Giới thiệu
Tương tự như máy xay sinh tố và máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, công nghiệp. Chúng có cấu tạo tương đối phức tạp, do vậy trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những hư hỏng xẩy ra. Để nâng cao tuổi thọ của mài cầm tay và khắc phục một số hư hỏng, bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu về nó .
Mục tiêu:
- Bảo trì, sửa chữa, vận hànhđược máy mài cầm tay đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
- Quấn lại được bộ dây stato, rô to động cơ máy mài cầm tay thông dụng.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học.
Nội dung chính
49 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Máy điện 2 (Trình độ: Cao đẳng nghề), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
GIÁO TRÌNH
MÔĐUN:MÁY ĐIỆN 2
NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 297/QĐ-CĐKTCN ngày 24 tháng 08 năm
2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR – VT)
Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2020
BM/QT10/P.ĐTSV/04/04
Ban hành lần: 3
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên
nghề điện công nghiệp trong trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa –
Vũng Tàu. Chúng tôi đã thực hiện biên soạn tài liệu máy điện 2 này. Tài liệu
được biên soạn thuộc loại giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, lưu hành nội
bộ trong nhà trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản
hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác
mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị
nghiêm cấm.
1
LỜI GIỚI THIỆU
Máy điện 2 là một trong những mô đun chuyên ngành được biên soạn dựa
trên chương trình khung và chương trình chi tiết của trường Cao Đẳng Kỹ Thuật
Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành năm 2019 dành cho hệ cao đẳng nghề
Điện công nghiệp.
Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã
được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu nhất.
Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, tham
khảo đồng nghiệp và tham khảo ở nhiều giáo trình hiện có để phù hợp với nội
dung chương trình đào tạo của nhà trường và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội
dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế.
Nội dung của giáo trình gồm có 4 bài:
Bài 1 Đại cương về động cơ vạn năng.
Bài 2 Sửa chữa máy xay sinh tố.
Bài 3 Sửa chữa máy khoan cầm tay.
Bài 4 Sửa chữa máy mài cầm tay.
Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các ngành thuộc
lĩnh vực điện dân dụng, cơ khí và cán bộ vận hành sửa chữa máy điện.
Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học
và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức
mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đưa ra nội dung lý thuyết gắn
liền với thực tập của từng bài để người học củng cố và áp dụng kiến thức phù
hợp với kỹ năng.
Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo
nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý
kiến của quí Thầy, Cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện
hơn.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày.......tháng...... năm 2020
Tham gia biên soạn
Chủ biên 1.Trần Quốc Anh
2.Võ Văn Giang
2
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 1
BÀI 1 ..................................................................................................................... 5
ĐẠI CƯƠNG ĐỘNG CƠ VẠN NĂNG ............................................................... 5
1.Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng. ...................................... 5
1.1. Cấu tạo của động cơ vạn năng. ...................................................................... 5
1.2.Nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ van năng: .................................. 13
2.Phương pháp xây dựng sơ đồ khai triển dây quấn rô to. ............................. 20
2.1.Khái niệm cơ bản về dây quấn rô to. ........................................................ 20
2.2.Phương pháp xây dựng sơ đồ dây quấn rô to. ........................................... 22
BÀI 2 ................................................................................................................... 35
SỬA CHỮA MÁY XAY SINH TỐ ................................................................... 35
1.Tháo vệ sinh máy & khảo sát máy xay sinh tố. .......................................... 35
2. Khảo sát & vẽ lại sơ đồ dây quấn. .............................................................. 35
3. Thu thập các số liệu cần thiết: .................................................................... 36
4. Thi công quấn dây & hoàn thiện bộ dây: .................................................... 36
5. Kiểm tra, lắp ráp hoàn thiện và chạy thử: ................................................... 37
BÀI 3 ................................................................................................................... 38
SỬA CHỮA MÁY KHOAN CẦM TAY ........................................................... 38
Nội dung chính .................................................................................................... 38
1.Tháo vệ sinh máy & khảo sát máy khoan cầm tay. ..................................... 38
2. Khảo sát & vẽ lại sơ đồ dây quấn. .............................................................. 39
3. Thu thập các số liệu cần thiết: .................................................................... 40
4. Thi công quấn dây & hoàn thiện bộ dây: .................................................... 40
5. Kiểm tra, lắp ráp hoàn thiện và chạy thử: ................................................... 41
BÀI 4 ................................................................................................................... 42
SỬA CHỮA MÁY MÀI CẦM TAY.................................................................. 42
1.Tháo vệ sinh máy & khảo sát máy mài cầm tay. ........................................ 42
1.1.Tháo máy: .................................................................................................. 42
1.2.Ráp máy: .................................................................................................... 44
2. Khảo sát & vẽ lại sơ đồ dây quấn. .............................................................. 44
3. Thu thập các số liệu cần thiết: ..................................................................... 45
4. Thi công quấn dây và hoàn thiện bộ dây: ................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47
3
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun:Máy Điện 2
Mã mô đun: MĐ22
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí: Mô đun này học sau các môn học An toàn điện, Mạch điện, Vẽ
điện, Khí cụ điện và mô đun Đo lường điện,máy điện 1.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt
buộc.
-Ý nghĩa và vai trò: Giáo trình cũng tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt
cho các ngành thuộc lĩnh vực điện công nghiệp,điện dân dụng, điện tử công
nghiệp, điện tử, cơ khí và cán bộ vận hành sửa chữa máy điện.
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này, học sinh – sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức:
Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp, máy điện một
chiều, máy điện đồng bộ, máy điện không đồng bộ 1 pha, 3 pha thông dụng
trong thực tiễn.
Tính toán được số liệu và quấn dây máy biến áp thông dụng có công suất
nhỏ.
Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn máy điện không đồng bộ 3 pha, 1 pha.
-Mô tả được cấu tạo, phân tích nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng
thông dụng.
Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn của động cơ vạn năng thông dụng.
- Về kỹ năng:
-Tháo lắp, bảo dưỡng được động cơ vạn năng thông dụng.
-Bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được động cơ vạn năng như: máy khoan
cấm tay, máy mài cầm tay, máy xay sinh tố đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
-Quấn lại được bộ dây stato, rôto máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay, máy
xay sinh tố thông dụng.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập, làm việc nhóm, tự
đánh giá được kết quả công việc theo yêu cầu giáo viên đưa ra.
-Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học.
Nội dung :
4
5
BÀI 1
ĐẠI CƯƠNG ĐỘNG CƠ VẠN NĂNG
Giới thiệu:
Trong công nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày chúng ta tiếp xúc và
làm việc với nhiều loại máy điện như máy xay sinh tố, máy khoan, máy mài
cầm tay, để hiểu biết, vận hành và sửa chữa, cải tiến nó ta sẽ nghiên cứu về
máy điện vạn năng, bài này sẽ trình bày Đại cương về động cơ vạn năng.
Mục tiêu:
-Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng.
-Xây dựng được sơ đồ khai triển dây quấn rô to động cơ vạn năng thông
dụng.
-Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học.
Nội dung chính:
1.Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng.
1.1. Cấu tạo của động cơ vạn năng.
* Động cơ vạn nầng là loại động cơ có thể làm việc với nguồn điện cung
cấp là xoay chiều hay một chiều, tốc độ quay của động cơ khi làm việc trong hai
loại nguồn này hầu mhư không thay đổi.
* Cấp công suất của động cơ vạn năng thường gặp dưới 1HP, được sử dụng
trong các thiết bị gia dụng như máy hút bụi, máy xay thực phẩm (xay trái cây,
xay thịt...) khoan điện, máy may..., ngoài ra trong công nhgiệp ta có thể gặp lại
động cơ này trong các thiết bị như máy cưa, máy mài, máy đánh bóng, máy cắt
đá,..., trong các thiết bị y tế động cơ vạn năng được dùng trong máy ly tâm máu
(dùng đếm hồng huyết cấu) máy khoan răng... dảy công suất thường gặp ỏ loại
động cơ này từ 1/200 HP đến 1/2 HP
* Động cơ vạn nãng có cấu tạo tương tự như động cơ một chiều kích từ
nốitiếp, động cơ có đặc điểm đạt được mô men mở máy lớn (so với các loại
động cơ khác có cùng cấp công suất) và dễ dàng điều chỉnh tốc độ. Tuy nhiên,
6
động cơ sẽ đạt tốcđộ khá cao (có thể gây hư hỏng cho dây quấn rotor dưới tác
dụng lực ly tâm) khi máy làm việc không tải, do đó chúng thường được lắp với
hệ thống cơ khí truyền động trong thiết bị dùng chúng làm nguồn động lực, như
vậy động cơ luôn khởi động trong điều kiện có tải.
* Về phân loại động cơ vạn năng có thể phân làm 3 loại :
- Loại 1: Stator cực từ lồi, dây quấn kích thích trên stator là dạng dây
quấn tập trung, thường số cực 2p = 2 (Xem hình 1.1)
Hình 1.1 Cấu tạo động cơ vạn năng, loại cực từ lồi, dây quấn kích thích
quấn tập trung, 2P=2
- Loại 2:Stator có cấu tạo răng rảnh phân bố đều (tương tự như stator
động cơ không đồng bộ 3 pha hay 1 pha). Dây quấn kích thích là loại dây
quấn rải và cũng có thể bố trí theo dạng dây quấn sin (kiểu động cơ 1 pha)
Đai bối dây
a)Rotor b)Stator có dây quân kích thích tập trung (2p=2)
7
Hình 1.2 Cấu tạo động cơ vạn năng có dây quân stator quấn rải
Bộ chổi than Rotor Kết cấu stator
- Loại 3:Stator có hai bộ dây bố trí lệch 90° trong không gian,
khi làm việc cả hai bộ đều đấu nối tiếp với dây quấn rotor, một bộ là
kích thích chính và một bộ là cuộn dây bù.
* Về mặt cấu tạo, khi xét cho loại 1 nêu trên, động cơ gồm 3 phần chính:
• Stator và dây quấn kích thích.
• Roto ( phần ứng) và cổ góp điện (vành góp).
• Vị trí đặt ổ chối than
• Về các dạng lõi thép tạo nên mạch từ trong động cơ vạn năng ta có nhiều kiểu
mẫu khác nhau, mạch từ được tạo nên từ nhều lá thép kỹ thuật điện ghép lại với
nhau (do công nghệ ép chặt bằng rivet hay boulon), xem hình 1.3;1.4 về các
mẫu lá thép tạo nên mạch từ của động cơ vạn năng.
8
Hình 1.3 Các dạng lá thép tạo nên rotor
Hình 1.4a Một số mẫu kết cấu lá thép stator và rotor động cơvạn năng
• Đối với kết cấu Rotor; ta cần chú ý đến hai đặc điểm chính có liên quan đến
công nghệ quấn dây cho rotor, hình dạng của phiến góp trên cổ góp và vị trí
tương đối giữa rãnh rotor so với vị trí của phiến góp.
9
Các phiến góp ở cổ góp của động cơ vạn năng có thể chia làm thành hai
dạng:
- Phiến góp có đuôi xẻ rãnh (hình 1.5a)
- Phiến góp đuôi móc (hình 1.5b)
Với các kiểu đuôi phiến góp nêu trên thường phù hợp với các dạng quấn
dây khác nhau cho rotor; với phiến góp đuồi xẻ rãnh ta có thể bố trí dây quấn
rotor theo kiểu xếp, với phiến góp đuồi móc thích hợp cho kiểu dây quấn sóng.
Hình 1.5a Cổ góp với phiên góp đuôi xẻ rãnh
Hình 1.5b Cổ góp với phiến góp đuôi có móc
Vị trí tương đối giữa rãnh rotor và phiến góp ta có hai dạng (Xem hình 1.6)
-Đường kéo dài ranh trùng ngay giữa phiến góp
-Đường kéo dài rãnh trùng ngay lớp mica phân cách hai phiến Góp
10
a)Đường kéo dài rãnh b) Đường kéo dài rãnh
trùng với mặt phiến góp trùng với lớp mi ca
Hình 1.6 Vị trí tương đối giữa rãnh rô to với phiến góp
*Bây giờ ta định nghĩa một sốđường thẳng (trục) đặc biệt dùng trong việc
xây dựng sơ đồ dây quấn phần ứng rotor. Để đơn giản ta xét trên kết cấu
động cơ có 2p = 2 và stator ở dạng cực từ lồi, ta có:
- Đường thẳng đi qua giữa 2 mặt cực từ của cực từ của stator.
- Đường thẳng thẳng góc với trục cực từ Stator ( hay hợp với trục cực từ
stator một góc 90° điện) được gọỉ là đường trung tính hình học.
- Đường thẳng qua hai trục chổi than gọi là trục chổi than Các đường này được
mô tả trong hình 1.7
11
Hình vẽ 12.7 Các trục đăc biệt trong kết cấu động cơ vạn năng
(có cực từ lồi trên stator với 2p=2)
*Một điểm cần chú ý trên kết cấu. là vị trí tương đối của trục chổi than so
với hai trục còn lại, ta có thể gặp một trong ba trường hợp sau trên kết cấu:
- Trục chổi than trùng trung tính hình học ( hình 1.8a)
- Trục chổi than trùng trục cực từ stator ( hình 1.8b)
- Trục chổi than lệch xiên, không trùng trung tính hình học cũng không
trùng với trục cực từ stator ( hình 1.8c)
12
Hình 12.8 Vị trí tương đốicủa trục chổi than
*Khi vận hành ta cần liên kết dây quấn kích thích trên stator nối tiếp với phần
ứng, sơ đồ đấu dây thực hiện theo hình 1.9 (trường hợp 2p=2)
Hình 1.8a
Hình1.8b
Hình1.8c
13
Hình 1.9. Dây quấn kích thích trên stator
nối tiếp với dây quấn phần ứng (trường hợp 2p=2)
1.2.Nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ van năng:
1.2.1.Một số tính chất cơ bản về lực điện từ và mô men điện từ:
* Khi đặt một khung dây dẫn có dòng điện I đi qua trong từ trường, tùy
theo vị trí tương đối của khung dây so với phương của đường sức từ trường ta
có ba vị trí khác nhau cho ba dạng mô men hình thành trên khung dây:
- Vị trí chết, mô men quay trên khung dây bằng không.
- Vị trí tạo mô men quay trên khung dây.
- Vị trí tạo mô men quay cực đại trên khung dây
* Trên hình 1.10 ta có vị trí chết của khung dây .
- Với khung dây đơn giản vị trí chết xẩy ra khi vị trí cuộn dây cho từ thông
qua cực đại. Lúc đó lực điện từ hình thành trên 2 thanh dẫn có khuynh hướng
làm méo dạng khung dây, chứ không hình thành mô men quay.
- Tương tự, khi xét cho một rotor (giả sử có 6 rãnh đang chứa các thanh
dẫn cho dòng điện qua các thanh dẫn theo hình vẽ), ta qui đổi các thanh dẫn
14
mang dòng điện trong 6 rãnh này thành ba khung dây dẫn mỗi khung dây đều
nằm ỏ vị trí chết do đó không hình thành mô men quay rotor.
- Từ đó, ta rút ra nhận xét sau:
Gọi trục phân dòng là trục chia 2 nhóm cạnh tác dụng có dòng điện đi qua
ngược hướng nhau, được tách thành 2 nhóm riêng biệt nằm trên mỗi nửa mặt
phẳng thì khi trục phân chia dòng điện trùng với trục cực từ stator hay thẳng
góc với trung tính hình học thì động cơ (hay rotor) đang ở vị trí chết.
Hình 1.10. Vị trí chết của động cơ
15
Trong hình 1.11 động cơ ở vị trí tạo mô men quay (nhưng mô men chưa đạt cực
đại) Khung đầy dẫn đặt ở vị trí cho đường sức từ trường qua khung dây (phương
đường sức hợp vói pháp tuyến khung dây một góc O) .
Lực điện từ tạo nên trên hai thanh dẫn của khung dây tạo thành mô men
quay nhưng chưa cực đại. Ta khảo sát để thấy hiện tượng này xảy ra tương tự
khi rotor có 6 rãnh và đang chứa thanh dẫn cho dòng điện qua ( hình 1.11b)
Từ đó rút ra nhận xét sau:
Khi trục phân chia dòng điện trên roỉor không trùng với
trục cực từ và không trùng với trung tính hình học , rotor
đang ỏ vị trí quay nhưng chưa đạt mô men cực đại.
Hình 1.11.Vị trí tạo moment quay rotor nhưng chưa đạt mô men cực đại
16
*Trong hình 1.12, ta thực hiện vị trí đặt khung dây đế có được mô
men quay tối đa, lúc đó đường sức từ trường sẽ lướt trên mặt khung dây
(Từ thông không đi qua khung dây)
Lý luận tương tự như trên ta có :
Khi trục phân chia dòng điện trên rotor trùng với trung tính
hình học hay thẳng góc với trục cực từ stato mô men cực đại đạt
được trên rotor.
a) Vị trí tạo mô men quay cực đại
b)Vị trí tạo mô men quay cực đại (khi rotor có 6 cạnh tác dụng đang có dòng
điện đi qua)
17
Hình 1.12.Vị trí tạo mô men cực đại
Với tính chất vừa khảo sát trên, hiễn nhiên ta thấy rằng khi cung
câp nguồn điện một chiều cho động cơ; động cơ sẻ làm việc theo chiều quay
nào đó (chiêu quay này phụ thuộc vào hướng đòng điện qua phần ứng với từ
trường tạo bởi phần cảm).
Như vậy để đổi chiều quay rotor ta có hai phương pháp:
Phương pháp 1: Đổi hướng dòng điện i qua phần ứng, giữ nguyên hướng
của từ trường B tạo bởi stator.
Phương pháp 2: Giữ nguyên hướng dòng điện I qua phần ứng nhưng đổi
hướng từ trường B tạo bởi stator.
Nếu cả hai đại lượng i và B cùng đối hướng một lúc thì lực F giữ nguyên
hướng đã có ban đầu.
Do đặc điểm này, khi cung cấp nguồn xoay chiều vào động cơ vạn năng, giả
sử động cơ có chiều quay ban đầu ở bán kỳ dương nguồn điện ( theo hình
18
1.13a); đến bán kỳ âm dòng điện qua động cơ đổi hướng ngược lại (so với lúc ỏ
bán kỳ dương); như vậy dòng điện qua rotor đổi hướng, đồng thời (dòng điện
qua dây quấn stator đổi hướng) dẫn đến hướng từ trường tạo bởi dòng quấn
phần cảm cũng đổi. kết quả hướng lực điện từ tác động lên các thanh dẫn ở bán
kỳ âm giống như lúc ỏ bán kỳ dương, tức là động cơ vẫn duy trì chiều quay ban
đầu (xem hình 1.13b).
Hình 1.13 Giảithích nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng
với nguồn điện xoay chiều
Với giải thích trên, ta hiểu được lý do vì sao động cơ vạn năng làm việc
được ở nguồn điện một chiều lẫn xoay chiều; thông qua giải thích đó ta còn rút
ra được các biện pháp thay đổi chiều quay cho động cơ.
-Khi áp dụng PP1 ỏ trên ta chỉ cần hoán vị đường dây đưa vào chổi than,
chiều quay động cơ thay đổi (xem hinh 1.14)
Bán kỳ
sau
Bán kỳ
đầu
a)Chiều quay rotor ở bán kỳ dương b)Chiều quay rotor ở bán kỳ âm
19
Hình 1.14. Phương pháp đổi chiều quay động cơ vặn năng
bằng phương pháp hoán vị đầu dây nối vào chổi than.
- Tương tự khi dùng PP2 ta giữ nguyên vị trí dây dẫn nối vào chổi than
nhưng đấu ngược dây quân kích thích stator (so với lúc đầu), ( xem hình 1.15).
Hình 1.15. Phương pháp đổi chiều quay động cơ vặn năng
bằng phương pháp đấu ngược dây quấn kích thích stator
20
- Trong một vài mạch điện điều khiển muốn đổi nhanh chiều quay động cơ
ta có thể quấn trên stator hai bộ dây kích thích độc lập có số vòng và đường
kính dây quấn bằng nhau, động cơ vận hành 1 bộ dây kích thích rotor quay theo
chiều thuận; khi sử dụng bộ dây thứ 2 rotor quay theo chiều ngược lại(xem hình
12.16)
Hình 1.16. Một mẫu kết cấu đổi chiều quay động cơ
bằng dây quấn kích thích stator.
2.Phương pháp xây dựng sơ đồ khai triển dây quấn rô to.
2.1.Khái niệm cơ bản về dây quấn rô to.
2.1.1.Phần tử dây quấn.
21
*Gồm 1 hoặc nhiều bối dây có hai đầu được nối đến hai phiến góp.
Phần tử dây quấn được gọi là (S). Mỗi phần tử luôn có 2 cạnh tác dụng (một
cạnh ở lớp trên và 1 cạnh ở lớp dưới; Hình 1.17).
*Các phần tử được nối với nhau thông qua các phiến góp để tạo thành mạch
kín. Do vậy mối quan hệ giữa số phần tử và số phiến góp là: S = G. (G: là số
phiến góp).
Hình 1.17. Phần tử dây Hình 1.18. Rãnh thật và rãnh nguyên tố
*Rãnh thật và rãnh nguyên tố
- Rãnh thật: Là số rãnh nhìn thấy được, đếm được trên lõi thép của máy.
- Rãnh nguyên tố:
- Nếu trong một rãnh thật chỉ có 2 cạnh tác dụng: 1 cạnh ở lớp trên, 1 cạnh
ở lớp dưới thì rãnh thật đó gọi là rãnh nguyên tố (Hình 1.18).
- Còn nếu trong 1 rãnh thật có chứa: 4,6,8 cạnh tác dụng thì rãnh thật đó
được chia thành 2,3,4 rãnh nguyên tố.
- Từ các cơ sở trên, ta có: Znt = S = G.
*Các bước dây quấn:
- Bước dây quấn thứ nhất (y1): Là khoảng cách giữa 2 cạnh tác dụng của
cùng 1phần tử, được tính bằng số rãnh nguyên tố.
- Bước dây quấn thứ hai (y2): Là khoảng giữa cạnh tác dụng trước của phần
tử sau và cạnh tác dụng sau của phàn tử trước liên tiếp cũng được tính
bằng rãnh nguyên tố.
22
- Bước dây quấn tổng hợp (y):Là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng tương
ứng của 2 phần tử liên tiếp.
- Bước vành góp (yG): Là khoảng cách trên vành góp nơi mà có 2 cạnh tác
dụng của cùng 1 phần tử được nối vào.
Các bước dây quấn được biểu diễn trên hình 1.19.
Hình 1.19 Các bước dây quấn
2.2.Phương pháp xây dựng sơ đồ dây quấn rô to.
2.2.1. Vẽ sơ đồ dây quấn xếp đơn:
Bước 1: Xác định các bước dây quấn
Bước dây quấn thứ nhất: y1 = (Là số nguyên)
= 0: Dây quấn bước đủ
< 0: Dây quấn bước ngắn
> 0: Dây quấn bước dài
Bước dây quấn tổng hợp: y = yG = 1
y = yG = 1: Dây quấn phải
y = yG = – 1: Dây quấn trái
Bước dây quấn thứ hai: y2 = y1 – y
p
Z nt
2
23
Bước 2: Vẽ biểu đồ cột
Biểu đồ cột được biễu diễn dưới dạng các mũi tên; Mỗi phần tử dây quấn là một
mũi tên.
Đuôi mũi tên biễu diễn cho cạnh tác dụng lớp trên, còn đầu là cạnh tác dụng lớp
dưới.
Trên biểu đồ cột thể hiện cách nối dây các phần tử với nhau như hình 5.21.
Bước 3: Vẽ sơ đồ khai triển
Căn cứ vào biểu đồ cột, tiến hành vẽ sơ đồ khai triển. Sau đó xác định vị trí
cực từ, chổi than để hoàn thiện sơ đồ.
Ví dụ 1.Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn xếp đơn; Znt = S = G = 16; 2p = 4.
Giải: Tính được:
y1 = = = 4 rãnh; (dây quấn bước đủ)
y = yG = 1 rãnh (chọn dây quấn phải);
y2 = y1 – y = 4 – 1 = 3 rãnh;
Vẽ biểu đồ cột:
p
Z nt
2 4
16
Lớp trên 1
5
2
6
3
7
4
8
5
19
6
10
7
11
8
12
9
13
10
14
11
15
12
16
13
1
14
2
15
3
16
4
1
Lớp dưới
Khép kín
HÌNH 1.21. BIỂU ĐỒ CỘT; Znt = 16; 2p = 4
+
y
1
–y2
+y
Lớp trên
Lớp dưới
i + y1
i + y
Hình 1.20 Biểu đồ cột
24
Sơ đồ cột được biểu diễn như hình 1.21
Sơ đồ khai triển như hình 1.22.
Nhận xét:
Nhìn vào sơ đồ khai triển; Tại mỗi thời điểm (khi rotor quay) các phần tử
luôn thay đổi vị trí. Nhưng chúng luôn bao gồm một mạch điện có 4 nhánh đấu
song song nhau.
Mặt khác, ta lại có: số cực từ của máy 2p = 4.
Như vậy: Ở dây quấn xếp đơn ta luôn có “số đôi mạch nhánh song song luôn
bằng số đôi cực từ ”
2p = 2a, hay p = a
a: Là số đôi mạch nhánh song song.
Hình 1.22. Sơ đồ khai triển Znt =16; 2p=4
2.1.2. Vẽ sơ đồ dây quấn sóng đơn
Bước 1: Xác định các bước dây quấn
- Bước dây quấn thứ nhất: y1 = ( Là số nguyên)
p
Z nt
2
25
+
y
1
+y2
+yG
Lớp trên
Lớp dưới
i
i + y1
i + yG
= 0: Dây quấn bước đủ;
< 0: Dây quấn bước ngắn;
> 0: Dây quấn bước dài;
- Bước dây quấn tổng hợp: y = yG =
y = yG = : Dây quấn phải;
y = yG = : Dây quấn trái (thường dùng);
- Bước dây quấn thứ hai: y2 = y – y1
Bước 2: Vẽ biểu đồ cột
Biểu đồ cột được thực hiện tương tự như dây quấn xếp đơn.
Hình 1.23: Biểu đồ cộtcủa dây quấn xếp đơn
Bước 3: Vẽ sơ đồ khai triển
Tương tự như dây quấn xếp đơn
Ví dụ 2: Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn sóng đơn; Znt = S = G = 15; 2p = 4.
Giải:Tính được:
y1 = = = 3,75 rãnh; Chọn y1 = 3; Dây quấn bước ngắn.
Chọn dây quấn trái y = yG = : = = 7 rãnh;
y2 = y – y1 = 7 – 3 = 4 rãnh;
p
G 1
p
G 1
p
G 1
p
Z nt
2 4
15
p
G 1
2
115
26
Nhận xét:
Chỉ có 1 đa giác sức điện động nên sơ đồ chỉ có 1 đôi mạch nhánh song song
(bất chấp số đôi cực từ). Đây là đặc điểm cơ bản của dây quấn sóng đơn.
HÌNH 1.24 BIỂU ĐỒ CỘT; Znt = 15; 2p = 4
Lớp trên 1
4
8
11
15
3
7
10
14
2
6
9
13
1
5
8
12
15
4
7
11
14
3
6
10
13
2
5
9
12
1
Lớp dưới
Khép kín
Khép kín
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
3 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 2 4
HÌNH 1.25 SƠ ĐỒ KHAI TRIỂN; Znt = 15; 2p = 4
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
480
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Hình 1.26. Hình tia đa giác sức điện động
27
Không có điểm nào trùng nhau trên đa giác nên không thể thực hiện dây cân
bằng điên thế đối với kiểu dây quấn này.
2.1.3. Một số dạng sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ văn năng trong thực tế:
-Dạng 1:
Sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ văn năng có Z=G=12, dây quấn xếp
tiến, đầu dây đấu thẳng lên phiến góp.
*Tính toán bước dây quấn:
*Sơ đồ trải:
Hình 1.27. Sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ văn năngcó Z=G=12, dây
quấn xếp tiến, đầu dây đấu thẳng lên phiến góp.
-Dạng 2:
Sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ văn năngcó Z=G=12, dây quấn xếp tiến,
đầu dây đấu lệch sang trái 1 phiến góp.
*Tính toán bước dây quấn:
1
12 2
5
2 2 1
z
Y
p x
1GY Y
2 1 5 1 4Y Y Y
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
28
*Sơ đồ trải:
Hình 1.28. Sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ văn năng có Z=G=12, dây
quấn xếp tiến, đầu dây đấu lệch sang trái 1 phiến góp.
-Dạng 3:
Sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ văn năngcó Z=G=12, dây quấn xếp
tiến, đầu dây đấu lệch sang phải một phiến góp.
*Tính toán bước dây quấn:
*Sơ đồ trải:
1
12 2
5
2 2 1
z
Y
p x
1GY Y
2 1 5 1 4Y Y Y
1
12 2
5
2 2 1
z
Y
p x
1GY Y
2 1 5 1 4Y Y Y
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
29
Hình 1.29. Sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ văn năngcó Z=G=12, dây quấn xếp
tiến, đầu dây đấu thẳng lệch sang phải 1 phiến góp
- Dạng 4:
Sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ văn năngcó Z=G=12, dây quấn xếp lùi đầu
dây đấu lệch sang trái 2 phiến góp.
*Tính toán bước dây quấn:
*Sơ đồ trải:
1
12 2
5
2 2 1
z
Y
p x
1GY Y
2 1 5 1 4Y Y Y
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
30
Hình 1.30. Sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ vạn năng có Z=G=12, dây quấn
xếp lùi đầu dây đấu lệch sang trái 2 phiến góp
-Dạng 5:
Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng có số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp
G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp tiến, đầu dây đấu thẳng lên phiến góp.
Tính toán bước dây quấn:
Vẽ sơ đồ trải:
1
12 2
5
2 2 1
z
Y
p x
1GY Y
2 1 5 1 4Y Y Y
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
31
Hình 1.31. Sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ văn năng
có Z=12; G=24, dây quấn xếp tiến đầu dây đấu thẳng lên phiến góp
-Dạng 6:
Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng có số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp
G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp lùi, đầu dây đấu thẳng lên phiến góp.
Tính toán bước dây quấn:
Sơ đồ trải:
1
12 2
5
2 2 1
z
Y
p x
1GY Y
2 1 5 1 4Y Y Y
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
32
Hình 1.32. Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng
có số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn
xếp lùi, đầu dây đấu thẳng phiến góp.
-Dạng 7. Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng có số rãnh rotor là Z = 12, số
phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp lùi, đầu dây đấu lệch sang
trái 1 phiến góp.
Tính toán bước dây quấn:
Sơ đồ trải:
1
12 2
5
2 2 1
z
Y
p x
1GY Y
2 1 5 1 4Y Y Y
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
24 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
33
Hình 1.33. Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng có
số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp
lùi, đầu dây đấu lệch sang trái 1 phiến góp.
-Dạng 8:
Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng có số rãnh rotor là Z = 12, số phiến
góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp lùi, đầu dây đấu lệch sang phải 1
phiến góp
Tính toán bước dây quấn:
Sơ đồ trải:
1
12 2
5
2 2 1
z
Y
p x
1GY Y
2 1 5 1 4Y Y Y
1 2 3 4 5 7 8 9 10 11 12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 222324
34
Hình 1.34.Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng có
số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp
lùi, đầu dây đấu lệch sang phải 1 phiến góp
Câu hỏi ôn tập bài 1
1/Phân biệt động cơ vặn năng và động cơ 1 chiều?
2/Phân biệt rãnh thật và rãnh nguyên tố?
3/Vẽ sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ vạn năng có số rãnh rotor là Z = 12, số
phiến góp G = 12, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp lùi, đầu dây đấu lệch sang
phải 2 phiến góp
4/Vẽ sơ đồ trải dây quấn rô to động cơ vạn năng có số rãnh rotor là Z = 12, số
phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp lùi, đầu dây đấu lệch sang trái
2 phiến góp
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 222324
35
BÀI 2
SỬA CHỮA MÁY XAY SINH TỐ
Giới thiệu
Máy xay sinh tố được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt. Chúng có cấu
tạo tương đối phức tạp, do vậy trong quá trình sử dụng không tránh khỏi
những hư hỏng xẩy ra. Để nâng cao tuổi thọ của xay sinh tố và khắc phục
một số hư hỏng, bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu bài học này.
Mục tiêu::
- Bảo trì, sửa chữa, vận hànhđược máy xay sinh tố đúng yêu cầu kỹ thuật,
đảm bảo an toàn.
- Quấn lại được bộ dây stato, rô to máy xay sinh tố thông dụng.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học.
Nội dung chính
1.Tháo vệ sinh máy & khảo sát máy xay sinh tố.
-Tháo nắp đế của máy xay sinh tố.
-Tháo nhông của máy (chiều mở theo chiều quay của máy).
-Tháo stato và rô to ra khỏi vỏ máy bằng ốc vít định vị.
-Tháo công tắc.
-Tháo chổi than.
-Tháo rô to ra khỏi stato bằng cách tháo cách tháo 2 ốc vít hai bên.
2. Khảo sát & vẽ lại sơ đồ dây quấn.
Căn cứ vào kiểu quấn thực tế của rô to để khảo sát và xác định kiểu dây
quấn của rô to sóng hay xếp, tiến hay lùi, bước dây quấn để vẽ lại sơ đồ trải.
Sau đây sẽ giới thiệu một dạng sơ đồ trải thực tế của máy xay sinh tố
thông dụng:
36
có số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 12, số cực từ 2P = 2. Dây quấn
xếp tiến, , đầu dây đấu thẳng lên phiến góp.
Sơ đồ trải:
Hình 2.1 Sơ đồ trải dây quấn rô to máy xay sinh tốcó số rãnh rotor là Z = 12, số
phiến góp G = 12, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp tiến, ,
đầu dây đấu thẳng lên phiến góp.
3. Thu thập các số liệu cần thiết:
-Số vòng dây/ bối dây stato.
-Số vòng dây/ bối dây rôto.
-Đường kính dây sato, rô to.
4. Thi công quấn dây & hoàn thiện bộ dây:
Lót cách điện rãnh stator, rotor: Tương tự như lót rãnh ĐC 3 pha, 1 pha.
Các bước tiến hành quấn dây máy xay sinh tố:
* Quấn cuộn dây Stator: Gồm có 2 bối dây.
- Quấn các bối dây stator - Lồng dây vào rãnh Stator hoặc quấn tay.
- Đảm bảo yêu cầu cuộn dây vừa, không dài quá, không ngắn quá. Các vòng
dây trong bối phải // với nhau, không trầy xước cách điện, không xoắn kiến,
cong dây, gấp khúc.
1 25; 1; 4GY Y Y Y
1 25; 1; 4GY Y Y Y
37
* Phương pháp quấn cuộn dây Rotor: (Quấn dây theo sơ đồ)
- Quấn cuộn dây rotor: Trước khi quấn dây phải kiểm tra các lam của cổ góp
phải cách điện với nhau, độ bền chắc của các lam đồng với phíp cổ góp.
- Dây điện từ dùng để quấn phải có từ 2 lớp men cách điện trở lên.
- Lót cách điện rãnh đúng yêu cầu kỹ thuật: Không ngắn quá, dài quá, cách
điện tốt.
- Kiểu quấn rotor: Quấn xếp (quấn đan rế). Quấn bối dây theo hình chữ V.
Quấn từng cặp bối song song.
- Đầu dây cuối cùng được xoắn nối với đầu dây quấn đầu tiên.
- Quấn xong, nêm chèn rãnh, nối dây, hàn dây ra các lá góp theo sơ đồ dây
quấn, từ phiến góp số 1 đến phiến góp cuối cùng.
* Yêu cầu: Nối dây, hàn dây phải đúng sơ đồ, nếu sai hoặc mối hàn chưa
ngấu máy chạy sẽ yếu hẳn đi, hoặc tia lửa phát ra ở cổ góp rất mạnh, máy nóng
nhanh và dễ cháy.
- Tạo hình bối dây phù hợp, đẹp.
- Kiểm tra từng bối thông mạch tốt, không chập vòng, chạm vỏ.
- Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và đai giữ đầu nối.
5. Kiểm tra, lắp ráp hoàn thiện và chạy thử:
- Kiểm tra thông mạch, chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, trước và sau khi đấu,
nối, hàn dây giữa các nhóm để tạo thành cuộn dây phải đảm bảo các yêu cầu:
Không chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, bố trí mối hàn phù hợp, Mối hàn phải
chín, ngấm, láng. Dẫn điện tốt, gọn đẹp.
- Đai cột các đầu dây ra chắc chắn, đều, hình dạng bộ dây đẹp.
- Lắp máy. Kiểm tra bộ dây, phần cơ. Thử động cơ không tải, có tải cho từng
cấp tốc độ. Kiểm tra tốc độ, tia lửa tại 2 chổi than.
Đo điện áp cảm ứng vỏ máy và đất < 36v. Đảm bảo khả năng làm việc tốt và lâu
dài.
Câu hỏi ôn tập bài 2
1/Phương pháp tháo lắp máy xay sinh tố?
2/Quy trình quấn lại bộ dây rô to máy xay sinh tố?
38
BÀI 3
SỬA CHỮA MÁY KHOAN CẦM TAY
Giới thiệu
Tương tự như máy xay sinh tố, Máy khoan cầm tay được sử dụng rộng
rãi trong sinh hoạt, công nghiệp... Chúng có cấu tạo tương đối phức tạp, do
vậy trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những hư hỏng xẩy ra. Để
nâng cao tuổi thọ của khoan cầm tay và khắc phục một số hư hỏng, bài học
này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu.
Mục tiêu:
- Bảo trì, sửa chữa, vận hành được máy khoan cầm tay đúng yêu cầu kỹ
thuật, đảm bảo an toàn.
- Quấn lại được bộ dây stato, rô to động cơ máy khoan cầm tay thông dụng.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học.
Nội dung chính
1.Tháo vệ sinh máy & khảo sát máy khoan cầm tay.
1.1.Tháo máy:
1.1.1.Tháo công tắc:
Bước1: Thử điện xem máy có còn hoạt động bình thường hay không.
Bước 2:Tháo vỏ máy bằng cách dùng vít bake tháo 7 vít.
Bước 3: Tháo sợi dây Stator đưa vào công tắc và tháo được công tắc ra.
1.1.2.Tháo rô to, stato, chổi than:
Bước 1: Lấy nguyên hệ thống cả rô to và stato ra.
Bước 2: Tháo giá đỡ bạc đạn.
Bước 3: Tháo trục bánh răng.
Bước 4: Tháo cần chuyển đổi chiều quay của máy.
Bước 5: Tháo chổi than.
39
Bước 6: Tháo rô to.
Bước 7: Đo R stator, rô to.
1.2. Ráp máy:
Bước1: Ráp bệ than vào stato bằng cách dùng tay ép thật mạnh vào cho thật đều.
Bước 2: Đưa rô to vào stato.
Bước 3: Đưa nguyên trục của đầu khoan kể cả bánh răng đưa vào giá đỡ bạc
đạn.
-Ráp cần chuyển đổi chiều quay vào ngay bệ than để kiểm tra sự di
chuyển của chổi than..
-Đưa nguyên hệ thống phần cơ vào cuộn dây stato.
-Đưa nguyên hệ thống vào võ máy (lưu ý nếu lắp không chính xác d6an34
đến bị kẹt chổi than). Sau đó dùng búa nhựa để vỗ vào cuộn dây stato nhằm ém
cuộn dây vào thật sát vào vỏ.
-Kiểm tra coi cuộn dây rô to quay có trở ngại gì hay không, bằng cách
quay cánh quạt của rô to, nếu nhẹ nhàng có nghĩa hệ thống đã lắp đúng rãnh của
vỏ máy rồi.
Bước 4: Gắn cần chuyển đổi chức năng vào hộp của vỏ máy.
-Cuối cùng trước khi gắn công tắc vào cần lưu ý phải đưa các đường dây
điện vào các rãnh của nó để trong quá trình hoạt động không bị cấn sau đó đưa
công tắc vào lưu ý đấu dây đúng vị trí màu dây.
Bước 5: Lắp phần nắp lại, vặn 7 ốc lại lưu ý vặn ngược chiều kim đồng hồ để
lấy răng chính xác sau đó xiết vào và xiết theo dạng xen kẽ.
Kiểm tra lại lần cuối cho các ốc thật chặt, nếu xiết đúng vị thế thì lúc đó
vỏ máy ôm liền không có bị kẻ hở.
2. Khảo sát & vẽ lại sơ đồ dây quấn.
Căn cứ vào kiểu quấn thực tế của rô to để khảo sát và xác định kiểu dây
quấn của rô to sóng hay xếp, tiến hay lùi, bước dây quấn để vẽ lại sơ đồ trải.
Sau đây sẽ giới thiệu một dạng sơ đồ trải thực tế của máy khoan thông
dụng:
40
có số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn
xếp lùi, , đầu dây đấu lệch sang trái 1 phiến góp.
Sơ đồ trải:
Hình 3.1. Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng có số rãnh rotor là Z = 12, số
phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp lùi, đầu dây đấu lệch sang
trái 1 phiến góp.
3. Thu thập các số liệu cần thiết:
-Số vòng dây/ bối dây stato.
-Số vòng dây/ bối dây rôto.
-Đường kính dây sato, rô to.
4. Thi công quấn dây & hoàn thiện bộ dây:
Lót cách điện rãnh stator, rotor: Tương tự như lót rãnh ĐC 3 pha, 1 pha.
Các bước tiến hành quấn dây máy khoan:
* Quấn cuộn dây Stator: Gồm có 2 bối dây, hoặc 2 nhóm bối dây.
1 25; 1; 4GY Y Y Y
1 2 3 4 5 7 8 9 10 11 12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 222324
41
- Quấn các bối dây stator - Lồng dây vào rãnh Stator hoặc quấn tay.
- Đảm bảo yêu cầu cuộn dây vừa, không dài quá, không ngắn quá. Các vòng
dây trong bối phải // với nhau, không trầy xước cách điện, không xoắn kiến,
cong dây, gấp khúc.
* Phương pháp quấn cuộn dây Rotor: (Quấn dây theo sơ đồ hình 3.1)
- Quấn cuộn dây rotor: Trước khi quấn dây phải kiểm tra các lam của cổ góp
phải cách điện với nhau, độ bền chắc của các lam đồng với phíp cổ góp.
- Dây điện từ dùng để quấn phải có từ 2 lớp men cách điện trở lên.
- Lót cách điện rãnh đúng yêu cầu kỹ thuật: Không ngắn quá, dài quá, cách
điện tốt.
- Kiểu quấn rotor: Quấn xếp (quấn đan rế). Quấn bối dây theo hình chữ V.
Quấn từng cặp bối song song.
- Đầu dây cuối cùng được xoắn nối với đầu dây quấn đầu tiên.
- Quấn xong, nêm chèn rãnh, nối dây, hàn dây ra các lá góp theo sơ đồ dây
quấn, từ phiến góp số 1 đến phiến góp cuối cùng.
* Yêu cầu: Nối dây, hàn dây phải đúng sơ đồ, nếu sai hoặc mối hàn chưa
ngấu máy chạy sẽ yếu hẳn đi, hoặc tia lửa phát ra ở cổ góp rất mạnh, máy nóng
nhanh và dễ cháy.
- Tạo hình bối dây phù hợp, đẹp.
- Kiểm tra từng bối thông mạch tốt, không chập vòng, chạm vỏ.
- Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra & đai giữ đầu nối.
5. Kiểm tra, lắp ráp hoàn thiện và chạy thử:
- Kiểm tra thông mạch, chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, trước và sau khi đấu,
nối, hàn dây giữa các nhóm để tạo thành cuộn dây phải đảm bảo các yêu cầu:
Không chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, bố trí mối hàn phù hợp, Mối hàn phải
chín, ngấm, láng. Dẫn điện tốt, gọn đẹp.
- Đai cột các đầu dây ra chắc chắn, đều, hình dạng bộ dây đẹp.
- Lắp máy. Kiểm tra bộ dây, phần cơ. Thử động cơ không tải, có tải cho từng
cấp tốc độ. Kiểm tra tốc độ, tia lửa tại 2 chổi than.
42
Đo điện áp cảm ứng vỏ máy và đất < 36v. Đảm bảo khả năng làm việc tốt
và lâu dài.
Câu hỏi ôn tập bài 3
1/Phương pháp tháo lắp máy khoan cầm tay?
2/Quy trình quấn lại bộ dây rô to máy khoan cầm tay?
BÀI 4
SỬA CHỮA MÁY MÀI CẦM TAY
Giới thiệu
Tương tự như máy xay sinh tố và máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay
được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, công nghiệp... Chúng có cấu tạo
tương đối phức tạp, do vậy trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những
hư hỏng xẩy ra. Để nâng cao tuổi thọ của mài cầm tay và khắc phục một số
hư hỏng, bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu về nó .
Mục tiêu:
- Bảo trì, sửa chữa, vận hànhđược máy mài cầm tay đúng yêu cầu kỹ thuật,
đảm bảo an toàn.
- Quấn lại được bộ dây stato, rô to động cơ máy mài cầm tay thông dụng.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học.
Nội dung chính
1.Tháo vệ sinh máy & khảo sát máy mài cầm tay.
1.1.Tháo máy:
Bước 1.Thử máy.
Kiểm tra dây nguồn và tháo 2 ốc tán để kẹp đĩa mài sau đó mới thử điện
được.
Bước 2:Tháo chổi than.
-Tháo tay cầm.
43
-Tháo vòng chắn bảo vệ.
-Tháo nắp bảo vệ chổi than.(tháo nắp đuôi máy)
-Gạt lò xo sang 1 bên, dùng kìm mỏ nhọn để lấy chổi than ra.
Lưu ý mạch ổn tốc không thể sử dụng VOM để kiểm tra được. kiểm tra
mạch ổn tốc bằng cách tháo mạch ổn tốc ra và đấu cho máy chạy ở trạng thái
nguyên thuỷ của nó (không qua mạch ổn tốc).
Bước 3: Tháo mặt bích (bánh răng lớn). Lưu ý có vòng roăng đệm bằng thép
dùng để xác định độ khít của bánh răng lớn và bánh răng nhỏ bên trong, 2 bánh
răng phải ôm rát vào nhau nhưng không quá chặt.
Vậy trong quá trình sửa chữa nếu bánh răng bị mòn (độ cao ) của bánh
răng hơi thấp như vậy bánh răng lớn và nhỏ không ôm sát vào nhau khi đó ta sẽ
bỏ đi vòng đệm này.
Bước 4: Tháo rô to bằng cách tháo hộp nhôm đầu máy để lấy rô to ra.
Lưu ý:
-Vòng chắn gió đưa hướng gió vào giải nhiệt cho máy nên trong quá trình
sửa chữa không được bỏ rơi vòng này..
-Một số máy (như máy GWS 15-125CI) có vòng đen nhỏ ở đuôi bạc đạn
trước cổ góp đó chính là vòng nam châm, có nhiệm vụ là khi rô to quay nó tạo ra
từ trường, từ trường này cảm ứng qua mạch ổn tốc, mạch ổn tốc tiếp nhận từ
trường đó (nhờ con cảm biến) và từ trường đó sẽ điều khiển cho máy hoạt động.
Trong quá trình sửa chữa vì lý do nào đó mà vòng nam châm bị vỡ khi đó
ta phải bỏ mạch ổn tốc và đấu hệ thống điện về trạng thái cơ bản của nó.Tuy
nhiên nó vẫn hoạt động được nhưng độ bền và khi quá tải thì không bảo vệ được
rô to. Do đó nên mua và thay vòng nam châm để sử dụng vơí bộ ổn tốc.
-Khiểm tra stato bằng cách dùng tay kiểm tra xem có ôm chặt vỏ máy hay
không. Nếu ôm chặt thì cuộn dây còn tốt, nếu di chuyển được cuộn dây stato tức
là các gờ bằng nhựa bị xẹp lại lý do trong quá trình sử dụng máy nóng nên gờ
nhựa bị chảy đi nên cuộn stato không giữ chặt được nữa, do đó ta sẽ tháo cuộn
stato ra dùng keo, giấy dán ở 4 cạnh để cho stato và vỏ máy ôm chặt nhau, nếu
44
được thì sự hoạt động của rô to và stato không ma sát với nhau vì khe hở giữa
rôto và stato chỉ 1mm.
Bước 5.Kiểm tra công tắc:
Bước 6: Tháo hộp giữ chổi than và kiểm tra lò xo ép than (nhìn vào màu sắc nếu
nóng quá màu lò xo có màu vàng).
Bước 7: Kiểm tra độ rơ khớp nối của giá chổi than.
1.2.Ráp máy:
Trình tự ngược lại khi tháo máy.
Bước 1: Gắn lò xo vào, để đúng vị trí và quay lò xo 180 độ rồi gác lên.
Lưu ý: để đảm bào an toàn phải dùng tay giữ chặt lò xo để không bật làm văng
vào mắt.
Bước 2: Ráp rô to vào vỏ máy, lưu ý phải ráp vòng chắn gió trước sau đó đưa rô
to vào. Dùng tuốc vít nhỏ quay thử đầu bánh răng nhỏ sao cho quay được dễ
dàng, sau đó dùng 4 ốc xiết chặt hộp bánh răng đảm bảo sự ăn khớp của các vị
trí.
Bước 3: Ráp hộp giữ than vào máy ngay cổ góp rô to và xiết ốc nếu có.
Bước 4: Đưa chổi than vào bằng cách dỡ lò xo và đưa chổi than vào sau đó ghim
đầu dây chổi than vào ngay vị trí của hộp chổi than rồi đậy nắp phía sau lại.
Cuối cùng kiểm tra lại sự vận chuyển của rô to phải dễ dàng.
Bước 5: Ráp bánh răng lớn vào hộp bánh răng nhớ ráp vòng đệm, dùng bùa gõ
nhẹ, dùng tay xoay thử cốt mài đảm bảo nhẹ nhàng sau đó gắn 4 ốc vào.
Quay lại cốt phải di chuyển được nhẹ nhàng.
Bước 6: Lắp vòng chắn bảo vệ.
Bước 7: Lắp tay cầm chống rung.
2. Khảo sát & vẽ lại sơ đồ dây quấn.
Căn cứ vào kiểu quấn thực tế của rô to để khảo sát và xác định kiểu dây
quấn của rô to sóng hay xếp, tiến hay lùi, bước dây quấn để vẽ lại sơ đồ trải.
45
Sau đây sẽ giới thiệu một dạng sơ đồ trải thực tế của máy mài góc thông
dụng có số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây
quấn xếp lùi, , đầu dây đấu thẳng lên phiến góp.
Sơ đồ trải:
Hình 4.1. Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng có
số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp
lùi, đầu dây đấu thẳng lên phiến góp.
3. Thu thập các số liệu cần thiết:
-Số vòng dây/ bối dây stato.
-Số vòng dây/ bối dây rôto.
-Đường kính dây sato, rô to.
4. Thi công quấn dây và hoàn thiện bộ dây:
Lót cách điện rãnh stator, rotor.
Quấn các bối dây stator - Lồng dây vào rãnh Stator hoặc quấn tay: Tương tự
như quấn stator máy khoan cầm tay.
1 25; 1; 4GY Y Y Y
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
24 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
46
- Quấn cuộn dây rotor - Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và đai giữ đầu
nối: Tương tự như quấn rotor máy khoan cầm tay.
5. Kiểm tra, lắp ráp hoàn thiện và chạy thử:
Tốc độ, tia lửa tại 2 chổi than .
Câu hỏi ôn tập bài 4
1/Phương pháp tháo lắp máy mài góc?
2/Quy trình quấn lại bộ dây rô to máy mài góc?
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Nguyễn Văn Tuệ – Nguyễn Đình Triết. Tác phẩm: Công nghệ quấn dây máy
điện. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
[2] Trần Duy Phụng. Tác phẩm: Kỹ thuật quấn dây máy biến áp, động cơ vạn
năng, động cơ điện một pha, 3 pha. Nhà xuất bản: Đà Nẵng.
[3]
tu/771683-giao-trinh-may-dien-i-ii-_ths-nguyen-trong-thang_dhspkt-tphcm
[4] tailieu.vn › Kỹ Thuật - Công Nghệ › Điện - Điện tử
[5] Nguyễn rọng Thắng, Nguyễn Thế Kiệt. Công nghệ chế tạo và tính toán sửa
chữa máy điện tập III, NXB Giáo dục 1995.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_may_dien_2_trinh_do_cao_dang_nghe.pdf