Giáo trình Máy CD/VCD - Phần 2

Giới thiệu: Đây là bài học cuối cùng của Module Sửa chữa máy CD/ VCD. Trong bài này chỉ là những gợi, những hướng dẫn mang tính tổng thể nhằm giúp cho học viên luyện tập khả năng chuẩn đoán các hư hỏng của máy thông qua các hiện tương biểu hiện của máy. Bằng một số gợi. Thao tác, vận hành, kiểm tra nhanh theo kinh nghiệm để khoanh vùng những khối mạch có khả năng hư hỏng. Thực tế đến nay với sự phát triển của công nghệ vi mạch, máy CD/VCD kể cả DVD gần như được tích hợp hoàn hảo, nên việc chẩn đoán cũng phải tuỳ theo cấu trúc của máy và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người thợ. Do đó, trong bài này chắc chắn sẽ không hoàn hảo mà chỉ là những gợi ., nhằm giúp học viên tôi luyện từ những vấn đề rất cản bản và đối một số hiện tượng thông dụng mac thôi. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Mô tả đầy đủ các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra đối với máy CD/VCD. - Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng. - Điều khiển và điều chỉnh đầu máy CD/VCD một cách thành thạo. - Chẩn đoán đúng khối, vùng mạch có sự cố tương đối chính xác và nhanh chóng. Nội dung chính:

pdf90 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Máy CD/VCD - Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn cấp cho mạch số và mạch tương tự bên trong khối MPEG DECODER: - A- VDD và A-Vss: Chân cấp nguồn và đất cho mạch Analog. Thường 3.3V hoặc 5V. - D- VDD và D-Vss: Chân cấp nguồn và đất cho mạch Digital. Thường 3.3V hoặc 5V. -144- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Nhóm tín hiệu giao tiếp với vi xử lý chủ (Host Interface signals ): Đây là nhóm tín hiệu điều khiển từ vi xử lý chủ và tín hiệu hồi báo liên lạc về, đảm bảo cho khối MPEG Decoder hoạt động đồng bộ, nhịp dàng trong quá trình thực hiện giải nén tín hiệu Video. Minh hoạ như (Hình 18.5). Hình 18.5 - Nhóm tín hiệu giao tiếp với vi xử lý chủ + Tín hiệu Chọn chip ( /CS): Chân nhận lênh chọn chíp của vi xử lý chủ, khi mạch Decode được dùng để thao tác đọc hoặc ghi. Mức tích cực là “L”. + Tín hiệu HADDR(2:0): Trường hợp ghi cụ thể như HADDR (2:0) nghĩa là có 3 tín hiệu địa chỉ do HOST chỉ định tương ứng Bus 3 bit địa chỉ của vi xử chủ chỉ định để chọn 1 trong 8 thanh ghi trong IC Decode thuộc khối Host interface Controller Logic. + Tín hiệu /RD (Read Strobe) : Tín hiệu chọn Mpeg Decoder cho việc thực hiện đọc hoặc ghi. Trường hợp này, mức tích cực thấp thực hiện đọc. + Tín hiệu HDATA (7:0): Trường hợp ghi cụ thể như vậy nghĩa là Bus 8-bit dữ liệu 2 chiều giao tiếp với vi xử chủ (Host). Host ghi data đến mạch Mpeg Decoder theo nguyên tắc FIFO qua HDATA[7:0]. Host cũng đọc và ghi vào các thanh ghi bên trong IC Decode và SDRAM/ROM nội qua HDATA[7:0]. Khối Mpeg Decoder cũng gửi các dữ liệu yêu cầu đến Host thông qua BUS này. + Tín hiệu /WAIT: Tín hiệu báo đợi về HOST khi tín hiệu CS tác động và tín hiệu báo đợi xác nhận lại khi khối Mpeg Decoder sẳn sàng hoàn thành chu kỳ truyền data. Mức tích cực thấp “L”. + Tín hiệu /INT (Interrupt request) : Tín hiệu yêu cầu ngắt gửi đến HOST. + Tín hiệu R/W (Read/ Write): Tín hiệu cho phép Mpeg Decoder đọc/ ghi Data ra Bus data. Read =”H” cho phép đọc và Write = “L” cho phép ghi. - Nhóm tín hiệu giao tiếp với khối CD (CD Interface): Đây là ngõ vào tín hiệu chung cho cả của khối MPEG Decoder (Video & Audio) , có 4 đường tín hiệu quan trọng nhất từ khối CD-DSP mà ta phải quan tâm. Sơ đồ khối minh họa như (Hình 18.6) sau: Hình 18.6 - Nhóm tín hiệu giao tiếp với khối CD + Tín hiệu CD-DATA: Dữ liệu CD thu từ khối CD-DSP theo chuổi nối tiếp (Serial). + CD-LRCK (CD Left – Right Clock): Cấp từ 16 bit đồng bộ (Left – Right) cho khối giải mã nén, và có cực tính riêng biệt ( hoặc mức cao cho Left channel và ngược lại cho Right channel). + CD-BCK (CD-Bit Clock): Xung đồng bộ bit CD. -145- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD + CD-C2PO: Là tín hiệu báo lỗi data cho khối MPEG Decoder, khi có lỗi CD xuất hiện thì CD-C2PO = “H” , khối MPEG Decoder sẽ giữ hình ảnh trước đó cho đến khi có hình ảnh kế tiếp không lỗi. - Nhóm tín hiệu giao tiếp với bộ nhớ (DRAM/ROM interface): Tuỳ theo thiết kế IC –MPEG Decoder và HOST mà giao tiếp với DRAM/ROM có các tín hiệu điều khiển có phần khác nhau nhưng có cấu trúc chung nhất là phải có các tín hiệu sau: + /CAS (Column Address Strobe): Địa chỉ cột ô nhớ (lưu trữ). + /RAS (Row Address Strobe): Địa chỉ hàng ô nhớ (lưu trữ). + MADDR[20:0] (Memory address): Địa chỉ nhớ với 20 bit địa chỉ, tuỳ theo máy mà số bit địa chỉ khác nhau (tuỳ dung lượng). + MDATA[15:0] (Memory Data Bus): Dữ liệu của ô nhớ với số bit là 16. + MWE (Memory Write Enable): Cho phép ghi vào ô nhớ. + /ROM-CS ( Rom Chip Select): Tín hiệu chọn chip ROM để đọc. + /SD-CAS ( SDRAM- Column Address Strobe): Tín hiệu địa chỉ cột của SDRAM. + /SD-RAS ( SDRAM- Row Address Strobe): Tín hiệu địa chỉ hàng của SDRAM. + SD-CLK (SDRAM-Clock): Tín hiệu xung CLK cấp cho SDRAM. + /SD-CS[1 :0] (SDRAM-Chip Select): Tín hiệu chọn chip SDRAM để thực hiện ghi/ đọc. + LDQM (Datain put/output mask):T ín hiệu cho phép lọc (Mask) dữ liệu v ào/ ra. + /UDQM: Tín hiệu không cần lọc (Mask) dữ liệu vào/ ra. c. Nhóm tín hiệu giao tiếp âm thanh số (Digital Audio Interface): Là các tín hiệu vào cấp cho khối giải nén tiếng: + DAI_DATA: Dữ liệu PCM âm thanh vào. + DAI_LRCK: Xung đồng bộ PCM âm thanh kênh trái-phải. + DAI_BCK: Xung đồng bộ bit PCM (đồng bộ bit). d. Nhóm tín hiệu giao tiếp âm thanh (Audio Interface Signals): Là các tín hiệu ra cấp cho khối DAC thực hiện chuyển đổi âm thanh số sang tượng tự gồm : + DA_DATA: Dữ liệu âm thanh số nối tiếp ra sau khi đã giải mã cấp cho khối DAC. + DA_LRCK: Xung đồng bộ âm thanh PCM kênh trái-phải. Dùng để nhận dạng kênh tráI và kênh phải (để tách kênh). + DA_BCK: Xung đồng bộ bit PCM được chia 8 từ DA_XCK + DA_XCK: Xung đồng hồ bên ngoài được sử dụng để tạo ra DA_BCK và DA_LRCK. 18.1.4. Khối chuyển đổi tín hiệu âm thanh dạng số sang tương tự (DAC): a. Sơ đồ khối chức năng mạch DAC trong máy CD/VCD: (Hình 18.7) Hình 18.7: Sơ đồ khối chức năng mạch DAC trong máy CD/VCD. b. Nguyên lý hoạt động của mạch DAC: + Khối Serial Data Input : -146- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Thực hiện đồng thời các nhiệm vụ: Tách DATA kênh L và R thành 2 kênh riêng biệ - Chuyển đổi Data vào nối tiếp thành song song. Quá trình thực hiện tách kênh được thể hiện thông qua dạng sóng như (Hình 18.8). Hình 18.8: Biều đồ dạng sóng thực hiện tách kênh L-R. Trong đó: - BCK - đóng vai trò là xung clock để dịch bit data. - LRCK- Đóng vai trò để phân đường chọn data kênh trái và phải. Tương ứng mức logic 0/1. - ứng với LRCK= 1 -> cho qua các Bit DATA của kênh L. - ứng với LRCK= 0 -> cho qua các Bit DATA của kênh R. - Quá trình chuyển đổi Data nối tiếp thành song song có thể dùng nhiều cách: Ví dụ : - Dùng bộ phân kênh: Lúc này LRCK là tín hiệu chuyển mạch cho bộ phân kênh L hoặc R và chuyển mạch cho mạch DAC tại ngõ vào và ra còn BCK là tín hiệu dịch data. - Dùng các thanh ghi dịch nối tiếp thành song song: Lúc này BCK là tín hiệu dịch data. LRCK là tín hiệu điều khiển mạch chốt và chuyển mạch vào/ ra khối DAC. + Khối lọc số (Digital Filter): Có nhiệm vụ khôi phục các bit DATA một cách chính xác hơn. + Khối DAC: Sau khi có các từ mã (các bit song song) của các kênh L, R tương ứng với một mức lượng tử, khối DAC thực hiện chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự. + Các OPAMP: Đóng vai trò như phần tử khuếch đại đệm. Tín hiệu ra của 2 OPAMP sẽ đưa đến 2 mạch lọc thông thấp (LPF) đề khối phục lại âm thanh tương tự của kênh L và R. 18.2. Khảo sát và phân tích mạch giải mã nén tín hiệu tiếng trên máy CD/VCD thực tế: 18.2. 1 . Cung cấp tài liệu liên quan đến mạch giải mã nén tín hiệu tiếng của máy đang thực hành tại xưởng: Bao gồm. - Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa mạch giải mã nén tín hiệu tiếng với các khối chức năng của hãng sản xuất. - Sơ đồ mạch điện nguyên lý ( Schematic Diagram) mạch giải mã nén tín hiệu tiếng. - Bảng tóm tắt các thống số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được nthể hiện ngay trên Schematic Diagram. - Các tài liệu hổ trợ khác (nếu có). -147- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 18.2.2. Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích: Gồm các bước sau: - Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa khối giải mã nén tín hiệu tiếng với các khối chức năng. - Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram). - Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể so dung ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất). - Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. Sau đây sẽ giới thiệu máy VCD của Hãng JVC _MX-J770V minh hoạ cho các bước nêu trên:Cung cấp tài liệu: - Cho sơ đồ liên lạc tổng thể như (Hình 18.9) - Cho sơ đồ mạch điện nguyên lý như ( Hình 18.10a ;b; c và d). - Các thống số kỹ thuật được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. Hình 18.9 - Sơ đồ liên lạc tổng thể -148- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 18.10a - Sơ đồ mạch điện nguyên lý AUDIO MPEG Decoder -149- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 18.10b - Sơ đồ mạch điện nguyên lý MPEG Decoder -150- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 18.10c - Sơ đồ mạch điện nguyên lý MPEG Decoder -151- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 18.10d - Sơ đồ mạch điện nguyên lý MPEG Decoder a . Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa khối AUDIO MPEG Decoder với các khối chức năng : => Các Nhóm tín hiệu liên lạc với AUDIO MPEG Decoder đã giới thiệu tương tự như phần lý thuyết. Sau đây là bảng tóm tắc cho IC này để học sinh làm tài liệu tự tra cứu tham khảo: -152- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD -153- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD -154- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD b. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý lần lượt theo từng nhóm chức năng như đã phân loại ở Sơ đồ khối tổng quát và sơ đồ khối của hãng sản xuất, từ đó ta nhận biết các khối chức năng liên quan như đã trình bày cụ thể ở bảng trên. Từ đó, ta sẽ làm quen dần với cấu trúc của mạch giải mã nén hình và rèn luyện để có khả năng đọc và phân tích bất kỳ một mạch giải mã nén hình của nhiều máy VCD khác. c. Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hang sản xuất): Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiên qua tiếng việt. Sau khi đã quen thuộc ta nên khai thác trực tiếp phần sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất và chỉ lặp lại thao tác này khi ta gặp máy không có đầy đủ tài liệu. Ví dụ: - Cho tài liệu về máy VCD thực tế đang thực hành. - Học sinh tự tóm tắc mạch giải nén của máy mình đang thực hành trên cơ sơ tài liệu và máy thực tế. ( Xem như là bài tập mà học sinh phải làm ). - Vẽ tóm tắc lại các nhóm liên lạc và cụ thể hoá cho các chân. - So sánh với tài liệu lý thuyết đã học. d. Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: - Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh -155- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo ,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát. - Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu: Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dung cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Khi đo cần chú ý đến biên độ, tần số, và nhiễu đối với tín hiệu là Data, xung Clock. Độ lớn và nhiễu đối với tín hiệu logic, hay áp DC. Tuỳ vào chức năng của các tín hiệu mà ta cần phải cho máy hoạt động cho phù hợp khi cần kiểm tra, thông thường các thông số được đo ở chế độ Play. Chỉ nên kiểm tra các điểm Test quan trọng theo thứ tự khi ghi vấn hư hỏng do khối giải mã nén hỏng: + Nhóm tín hiệu chung cho hệ thống. + Nhóm tín hiệu vào từ khối CD-DSP. + Nhóm tín hiệu giao tiếp với SDRAM/EPROM. + Nhóm tín hiệu giao tiếp với HOST. Trên cơ sở lý thuyết đã học ta lần lượt đo các thông số tại các chân và các điểm TP theo Schematic của máy. như mạch trên có đủ tất các thông số ở các chân quan trọng. 18.2.3. Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Máy có hình bình thường – không có tiếng ở ngõ ra. - Máy có hình bình thường –có tiếng nổ. 18.3. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch giải nén tín hiệu AUDIO: Ta đã biết mạch giải nén Video/ Audio thường được tích hợp chung trên một IC, và 2 phần này có các tín hiệu chi phối chung cho cả 2 phần. Nghĩa là, khi phần chung hỏng thì cả hình và tiếng đều mất. Như vậy, khi hỏng thuộc phần âm thanh ta chỉ quan tâm đến phần riêng thuộc phần âm thanh mà thôi. Nói cách khác, khi hỏng về phần âm thanh ta cần quan tâm đến: + Các ngõ vào giao tiếp âm thanh (DAI_DATA; DAI_BCK; DAI_LRCK) và ngõ ra (DATA; BCK; LRCK; XCK) với khối giải nén. + Ngõ điều khiển MUTE âm thanh. + Mạch DAC. + Mạch khuếch đại âm thanh đưa tới ngõ ra và các mạch trộn. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗi máy sẽ khác nhau. 18.3.1. Máy có hình bình thường – không có tiếng ở ngõ ra: Đây là hiện tượng hư hỏng chỉ có thể liên quan đến phần riêng của mạch âm thanh, do có hình ảnh bình thường nên khả năng hỏng khối giải nén ít xảy ra. Do đó, ta lần lượt kiểm tra theo thứ tự ưu tiên bắt đầu từ ngõ ra âm thanh trở về khối giải nén, tức là các khối: + Ngõ điều khiển và mạch điều khiển âm thanh (MUTE âm thanh, điều khiển âm lượng). + Mạch khuếch đại âm thanh đưa tới ngõ ra và các mạch trộn. + Mạch DAC . -156- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD + Cuối cùng là mạch giải nén âm thanh. Ta cần kiểm tra nhanh để loại trừ vùng mạch hư hỏng trước khi đi vào chi tiết. Thông thường hay hỏng các mạch từ DAC cho đến ngõ ra âm thanh. Trường hợp nghi vấn mạch giải nén âm thanh hỏng: Ta lần lượt kiểm tra các tín hiệu vào/ra khối giải nén âm như đã đề cập ở trên theo thông số của nhà sản xuất (Schematic). Nếu có dao động XCK cấp từ bên ngoài vào ta cần phải kiểm tra mạch này hoặc đường tín hiệu này. Cuối cùng ta thay thử IC giải nén. 18.3.2. Máy có hình bình thường –có tiếng nổ: Có tiếng nổ chứng tỏ từ mạch DAC cho đến ngõ ra âm thanh thông suốt, để thử chắc hơn ta tăng âm lượng. Nếu có tác dụng chứng tỏ thông suốt. Nếu âm thanh nhỏ, nhiễu thì khả năng hư hỏng hoàn toàn thuộc mạch tương tự, tức từ ngõ ra DAC đến ngõ ra âm thanh. Trường hợp này, thực tế đã gặp là hỏng khối giải nén âm thanh. Thay IC giải nén -> máy hoạt động bình thường. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU 1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch giải mã nén tín hiệu hình. 2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch giải mã nén tín hiệu tiếng của các hãng sản xuất. 3. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý mạch giải mã nén tín hiệu tiếng của các máy thông dụng. 4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch giải mã nén tín hiệu hình. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 18 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch giải mã RGB và VIDEO.AMP . Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch giải mã RGB và VIDEO.AMP của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch giải mã nén tín hiệu tiếng( MPEG – AUDIO DECODER)? Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch giải mã nén tín hiệu tiếng(MPEG – AUDIO DECODER)? Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch giải mã nén tín hiệu tiếng? -157- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 19 : Bộ nhớ ram và rom trong máy CD/VCD Giới thiệu: Đây là bài học giới thiệu về bộ nhớ RAM, ROM các máy CD/VCD. Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng liên quan đến mạch RAM, ROM của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD. - Chẩn đoán, kiểm tra và thay thế được bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD đúng tiêu chuẩn thiết kế. Nội dung chính: 19.1. Cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD: Do bài học chỉ viết cho cấp độ trung cấp nên sơ đồ khối chức năng bên trong sẽ không trình bày (nếu muốn hiểu sâu, học module Kỹ thuật vi xử lý), chỉ trình bày sơ đồ khối dạng tóm tắc tổng quát các tín hiệu liên lạc vào/ ra và các tín hiệu quang trọng đảm bảo cho mạch hoạt động. 19.1.1. Đối với RAM: thường trong các máy CD/VCD dùng loại DRAM (Dynamic RAM : Ram động) a. Sơ đồ cấu trúc chung của RAM: (Hình 19.1) Hình 19.1 - Sơ đồ cấu trúc của DRAM b. Chức năng, nhiệm vụ của bộ nhớ RAM: * Nhiệm vụ của RAM là để lưu trữ tạm thời các dữ liệu phục vụ cho việc giải nén MPEG. * Chức năng của các khối: - Control logic: bộ điều khiển logic. - Clock Generator: Bộ tạo xung nhịp (xung đồng hồ) dùng cho việc truy xuất data. - Column Address Buffer & Refresh counter: Bộ đếm , đệm và làm tươI địa chỉ cột. - Row Address Buffer & Refresh counter: Bộ đếm , đệm và làm tươI địa chỉ hàng. - Column DECODER & Latch circuit: mạch chốt và giải mã theo hàng. - Sence Amplifier: bộ khuếch đại cảm nhận. - Bank A, B : chứa các mãng nhớ (Memory Array). Tuỳ vào dung lượng của RAM là bao nhiệu mà kích thước và số lượng mãng nhớ sẽ khác nhau. - In/Out Buffer: bộ đệm dữ liệu vào /ra. - Command decoder: bộ giải mã lệnh. -158- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Mode register: Thanh ghi Mode. 19.1.2. Đối với ROM: Thường dùng là EPROM. a. Sơ đồ cấu trúc chung của ROM: (Hình 19.2) Hình 19.2 - Sơ đồ cấu trúc của ROM + Nhiệm vụ của ROM: Là lưu trữ các dữ liệu điều khiển và các dữ liệu hiển thị, cũng như hình ảnh đặc trưng của hãng sản xuất. Do đó, các dữ liệu này do nhà sản xuất lập trình và nạp trong ROM. 19.2. Nguyên lý hoạt động của bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD: (Hình 19.3) 19.2.1. Đối với RAM: Các đường địa chỉ (Address) và dữ liệu (Data) giao tiếp trực tiếp với IC giải nén MPEG. Trong máy CD/VCD, dung lượng của RAM dao động từ 1Mbyte -> 16Mbyte. Thông thường là 4Mbyte. Hoạt động của bộ nhớ RAM dùng để lưu trữ các dữ liệu sau: + Lưu tạm thời các dữ liệu nén chứa các thông tin về hình ảnh và âm thanh (Compressed audio and videdoa ta ) trong lức chờ giải nén. + Khung thông tin giải mã về hình ảnh và âm thanh cần hiển thị ngay. + Các khung thông tin tham chiếu giải mã của ảnh dự đoán trong quá khứ và tương lai. + Các thông tin lệnh điều khiển thực hiện quá trình giải nén. + Các thông số Header của chuổi dữ liệu nén (Bitstream). + Và lệnh FIFO. Hoạt động chi tiết diễn ra bên trong RAM trong quá trình thực hiện giải nén rất phức tạp, do giới hạn của giáo trình chỉ viết cho công nhân ở cấp độ để sửa chữa, chứ không thiết kế, nên không đi sâu chi tiết quá trình điều khiển truy cập RAM mà chi quan tâm các mối giao tiếp quan trọng giữa RAM với khối Giải nén nhằm phục vụ cho quá trình chẩn đoán sửa chữa khi có sự cố liên quan đến RAM. 19.2.2. Sơ đồ giao tiếp chung giữa RAM/ROM với khối giải mã nén MPEG: a. Sơ đồ giao tiếp chung giữa RAM/ROM: Hình 19.3: Sơ đồ giao tiếp chung giữa RAM/ROM với khối giải mã nén MPEG -159- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD b. Giới thiệu các tín hiệu giao tiếp : - /CAS (Column Address Strobe): Địa chỉ cột ô nhớ (lưu trữ). - /RAS (Row Address Strobe): Địa chỉ hàng ô nhớ (lưu trữ). - MADDR[20:0] (Memory address): Địa chỉ nhớ với 20 bit địa chỉ, tuỳ theo máy mà số bit địa chỉ khác nhau (tuỳ dung lượng). - MDATA[15:0] (Memory Data Bus): Dữ liệu của ô nhớ với số bit là 16. - /MWE (Memory Write Enable): Cho phép ghi vào ô nhớ. - /ROM-CS ( Rom Chip Select): Tín hiệu chọn chip ROM để đọc. - /SD-CAS ( SDRAM- Column Address Strobe): Tín hiệu địa chỉ cột của SDRAM. - /SD-RAS ( SDRAM- Row Address Strobe): Tín hiệu địa chỉ hàng của SDRAM. - SD-CLK (SDRAM-Clock): Tín hiệu xung CLK cấp cho SDRAM. - /SD-CS[1 :0] (SDRAM-Chip Select): Tín hiệu chọn chip SDRAM để thực hiện ghi/ đọc. - LDQM (Data input/output mask): Tín hiệu cho phép lọc (Mask) dữ liệu vào/ra. - /UDQM: Tín hiệu không cần lọc (Mask) dữ liệu vào/ ra. 19.3. Khảo sát và phân tích mạch điện bộ nhớ RAM và ROM trên máy CD/VCD thực tế: 19.3.1. Cung cấp tài liệu liên quan đến bộ nhớ RAM và ROM của máy đang thực hành tạixưởng: Bao gồm. - Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng của hãng sản xuất. - Sơ đồ mạch điện nguyên lý ( Schematic Diagram) mạch điện bộ nhớ RAM và ROM. - Bảng tóm tắt các thống số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. - Các tài liệu hổ trợ khác (nếu có). 19.3.2. Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích: Gồm các bước sau: - Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa bộ nhớ RAM và ROM với các khối chức năng. - Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram). - Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất). - Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. Sau đây sẽ giới thiệu máy VCD sử dụng Bo giải nén thông dụng dùng IC giải nén CL8830 minh hoạ cho các bước nêu trên :Cung cấp tài liệu: - Cho sơ đồ liên lạc tổng thể như (Hình 19.4) - Cho sơ đồ mạch điện nguyên lý như ( Hình 19.4a ; b). - Các thống số kỹ thuật được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. -160- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 19.4 - Sơ đồ liên lạc tổng thể -161- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 19.4a - Sơ đồ mạch điện nguyên lý bộ nhớ RAM dùng trên bo giải nén sử dụng IC _CL8830 -162- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 19.4b - Sơ đồ mạch điện nguyên lý bộ nhớ ROM dùng trên bo giải nén sử dụng IC _CL8830 a. Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa bộ nhớ RAM/ROM với các khối chức năng : - Nhìn vào Sơ đồ khối liên lạc tổng thể ta thấy RAM chính là IC 7 và ROM chính là U2. Cả hai chỉ liên lạc với IC giải mã nén MPEG chính là IC4 (CL8830). b. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý. - Đối với RAM : (Hình 19.4a ) có dung lượng 4Mbyte, 50 chân. + Các chân địa chỉ được ký hiệu từ (A0 –A11): Cụ thể từ chân 19, 20 A10, A11. Chân (21 -> 24) (A0 -> A3). Chân (27-> 32) (A4 -> A9). + Các chân Data được ký hiệu từ (D0 –D15): Cụ thể từ chân 2, 3 D0, D1. Tương tự như vậy, nhìn sơ đồ mach nguyên lý ta nhận được các chân còn lại. + Các chân nhận tín điều khiển: gồm các chân CLK, chân /CS, /RAS phân tích như đã giới thiệu ở phần chung. + Các chân cấp nguồn / đất: Gồm có Chân nhận nguồn cấp 3V3 (Vdd) ở các chân 1, 25 và 44. Các chân đất 0V (Vss) ở các chân 10, 26, 41, 50. - Đối với ROM: ( Hình 19.4b) có dung lượng 2Mbyte, 32 chân. + Các chân địa chỉ được ký hiệu từ (LA0 –LA17). + Các chân Data được ký hiệu từ (LD0 –LD7). + Các chân nhận tín điều khiển: Có chân CE (Chip Enable) cho phép chip hoạt động, còn chân /OE đấu đất. + Các chân cấp nguồn / đất: IC nhận nguồn +5Vcc tại chân 32 và chân đất tại chân 16. c. Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất): Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiến qua tiếng việt. Sau khi đã quen thuộc ta nên khai thác trực tiếp phần sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất và chỉ lặp lại thao tác này khi ta gặp máy không có đầy đủ tài liệu. -163- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD d. Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: - Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo ,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát. - Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu: Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dụng cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Thông thường ta chỉ quan tâm đến nguồn cấp/ đất và các tín hiệu điều khiển như : CLK, /CS, MWE, CE 19.3.3. Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Mất hiển thị - không điều khiển được. - Đĩa quay - Mất hình, mất tiếng. 19.4. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa bộ nhớ RAM/ROM trong máy CD/VCD: Hiện tượng hư hỏng ở đây ta chỉ quan tâm đến phần VCD là chủ yếu, còn phần CD xem bài mạch điều khiển hệ thống (CPU). Ta đã biết nhiệm vụ của RAM/ROM liên quan đến mạch giải nén MPEG. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗi máy sẽ khác nhau. 19.4.1. Mất hiển thị - không điều khiển được: Đây là hiện tượng mà vùng mạch có khả năng hư hỏng liên quan đến mạch giải nén, mạch hiển thị và mạch nhớ ROM. Ta đã biết, dữ liệu điều khiển và nội dung hiển thị được lập trình sẵn bởi nhà sản xuất và nạp trong ROM. Do đó, một trong 3 mạch này hỏng đều gây ra hiện tượng trên. Trong trường hợp ghi vấn mạch nhớ ROM hỏng ta lần lượt kiểm tra theo thứ tự như sau: - Kiểm tra nguồn cấp cho IC_ROM: Thường nguồn cấp cho ROM là +5V. - Kiểm tra chân CE (Chip Enable): Cho phép chip ROM hoạt động, tác động mức cao “H”. - Thay IC_ROM: Nếu các chân trên đều đảm bảo so với thông số chuẩn của máy thì ta tiến hàh thay IC_ROM. Khi thay IC_ROM cần lưu ý : - Phải ROM đúng với Model của máy, do ROM được lập trình theo IC giải nén. - Nếu không có ROM cùng model của máy thì ta có thể lấy ROM của máy khác nhưng phải chạy cùng IC giải nén. Cần phải chép lại ROM của máy cùng model trước khi thay vào. Nếu không các phím lênh sẽ sai chức năng. ví dụ bấm “Open/Close” thì hiển thị “Play” - Sau khi thay ROM thì có hiển thị, máy hoạt động được nhưng bấm các phím lệnh trên máy hoặc trên điều khiển từ xa thì sai chức năng, đèn hiển thị sai. Ta phải nạp lại chương trình cho ROM, hoặc lập trình lại cho ROM đối với các Bo VCD đa năng của Trung quốc. 19.4.2. Đĩa quay - Mất hình, mất tiếng: Đây là hiện tượng hư hỏng có thể liên quan đến nhiều vùng mạch chức năng có thể là: + Hỏng IC _RAM. -164- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD +Hỏng IC_ ROM. + Hỏng khối giải nén. - Trường hợp nghi vấn do mạch nhớ RAM: Ta đã biết nhiệm vụ của RAM là lưu trữ tạm thời các dữ liệu cần thiết trong quá trình chờ giải nén. Do đó, RAM vì lý nào đó mà không hoạt động, nhỉ nhiên không giải nén hình và tiếng được gây ra hiện tượng trên. Ta tiến hành kiểm tra RAM theo thứ tự sau: + Các chân cấp nguồn / đất: Gồm có Chân nhận nguồn cấp 3V3 (Vdd) ở các chân 1, 25 và 44. Các chân đất 0V (Vss) ở các chân 10, 26, 41, 50. như IC _RAM đã giới thiệu trên. + Các chân nhận tín điều khiển: gồm các chân CLK, chân /CS, /RAS phân tích như đã giới thiệu ở phần chung. Khi tất cả các chân trên đều đảm bảo ta tiến hành thay RAM cùng loại hoặc tương đương. - Trường hợp nghi vấn do khối giải nén: Xem bài 16 - Sửa chữa khối giải nén hình. - Trường hợp nghi vấn do mạch nhớ ROM: xem trường hợp trên (mục 4.1). 19.5. Giới thiệu sơ đồ chân RAM trên máy VCD dàn của hãng JVC: Máy này dùng SDRAM, dung lượng 16Mb, mã số: HY57V161610DTC8. Sơ đồ chân như sau: (hình 19.5) Hình 19.5 - Sơ đồ chân IC_SDRAM 18Mb YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 19 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch RAM và ROM . Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch mạch RAM và ROM của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc -165- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 20: Mạch vi xử lý chủ (HOST µP) Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về mạch vi xử lý chủ (Host mP) dùng trong các máy CD/VCD.Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch vi xử lý chủ (Host µP) của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của mạch vi xử lý chủ (Host µP). - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch vi xử lý chủ (Host µP). - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch vi xử lý chủ (Host µP) đúng tiêu chuẩn thiết kế. Nội dung chính: 20.1. Cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của mạch vi xử lý chủ (Host µP): Về mặt cấu trúc Host µP giống một chip Vi điều khiển, nó được thiết kế để thực hiện điều khiển quá trình giải nén Video và Audio trong máy VCD. Bao gồm các nhiệm vụ sau: + Thiết lập chế độ hoạt động ban đầu cho mạch giải nén MPEG. + Cung cấp dữ liệu nén cho mạch MPEG (Xem bài giải nén Video). + Giới thiệu trạng thái hay tình trạng của hệ thống giải nén. + Phối hợp với mạch điều khiển hệ thống (Micro Sysyem) để vận hành điều khiển các khối chức năng trong máy. 20.2. Sơ đồ giao tiếp của vi xử lý chủ (Host µP) với các khối chức năng: 20.2.1.Sơ đồ giao tiếp tổng quát: (hình 20.1) Hình 20.1: Sơ đồ giao tiếp tổng quát giữa Host với các khối chức năng khác. 20.2.2. Nguyên lý hoạt động của mạch vi xử lý chủ (Host µP: Hoạt động của Host µP rất phức tạp và tuân thủ theo chương trình lập trình, điều khiển do hãng sản xuất nạp trong ROM. Chẳng hạn: như quá trình truy xuất dữ liệu nén và quá trình giải nén hoàn toàn được điều khiển bởi Host µP. Mỗi hãng sẽ sản xuất một Host µP khác nhau tương ứng chương trình lập trình điều khiển cũng khác nhau. Do mục đích của giáo trình chỉ viết phục vụ cho việc sửa chữa, nên việc phân tích chi tiết qui trình hoạt động của Host µP sẽ không trình bày ở tập sách này, mà chỉ nêu tác dụng của các mối liên hệ thiết yếu với các khối chức năng thông qua sơ đồ giao tiếp, dạng sóng thiết yếu nhằm đảm bảo Host µP hoạt động. Vấn đề phân tich chi tiết sẽ được nêu ở các chuyên đề nâng cao kết với giáo trình vi điều khiển. 20.2.3. Các đường tín hiệu giao tiếp chính trên Host µP: Để có cái nhìn bao quát, tổng thể đối với mạch Host µP nói chung, cùng với tính phức tạp của mạch và với công nghệ cao của mạch tích hợp, nên vấn đề nắm vững hoạt động của mạch để phục vụ cho việc sửa chữa là chủ yếu, nên chúng ta cần thiết -166- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD nắm rõ mối quan hệ, liên lạc giữa mạch Host µP với các mạch chức năng khác trong máy. Tuỳ vào thiết kế của mỗi mạch mà các tín hiệu liên lạc giữa Host Micom với các khối chức năng phức tạp hay đơn giản, hoặc có thể Host được tích hợp chung với CPU System. a. Sơ đồ khối giao tiếp:( Hình 20.2). * Giao tiếp với khối MPEG: Gồm các đường tín hiệu sau. - HD - Host Data: Bus dữ liệu liên lạc với MPEG. - HA- Host Address: Bus địa chỉ liên lạc với MPEG. - /CS: tín hiệu chọn chip. - /Wait: tín hiệu đợi. - /INT: tín hiệu yêu cầu ngắt từ MPEG. - W/R: tín hiệu cho phép ghi/ đọc. - Reset: tín hiệu Host đặt lại mạch MPEG. *Giao tiếp với khối điều khiển hệ thống (CPU System): - MREQ - Maste Request: Yêu cầu tín hiệu vào từ CPU System. - Reset: Đặt lại tín hiệu vào Host Micom. - SRCLK – Serial Clock: Xung đồng hồ cấp cho Host. - SRDATA – Serial Data: Dữ liệu nối tiếp trao đổi với CPU System. - HRDY- Host ready: Báo tín hiệu sẳn sàng đến CPU System. - HREQ – Host Request: Yêu cầu xuất tín hiệu đến CPU System. Hình 20.2: Sơ đồ khối giao tiếp chi tiết giữa Host Micom với các khối chức năng. * Giao tiếp với khối RGB Encoder & DAC: - NTSC/PAL: tín hiệu điều khiển chuyển đổi hệ màu. - Reset: Đặt lại tín hiệu ra đến khối RGB Encoder & DAC. * Giao tiếp với khối ROM: - /OE – Out Enable: Cho phép xuất data. - /ROM CS – ROM Chip Select: Chọn chip ROM. - HA, HD: là các bus địa chỉ và dữ liệu liên lạc với ROM. b. Các đường tín hiệu giao tiếp chính trên khối giải nén hình: 20.3. Khảo sát và phân tích mạch vi xử lý chủ (Host µP) trên máy CD/VCD thực tế: 20.3.1. Cung cấp tài liệu liên quan đến mạch vi xử lý chủ (Host µP) của máy đang thực hành tại xưởng: Bao gồm. - Sơ đồ mạch điện nguyên lý ( Schematic Diagram) mạch vi xử lý chủ (Host µP). -167- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Bảng tóm tắt các thống số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. - Các tài liệu hổ trợ khác (nếu có). 20.3.2. Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích: Gồm các bước sau: - Hướng dẫn đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram). - Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có sơ đồ thì dùng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất). - Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. Sau đây sẽ giới thiệu máy VCD của Hãng JVC _MX-J770V minh hoạ cho các bước nêu trên: Cung cấp tài liệu: - Cho sơ đồ mạch điện nguyên lý như ( Hình 20.3a ;b; c, d, e, f). - Các thống số kỹ thuật được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. -168- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.3a - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom (1) Hình 20.3b - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom (2) -169- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.3d - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom (3) -170- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.3d - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom (4) -171- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.3e - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom với CPU SYSTEM (1) -172- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.3f - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom với CPU SYSTEM (2) -173- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.4a Hình 20.4b: -174- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD a. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý lần lượt theo từng nhóm chức năng như đã phân loại ở Sơ đồ khối tổng quát, từ đó ta nhận biết các khối chức năng liên quan như đã trình bày cụ thể ở bảng trên. Từ đó, ta sẽ làm quen dần với cấu trúc của mạch Host Micom và rèn luyện để có khả năng đọc và phân tích bất kỳ một mạch Host Micom của nhiều máy VCD khác. Ta phân tích các đường liên lạc như đã chỉ ở hình 3.2-2a và 3.2-2b như sau: b. Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này: Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiên qua tiếng việt. Ví dụ: + Cho tài liệu về máy VCD thực tế đang thực hành. + Học sinh tự tóm tắc mạch Host Micom của máy mình đang thực hành trên cơ sơ tài liệu và máy thực tế. ( Xem như là bài tập mà học sinh phải làm ). + Vẽ tóm tắc lại các nhóm liên lạc và cụ thể hoá cho các chân. + So sánh với tài liệu lý thuyết đã học. c. Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: - Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo ,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát. - Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu: Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dung cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Khi đo cần chú ý đến biên độ, tần số, và nhiễu đối với tín hiệu là Data, xung Clock. Độ lớn và nhiễu đối với tín hiệu logic, hay áp DC. Tuỳ vào chức năng của các tín hiệu mà ta cần phải cho máy hoạt động cho phù hợp khi cần kiểm tra, thông thường các thông số được đo ở chế độ Play. Chỉ nên kiểm tra các điểm Test quan trọng theo thứ tự khi ghi vấn hư hỏng do mạch Host Micom hỏng: + Nguồn cung cấp / đất. + Nhóm tín hiệu chung cho hệ thống và với CPUSYS: RESET, OSCin + OSCout, SRDATA, SRCLK. + Nhóm tín hiệu đến khối MPEG. + Nhóm tín hiệu giao tiếp với ROM. Trên cơ sở lý thuyết đã học ta lần lượt đo các thông số tại các chân và các điểm TP theo Schematic của máy. như mạch trên có đủ tất các thông số ở các chân quan trọng. 20.3.3. Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Máy không hình – không tiếng. -175- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 20.4. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch giải nén tín hiệu AUDIO: Ta đã biết mạch Host Micom thường được thiết kế để điều khiển khối MPEG. Nhưng cũng tuỳ máy mà HOST có thể có hoặc không. Nếu có Host Micom và khối CD được tách biệt thì ta có thể dùng đĩa CD để kiểm tra, nếu có âm thanh, còn khi dùng VCD hoặc đĩa MP3 thì không có tiếng và hình. Lức này có thể nói hư hỏng liên quan đến khối VCD. Nói cách khác, hư hỏng có thể rơi vào khối MPEG, RAM/ROM và Host Micom. Khi hư hỏng thuộc khối MPEG ta kiểm tra như bài sửa chữa mạch giải nén VIDEO. Sau đó kiểm tra Host Micom lần lược như sau và theo thông số của nhà sản xuất : + Nguồn cung cấp / đất. + Nhóm tín hiệu chung cho hệ thống và với CPUSYS: RESET, OSCin – OSCout, SRDATA, SRCLK. + Nhóm tín hiệu đến khối MPEG. + Nhóm tín hiệu giao tiếp với ROM. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗi máy sẽ khác nhau. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU 1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch vi xử lý chủ (Host µP). 2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch vi xử lý chủ (Host µP) của các hãng sản xuất. 3. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý mạch vi xử lý chủ (Host µP) của các máy thông dụng. 4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch vi xử lý chủ (Host µP). YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 20 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch vi xử lý chủ . Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch mạch vi xử lý chủ của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch vi xử lý chủ(Host µP)? Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch vi xử lý chủ? Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch vi xử lý chủ? -176- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 21: Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán hư hỏng thường gặp của máy CD/VCD Giới thiệu: Đây là bài học cuối cùng của Module Sửa chữa máy CD/ VCD. Trong bài này chỉ là những gợi, những hướng dẫn mang tính tổng thể nhằm giúp cho học viên luyện tập khả năng chuẩn đoán các hư hỏng của máy thông qua các hiện tương biểu hiện của máy. Bằng một số gợi. Thao tác, vận hành, kiểm tra nhanh theo kinh nghiệm để khoanh vùng những khối mạch có khả năng hư hỏng. Thực tế đến nay với sự phát triển của công nghệ vi mạch, máy CD/VCD kể cả DVD gần như được tích hợp hoàn hảo, nên việc chẩn đoán cũng phải tuỳ theo cấu trúc của máy và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người thợ. Do đó, trong bài này chắc chắn sẽ không hoàn hảo mà chỉ là những gợi ., nhằm giúp học viên tôi luyện từ những vấn đề rất cản bản và đối một số hiện tượng thông dụng mac thôi. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Mô tả đầy đủ các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra đối với máy CD/VCD. - Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng. - Điều khiển và điều chỉnh đầu máy CD/VCD một cách thành thạo. - Chẩn đoán đúng khối, vùng mạch có sự cố tương đối chính xác và nhanh chóng. Nội dung chính: 21.1. Những hiện tượng hư hỏng thường gặp: Trong máy CD/VCD những hiện tượng hư hỏng thường gặp có thể liệt kê theo thứ tự sau: 1.Máy im lìm – đèn báo nguồn không sáng. 2.Máy có đèn báo nguồn – không điều khiển được. 3.Không đưa đĩa vào/ ra được. 4.Máy báo ‘ No Disc’ rồi tự dừng. 5.Máy không hiển thị – không điều khiển được. 6.Máy mất hình – mất tiếng. 7.Máy có hình có tiếng bình thường – mất hiển thị. 8.Máy có hình – không tiếng. 21.2. Qui trình thử máy CD/VCD : Để chuẩn đoán hư hỏng của máy môt cách nhanh chóng chúng ta nên tuân thủ theo phương pháp sau đây: 21.2.1.Thu thập thông tin: Thực tế khi sửa chữa máy ta nên thực hiện bước thăm dò thông tin từ người sử dụng máy. Đây là bước tuy đơn giản nhưng giúp ta chẩn đoán hư hỏng của máy nhanh chóng bằng cách suy luận, loại suy từ thông tin của người dung thông qua một số câu hỏi mang tín xã giao và cũng là để thăm dò tình trạng máy trước khi hỏng, ngay khi hỏng hoặc khi đã hỏng: Ví dụ: Ta có thể hỏi người dùng hoặc khách hàng những câu hỏi theo trình tự sau: + Máy của anh (chị, ông, bà, cô, bác...) bị gì vậy ? là câu hỏi có ý hỏi hiện tượng. Nếu khách hàng biết họ sẽ trả lời và ta tiếp tục dẫn dắt, gợi ý để họ mô tả hiện tượng càng chính xác càng tốt. + Máy hỏng khi nào ? khi đang dùng ? khi mới bật máy ? sau khi tắt máy? để lâu rồi không dùng ? .... Nói chung, tuỳ vào câu hỏi ban đầu, tuỳ vào hiện tượng mà người sử dụng mô tả mà ta đặt câu hỏi một cách hợp lý nhắm thu thập thông tin chính xác nhất. 21.2.2. Thử máy : -177- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Đây là bước xác nhận lại thông tin mà ta thăm dò ở người dùng, nếu họ đang có mặt ta nên tận dụng để thăm dò kỹ hơn. Tuỳ thuộc tình trạng được khách hàng mô tả mà ta thực hiện thử máy nhanh theo 2 cách: + Kiểm tra nguội trước khi cắm điện, tức phải tháo máy: Cách này được áp dụng khi thấy có nguy cơ gây thêm hư hỏng hoặc có thể hư hỏng thêm trầm trọng như các hiện tượng: Khay đĩa bị kẹt, không mở khay đĩa được, máy bốc khói ... Kiểm tra nóng, tức thử khi chưa tháo máy: áp dụng khi không có khả năng gây hư hỏng thêm cho máy như các hiện tượng : không có đèn báo nguồn, báo ‘No Disc’, mất hiển thị, không hình – không tiếng... Như vậy: khi thử máy ban đầu để nhanh chóng ta hoàn toàn phụ thuộc vào thông tin khách hàng. Nếu không có thông tin khách hàng, bắt buột ta phải thực hiện lần lượt theo 2 bước đã nêu trên để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán sơ bộ thông qua các thao tác vận hành máy để quan sát hiện tượng, sờ bằng tay, ngữi bằng mũi và cuối cùng kiểm tra bằng thiết bị đo tại các điểm TEST của các khối chức năng đề khoanh vùng mạch có thể gây ra hư hỏng. Từ đó ta đi vào kiểm tra chi tiết cụ thể đối với mỗi khối chức năng. 21.3. Phương pháp xây dựng lưu đồ phân tích, phán đoán khối, mạch chức năng có khả năng bị sự cố từ các hiện tượng và kết quả kiểm tra sơ bộ: Trước khi xây dựng lưu đồ ta cần phải nắm chắc, rõ, bao quát mối quan hệ giữa các khối chức năng của toàn máy. Điều này không dể đối với người mới học xong nghề, nhưng nhất thiết phải luyện tập khả năng phân tích và tổng hợp các tư liệu của các máy đã sửa chữa, chưa sửa chữa nhưng có tài liệu để nghiên cứu và cập nhật các kiến thức mới từ thực tiễn, từ nhà sản xuất Từ đó tự rút ra cho mình một số sơ đồ chung, qui luật chung cho các đời máy. Tất nhiên ta nên nhớ, mọi cáI phát triển đều có tính thừa kế và được xây dựng trên một kiên thức có tính cơ bản và các sơ đồ của máy phát triển sau đều dựa trên sơ đồ được xây dựng từ các khối chức năng cơ bản nhất. Dưới đây là sơ đồ khối có tính đặc tính cơ bản trên thông qua sự đúc kết của các bài học trước. (Hình 3-1). 21.3.1. Sơ đồ khối chức năng cơ bản của máy CD/VCD: (Hình 21.1). Hình 21.1 - Sơ đồ khối chức năng cơ bản của máy CD/VCD -178- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 21.3.2.Cách xây dựng lưu đồ kiểm tra, chẩn đoán khối hư hỏng: Trên cơ sở hiện tượng hư hỏng ta xây dựng lưu đồ để kiểm tra, chẩn đoán khối mạch chức năng có thể hư hỏng. a. Máy im lìm – đèn báo nguồn không sáng: Hỏng khối nguồn cấp là chắc chắn. Nhưng hỏng do nguyên nhân gì gây ra ( thông tin thu thập). Tự nhiên hỏng – Nguồn AC quá cao/ quá thấp tại thời điểm hư hỏng – Do người dùng không cẩn thận gây ra... Cách kiểm tra sửa chữa nguồn cấp như sửa chữa nguồn ổn áp tuyến tính và ngắt mở trong máy Radio-Casette hay máy tăng âm. b. Máy có đèn báo nguồn – không điều khiển được : Đây là hư hỏng có thể liên quan nhiều khối chức năng, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các khối mà ta đã học thì hiện tượng này có thể do các khối sau: *Chẩn đoán: + Khối điều khiển hệ thống (CPU System). + Khối ROM liên quan đến mạch CPU System. + Khối giải nén MPEG. + Khối RAM/ROM liên quan đến mạch MPEG. *Lưu đồ kiểm tra: (Hình 21.2) c. Không đưa đĩa vào/ ra được: * Chẩn đoán: Liên quan đến các khối mạch chức năng: + Hệ thống khay đĩa. + Mạch MDA đóng/ mở khay đĩa và mô tơ. + Phím ấn. + Khối điều khiển hệ thống (CPU System). * Lưu đồ kiểm tra: (Hình 21.3) d. Máy báo ‘ No Disc’ rồi tự dừng: * Chẩn đoán: Liên quan đến các khối mạch chức năng: + Hệ cơ. + Khối Spindle mô tơ. + Khối MDA Spindle. + Khối Servo Spindle. + Khối MDA SLED Mô tơ. + Khối Laserpick-up. + Khối MDA Focus. + Khối Servo Focus. + Khối RF.Amp. + Khối DSP. * Lưu đồ kiểm tra: Hình 21.4 e. Máy không hiển thị – không điều khiển được. * Chẩn đoán: Liên quan đến các khối mạch chức năng: + Khối điều khiển hệ thống (CPU System). + Khối ROM liên quan đến mạch CPU System. + Khối giải nén MPEG. + Khối RAM/ROM liên quan đến mạch MPEG. * Lưu đồ kiểm tra: (Hình 21.5) -179- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD f. Máy mất hình – mất tiếng. * Chẩn đoán: Liên quan đến các khối mạch chức năng: + Khối giải nén MPEG. + Khối RAM/ROM liên quan đến mạch MPEG. + Khối Host Micom. * Lưu đồ kiểm tra: (Hình 21.6) g. Máy có hình - có tiếng bình thường – mất hiển thị. *Chẩn đoán: Khối hiển thị. h. Máy có hình – không tiếng . * Chẩn đoán: Liên quan đến các khối mạch chức năng: + Khối AUDIO DAC & AMP + Khối giải nén MPEG. * Lưu đồ kiểm tra: (Hình 21.7) Hình 21.2 - Lưu đồ kiểm tra và sửa chữa -180- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD (Hình 21.3) (Hình 21.4) -181- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD (Hình 21.5) (Hình 21.6) -182- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD (Hình 21.7) 21.4. Khảo sát và phân tích các lỗi giả trên máy CD/VCD mô hình dàn trải: 21.4.1. Đánh lỗi giả ngẫu nhiên: 21.4.2. Quan sát hiện tượng và phân tích hiện tượng: Gồm các bước sau: - Quan sát và thảo luận nhóm mô tả hiện tượng một cách chính xác. - Thảo luận nhóm và phân tích hiện tượng từ đó đưa ra các chẩn đoán vùng mạch có khả năng hư hỏng. 21.4.3. Tiến hành lập lưu đồ kiểm tra. 21.4.4. Tiến hành kiểm tra theo lưu đồ. 21.4.5. Kết luận vùng mạch hư hỏng. 21.4.6. Xác nhận kết quả nhờ công tắc giả lỗi. 21.5. Khảo sát và phân tích các hư hỏng trên máy CD/VCD thực tế: 21.5.1. Giáo viên tạo các hiện tượng hư hỏng phù hợp với thực tiễn. 21.5.2. Cho nhóm thực hành thực hiện theo các bước như mục 4.2 - 4.5. 21.5.3. Giáo viên phân tích và xác nhận lại kết quả chính xác cho học sinh. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU 1. Đọc các tài liệu của sơ đồ dàn trãI máy CD\VCD của Dự án GD dạy nghề trang bị tại xưởng thực hành. 2. Tham khảo sách “Tìm hỏng và sửa chữa đầu máy CD, LD, DVD, CD_ROM, VCD” của - Kỹ sư Nguyễn Minh Giáp. 3. Tham khảo sách “Máy đọc đĩa hình và phương pháp chuyển đổi máy CD sang VCD của Kỹ sư Phạm Đình Bảo. 4. Tự nghiên cứu và thảo luận tài liệu của các hãng sản xuất. 5. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các hư hỏng thường gặp ở các khối chức năng trong máy CD/VCD. -183- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 21 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được chính xác hiện tượng hư hỏng, nêu được đúng nguyên nhân gây hỏn, thực hiện được qui trình thử máy, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO: Nguyễn Tiên Các hệ truyền hình màu NTSC, PAL, SECAM, Đại học bách khoa Hà Nội, 1993 Phạm Đình Bảo. Nguyên lý và căn bản sửa chữa COMPACTDISC PLAYER tập 1, 2. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật. Nguyễn Văn Huy Sửa chữa đầu máy CD/VCD/DVD, NXB GD 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_may_cdvcd_phan_2.pdf