Mục tiêu của mô đun:
Trình bày được khái niệm chung về hệ thống cấp nước sạch và hệ thống thoát nước thải;
Nêu được cách sử dụng dụng cụ và thiết bị gia công ống;
Đọc được bản vẽ sơ đồ và lập được bảng dự trù vật tư, thiết bị;
Trình bày được trình tự lắp đặt các đường ống cấp thoát nước;
Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thi công đúng kỹ thuật;
Lắp đặt được hệ thống ống cấp thoát nước theo đúng yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật đúng thời gian;
Rèn luyện tác phong làm việc tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác.
63 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước dân dụng (Trình độ: Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng được lâu dài, hoạt động tốt thì việc bảo quản máy
là một việc rất cần thiết:
Cần vệ sinh máy một cách sạch sẽ, làm cho những kẽ thông gió sạch bằng
cọ mềm hoặc dùng máy thổi gió, nếu không làm việc này sẽ làm cho
những vật còn kẹt lại trên khe thông gió ngăn cản hoạt động của máy, có
thể gây gãy lưỡi cắt khi sử dụng.
Trước khi sử dụng cần cho máy chạy thử xem hoạt động của máy có tốt
không, đảm bảo không có vật nào kẹt trong máy, không làm ảnh hưởng
đến quá trình hoạt động.
Thường xuyên kiểm tra lưỡi cắt để đảm bảo lưỡi cắt luôn sắc bén trong
quá trình thi công, giúp cho công việc thuận lợi, suôn sẻ.
Nếu thấy máy có trục trặc thì không nên tiếp tục sử dụng mà hãy đến các
cửa hàng sửa chữa để kiểm tra máy.
18
Bảo quản máy ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh những nơi ẩm thấp
hoặc có nhiệt độ cao để có thể giữ máy được lâu bền.
5. Sử dụng máy ren
Lắp máy: Đặt máy vào vị trí ,chọn nơi có mặt bằng phẳng, rộng rãi để đặt
máy,lưu ý không để máy nghiêng hay bập bênh.
Bước chuẩn bị
Cho chất bôi trơn,giải nhiệt vào cho tới khi mực dầu cách mặt sàn khoảng 2
cm.hiện chất bôi trơn được nhiều người sử dụng như nhớt lỏng (nhớt 10),dầu
ăn,nước giải nhiệt
Lắp ống ren vào máy bằng cách đút ống vào con quay, khi đã đưa ống hẵn vào
con quay với cự ly phù hợp, 1 tay cầm đầu phần ống ren chuẩn bị ren, khóa
mâm cặp lần 1, 1 cái nhẹ nhàng, rồi khóa scroll cứng lại, tiếp đến là khóa mạnh
mâm cặp lần 2 thật chắc ,tối thiểu 2 lần.
Kiểm tra đầu ren,dao ren xem có phù hợp với ống ren hay không? nếu kiểm tra
thấy không tương ứng thì phải thay cho phù hợp ống ren. sau dó Khóa đầu ren
tại mức ren ống tương ứng.
Cách cắt ống
Mở cần cắt vừa với ống, cần cắt có thể kéo ra hay đẩy vào
Quay tay cắt cho đến lúc lưỡi cắt chạm ống là được.
Bật công tắc Khởi động máy ren
Quay tay cầm cho lưỡi ăn vào ống, mỗi lần quay từ 20~45 độ.
Cách lấy ba zớ trong long ống
Bước 1: Đặt lưỡi lấy ba zớ vào đúng vị trí
Bước 2: Máy vẫn đang khởi động
Bước 3: Cầm tay quay đè mạnh vào cắt ba zớ, khoảng 2 đến 2 vòng quay của
ống là được.
Riêng đối với máy ren hộp số , máy có 2 tốc độ , sử dụng tốc độ chậm đối với
ren ống có kích thước (4”) 114mm, ren làm 2 lần ren thô và ren hoàn chình, điều
chỉnh khóa ren thô và hoàn chỉnh trên đầu ren. Tốc độ nhanh cho ren ống dưới
(3”) 90mm.
Lựa chon cho đầu bò và ren:
Bước 1: Kiểm tra mức ren trên đầu ren phù hợp với ống và khóa nút khóa đúng
vị trí.ren ống ví dụ 60mm thì khóa ớ chỗ 2”
Bước 2: Khóa đầu bò lại và tiến hành ren ống
Bước 3: Sử dụng 2 tay quay mạnh tay quay cho đến khi máy ren được khoảng
1.5~2 đỉnh trên ống, rồi thả ra.sau đó máy sẽ tự bung dao ra sau khi đạt chiều dài
của đoạn rang (với đầu bò tự động),hay dung tay mở cần bung dao khi thấy đã
đủ chiều dài đoạn ren.
19
6. Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối hàn nhiệt
Bước 1: Cắt ống chịu nhiệt
Cắt ống theo chiều dài yêu cầu, vạch dấu chiều dài của mối hàn lên bề
mặt của ống chịu nhiệt, đảm bảo không bị mờ trong quá trình gia nhiệt. Mặt đầu
của ống phải được làm sạch và vát mép.
Bước 2: Hàn ống chịu nhiệt PPR
Đẩy đầu ống và phụ tùng vào đầu gia nhiệt của máy hàn, cho tới
phần giới hạn của đầu gia nhiệt. Trong quá trình đẩy không được xoay
hoặc kéo ống và phụ tùng ra ngoài. Giữ nguyên ống và phụ tùng cho tới thời
gian qui định.
Bước 3: Kỹ thuật nối ống chịu nhiệt PPR
Khi đã đủ thời gian qui định, rút đồng thời cả ống và phụ tùng khỏi đầu gia
nhiệt, trong quá trình rút không được xoay ống chịu nhiệt ppr và phụ
tùng. Nhanh chóng đẩy đầu ống nhựa đã được gia nhiệt vào phụ tùng cho tới
chiều sâu đã được đánh dấu. Trong thời gian này có thể căn chỉnh phụ tùng
khoảng 5° cho thẳng đường tâm của ống.
Hình 1.10. Hình ảnh máy hàn nhiệt
THỜI GIAN THAO TÁC HÀN ỐNG NHỰA
CHỊU NHIỆT PPR
Đường kính
ống
(mm)
Chiều dày ống
min.
(mm)
Chiều dài mối
hàn
(mm)
Thời
gian
gia nhiệt
(sec)
Thời
gian
ghép nối
(sec)
Thời
gian
làm
nguội
(sec)
20 3.4 14.5 6 4 2
25 4.2 16 7 4 3
32 5.4 18 8 6 4
40 6.7 20.5 12 6 4
50 8.4 23.5 18 6 5
63 10.5 27.5 25 8 6
75 12.5 30 30 8 8
90 15 33 40 10 8
110 18.4 37 50 10 8
20
125 20.8 * * * *
140 23.3 * * * *
160 26.6 * * * *
200 33.2 * * * *
Hướng dẫn lắp ráp phụ tùng ống chịu nhiệt PPR:
Bước 1: Chỉ dùng băng keo Teflon để quấn cho ren ngoài. Giữ chặt một
đầu băng keo, kéo căng băng keo để bám chắc vào ren, quấn băng keo theo
hướng xoắn của ren (Cùng chiều kim đồng hồ) từ 5 vòng đến 5 1/2 vòng cho
đến hết chiều dài ren. Đoạn đầu của ren được quấn băng keo để chống cho
băng keo bị đẩy ra ngoài trong quá trình vặn chặt.
Bước 2: Vặn ren ngoài và ren trong với nhau bằng tay.
Bước 3: Vặn chặt ren bằng dụng cụ có đồng hồ lực hoặc dụng cụ tương
đương khác. Chỉ nên vặn từ 1/2 đến 2 vòng, trong quá trình lắp ráp tránh vặn
ngược chiều tháo lỏng ren.
21
Hình 1.11.Sơ Đồ Hệ Thống ống Nước Nhựa Chịu Nhiệt PPR
7. Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối dán keo PVC
Các bước thực hiện:
Bước 1: Trước khi thoa keo phải làm vệ sinh ống sạch sẽ,khô ráo bề
mặt ống nhựa và mối nối nhằm tránh : dầu nhớt,cát,đất ẩm ướt...làm ảnh hưởng
tới mối nối.
Bước 2: Khi thoa kem phải thoa một lớp mỏng đều,với lượng keo vừa đủ.Khi
nhiệt độ không khí cao cần thoa keo và lắp ráp nhanh.Khi nhiệt độ không khí
thấp thoa keo xong phải chờ tối thiểu 30 giây cho keo bốc hơi tăng độ dính bắt
đầu lắp ráp,đẩy nhanh đầu ống không nong đến khớp nối đã được đánh
dấu,xoay1/4 vòng lắp ráp ống để keo được phân bố đều. Chiều dài đoạn nối ống
22
từ 1/2 đến 2/3 tổng chiều dài đầu nong ống.
Bước 3: Lắp ráp xong phải lau sạch keo thừa trên đầu mối nối.Khi thấy keo thừa
chảy ra bên ngoài nhiều tức keo bị thừa sẽ đọng lại bên trong gây phá hủy mối
nối.Nên dừng lại ít thời gian cho mối nối đó khô sau đó lắp ráp các mối nối sau.
Bước 4: Cần giữ mối nối cho khô cứng ít nhất 2 giờ và sau 72 giờ mới được
thông nước.
8. Lắp đặt tuyến ống cấp nước
8.1. Các loại ống cấp nước
a. yêu cầu với các loại ống cấp nước bên trong nhà: Bền chống ăn mòn cơ
học, trọng lượng nhỏ, chiều dài lớn để giảm mối nối, lắp giáp dễ dàng, nhanh
chóng có khả năng uốn cong, hàn được dễ dàng.
b. Các loại ống thường dùng
Ống thép tráng kẽm.
Ống thép tráng kẽm phủ cả bên trong và bên ngoài để bảo vệ cho ống khỏi
bị ăn mòn, nước khỏi bị bẩn và gỉ sắt, ống được sử dụng cho cấp nước lạnh và
nước nóng trong nhà. Ống có chiều dài từ 4 8m, đuờng kính ống từ 15
100mm. Ống được chế tạo theo phuơng pháp đúc hoặc hàn (ống cuốn tròn hàn
theo đường sinh ống). Ống chịu được áp lực ≤ 10at (loại thông thường) hoặc từ
10 25at (loại chịu áp lực ống thép được nối với nhau bằng hàn, ren hoặc mặt
bích.
- Ống nhựa.
Dùng để lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước bên trong nhà. ống nhựa có
nhiều ưu điểm nhẹ, độ bền cao, trơn, chống độc, xâm thực và chịu được tác động
của tải trọng cơ học, dễ thi công lắp đặt. ống được sản xuất bằng hai loại nhựa
Polyetylen (PE) và Polyclovitylen (PVC). Loại ống PE chỉ đợc sử dụng khi
nhiệt độ nước ≤ 300C. ống được nối bằng phương pháp nối gioăng, hàn hoặc
dán.
- Ống thép không gỉ.
Ống thép không gỉ dùng cho hệ thống cấp nước nóng lạnh nhờ khả năng
chống lại ăn mòn. Độ cứng của ống tạo lợi thế khi lắp đặt. ống có độ giãn nở
thấp. Ống được nối bằng phương pháp hàn, lắp bằng mặt bích hoặc nối với
nhau bằng phụ kiện bằng đồng và hợp kim đồng.
- Ống làm bằng hợp kim và hợp kim màu.
Ống làm bằng hợp kim và hợp kim màu có ưu điểm chống được các chất
ăn mòn, nhẹ, dễ gia công cơ khí (uốn, hàn, cắt....) nhưng giá thành chế tạo và sử
dụng cao vì vậy ống loại này ít được sử dụng hơn so với đường ống thép.
- Ống đồng. Sử dụng trong các ngành công nghiệp hoá chất và một số
ngành công nghiệp khác. Được chế tạo theo tiêu chuẩn với áp suất làm việc từ 6
200kg/cm2.
- Ống gang. Được sử dụng trong hệ thống cấp nước sạch. Có ưu điểm rất
bền chống ăn mòn tốt. Nhược điểm mặng, khó lắp ráp.
23
8.2. Các thiết bị cấp nước bên trong nhà
a. Thiết bị lấy nước.
Vòi lấy nước là thiết bị lắp trên đường ống ngay tại các thiết bị vệ sinh,
chậu rửa tay, chậu rửa mặt, chậu tắm ... hay tại các chỗ cần lấy nước.
Vòi có đường kính 10 15 20 được làm bằng đồng, gang, inox...
Vòi có nhiều kiểu dáng, tuỳ theo yêu cầu và tính chất sử dụng của từng
loai thiết bị vệ sinh.
Cấu tạo một số loai van, vòi:
Van mở chậm có bộ phận chính là các lưỡi gà, vòi nước kiểu van mở
chậm có lưỡi gà tận cùng bằng một tấm đệm cao su, khi quay tay quay ngược
chiều kim đồng hồ lưỡi gà nâng lên cho nước chảy ra, khi quay cùng chiều kim
đồng hồ lưỡi gà đóng khe hở lại và cắt nước.
Van kiểu nút là có một tấm phẳng có chiều dày nhỏ, khi quay tay quay
một góc 900 thì lưỡi gà sẽ nằm dọc hoặc ngang để cho nước chảy ra hoặc đóng
lại.
Vòi nước âu tiểu chỉ khác với vòi nước kiểu van mở chậm ở chỗ một
đầu mở to để lắp vào đầu âu tiểu.
Vòi trộn thường chia ra làm vòi trộn chậu rửa mặt, chậu rửa tay có thể
đặt trên tường, trên bàn, vòi trộn cho chậu tắm,... Loại vòi trộn đặt trên bàn còn
chia ra kiểu có ngăn trộn phía trên và phía dưới. Loại vòi trộn đặt trên tường
cũng chia ra kiểu mở phía trên và kiểu mở phía dưới.
b. Thiết bị đóng mở nước
Dùng để đóng mở từng đoạn riêng biệt của mạng lưới cấp nước. Thiết bị
đóng mở nước có thể là van khi d 50mm. Van thường chế
tạo kiểu trục đứng hoặc nghiêng (tổn thất áp lực nhỏ hơn vì nó không chảy
quanh mà chảy thẳng) và nối với ống bằng ren, khoá thường nối với ống bằng
mặt bích.
24
Thiết bị đóng mở nước thường được bố trí ở những vị trí sau:
Đầu các ống đứng cấp nước trên mặt sàn tầng một.
Đầu các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh.
Ở đường dẫn nước vào, trước sau đồng hồ đo nước, máy bơm, trên
đường ống dẫn nước lên két, trên đường ống dẫn nước vào thùng rửa xí,...
Trên mạng lưới vòng để đóng kín 1/2 vòng một.
Trên các vòi tưới, các dụng cụ, thiết bị đặc biệt trong trường học, bệnh
viện,...
c. Thiết bị điều chỉnh phòng ngừa
Gồm có một số loại sau: Van một chiều, van phòng ngừa, van giảm áp,
van phao hình cầu,...
Van một chiều: Chỉ cho nước chảy theo một chiều nhất định. Khi nước
chảy đúng chiều, lưỡi gà sẽ mở và cho nước chảy qua. Khi nước chảy ngược lại,
lưỡi gà sẽ đóng và cắt nước. Van một chiều thường đặt sau máy bơm (để tránh
nước dồn lại bánh xe công tác làm động cơ quay ngược chiều chóng hỏng bơm),
ở đường ống dẫn nước vào nhà (khi nhà có bố trí két nước) để trong giờ cao
điểm nước không chảy ra đường ống ngoài. Trên đường dẫn nước từ đáy két
xuống để cho nước chảy xuống mà không lên được từ đáy két (vì cặn lắng ở đáy
két dễ bị xáo trộn, làm nước bẩn).
Van phòng ngừa (giảm áp tạm thời) đặt ở các chỗ có khả năng áp lực
nâng cao quá giới hạn cho phép. Khi áp lực quá cao, lưỡi gà tự động nâng lên,
xả nước ra ngoài và áp lực giảm đi. Van phòng ngừa chia ra loại lò xo hoặc đòn
bẩy với tải trọng tính toán cho một áp lực nhất định.
25
Van giảm áp: (giảm áp thường xuyên) Dùng để hạ áp và giữ cho áp lực
không vượt quá giới hạn cho phép, thường sử dụng trong các nhà cao tầng để hạ
áp lực trong các vùng hoặc đoạn ống riêng biệt.
Hình 1.12. Các thiết bị điều chỉnh phòng ngừa
a Van một chiều; b Van phòng ngừa; c Van giảm áp; d Van phao hình cầu
Van phao hình cầu Dùng tự động đóng nước khi đầy bể, két nước, thùng
chứa nước... Khi nước đầy phao nổi lên và đóng chặt lưỡi gà làm đóng nước.
Phao có thể làm bằng đồng hoặc chất dẻo, đường kính từ 10 30cm.
Van an toàn
26
d. Các thiết bị đặc biệt khác
Van, vòi chữa cháy, trong phòng thí nghiệm hoặc trong bệnh viện còn có
các van, vòi đặc biệt khác.
Hình 1.14. Các thiết bị cấp nước đặc biệt
a Vòi nước mở bằng cùi tay; b Vòi nước mở bằng chân đạp;
c Vòi thí nghiệm; d Vòi có chồi dài
Hình 1.13.Van an toàn
27
e. Đồng hồ đo nước
Đồng hồ đo nước có các loại: Cánh quạt, đồng hồ tuabin, đồg hồ kết hợp,
đồng hồ tỷ lệ, đồng hồ dung tích.
Hình 1.15. Đồng hồ đo nước có đầu ren
Hình 1.16. Đồng hồ đo nước mặt bích
f. Két nước và đài nước áp lực
Két, đài nước có nhiệm vụ điều hoà nước, đồng thời còn tạo áp lực để đưa
nước tới nơi tiêu thụ và dự trữ một phần nước chữa cháy. Két nước có hình tròn,
vuông, chữ nhật. Vật liệu bằng bê tông cốt thép, gạch, thép tấm hàn, inox.
28
Ống dẫn nước lên két, đài nước có đường kính phụ thuộc vào lưu lượng
của máy bơm. Miệng ống đặt ngang với mực nước thiết kế trên có lắp van.
Ống dẫn nước xuống đặt cách đáy két, dài khoảng 100 – 200mm trên
đường ống có lắp van một chiều.
Ống dẫn nước tràn có đường ống bé hơn đường ống vào, miệng đặt cao
hơn miệng ống nước vào két.
Ống xả bẩn đặt sát đáy có lắp van, có đường kính ống 40 50.
Hình 1.17. Đài nước
Hình 1.18. Cấu tạo két nước
g. Bể chứa nước
Bể được xây bằng gạch, bê tông cốt thép có dạng hình tròn, vuông, hình
chữ nhật. Đặt chìm hay nổi trên bề mặt đất. Bể phải chống thấm tốt.
h. Máy bơm nước
Dùng để tăng áp lực, đưa nước vào trong nhà, dùng để chữa cháy.
Thường dùng loại máy bơm ly tâm, việc chọn máy bơm dựa vào 2 chỉ tiêu cơ
bản là lượng nước bơm Qb và độ cao bơm nước (m). Nếu có hệ thống chữa cháy
phải tính thêm lượng nước chữa cháy.
Xác định cột áp máy bơm.
Hb = Hh + Hđ + Hd + Hcb (m)
Hđ: Chiều cao đẩy nước.
29
Hh: Chiều cao hút cuả máy bơm (chiều cao hình học từ mặt nước thấp
nhất đến trục của bơm).
Hdd: Tổn thất dọc đường trên ống hút và ống đẩy.
Hd: áp lực ra ở đầu vòi tại điểm bất lợi nhất.
Hcb: Tổn thất cục bộ qua các phụ kiện trên ống hút và ống đẩy.
Trong cấp nước sinh hoạt Hcb = 20 – 30% Hdd
Trong chữa cháy Hcb = 10% Hdd
Trong mạng lới hỗn hợp Hcb = 15 – 30% Hdd
Hình 1.19. Máy bơm nước ly tâm
8.3. Phụ kiện nối ống
a Tê: Dùng để nối 3 nhánh ống.
Đường kính 3 nhánh có thể bằng nhau (gọi là tê đều).
Đường kính nhánh rẽ nhỏ hơn nhánh chính (gọi là tê thu). Đường kính
hai nhánh chính luôn bằng nhau.
b Cút: Dùng để nối hai đầu ống gặp nhau 900 hoặc 1350 đường kính bằng
nhau hoặc khác nhau.
c Măng xông: Dùng để nối hai ống thẳng đường kính bằng nhau.
d Rắc co: Dùng để nối hai ống thẳng trong những trờng hợp vị trí thi
công khó khăn phức tạp hoặc khi sửa chữa ống.
e Côn: Dùng để nối hai đường ống thẳng có đường kính khác nhau.
Ngoài ra còn có kép, nút bịt, thập, lơ ren.dùng để nối các đường ống lại
với nhau hoặc lắp nối các phụ kiện thiết bị với nhau.
30
Hình 1.20. Các loại phụ kiện nối ống
8.4. Cấu tạo mạng lưới cấp nước lạnh trong nhà
a. Đường ống chính. Cấp nước từ nút đồng hồ đo nước đến các ống đứng.
Đường ống chính có thể đặt trên mái tầng hầm hoặc tầng trên cùng. Sơ đồ có thể
bố trí theo mạng cụt (H. 1.21 a) hoặc mạng vòng (H.1.21 b)
Hình 1.21. Sơ đồ bố trí đường ống chính bên trong nhà
a mạng cụt ở phía trên. b mạng vòng đặt vọng ở phía dưới
31
b. Các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh, thường đặt với độ dốc
0,002 0,005 để dễ dàng xả hết nước trọng ống khi cần thiết. Các ống đứng
thường đặt ở góc tường nhà. Mỗi ống nhánh không nên phục vụ quá 5 thiết bị
dụng nước và không dài quá. (một đơn vị dùng nước là 0,2 l/s)
8.5. Cấu tạo mạng lưới cấp nước nóng
Mạng lưới cấp nước nóng thường bao gồm: Các ống phân phối nước
nóng, ống tuần hoàn, ống dẫn nhiệt, ống nước ngưng tụ, các thiết bị và dụng cụ
như: Vòi trộn, bình ngưng tụ, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, van xả khí, các loại
đồng hồ đo nước và đo nhiệt độ.
Tuỳ theo từng sơ đồ mà mạng lưới cấp nước nóng có thể đơn giản hoặc
phức tạp để lắp các đường ống và thiết bị như đã nói ở trên.
a. Ống phân phối nước nóng.
Nhiệm vụ đưa nước nóng từ nồi đun hoặc các thiết bị đun nước nóng
với nhiệt độ nhất định đến các dụng cụ, thiết bị dùng nước nóng.
Vật liệu dẫn nước nóng làm bằng ống thép tráng kẽm, ống chất dẻo
Polipôpilen loại ống này chịu được nhiệt độ (t ≤ 1200c), ống đồng...
Cách bố trí ống nước nóng thường được đặt song song với đường cấp
nước lạnh.
b. Ống tuần hoàn
Nhiệm vụ đưa nước nóng không dùng bị nguội đi từ mạng lưới phân
phối nước nóng về thiết bị đun nước nóng hoặc nồi đun để đun lại nước nóng tới
nhiệt độ yêu cầu.
Ống tuần hoàn thường dùng khi ngôi nhà dùng nhiều nước nóng và
không liên tục.
Hình 1.22. Đun nước nóng bằng ống
tuần hoàn
1 Nồi đun
2 thiết bị nước nóng loại dung
tích
3 Thùng điều chỉnh nước cho
nồi đun
4 Ống chính phân phối
5 Ống đứng phân phối
6 Ống tuần hoàn
7 Ống dẫn nhiệt
a
32
c. Ống dẫn nhiệt và ống ngưng tụ
Nhiệm vụ ống dẫn nhiệt thường dùng để nối giữa trạm chuẩn bị nước
nóng tập trung với thiết bị đun nước nóng trong các nhà hoặc giữa nồi đun với
thiết bị đun nước nóng.
Mạng lưới có nhiệm vụ dẫn nước nóng hoặc hơi nước tư nồi đun đến thiết
bị đun nước nóng và truyền nhiệt làm cho nước được nóng lên. Các ống dẫn
nhiệt nối thành một vòng kín và độc lập với ống phân phối nước nóng. Trong
quá trình làm việc sẽ có tổn thất nước do bay hơi, rò rỉ, do đó cần bổ sung nước
cho nồi đun.
Thiết bị ngưng khi hệ thống dẫn nhiệt dùng hơi nước thì sau khi truyền
nhiệt ở thiết bị đun, áp lực và nhiệt độ hơi nước giảm đi và ngưng tụ lại thành
nước trở về nồi đun bằng cách tự chảy hoặc bằng bơm.
Để chuyển nước ngưng tụ từ ống hơi vào ống ngưng tụ người ta thường
dùng các xiphông (hay tấm ngăn thuỷ lực) khi áp lực thấp dưới 0,7at, hoặc dùng
bình ngưng tụ khi áp lực cao. Xiphông và bình ngưng tụ còn đặt trên những
đường ống thẳng, dài, khoảng cách giữa chúng là 50100m và ở chỗ uốn cong
của ống hơi nước, nơi có khả năng ngưng tụ nước.
33
Bài 2. Lắp đặt hệ thống đường ống thoát nước dân dụng
Mục tiêu:
Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại đường ống thoát nước;
Lựa chọn được các ống, phụ kiện theo thiết kế;
Đọc được các bản vẽ thi công đường ống thoát nước;
Trình bày được trình tự lắp đặt các đường ống thoát nước;
Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thi công đúng kỹ thuật;
Lắp đặt được hệ thống ống thoát nước theo đúng yêu cầu kỹ thuật và mỹ
thuật đúng thời gian;
Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung chính:
1. Chuẩn bị thi công
Công đoạn đọc bản vẽ thi công
1.1. Định nghĩa và kí hiệu về hệ thống thoát nước
a. Định nghĩa về nước thải và hệ thống thoát nước
Các loại nước thải đều có chứa vi trùng gây bệnh và các chất đồng vị
phóng xạ. Khi thải vào hệ thống thoát nước phải đảm bảo các yêu cầu trong qui
định tiêu chuẩn hiện hành để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
b. Kí hiệu thường dùng trong hệ thống thoát nước trong nhà
34
Hình 2.1. Các ký hiệu hệ thống thoát nước trong nhà
1.2. Phân loại và sơ đồ hệ thống thoát nước
a. Phân loại nước thải
Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất, nước mưa
chảy trên mái nhà, mặt đường, mặt đất chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ dễ bị
phân huỷ, thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nguy hiểm cho con người và
động vật. Nếu những loại nước thải này xảy ra bừa bãi thì không những là một
trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh và truyền
nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến vệ sinh, sức khoẻ của nhân dân,
mặt khác còn gây nên tình trạng ngập úng trong thành phố, xí nghiệp công
nghiệp, làm hạn chế đất đai xây dựng, ảnh hưởng đến nền móng công trình gây
cản trở giao thông, có tác hại đến một số nghành kinh tế quốc dân khác,....
Nước thải có nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng người ta chia thành 4
loại chính sau:
+ Nước thải sinh hoạt: Được thải ra từ các chậu rửa, bồn tắm, xí, tiểu,... chứa
nhiều chất bẩn và vi trùng. Nồng độ chất bẩn phụ thuộc vào lượng nước sử dụng.
35
+ Nước thải công nghiệp: Bao gồm nước thải công nghiệp, nước thải từ
quá trình vệ sinh, nước thải từ sinh hoạt của cán bộ công nhân nhà máy.
+ Nước thải sản xuất trong các xí nghiệp công nghiệp: Được thải ra sau
quá trình sản xuất. Thành phần và tính chất của loại nước thải này phụ thuộc vào
từng loại hình sản xuất, nguyên liệu tiêu thụ, nên nước thải cũng có thể sử dụng
tuần hoàn lại. Trong nước thải sản xuất người ta chia làm hai loại, một là nước
thải bị nhiễm bẩn nhiều, hai là nước thải bị nhiễm bẩn ít.
+ Nước mưa: Sau khi rơi xuống chảy trên bề mặt các đường phố, các khu
dân cư hay công nghiệp bị nhiễm bẩn là lượng nước mưa ban đầu.
b. Phân loại sơ đồ thoát nước.
1. Hệ thống thoát nước chung: Là hệ thống mà tất cả các loại nước thải
(sinh hoạt, sản xuất, nước mưa) được xả chung vào một mạng lưới và đẫn đến
công trình làm sạch.
* Ưu điểm: Hệ thống thoát nước chung đảm bảo tốt nhất về phương diện
vệ sinh, vì toàn bộ nước bẩn đều được qua công trình làm sạch trước khi xả ra
sông hồ.
* Nhược điểm: Chế độ làm việc của hệ thống không ổn định, lúc mưa
nhiều lưu lượng tăng nhanh. Khi khô nắng lưu lượng bé dẫn đến tốc độ nước
chảy trong cống giảm nên bị lắng bùn cặn, gây thối rữa. Chi phí xây dựng trạm
bơm, trạm làm sạch lớn. Khó khăn trong vận hành cũng như chi phí quản lý.
2. Hệ thống thoát nước riêng: Có hai hay nhiều mạng lưới cống riêng biệt:
Một dùng để vận chuyển nước bẩn nhiều (ví dụ như nước sinh hoạt), trước khi
xả vào nguồn cho qua xử lí, một dùng để vận chuyển nước ít bẩn hơn (ví dụ như
nước mưa) thì xả thẳng vào nguồn. Tuỳ theo độ nhiễm bẩn mà nước thải sản
xuất được xả chung với nước thải sinh hoạt hoặc với nước mưa, nếu nước thải
sản xuất có chứa chất độc hại như axit, kiềm,... thì nhất thiết phải xả vào mạng
lưới riêng biệt.
Sông
3
3
1
2
4
5
Hình 2.2. Sơ đồ thoát nước chung
1 Công trình làm sạch; 2 Trạm bơm; 3 Giêng xả nước mưa;
4 Cống góp chính; 5 Cống góp nhánh
36
Hệ thống thoát nước riêng có ưu điểm về mặt xây dựng và quản lí, giảm
vốn đầu tư xây dựng ban đầu (kích thước cống, công trình làm sạch và trạm bơm
nhỏ,.) Tuy nhiên về mặt vệ sinh có kém hơn (nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu)
3. Hệ thống thoát nước riêng một nửa: Thường có hai hệ thống cống ngầm,
trong đó một mạng lưới để thoát nước sinh hoạt, nước sản xuất và nước mưa
bẩn, còn mạng lưới khác để dẫn nước mưa sạch xả trực tiếp ra sông, hồ. Ở chỗ
giao nhau giữa hai mạng lưới xây dựng giếng ngăn nối để thu nhận phần nước
mưa trong thời gian đầu của trận mưa cùng với nước thải sinh hoạt, sản xuất để
dẫn đến công trình làm sạch. Sau khi mưa to hay ở thời gian cuối của các trận
mưa, lưu lượng nước mưa lớn có thể tràn qua miệng xả ra sông hồ.
Sông
1
2
4
3
Hình 2.3. Sơ đồ thoát nước riêng
1 Công trình làm sạch; 2 Trạm bơm; 3 Hệ thống nước mưa;
4 Hệ thống thoát nước sinh hoạt.
3
Sông
3
2
6
4
Hình 2.4. Sơ đồ thoát nước riêng một nửa
1 Công trình làm sạch; 2 Trạm bơm; 3 Ngăn nối; 4 Hệ thống
nước mưa; 5 Hệ thống thoát nước sinh hoạt, sản xuất và nước mưa
5
1
3
3
5 5
37
Hệ thống thoát nước riêng một nửa về mặt vệ sinh tốt, nhưng giá thành xây
dựng cao, quản lí phức tạp nên ít được sử dụng.
1.3. Tiêu chuẩn và chế độ thoát nước
Tiêu chuẩn thoát nước là lượng nước thải trung bình ngày đêm tính cho
mỗi người sử dụng hệ thống thoát nước hay lượng nước thải tính theo sản phẩm.
Tiêu chuẩn thoát nước của vùng dân cư thường lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước.
cũng như tiêu chuẩn cấp nước, tiêu chuẩn thoát nước phụ thuộc vào mức độ
hoàn thiện trang thiết bị vệ sinh, điều kiện khí hậu, vệ sinh của từng vùng, từng
địa phương.
Đối với thành phố và xí nghiệp khác nhau thải ra các lượng nước khác
nhau. Những thành phố lớn có thể lấy tiêu chuẩn thoát nước lớn hơn so với
những thành phố nhỏ trong vùng. Trong những ngày thứ bảy, chủ nhật tiêu
chuẩn thải nước lớn hơn những ngày bình thường, vào ban ngày nước thải nhiều
hơn ban đêm. Tóm lại, nước thải chảy ra không đồng đều theo thời gian, giữa
các thành phố, thị xã, thị trấn trong vùng và giữa các vùng với nhau. Cũng như
mật độ dân số, tiêu chuẩn cấp thoát nước người ta phân biệt theo hai thời kì: Đợt
đầu và tương lai, do đó khi tính toán phải sử dụng số liệu tương ứng với nhau.
Đối với xí nghiệp công nghiệp, có hai loại: Nước thải sinh hoạt và nước thải sản
xuất. Tiêu chuẩn thoát nước sinh hoạt trong các xí nghiệp công nghiệp và hệ số
không điều hoà
STT Tính chất phân xưởng
Tiêu chuẩn thoát
nước (l/ngày, đêm)
Hệ số không điều hoà
Kh
1 Phân xưởng nóng toả nhiệt 35 2,5
2 Phân xưởng lạnh 25 3,0
1.4. Các yếu tố thuỷ lực trong tính toán thoát nước
a. Lưu lượng nước thải của vùng dân cư
1000
* qN
Q ngtb (m
3/ ngày.đêm)
1000
**
max
ngng KqNQ (m
3/ ngày.đêm)
1000*24
* qN
Q htb (m
3/h)
1000*24
**
max
hh KqNQ (m3/h)
86400
* qN
Q stb (l/s)
Trong đó:
s
tb
h
tb
ng
tb QQQ ,, Lưu lượng trung bình ngày, giờ, giây.
38
shng QQQ maxmaxmax ,, Lưu lượng tối đa ngày, giờ, giây.
q Tiêu chuẩn thoát nước.
N Dân số tính toán của khu dân cư.
b. Lưu lượng nước thải sản xuất
Để tính toán lưu lượng nước thải sản xuất ta căn cứ theo công nghệ sản
xuất, trong một số trường hợp tính toán theo đơn vị sản phẩm hoặc nguyên vật
liệu tiêu thụ và tính theo công thức sau:
Lưu lượng trung bình ngày:
1000
*
.
pm
Q sx ngàytb
(m3/ ngày đêm)
Lưu lượng tối đa giây: 1
m a x .
* *
* 3 6 0 0
s x h
s
m p K
Q
T
( l/ s)
Trong đó:
m Lưu lượng nước thải tính trên sản phẩm (1/ tấn, 1/ sản phẩm.
P1Số lượng sản phẩm trong một ca có năng suất tối đa, tấn, sản phẩm.
P Số lượng sản phẩm trong ngày (tấn, sản phẩm)
T Thời gian làm việc trong ca (h).
c. Lưu lượng nước thải sinh hoạt trong các xí nghiệp công nghiệp
Lưu lượng ngày: Qn = 321 (
1000
35*25
m
NN / ngày đêm)
Lưu lượng tối đa giờ: Qmax.h =
1000*
*35**25 43
T
KNKN hh
Lưu lượng tối đa giây: Qmax.h =
3600*
*35**25 43
T
KNKN hh
Trong đó:
N1, N2: Số lượng công nhân làm việc trong ngày theo tiêu chuẩn thoát
nước tương ứng 25 và 35 lít.
N3, N4: Số công nhân làm việc trong ca có năng suất lớn nhất tương
ứng theo tiêu chuẩn 25 và 35 lít.
T: Thời gian làm việc trong ca (h)
d. Lưu lượng nước thải từ các nhà tắm trong xí nghiệp công nghiệp
Căn cứ mỗi vòi tắm thải ra 500 l/giờ, thời gian làm việc của các vòi tắm là
45 phút sau mỗi ca làm việc, hoặc tính theo đồng nhất với tiêu chuẩn 40 – 60
lít/người.
e. Đường kính tối thiểu và độ dầy tối đa
Trong những đoạn đầu của mạng lưới thoát nước lưu lượng tính toán
không lớn, do đó có thể dùng các loại cống có đường kính bé. Tuy nhiên, khả
năng làm tắc cống của loại DN 150mm lớn hơn khoảng 2 lần với loại DN
200mm. Trong khi đó vật liệu chế tạo và công tác xây lắp chênh lệch không
đáng kể vì vậy dùng cống DN 200 có lợi hơn cống DN 150. Để có giới hạn và
thuận tiện trong công việc sử dụng, người ta qui định đường kính cống tối thiểu
dùng cho từng hệ thống riêng biệt.
39
Mạng lưới thoát nước trong sân nhà DN 150200
Mạng lưới thoát nước tiểu khu DN 200.
Hệ thống thoát nước mưa vào chung tiểu khu DN 300.
Hệ thống thoát nước bên ngoài hè phố DN 300, hệ thống nước mưa vào
chung DN 400.
f. Độ đầy tính toán
Nước thải trong cống, ngay khi đạt lưu lượng tối đa cũng không đầy
cống, tỉ lệ giữa chiều cao lớp nước trong cống so với đường kính của nó gọi là
độ đầy tương ứng (h/d). Người ta không cho chảy đầy còn có lí do nữa là cần
khoảng trống thông hơi. Độ đầy tối đa theo quy định của quy phạm 20TCN-51-
84 cho phép của các cống như sau:
Bảng 2.1. §ộ đầy tối đa cho phép
D(mm) DN 150 DN 300 DN 350 DN 450 DN 500DN 900 > DN 1000
(h/d)max = 0,6 0,7 0,75 0,8
Với mương có chiều cao H ≥ 0,9m và tiết diện ngang bất kỳ thì (h/d) ≤ 0,8.
Với cống thoát nước mưa và cống thoát nước chung thì (h/d)max = 1
g. Tốc độ thoát nước.
Nước thải chứa nhiều tạp chất khác nhau. Phần các chất bẩn không tan bao
gồm các tạp chất bẩn hữu cơ và vô cơ. Các tạp chất hữu cơ thường nhẹ, có trọng
lượng riêng nhỏ nên dễ được vận chuyển trong ống. Những tạp chất vô cơ (cát,
xỉ, sỏi, thuỷ tinh vỡ, ) thường khó vận chuyển trong ống vậy yêu cầu vận tốc
dòng chảy phải đủ lớn.
Vì vậy tốc độ thoát nước trong cống, ống phải chọn đủ điều kiện vận
chuyển được cát và các tạp chất vô cơ không hoà tan khác chứa trong nước thải.
Khi quan sát ta thấy có ba trạng thái như sau:
1 Khi vận tốc dòng chảy tương đối nhỏ, cát sẽ nằm yên ở đáy tạo thành lớp
lắng đọng gần như phẳng đều.
2 Khi vận tốc cao hơn lớp cát sẽ có bề mặt dạng gợn sóng. Các hạt cát nhỏ
riêng lẻ tạo nên hình răng cưa và chuyển dần theo hướng dòng chảy.
3 Khi vận tốc dòng chảy tăng lên đáng kể thì các hạt cát ở trạng thái lơ
lửng trong dòng chảy và không có hiện tượng lắng đọng
Bảng 2.2. §ộ đầy tối đa cho phép và vận tốc tính toán nhỏ nhất trong ống
cống thoát nước sinh hoạt và nước mưa
Đường kính
mm
vận tốc Vmin(m/s) với tốc độ đầy H/d
0,6 0,7 0,75 0,8
40
150 – 250 0,7
300 – 400 0,8
450 – 500 0,9
600 – 800 1,0
900 1,15
1000 – 1200 1,15
1500 1,3
Trên 1500 1,5
h. Độ dốc đặt ống, cống thoát nước sinh hoạt: Có thể xác định bằng công
thức gần đúng sau:
i = l/d
Trong đó:
i §ộ dốc
l Chiều dài đoạn đường ống cống
d §ường kính trong của ống, cống, mm.
Vận tốc dòng chảy càng lớn thì sự phá huỷ càng mạnh. Do vậy vận tốc
dòng chảy nằm trong giới hạn cho phép: đối với ống, cống kim loại không được
vượt quá 8m/s, đối với ống, cống phi kim loại không được vượt quá 4m/s.
Sau khi tính toán thuỷ lực phải thể hiện mặt cắt dọc tuyến ống thoát nước.
Ở mặt cắt dọc phải thể hiện: Lưu lượng, vận tốc, đường kính, độ dốc, độ đầy
ống, cống chiều dài đoạn ống, cống tính toán, cao độ mặt đất và đáy ống, cống,
chiều sâu đặt ống ở các nút giếng thăm. Tỷ lệ ngang của mặt cắt dọc thường
chọn bằng tỷ lệ mặt bằng, tỷ lệ có thể là 1:50, 1:100 hoặc 1:200.
41
i. Độ sâu đặt ống, cống thoát nước
Bảo vệ ống khỏi bị phá huỷ bởi tác động cơ học
Bảo đảm khả năng đấu nối giữa các thiết bị vệ sinh trong nhà, mạng lưới
nước tiểu khu với mạng lưới thoát nước đường phố được xác định theo công
thức:
H = h + i (L + l ) – (Z1 – Z2) + ∆d
Trong đó:
h- Độ sâu đặt ống, cống ít nhất ở giếng xa nhất của mạng lưới thoát nước
tiểu khu hoặc sân nhà.
i- Độ dốc của mạng lưới ống, cống tiểu khu hoặc sân nhà.
L + l - Chiều dài mạng lưới tiểu khu hoặc sân nhà từ điểm (giếng) xa nhất
tới điểm đầu nối với đường ống, cống ngoài phố.
(Z1 – Z2) – Cao độ mặt đất tương ứng tại điểm xa nhất của mạng lưới tiểu
khu hoặc sân nhà và điểm đầu nối với đường ống, cống ngoài phố.
∆d- Hiệu số (hay độ chênh lệch) giữa đường kính ống, cống thoát nước
đường phố và ống, cống tiểu khu hoặc sân nhà tại điểm đầu nối.
Hình 2.5. Mặt cắt dọc tuyến cống thoát nước
42
Ngoài ra các nước xứ lạnh còn phải tránh sự đóng băng trong ống, cống.
Độ sâu đặt ống, cống bảo đảm khả năng phá huỷ ống, cống do tải trọng
động tạm thời của giao thông vận tải.
2. Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối dán keo
Các bước thực hiện:
Bước 1: Làm sạch bề mặt tiếp xúc giữa ống và phụ tùng (như hình minh họa)
Bước 2: Đánh dấu chiều dài cần lắp trên ống (như hình minh họa)
∆d
H
Z2 Z1
1
2
L l
Hình 2.6. Sơ đồ xác định độ sâu đặt ống, cống ban đầu ngoài đường phố
1 Ống, cống đường phố. 2 Ống, cống sân nhà hay tiểu khu
43
Bước 3: Dùng cọ thoa nhanh keo dán PVC lên đầu ống đã đánh dấu và mặt
trong của khớp nối. (như hình minh họa)
Bước 4: Đẩy nhanh, mạnh ống và phụ tùng đến vạch đã đánh dấu. (như hình
minh họa)
Bước 5: Dùng giẻ lau sạch keo dán thừa trên mối nối. (như hình minh họa)
Bước 6: Mối nối khi gắn xong phải để nguyên chờ khô, không được rung lắc ít
nhất trong 5 phút và không thử áp trước 24h sau khi hoàn thành. (như hình minh
họa)
44
3. Lắp đặt đường ống thoát nước gia đình
Hệ thống nước có các qui định , nguyên tắc cần phải tuân theo để đảm bảo
tốt tính năng và hiệu quả sử dụng , đồng thời đảm bảo được tinh an toàn cho
người sử dụng. Vì thế để thiết kế , lắp đặt hay sửa chữa hệ thống nước cho nhà,
toà nhà cần những người hiểu biết về công việc , được cấp phép hoạt động .
Các phần của hệ thống nước sinh hoạt:
Đường cống chính của nhà, toà nhà : Ống nằm ngang ỏ vị trí thấp nhất (
Thường nằm dưới nền của tầng trệt ) tiếp nhận tất cả nước thải từ các ống
thoát của toà nhà rồi đưa ra hệ thống cống của thành phố . Φ >102mm.
Cửa thăm : là thiết bị ống , nơi mà có thể dùng để kiểm tra và làm sạch
đường ống , có nắp đậy kín khí . Φ>102mm
Ống thoát nước : tất cả các ống mà thu gom nước thải, nước vệ sinh của
toà nhà.
Trang thiết bị vệ sinh : các thiết bị sử dụng nước và thải nước bẩn vào hệ
thống thoát nước.
Ống ngang : các ống nằm ngang, không nghiêng quá 45o . Φ >38mm
Ống thoát dọc : ống chính theo phương đứng. Φ> 78mm
Bẫy nước (Ngăn mùi ) : vật dùng để ngăn mùi thoát ra từ hệ thống thải mà
vẫn đảm bảo thoát nước tốt.
Thông khí : các ống nối với hệ thống thoát nước đảm bảo không khí vào
ra của hệ thống thoát nước. Φ> 38mm
Hệ thống thoát nước thải: Bao gồm các ống thoát nước và ống cống mà
thu lượm nước thải ra từ các trang thiết bị, các khu vực dùng nước đến nơi
xử lý nước,hệ thống thoát nước thành phố, bình chứa, bể chứa
45
Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống thoát nước gia đình
4. Lắp đặt ống thoát bể tự hoại
Cách đặt ống thoát nước tràn trong hầm cầu tự hoại 23 ngăn là một biện
pháp tối ưu hóa cho hệ thống tự xử lý phân trong hầm cầu bao gồm:
Ống xả phân trực tiếp từ bồn cầu xuống ngăn chứa phân, cũng là ngăn lớn
nhất trong một hầm cầu tự hoại.
Ống thoát nước tràn từ ngăn chứa phân qua ngăn lắng.
Ống thoát nước tràn qua ngăn lọc nước.
Ống thoát nước từ ngăn lộc trong hầm cầu 3 ngăn ra ngoài môi trường.
Vậy chúng ta cần phải đặt các ống thoát để đảm bảo được hầm cầu hoạt động tốt
nhất và có độ bền tối đa.
46
Hình 2.8. Sơ đồ hệ thống hầm cầu 3 ngăn
Sau đây là cách đặt ống thoát nước trong hầm cầu tự hoại 23 ngăn:
Ống xả trực tiếp ngay bồn cầu.
Ống xả phân được đặt bên hông của thành hầm cầu ( phải đặt càng cao càng tốt)
Đối với các hầm cầu có kích cỡ lớn như hầm cầu của các công ty, xí nghiệp phải
dùng những ống xả từ 168 đến 200 mm.
Đối với các hầm cầu tự hoại của hộ gia đình, ống xả phân có kích thước là 114
trở lên.
47
Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống hầm cầu 2 ngăn
Cách đặt các ống thoát tràn trong hầm cầu tự hoại như sau:
Đây là công đoạn tuy đơn giản nhưng góp phần quan trọng cho việc xử lý tốt
nhất cho hầm cầu tự hoại.
Ống tràn từ ngăn chứa phân qua ngăn lắng đối với hộ gia đình có phi 114mm,
khi đặt ống phải có độ sâu từ 20>30 phân. Đầu ống hướng về hầm phân phải
gắn co 90 độ và quay cấm thẳng xuống ( 30> 40 phân) nhằm ngăn các chất cặn
bã có kích thước lớn qua ngăn lắng. đặt vị trí nào của bức tường ngăn cũng
được.
Ống tràng từ ngăn lắng( ngăn thứ 2) qua ngăn lộc cũng được sử dụng ống có phi
là 114 mm, và cách đặt cũng tương tự như trên. ống xả trực tiếp từ ngăn cuối
cùng ra môi trường được đặt vị trí nào cũng được, và đặt cách mặt hầm từ 10
>20 phân. Cũng được sử dụng ống có phi 114mm.
Ống thông hơi cho hầm cầu được đặt vị trí nào thấy thuận tiện cho khuôn viên
nhà. Nhưng theo quy tắc đặt ống thông hơi không được đặt quá sâu. Tốt nhất là
đặt phía bên hông thành hầm cầu và nằm trên cùng. Và có kích thước từ phi 42
trở lên.
Đối với hầm cầu tự hoại của các công ty thì cách đặt ống cũng tương tự như thế
nhưng ống phải có kích thước có phi từ 169 > 200 vì lượng chất thải rất nhiều,
nhằm đủ tải cho điện tích hầm. lưu ý nếu hầm cầu của công ty có độ khá sâu,
nên đầu ống cấm xuống đáy hầm phải có độ sâu tương ứng. có thể là 1met hoặc
1,2met.
48
Bài 3: Lắp đặt thiết bị cấp, thoát nước dân dụng
Mục tiêu của bài:
Đọc được các bản vẽ, tài liệu thi công;
Trình bày được trình tự lắp đặt các thiết bị dùng nước;
Xác định được vị trí và lắp đặt được các thiết bị dùng nước theo thiết kế,
đúng thời gian;
Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung bài:
1. Chuẩn bị thi công
1.1. Các dụng cụ thi công
Bộ dụng cụ thi công bao gồm:
Máy ren ống đa năng
Bàn ren tay thủ công
Bàn kẹp hoặc êtô
Dao cắt ống thủ công
Dụng cụ cơ khí cầm tay
Kìm cá sấu các loại
Ống kẽm 1 5 , 2 0 , 2 5 , 3 2 , 4 0 , 5 0
Các loại phụ kiện kèm theo ống kẽm (mỗi loại 10 cái)
Cưa sắt
Thước lá
Thước dây
Vạch dấu
1.2. Dông cô ®o
a. Thước cặp. Dùng để đo đường kính trong và ngoài của các loại ống.
b. Thước lá. Dùng để đo chiều dài có độ dài 300mm, 500mm, 1000 mm
c. Panme.
49
1.3. Dụng cụ giữ ống
a. Dụng cụ giữ ống.
Bàn giữ ống.
Ê tô giữ ống: Dùng để kẹp chặt ống khi cưa, cắt ống, ren ống.
b. Quy định khi kẹp ống.
Đảm bảo đủ chắc, không xoay ống làm trầy xước lớp mạ kẽm bên
ngoài và bẹp ống.
1.4. Cắt ống bằng phương pháp thủ công
a. Giới thiệu một số dụng cụ cắt.
2 3 4 6 7 8
5
1 6 4 Vạch chuẩn
Hình 3.1. Panme.
1 Thân
2 Đầu đo cố định
3 Đầu đo di động
4 Ống cố định
5 Khóa hãm
6 Ống đi động
7 Nắp cố định ống(6)
8 Núm xoay.
Hình 3.2. Một số loại êtô giữ ống
50
Hình 3.3. Dụng cụ cắt ống
1 Tay vặn; 2 Ren vít; 3 Thân; 4 Má động;
5 Bánh cắt di động; 6 Bánh cắt cố định
Hình 3.4. Bánh cắt quay được xung quanh trục của chúng
a Bánh cắt ống gang; b Bánh cắt ống mỏng; c Bánh cắt ống dầy
Dao cắt ống bằng tay, muốn cắt ống, người ta phải kẹp chặt ống vào
bàn kẹp, cho lưỡi dao cắt ống vào thành ống, dùng tay vặn (1) vào thì vít (2) qua
thân (3) sẽ đẩy mã động (4) có liên kết 2 bánh cắt di động (5) sát vào thành ống,
đối diện bánh cắt di động là 1 bánh cắt cố định sẽ tạo xung quanh thành ống 1
vòng và vạch trên thành ống 1 đường trùng nhau thì mới đạt yêu cầu. Dao này
chỉ cắt được ống có đường kính D< 100mm. Sau mỗi lần quay dao cắt xoay vít
1/4 vòng răng để cho lưỡi dao cắt được tì chặt vào thành ống, cứ tiếp tục cho
đến khi cắt đứt ống.
Dao cắt ống bằng xích, có ưu điểm cắt được ống ở những nơi chật hẹp.
Nhược điểm: Phải dùng nhiều sức hơn so với dao cắt ống bằng tay. thành
ống có nhiều vết xơ khi cắt xong.
51
Hình 3.5. Dụng cụ cắt ống bằng xích
- C-a c¾t èng.
Cấu tạo: Khung cưa, lưỡi cưa. Khi cưa cấn ấn một lực vừa đủ để đẩy cưa
Hình 3.6. Cưa sắt
b. Trình tự cắt ống bằng dụng cụ cắt.
Đọc bản vẽ để xác định chiều dài của đoạn ống cần cắt.
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: Cưa, dao cắt, êtô kẹp ống, thước dây, thước
lá, vạch dấu, ống.
Xác định chiều dài đoạn ống cấn cắt và vạch dấu.
Cắt ống.
+ Đưa dao cắt vào ống.
+ Xoay tay cầm để cho các bánh cắt ép chặt với ống ở vị trí cần cắt.
+ Cầm tay quay quay xung quanh ống. Các con lăn sẽ lăn quanh ống để
tạo thành các vết lõm.
52
+ Sau 2 vòng quay, xoay tay quay để bánh cắt bóp chặt ống hơn nữa và
ăn sâu vào ống.
+ Làm tiếp tục như trên tới khi nào ống đứt.
Kiểm tra.
Với các ống đồng nhỏ sử dụng phương pháp cắt như trên.
c. Biện pháp khắc phục sai lệch khi cắt ống.
Nếu dùng cưa cắt ống mà bị lệch, tốt nhất là bỏ và cưa mạch mới, hoặc
phải giũa phẳng vuông góc với tâm ống.
d. An toàn khi cắt ống.
Ống cặp lên êtô phải vừa chặt, nếu chặt quá sẽ làm ống biến dạng, bề
mặt bị trầy xước, nếu lỏng quá dễ làm cho ống bị rơi khi cắt hoặc ren ống.
Khi cắt sắp đứt, phải dùng một tay đỡ ống để tránh làm ống rơi.
Không được dùng miệng hoặc khí nén thổi vào mặt cưa dễ bị làm phoi
bay vào mắt.
e. Bảo dưỡng dụng cụ cắt.
- Khi c-a, c¾t xong ph¶i vÖ sinh c«ng nghiÖp
1.5. C¾t èng b»ng m¸y
a. Dụng cụ và thiết bị cắt ống.
Dụng cụ đỡ ống có nhiều hình dạng khác nhau sử dụng cùng với máy
cắt ống dùng để cắt các ống có đường kính từ 3mm 900mm.
Hình 3.7. Dụng cụ đỡ ống
53
Dụng cụ cắt ống bàng máy.
Máy cắt ống có nhiều loại, dưới đây giới thiệu một số loại máy cắt ống.
Hình 3.8. Các loại máy cắt ống
b. Trình tự cắt ống bằng máy
Đọc bản vẽ: Sau khi đọc bản vẽ, xác định được đường kính ống, chiều
dài ống cần cắt.
Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị: Thước lá, thước dây, vạch dấu, giá đỡ ống,
máy cắt ống.
Kiểm tra nguồn điện nối với máy.
54
Xác định chiều dài đoạn ống, vạch dấu.
Cắt ống:
+ Đặt ống đã được vạch dấu lên giá đỡ và máy cắt, ống phải được đặt
nằm ngang (điều chỉnh dụng cụ đỡ ống).
+ Ấn cần điều khiển để kiểm tra lại vị trí cắt, nếu không đúng thì điều
chỉnh lại.
+ Nhấn công tắc điện cho máy chạy và ấn cần điều khiển để cắt ống, chú
ý lực ấn vừa phải.
+ Khi cắt xong, nhả công tắc điện đưa cần điều khiển về vị trí ban đầu.
c. An toàn khi cắt ống bằng máy
Máy cắt và giá đỡ phải được đặt trên nền bằng phẳng.
Máy phải có cầu dao điện riêng.
Phải sử dụng trang bị bảo hộ: Găng tay, kính bảo hộ khi cắt ống
1.6. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu
a. Dụng cụ thiết bị phục vụ cho việc lắp đặt
Các loại clê, mỏ lết cầm tay, các loại clê chuyên dùng như clê chụp, clê
xích, clê kẹp ống. Êtô.
Búa, đục, tô vít, thước dây, thước lá, ni vô, quả dọi, mũi vạch.
Máy khoan cầm tay.
Cưa sắt hoặc dụng cụ cắt ống, máy cắt ống.
Bàn ren thủ công hoặc máy ren ống.
b.Vật tư
Các loại ống thép tráng kẽm hoặc ống nhựa theo yêu cầu.
Các loại phụ kiện phục vụ cho nối ống.
Xi măng, gạch.
Đinh vít nở, đai giữ ống, keo dán ống, dây đay, sơn, băng tan.
55
Hình 3.9. Các dụng cụ cầm tay phục vụ lắp đặt
2. Lắp đặt xí
Các bước thực hiện:
Bước 1: Cần chuẩn bị mặt bằng sao cho sạch sẽ trước khi lắp đặt. Tiếp đó đặt
chân cầu vào vị trí đảm bảo tâm lỗ chờ trùng với tâm lỗ xả của thân cầu, thực
hiện căn chỉnh mặt phẳng rồi ấn nhẹ bàn cầu để định vị, đảm bảo chiều dầy lớp
vữa sau khi ấn là 0507mm.
Bước 2: Tiếp tục dùng bao xi măng tạo vữa trát quanh theo dấu chân cầu một
đường vữa rộng 2030mm và dày 1012mm.
Bước 3: Lắp chân cầu vào cho chân cầu trùng với vị trí lấy dấu lúc ban đầu, sử
dụng thước livo để cân chỉnh mặt phẳng rồi ấn nhẹ bàn cầu xuống để định vị.
Tầm 40 phút sau làm sạch phần xi măng thừa, đợi xi măng khô cứng rồi lắp két
vào than.
Bước 4: Lưu ý với loại bồn cầu bệt thì không dùng xi măng mà nên dùng gioăng
đi kèm để nối với ống thoát. Ngoài ra cũng cần chú ý không tráng đầy xi măng
vào khoảng trống giữa lỗ và thân cầu, đồng thời toàn bộ các loại bàn cầu phải
được đặt ống thông hơi.
56
Hình 3.10. Kích thước lắp đặt bồn cầu
3. Lắp đặt chậu rửa
Các bước thực hiện:
Bước 1: Đánh dấu vị trí 2móc treo hai bên của bồn rửa thật cân bằng, dùng vít
nở đúng kích cỡ để bắt chúng lên tường rồi đặt bồn lên, nếu là chậu đặt bàn đá
thì phải lắp bàn đá trước.
Bước 2: Khi treo bồn rửa xong thì cần kiểm tra lại độ phẳng bằng thước li – vô,
nếu như quan sát thấy mà chưa phẳng thì nên kê thêm bằng những miếng cao su
mỏng.
57
Hình 3.11. Kích cỡ lắp đặt chẩu rửa
Bước 3: Tiến hành gắn các vòi cấp nước, xi phông và ống thoát nước vào đúng
theo vị trí quy định, đồng thời cần kiểm tra độ kín của các điểm ghép nối.
Hình 3.12. Lắp đặt chẩu rửa
Bước 4: Tiếp tục dùng keo silicon để trám những khe hở giữa bồn và tường hoặc
là khe hở giữa bồn và bàn đá, nếu như vòi nước gắn vào bồn thì dùng cờ lê vặn
thật chặt vào mặt bồn.
58
Bước 5: Thực hiện lắp chân bồn vào. Chân bồn không chỉ có tác dụng trang trí,
dùng để che những phụ kiện phía bên trong mà còn có tác dụng giữ bồn chặt
thêm.
4. Lắp đặt bồn tắm
Các bước thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên tháo toàn bộ các ốc vít gắn kết bồn tắm với tường nhà có ở
xung quanh bồn tắm và những dụng cụ được gắn trên thân bồn tắm(nếu có).
Bước 2: Tháo toàn bộ các lưới lọc chất thải và đường ống nước xả, có thể xem
lại bảng hướng dẫn trên thân của bồn tắm hoặc trong hướng dẫn lắp đặt để tháo
toàn bộ các liên kết với được chi tiết và cụ thể nhất.
Bước 3: Sau khi đã tháo toàn bộ ốc vít, vòi nước cũng như các liên kết khác liên
quan đến bồn tắm thì có thể sử dụng một con dao để tách sự liên kết giữa bồn
tắm với tường phòng tắm, vì thông thường chúng sẽ được gắn kết bởi một lớp
keo silicon tuy mềm mại nhưng lại chắc chắn. Tiếp đó có thể sử dụng xà beng
để cạy nhằm làm tách hẳn bồn tắm ra khỏi tường nhà tắm.
Bước 4: Cố định các vị trí của ống thoát nước và ống trống tràn theo hướng dẫn
của nhà sản xuất, kiểm tra kỹ lưỡng các vị trí này đảm bảo chúng không bị rò rỉ
nước hay có vẫn đề khác phát sinh, sử dụng keo chuyên dụng để gắn kết chúng
một cách hiệu quả nhất.
Bước 5: Tiến hành đưa bồn tắm vào vị trí đã chuẩn bị, ở bước này chúng ta cũng
cần phải có người trợ giúp để di chuyển một cách nhẹ nhàng, tránh việc va đập
vì như thế sẽ làm cho bồn tắm bị nứt mẻ, cũng như tránh việc làm bể các vị trí
nhô ra của bồn tắm (các vị trí lắp đặt ốc vít, vòi nước . )
Bước 6: Tiến hành khoan và lắp ốc vít cố định bồn tắm với tường nhà tắm, giúp
cho bồn tắm không bị xê dịch, cũng như không bị nghiêng hay lệch trong quá
trình sử dụng sau này.
Bước 7: Sau khi đã định vị bồn tắm bằng ốc vít các bạn tiến hành kết nối đường
ống nước xả với van xả bên trong bồn tắm. Tiến hành kiểm tra việc thoát nước
cũng như khả năng giữ nước của bồn tắm, đảm bảo việc không bị rò rỉ nước ra
ngoài, bằng cách chúng ta đóng van xả bên trong bồn tắm và tiến hành xả nước
vào trong bồn, theo dõi mực nước trong bồn có bị xê dịch hay không.
59
5. Lắp đặt vòi tắm hoa sen
Các bước thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên lắp 2 ống lệch tâm vào 2 ống cấp nước chờ sẵn trên tường,
chỉnh khoảng cách giữa 2 ống là 150mm đồng thời nhớ siết chặt ống.
Bước 2: Tiến hành lắp gioăng cao su vào 2 đai ốc trên thân sen, sau đó lắp thân
sen vào 2 ống cấp nước trên, siết chặt đai ốc.
Bước 3: Lắp giá treo tay sen lên tường vào vị trí phù hợp.
Bước 4: Lắp bát sen vào dây sen rồi lắp dây sen vào thân sen
Hình 3.13. Kích thước lắp đặt vòi sen
6. Lắp đặt bình nóng lạnh
Các bước thực hiện:
Bước 1: Treo bình (Chú ý treo bình là bước rất quan trọng.)
Căn cứ vào khoảng cách giữa 2 lỗ treo hoặc giá treo có sẵn của từng loại bình,
đánh dấu khoan 2 lỗ trên tường bằng mũi khoan 12mm hoặc 14mm làm sao cho
cân đối
Bắt vít nở vào lỗ khoan, vặn chặt vít, móc treo, để móc cong hướng lên trên.
Đưa bình lên, kéo chặt xuống theo phương thẳng đứng và treo chắc chắn vào
móc treo trên tường.
Sau khi bình lắp đặt song cần thủ xem bằng cách đu thử trọng tải nặng gấp 3
lần bình khi đã có nước.
Chú ý: Nếu lỗ khoan bắt giá treo bình bị rộng, tuyệt đối không được chèn bất cứ
vật liệu gì khác mà phải khoan lỗ khác vì có như vậy mới đảm bảo sử dụng
trong nhiều năm bình luôn được treo trên tường chắc chắn, giúp an toàn cho
người và các thiết bị khác nằm phía dưới bình.
60
Bước 2: Lắp đường nước
Bắt van an toàn vào đường nước lạnh của bình( ống được đánh dấu bằng vòm
nhựa màu xanh). Không nên bắt chặt van an toàn quá để tránh vỡ và làm kẹt bộ
phận bên trong van ( chỉ bắt 34 gen sau khi quấn băng keo).
Nối đường cấp nước cho bình vào phần dưới của van an toàn bằng đường ống
mềm để thuận tiện cho việc bảo dưỡng van an toàn hàng tháng.
Nối đường nước nóng vào ống ra của bình nóng lạnh ( có viền màu đỏ) bằng
ống cứng kim loại để có thể chịu đựng được lâu dài nhiệt độ nước nóng của bình
chảy ra khi ta sử dụng hàng ngày.
Nối một đường ống vào lỗ xả của van an toàn để khi cần ta có thể xả nước ra
khỏi bình.
Van an toàn xả ở chế độ 8 bar nên có một vài giọt nước chảy ra từ lỗ xả phụ của
van trong quá trình đun là bình thường. Trong trường hợp áp suất nguồn nước
cung cấp cho bình gần bằng giá trị của van, cần phải lắp thêm một van giảm áp
càng xa bình càng tốt.
Bước 3: Lắp điện nguồn.
Bình sử dụng nguồn điện 220V ~ 50 Hz, có gắn thiết bị chống rò điện
ELCB. Đường dây lắp đặt phải phù hợp với công suất tối đa của bình ( 2500
W) Bình phải được nối đất bằng dây nối đất và được lắp cố định vào dây tiếp
mát ở phích điện 3 trấu. Nối bình trực tiếp vào nguồn điện, nên lắp Atomat phù
hợp ở ngoài.
Bước 4: Kiểm tra và vận hành
Trước khi cắm điện, mở vòi nước nóng ở đường ra, nước sẽ tự động chảy vào
bình. Sau vài phút, nước chảy ra liên tục tròn đều là bình đã đầy nước. Đóng vòi
nước ra lại.
Kiểm tra đảm bảo các mối nối không rò rỉ.
Khi bình hoạt động, van nước vào bình phải luôn mở.
Xoay núm min max theo chiều kim đồng hồ để tăng nhiệt độ. Muốn giảm
nhiệt độ xoay ngược chiều kim đồng hồ.
7. Lắp đặt van, khóa
Quá trình lắp ráp người ta phải quấn băng tan hoặc dây đay tẩm sơn. Mục
đích để tạo độ kín cho đường ống.
Trình tự lắp ráp:
* Bước 1: lắp phụ kiện vào hết phần ren 1 đầu ống.
* Bước 2: Lắp phụ kiện vào đầu ống còn lại, chú ý khi còn 3 đỉnh ta cần kiểm
tra chiều dài chi tiết bằng thước.
* Bước 3: Điều chỉnh chi tiết đúng với bản vẽ.
Chú ý:
Sau khi lắp được các cụm chi tiết với nhau, ta nối các cụm chi tiết lại với
nhau bằng các đầu giắc co.
61
Lắp cụm đường ống cính vào vị trí trước, sau đó lắp cụm đường ống
dứng với cụm ống chính đã định, sau cùng là lắp cụm ống nhánh với cụm ống
đứng.
Trong quá trình lắp ống, các đầu chờ phải chính xác.
Hệ thống dường ống có thể đi chìm hoặc nổi, nhưng không dược ảnh
hưởng đến kết cấu của ngôi nhà.
Vệ sinh đường ống, tiết bị và thử áp lực.
Thông rửa đường ống: Mở hết các van xả, đồng thời mở van cấp nước từ từ.
Lau rửa các thiết bị.
Thử áp lực thủy lực đường ống từ 2 đến 10 at trong koảng 5 đến 10 phút.
Nếu đảm bảo yêu cầu, nghiệm thu và bàn giao.
Hình 3.14. Sơ đồ lắp van khóa
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS TS Nguyễn Văn Tín, Giáo trình cấp nước tập 1,Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật, năm 2005
2. Trịnh Xuân Lai, Tính toán các công trình cấp nước, nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật, năm 2007
3. PGS Hoàng Huệ, Giáo trình cấp thoát nước, Nhà xuất bản xây dựng, năm
1993
4. ThS Lê thị Dung TS Trần Đức Hạ, Máy bơm và các thiết bị cấp thoát nước,
nhà xuất bản xây dựng, năm 2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lap_dat_he_thong_cap_thoat_nuoc_dan_dung_trinh_do.pdf