Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc
của các chi tiết, bộ phận trong hệ thống
- Hỏi tên gọi và cấu tạo các chi tiết chính
trong hệ thống
- Tháo, lắp, bảo trì được các chi tiết
chính trong hệ thống
- Hỏi quy trình tháo, lắp, bảo dưỡng các
chi tiết chính trong hệ thống (Kiểm tra
thực tế mỗi học viên một lần bảo
dưỡng một chi tiết chính trong hệ
thống)
133 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun bảo trì máy chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa piston và chiều của thanh truyền
- Tháo phanh hãm đầu chốt piston (nếu có)
- Tháo chốt ra khỏi piston: có 2 phương pháp tháo, tháo nóng là gia nhiệt
cho piston sau đó rút chốt ra khỏi piston. Còn tháo nguội là dùng chốt đồng để
đóng chốt piston ra khỏi piston
- Khi lắp ráp thao tác ngược lại quá trình tháo
Những hư hỏng thường gặp của xéc măng
Trong quá trình làm việc, xéc măng chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, chịu ma
sát mài mòn nên thường xảy ra những hư hỏng sau:
- Bị cháy, rỗ ở phần đỉnh
Hình 2.7.10: Piston bị cháy.
- Bị cào xước
Hình 2.7.11: Piston bị cào xước.
103
- Bị nứt, vỡ
Hình 2.7.12: Piston bị nứt vỡ.
- Bị mài mòn không đều (mòn côn, mòn méo)
Hình 2.7.13: Piston bị mòn không đều.
Kiểm tra piston
+) Piston thường xảy ra những hư hỏng sau: Piston bị cháy rỗ, nứt và bị
mòn không đều
+) Cách kiểm tra: Nếu piston bị cháy, rỗ, nứt thì kiểm tra bằng trực giác
còn piston bị mòn ta kiểm tra như sau:
Kiểm tra piston bị mòn côn, mòn méo: Ta đo đường kính của piston ở 3 vị
trí và mỗi vị trí đo theo hai phương vuông góc với nhau. Sau đó xác định đó
mòn côn, mòn méo lớn nhất và so sánh với độ mòn côn, mòn méo cho phép.
Nếu độ côn, độ méo thực tế đo được lớn hơn độ côn, độ méo cho phép phải tiến
hành sửa chữa.
104
Sửa chữa piston
Khi đo kiểm nếu độ mòn lớn hơn quy định ta phải sửa chữa piston, nhưng
sau khi sửa piston ta phải lắp cho xylanh có kích thước phù hợp còn ta phải thay
piston mới cho động cơ đang sửa chữa.
Khi thay piston mới phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đường kính piston phải phù hợp với đường kính xylanh
- Khối lượng của các piston trong cùng động cơ phải bằng nhau
- Chiều cao của các piston tính từ tâm ắc lên đỉnh piston phải bằng nhau và
đúng kích thước quy định.
b. Bảo trì xéc măng
Cấu tạo và điều kiện làm việc của xéc măng
Cấu tạo
Hình 2.7.14: Cấu tạo của xéc măng.
- Xéc măng có là một vòng thép hoặc gang có khả năng đàn hồi, hở miệng được
lắp vào rãnh trên piston có tiết diện là hình chữ nhật, hình côn, hình bậc thang, ...
Hình 2.7.15: Tiết diện của xéc măng.
- Miệng xéc măng có thể cắt thẳng , cắt xiên hoặc cắt bậc thang.
Hình 2.7.16: Các kiểu miệng xéc măng.
105
- Miệng xéc măng động cơ 2 kỳ có thể có chốt định vị
- Xéc măng có độ đàn hồi lớn
- Xéc măng dầu có 2 loại, để giảm ma sát trong quá trình chuyển động
người ta làm 2 vòng thép khi lắp ráp vào rãnh xéc măng ở giữa 2 vòng thép có lò
xo vòng quanh rãnh (Hình 2.7.17). Loại thứ 2 có phay rãnh và khoét lỗ để gạt
dầu bôi trơn (Hình 2.7.14).
Hình 2.7.17: Xéc măng dầu có lò xo.
Điều kiện làm việc
Xéc măng làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất lớn, chịu va đập
giữa bụng xéc măng vào rãnh piston và giữa lưng xéc măng với thành xylanh,
chịu mài mòn và chịu ăn mòn hóa học.
Quy trình tháo, lắp xéc măng
Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị dụng cụ chuyên dùng để tháo xéc măng như kìm chuyên dùng,
lá thép,…
- Vật tư, nhiên liệu để vệ sinh.
- Chuẩn bị mặt bằng, nhân lực,...
Các bước thực hiện
- Ta dùng kìm chuyên dùng hoặc lá thép hoặc dây để tháo xéc măng. Khi
tháo ra ta để theo thứ tự từ trên xuống dưới.
- Nếu xéc măng bị kẹt trong rãnh trước khi tháo phải ngâm dầu diesel, sau đó
dùng gỗ gõ nhẹ và đều vào xéc măng khi nào xéc măng hết kẹt mới được tháo.
- Khi lắp ráp thao tác ngược lại quá trình tháo
Những hư hỏng thường gặp của xéc măng
Trong quá trình làm việc, xéc măng chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, chịu ma
sát mài mòn nên thường xảy ra những hư hỏng sau:
- Xéc măng bị bó kẹt trong rãnh
- Bị mòn lưng không đều
- Bị mòn chiều cao
106
- Bị mất giảm tính đàn hồi
Do bị mài mòn không đều dẫn đến khe hở miệng xéc măng tăng lên, gây
tiếng gõ giữa xéc măng với rãnh và bị xục dầu lên buồng cháy, lọt khí ở buồng
cháy xuống các te làm hỏng dầu bôi trơn.
Hình 2.7.18: Xéc măng bị mòn không đều gây lên sự lọt khí xuống các te
và xục dầu bôi trơn lên buồng đốt.
Kiểm tra xéc măng
- Kiểm tra khe hở miệng xéc măng: Đưa xéc măng vào lòng xylanh sau đó
điều chỉnh cho xéc măng nằm vuông góc với thành xylanh ở vị trí xéc măng khí
thứ 2 khi piston nằm ở điểm chết trên. Dùng thước lá lùa vào khe hở miệng xéc
măng để xác định khe hở, trị số chiều dày của thước là chính là khe hở miệng
của xéc măng. Lấy khe hở thực tế đo được so sánh với khe hở cho phép để xác
định mức độ hư hỏng. Khe hở cho phép được ghi trong lý lịch máy, có thể tham
khảo công thức kinh nghiệm tính khe hở cho phép như sau:
[ ]= (0,005 ÷ 0,008)D
Trong đó: D – đường kính của xylanh
[] – Khe hở cho phép của miệng xéc măng
Hình 2.7.19: Kiểm tra khe hở miệng xéc măng
107
- Kiểm tra độ đàn hồi của xéc măng: Ta đưa xéc măng vào dụng cụ chuyên
dùng để xác định tính đàn hồi hoặc theo kinh nghiệm dùng phương pháp so sánh
tính đàn hồi của xéc măng mới và cũ
Hình 2.7.20: Kiểm tra tính đàn hồi xéc măng
- Kiểm tra độ mòn lưng không đều: Đưa xéc măng vào lòng xylanh như
hình vẽ, dùng một miếng bìa tối đặt lên xéc măng, sau đó dùng đèn đặt phía
dưới để xác định góc độ lọt ánh sáng qua khe hở giữa lưng xéc măng và thành
xylanh. Tổng góc độ lớn hơn 1200 thì quá giới hạn cho phép.
Hình 2.7.21: Kiểm tra khe hở lưng xéc măng
- Kiểm tra độ cao của xéc măng: Đưa xéc măng vào rãnh như hình vẽ, dùng
thước lá lùa vào khe hở giữa xéc măng và rãnh xéc măng để xác định mức độ
mòn hỏng, cũng có thể dùng phương pháp đo kiểm chiều cao của xéc măng đã
sử dụng so sánh với chiều cao ban đầu của xéc măng hoặc theo kinh nghiệm sửa
chữa thực tế chỉ cần lăn xéc măng một vòng quanh piston để xác định.
108
Hình 2.7.22: Kiểm tra chiều cao xéc măng
Sửa chữa xéc măng
Khi kiểm tra thấy khe hở miệng xéc măng lớn hơn quy định phải thay thế
xéc măng mới
Khi thay xéc măng mới cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khe hở miệng xéc măng nằm trong quy định
- Chiều cao xéc măng phải đảm bảo đúng khe hở cho phép
- Chiều rộng xéc măng phải đảm bảo đúng kích thước quy định
2.3. Bảo trì trục khuỷu
a. Cấu tạo và điều kiện làm việc của trục khuỷu
Cấu tạo
Hình 2.7.23: Cấu tạo của trục khuỷu
Trục khuỷu được chia làm 3 phần: Phần đầu, phần các khuỷu và phần đuôi
+) Đầu trục có lắp bánh răng dẫn động đến các cơ cấu khác, đĩa chặn, phớt
chắn dầu
+) Phần các khuỷu: Kết cấu phần này phụ thuộc vào số xylanh, thứ tự làm
việc của các xylanh và kiểu động cơ
- Mỗi khuỷu gồm có: Cổ trục, cổ biên, má khuỷu và đối trọng cổ biên.
109
- Bề mặt cổ biên có độ bóng và được nhiệt luyện theo phương pháp tôi cao
tần, số cổ biên bằng số xylanh của động cơ
- Số cổ trục có thể nhiều hơn hoặc ít hơn cổ biên tùy thuộc vào nhà chế tạo,
các cổ trục phải đồng tâm với nhau
- Các cổ biên phải có các đường tâm song song với nhau và song song với
cổ trục
- Giữa cổ trục và cổ biên có khoan lỗ dẫn dầu bôi trơn
+) Phần đuôi trục thường được lắp bánh đà hoặc lắp bích nối trục
Ba phần trên của trục khuỷu có thể chế tạo rời thành nhiều đoạn rồi ghép
lại với nhau, hoặc được chế tạo liền.
Điều kiện làm việc
Trục khuỷu chịu mài mòn, ăn mòn hóa học, chịu uốn, xoắn, va đập trong
quá trình làm việc.
b. Quy trình tháo, lắp trục khuỷu
Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc tháo lắp
- Chuẩn bị bộ gá, tăng gông các má khuỷu
- Chuẩn bị nhiên vật liệu làm công tác vệ sinh.
Các bước thực hiện
+) Xác định dấu
- Xác định dấu, thứ tự của nắp bệ đỡ, ổ đỡ
- Xác định chiều của các nắp bệ đỡ, ổ đỡ
- Xác định lực xiết của các bu lông, đai ốc
+) Dùng bộ gá tăng gông các má khuỷu
+) Tháo phanh hãm hoặc chốt chẻ
+) Nới bu lông, đai ốc nắp bệ đỡ, ổ đỡ. Khi tháo phải nới đều các đai ốc
hoặc bu lông theo từng cặp một, theo thứ tự từ hai đầu trở vào giữa
+) Dùng pa lăng để đưa trục ra ngoài (nếu trục có kích thước lớn)
+) Công tác bảo dưỡng: Vệ sinh sạch sẽ cổ trục và cổ biên, thông rửa
đường dầu từ cổ trục sang cổ biên bằng dầu diesel
+) Lắp ráp:
- Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ trước khi đưa trục vào vị trí ta cho dầu bôi trơn
vào các bệ, ổ đỡ
- Xiết bu lông đai ốc. Lưu ý khi xiết phải xiết từ từ từng cặp một từ giữa ra
2 đầu trục. Sau mỗi lần xiết phải quay trục để kiểm tra sự bó kẹt của bạc và trục
110
c. Kiểm tra cổ trục và cổ biên
Cổ trục và cổ biên trong quá trình làm việc thường bị cháy, rỗ, cào xước và
bị mòn côn, mòn méo do vậy ta phải kiểm tra
Cổ trục, cổ biên bị cháy rỗ, cào xước ta kiểm tra bằng trực giác
Cổ trục và cổ biên bị mòn côn, mòn méo dùng pan me để đo kiểm
- Kiểm tra độ mòn côn: Ta đo ở 3 vị trí của cổ trục và cổ biên (vị trí 1 và 3
ở sát chỗ cung lượn, vị trí 2 ở giữa vị trí 1 và 3). Sau khi đo lấy số liệu để xác
định độ mòn côn lớn nhất sau đó so sánh với độ mòn côn cho phép
- Kiểm tra độ mòn méo: Ta đo ở 3 vị trí như kiểm tra độ mòn côn nhưng ở
mỗi vị trí ta đo theo 2 phương vuông góc với nhau. Sau đó lấy số liệu để xác
định độ méo lớn nhất và so sánh với độ méo cho phép
d. Sửa chữa cổ trục và cổ biên
Cổ truc và cổ biên bị cháy rỗ, bị cào xước
Ta sửa bằng phương pháp đánh bóng theo quy trình sau:
+) Chuẩn bị:
- Chuẩn bị vật tư: Giấy ráp mịn, nẹp gỗ, dây đay
- Chuẩn bị nhiên liệu làm vệ sinh
+) Các bước thực hiện:
- Chế tạo nẹp gỗ: nẹp gỗ có hình dạng khối hộp chữ nhật, chiều rộng
10mm, chiều cao 5mm, chiều dài bằng chiều dài cổ trục hoặc cổ biên (trừ
khoảng cách 2 cung lượn). Các miếng nẹp này được nối lại với nhau bằng dây
và tạo thành một vòng
- Cắt giấy ráp: Chiều dài giấy ráp bằng chu vi của cổ trục hoặc cổ biên,
chiều rộng của giấy ráp bằng chiều dài của cổ trục, cổ biên (trừ kích thước của 2
cung lượn)
- Quấn giấy ráp vào cổ trục hoặc cổ biên, khi quấn một vòng mép giấy sát
nhau không được chồng lên nhau
- Quấn nẹp gỗ: Quấn đè lên giấy ráp sau đó thắt đầu dây thật chặt tạo thành
một vòng sát quanh cổ trục, cổ biên
- Quấn dây đay
- Kéo dây đi lại. Lưu ý cổ trục được đánh bóng phải cố định trên giá. Sau
một thời gian ngắn kéo dây (đánh bóng) phải xoay trục đi một góc độ để đảm
bảo cổ trục, cổ biên mòn đều.
+) Đánh bóng phải chia làm 3 giai đoạn:
- Đánh bóng thô: dùng giấy ráp thô để đánh bóng làm rút ngắn thời gian
- Đánh bóng tinh: dùng giấy ráp mịn để đánh bóng nhằm tạo độ bóng
111
- Đánh bóng dầu: dùng giẻ lau tẩm dầu bôi trơn để đánh bóng làm tăng độ
bóng
Cổ trục, cổ biên bị mòn méo
Nếu cổ trục, cổ biên bị mòn méo quá giới hạn cho phép thì ta phải mài trục
trên máy mài chuyên dùng.
Trước khi mài cổ trục, cổ biên phải xác định kích thước cụ thể:
- Lượng kim loại cắt bỏ
- Kích thước sau khi mài
- Kích thước sau khi đánh bóng phải phù hợp với kích thước của bạc mới
theo quy chuẩn. Như vậy muốn mài được cổ trục và cổ biên ta phải xác định
được “cốt”. Trong sửa chữa có thể phải sửa chữa nhảy cốt từ cốt 0 sang cốt 2.
Việc nhảy cốt hay chuyển cốt phụ thuộc vào kích thước sửa và lượng kim loại bị
cắt gọt (mỗi cốt có kích thước cách nhau 0,25mm).
2.4. Bảo trì bạc lót
a. Cấu tạo và điều kiện làm việc của bạc lót
Cấu tạo
Hình 2.7.24: Cấu tạo của bạc lót
Bạc lót gồm 2 nửa, nửa trên và nửa dưới, nếu ghép chúng lại sẽ thành hình
ống. Để lắp ghép 2 nửa của bạc lót ta phải lắp chúng lên các bệ đỡ và các bệ đỡ
này được lắp ghép bằng các bu lông hoặc gu dông
Trong lòng bạc lót được chế tạo rãnh chứa dầu và có lỗ dẫn dầu bôi trơn,
phía ngoài (lưng bạc) có chế tạo ngạnh khóa hoặc khoan lỗ chốt định vị. Mỗi
nửa bạc đều có các vị trí: lòng, vai, lưng
Giữa 2 mép bạc tiếp xúc với nhau có các căn lá nhằm mục đích điều chỉnh
khe hở giữa bạc và cổ trục.
112
Điều kiện làm việc
- Chịu rung động, va đập
- Chịu ma sát, mài mòn
- Chịu cào xước
b. Quy trình tháo, lắp bạc lót
Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để tháo lắp
- Chuẩn bị nhiên vật liệu phục vụ cho kiểm tra và bảo dưỡng
Quy trình tháo
- Xác định dấu, thứ tự và chiều của bạc
- Xác định vị trí định vị của bạc đối với vỏ bạc, thông thường chốt định vị
của bạc lót nằm ở giữa lưng bạc ở phía nửa trên
- Tháo bạc khỏi bệ đỡ
Quy trình lắp ráp
- Vệ sinh sạch sẽ bạc và bệ đỡ
- Lắp nửa bạc dưới vào bệ đỡ có thể đặt bạc lót thẳng tâm sau đó ấn bạc vào
vị trí, cũng có thể lắp bạc theo phương pháp xoay
- Lắp nửa bạc trên theo phương pháp để bạc thẳng tâm rồi ấn xuống cho bạc
vào đúng chốt định vị.
c. Kiểm tra bạc lót
Trong quá trình động cơ làm việc bạc lót thường bị cháy rỗ, cào xước, bị vỡ
và mòn không đều
- Để kiểm tra bạc bị cháy rỗ, cà xước, bị vỡ bằng trực giác
- Bạc bị mòn thì ta kiểm tra bằng phương pháp đo kiểm.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
1.1. Câu hỏi số 2.7.1: Trình bày cấu tạo và điều kiện làm việc của nắp
xylanh
1.2. Câu hỏi số 2.7.2: Trình bày cấu tạo và điều kiện làm việc của piston
1.3 Câu hỏi số 2.7.3: Trình bày cấu tạo và điều kiện làm việc của xéc măng
113
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 2.7.1: Bảo trì nhóm piston – xéc măng
- Mục tiêu :
Hiểu được quy trình bảo trì nhóm piston – xéc măng
Bảo trì được nhóm piston – xéc măng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp
- Nguồn lực: Piston, nhiên liệu, giẻ lau, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm, …
- Cách thức tiến hành : Mỗi nhóm (3 học viên) thực hiện trên một piston .
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập :
Kiểm tra và khử độ gờ xylanh (nếu có)
Xác định dấu (thứ tự, chiều piston)
Quay máy cho piston cần tháo xuống vị trí thích hợp để cùng một lúc tháo
được 2 bu lông biên
Tháo bu lông biên
Tháo nửa dưới đầu to thanh truyền ra ngoài
Quay máy cho piston cần tháo lên Điểm chết trên
Đưa piston ra ngoài
Tháo xéc măng ra khỏi piston
Vệ sinh các chi tiết của nhóm piston – xéc măng
Kiểm tra, đánh giá chất lượng các chi tiết của nhóm piston – xéc măng
Thay thế các chi tiết, bộ phận bị hư hỏng
Lắp ráp hoàn chỉnh nhóm piston – xéc măng
- Thời gian hoàn thành : 180 phút / nhóm
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành :
Thực hiện đúng các bước của quy trình
Kiểm tra, đánh giá chất lượng của piston, xéc măng
Thay thế được nhóm piston – xéc măng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Đảm bảo an toàn và vệ sinh dụng cụ và nơi làm việc.
C. Ghi nhớ:
- Trong quá trình bảo trì các chi tiết, bộ phận phải tuân thủ đúng quy trình.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
114
Bài 8 : THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG BẢO TRÌ MÁY
Mã bài: MĐ 02 - 08
Mục tiêu:
- Biết được các quy định về an toàn lao động trên tàu cá
- Tuân thủ và chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn lao động khi vận
hành máy tàu cá
- Có thái độ, trách nhiệm thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động trên
tàu cá
A. Nội dung:
1. Quy định an toàn lao động trên tàu
1.1. Những quy định chung
Khác với các ngành nghề khác, ngành vận tải biển có đặc tính riêng, điều
kiện làm việc, đi lại rất dễ gây ra các tai nạn. Bởi vậy bất cứ người nào lên
xuống làm việc dưới tàu cần nắm được một số nội qui, qui định của ngành để
tránh tai nạn.
Qui định chung cho tất cả mọi người lên xuống làm việc dưới tàu đã được
Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển (nay là Cục Hàng Hải Việt Nam) ban
hành gồm 12 điều:
1. Khi bước chân xuống cầu tàu phải chú ý xem cầu thang bắc có chắc chắn
và đảm bảo không. Nếu không chắc chắn phải báo ngay trực nhật bắc lại rồi mới
được xuống. Khi xuống không hấp tấp vội vàng ,xuống từng người một.
2. Không được đi guốc, dép cao su không có quai hậu trên tàu.
3. Khi lên xuống dốc phải vịn tay vào tay vịn hoặc dây chằng.
4. Không nhảy từ cầu tàu lên tàu, từ tàu lên cầu. Phải đi cầu thang. Không
được tự ý chạy nhảy, leo trèo, không được nô đùa, xô đẩy nhau ở trên tàu.
5. Đi đứng dưới tàu phải chú ý cẩn thận nếu không dễ bị trượt ngã gây tai
nạn. Đi qua miệng hầm phải chú ý tránh để rơi xuống hầm gây chết người.
6. Các đồ đạc, máy móc nếu không có nhiệm vụ không được sờ mó, nghịch
ngợm làm hư hỏng, mất độ chính xác.
7. Khi tàu làm hàng cấm đứng ở đầu dây chằng, cần cẩu, dưới cần cẩu và
góc quay chết của cần cẩu.
8. Không ngồi trên be tàu, lan can và ngồi những chỗ chênh vênh của tàu
tránh rơi xuống biển.
115
9. Khi tàu mất điện đi lại phải hết sức thận trọng kẻo vấp ngã, va đập hoặc
thụt hầm.
10. Khi tàu ra vào cầu, nếu không có nhiệm vụ không được đứng gần khu
vực tàu làm dây dễ gây tai nạn.
11. Không được đứng gần khu vực đang làm việc, sửa chữa khi không có
trách nhiệm.
12. Nếu không chấp hành đúng nội qui ở trên thì người trực nhật bảo hộ lao
động có quyền mời lên khỏi tàu sau khi có nhắc nhở.
1.2. Thực hiện an toàn khi sử dụng các dụng cụ cầm tay
+) Búa tay
Trước khi đánh búa phải kiểm tra đầu búa chêm đã chắc chưa, lỗ búa có rạn
nứt không, mặt búa có nguy cơ bị mẻ không. Cấm sử dụng các loại búa bị toét mặt
và có vết rạn nứt. Sử dụng búa phải thích hợp với từng yêu cầu công việc.
Cán búa phải làm bằng gỗ tốt, khô, dẻo không có vết nứt, thớ ngang. Tra
cán búa không để bị toét hoặc bị nứt dọc trục cán. Cán búa phải vuông góc với
trục búa.
Trước khi đánh búa phải quan sát người xung quanh. Đối với các khu vực
hẹp có nhiều người sử dụng búa thì không được đứng đối diện nhau. Khi đánh
búa cấm mang găng tay. Thường xuyên nhúng đầu búa vào nước để búa không
bị bong cán. Đang đánh búa nếu thấy hiện tượng không bình thường phải dừng
lại kiểm tra rồi mới tiếp tục làm nếu cán búa có mồ hôi phải thường xuyên lau
khô. Không đánh búa lên mặt búa, đánh lên các bề mặt tôi cứng. Lúc quai phải
hết sức tập trung không nói chuyện.
+) Đục
Đục phải dài đủ tay cầm, không để tòe đầu. Tôi đục chỉ tôi đầu lưỡi. Khi
dùng búa quai đục nhất thiết phải có kẹp bằng tre, cao su, cấm trực tiếp cầm
bằng tay.
+) Cờ lê
Không được sử dụng những cờ lê bị nhờn, có vết rạn nứt. Lúc vặn các đai
ốc phải đứng vững, cầm chặt. Làm trên cao, chỗ treo leo phải đề phòng ngã hoặc
cờ lê rơi xuống người phía dưới. Vặn các đai ốc lớn nếu cần thiết nối thêm tuýp.
Cấm nối ống tuýp với những cờ lê sử dụng hai đầu hoặc khi vặn các đai ốc ở
trên cao.
Dùng clê tháo đai ốc bị gỉ lâu ngày phải thận trọng tránh làm vẹt đầu đai
ốc, trượt cờ lê gây tai nạn.
+) Giũa và dao gọt
Giũa và dao gọt phải có cán. Không sử dụng giũa, dao gọt, không có cán
hoặc cán bị nứt. Không dùng tay, mồm thổi mạt sắt đồng khi giũa gọt. Phải dùng
116
bàn chải, chổi hoặc giẻ phủi chúng. Cấm dùng chuổi giũa làm mũi đột, tuốc nơ
vít. Giũa gọt xong phải để giũa và dao nằm gọn không để đứng.
+) Êtô
Êtô phải lắp chắc chắn, khoảng cách hai êtô trên một bàn không nhỏ hơn 1
mét và phải có tấm chắn giữa. Cấm không dùng búa đánh vào tay đòn hoặc đu
người trên tay đòn để xiết êtô. Miệng các êtô phải có đệm lót bằng kim loại có mặt
ma sát. Không sử dụng êtô mà các miếng kim loại lót bị hỏng hay khô.
1.3. Thực hiện an toàn khi sử dụng nhiên liệu, dầu, mỡ
Nhiên liệu, dầu mỡ là những chất gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường. nó
lại dễ gây cháy nổ khi có lửa, để đảm bảo an toàn cần chú ý một số điểm sau:
- Trước khi khởi động bơm cấp dầu phải kiểm tra xem các van trên đường
ống dầu vào đã mở chưa, nếu chưa thì phải mở ra, các mặt bích nối phải xiết
chắc chắn dầu rò rỉ.
- Quá trình bơm nhận dầu phải tính toán tốc độ, thời gian bơm , khi bơm
gần đầy két phải giảm dần tốc độ. Không được bơm nhận dầu quá đầy tránh hiện
tượng dãn nở nhiệt gây vỡ két khi tàu thay đổi vùng nhiệt độ.
- Khi kết thúc nhận, trả cần lưu ý tránh dầu trong các đường ống còn lại
vương ra gây ô nhiễm
- Trong quá trình giao nhận thường xuyên theo dõi, kiểm tra, không được
để dầu tràn.
- Thường xuyên kiểm tra độ vơi và nhiệt độ của két dầu để kịp thời bổ
sung và xử lý kịp thời.
*) Quá trình chuẩn bị máy cần phải kiểm tra toàn bộ các hệ thống phục vụ
như: Nhiên liệu, làm mát, bôi trơn, khởi động và hệ trục xem nó đảm bảo cho
động cơ hoạt động tốt trong quá trình khai thác không, bằng cách kiểm tra các
thông số, đồng hồ đo các van …
*) Khi khởi động máy phải báo cáo cho buồng lái biết trước.Đối với động
cơ nối trực tiếp với chân vịt cần phải via máy xuôi ngược một số vòng nhất
định.Khi máy đẫ sẵn sàng hoạt động phải báo cáo cho chỉ huy tàu đồng thời sẵn
sàng khởi động máy.
2. Thực hiện công tác an toàn phòng chống cháy nổ
2.1. Khái quát về sự cháy
*) Sự cháy
Ngay từ thuở xa xưa của lịch sử loài người, con người đã biết sử dụng lửa
để phục vụ cuộc sống và chinh phục thiên nhiên. Thế nhưng mãi đến thế kỷ 18
người ta mới biết về ngọn lựa và sự cháy một cách khoa học và đúng đắn. Nhà
bác học vĩ đại người Nga đã chứng minh được rằng: Cháy là một phản ứng hóa
học của chất cháy được với không khí. Năm 1873 Lavoadê (Pháp) chứng minh
lại không phải toàn bộ không khí cháy mà chỉ có ô-xy của không khí cháy.
117
Đến cuối thế kỷ này, người ta đã chứng minh một cách khoa học "Bản chất
của quá trình cháy là phản ứng giữa chất cháy với ô-xy của không khí, quá trình
kèm theo sự tỏa nhiệt và phát sáng (ngọn lửa). Những chất cháy được có thể là
chất vô cơ hay là chất hữu cơ tồn tại vô cùng phong phú trong tự nhiên. Nó có
thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí bay hơi.
Khi có tiếp xúc hay hòa trộn của chất cháy đựơc với ô-xy của không khí,
nhất thiết phải có những điều kiện nhất định thì mới có thể phát sinh ra sự cháy.
Đó là nhiệt độ kích thích thích hợp. Nghiên cứu sự cháy chúng ta thấy rằng: Một
chất có thể cháy được (ví dụ nhiên liệu diesel) ở điều kiện thường khi ném một
que diêm đang cháy vào nó không thể bốc cháy. Nhưng trong động cơ diesel lại
có khả năng tự bốc cháy. Đối với mỗi chất khác nhau có một nhiệt độ khác nhau
để bốc cháy, hoặc cháy nổ. Nếu nằm ngoài giới hạn nhiệt độ đó thì chất cháy
được không thể cháy. Nhiệt độ này chính là năng lượng xúc tán ban đầu của
phản ứng ô-xy hóa (phản ứng cháy) của chất cháy với ô-xy của không khí. Khi
phản ứng cháy xảy ra kèm theo quá trình tỏa nhiệt và phát sáng ngọn lửa năng
lượng nhiệt của phản ứng ban đầu sẽ cung cấp cho những phản ứng sau tiếp tục
xảy ra. Phản ứng ô-xy hóa của quá trình cháy có tính chất dây chuyền càng về
sau càng mạnh mẽ hơn.
*) Các yếu tố cần thiết cho sự cháy
Như xem xét ở trên ta thấy để phát sinh sự cháy cần có các yếu tố sau:
- Chất cháy là vật chất có khả năng cháy được khi có mặt ô-xy và nguồn
nhiệt kích thích. Đây là yếu tố chủ yếu hàng đầu vì không có nó thì không có sự
cháy xảy ra. Chất cháy chính là đối tượng bảo vệ của chúng ta.
- Ô-xy là yếu tố quan trọng thứ hai tạo nên sự cháy, là thành phần thứ hai
trong phản ứng cháy.
Trong không khí bình thường ô- xy chiếm 21%. Không khí được coi là
dưỡng khí cho phản ứng cháy.
- Nguồn nhiệt: Là yếu tố xúc tác phát sinh ra phản ứng cháy. Nhờ nguồn
nhiệt, chất cháy được nóng đến nhiệt độ bắt lửa hoặc nhiệt độ bốc cháy, nếu có
ô- xy phản ứng sẽ phát hiện.
Thiếu một trong ba yếu tố này, hiện tượng cháy không thể xảy ra. Một
trong ba yếu tố có thể xem như các đỉnh hình tam giác được gọi là "tam giác
cháy" (Hình 2.8.1).
118
Hình 2.8.1: Tam giác cháy và dập cháy.
Hình 2.8.2: Tứ diện cháy
Chúng ta đã thấy là có một yếu tố khác, khi gặp có thể rất quyết định cho
sự cháy và đó là "phản ứng dây chuyền" xảy ra khi nhiệt được chuyền đi từ hạt
nhỏ này đến hạt nhỏ kia của chất đốt tạo ra sự lan chuyền đám cháy. Khi nhiệt
độ trong lòng đám cháy càng lớn thì khả năng lan truyền càng mạnh đám cháy
càng khó được dập tắt. Trong trường hợp này, quan niệm "tam giác cháy " trở
thành "tứ diện cháy" (Hình 2.8.2).
119
*) Tính chất và kết quả của sự cháy
Tính chất, kết quả của sự cháy được thể hiện qua ngọn lửa, ánh sáng, khói
và khí.
+) Ý nghĩa và hậu quả của chúng như sau:
Khói là kết quả của sự cháy không hoàn toàn và gồm nhiều hạt li ti (rất
nhỏ) được nhìn thấy trong nhiều mầu sắc, khói cũng có thể cháy thành ngọn lửa
khi nhiệt và dưỡng khí có ở một tỷ lệ thích hợp.
Khói làm sặc và có hại cho phổi, làm cay mắt và chảy nước mắt khi cần
nhìn. khói gây ho, hắt hơi và màu khói . Tùy theo chất đang cháy như sau:
- Khói trắng hay xám trắng, lửa cháy tự do.
- Khói đen hay khói xám đen, dấu hiệu lửa nóng và thiếu dưỡng khí.
- Khói vàng, đỏ hoặc tím thường biểu hiện có chất độc.
Tính chất của đám cháy cũng được thể hiện qua ánh sáng màu sắc của ngọn lửa.
- Ngọn lửa sáng trắng: đám cháy lớn, tự do.
- Ngọn lửa sáng đỏ : đám cháy thiếu dưỡng khí.
- Ngọn lửa nhiều màu sắc: có khả năng có chất độc.
Ngoài lửa, khói đám cháy còn sinh ra sản phẩm. khí phát sinh bởi sự cháy
gồm CO, SO2, CO2, NO2...
Một đám cháy khi mới xuất hiện thường ngọn lửa đỏ khói đen. Lúc này
dập tắt dễ nhất. Sau đó nhờ tác dụng nhiệt do cháy phát sinh ra, đám cháy lan
rộng nhanh dần và càng ngày càng mãnh liệt, khói đen kịt, lửa đỏ nóng. Khi đám
cháy đến lúc lửa sáng trắng, khói trứng tỏ phản ứng xảy ra tự do.
2.2. Nguyên lý dập tắt đám cháy và phân loại đám cháy
*) Nguyên lý chung
Từ bản chất của quá trình cháy, điều kiện của quá trình cháy và diễn biến
quá trình cháy, chúng ta thấy rằng sự cháy sẽ được chấm dứt khi giảm tốc độ
truyền nhiệt hoặc ngừng phát nhiệt từ vùng cháy ra môi trường xung quanh.
Giảm tốc phát triển hoặc ngừng phát nhiệt trong vùng cháy có thể đạt được
bằng cách ức chế phản ứng cháy bằng phương pháp hóa học, pha loãng chất
cháy bằng chất không cháy, cách ly phản ứng ra khỏi vùng cháy hoặc làm lạnh
nhanh chóng vùng cháy hoặc chất phản ứng.
Để thực hiện quá trình đó, người ta dùng các phương pháp khác nhau gọi là
phương pháp chữa cháy. Phương pháp chữa cháy là hoạt động liên tục của con
người theo một trình tự nhất định, hướng vào gốc đám cháy, nhằm tạo điều kiện
dập tắt đám cháy. Về mặt nguyên lý chung người ta có các phương pháp dập tắt
đám cháy như sau:
120
1- Làm yếu đám cháy bằng loại trừ hay dẹp br chất cháy. Điều này thự hiện
dễ dàng hơn trong sự cháy của chất lỏng cháy được bằng cách chuyển những
chất lỏng này sang các chỗ khác, không dễ làm như vậy đối với các chất rắn bắt
lửa.
2- Làm ngạt đám cháy qua việc loịa trừ hay dẹp bỏ dưỡng khí trong quá
trình cháy để che hơi cháy được mà đối với mỗi chất cháy được phát sinh ra ở
các nhiệt độ khác nhau có thể tan đi. Điều này có thể làm được bằng cách
chuyển dưỡng khí qua việc sử dụng khí trơ, hay bằng cách đậy kín diện tích
bằng một chất không cháy.
3- Giảm nhiệt bằng cách loại trừ nhiệt. Như vậy hạ thấp nhiệt độ dễ cháy,
ngọn lửa sẽ tắt khi nhiệt độ tới điểm ở đó không còn phát sinh khi bắt lửa để duy
trì hỗn hợp cháy trong vùng ngọn lửa. Do đó, dập tắt cháy bằng giảm nhiệt cần
có một tác nhân làm tắt ngọn lửa với khả năng lớn để hấp thu nhiệt.
4- Làm gãy phản ứng dây chuyền đòi hỏi sự truyền nhiệt từ hạt nhỏ này
sang hạt nhỏ khác bị gián đoạn bằng cách sử dụng một chất xúc tác.
Những hóa chất dùng trong kỹ thuật này là các hóa chất phản ứng với thành
phần phát sinh ra sự cháy, vô hiệu hóa chúng.
5- Phương pháp tổng hợp
Trong thực tế phương pháp chữa cháy không chỉ dựa trên một phương pháp
dập tắt mà kết hợp nhiều phương pháp. Có như vậy mới dập tắt được đám cháy
nhanh chóng và có hiệu quả cao (Thí dụ : khi sử dụng một chất chữa cháy nào
đó để chữa các đám cháy thì một mặt nó có tác dụng làm lạnh đám cháy, mặt
khác nó còn cách ly chất cháy với vùng cháy. Mỗi chất cháy có một tác dụng
chủ yếu của nó như bạt dùng để chữa cháy, tác dụng chủ yếu là để cách ly chất
cháy với vùng cháy. Phương pháp chữa cháy tổng hợp là phương pháp chữa
cháy hiệu quả nhất, tiết kiệm được chất chữa cháy. Bột hòa không khí dùng để
chữa cháy các chất lỏng bị cháy, nhưng vẫn phải làm lạnh chất lỏng bị cháy
bằng nước liên tục thì bọt mới không bị phá hủy và đạt hiệu quả chữa cháy cao.
Ngoài phương pháp chữa cháy chung, trong công tác chữa cháy còn có
nhiều chiến thuật dập tắt đám cháy. Chiến thuật chữa cháy là biện pháp chữa
một đám cháy cụ thể để đạt hiệu quả cao. Trong chiến thuật chữa cháy có chiến
thuật bao vây tiêu diệt từng điểm cháy tới tiêu diệt toàn bộ đám cháy. áp dụng
chiến thuật chữa cháy nào thích hợp phải căn cứ và đặc điểm của đám cháy,
người, phương tiện, dụng cụ chữa cháy có hiệu quả để quyết định cứu chữa.
*) Phân loại cháy
Từ tính chất cháy của nhiều chất cháy khác nhau, chúng được phân thành
nhiều loại cháy (Hình 2.8.3)
1- Cháy loại "A" sinh ra từ chất rắn dễ cháy như gỗ, than cỏ, vải sợi và nói
chung tương tự như than. Những chất này có thể thành than hồng như có dưỡng
khí từ bên trong. Một vài chất cháy này được mô tả là "ngầm"
121
2- Cháy loại "B" sinh ra từ chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu hơi, dầu cặn và
những dầu khá, hay chất rắn mà điểm bốc cháy cũng là điểm hóa lỏng như nhựa
đường và paraphin. Những chất này chỉ cháy trên mặt nơi có tiếp xúc với dưỡng
khí trong không khí
Hình 2.8.3: Phân loại cháy
3- Cháy loại "C" liên quan đến thiết bị điện cung cấp năng lượng chất dẫn
điện hay dụng cụ.
2.3. Các biện pháp phòng cháy
Bao gồm các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo
dục và pháp chế của nhà nước.
Biện pháp kỹ thuật thể hiện ở việc chọn lựa phương pháp làm việc, sơ đồ
công việc, thiết bị sản xuất các hệ thống thông tin báo hiệu.
Để đảm bảo tránh được cháy và nổ khi tiến hành các quy trình kỹ thuật, cần
có các biện pháp sau đây:
- Thay thế những khâu công tác nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm
hơn.
- Cơ khí hóa, tự động hóa, liên tục hóa các quy trình công tác có tính chất
nguy hiểm, các quy trình quan trọng hoặc toàn bộ nếu thấy cần thiết để đảm bảo
an toàn.
- Thiết bị phải đảm bảo kín. Tại các chỗ nối tháo sót, nạp vào của thiết bị,
cần phải kín để hạn chế thoát hơi khi cháy ra khu làm việc.
- Nếu quy trình sản xuất yêu cầu phải dùng dung môi, trong điều kiện có
thể nếu chọn dung môi khó bay hơi, dễ cháy.
122
- Dùng thêm các phụ trợ, các chất ức chế, các chất không nổ để giảm tính
cháy nổ của hỗn hợp cháy. Thực hiện các khâu kỹ thuật nguy hiểm về cháy nổ
đoạn khác. Đặt chúng ở những nơi thoáng gió hoặc đặt hẳn ra ngoài trời.
- Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa ra những chỗ sản xuất có liên
quan đến các chất dễ cháy nổ. Tránh mọi khả năng tạo ra nồng độ nổ nguy hiểm
của chất cháy trong các thiết bị, ống dẫn khí hay trong hệ thống thông gió.
- Trước khi ngừng thiết bị để sửa chữa. Trước khi đưa vào hoạt động trở lại
cần thiết khỏi hơi nước, khí trơ vào thiết bị đó.
- Giảm tới mức thấp nhất lượng chất nổ trong khu vực làm việc.
*) Quy định
Để phòng, chữa cháy trên tàu tốt, các tàu cần có một số yêu cầu sau đây:
- Tàu phải có đủ thiết bị báo cháy và chữa cháy có hiệu quả. Phải định kỳ
kiểm tra, sửa chữa và bổ sung kịp thời những hư hỏng. Dụng cụ chữa cháy phải
đặt đúng nơi qui định.
- Tại những khu vực dễ xảy ra cháy nổ phải có nội quy, biển báo quy định
công tác phòng cháy nổ.
- Trên tàu phải có phương án phòng chữa cháy nổ. Thuyền trưởng có trách
nhiệm tổ chức thường xuyên tập luyện công tác phòng chữa cháy nổ trên tàu.
- Nhiên liệu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của thuyền viên phải để đúng nơi
quy định của tàu. Dầu cặn phải có thùng chứa. Các giẻ lau phải có thùng đựng
riêng.
- Nghiêm cấm thuyền viên, hành khách mang xăng dầu, vật liệu nổ xuống
tàu. Trường hợp đặc biệt do thuyền trưởng quyết định.
- Hút thuốc phải đúng nơi quy định. Tàn thuốc, mẩu thuốc lá, que diêm phải
dập tắt hẳn, bỏ vào nơi quy định.
- Cấm đốt đèn dầu, hương, nếu khi phòng không có người. Ra khỏi nơi làm
việc, nơi sinh hoạt phải tắt hết các nguồn phát sinh ra lửa cháy là lò sưởi, bếp
điện, radio, catset ...
- Ống dẫn hơi, dẫn nước nóng, dây dẫn điện đi qua hầm hàng, hầm chứa
nhiên liệu, vật tư phải được bọc cách nhiệt, cách điện tốt.
- Tiến hành các công việc hàn hoặc công việc có thể gây cháy phải chấp
hành tốt mọi nội quy phòng hỏa.
- Kiểm tra để lúc nào nắp ống đo dầu cũng phải đóng.
- Đảm bảo buồng máy sạch, dọn sạch giẻ lau dầu, dầu thừa ...
- Đảm bảo hàng hóa được xếp vào thông gió đúng nguyên tắc, hầm hàng
được vệ sinh sạch sẽ. Cấm hút thuốc trong khu vực hầm hàng. Đảm bảo hàng
hóa được chằng buộc cẩn thận. Khi cần có thể sử dụng các bơm khí trơ áp suất
cao vào trong hầm hàng.
123
- Khi chở hàng dễ phát sinh hơi độc (hoặc hóa chất, lương thực, thực phẩm
tươi sống, thảo mộc, lông vũ...) phải thực hiện tốt chế độ thông gió hầm hàng,
phải có biện pháp kiểm tra nồng độ hơi độc, đảm bảo an toàn mới cho người
xuống làm việc.
- Tàu chở đông lạnh, tàu có đặt các trạm chữa cháy trung tâm, phải thường
xuyên kiểm tra phòng ngừa khí độc rò rỉ gây nhiễm độc.
*) Giới thiệu một số chất chữa cháy
Những loại chất chữa cháy được sử dụng rộng rãi ở nước ta có nhiều loại
khác nhau:
+) Nước
Nước có khả năng thu nhiệt lớn ở các đám cháy. Lượng nước phun vào
đám cháy phụ thuộc vào cường độ phun nước, nhiệt độ cháy và diện tích bề mặt
đám cháy. Khi phun nước vào đám cháy, bề mặt cháy được làm lạnh do nhiệt
tiêu hao làm bốc hơi nước. Mặt khác, hơi nước cũng pha loãng nồng độ hơi cháy
để dập tắt đám cháy. Nhưng khi chữa cháy phải phun nước trong thời gian nhất
định để nước thấm vào vật cháy, làm lạnh vật cháy xuống dưới nhiệt độ bắt
cháy. Trong thực tế có một số vật cháy như bông, len, than, gỗ gạo, thóc rất khó
thấm nước. Vì vậy, khi cứu chữa những vật này cần thêm vào các chất thuốc
chữa cháy để làm giảm sức căng bề mặt của nước, tăng nhiệt độ thấm của nước
vào vật cháy. Không được dùng nước để chữa cháy các thiết bị có điện, các kim
loại có họat tính hóa học như Na, K, Ca, đất đèn và những đám cháy có nhiệt độ
cháy cao hơn 1750oC. Không sử dụng nước để chữa cháy xăng dầu, trừ chỉ huy
chữa cháy. Cường độ phun nước cần thiết để chữa cháy các chất rắn như gỗ, cao
su, bông, giấy từ 0,15-0,5l/m2. Tuy vậy, nước vẫn được sử dụng rộng rãi để chữa
cháy, mặc dù hiệu suất chữa cháy của nó thấp hơn so với nhiều chất khác.
+) Hơi nước
Lượng hơi nước cần thiết để chữa cháy phải chiếm hơn 35% thể tích nơi
chứa hàng bị cháy. Thực nghiệm cho thấy chữa cháy cho một phòng kín phải
phun với cường độ 0,002kg/m3s; cho một phòng có mở cửa sổ phải phun với
cường độ 0,005kg/m3s trong thời gian 3 phút thì đám cháy trong phòng đó mới
dập tắt.
Chữa cháy bằng hơi nước chỉ cho phép đối với các loại hàng hóa, máy móc
dưới tác dụng nhiệt và hơi nước không bị hư hỏng.
+) Bụi nước
Bụi nước là nước được phun thành hạt rất bé như bụi, có thể dùng để chữa
cháy các bể dầu hầm tối. Hiện nay người ta đang nghiên cứu làm tăng độ nhỏ
của hạt nước đến dưới 100m với tốc độ vận chuyển 25m/s và nhiệt độ đám
cháy 10000C thì thời gian bốc hơi của nó chỉ mất 0,4s. Bụi nước dùng để chữa
cháy chẳng những có tác dụng pha loãng nồng độ của chất cháy, hạ nhiệt độ của
đám cháy mà còn giảm khói của đám cháy. Bụi nước chỉ được sử dụng khi toàn
124
bộ dòng bui nước trùm kín được mặt cháy của đám cháy. Với những bụi nước
có đường kính 100mm dùng để chữa cháy xăng dầu thì cường độ phun tối thiểu
phải là 0,2 l/m2s.
+) Bọt chữa cháy
Gồm 2 loại: Bọt hóa học và bọt hòa không khí. Tác dụng chủ yếu của bọt
chữa cháy là cách ly hỗn hợp cháy với vùng cháy. Ngoài ra còn có tác dụng làm
lạnh vùng cháy. Bọt hóa học và bọt không khí chủ yếu dùng để chữa cháy xăng
dầu và chất lỏng bị cháy. Ngoài ra người ta còn sử dụng bọt có bội số cao để
chữa cháy các hầm tàu. Cấm dùng bọt để chữa cháy thiết bị có điện, kim loại,
đất đèn và những đám cháy có nhiệt độ cao hơn 17000C.
+) Bọt hóa học
Là loại bọt được tạo thành từ hai thành phần chủ yếu: một phần là Sunphát
nhôm Al2(SO4)3 đựơc gọi là phần "A". Còn phần kia là Cacbonnat natri axit
NaHCO3 gọi là phần "B". Ngoài ra còn một số chất như sun phát sắt, bột cao
thảo ...
Khi chữa cháy, dung dịch "A" được trộn lẫn với dung dịch "B" tạo thành
bọt theo phản ứng:
Al2(SO4)3 = 6H2O = 2AL(OH)3 + 3H2SO4
H2SO4 + 2NaHCO3 = Na2SO4 +2H2O + 2CO2
Khi xảy ra phản ứng thì Al(OH)3 tạo ra các màng mỏng và nhờ có CO2 mà
tạo thành bọt có tỉ trọng 0,11 - 0,22g/cm3 có khả năng nổi lên trên mặt chất lỏng.
Thành phần của bọt có khoảng 80% thể tích khí CO2, 19,7% nước, 0,3% chất
tạo bọt. Bọt hóa học có bội số từ 5-8 lần. Bội số bọt là số lần tăng lên của thể
tích bọt sinh ra so với thể tích ban đầu của các chất tạo thành.
Độ bền của bọt hóa học là 40 phút. Độ bền bọt là số thời gian cần thiết để
phân hủy được 50% chất tạo bọt ban đầu.
Bọt hóa học được sử dụng để chữa cháy xăng dầu. Muốn sử dụng loại bọt
này phải có thiết bị bơm nước, phễu hòa bọt, cần dung bọt.
Những thiết bị phun bọt được đặt cố định. Bọt hóa học cần được nạp vào
bình chữa cháy.
+) Bọt hòa không khí
Là loại bọt được tạo thành bằng cách khuấy trộn không khí với dung dịch
tạo bọt. Loại bọt này có bội số trung bình từ 8-10 lần, nhưng nhờ có những thiết
bị đặc biệt có thể tạo bọt có bội số cao trên 1000 lần.
Từ năm 1968 nước ta đã sản xuất được bọt hòa không khi BN - 70. Dung
dịch tạo bọt BN - 70 được chiếu từ một loại quả có nhiều ở miền Bắc nước ta.
Thành phần chủ yêu của bọt là Sobonin và nhựa quả chiếm 90%, còn các chất
làm bền bọt, chống thối có từ 8-10%. Tỉ trọng của bọt hòa không khí dùng để
125
chữa cháy xăng dầu và những chất lỏng dễ cháy khác trừ cồn, ête. Cường độ
phun bọt hòa không khí dùng để chữa cháy xăng dầu là 0,5 1,5l/m2s.
Ngoài bọt hòa không khí BN-70 ta cũng sản xuất bọt T-70. Loại bọt này có
nhiều triển vọng để làm bọt có bội số cao. Chất tạo bọt được chiết trong chấ
prôtit sản phẩm thải trong quá trình sản xuất công nghiệp thực phẩm. Bội số bọt
của loại bọt này đạt từ 8-10 lần, độ bền bọt lâu hơn, chất lượng tốt hơn BN-70.
+) Bột chữa cháy
Bột chữa cháy là thuốc chữa cháy ở dạng kích thước rất nhỏ không cháy,
dùng để chữa cháy kim loại, các chất rắn và chất lỏng. Để chữa cháy các kim
loại kiềm, người ta sử dụng bọt khô gồm 96,5% (Tính theo trọng lượng) Cabinat
natri, 1% garafit, 1% sterat sắt, 0,5% axit Stearic Bột chữa cháy được đưa vào
đám cháy bằng khí nén. Chữa cháy bằng bột đôi khi không dập tắt hoàn toàn
đám cháy. Vì vậy phải dùng các phương tiện và hóa chất khác để dập tắt hoàn
toàn. Cường độ tiêu thụ bột cho đám cháy là 6,2-7kg/m2s.
+) Các loại khí
Các loại khí dùng để chữa cháy gồm có khí CO2, N2, Agon, Heli. Tác dụng
chữa cháy chủ yếu của các loại khi là pha loãng nồng độ của chất cháy. Ngoài
tác dụng làm lạnh. Các loại khí phun vào đám cháy tạo ra nhiệt độ rất thấp. Thí
dụ CO2 , ở dạng tuyết phun ra có nhiệt độ -780C. Các loại khí chữa cháy có thể
dùng để chữa cháy điện, chữa cháy chất rắn mà chữa bằng nước sẽ hư hỏng và
những đám cháy khác. Không được dùng khí chữa cháy để chữa những đám
cháy mà chất cháy nổ mới. Chẳng hạn không được dùng khí CO2 để chữa cháy
phân đạm, chữa cháy các kim loại kiềm, kiềm thổ. Các hợp chất teamit, thuốc
súng.
*) Các thiết bị chữa cháy trên tàu
Trên tàu thủy người ta trang bị đầy đủ những dụng cụ, phương tiện chữa
cháy từ đơn giản đến phức tạp, từ những dụng cụ như xô, xà beng, câu liêm . v...
đến các hệ thống chuyên dụng và thiết bị hiên đại. Tất cả nhằm mục đích dập tắt
đám cháy nhanh chóng dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất. Ngăn ngừa hạn chế
đến mức tối đa những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.
Thiết bị chữa cháy chữa cháy trên tàu bao gồm thiết bị chữa cháy thô sơ,
thiết bị chữa cháy xách tay (bình chữa cháy) và hệ thống chữa cháy cố định.
+) Thiết bị chữa cháy thô sơ
Bao gồm: Xô, chậu, ống thụt, than, câu liêm, chăn, bao tải, phuy đựng
nước, thảm thấm nước, rìu, xà beng, cát ...
+) Một số bình chữa cháy trên tàu
Các bình chữa cháy trên tàu có nhiều loại. Chúng đựơc sơn đỏ và trên các
bình có nhãn hiệu ghi chú loại bình và hướng dẫn sử dụng cụ thể. Thường trên
tàu thủy hiện nay có bình bọt hóa học, bình CO2 bình bột hóa học và có thể bình
CCL4.
126
3. Thực hiện công tác an toàn trong sửa chữa máy
Trong quá trình sửa chữa rất dễ gây ra tai nạn lao động, chỉ thiếu thận trọng
chút ít có thể gây ra hậu quả rất lớn. Vì vậy khi sửa chữa máy phải thực hiện tốt
kỹ thuật an toàn.
3.1. Trước khi sửa chữa máy hoặc các bộ phận máy
- Phải cho máy ngừng hoạt động
- Cấm sửa chữa hoặc điều chỉnh các bộ phận quay khi máy đang hoạt động
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đồ nghề và đúng kỹ thuật
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho sửa chữa
3.2. Khi sửa chữa
- Phải chú ý tới các thiết bị xung quang và con người. Khu vực sửa chữa
phải treo bảng, đèn báo hoặc dây khoanh vùng
- Kiểm tra đảm bảo an toàn mới được sử dụng các thiết bị, dụng cụ
- Khi sửa chữa máy chính phải cố định chắc chắn trục chân vịt và tách ly hợp
- Sửa chữa vật nặng phải dùng pa lăng, sửa chữa ở độ cao từ 2m trở lên
phải đeo dây an toàn
3.3. Khi sửa chữa xong
- Kiểm tra lại qoàn bộ dụng cụ, đồ nghề
- Kiểm tra lại máy móc, thiết bị, nắp che chắn an toàn rồi mới phát động máy
- Lau chùi sạch sẽ đồ nghề và cất đúng nơi quy định
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực sửa chữa
- Thử lại hoạt động của các thiết bị được sửa chữa và báo cáo kết quả cho
người phụ trách
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
1.1. Câu hỏi số 2.8.1: Trình bày quy định an toàn khi sử dụng dụng cụ cầm tay.
1.2. Câu hỏi số 2.8.2: Trình bày quy định an toàn khi sửa chữa và vận
chuyển máy
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành số 2.8.1: Thực hành dập tắt đám cháy có các chất cháy loại B
- Mục tiêu:
+ Hiểu được quy trình dập tắt đám cháy có các chất cháy loại B
+ Dập tắt được đám cháy có các chất cháy loại B
127
+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
- Nguồn lực: Thiết bị tạo đám cháy như: Thùng chứa xăng, dầu,...; xăng,
dầu; bình chữa cháy các loại.
- Cách thức tiến hành: Giao cho mỗi học viên các bình chữa cháy các loại
và các thiết bị tạo đám cháy. Yêu cầu học viên chọn đúng loại bình chữa cháy và
dập tắt được đám cháy có các chất cháy loại B.
- Nhiệm vụ của từng học viên khi thực hiện bài tập: Làm đầy đủ các bước
theo quy trình dập tắt đám cháy có các chất cháy loại B.
- Thời gian hoàn thành: 03 phút/học viên
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
+ Xác định chính xác loại bình chữa cháy (bình bọt)
+ Thực hiện đúng các bước chữa cháy
+ Dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng
+ Dụng cụ , môi trường được vệ sinh sạch sẽ
C. Ghi nhớ:
- Quy định an toàn khi sửa chữa máy ở dưới tàu và ở tại phân xưởng.
- Đối với từng đám cháy khác nhau phải biết cách sử dụng các loại bình và
chất chữa cháy khác nhau để dập tắt.
- Luôn có ý thức về an toàn và bảo vệ môi trường.
128
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
Vị trí
Mô đun “ Bảo trì máy chính ” của chương trình sơ cấp nghề Vận hành, bảo
trì máy tàu cá bố trí học sau mô đun Vận hành máy chính. Mô đun trang bị kiến
thức lý thuyết về cấu tạo, phương pháp kiểm tra, sửa chữa máy chính tàu cá
Tính chất
Mô đun có tính chất lý thuyết kết hợp thực hành. Các bài giảng là các bài
giảng tích hợp, học tại phòng thực hành
II. Mục tiêu mô đun:
Sau khi học song mô đun này học viên có khả năng:
Kiến thức
- Xác định được các thông số kỹ thuật của máy tàu thủy
- Biết được các phương pháp kiểm tra phát hiện sự cố của máy
- Nêu được quy trình bảo trì máy
Kỹ năng
- Kiểm tra phát hiện sự cố của máy điêden tàu cá
- Bảo trì và khắc phục được một số sự cố cơ bản của máy tàu cá đảm bảo
đúng yêu cầu kỹ thuật
Thái độ
- Tuân thủ quy trình, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá
trình bảo trì máy chính.
129
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài
Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ02-
01
Bài 1: Bảo trì hệ
thống nhiên liệu
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
14 04 10 0
MĐ02-
02
Bài 2: Bảo trì hệ
thống bôi trơn
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
12 02 10 0
MĐ02-
03
Bài 3: Bảo trì hệ
thống làm mát
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
12 02 08 02
MĐ02-
04
Bài 4: Bảo trì hệ
thống khởi động
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
12 02 10 0
MĐ02-
05
Bài 5: Bảo trì cơ cấu
phân phối khí
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
12 04 08 0
MĐ02-
06
Bài 6: Bảo trì hệ
thống đảo chiều
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
12 02 08 02
MĐ02-
07
Bài7: Bảo trì các chi
tiết chính của máy
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
10 02 08 0
MĐ02-
08
Bài 8:Thực hiện công
tác an toàn khi bảo trì
máy
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
08 02 04 02
Kiểm tra hết mô đun 04 04
Cộng: 96 20 66 10
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.
130
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
4.1. Bài 1: Bảo trì hệ thống nhiên liệu
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc
của các chi tiết, bộ phận trong hệ thống
- Hỏi tên gọi và cấu tạo các chi tiết chính
trong hệ thống
- Tháo, lắp, bảo trì được các chi tiết
chính trong hệ thống
- Hỏi quy trình tháo, lắp, bảo dưỡng các
chi tiết chính trong hệ thống (Kiểm tra
thực tế mỗi học viên một lần bảo
dưỡng một chi tiết chính trong hệ
thống)
4.2. Bài 2: Bảo trì hệ thống bôi trơn
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc
của các chi tiết, bộ phận trong hệ thống
- Hỏi tên gọi và cấu tạo các chi tiết chính
trong hệ thống
- Tháo, lắp, bảo trì được các chi tiết
chính trong hệ thống
- Hỏi quy trình tháo, lắp, bảo dưỡng các
chi tiết chính trong hệ thống (Kiểm tra
thực tế mỗi học viên một lần bảo
dưỡng một chi tiết chính trong hệ
thống)
4.3. Bài 3: Bảo trì hệ thống làm mát
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc
của các chi tiết, bộ phận trong hệ thống
- Hỏi tên gọi và cấu tạo các chi tiết chính
trong hệ thống
- Tháo, lắp, bảo trì được các chi tiết
chính trong hệ thống
- Hỏi quy trình tháo, lắp, bảo dưỡng các
chi tiết chính trong hệ thống (Kiểm tra
thực tế mỗi học viên một lần bảo
dưỡng một chi tiết chính trong hệ
thống)
131
4.4. Bài 4: Bảo trì hệ thống khởi động
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc
của các chi tiết, bộ phận trong hệ thống
- Hỏi tên gọi và cấu tạo các chi tiết chính
trong hệ thống
- Tháo, lắp, bảo trì được các chi tiết
chính trong hệ thống
- Hỏi quy trình tháo, lắp, bảo dưỡng các
chi tiết chính trong hệ thống (Kiểm tra
thực tế mỗi học viên một lần bảo
dưỡng một chi tiết chính trong hệ
thống)
4.5. Bài 2: Bảo trì cơ cấu phân phối khí
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc
của các chi tiết, bộ phận trong hệ thống
- Hỏi tên gọi và cấu tạo các chi tiết chính
trong hệ thống
- Tháo, lắp, bảo trì được các chi tiết
chính trong hệ thống
- Hỏi quy trình tháo, lắp, bảo dưỡng các
chi tiết chính trong hệ thống (Kiểm tra
thực tế mỗi học viên một lần bảo
dưỡng một chi tiết chính trong hệ
thống)
4.6. Bài 6: Bảo trì hệ thống đảo chiều
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc
của các chi tiết, bộ phận trong hệ thống
- Hỏi tên gọi và cấu tạo các chi tiết chính
trong hệ thống
- Tháo, lắp, bảo trì được các chi tiết
chính trong hệ thống
- Hỏi quy trình tháo, lắp, bảo dưỡng các
chi tiết chính trong hệ thống (Kiểm tra
thực tế mỗi học viên một lần bảo
dưỡng một chi tiết chính trong hệ
thống)
132
4.7. Bài 7: Bảo trì các chi tiết chính của máy
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc
của các chi tiết tĩnh và các chi tiết động
của máy
- Hỏi cấu tạo, nguyên lý làm việc của
các chi tiết tĩnh và động của máy
- Bảo trì, thay thế được các chi tiết tĩnh
và các chi tiết động của máy
- Hỏi quy trình bảo trì, thay thế các chi
tiết tĩnh và các chi tiết động của máy
- Thực hiện quy trình bảo trì các chi tiết
(mỗi học viên kiểm tra một câu hỏi và
thực hiện một bài tập bảo trì)
4.8. Bài 8: Thực hiện an toàn khi vận hành máy
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Chấp hành và thực hiện tốt các quy định an
toàn
- Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ
Kiểm tra quá trình thực hiện của
từng học viên
V. Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Tất Tiến; Nguyên lý động cơ đốt trong; NXB.
Giáo dục, 1994
[2] Hoàng Minh Tác; Thực hành động cơ đốt trong; NXB. Giáo dục, 2005
[3] Phạm Minh Tuấn; Động cơ đốt trong; NXB. Khoa học và kỹ thuật, 2006
133
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ
(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 06 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Phạm Tuất, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Thủy sản Miền Bắc
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Đặng Văn Luật, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Thủy
sản Miền Bắc
4. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Quang Huy, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Thủy sản
Miền Bắc
- Ông Trần Thế Phiệt, Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản
Miền Bắc
- Ông Trần Văn Tám, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản
- Ông Hoàng Văn Thuận, Kỹ sư – Máy trưởng Chi cục Khai thác Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản Vịnh Bắc Bộ./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ
(Theo Quyết định số 2033/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Huỳnh Hữu Lịnh, Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy san
2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Trần Ngọc Sơn, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản
- Ông Vi Văn Cảnh, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi
- Ông Phan Hồng Quang, Chi cục Khai thác và BV nguồn lợi thủy sản
Hải Phòng./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- md_2_giao_trinh_bao_tri_may_chinh_7377.pdf