
hai đầu trục
- Mối hàn
chắc chắn
- Lắp đúng
chủng loại và
điều chỉnh độ
dơ cho phép
43
3. Thu dọn đồ
nghề và vệ
sinh công
nghiệp
- Đồ nghề
đầy đủ
- Máy sạch sẽ
và tình trạng
kỹ thuật tốt
3.3. Sửa chữa khung phay
1. Kiểm tra
khung
- Quan sát
nhận biết
khung phay
- Kiểm tra các
mối ghép
2. Sửa chữa
khung
- Hàn vết rạn
nứt
- Thay nắp
chắn
- Đủ các bộ
phận như
hình bên
- Mối ghép
xiết chặt
- Không rạn
nứt
- Mối hàn
chắc chắn
3. Thu dọn đồ
nghề và vệ
sinh công
- Đồ nghề
đầy đủ
- Máy sạch sẽ
44
nghiệp và tình trạng
kỹ thuật tốt
3.4. Sửa chữa bộ truyền động
1. Sửa chữa bộ
truyền động
- Kiểm tra dầu
bôi trơn
+ Tháo ốc vị
trí kiểm tra
+ Bổ xung tháo
ốc vị trí bổ
xung dầu sau
đó bổ xung
- Dầu bôi
trơn chảy ra
là đủ
- Sửa chữa
thay xích
truyền động
+ Xả dầu
+ Tháo bu lông
mặt bích
+ Thay xích
mới
- Đảm bảo độ
võng dải xích
từ 3- 5mm
2 - Sửa chữa
hộp số
- Kiểm tra dầu
bôi trơn
- Dầu bôi
trơn đủ nằm
trong vạch
45
+ Tháo ốc
kiểm tra đồng
thời rút thước
kiểm tra
+ Bổ xung tại
vị trí kiểm tra
- Sửa chữa
+ Thay các ổ
lăn
+ Thay cặp
bánh răng
giữa max và
min
Lắp đúng
chủng loại
3. Thu dọn đồ
nghề và vệ
sinh công
nghiệp
- Đồ nghề
đầy đủ
- Máy sạch sẽ
và tình trạng
kỹ thuật tốt
4. Liên kết và vận hành LHM phay
4.1. Công việc
a.. Chuẩn bị máy động lực
- Chăm sóc máy kéo nội dung 8 – 10 giờ
- Kiểm tra hoạt động hệ thống động cơ
- Bổ xung nhiên liệu, dầu mỡ nước làm mát
b. Chuẩn bị máy phay
* Chuẩn bị đất:
- Chuẩn bị đất phay yêu cầu cao
46
- Dọn sạch đá, gốc, rễ cây rễ làm cho lưỡi phay bị mẻ, cong vênh biến dạng, nứt
gãy sẽ không đảm bảo kỹ thuật canh tác
- Đánh dấu nơi có đá ngầm, gốc cây chưa đào, vị trí lầy thụt
- Phay ruộng nước phải giữ nước vừa phải đất dễ nhỏ, ngược lại mức nước lớn quá
dễ gây lỏi, lặp, nhỏ qúa dẫn đến vón cục.
* Chuẩn bị máy phay:
- Làm nội quy chăm sóc kỹ thuật cho phay: xích tải, hộp giảm tốc, trục các đăng
- Kiểm tra các lưỡi phay xem cách lắp ghép có đúng yêu cầu kỹ thuật: có biến
dạng, cong vênh, các chỗ nối ghép các bộ phận nhất là các lưỡi phay có bị lỏng hay
không, phải xiết lại kịp thời, trục phay có bị dơ, các bánh răng ăn khớp trong hộp
số, không tuột cán, điều chỉnh lại đảm bảo cho máy có trình trạng tốt khi làm việc.
- Điều chỉnh độ nâng của phay trong giới hạn cho phép tránh tình trạng khi nâng
phay gây hư hỏng cho trục các đăng
- Điều chỉnh độ cày sâu: Điều chỉnh bằng cách xê dịch và hãm hai bàn trượt
lên hoặc xuống bằng các bu lông ở các vị trí khác nhau.
- Kéo dài xích treo sao cho nó tiếp xúc nhẹ với bề mặt đất.
- Căn cứ vào yêu cầu nông học đối với cây trồng mà bố trí lưỡi lắp phay cho phù
hợp . Có 3 cách lắp lưỡi phay xoắn :
c. Liên kết, điều chỉnh LHM phay
Bước 1:
- Đặt tay gày phay ở số không –vị trí phay không làm việc . Dùng tay quay dế trục
phay nhằm kiểm tra độ căng trùng xích và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chưa.
47
chú ý: -Trục phay quay đều, êm, không có hiện tượng lúc nặng lúc nhẹ, không
nghe thấy va đập và hộp xích như vậy là xích và bánh răng ở tình trạng kỹ thuật tốt.
- Nếu có hiện tượng không bình thường, không đảm bảo kỹ thuật phải sửa chữa
ngay chỉ cho phép phay làm việc khi máy ở tình trạng vững chắc ổn định.
Bước 2: Kiểm tra phay ở chế độ chạy không tải: Phay được kê vững chắc, các
lưỡi phay cách mặt nền 10cm .
Bước 3: Cho máy kéo làm việc ở số vòng quay thấp ( 600-800 Vg/ph). Cho phay
làm việc ở chế độ chạy không. Quan sát toàn bộ phay và lắng nghe tiếng gõ va đập
và rung động chú ý hộp số, hộp dẫn động và sự làm việc của trục phay.
4.2. Trình tự công biệc
a. Chuẩn bị
Trình tự công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật
1- Chuẩn bị máy kéo
+ Kiểm tra toàn
máy
+ Kiểm tra nhiên
liệu
Máy đầy đủ các
bộ phận
-Nhiên liệu đủ
trong ca làm
việc
48
+ Kiểm tra dầu bôi
trơn
- Dầu bôi trơn
nằm giữa vạch
tối đa và tối
thiểu
+ Kiểm tra bổ xung
nước làm mát
Nước làm mát
đủ nếu thiếu bổ
xung
+ Kiểm tra cơ cấu
treo
- Các khớp nối
liên kết chắc
chắn
49
2. Chuẩn bị máy
phay đất
-Kiểm tra xiết chặt
lưỡi phay vào trống
phay
- Kiểm tra dầu bôi
trơn
-Lưỡi bắt chặt
trống phay
- Kiểm tra dầu
chảy ra vị trí ốc
kiểm tra là đủ
3. Thu dọn đồ nghề
và vệ sinh công
nghiệp
- Đồ nghề đầy
đủ
- Máy sạch sẽ,
đảm bảo KT
b. Liên kết máy kéo với máy phay
Trình tự công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật
1- Liên kết máy kéo
với máy phay bằng
cơ cấu treo 3 điểm
- Đảm bảo chắc
chắn và lắp chốt
hãm
2. Thu dọn đồ nghề
và vệ sinh công
nghiệp
- Đồ nghề đầy
đủ
- Máy sạch sẽ
c. Điều chỉnh sơ bộ
Trình tự công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật
50
1- Điều chỉnh thanh
thăng bằng ngang
- Dàn phay song
song với mặt
phẳng nằm
ngang
2- Điều chỉnh thanh
kéo dọc
- Dàn phay song
song với mặt
phẳng nằm
ngang
3. Thu dọn đồ nghề
và vệ sinh công
nghiệp
- Đồ nghề đầy
đủ
- Máy sạch sẽ và
tình trạng kỹ
thuật tốt
d. Phay thử và điều chỉnh
Trình tự công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật
1- Điều chỉnh độ sâu
lớp đất phay bằng
cách vặn ốc nâng
hoặc hạ thanh trượt
- Độ sâu từ 15-
20cm
2- Thu dọn đồ nghề
và vệ sinh công
- Đồ nghề đầy
đủ
51
nghiệp - Máy sạch sẽ và
tình trạng kỹ
thuật tốt
5. Các phƣơng pháp chuyển động máy phay:
Có nhiều phương pháp chuyển động cho máy phay. Trong điều kiện Việt Nam áp
dụng hai PP chủ yếu
5.1. Phay ly tâm:
Chuyển động như cày úp sống trâu, đường phay cuối cùng chuyển động ngược lại.
Trước hết ta chia vạt ruộng ra làm 2 phần bằng nhau. Xác định cắm tiêu đường
trung tâm của vạt ruộng rồi cho liên hợp máy đi vào đường trung tâm đó và luôn
quay vòng sang bên phải. Mấy đường đầu tiên LHM phải quay vòng hình nút tiến
hành phay cho đến khi 2 bên còn bằng khoảng cách đầu vạt thì phay luôn đầu vật
(tiến hành cày 4 góc nâng cày).
Vì thường bề rộng làm việc của phay nhỏ, liên hợp máy luôn quay vòng về bên
phải cho nên khi phay xong 4 phía còn khoảng 40 – 50 cm chưa được phay. Muốn
phay hết thì phải cho LHM đi ngược trở lại quay vòng thì phải sang trái
`
1
`
2
52
Hình 2.5- Sơ đồ phương pháp chuyển động phay ly tâm
5.2. Phay chéo bờ:
Chuyển động như h`ình vẽ.
-Trước hết ta cho máy chạy vào giữa vạt ruộng theo đường chéo. Xác định cắm
tiêu đường trung tâm của vạt ruộng rồi cho liên hợp máy đi vào đường trung tâm đó
và luôn quay vòng sang bên phải. Mấy đường đầu tiên LHM phải quay vòng hình
nút tiến hành phay cho đến khi 2 bên còn bằng khoảng cách đầu vạt thì phay luôn
đầu vạt
`
53
Hình 2.6- Sơ đồ phương pháp chuyển động phay chéo bờ
- Kết thúc đường phay cuối cho máy chạy phay xung quanh như hình vẽ
6. Năng suất và biện pháp nâng cao năng xuất LHM máy phay
6.1 Năng suất
Là khối lượng thực tế làm được trong khoảng thời gian trong 1 ca làm việc
Wca =
tuý thuÇn gian Thêi
xuÊt ns¶ tÕ thùc tÝch DiÖn
Wh = 0,1.VLv. BLv = ha/h
VLv: Vận tốc làm việc thực tế (km/h).
BLv: Bề rộng làm việc thực tế (m)
TLv : Thời gian làm việc trong kíp máy
Nếu tính cho 1 kíp thì Wkíp = 0,1VLv. BLv.TLv ; ha/k
6.2. Biện pháp nâng cao năng suất
- Tổ chức tính toán và thành lập 1 liên hợp đúng nhất, đảm bảo các thông số kĩ
thuật và kinh tế.
- Chăm sóc phục vụ kĩ thuật cho máy với chất lượng cao, tránh những hư hỏng bất
thường trong quát trình làm việc, đặc biệt là chăm sóc đơn giản.
- Thường xuyên cải tiến kết cấu, cấu tạo và phương pháp sử dụng thực tế.
- Cải tạo tích cực địa bàn cơ giới, tạo những địa bàn phù hợp
- Chấp hành tốt các biện pháp về an toàn kĩ thuật, an toàn lao động, các quy trình,
quy phạm sử dụng, chỉnh sửa chăm sóc máy.
- Nâng cao thời gian làm việc thực tế của máy bàng chọn phương pháp chuỷên
động hợp lý.
7. An toàn khi sửa chữa và vận hành
7.1. An toàn khi sửa chữa
- Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ
- Kê kích máy đúng trọng tâm
54
7.2. An toàn khi vận hành
- Theo dõi hoạt động các đồng hồ
- Di chuyển địa bàn phải nâng phay khóa thủy lục, đi số thấp
- Khi phay vòng đầu bờ phải cắt truyền động các đăng và nâng phay
- Khi sửa chữa phải dừng máy ra số 0, kéo phanh tay, hạ phay xuống lền đất
- Không cho người nhảy lên xuống, đu bám khi máy làm việc
- Người sử dụng phải biết cấu tạo tính năng, tác dụng của liên hợp máy. Nắm vững
kỹ thuật và kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy phay.
- Khi thành hợp liên hợp máy phải kiểm tra tất cả các bộ phận xem cách lắp ghép
có đúng hay không? có bị biến dạng, nứt, mẻ, gãy hay không. Nếu cần thì thay mới.
- Máy phay nhận truyền động từ méo kéo qua trục thu công suất do đó khi lắp
ghép cần phải hạn chế hành trình nâng hạ của phay ≤ 450 ( hãm ở xy lanh lực) để
tránh làm hỏng trục các đăng. Khi làm việc cố gắng để trục thu công suất thẳng.
- Khi khởi động máy máy phay ở thế cắt truyền động, tay thủy lực thể ngắt
- Khi vòng đầu vạt hoặc khi lùi máy nghiêm cấm không được cho phay làm việc và
nâng phay lên tránh làm hư hỏng phay và cơ cấu treo của máy kéo.
- Khi hạ phay làm việc phải hạ từ từ, tránh hạ nhanh quá làm gãy lưỡi phay hay làm
cho máy quá tải chết máy.
- Khi cần thiết chăm sóc kỹ thuật, sửa chữa, gỡ cỏ rác phải cắt truyền lực mới được
tiến hành. Trong thời gian đó nghiêm cấm nghiêm cấm người tuỳ tiện lên buồng
lái, đề phòng xảy ra tai nạn.
- Luôn phải cảnh giác đề phòng tai nạn, chuẩn bị sẵn sàng cắt động lực ở trục thu
công suất.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1: - Vẽ sơ đồ cấu tạo trình bày hoạt động của máy phay đất
55
Câu 2: Vẽ sơ đồ các kiểu lắp dao phay trên trống phay. Nêu công dụng của từng
sơ đồ lắp
2. Bài tập
Bài 1: Thực hành thay thế bộ phận làm việc lưỡi phay
Bài 2: Thực hành liên kết lắp ghép máy kéo với máy phay và điều chỉnh sơ bộ
C. Ghi nhớ:
Trọng tâm bài muc:
1. Sửa chữa máy phay
2. Liên kết và vận hành LHM
Bài 3: Sửa chữa bánh lồng Thời gian: 20.giờ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật bánh lồng
- Sửa chữa khắc phục được tình trạng cong vênh rạn nứt trên bánh lồng đúng yêu
cầu kỹ thuật.
- Liên kết máy kéo với bánh lồng đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp
A. Nội dung
1. Khái quát chung về bánh lồng
1.1. Công dụng, yêu cầu nông học lồng đất
a. Công dụng:
56
Bánh lồng là bánh xe dạng lồng, thường được lắp thay cho bánh hơi của máy kéo.
Dưới ruộng nước, bánh lồng là hệ di động có lực kéo bám rất tốt và là công cụ làm
đất ruộng nước. Đối với ruộng nước liền bùn, bánh lồng có thể thay cho cả cày
b. Yêu cầu kỹ thuật nông học
- Đất sau khi lồng phải tơi nhỏ đều vùi lấp cỏ dại
- Độ sâu từ 20- 30cm, giữ được nền ruộng
- Mặt ruộng sau khi lồng phải bằng phẳng
1.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt LHM
a. Cấu tạo
Bánh lồng gồm các vành tròn bằng thép góc, trên đó hàn những thanh mấu bằng
thép góc cách đều nhau. Các nan hoa gắn kết vành tròn với mặt bích có lỗ để bắt
vào bán trục cầu sau của máy kéo.
Hình 3.1- Sơ đồ cấu tạo bánh lång
Hình 3.2- Cấu tạo bánh lång
b. Nguyên lý làm việc
Khi máy kéo chuyển động bánh lồng quay các thanh mấu bám chuyển động xắn đất
vung lên và rơi xuống va đập vào các lam hoa làm tơi vỡ đất
2. Kiểm tra, sửa chữa bánh lồng
2.1. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật bánh lồng
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật
57
1- Kiểm tra các mấu bám
2- Kiểm tra các lan hoa
3- Kiểm tra các vành tròn
4- Kiểm tra các mặt bích
- Không cong vênh
rạn nứt, biến dạng.
- Không cong vênh
rạn nứt
- Không rạn nứt
- Không cong vênh
rạn nứt
2.2. Sửa chữa bánh lồng
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật
1. Sửa chữa mấu bám
- Mấu bám cong vênh
Dùng dụng cụ chuyên dùng
(kẹp) nắn lan hoa
- Mấu bám rạn nứt
Dùng máy hàn điện hàn khắc
phục
- Mấu bám vuông
góc
- Mối hàn chắc
chắn
2. Sửa chữa lan hoa, vành tròn
- Lan hoa, vành tròn bị rạn nứt
Dùng máy hàn điện hàn khắc
phục
- Lan hoa, vành tròn, mặt bích,
mấu bám bị bong mối hàn
Dùng máy hàn điện hàn khắc
phục
- Mối hàn chắc
chắn
3. Thu dọn đồ nghề và vệ sinh - Đồ nghề đầy đủ
58
công nghiệp - Máy sạch sẽ và
tình trạng kỹ thuật
tốt
3. Liên kết máy kéo với bánh lồng
3.1. Công việc
a. Chuẩn bị máy động lực
- Máy động lực dùng cho bánh lồng phải có công suất tương ứng.
- Bọc kín các đường dây điện, các vị trí lọt nước, xiết chặt bánh răng quả dứa hộp
số, may ơ bánh xe trước khi xuống đồng làm việc
- Làm nội quy 8-10 giờ và một số nội dung 240 giờ làm việc.
b. Chuẩn bị bánh lồng
- Kiểm tra các mấu bám bánh lồng
- Hàn lại các chỗ nứt, gấy. Nếu cần phải thay nan bánh lồng cho chắc chắn
- Chọn bánh lồng để liên kết với máy kéo bằng các bu lông bánh
c. Liên kết bánh lồng với máy kéo
- Kích bánh xe máy kéo ở nền phẳng, chèn bánh trước và sau.
- Tháo bánh lốp (theo thứ tự đối xứng)
- Để lại hai ốc đối xứng trước khi tháo bánh lốp
- Nhấc bánh lốp ra, lắp bánh lồng vào phù hợp với chiều bánh, bắt hai ốc đối xứng
- Xiết chặt bằng cờ lê chuyên dùng.
Chú ý: Khi lắp bánh lồng cần chú ý không cho lắp nhầm bánh trái sang bánh phải.
3.2. Trình tự công việc
a. Chuẩn bị
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ
thuật
59
1. Chuẩn bị máy kéo
- Kiểm tra tình trạng kỹ
thuật
+ Dầu thủy lực
+ Kiểm tra các trang
thiết bị khác như
- Kiểm tra xiết chặt các
vị trí khớp táo cơ cấu
lái, đèn, còi.....
- Máy kéo đủ
các bộ phận
- Dầu thủy lực
đủ theo quy
định
- Liên kết chắc
chắn
+ Nhiên liệu
- Đủ trong 1 ca
làm việc
+ Dầu bôi trơn động cơ
- Nằm giữa vạch
tối đa và tối
thiểu
60
+ Nước làm mát
- Đủ cách miệng
đổ từ 10cm-
15cm
2. Chuẩn bị bãi tháo
lắp
- Bãi bằng
phẳng
-Chuẩn bị bánh lồng
và dụng cụ tháo lắp
- Chuẩn bị bánh lồng
kiểm tra tổng thể bánh
- Bánh lồng tình
trạng tốt không
cong vênh rạn
61
lồng
- Chuẩn bị dụng cụ
+ Kích thủy lực
+ Cục gỗ kê chèn
+ Tuyp tháo đai ốc
bánh xe, tay công lực
nứt
- Đầy đủ
+ Hoạt động tốt
+ Làm việc tốt
+ Chụi được
trọng lượng máy
trên 5 tấn
b. Liên kết máy kéo với bánh lồng
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ
thuật
1. Tháo bánh lốp
- Tháo lới ốc bắt bánh xe
- Kích bánh xe
- Chèn cục gỗ đỡ máy kéo
- Tháo ốc ra khỏi bánh xe
- Tháo bánh lốp ra khỏi
moay ơ
- Tháo đều
- Kích và chèn
cục gỗ đúng
trọng tâm
- Đánh dấu, đặt
êcu đúng thứ tự
62
2. Lắp bánh lồng vào
moay ơ máy kéo
- Lắp bánh lồng vào moay
ơ
- Xiết chặt bánh lồng vào
moay ơ
- Lắp đúng
chiều mấu bám
- Xiết đều, đối
xứng, đúng lực
30- 40Nm
3. Thu dọn đồ nghề và vệ
sinh công nghiệp
- Đồ nghề đầy
đủ
- Máy sạch sẽ
và tình trạng kỹ
thuật tốt
4. Phƣơng pháp lồng đất:
4.1 - Phƣơng pháp chuyển động lồng nối tiếp:
- Chuyển động theo phương pháp này: Sau khi liên hợp máy đi xong lần 1 đến
đường thứ 2, thứ 3t, thứ 4 mỗi đường đều dịch sang ngang 1 khoảng bằng 1/2B
(B là bề rộng làm việc của 1 bánh lồng) đến đường thứ 5 mới dịch sang 1 đoạn
L - 1/2B (L là khoảng cách giữa 2 đường ngoài cùng của liên hợp máy)
Ưu điểm: Phương pháp này người lái máy dễ khắc phục được sót lỏi do phương
pháp chuyển động không hợp lý gây lên. ứng dụng rộng rãi.
63
Hình 3.3- Sơ đồ phương pháp chuyển động lồng nối tiếp
4.2 -Phƣơng pháp chuyển động lồng xen kẽ:
Chuyển động theo phương pháp này:
- Sau khi LHM đi xong đường thứ nhất
- Đường thứ 2 đi vào chính giữa khoảng cách 2 vết bánh của đường thứ nhất.
Đường thứ 3, 4 đi đè lên các lỏi còn sót lại. Đến đường thứ 5 mới dịch hẳn sang
ngang một quãng L-1/2B.
Ưu điểm: Phương pháp chuyển động trên là sau khi lồng xong 1 lượt thì mặt
ruộng đã được làm đất 2 lượt. Khắc phục tương đối tốt mức độ sót lỏi do phương
pháp chuyển động gây ra.
64
H×nh 3.4- Sơ đồ phương pháp chuyển động lồng xen kẽ
5. An toàn khi sửa chữa và liên kết
5.1- Khi sửa chữa
+ Phải sử dụng bảo hộ lao động
+ Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ
+ Sử dụng máy hàn điện chú ý an toàn về điện và dùng kính bảo hộ
+ Khi tháo, xiết đai ốc bánh xe tư thế nới, xiết phảiđảm bảo chắc chắn
+ Kê kích máy đúng trọng tâm, không hạ kích đột ngột.
5.2- Khi vận hành
+ Theo dõi hoạt động các đồng hồ
+ Khi làm việc máy phải lắp cơ cấu chống lật
+ Di chuyển địa bàn phải sửa lối lên xuống giảm độ dốc < 10%.
+ Khi phay vòng đầu bờ hạn chế dùng phanh gấp bán trục
+ Khi sửa chữa phải dừng máy ra số 0, kéo phanh tay,
+ Không cho người nhảy lên xuống, đu bám khi máy làm việc
65
+ Phòng và chống sa lầy: Phải điều tra kỹ địa bàn trước khi đưa liên hợp máy
xuống làm việc. Kết hợp cùng chủ ruộng đánh dấu, cắm vè ở những nơi có hố,
rãnh... để tránh sa lầy khi làm việc.
+ Khi bùn đất vào nhiều trong bánh lồng, không thoát ra được, hay bánh lồng bị lún
quá sâu sẽ làm máy kéo đột ngột quá tải. Để khắc phục cần dừng máy, vét hết bùn
đất trong bánh lồng ra, rồi cho máy chạy tiếp.
+ Khi máy kéo bị sa lầy, cần moi đất dưới gầm máy, trong bánh lồng, đào thành
đường thoai thoải dưới bánh lồng, lát rong tre hoặc rạ bện thành bó dưới bánh lồng
về phía trước rồi từ từ cho máy chạy lên. Không dùng gỗ chèn và gài cơ cấu vi sai
vì điều này dễ gây xoắn bán trục hoặc phá hỏng các chi tiết truyền lực của máy kéo.
+ Khi đầu máy có hiện tượng nâng lên "voi làm xiếc", nhất thiết không được tăng
ga, mà phải lập tức cắt côn tìm biện pháp khắc phục. Trong trường hợp máy kéo đã
nâng đầu lên, nếu tăng ga máy có thể lật ngửa ra, nguy hiểm đến tính mạng người
lái.
- Công nhân sử dụng LHM phải nắm vững địa bàn hoạt động của mình, trực tiếp
kiểm tra khi thấy đạt yêu cầu mới cho máy máy xuống làm việc.
- Khi đưa máy xuống ruộng người lái phải cho LHM xuống thẳng góc với bờ
ruộng, tránh cho máy xuống xiên góc, máy nghiêng dễ đổ.
- Khi khởi động phải gài phanh chân, ra số không
- Khi làm việc trên đồng tuyệt đối không được sử dụng khóa vi sai, không được lái
máy quá ngặt gây quá tải cho một số bộ phận như bánh lồng, cầu sau.
- Không được để máy quá tải thường xuyên, không được sử dụng các bánh mấu đã
bị cong gãy.
- Để tránh bị sa lầy không được cho LHM máy chạy sát nơi đã đánh dấu nguy
hiểm.
- Khi có hiện tượng máy cất bổng đầu phải lập tức cắt côn, giảm ga
66
- Cấm tăng ga, nhớm côn dật cục để vượt lầy. Cấm dùng khoá vi sai để vượt lầy,
không được để máy ngâm quá lâu trong nươc bùn. Khi cứu máy bị lầy phải chuẩn
bị dây cáp kéo tốt, phải moi đất ở 2 bên bánh lồng ra rồi mới kéo. Máy kéo để kéo
phải đứng ở vị trí đảm bảo nhất.
- Khi muốn vượt bờ sang ruộng khác phải giảm ga, đi số thấp, tiến thẳng với bờ đã
phá. Khi cần thiết có thể lùi máy vượt qua.
6. Năng suất và biện pháp nâng cao năng xuất
6.1.Năng suất:
Là khối lượng thực tế sản xuất sau thời gian làm việc của liên hợp máy.
Wt = 0,1.VLv . BLv .Tlv= ha/h
VLv: Vận tốc làm việc thực tế (km/h)
BLv: Bề rộng làm việc thực tế (m)
Tlv: Thời gian làm việc thực tế trong một kíp
6.2. Những biện pháp nhằm nâng cao năng suất
- Chăm sóc kĩ thuật cho LHM đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Phát huy thời gian làm việc thực tế
- Chọn phuơng pháp chuyển động hợp lý, giảm thời gian quãng đuờng chạy
không
- Bố trí địa bàn một cách hợp lý.
- Tổ chức tính toán và thành lập 1 liên hợp đúng nhất, đảm bảo các thông số kĩ
thuật và kinh tế.
- Thuờng xuyên cải tiến kết cấu, cấu tạo và phơng pháp sử dụng thực tế.
- Cải tạo địa bàn cho LHM, tạo những địa bàn phù hợp với LHM.
- Chấp hành tốt các biện pháp về an toàn kĩ thuật,.
- Bồi duỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của công nhân
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
67
Câu 1: - Vẽ sơ đồ cấu tạo trình bày hoạt động của lồng đất?
Câu 2: Nêu các biện pháp an toàn khi sửa chữa và sử dụng LHM bánh lồng
2. Bài tập
Bài 1: Thực hành thay thế bánh lồng
Bài 2: Thực hành khắc phục sửa chữa bánh lồng
C. Ghi nhớ:
Trọng tâm bài muc:
1. Sửa chữa bánh lồng
2. Lắp bánh lồng vào máy kéo và an toàn khi vận hành LHM bánh lồng
68
Bài 4: Sửa chữa bánh bám Thời gian: 20.giờ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật bánh bám
- Sửa chữa khắc phục được tình trạng cong vênh rạn nứt trên bánh bám đúng yêu
cầu kỹ thuật.
- Liên kết máy kéo với bánh bám đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp
A. Nội dung
1. Khái quát chung về bánh bám
1.1. Công dụng.
- Bánh bám lắp cùng với bánh hơi
hoặc lắp độc lập để giảm lầy thụt khi
máy làm việc ở ruộng nước
Hình 4.1- Công dụng bánh bám
1.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
a. Cấu tạo:
Gồm:
- - Hai vành
- - Mặt bích
69
- - Mấu bám
- - Lan hoa
Bánh bán có dạng hình tròn gồm có 2 vành làm bằng thép ống được liên kết với
nhau bằng các mấu bám. Bên trong có mặt bích lắp với moay ơ bán trục. Mặt bích
liên kết với vành ngoài bằng lan hoa
Hình 4.2- Cấu tạo bánh bám
b. Hoạt động
Láp bánh bám cùng bánh lốp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc trong quá trình làm việc
giảm độ lún cho máy và tăng khả năng bám cho máy giúp máy làm việc dưới ruộng
nước,
70
Hình 4.3- Hoạt động bánh bám
2. Kiểm tra, sửa chữa bánh bám
2.1. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật bánh bám
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ
thuật
1- Kiểm tra các mấu bám
- Không cong
vênh rạn nứt,
biến dạng.
2- Kiểm tra các mặt bích
3- Kiểm tra các vành tròn
4- Kiểm tra các lan hoa
- Không cong
vênh rạn nứt
2.2. Sửa chữa bánh bám
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ
thuật
71
1. Sửa chữa mấu bám
- Mấu bám cong vênh
Dùng máy hàn nhả mối hàn
sau đó lắn lại
- Mấu bám rạn nứt
Dùng máy hàn điện hàn
khắc phục
- Mấu bám xiên
mặt phẳng thẳng
đứng từ 25- 300
- Mối hàn chắc
chắn
2. Sửa chữa lan hoa, vành
tròn
- Lan hoa, vành tròn bị rạn
nứt
Dùng máy hàn điện hàn
khắc phục
- Lan hoa, vành tròn, mặt
bích, mấu bám bị bong mối
hàn
Dùng máy hàn điện hàn
khắc phục
- Mối hàn chắc
chắn
3. Thu dọn đồ nghề và vệ
sinh công nghiệp
- Đồ nghề đầy đủ
- Máy sạch sẽ và
tình trạng kỹ
thuật tốt
3. Liên kết máy kéo với bánh bám
3.1. Chuẩn bị
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ
thuật
72
1. Chuẩn bị máy kéo
- Kiểm tra tình trạng kỹ
thuật
+ Dầu thủy lực
+ Kiểm tra các trang
thiết bị khác như
- Kiểm tra xiết chặt các
vị trí khớp táo cơ cấu
lái,
- Kiểm tra đèn, còi.....
- Máy kéo đủ
các bộ phận
- Dầu thủy lực
đủ theo quy
định
- Liên kết chắc
chắn
-Hoạt động tốt
+ Nhiên liệu
- Đủ trong 1 ca
làm việc
73
+ Dầu bôi trơn động cơ
- Nằm giữa vạch
tối đa và tối
thiểu
+ Nước làm mát
- Đủ cách miệng
đổ từ 10cm-
15cm
2. Chuẩn bị bãi tháo
lắp
- Bãi bằng
phẳng
-Chuẩn bị bánh bám
và dụng cụ tháo lắp
- Chuẩn bị bánh lồng
- Bánh bám tình
trạng tốt không
74
kiểm tra tổng thể bánh
lồng
- Chuẩn bị dụng cụ
+ Kích thủy lực
+ Cục gỗ kê chèn
+ Tuyp tháo đai ốc
bánh xe, tay công lực
cong vênh rạn
nứt
- Đầy đủ
+ Hoạt động tốt
+ Làm việc tốt
+ Chụi được
trọng lượng máy
trên 5 tấn
3.2. Liên kết máy kéo với bánh bám
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ
thuật
75
1. Tháo đai ốc bánh xe
- Chèn cục gỗ bánh xe
máy kéo
- Tháo ốc ra khỏi bánh xe
- Tháo đều
- Đánh dấu, đặt
êcu đúng thứ tự
2. Lắp bánh bám vào
moay ơ máy kéo
- Lắp bánh lồng vào moay
ơ
- Xiết chặt bánh bám vào
moay ơ
- Lắp đúng
chiều mấu bám
- Xiết đều, đối
xứng, đúng lực
30- 40Nm
3. Thu dọn đồ nghề và vệ
sinh công nghiệp
- Đồ nghề đầy
đủ
- Máy sạch sẽ
và tình trạng kỹ
thuật tốt
3.3. An toàn khi sửa chữa và liên kết
a- Khi sửa chữa
+ Phải sử dụng bảo hộ lao động
+ Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ
+ Sử dụng máy hàn điện chú ý an toàn về điện và dùng kính bảo hộ
+ Khi tháo, xiết đai ốc bánh xe tư thế nới, xiết phảiđảm bảo chắc chắn
b- Khi vận hành
+ Theo dõi hoạt động các đồng hồ
76
+ Khi làm việc máy phải lắp cơ cấu chống lật
+ Di chuyển địa bàn phải sửa lối lên xuống giảm độ dốc < 10%.
+ Khi phay vòng đầu bờ hạn chế dùng phanh gấp bán trục
+ Khi sửa chữa phải dừng máy ra số 0, kéo phanh tay,
+ Không cho người nhảy lên xuống, đu bám khi máy làm việc
+ Phòng và chống sa lầy: Phải điều tra kỹ địa bàn trước khi đưa liên hợp máy
xuống làm việc. Kết hợp cùng chủ ruộng đánh dấu, cắm vè ở những nơi có hố,
rãnh... để tránh sa lầy khi làm việc.
+ Khi bùn đất vào nhiều trong bánh bám, không thoát ra được. Để khắc phục cần
dừng máy, vét hết bùn đất trong bánh bám ra, rồi cho máy chạy tiếp.
+ Khi lắp bánh bám không làm việc ở ruộng khô.
4. Địa chỉ một số cơ sở sản xuất máy xử lý đồng ruộng và máy làm đất
TT
Tên cơ sở thiết kế, chế
tạo
Sản phẩm Địa chỉ Điện thoại, Fax
1
Cơ sở cơ khí Ngô Văn
Hoá và một số cơ sở cơ
khí ở An Giang, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Đồng
Tháp.
Máy cắt rạ liên
hợp với máy
kéo tay
04 Nguyễn Du
Mỹ Bình, Tp.
Long Xuyên,
An Giang
DĐ: 0918885524
2
Khoa Cơ điện, trường Đại
học Nông nghiệp I - Hà
Nội
- Máy băm,
thái
lá mía và
thân cây dứa
- Máy cắt vùi
ngọn lá mía
lưu gốc
Trâu Quỳ, Gia
Lâm - Hà Nội
ĐT: 04.8765783
Fax: 04.8276554
DĐ: 0953322351
77
TT
Tên cơ sở thiết kế, chế
tạo
Sản phẩm Địa chỉ Điện thoại, Fax
3
Công ty Máy kéo, máy
nông nghiệp (Tổng công
ty Máy động lực & Máy
nông nghiệp, Bộ Công
nghiệp)
Cày trụ, cày
chảo, phay đất
đi theo máy
kéo 2 bánh và
4 bánh
Số 4- Chu Văn
An - thị xã
Hà Đông,
tỉnh Hà Tây
ĐT: 034.88260
Fax: 04.8542747
4
Công ty Cơ điện - Xây
dựng Nông nghiệp Thuỷ
lợi,
Hà Nội
Cày trụ, cày
chảo, cày
không lật (xới
sâu)
Ngõ 102,
đường Trường
Chinh, quận
Đống Đa, Hà
Nội
ĐT: 04.8687044
04.8694774
Fax: 04.8691568
5
Doanh nghiệp Cơ khí
nông nghiệp Cựu chiến
binh 502, ứng Hoà, Hà
Tây
Cày trụ, cày
chảo xá nhỏ đi
theo máy kéo
2 bánh và 4
bánh
Thị trấn Vân
Đình, huyện
ứng Hoà, tỉnh
Hà Tây
ĐT: 034.883057
6
Công ty Cơ khí Tây Ninh - Các loại cày
chảo
- Các máy rạch
hàng, chăm
sóc mía
Số 191, đường
30 tháng 4, thị
xã Tây Ninh
ĐT: 066823331
7
Công ty Cơ khí A - 74 - Phay đất
- Máy kéo tay
- Cày chảo
Phường Linh
Tây - quận
Thủ Đức - Tp.
ĐT: 8962479 -
8961505 -
8967471
78
TT
Tên cơ sở thiết kế, chế
tạo
Sản phẩm Địa chỉ Điện thoại, Fax
- Chảo cày,
lưỡi xới
Hồ Chí Minh Fax: 8966519
8
Trường Đại học Nông lâm
Tp. Hồ Chí Minh
Cày phá lâm
CS-4-30
Quận Thủ
Đức, Tp. Hồ
Chí Minh
ĐT: 08.8963805
Fax: 08.8960713
9
Công ty Mê Kông
Cày phá lâm
CS-4-30
117-119
Pasteur, Q.3,
Tp Hồ Chí
Minh
ĐT: 08-8295725,
Fax: 08-8231621
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1: - Vẽ sơ đồ cấu tạo trình bày hoạt động của lồng đất?
Câu 2: Nêu các biện pháp an toàn khi sửa chữa và sử dụng LHM bánh lồng
2. Bài tập
Bài 1: Thực hành tháo lắp bánh bám
Bài 2: Thực hành khắc phục sửa chữa bánh lồng
C. Ghi nhớ:
Trọng tâm bài muc:
1. Sửa chữa bánh bám
2. Lắp bánh bám vào máy kéo và an toàn khi vận hành LHM.
79
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun :
- Vị trí: Mô đun ”Sửa chữ máy làm đất” là một mô đun chuyên môn nghề
trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sửa chữa máy nông nghiệp;
được giảng dạy sau mô đun ”Bảo dưỡng động cơ điện” và trước mô đun ”Máy bơm
nước”. Mô đun Sửa chữ máy làm đất cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu
của người học.
- Tính chất: Là mô đun chính trong trương trình đào tạo, mô đun hình thành kỹ
năng sửa chữa các bộ phận làm việc của máy làm đất. Mô đun thực hiện tại xưởng
cơ khí và ngoài địa bàn thực tập.
II. Mục tiêu:
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, hoạt động của các máy làm đất
- Trình bày được trình tự các bước sửa chữa máy làm đất
- Sửa chữa được các hư hỏng thông thường các máy làm đất
- Vận hành được các liên hợp máy và điều chỉnh đúng các yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần trách nhiệm trong sửa chữa bảo quản máy móc.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài
Loại
bài dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 3.1
Bài 1: Sửa
chữa máy cày
Tích
hợp
Xưởng
+
Ruộng
30 5 24 1
MĐ 3.2
Bài 2: Sửa
chữa máy phay
đất
Tích
hợp
Xưởng
+
Ruộng
30 5 24 1
80
Mã bài Tên bài
Loại
bài dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 3.3
Bài 3: Sửa
chữa bánh lồng
Tích
hợp
Xưởng
20 3 16 1
MĐ 3.4
Bài 4: Sửa
chữa bánh bám
Tích
hợp
Xưởng
16 2 13 1
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 100 15 77 8
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
1. Nguồn lực cần thiết:
- Phải chuẩn bị xưởng cơ khí có bố trí phòng chuyên môn trang bị máy tính, máy
chiếu, tài liệu Giáo trình.
- Chuẩn bị học liệu cần thiết như
+ Liên hợp máy làm đất như máy kéo, máy cày, máy phay, bánh lồng, bánh bám
+ Dụng cụ kiểm tra: Thước dây, thước lá .....
+ Dụng cụ tháo lắp: Hộp dụng cụ gồm (Cà lê miệng, cà lê hoa dâu, tuýp, tuốc lơ
vít, kìm, búa ), máy hàn điện
+ Nguyên vật liệu: Dầu Diezel, mỡ, giẻ lau,
2- Cách tổ chức thực hiện
- Tập trung cả lớp
+ Hướng dẫn lý thuyết:
GV trình bày kiến thức.
HS lắng nghe tiếp thu
+ Hướng dẫn kỹ năng:
GV Làm mẫu.
HS quan sát tiếp thu
81
- Phân nhóm luyện tập theo nhóm
GV kèm cặp uốn lắn.
HS thực hiện
3- Thời gian
- Hướng dẫn lý thuyết : 10 giờ
- Thực tập: 86 giờ
- Kiểm tra: 4 giờ
4- Số lượng: 20- 25 hs/1 lớp
5- Tiêu chuẩn sản phẩm:
- Kết thúc mô đun học viên phải hoàn thành 1 sảm phẩm như sản phẩm mẫu GV
đề ra
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1: Sửa chữa máy cày
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Kiểm tra
- Chăm sóc bảo dưỡng từ 8 – 10 h
máy kéo
- Kiểm tra tình trạng máy cày
- HS thực hiện trên máy kéo Kubota
B2420
- HS thực hiện trên máy cày CT-2
2. Sửa chữa
- Thay thế được lưỡi cày, trụ cày,
diệp cày, gót cày của cày trụ đúng
yêu cầu kỹ thuật
- Liên kết được máy cày với cơ cấu
treo 3 điểm
- Điều chỉnh sơ bộ độ sâu cày từ 20-
25cm.
- HS thực hiện trên máy cày CT-2
- HS thực hiện liên kết máy kéo Kubota
B2420 với cày trụ CT-2
- HS thực hiện trên LHM cày B2420
5.2. Bài 2: Sửa chữa máy phay đất
82
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Kiểm tra
- Chăm sóc bảo dưỡng từ 8 – 10 h
máy kéo
- Kiểm tra tình trạng máy phay
- HS thực hiện máy kéo Kubota B2420
- HS thực hiện trên máy phay FB- 16
2. Sửa chữa
- Thay thế được lưỡi phay đúng yêu
cầu kỹ thuật
- Liên kết được máy phay với cơ
cấu treo 3 điểm
- Điều chỉnh sơ bộ độ sâu phay từ
15- 20cm.
- HS thực hiện trên máy phay FB- 16
- HS thực hiện liên kết máy kéo Kubota
B2420 với phay FB- 16
- HS thực hiện trên LHM phay B2420
5.3. Bài 3: Sửa chữa bánh lồng
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Kiểm tra
- Chăm sóc bảo dưỡng từ 8 – 10 h
máy kéo
- Kiểm tra tình trạng bánh lồng
- HS thực hiện máy kéo Kubota B2420
- HS thực hiện trên bánh lồng
2. Thành lập LHM
- Tháo bánh lốp và thay bánh lồng
- Nêu biện pháp an toàn khi vận
hành, sửa chữa LHM bánh lồng
- HS thực hiện máy kéo Kubota B2420
- HS trả lời vấn đáp
5.4. Bài 4: Sửa chữa bánh bám
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Kiểm tra
- Chăm sóc bảo dưỡng từ 8 – 10 h
- HS thực hiện máy kéo Kubota B2420
83
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
máy kéo
- Kiểm tra tình trạng bánh bám
- HS thực hiện trên bánh bám
2. Thành lập LHM
- Tháo bánh lốp và thay bánh bám
- Nêu biện pháp an toàn khi vận
hành, sửa chữa máy kéo lắp bánh
bám
- HS thực hiện máy kéo Kubota B2420
- HS trả lời vấn đáp
VI. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn An Bảo dưỡng ôtô máy kéo - Trường CĐ nghề CKNN
Tạ Hanh Giáo trình máy nông nghiệp – Trường CĐ nghề CKNN
2. Hội cơ khí Việt Nam Sổ tay cơ điện nông nghiệp bảo quản và chế biến nông
lâm sản – Nhà xuất bản NN
3. Máy kéo KUBOTA – Công ty TNHH KUBOTA Việt Nam
Hội cơ khí Việt Nam Máy nông nghiệp dùng trong trang trai – Nhà xuất bản
NN
4. Nguyễn Văn Muốn. Máy canh tác nông nghiệp. NXB Giáo dục, 1999.
5. Hồ Đông Lĩnh, Nguyễn Văn Vinh. Hệ thống các tiêu chuẩn khảo nghiệm,
giám định chất lượng máy kéo, máy canh tác dùng trong sản xuất nông lâm nghiệp.
NXB Nông nghiệp, 1997.
6. Cù Ngọc Bắc. Giáo trình cơ khí nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, 2008.
7. Lloyd J.Phipps, Car L.reynolds. Machanics in agriculture. NXB Interstate
Publishers, 1990.
8. Trần Đức Dũng. Giáo trình máy và thiết bị nông nghiệp - Tập 2: Máy nông
nghiệp. NXB Hà Nội, 2005.
9. www.maynongnghiep.org
84
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn An - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí
Nông nghiệp
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thƣ ký: Ông Phạm Văn Úc - Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông
nghiệp
4. Các ủy viên:
- Ông Phạm Tố Như, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông
nghiệp
- Ông Vũ Quang Huy, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp
- Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Ông Nguyễn Đình Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện nông nghiệp
Hải Dương./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Lê Thái Dương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
2. Thƣ ký: Ông Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Trần Văn Điền, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Ông Nguyễn Quang Hoè, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Tây
Bắc
- Ông Vương Văn Hồng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện nông
nghiệp Hải Dương./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt_modun_03_sua_chua_may_lam_dat_4599.pdf