Giáo trình Microsoft Excel nâng cao

Microsoft Excel, còn được gọi theo tên đầy đủ Microsoft Office Excel, là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft. Cũng như các chương trình bảng tính Lotus 1-2-3, Quattro Pro bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán trong Excel cũng có những điểm tương tự, tuy nhiên Excel có nhiều tính năng ưu việt và có giao diện rất thân thiện với người dùng. Excel hiện nay đã là phiên bản thứ 5 của Microsoft kể từ năm 1993. Trước đây, Microsoft đã giới thiệu một phần mềm bảng tính được gọi là Multiplan vào năm 1982, phần mềm rất được phổ biến trên hệ điều hành CP/M, nhưng trên MS-DOS thì nó đã không còn được như vậy. Điều đó đã thúc đẩy sự phát triển 1 chương trình bảng tính mới mang tên Excel với khẩu hiệu "'do everything 1-2-3 does and do it better'". Phiên bản đầu tiên của Excel được phát hành lần đầu tiên trên máy MAC năm 1985 và trên Windows (đánh số 2.0 xếp ngang hành với MAC và được tích hợp với môi trường run-time của windows) vào tháng 11 năm 1987. Lotus đã quá chậm trong việc phát hành 1-2-3 cho Windows và cho đến cuối năm 1988, Excel bắt đầu bán được nhiều hơn so với 1-2-3 và giúp Microsoft đạt được vị trí hãng phát triển phần mềm hàng đầu. Trung bình cứ 2 năm Microsoft lại ra mắt phiên bản mới của Excel 1 lần hoặc lâu hơn. Phiên bản hiện thời là Excel 12 hay còn được gọi là Microsoft Office Excel 2007. Gần đây, Excel đã trở thành mục tiêu của một vụ kiện. Lý do là một công ty khác đã bán một gói phần mềm đã lấy tên "excel" trong công nghiệp tài chính trước đó. Kết quả của cuộc tranh cãi trên yêu cầu đối chiếu tất cà văn bản và hồ sơ pháp lý của phần mềm "Microsoft Excel". Tuy nhiên khi xử lý vụ việc này người ta đã lờ nó đi và Microsoft luôn xử lý vấn đề khi họ mua nhãn hiệu của chương trình khác. Microsoft cũng động viên người sử dụng kí tự XL như một cách viết tắt của chương trình. Trong khi tên của chương trình đang được tranh cãi thì biểu tượng của nó vẫn mặc định là chữ X màu xanh lá cây và phần mở rộng của Excel là .xls. Excel cung cấp cho người sử dụng khá nhiều giao diện làm việc. Tuy nhiên, bản chất thì chúng đều giống nhau Excel là chương trình đầu tiên cho phép người sử dụng có thể thay đổi font, kiểu chữ hay hình dạng của bảng tính, excel cũng đồng thời gợi ý cho người sử dụng nhiều cách xử lý vấn đề thông minh hơn. Đặc biệt là excel có khả năng đồ thị rất tốt. Lần đầu tiên xuất hiện trong gói Microsoft Office năm 1993. Microsoft Word và Microsoft PowerPoint đã có 1 giao diện khá giống với Excel. Từ năm 1993, Excel đã bao gồm Visual Basic for Applications (viết tắt là VBA). Một ngôn ngữ lập trình dựa trên nền tảng của Visual Basic, nó đã được thêm vào giúp tự động hóa các task trong Excel và cung cấp cho người dùng những hàm tùy biến. VBA là một chương trình hữu ích, trong những phiên bản gần đây, nó đã bao gồm những môi trường phát triển tổng hợp (IDE). Chức năng ghi lại những đoạn Macro có thể tạo ra những đoạn mã VBA cho những hành động có tính chất lặp lại của người sử dụng, cho phép những thao tác thông dụng được tự động hóa, VBA cho phép tạo ra bảng biểu và điều kiện bên trong bảng tính để trực tiếp giao thông với người sử dụng. Ngôn ngữ hỗ trợ sử dụng (nhưng không tạo ra), DLL ActiveX (COM), những phiên bản về sau tăng thêm sự hỗ trợ dành cho các module, cho phép sử dụng các công nghệ lập trình hướng đối tượng cơ bản. Những hàm tự động được tạo ra bởi VBA đã giúp Excel trở thành một đối tượng cho những virus macro. Đây là một lỗi nghiêm trọng trong Office, cho đến khi những nhà sản xuất phần mềm chống virus bắt đầu phát hiện chúng. Microsoft đã có những biện pháp phòng ngừa những cách sử dụng sai trái bằng cách thêm vào các chức năng: Hoàn toàn bỏ đi tính năng Macro, kích hoạt macro khi mở workbook hoặc là tin tưởng những macro được công nhận bởi một nguồn đáng tin. Từ phiên bản 5.0 tới 9.0, Excel đã có những quả trứng phục sinh, mặc dù từ phiên bản 10 Microsoft đã có những tính toán để hạn chế thậm chí hoặc xóa bỏ hẳn những tính năng không được công bố trong các sản phẩm của họ.

pdf2 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Microsoft Excel nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V CHÈN HÌNH ẢNH - ĐỒ THỊ I. CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH ẢNH VÀO BẢNG TÍNH: Cách chèn tương tự như trong Microsoft Word II. ĐỒ THỊ: 1. Giới thiệu đồ thị (Chart): Biểu đồ là sự biểu diễn các con số, dữ liệu bằng hình ảnh để người đọc nắm bắt thông tin một cách trực quan hơn Đồ thị có thể được sử dụng để minh hoa sự biến động của chuỗi số liệu trong bảng tính, cho phép nhìn khái quát các đối tượng và tiên đoán hướng phát triển trong tương lai. Trước khi tạo lập đồ thị, cần phải xác định phạm vi dữ liệu tham gia minh hoạ trong đồ thị. Ví dụ: Cho bảng số liệu về doanh số bán ra trong hai năm của một công ty thương mại như hình bên: Yêu cầu: Tạo lập đồ thị So sánh Doanh số của hai năm 2004 và 2005 theo từng Quý 2. Thao tác tạo đồ thị: - Chọn phạm vi dữ liệu cần biểu diễn lên đồ thị - Chọn lệnh Insert – Chart (hoặc click nút hình đồ thị trên thanh công cụ Standard). Xuất hiện: ü Hộp thoại Chart Wizard - Step 1 of 4 - Chart Type: Tại đây chọn dạng thức đồ thị cần dùng trong danh sách bên trái và chọn một dạng con của nó trong danh sách bên phải và ấn nút Next ü Hộp thoại Chart Wizard - Step 2 of 4 - Chart Source Data: Tại đây ta khai báo vùng dữ liệu sẽ dùng để tạo đồ thị (Data range). + Phiếu Data Range: Khai báo dữ liệu nguồn Ÿ Data Range: Toạ độ khối dữ liệu dùng để vẽ đồ thị Ÿ Series in: Chọn dạng đồ thị đọc dữ liệu theo hàng (Row) hay Cột (Column) + Phiếu Series: Khai báo từng chuỗi số liệu trên đồ thị, trong đó: Ÿ Series: Chứa các chuỗi dữ liệu tham gia đồ thị Ÿ Values: Toạ độ khối chứa giá trị Ÿ Name: Toạ độ ô chứa tên của chuỗi dữ liệu Ÿ Category (X) Axis labels: Khối dùng làm nhãn trục X Sau khi khai báo xong tại hộp thoại này, ấn nút Next ü Hộp thoại Chart Wizard - Step 3 of 4 - Chart Option: Hộp thoại này dùng để khai báo các nội dung về: Tiêu đề của đồ thị (Titles), trục toạ độ (Axes), đường lưới (Gridlines), chú thích (Legend), nhãn (Data Labels), bảng dữ liệu (Data Table)... Khai báo xong, ấn nút Next để tiếp tục. ü Hộp thoại Chart Wizard - Step 4 of 4 - Chart Location: Khai báo vị trí đặt đồ thị: - As new sheet: đồ thị được đặt ở một Sheet khác với Sheet chứa số liệu - As object in: đồ thị được đặt trên cùng Sheet với bảng số liệu Khai báo xong ta ấn nút Finish để kết thúc tạo lập đồ thị. 3. Hiệu chỉnh đồ thị: - Hoặc Double Click vào thành phần cần hiệu chỉnh trên đồ thị để mở hộp thoại hiệu chỉnh của thành phần được chọn. - Hoặc kích chọn thành phần này trên đồ thị rồi chọn lệnh Format - Select <tên thành phần)... * Các thành phần trên đồ thị gồm: - Chart Title: Tiêu đề của đồ thị - X Title: Tiêu đề của trục X - Y Title: Tiêu đề của trục Y - Category label: Tiêu đề dữ liệu số - Data Series: Đường biểu diễn của biểu đồ - Legend: Chú thích - Gridlines: Các đường lưới - Axes: Trục toạ độ - Data Labels: Nhãn - Data Table: Bảng dữ liệu ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình microsoft excel nâng cao.pdf
Tài liệu liên quan