Ngoài việc không ngừng nghiên cứu và cải tiến cũng nhưghi nhận thêm các quyền và
nghĩa vụpháp lý hành chính của công dân, để đảm bảo quy chếpháp lý được hiện trên thực
tế, cần có các biện pháp sau đây:
Nâng cao trình độcủa cán bộquản lý hành hành chính nhà nước:
Đểnắm vững và vận dụng được các quyền và nghĩa vụpháp lý của công dân, tránh
trường hợp hạn chếhoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó do hiểu biết giới hạn,
vận dụng chưa nhuyễn, việc trước hết là phải nâng cao trình độcủa cán bộquản lý hành
hành chính nhà nước. Bởi vì, trên thực tếcho thấy, việc không hiểu thấu đáo quy chếpháp lý
hành chính có thểdẫn đến nhiều thiệt hại trên thực tếmà thiệt hại trực tiếp là đối với công
dân, chủthể đặt dưới sựquản lý của cơchếhành chính.
Ví dụ: Việc không hiểu vềcác trình tự, thủtục đểlập quy hoạch đất đai đến việc thực
hiện các bản quy hoạch này dẫn đến: quy hoạch không rõ ràng, khu tái định cưkhông được
thiết lập, hoặc được lập mà không có giá trịsửdụng hoặc có giá trịsửdụng không đúng mục
đích, đối tượng dẫn đến vi phạm quyền tái định cưcủa công dân
37
.
190 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 6263 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình luật hành chính Việt Nam - Phần I: Những vấn đề chung của luật hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp nông dân và đội ngũ trí thức".
Theo đó, mối quan hệ giữa nhà nước và bộ máy nhà nước đối với nhân dân có thể được trình
bày như sau:
29Cũng có thể tìm thấy nội dung này xuyên suốt trong các bản Hiến pháp khác của Việt Nam. Cụ thể hơn, đó
là Điều 1 Hiến pháp 1946, Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980.
165
Nhân dân
Quốc hội
Chính phủ TAND tối cao VKSND tối cao
Ghi chú: Các nhánh được trao quyền
Quy chế pháp lý hành chính của công dân ở nước ta có quá trình phát triển tương ứng với
các giai đoạn phát triển của đất nước. Cơ sở pháp lý của quy chế pháp lý hành chính của
công dân nói lên địa vị pháp lý của công dân trong lĩnh vực hành chính nhà nước. Hiến pháp
1992 đã kế thừa và phát triển các bảng Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và đã dành chương 5
quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Trên cơ sở những quy định chung của Hiến
pháp, nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm cụ thể hoá những quy định chung về
quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong điều kiện hiện nay, để mở rộng dân chủ xã hội chủ
nghĩa, nhà nước ta có kế hoạch từng bước sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định hiện hành
về quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo thêm các điều kiện cần thiết để công dân thực sự
tham gia vào quản lý nhà nước.
1.3 Xác định quốc tịch Việt Nam
Điều 49-Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Công dân nước Cộng hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt
Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Việc nhập, cho thôi quốc tịch cũng được thực hiện
166
bởi Chủ tịch nước30. Việc xác định quốc tịch dựa trên các quy định sau:
1.3.1 Đối với trẻ em sinh ra, việc xác định quốc tịch theo căn cứ như sau:
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là
công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là
công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt
Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân
nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào
thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt
Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có
quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không
quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc
tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam
1.3.2 Đối với trẻ em tìm thấy, việc xác định quốc tịch theo căn cứ như sau:
- Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ
là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam
nếu tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài hoặc chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ
mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.
1.3.3 Đối với con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt
Nam
- Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của
cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi
theo quốc tịch của họ.
- Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa
thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt
Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.
Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành
niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận
30 Điều 38, Luật quốc tịch Việt Nam 2008.
167
bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.
- Sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
1.3.4 Đối với con nuôi chưa thành niên
- Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ
quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có
quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công
nhận việc nuôi con nuôi.
- Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn
người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo
đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện nhất định về
con nuôi.
- Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự
đồng ý bằng văn bản của người đó.
Ngoài ra căn cứ để xác định quốc tịch khi được nhập quốc tịch Việt Nam, được trở lại quốc
tịch Việt Nam hoặc theo các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
1.4 Khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của công dân
1.4.1 Khái niệm
Quy chế pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công
dân trong quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện trong thực tế.
1.4.2 Đặc điểm
Trên cơ sở Hiến định và pháp định, thông qua các nguyên tắc trong quản lý hành
Chính nhà nước có thể nhận thấy quy chế pháp lý hành chính đối với công dân ở nước ta có
các đặc điểm sau đây:
Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân về chính trị,
kinh tế, văn hoá xã hội.
Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Quyền và nghĩa vụ của công dân chỉ có thể
bị hạn chế bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định chặt chẽ của pháp luật.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam nữ,
168
trình độ văn hoá, thành phần xã hội, nghề nghiệp, tín ngưỡng.
Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời31. Công dân được hưởng quyền đồng
thời phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách
nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân. Hơn nữa, trên thực tế có những quyền gắn
chặt với nghĩa vụ và rất khó để định ra ranh giới giữa chúng. Quyền bầu cử là một ví dụ
đơn cử.
Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thoả mãn làm cho khả
năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.
Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với công dân khi có hành vi vi phạm pháp
luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép.
Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lý hành chính của công dân để đảm bảo
cho công dân tham gia tích cực vào quản lý nhà nước.
1.5 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong quản lý hành chính nhà nước
Phạm vi nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân rất rộng và bao gồm tất cả các lĩnh
vực của quản lý hành chính nhà nước. Cơ sở pháp lý của các quyền và nghĩa vụ này được
quy định trong Hiến pháp 1992, các văn bản luật và một số văn bản dưới luật. Nội dung cơ
bản của các quyền và nghĩa vụ này bao gồm:
1.5.1 Các quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực quản lý hành chính - chính trị
♦ Quyền:
- Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 52-Hiến pháp 1992);
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 53-Hiến pháp 1992);
- Quyền bầu cử và ứng cử (Điều 54-Hiến pháp 1992);
- Quyền tự do cư trú và tự do đi lại ở trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước
theo quy định của pháp luật (Điều 68-Hiến pháp 1992);
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu
tình theo quy định của pháp luật (Điều 69-Hiến pháp 1992);
- Quyền tự do tín ngưỡng (Điều 70-Hiến pháp 1992);
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm (Điều 71-Hiến pháp 1992);
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 73-Hiến pháp 1992);
31 Điều 51, Hiến pháp 1992.
169
- Quyền khiếu nại tố cáo (Điều 74-Hiến pháp 1992);
♦ Nghĩa vụ: Bên cạnh các quyền này, công dân còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau
- Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc (Điều 76-Hiến pháp 1992);
- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc (Điều 77-Hiến pháp 1992);
- Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng (Điều 78 -Hiến
pháp 1992);
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự an
toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều
79-Hiến pháp 1992);
1.5.2 Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực kinh tế
- Quyền và nghĩa vụ lao động (Điều 55 -Hiến pháp 1992);
- Quyền được hưởng lương và được nhà nước bảo đảm thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội,
chế độ bảo hộ lao động, chế độ nghỉ ngơi, làm việc...(Điều 56-Hiến pháp 1992);
- Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (Điều 57-Hiến pháp 1992);
- Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản
xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (Điều
58-Hiến pháp 1992);
- Quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật (Điều 62-Hiến pháp 1992);
- Song song với các quyền của công dân trong lĩnh vực kinh tế thì công dân còn có
nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật (Điều 80-Hiến pháp
1992).
1.5.3 Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực văn hoá xã hội
- Quyền và nghĩa vụ học tập (Điều 59-Hiến pháp 1992);
- Quyền nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá
sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác
(Điều 60-Hiến pháp 1992);
- Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ và nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ
sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng (Điều 61-Hiến pháp 1992).
- Quyền của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ được hưởng các chính sách ưu đãi
của nhà nước (Điều 67-Hiến pháp 1992);
170
- Quyền của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người không nơi nương tựa được nhà
nước và xã hội giúp đỡ (Điều 67-Hiến pháp 1992);
- Nghĩa vụ bảo vệ các di sản văn hoá dân tộc (Điều 34-Hiến pháp 1992).
Các quyền và nghĩa vụ nêu trên một mặt tạo điều kiện cho công dân thực hiện các hoạt động
trong đời sống của mình (về cả đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội), mặt khác tạo
điều kiện hoặc thông qua cơ sở pháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp ghi nhận sự tham gia của
công dân với tư cách là chủ thể quản lý (có thẩm quyền quản lý). Trong phạm vi nghiên cứu,
chúng ta sẽ đi sâu xem xét từng loại tư cách.
2. CÔNG DÂN- CHỦ THỂ QUẢN LÝ (CÓ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ)
Theo quy định của pháp luật cũng như trên thực tế, các trường hợp công dân được
trao quyền quản lý hành chính nhà nước không nhiều. Điều này cũng có lý do bởi vì tất cả
mọi người dân với trình độ, nghề nghiệp khả năng khác nhau không thể và cũng không nên
tham gia tất cả vào quản lý nhà nước. Một trong những nguyên tắc của tổ chức bộ máy nhà
nước là gọn nhẹ và hiệu quả. Thế nên, dù các trường hợp tham gia quản lý không nhiều
nhưng vẫn thể hiện được phần nào bản chất dân chủ của nhà nước ta.
2.1 Là chủ thể quản lý trực tiếp
Quản lý nhà nước là công việc trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi nhà nước,
thông qua các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền. Công dân với tư cách của
mình chỉ tham gia quản lý trong những trường hợp thật sự cần thiết gắn bó với các hoạt động
bình thường của họ hoặc trong trường hợp khẩn cấp, cần thiết hạn chế hoặc ngăn chặn hành
vi vi phạm hành chính, hoặc chứa đựng nguy cơ có thật vi phạm các quy tắc quản lý nhà
nước.
Ví dụ: Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến
cảng có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Điểm K, Khoản 01, Điều 45 Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002).
Trường hợp này không giới hạn người chỉ huy đó là cán bộ-công chức hay không, thậm
chí cũng không giới hạn người Việt Nam hay nước ngoài, hễ trong trường hợp là người chỉ
huy thì có thể thực hiện quyền quản lý nêu trên.
2.2 Là chủ thể quản lý gián tiếp
Trên cơ sở lý luận và pháp lý, công dân có quyền và có thề thực hiện các quyền quản
lý nhà nước thông qua các cơ quan tổ chức
Thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Điều kiện trước hết để trở thành cán bộ, công chức là “công dân Việt Nam”32. Vì vậy,
32 Điều 04, Luật cán bộ, công chức 2008.
171
công dân Việt Nam có thể trở thành cán bộ, công chức hay không tuỳ thuộc vào các điều
kiện khác xác định trong từng cơ quan, tổ chức thể hiện qua quyết định chính thức công
nhận hoặc bổ nhiệm. Tuy nhiên, đã là cán bộ, công chức thì chắc chắn là công dân Việt
Nam. Điều này mang một ý nghĩa thoạt nhìn đơn giản nhưng thực tế lại rất lớn lao. Chính
công dân Việt Nam là chủ thể quản lý, thông qua cương vị công tác mà nhà nước giao phó
tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
Mặt khác trên cơ sở hiến định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,
thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước” (Điều 83, Hiến
pháp 1992); “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân” (Điều 119). Quy định này thể hiện
“Công dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những
các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân” (Điều 8 Hiến pháp 1992).
Cũng chính thông qua các cơ quan này, công dân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính
với tư cách là chủ thể quản lý. Dễ thấy nhất trong trường hợp đại diện cho công dân thực
hiện quyền giám sát, chất vấn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân về các vấn
đề trong quản lý nhà nước.
Thông qua các tổ chức xã hội mà công dân tham gia:
Công dân, thông qua quy định không giới hạn về việc cùng tham gia vào nhiều tổ chức
xã hội33, có thể hiện tư cách “người quản lý” thông qua nhiều kênh, nhiều cách.
3. CÔNG DÂN- CHỦ THỂ CỦA QUẢN LÝ (CHỊU SỰ QUẢN LÝ)
3.1 Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính với một bên
chủ thể là công dân
Trên thực tế, không phải bất kỳ hoạt động thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân
cũng phát sinh quan hệ pháp luật hành chính. Tuy nhiên khi có quan hệ pháp luật hành chính
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt thì quyền và nghĩa vụ của chủ thể cũng thay đổi tương
ứng. Cũng như các quan hệ pháp luật hành chính khác, cơ sở phát sinh, thay đổi và chấm dứt
QHPL HC đối với của một bên chủ thể là công dân đòi hỏi phải có ba yếu tố:
QPPL hành chính;
Sự kiện pháp lý hành chính;
Năng lực chủ thể hành chính, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành
chính;
3.1.1 Quy phạm pháp luật hành chính
Ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các
văn bản pháp luật khác chứa đựng những QPPL hành chính tương ứng. Nhà nước một mặt
33 Xem bài 06- Các tổ chức xã hội.
172
quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cho công dân, mặt khác tăng cường tạo ra những
điều kiện cần thiết để công dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó. Công dân sử dụng
các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể trong đó có
các quan hệ pháp luật hành chính. Hiện tại khi luật hành chính chưa được pháp điển hoá
thống nhất thì quy phạm pháp luật hành chính nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp
luật ở trung ương và địa phương. Đáng kể là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
01/10/2002, Luật khiếu nại, tố cáo 01/01/1999.
3.1.2 Sự kiện pháp lý hành chính
Yếu tố "sự kiện pháp lý" để phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính giữa công dân và
những chủ thể đại diện cho nhà nước có thể thuộc trong các trường hợp sau:
Sự kiện pháp lý phi ý chí (sự biến):
Là những sự kiện xảy ra trên thực tế ứng với các quy phạm pháp luật ngoài phạm vi nhận
thức và mong muốn của chủ thể.
Các ví dụ dễ thấy là trường hợp công dân sinh ra hoặc chết đi một cách tự nhiên. Các sự
kiện này sẽ làm phát sinh QHPL hành chính tương ứng (khai sinh), hoặc chấm dứt một
quan hệ pháp luật hành chính (khai tử).
Sự kiện pháp lý có ý chí (hành vi hành chính).
Là những sự kiện xảy ra trên thực tế ứng với các quy phạm pháp luật trong phạm vi nhận
thức và mong muốn của chủ thể. Trường hợp này phát sinh khi xảy ra một trong các
trường hợp sau đây:
- Khi công dân sử dụng quyền của mình;
- Khi công dân thực hiện nghĩa vụ của mình;
- Khi công dân không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước;
- Khi quyền và lợi ích của công dân bị xâm hại, nhà nước đứng ra khôi phục và bảo
vệ các quyền đó.
Việc phân biệt này có tác dụng nhất định trong việc xem xét đến tính có lỗi của chủ
thể. Rõ ràng vấn đề lỗi cố ý hoặc vô ý chỉ đặt khi và chỉ khi có hành vi. Ngược lại, nếu
đó là “sự biến” thì chủ thể hoàn toàn bị động, không có lỗi.
3.1.3 Muốn tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính để thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình, công dân phải có năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành
chính.
+ Năng lực pháp luật hành chính của công dân là khả năng công dân có các quyền và
nghĩa vụ được pháp luật quy định, bảo vệ trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Năng lực này vì
vậy về mặt nguyên tắc xuất hiện khi công dân sinh ra và mất khi công dân đó chết đi. Dĩ
173
nhiên, trong các trường hợp xác định, năng lực này có thể phát sinh sớm hơn (ví dụ: thai nhi
có khả năng được hưởng quyền thừa kế trước khi ra đời- quyền dân sự). Việc chấm dứt năng
lực pháp luật khi công dân đó chết có trường căn cứ trên cái chết thực tế, có trường hợp căn
cứ tuyên bố của toà án, nhưng vẫn phát sinh việc đăng ký khai tử34
+ Năng lực hành vi hành chính của công dân là khả năng công dân bằng hành động
của mình thực hiện những quyền và nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Về
mặt nguyên tắc, năng lực hành vi phát sinh khi công dân không mắc bệnh tâm thần hoặc các
bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi. Với tính đa dạng và phức tạp của các quan
hệ pháp luật hành chính, đội tuổi nói trên không thể xác định chính xác cho tất cả các quan
hệ pháp luật hành chính. Trong từng loại quan hệ khác nhau tương ứng, độ tuổi có năng lực
hành vi hành chính được xem là khác nhau.
Ví dụ 01: Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính: Người từ đủ 14 tuổi trở lên với
lỗi cố ý hoặc người từ đủ 16 tuổi trở lên về mọi hành vi vi phạm hành chính35. Trong trường
hợp này, năng lực hành vi hành chính hoàn toàn đầy đủ là 16 tuổi.
Ví dụ 02: Công dân nữ có quyền kết hôn ở độ tuổi 18 tuổi, công dân nam là 20. Điều
này làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính thông qua thủ tục đăng ký kết hôn do
UBND cấp xã của một trong hai bên có hộ khẩu thường trú lập. Trong trường hợp này, năng
lực hành vi hành chính hoàn toàn đầy đủ là 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối với nam.
Trên thực tế, các trường hợp quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện có thể
do sáng kiến của công dân hoặc được thực hiện trên cơ sở quyết định đơn phương của nhà
nước.
3.2 Các trường hợp công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ
Trường hợp công dân thực hiện quyền của mình trong các lĩnh vực khác nhau của quản
lý hành chính nhà nước. Trường hợp này có thể trực tiếp làm phát sinh quan hệ pháp luật
hành chính hoặc không.
Ví dụ 01: Khi công dân thực hiện quyền đi học, quyền tự do đi lại trong nước không trực
tiếp làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính.
Ví dụ 02: Công dân thực hiện quyền kết hôn hợp pháp, quyền đăng ký khai sinh thì trực
tiếp làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính với cán bộ, cơ quan hành chính nhà nước
có thầm quyền, đó là cấp giấy khai sinh, cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Trường hợp công dân thực hiện nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực của quản lý hành
chính nhà nước. Tương tự như việc thực hiện quyền, việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý chỉ
làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính trên thực tế khi có quy định của pháp luật về
sự quản lý trực tiếp của nhà nước trong lĩnh vực đó, trường hợp đó.
34 Xem Điều 81 Bộ luật dân sự 2005.
35 Xem Điều 6 Pháp lệnh XLVPHC có hiệu lực 01/10/2002, sửa đổi 2007.
174
Ví dụ: Công dân thực hiện nghĩa vụ về chấp hành an toàn giao thông: đi đúng phần
đường, dừng lại khi có tín hiệu giao thông, đội mũ bảo hiểm ở những nơi bắt buộc đội
mũ bảo hiểm...không trực tiếp làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính.
Trường hợp công dân yêu cầu chủ thể quản lý bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị người khác xâm hại hoặc cho là bị xâm hại nếu có căn cứ pháp lý.
Trường hợp này giới hạn trong phạm vi quyết định hành chính cá biệt và hành vi hành
chính cụ thể36.
Ví dụ: Công dân khiếu nại quyết định hành chính của Chủ tịch UBND huyện A khi có
căn cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của mình theo Điều 01, Luật khiếu nại, tố cáo 1999. Trường hợp này trực tiếp
làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính trong việc giải quyết khiếu nại hành chính.
3.3 Các điều kiện bảo đảm thực thi quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của công
dân
Ngoài việc không ngừng nghiên cứu và cải tiến cũng như ghi nhận thêm các quyền và
nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân, để đảm bảo quy chế pháp lý được hiện trên thực
tế, cần có các biện pháp sau đây:
Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý hành hành chính nhà nước:
Để nắm vững và vận dụng được các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân, tránh
trường hợp hạn chế hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó do hiểu biết giới hạn,
vận dụng chưa nhuyễn, việc trước hết là phải nâng cao trình độ của cán bộ quản lý hành
hành chính nhà nước. Bởi vì, trên thực tế cho thấy, việc không hiểu thấu đáo quy chế pháp lý
hành chính có thể dẫn đến nhiều thiệt hại trên thực tế mà thiệt hại trực tiếp là đối với công
dân, chủ thể đặt dưới sự quản lý của cơ chế hành chính.
Ví dụ: Việc không hiểu về các trình tự, thủ tục để lập quy hoạch đất đai đến việc thực
hiện các bản quy hoạch này dẫn đến: quy hoạch không rõ ràng, khu tái định cư không được
thiết lập, hoặc được lập mà không có giá trị sử dụng hoặc có giá trị sử dụng không đúng mục
đích, đối tượng dẫn đến vi phạm quyền tái định cư của công dân37.
Thủ tục hành chính phải gọn, rõ, chính xác và đồng bộ.
Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân được thực hiện thông qua thủ tục hành
chính. Nếu thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không rõ ràng dẫn tới các hậu quả:
+ Người dân ngán ngại thực hiện thủ tục hành chính, sẵn sàng vi phạm và chịu nộp phạt.
Ví dụ: Thủ tục xin giấy phép xây dựng phức tạp, dính dấp đến nhiều thủ tục khác (hợp
36 Xem Khoản 01, Điều 32 Luật khiếu nại, tố cáo 1998.
37 Điều 62, Hiến pháp 1992.
175
pháp đất đai, hợp pháp hoá hộ khẩu...) dẫn đến người dân sẵn sàng xây dựng không xin
phép và chịu nộp phạt. Tình trạng này trở thành phổ biến và ngày càng lan rộng vượt ra
ngoài phạm vi quản lý hành chính38
+ Tạo điều cho “cò trung gian” phát triển;
+ Là tiền đề dẫn đến tham nhũng, hối lộ.
Các biện pháp phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành
chính của công dân
Quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra, và khiếu nại tố cáo là những cơ chế bảo đảm việc
thực tiễn hoá việc tôn trọng và bảo vệ quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân. Điều này
thể hiện:
+ Công dân (chủ thể chịu sự quản lý) tuân thủ quy tắc quản lý nhà nước trước nhà nước,
trước các cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền (chủ thể của quản lý).
Ví dụ: Người khiếu nại, tố cáo có các nghĩa vụ: Trình bày trung thực sự việc, chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày39.
+ Cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền (chủ thể của quản lý hoặc không phải là chủ
thể quản lý) tuân thủ quy tắc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật trước nhà
nước, cơ quan nhà nước và trước công dân (chủ thể chịu sự quản lý)
Ví dụ: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay.
Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để;
mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của
pháp luật40.
+ Các tổ chức xã hội trong phạm vi hoạt động của mình cũng như những thẩm quyền
quản lý mà nhà nước giao giám sát, kiểm tra hoạt động đúng đắn trong quản lý nhà nước.
Ví dụ: Hội Nông dân chủ động tham gia hoà giải, giải quyết ngay tại cơ sở những mâu
thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, hạn chế khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp. Tạo điều
kiện để Hội đồng nhân dân cùng cấp nắm chắc tình hình nội bộ của nông dân, tiến hành
các biện pháp hoà giải để không xảy ra các điểm nóng;
38 Xem “Giải toả 1500 căn nhà xây dựng trái phép ở khu Nam đô thị TP HCM”, báo Thanh niên trang 04, thứ
5 ngày 12 tháng 09 năm 2002.
39 Xem Điều 18, Luật khiếu nại, tố cáo 1998.
40 Xem Khoản 01 Điều 03 Pháp lệnh XLVPHC 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2007.
176
4. QUAN NIỆM VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI, NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch là tổng
hợp các quyền mà người nước ngoài, người không quốc tịch được hưởng và những nghĩa vụ
mà họ phải thực hiện trước nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực hành chính nhà nước trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội được quy định trong các quy phạm pháp luật được nhà
nước Việt Nam ban hành, công nhận.
4.1 Khái niệm người nước ngoài, người không quốc tịch
Người nước ngoài: Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang
lao động, học tập, công tác trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Người không quốc tịch: là người không có quốc tịch bất kỳ quốc gia nào, cư trú trên lãnh
thổ Việt Nam. Những trường hợp không có quốc tịch có thể do:
- Mất quốc tịch cũ mà chưa có quốc tịch mới;
- Luật quốc tịch ở các nước mâu thuẫn với nhau;
- Cha mẹ mất quốc tịch hoặc không có quốc tịch thì con sinh ra cũng có thể không có quốc
tịch;
Ở nước ta không có sự phân biệt đối xử giữa người nước ngoài và người không quốc
tịch. Họ đều được quyền cư trú và làm ăn sinh sống, đều chịu sự tác động của cùng một quy
chế pháp lý hành chính. Do vậy từ đây gọi chung người nước ngoài và người không quốc
tịch bằng cụm từ “người nước ngoài”.
Do chính sách mở cửa của nước ta hiện nay nên số lượng người nước ngoài, người
không quốc tịch vào nước ta có nhiều loại với những mục đích khác nhau nhưng nhìn chung
có thể phân thành:
- Nhóm 01: nhóm người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú không thời
hạn ở Việt Nam. Nhóm thứ nhất đến Việt Nam thông thường nhằm mục đích thực hiện
các nhiệm vụ ngoại giao hoặc nhiệm vụ quốc tế tại Việt Nam theo sự uỷ thác của các
nước hoặc các tổ chức quốc tế có quan hệ với Việt Nam. Vì vậy, ngoài những quy chế
pháp lý hành chính chung dành cho người nước ngoài, nhóm này còn được áp dụng chế
độ ưu đãi, miễn trừ;
- Nhóm 02: Người nước ngoài tạm trú tức là người cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Ví dụ
cho trường hợp này là người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các dự án đầu tư,
thực hiện hợp đồng, hợp tác về kinh tế, học tập, chữa bệnh vv.; Ngoài quy chế pháp lý
hành chính quy định chung dành cho người nước ngoài mà nhà nước Việt Nam, nhóm
này còn chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc
công nhận. Hiện nay, số lượng người nước ngoài tạm trú ngày càng tăng ở nước ta.
177
Đối với nhóm 01 và nhóm 02 nêu trên, pháp luật Việt Nam đang tạo điều kiện và từng bước
mở rộng các điều kiện đó để người nước ngoài có thể thuận lợi hơn trong việc đến Việt
Nam, tạm trú có thời hạn ở Việt Nam hoặc có nguyện vọng định cư lâu dài ở Việt Nam.
- Nhóm 03: Đây là những trường hợp người nước ngoài quá cảnh, người nước ngoài nhập
cảnh nhưng thời gian lưu ở Việt Nam không quá 48 tiếng; hoặc người nước ngoài mượn
đường vào Việt Nam không quá 72 tiếng vv....Khác với hai nhóm nêu trên, thời gian lưu
lại của nhóm thứ 3 tương đối ngắn (tối đa 72 tiếng). Do đó, pháp luật Việt Nam:
+ Thứ nhất, không đặt ra những quy định cụ thể các quy tắc hoạt động trong đời sống
đối với các đối tượng của nhóm này trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước;
+ Thứ hai, tập trung quy định những thủ hành chính cần thiết để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc quá cảnh, mượn đường;
+ Thứ ba, pháp luật quy định các điều kiện để đảm bảo cho các yêu cầu trên được
thực hiện đúng mục đích, không ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
4.2 Đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật
là hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch;
người không quốc tịch chỉ phải chịu sự tài phán của pháp luật Việt Nam;
- Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về
năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt dân tộc, màu da, tôn giáo, nghề nghiệp;
- Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài có những hạn chế nhất định so với
công dân Việt Nam xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong luật quốc tịch của
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của
họ hẹp hơn so với công dân Việt Nam.
Ví dụ: Họ không được hưởng quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước;
trong một số trường hợp nhất định họ bị giới hạn phạm vi cư trú, đi lại, họ không phải gánh
vác nghĩa vụ quân sự...
5. NỘI DUNG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI,
NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH TẠI VIỆT NAM
Để xem xét nội dung quy chế của người nước ngoài tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu
thường so sánh tư cách pháp lý của người nước ngoài với công dân Việt Nam. Từ đó, quan
điểm chủ đạo được rút ra là người nước ngoài có quy chế pháp lý được quy định “hẹp” hơn
so với công dân Việt Nam. Điều này hoàn toàn cũng dễ hiểu và tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình nghiên cứu, mặc dù trên thực tế quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài
vẫn có những điểm “rộng” hơn (ít nhất là khác hơn) thông qua những điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia ký kết, công nhận. Ví dụ đơn cử là hình thức “trục xuất” theo Pháp lệnh
178
xử lý vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với người nước ngoài, người không quốc tịch41.
Tuy nhiên, ngoài tư cách của chủ thể chịu sự quản lý, pháp luật Việt Nam có mở rộng phạm
vi quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, mà tương ứng với các điều kiện xác định trong
luật, người nước ngoài là chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, phần này nghiên cứu
người nước ngoài với ba tư cách:
5.1 Người nước ngoài- chủ thể quản lý hành chính nhà nước
Trong những trường hợp luật xác định rõ ràng cụ thể, người nước ngoài vẫn có thể là
chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: Khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng, người chỉ huy máy bay, tàu
biển đó không phân biệt là công Việt Nam hay người nước ngoài, người không quốc tịch đều
có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Điều 44, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính có hiệu lực 01/10/2002)
Điều này chứng tỏ pháp luật Việt Nam, trong giới hạn cho phép luôn tạo những điều
kiện bình đẳng cho người nước ngoài, người không quốc tịch so với công dân Việt Nam.
5.2 Người nước ngoài- chủ thể của quản lý hành chính nhà nước như công dân Việt
Nam
Người nước ngoài được hưởng một số quyền và và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp
lý hành chính tương ứng như công dân Việt Nam. Cơ sở pháp lý hiến định ghi nhận: “Người
nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được nhà
nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam”1 (Điều
81 Hiến pháp 1992).
Từ cơ sở này, tương ứng với các lĩnh vực nhất định trong quản lý hành chính nhà
nước, người nước ngoài được quy định những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
5.3 Người nước ngoài- chủ thể quản lý hành chính nhà nước hạn chế
Trong lĩnh vực hành chính- chính trị:
Người nước ngoài có quyền tư do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được
bảo đảm bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại, quyền được bảo hộ về tài sản, tính mạng,
danh dự và nhân phẩm. Được nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng và Quyền lợi hợp
pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia.
Người nước ngoài, người không quốc tịch có công với nhà nước Việt Nam được xét khen
thưởng,
Người nước ngoài, người không quốc tịch không có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ
41 Điều 15 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002.
179
quan quyền lực nhà nước;
Người nước ngoài không được công tác trong một số cơ quan, tổ chức như sau:
• Tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước với tư cách là cán bộ, công chức42;
• Không được kết nạp vào một số tổ chức:
+ Tổ chức chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Tổ chức chính trị- xã hội: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Công đoàn Việt
Nam
+ Tổ chức xã hội- nghề nghiệp: Đoàn Luật sư và một số tổ chức xã hội khác.
Người nước ngoài, người không quốc tịch:
+ Không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng khi vi phạm pháp luật Việt Nam (ngoại trừ
các trường trường hợp ưu đãi, miễn trừ).
+ Không bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
Trong lĩnh vực kinh tế:
Người nước ngoài chỉ được làm trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam43
trong một số giới hạn nhất định về ngành nghề, về số lượng người nước ngoài trong
doanh nghiệp. Ngoài ra, khi tuyển dụng người nước ngoài, pháp luật Việt Nam có quy
định một số điều kiện đặc thù nhất định. Ví dụ: có chuyên môn kỹ thuật cao (bao gồm:
kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề
truyền thống), có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản
lý hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
Người nước ngoài có quyền kinh doanh, trừ một số ngành nghề liên quan đến an ninh
quốc phòng. Người nước ngoài có quyền lao động nhưng không được tự lựa chọn nghề
nghiệp như công dân Việt Nam. Hiện nay, có một số nghề kinh doanh mà người nước
ngoài không được thực hiện là:
+ Nghề cho thuê nghỉ trọ;
+ Nghề khắc con dấu;
42 Một trong những điều kiện để trở thành cán bộ, công chức: là công dân Việt Nam- Điều 04 Luật cán bộ,
công chức 2008.
43 Điều 132 của Bộ luật Lao động 1994, đã được sửa đổi, bổ sung 2002, 2007.
180
+ Nghề in và sao chụp;
+ Nghề sản xuất và sửa chữa súng săn, sản xuất đạn súng săn và cho thuê súng săn;
+ Nghề kinh doanh có sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ;
+ Nghề giải phẫu thẩm mỹ
Ngoài những ngành nghề quy định chung nếu muốn làm những ngành nghề khác hoặc
xin vào làm trong các xí nghiệp, cơ quan thì người nước ngoài, người không quốc tịch
phải được cơ quan công an nơi cư trú cho phép và cơ quan quản lý lao động hoặc quản lý
ngành nghề đó chấp thuận.
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư. Trong
quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư không bị
trưng mua hoặc tịch thu bằng các biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài không bị quốc hữu hoá.
Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của
nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực văn hoá- xã hội, y tế:
Người nước ngoài được quyền học ở các trường học Việt Nam từ mẫu giáo đến đại học,
sau đại học và trên đại học trừ một số trường hoặc một số ngành liên quan tới an ninh
quốc phòng;
Người nước ngoài được khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Việt Nam và phải chịu
mọi chi phí về khám chữa bệnh theo quy định của nhà nước Việt Nam;
Được hưởng phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu là công nhân
trong các cơ quan nhà nước thì người nước ngoài, người không quốc tịch cũng được
hưởng các khoản trợ cấp như công nhân Việt Nam;
Người nước ngoài có quyền kết hôn với công dân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu người nước
ngoài kết hôn với công dân Việt Nam đang phục vụ trong quân đội, các ngành liên quan
đến bí mật quốc gia thì phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận việc
kết hôn đó không ảnh hưởng đến việc giữ gìn bí mật nhà nước hoặc không trái với quy
chế của ngành đó.
Người nước ngoài có quyền nhận trẻ em làm con nuôi, tuy nhiên phải cam kết định kỳ
thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tình trạng phát triển của con
nuôi cho đến khi con nuôi thành niên.
Vấn đề cư trú:
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam dưới hai hình thức: tạm trú và thường trú. Người
nước ngoài có thể bị trục xuất tương ứng với mức độ vi phạm trong lĩnh vực hành chính
181
hoặc hình sự. Đối với vi phạm hành chính, “trục xuất” vừa là hình thức xử phạt chính,
đồng thời là hình thức xử phạt bổ sung44. Ngoài ra, để bảo đảm an ninh quốc phòng,
người nước ngoài ở Việt Nam còn bị giới hạn không cư trú, đi lại trong những khu vực
cấm sau:
• Vành đai biên giới bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp
đường biên giới quốc gia;
• Các khu công nghiệp quốc phòng, các khu quân sự, các công trình phòng thủ biên
giới, phòng thủ bầu trời, phòng thủ vùng biển;
• Các khu vực khác có yêu cầu bảo vệ đặc biệt về an ninh quốc phòng do Bộ trưởng Bộ
Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khoanh định;
• Các khu vực do Bộ Công an khoanh định tạm thời ví lý do bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
Vấn đề tạm trú
• Người nước ngoài được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cấp giấy chứng
nhận tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam khi có đăng ký tạm trú phù hợp với mục đích nhập
cảnh trên lãnh thổ Việt Nam. Người nước ngoài có thể đi lại không phải xin phép trong
phạm vi tỉnh, thành phố thuộc trung ương hoặc các địa phương khác nếu mục đích đi lại
phù hợp với mục đích tạm trú.
• Trục xuất được áp dụng trong trường hợp sau:
- Có hành vi xâm hại an ninh quốc gia;
- Đã bị Toà án Việt Nam kết án về tội hình sự và đã chấp hành xong hình phạt hoặc không
còn nghĩa vụ chấp hành hình phạt;
- Bản thân là mối đe doạ tính mạng, sức khoẻ của những người khác tại Việt Nam;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức trục xuất (trục xuất vừa là hình thức xử
phạt chính, đồng thời là hình thức xử phạt bổ sung).
♦ Người nước ngoài bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam theo thời hạn ghi trong lệnh trục
xuất. Trong trường hợp không tự nguyện chấp hành lệnh trục xuất thì họ có thể bị áp
dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.
♦ Việc trục xuất hoặc các biện pháp chế tài khác đối với người nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao
được luật pháp Việt Nam ghi nhận phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
hoặc tập quán quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
44 Điều 12, Điều 15, Pháp lệnh XLVPHC 2002, sửa đổi, bổ sung 2008.
182
• Trường hợp đặc biệt người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam được xem xét thường
trú nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Là người đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân chủ hoà bình
hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại;
- Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam;
- Là vợ, chồng, cha, con cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
Vấn đề thường trú
- Trong thời hạn 48 tiếng kể từ khi nhập cảnh, người nước ngoài phải đăng ký cư trú
(thường trú) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nơi đăng ký thường trú là Phòng Quản
lý xuất nhập cảnh thuộc công an nơi thường trú.
Đối với việc quá cảnh, người nước ngoài mượn đường Việt Nam: phải tuân theo quy
định về nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh của Việt Nam. Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam,
người nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về pháp luật xuất nhập cảnh, quá cảnh,
mượn đường vv thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các người nước ngoài thuộc đối tượng khác:
+ Đối với người nước ngoài vào làm việc với cơ quan, tổ chức Việt Nam thì cơ quan,
tổ chức Việt Nam tổ chức đi lại, hoạt động và thông báo với cơ quan quản lý xuất
nhập cảnh.
+ Đối với người nước ngoài vào Việt Nam du lịch thì tổ chức kinh doanh du lịch
quốc tế của Việt Nam có trách nhiệm đưa đón, hướng dẫn theo hành trình du lịch
Vấn đề không được cấp thị thực xuất nhập cảnh: có thể thuộc 1 trong các trường hợp
sau
- Người xin cấp thị thực cố ý sai sự thật khi làm thủ tục;
- Người xin thị thực vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;
- Vì lý do bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng chống dịch bệnh;
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia.
♦ Người gian dối, giả mạo giấy tờ để nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại trái phép hoặc vi
phạm quy định về nhập xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường tuỳ theo mức độ mà bị xử phạt
vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
183
5.4 Những bảo đảm pháp lý hành chính đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
Ngoài những hạn chế nêu trên xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch, cũng như nguyên tắc
bảo đảm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài không những
được hưởng quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý hành chính như đối với công
dân Việt Nam mà còn được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm pháp
lý hành chính như đối với công dân Việt Nam.
Ví dụ 01: “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài, việc tố cáo và giải quyết tố cáo của công dân nước ngoài tại Việt Nam được áp
dụng theo quy định của luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia vào có quyết định khác”45
Ví dụ 02: “Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính, trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác”46
Tuy không phải tất cả các trường hợp của quan hệ pháp luật hành chính có một bên
chủ thể là người nước ngoài đều được quy định như trên, nhưng điều này chứng tỏ một
nguyên tắc thống nhất trong pháp luật Việt Nam. Một mặt, pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân- chủ thể cơ bản và là mục đích chính mà hoạt động
quản lý nhà nước Việt Nam hướng tới. Mặt khác, chủ thể là người nước ngoài, trong phạm
vi nhất định cho phép cũng được đối xử bình đẳng như công dân Việt Nam.
------------------------------------
CÂU HỎI
1. Cơ sở để xác định công dân Việt Nam. Ở nước ta có thừa nhận một người có từ hai quốc
tịch trở lên hay không?
2. Hãy nêu cơ sở lý luận của quy chế pháp lý hành chính công dân ở nước ta. Theo anh (chị)
cơ sở lý luận này có được thực hiện trên thực tế chưa? Tại sao?
3. Nói công dân là "chủ thể của quản lý cơ bản nhất" có đúng không? Nêu mục đích của
quan hệ pháp luật hành chính công - tư.
45 Điều 101 Luật khiếu nại, tố cáo 1998.
46 Điểm c, Khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2007.
184
----------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp 1992, Nghị quyết 51/2001 sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
Bộ luật dân sự 33/2005/QH11.
Luật khiếu nại, tố cáo có hiệu lực 1998, sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005.
Luật cán bộ, công chức 2008.
Luật quốc tịch Việt Nam 13/11/2008.
185
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
D1. SÁCH, TẠP CHÍ, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Bài viết “Giải toả 1500 căn nhà xây dựng trái phép ở khu Nam đô thị TP HCM”, báo
Thanh niên trang 04, thứ 5 ngày 12 tháng 09 năm 2002.
Công vụ, công chức- Học viện hành chính quốc gia, Nxb Giáo dục 1997.
Genneral Administrative Law Act and A survey of Dutch Administrative Law,
J.G.Brouwer A.E.Schilder, Ars Aequy, Nijmegen 1998.
Giáo trình Luật hành chính đô thị, nông thôn, TS. Phan Trung Hiền, Khoa Luật-
ĐHCT 2/2009.
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Trường đại học Luật Hà Nội-2007;
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà
Nội- Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
Giáo trình Pháp luật đại cương, ThS. Diệp Thành Nguyên và Ts. Phan Trung Hiền,
Đại học Cần Thơ, 2/2009.
Hành chính học đại cương -Gs Hoàng Trọng Tuyển-Nxb Chính trị Quốc gia-Hà Nội
1997;
Luật Hành chính dùng cho đào tạo đại học hành chính, Học viện Hành chính Quốc
gia, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1997.
Luật Hành chính -Jean Michel De Forge -Nxb Khoa học-xã hội -Hà Nội 1997;
Luật Hành chính Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa Luật 1994,
Nguyễn Cửu Việt- Đinh Thiện Sơn.
Một số quy định pháp luật về quản lý, tổ chức hoạt động của các hội, đoàn thể xã hội
Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, Tiến sỹ
Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Tư pháp 2006.
186
Một số vấn đề về xây dựng và cải cách nền hành chính Nhà nước Việt Nam, Giáo sư
Đoàn Trọng Tuyển, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1996.
Trang Web Đảng Cộng sản Việt Nam, [ngày
01/02/2009].
Trang Web Mặt trận tổ quốc Việt Nam, [ngày
01/02/2009].
Ts.Phan Trung Hiền, “Cơ sở hiến định về thu hồi đất vì mục đích công cộng ở Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp 8/2008.
Ts.Phan Trung Hiền, Tập bài giảng “Luật Hành chính II: Quá trình quản lý hành
chính nhà nước”, năm 2008.
Ts.Phan Trung Hiền, tham luận: “Cơ chế bảo vệ quyền cho người sử dụng đất trong
đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam” (Speech: “The
safeguards for land-users in Vietnam”), ASEASUK, Đại học Oxford, 15-17/9/2006.
Ts.Phan Trung Hiền, tham luận: “Mối quan hệ giữa Hiến pháp và Giải thích pháp
luật”, Hội thảo quốc tế, Văn phòng Quốc hội và Jobso, Hà nội, 21-22/3/2008
Ts.Phan Trung Hiền, tham luận: “The Consistency of Viet Nam Constitution –
Examples in Guaranteeing the Land –Use- Rights in Acquyring land for Public
Purposes” (“Tính thống nhất của Hiến pháp Việt Nam – Kinh nghiệm từ việc bảo
đảm quyền của người sử dụng đất thu hồi đất vì mục đích công”), Hội thảo quốc tế tại
Hàn Quốc, 15-16/6/2008
Từ điển tiếng Việt 1996, Nxb Đà nẳng, Trung tâm từ điển học, trang 672, trang 772.
D2. VĂN BẢN THAM KHẢO
Văn bản của Đảng cộng sản
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII ngày 01/7/1996.
Hiến pháp, dự thảo sửa đổi bổ sung Hiến pháp
Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết 51/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Hiến pháp 1992 năm 2001.
187
Dự thảo Hiến pháp 1992, đợt lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan ban ngành ngày
15/8/2001.
Các đạo luật
Bộ luật hình sự 2000.
Bộ luật dân sự 2005.
Luật Công đoàn thông qua ngày 30/6/1990.
Luật khiếu nại, tố cáo 1998, có hiệu lực 01/01/1999.
Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam ngày 12/6/1999.
Luật tổ chức Quốc hội 2001.
Luật tổ chức Chính phủ 2001.
Luật phòng chống tham nhũng 2005.
Luật luật sư 2006.
Luật cán bộ, công chức 2008.
Luật quốc tịch Việt nam 2008.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.
Pháp lệnh của UBTVQH; quyết định, sắc lệnh47 của Chủ tịch nước
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực 01/10/2002, sửa đổi, bổ sung 2007,
2008.
Sắc lệnh 64 về việc thành lập ban thanh tra đặc biệt do Chủ tịch HCM ký ngày
23/11/1946.
Nghị định của Chính phủ
Nghị định của Chính phủ số 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 quy định trách nhiệm của
cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm các hội liên hiệp phụ nữ
tham gia quản lý nhà nước.
Nghị định của Chính phủ số 91/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân ngày 06 tháng 9 năm 2006.
47 Sắc lệnh là hình thức văn bản được ban hành bởi Chủ tịch nước trước đây.
188
Nghị định của Chính phủ số 178/2007/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ ngày 03/12/2007. (bãi bỏ Nghị định
của Chính phủ số 86/2002/NĐ-CP (5/11/2002)).
Nghị định của Chính phủ số 30/2003/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ (1/4/2003).
Nghị định của Chính phủ số 13/2008/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày 04 tháng 02
năm 2008.
Nghị định của Chính phủ số 14/2008/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ngày 04 tháng
02 năm 2008.
Các văn bản khác ở trung ương
Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 02/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy
nhiệm Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ cho phép thành lập Hội.
Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ- Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công
chức lãnh đạo.
Quyết định số 17/1998/QĐ-TTg ngày 24/01/1998 về trách nhiệm các cấp chính quyền
trong việc tạo điều kiện để các cấp Hội Nông dân Việt Nam hoạt động có hiệu quả.
Thông tư Liên tịch Bộ Tư pháp – Bộ Văn hóa Thông tin – Ban thường trực UBTƯ
MTTQ Việt Nam số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31
tháng 3 năm 2000 Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của
làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo trình Luật hành chính.pdf