CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ LÂM NGHIỆP
1.1. Vai trò và đặc điểm sản xuất lâm nghiệp
1.1.1 Khái niệm lâm nghiệp
Để đi đến khái niệm về lâm nghiệp, trên thực tế đã có nhiều quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất: cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ rừng.
Với quan điểm này, lâm nghiệp chỉ bao gồm các hoạt động về trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ nhằm cung cấp lâm đặc sản, phòng hộ và bảo vệ môi trường sống cho xã hội. Sản phẩm cuối cùng của hoạt động lâm nghiệp là tạo ra rừng thành thục công nghệ; đó chỉ là những sản phẩm tiềm năng, chưa thành sản phẩm hàng hoá cuối cùng được trao đổi trên thị trường.
Như vậy, quan điểm thứ nhất đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại :
+ Một là khi đã khẳng định lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất nhưng sản phẩm cuối cùng lại chưa được lưu thông, trao đổi, mua bán trên thị trường để thu hồi vốn tái sản xuất cho chù kỳ tiếp theo. Sản phẩm được khai thác từ rừng lại được thống kê, hạch toán vào tổng sản phẩm công nghiệp.
+ Hai là về phương diện kỹ thuật lâm sinh thì khai thác và tái sinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khai thác được xem là một trong những giải pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng trong tái sản xuất tài nguyên rừng.
+ Ba là về phương diện kinh tế - xã hội, mục đích cuối cùng của xây dựng rừng là để sử dụng (khai thác) và chỉ có khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng.
+ Bốn là về phương diện quản lý, hiện nay ngành lâm nghiệp đang quản lý các hoạt động không chỉ thuộc lĩnh vực lâm sinh mà còn cả lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản.
- Quan điểm thứ hai : cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt không chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có chức năng khai thác sử dụng rừng.
Như vậy, với quan điểm này khái niệm về lâm nghiệp đã được mở rộng. Sản phẩm cuối cùng của lâm nghiệp đã là sản phẩm hàng hoá được mua bán, trao đổi trên thị trường. Quan điểm này đã đề cao vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và đã coi hoạt động xây dựng và sử dụng rừng là hai giai đoạn của quá trình tái sản xuất tài nguyên rừng. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để lâm nghiệp phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, quan điểm này đã lồng ghép hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau vào một ngành sản xuất cũng có những vấn đề khó khăn về công tác tổ chức, quản lý và hạch toán kinh tế. Mặt khác, khi nhấn mạnh quan điểm này, có thể người ta chỉ tập trung vào khai thác bóc lột tài nguyên rừng và ít quan tâm đến
136 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3263 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình kinh tế lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đa dạng sinh học và các giá trị của nó: nguồn nước, đất, hệ sinh thái duy nhất và mỏng manh và cảnh quan;
Duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng; và,
Bảo vệ các loài đang bị đe dọa và đang có nguy cơ cùng với sinh cảnh của chúng.
Lợi ích về mặt xã hội:
Thúc đẩy sự tôn trọng đối với nhân viên, quyền của người dân bản địa và cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia của nhiều bên có liên quan khác nhau vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quản lý rừng; và,
Đóng góp vào sự suy giảm tai nạn nghề nghiệp thông qua việc giới thiệu và tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn.
3.4.4.2. Chi phí
Chi phí cấp chứng chỉ rừng bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, cụ thể:
TC = Cd + Ci
trong đó: TC - tổng chi phí cấp chứng chỉ rừng
Cd - chi phí trực tiếp
Ci - chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp của việc đánh giá rừng bao gồm chi phí đánh giá lần đầu, chi phí theo dõi hành trình gỗ và chi phí đánh giá-giám sát hàng năm. Chi phí trực tiếp của việc được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) bao gồm chi phí đánh giá ban đầu và hàng năm. Chi phí gián tiếp là chi phí cần thiết để đạt được điều kiện cấp chứng chỉ rừng như chi phí bỏ ra để cải thiện các hoạt động quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ rừng theo các nguyên tắc và tiêu chí đã thống nhất (Sikod 1996; Irvine 2000). Nó có thể gồm cả chi phí gia tăng cho nhân viên, chi phí gia tăng cho việc kiểm soát rừng, việc lập kế hoạch quản lý phụ thêm, chi phí kiểm kê gia tăng, và những thay đổi trong các phương pháp khai thác. Ngoài ra, chi phí gián tiếp có thể bao gồm khoản tăng thêm để phân loại sản phẩm, trang bị lại nhà xưởng, và đào tạo nhân viên để đảm bảo tính riêng rẽ của sản phẩm, vv ...
Chi phí trực tiếp, hay chi phí cấp chứng chỉ, cũng biến đổi phụ thuộc vào khả năng có sẵn của thông tin về điều tra rừng và mức độ đầy đủ của bản đồ lâm nghiệp. Theo Bass (2000), khoản chi phí này dao động trong khoảng US$0.3-1.0 cho 1 ha một năm. Tương tự, chi phí kiểm toán (đánh giá ban đầu) của FSC hay ISO có thể từ US$3,000 tới US$ 7,000 cho một khoảnh rừng 200 acre (tương đương 81 ha), tức là vào khoảng US$37-85/ha. Các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến biến động chi phí này, theo Bass (2000), bao gồm:
Quy mô của các hoạt động lâm nghiệp: các hoạt động quy mô lớn có thể dàn trải chi phí cố định trên diện tích và trữ lượng rừng lớn;
Tính cạnh tranh: khi cạnh tranh tăng lên cũng làm giảm chi phí xuống;
Chủng loại rừng và vị trí địa lý: chi phí cấp chứng chỉ rừng cho rừng mưa hỗn loài và ở xa có thể cao hơn so với chi phí cho rừng trồng thuần loài gần các nhà máy bột giấy.
Chi phí trực tiếp này sẽ được trả các cơ quan cấp chứng chỉ do đã tiến hành các thủ tục cấp chứng chỉ rừng. Thông thường, khoản chi phí này do chủ rừng hay doanh nghiệp lâm nghiệp phải trả, nhưng đôi khi lại do người mua gánh chịu.
Chi phí gián tiếp, hay chi phí quản lý rừng bền vững, dao động rất lớn tùy thuộc vào từng loại rừng. Ví dụ, một nghiên cứu của ITTO chỉ ra rằng chi phí cho 1 m3 gỗ vào khoảng US$60 ở Sarawak (Malaysia), US$38 ở Philippines, và US$70 ở Indonesia, còn chi phí ước tính cho các hoạt động sửa đổi vào khoảng US$0-13 cho mỗi m3 (Varangis, 1995). Nói một cách khác, chi phí quản lý rừng bền vững cho 1m3 gỗ dao động trong khoảng 10-20% của giá gỗ nhiệt đới bình quân hiện nay là US$350 trên thị trường thế giới (Sikod, 1996).
Thông thường, do chi phí chứng chỉ rừng được coi là tương đối cố định, các doanh nghiệp hay công ty lâm nghiệp quy mô lớn thường giải quyết chi phí tăng thêm dễ dàng hơn các chủ rừng nhỏ. Vì vậy, để các cộng đồng địa phương hay các chủ rừng nhỏ có thể tránh được các chi phí phát sinh khi tham gia cấp chứng chỉ rừng, nhiều khi phải có các thay đổi hay xắp xếp lại về đất đai. Vấn đề này rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt nam nơi có nhiều diện tích rừng lớn đang được các hộ gia đình quản lý với quy mô nhỏ và tản mạn.
3.4.5. Những thách thức đối với chứng chỉ rừng
Mặc dù việc cấp chứng chỉ rừng đã được triển khai trên thế giới nhiều thập kỷ nay, nó mới chỉ được bắt đầu thử nghiệm ở Việt nam trong thời gian gần đây. Trong khi đó, môi trường pháp lý và thể chế của quản lý rừng ở Việt nam rất khác biệt so với các nước. Sau một thời gian dài tài nguyên rừng được quản lý một cách kém hiệu quả bởi các lâm trường quốc doanh, quyền sử dụng rừng và đất rừng ở Việt nam đã và đang được chuyển giao cho các tổ chức và cá nhân để quản lý lâu dài trong khi quyền sở hữu đất đai chủ yếu vẫn thuộc về nhà nước. Hiện trạng quản lý rừng của Việt nam được thể hiện bằng sự đa dạng các hệ thống quản lý, tình trạng thông tin thiếu chính xác, tản mạn và không nhất quán, sự dư thừa của các văn bản pháp quy kém hiệu quả và chồng chéo lẫn nhau cũng như sự yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Tất cả những nhân tố này đều là những thách thức đối với quá trình cấp chứng chỉ rừng ở Việt nam.
Hình 10. Tỷ lệ gia tăng diện tích rừng (ha) được cấp chứng chỉ FSC, 12/1995-05/2004
Nguồn: Cục Lâm nghiệp, Bộ Bông nghiệp và PTNT, 2004. Bản tin “Quản lý rừng”, No. 1, 7/2004, Hà nội.
Về mặt kinh tế, có vẻ như là chứng chỉ rừng sẽ làm cho suất đầu tư cho 1 ha rừng đội lên gấp 2 hoặc 3 lần. Đây là khó khăn lớn đối với không chỉ các lâm trường quốc doanh mà cả các chủ rừng tư nhân và hộ nông dân khi mà họ luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh và phải đi vay chịu lãi ngân hàng. Mặc dù chứng chỉ rừng có thể mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, nhưng những trở ngại sau đây cũng cần phải được tính đến :
thị phần “xanh” cho các lâm sản, đặc biệt là các loài ít được biết đến, từ Việt nam rất nhỏ bé. Vì vậy khó có thể biết rõ phạm vi mà các chủ rừng, cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng địa phương sẽ được hưởng lợi từ việc cấp chứng chỉ rừng;
chưa rõ là các sản phẩm từ rừng đã cấp chứng chỉ với chi phí cao hơn sẽ bán với được giá cao hơn và dễ bán hơn?
nếu cấp chứng chỉ rừng là tự nguyện thì rất có thể đại đa số các chủ rừng nhỏ ở Việt nam có thể sẽ đứng ngoài việc cấp chứng chỉ rừng, chủ yếu do tình trạng khó khăn về tài chính.
CHƯƠNG IV
THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG LÂM NGHIỆP
I- Thể chế trong lâm nghiệp
1- Các bên liên quan (Stakeholders) trong sản xuất lâm nghiệp
Khái niệm về Các bên liên quan
Các bên liên quan hay Các liên đới (Stakeholders) là thuật ngữ để chỉ những cá nhân và tổ chức có quyền lợi và có thể bị ảnh hưởng bởi một hoạt động, một chương trình phát triển hay một hoàn cảnh nào đó.
Trong một số trường hợp, các bên liên quan có thể vừa chịu ảnh hưởng vừa có thể gây ảnh hưởng tới một hoạt động hay một tổ chức khác.
Trong thực tiễn, tại mỗi cộng đồng thường có nhiều Các bên liên quan khác nhau. Người ta có thể chia chúng thành nhóm trực tiếp (sơ cấp) và nhóm gián tiếp (thứ cấp), theo mức độ phụ thuộc vào tài nguyên.
Các bên liên quan thường có vai trò và mức độ tham gia khác nhau trong quản lý tài nguyên rừng qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Lợi ích của các bên liên quan
Trong thực tế, lợi ích của Các bên liên quan thường không giống nhau, nhiều khi mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên liên quan thường dẫn đến những xung đột xã hội, kéo theo những hậu quả rất bất lợi đối với ổn định xã hội và đe doạ trực tiếp đến sự tồn tại bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Vì vậy, Nhà nước cần và phải đóng vai trò điều tiết hay xúc tác để dung hòa lợi ích và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên liên quan .
Trong thực tiễn lâm nghiệp nước ta, Các bên liên quan phổ biến hiện nay gồm có: Dân cư địa phương, Lâm trường quốc doanh, Cộng đồng thôn bản, Chính quyền địa phương, vv.. Mỗi bên liên quan này đều có những lợi ích cụ thể trong hoạt động quản lý sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Chỉ trong điều kiện kết hợp được một cách hài hoà các lợi ích này thì tài nguyên rừng mới có thể được quản lý một cách bền vững.
Lợi ích của các bên liên quan trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng ở nước ta có thể được mô tả vắn tắt trên biểu số 1 sau đây:
Biểu 1. Lợi ích của các bên liên quan trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng
Các bên liên quan
Quan điểm về lợi ích
1- Người dân địa phương
Coi rừng là nguồn cung cấp đất canh tác, gỗ gia dụng, củi đun, dược liệu và các sản phấm cho các nhu cầu hàng ngày khác
Sử dụng các sản phẩm từ rừng cho nhu cầu tại chỗ là chính, một phần bán ra thị trường
Cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng
2- Các Doanh nghiệp
Coi rừng như là nguồn cung cấp nguyên liệu
Quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận
3- Nhà nước
Coi rừng như một tài sản quốc gia, cần bảo vệ và phát triển, tách biệt khỏi dân cư địa phương
Quan tâm đến khả năng tổng hợp của rừng, như: phòng hộ, đặc dụng, cung cấp, văn hoá, xã hội...
Điều tiết các lợi ích khác nhau giữa các bên liên quan
Các bên liên quan và vấn đề quản lý sử dụng tài nguyên
Một trong các vấn đề hay gặp nhất trong quản lý và sử dụng tài nguyên chính là mâu thuẫn, kèm theo các tranh chấp giữa các bên liên quan.
Có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp giải quyết tranh chấp trong quản lý tài nguyên rừng.
Có quan điểm cho rằng các tranh chấp trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng có thể được giải quyết thông qua việc thương lượng giữa các bên liên quan mà không cần sự can thiệp của nhà nước với điều kiện quyền tài sản về tài nguyên rừng, trong đó có đất đai, phải được phân định đầy đủ và rõ ràng.
Có quan điểm cho rằng cần có sự tham gia trực tiếp và gián tiếp của Nhà nước trong việc dàn xếp lợi ích giữa các bên liên quan trong quản lý tài nguyên, vì tự các bên liên quan không thể giải quyết được một cách hài hoà các lợi ích, do quan điểm của mỗi bên đều có những khác biệt, hoặc không có đầy đủ các thông tin khi thảo luận.
Trong điều kiện thực tiễn nước ta, Nhà nước thường phải chủ động trong việc can thiệp, giải quyết và ngăn ngừa những mâu thuẫn lợi ích và những tranh chấp giữa các bên liên quan trong quản lý sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2- Quyền tài sản
Khái niệm
Trong kinh tế, quyền tài sản (property rights) là một khái niệm để chỉ những quyền hạn, đặc quyền và giới hạn của người chủ sở hữu đối với việc sử dụng tài nguyên.
Quyền tài sản bao gồm quyền sở hữu (ownership) và quyền sử dụng (use rights). Ví dụ, ở Việt nam quyền sở hữu về đất đai thuộc về toàn dân (mà Nhà nước là người đại diện), còn quyền sử dụng đất có thể được giao cho các cá nhân và tổ chức theo các quy định của Luật Đất đai.
Quyền tài sản có thể gắn với các cá nhân, cộng đồng, tỏ chức hoặc có thể không gắn với bất kỳ chủ thể nào (vô chủ).
Phân loại quyền tài sản
Trong thực tiễn quản lý sử dụng tài nguyên rừng, quyền tài sản có thể được mô tả trên bảng 02 sau đây
Bảng 02: Phân loại quyền tài sản trong sử dụng tài nguyên rừng
Chủ thể
Đặc điểm quyền tài sản
Nhà nước
Quyền xây dựng và ban hành các quy định về quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên và bắt buộc các đối tượng trong xã hội phải thực hiện.
Cá nhân
Các cá nhân có quyền thực hiện các phương thức sử dụng tài nguyên được Nhà nước không cấm và phải chấm dứt các phương thức không được chấp thuận. Các đối tượng khác có nghĩa vụ tôn trọng các quyền cá nhân này.
Cộng đồng
Nhóm quản lý có quyền quy định các biện pháp đảm bảo các quyền của thành viên cộng đồng và loại trừ những ai không phải là thành viên cộng đồng. Những thành viên ngoài cộng đồng có nghĩa vụ tuân thủ quy định loại trừ trên.
Vô chủ
Không có chủ sở hữu nào được xác định một cách rõ ràng. .
3- Các chế độ quản lý trong lâm nghiệp
Trong sản xuất lâm nghiệp nước ta, hệ thống quản lý bao gồm các đối tượng sau đây:
a- Nhà nước
Nhà nước là tổ chức quyền lực của quốc gia, là đại diện cho sở hữu toàn dân về các loại tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp.
Nội dung quản lý của Nhà nước về lâm nghiệp thể hiện trên các mặt sau đây:
+ Quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
Đây là nội dung quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên khía cạnh quản lý tài nguyên quốc gia, bao gồm các nội dung:
Điều tra, xác minh, thống kê, theo dõi tình hình biến động tài nguyên rừng.
Lập các qui hoạch và kế hoạch về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách, thể lệ về quản lý bảo vệ rừng.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật và chính sách về quản lý bảo vệ rừng.
Giao đất lâm nghiệp.
+ Quản lý Nhà nước về nghề rừng.
Đây là nội dung quản lý Nhà nước với khía cạnh quản lý một ngành kinh tế trong nền kinh tế thống nhất, bao gồm các nội dung:
- Xây dựng và ban hành các chính sách, chế độ để phát triển các hoạt động lâm nghiệp
Tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
+ Quản lý sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp.
Nhà nước quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lâm sản cho nền kinh tế, đồng thời đảm bảo cho cho tài nguyên rừng được quản lý một cách bền vững.
b- Cộng đồng
Cộng đồng là khái niệm để chỉ tập hợp những người sống chung trên một địa bàn nhất định, có những quyền ngang nhau trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
Trong thực tế sản xuất lâm nghiệp nước ta, cộng đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng.
Quản lý của cộng đồng đối với tài nguyên rừng chủ yếu dựa trên tính tự quản của tập thể dân cư địa phương. Hiện nay nhà nước rất quan tâm khuyến khích các cộng đồng xây dựng và áp dụng các quy ước, hương ước ở cấp thôn, bản, xóm trong đời sống xã hội của mình, trong đó có quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
c- Tư nhân
Tư nhân là khái niệm để chỉ sở hữu cá nhân về một loại tài sản nào đó. Đối tượng tư nhân trong quản lý lâm nghiệp khá rộng, thường được hiểu là khái niệm để chỉ các loại đối tượng sau đây:
+ Cá nhân tham gia các hoạt động kinh tế với tư cách riêng của mình. Các cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất và được quyền tự do kinh doanh trên đất được giao trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
+ Các Hộ gia đình. Hộ gia đình là khái niệm để chỉ tập hợp những người có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, cùng sống chung dưới một mái nhà. Trong sản xuất lâm nghiệp, các Hộ gia đình được Nhà nước giao quyền sử dụng đất và được quyền chủ động trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được giao theo đúng mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước.
+ Các Trang trại. Trang trại là hình thức phát triển cao của kinh tế Hộ gia đình trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Các trang trại thường có những đặc trưng cơ bản như: Quy mô sản xuất kinh doanh lớn, Mục tiêu là sản xuất hàng hoá để thu lợi nhuận, Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh cao...Các trang trại cũng được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, khuyến khích phát triển và được quyền chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh của mình.
d- Lâm trường quốc doanh
Lâm truờng quốc doanh là một loại doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp với đặc trưng cơ bản là lấy tài nguyên rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu.
Với tư cách là một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, các lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao đất lâm nghiệp, giao vốn để phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.Các lâm trường quốc doanh được quyền chủ động trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn rừng và vốn đầu tư được giao của mình, bên cạnh đó các lâm trường quốc doanh còn phải đóng vai trò quan trong trong viếc hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp tại các địa phương.
Trong quá trình hoạt động, giữa lâm trường quốc doanh với các cá nhân, các hộ gia đình, các trang trại có thể sẽ nảy sinh các mối quan hệ liên doanh, liên kết kinh tế nhằm khai thác các thế mạnh riêng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chung. Những hình thức chủ yếu trong liên doanh liên kết giũa các đối tượng thường là khoán kinh doanh rừng và liên doanh sản xuất lâm nghiệp.
Khoán kinh doanh rừng thường được áp dụng rộng rãi trong các lâm trường quốc doanh, trong đó lâm trường được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, sau đó lại tiến hành khoán lại quyền sử dụng đất của mình cho các cá nhân hoặc hộ gia đình, để họ trực tiếp thựuc hiện các hoạt đông sản xuất trực tiếp, còn lâm trường đứng ra thực hiện các dịch vụ cung cấp yếu tố đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người nhận khoán. Khoán kinh doanh rừng có thể được thựuc hiện theo từng công đoạn hoặc cả chu kỳ kinh doanh rừng.
Liên doanh trong kinh doanh rừng là hình thức góp vốn giữa lâm trường quốc doanh với các đối tượng khác để cùng kinh doanh rừng, cùng hưởng lợi và cùng chịu rủi ro theo mức độ góp vốn của từng bên. Hình thức liên doanh trong xây dựng rừng thường đảm bảo tính công bằng tốt hơn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng.
II- Chính sách phát triển nông lâm nghiệp
1- Khái niệm và phân loại chính sách
a- Chính sách và chính sách phát triển nông lâm nghiệp
Chính sách là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà chủ thể sử dụng để tác động vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu định sẵn trong những giai đoạn nhất định.
Theo khái niệm này, các chủ thể trong nền kinh tế, trong quá trình hoạt động đều có thể xây dựng và áp dụng các chính sách của mình để phục vụ cho các mục đích đã đặt ra. Người ta thường nói nhiều đến chính sách của Nhà nước, chính sách của doanh nghiệp, chính sách của một tổ chức nào đó.
Trong chương này, thuật ngữ chính sách được dùng chủ yếu để chỉ các chính sách Nhà nước, tức là những chính sách do Nhà nước xây dựng, ban hành và áp dụng trong nền kinh tế.
Chính sách được coi là một trong những công cụ quan trọng bậc nhất mà Nhà nước sử dụng để tác động vào hành vi của các đối tượng trong xã hội để đạt được những mục tiêu của mình.
Chính sách phát triển Nông Lâm nghiệp là khái niệm để chỉ tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực nông lâm nghiệp để đạt được những mục tiêu phát triển nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể.
b- Phân loại Chính sách
Trong thực tiễn, các chủ thể thường phải giải quyết nhiều vấn đề cụ thể khác nhau, vì thế các chính sách cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều chính sách cụ thể, có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen vào nhau và tạo thành một hệ thống chính sách thống nhất.
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của môn học, có thể phân loại các chính sách theo các cách sau đây:
Nếu xét theo lĩnh vực tác động, có thể chia chính sách thành các loại sau đây:
- Chính sách kinh tế: Bao gồm những chính sách tác động đến các mối quan hệ kinh tế trong xã hội.
Các chính sách kinh tế rất đa dạng, có thể chia thành các loại nhỏ hơn như sau:
+ Chính sách tài chính
+ Chính sách tiền tệ- tín dụng
+ Chính sách phân phối
+ Chính sách cơ cấu kinh tế
+ Chính sách cạnh tranh
+ Chính sách thị trường...
- Chính sách xã hội: Gồm những chính sách tác động đến các mối quan hệ xã hội, như:
+ Chính sách lao động và việc làm
+ Chính sách xoá đói giảm nghèo
+ Chính sách ưu tiên đồng bào dân tộc ít người...
- Chính sách văn hoá: Bao gồm các chính sách tác động đến lĩnh vực văn hoá, giáo dục, như:
+ Chính sách giáo dục đào tạo
+ Chính sách phát triển khoa học công nghệ
+ Chính sách văn hoá nghệ thuật...
- Chính sách an ninh quốc phòng
- Chính sách đối ngoại...
Khi xét theo lĩnh vực tác động, người ta cũng thường chia các chính sách thành các loại cụ thể sau đây:
- Chính sách phát triển công nghiệp,
- Chính sách phát triển nông lâm nghiệp,
- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
- …
Nếu xét theo phạm vi ảnh hưởng, các chính sách có thể chia thành các loại sau:
- Chính sách vĩ mô: bao gồm những chính sách áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế,
- Chính sách trung mô: gồm những chính sách áp dụng trong phạm vị một địa phương, một lĩnh vực cụ thể,
- Chính sách vi mô: gồm các chính sách áp dụng trong phạm vi hẹp như các đơn vị cơ sở, các doanh nghiệp…
Nếu xét theo thời gian tác động của chính sách:
- Chính sách dài hạn
- Chính sách trung hạn
- Chính sách ngắn hạn
2- Chức năng của của chính sách
Chính sách được xây dựng và áp dụng nhằm thực hiện những chức năng cơ bản sau đây:
a- Chức năng định hướng.
Định hướng là chức năng quan trọng hàng đầu của chính sách. Các chính sách truớc hết phải là sự cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước vào những lĩnh vực và hoạt động nhất định của nền kinh tế trong những giai đoạn cụ thể.
b- Chức năng điều tiết.
Chính sách có chức năng quan trọng là điều tiết các các mối quan hệ, các hành vi trong xã hội theo những hướng được coi là có lợi đối với hoạt động quản lý của Nhà nước.
Nhà nước thường dùng chính sách để điều tiết các mối quan hệ như: ngăn chặn tình trạng độc quyền, làm giảm sự phân hoá giàu nghèo, thực hiện quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường…
c- Chức năng kích thích.
Các chính sách khi ra đời còn phải đảm bảo chức năng kích thích, tạo động lực cho sự phát triển đối với một lĩnh vực hay một ngành nhất định. Thông thường, mỗi chính sách cụ thể sẽ kích thích sự phát triển của một hay một vài lĩnh vực nào đó, sau một thời gian nhất định, lĩnh vực này lại tạo ra một tiền đề mới cho một lĩnh vực khác phát triển theo.
3- Yêu cầu đối với chính sách
Mỗi chính sách khi xây dựng và đưa vào áp dụng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
a- Tính khách quan.
Để chính sách đảm bảo được các chức năng cơ bản của mình, các chính sách trước hết phải đảm bảo tính khách quan. Tính khách quan của chính sách thể hiện ở chỗ bản thân các chính sách phải phù hợp với các quy luật khách quan, tránh hiện tượng xây dựng và áp dụng chính sách theo ý chí chủ quan, xa rời thực tiễn.
b - Tính chính trị.
Chính sách là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý xã hội, vì thế, mỗi chính sách phải quán triệt đầy đủ đường lối chính trị của Đảng, phải đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong mỗi chính sách cụ thể.
Tính chính trị đòi hỏi mỗi chính sách cụ thể phải là sự cụ thể hoá đường lối chính trị của Đảng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, phải phục vụ đắc lực cho lợi ích của đất nước và nhân dân lao động.
c- Tính hệ thống.
Chính sách là một trong số các công cụ mà Nhà nước sử dụng trong quản lý xã hội, vì thế nó phải đảm bảo tính thống nhất hữu cơ với các công cụ quản lý khác.
Tính thống nhất của các chính sách thể hiện trước hết ở chỗ, nó phải phù hơp với các quy định hiện hành của pháp luật, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của các địa phương. Bên cạnh đó mỗi chính sách còn phải thống nhất và phù hợp với các chính sách cụ thể khác có liên quan.
d- Tính đồng bộ
Thông thường mỗi hoạt động kinh tế đều phải sử dụng nhiều loại nguồn lực khác nhau, có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau. Vì thế để các hoạt động kinh tế diễn ra một cách trôi chảy, thuận lơi, các chính sách phải đảm bảo được tính đồng bộ.
Tính đồng bộ thể hiện ở chỗ, mỗi chính sách cụ thể phải đề cập và giải quyết được các mối quan hệ chủ yếu, các khía cạnh cơ bản có liên quan đến những hoạt động kinh tế cần tác động của chính sách đó.
e- Tính thực tiễn
Các chính sách muốn giành được thắng lợi trong quá trính thực hiện, cần đảm bảo tính thực tiễn của bản thân chính sách đó. Tính thực tiễn thể hiện ở chỗ: mỗi chính sách đều cần được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thận trọng tình hình thực tiễn, mục tiêu. phương pháp và công cụ của các chính sách phải khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của đời sống kinh tế xã hội.
g- Tính hiệu quả kinh tế xã hội
Mỗi chính sách đều phải quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả kinh tế xã hội trong quá trình thực thi chính sách. Muốn đạt được yêu cầu này, khi cân nhắc lựa chọn các phương án chính sách, cần tính toán đầy đủ các lợi ích kinh tế- xã hội do chính sách mang lại, đồng thời cũng phải xác định đúng, đủ các khoản chi phí và thiệt hại có thể có, từ đó có thể rút ra những nhận định chính xác phục vụ việc lựa chọn phương án chính sách cụ thể.
4- Cấu trúc của một chính sách
Mỗi chính sách thường bao gồm các yếu cơ bản sau đây:
a - Mục tiêu của chính sách
Mục tiêu chính sách là trạng thái mà những người làm chính sách mong muốn đạt được sau khi áp dụng chính sách đó vào thực tiễn.
Mục tiêu chính sách gồm có mục tiêu dài hạn và mục tiêu trước mắt.
b- Các nguyên tắc của chính sách.
Các nguyên tắc chính sách là những quan điểm cơ bản, những tiêu chuẩn hành vi và cách ứng xử tổng quản mà người làm chính sách đặt ra làm nền tảng cho các quy định cụ thể của chính sách đó.
c - Đối tượng và phạm vi của chính sách.
Đối tượng CH là những cá nhân hoặc tổ chức tiếp chịu những điều tiết, tác động do CHíNH SáCH mang lại.
d- Các giải pháp của chính sách.
Các giải pháp của chính sách là những cách thức tác động của chính sách đến các đối tượng của chính sách. Những giải pháp này thường bao gồm:
+ Giải pháp thông tin, tuyên truyền
+ Giải pháp điều chỉnh, ngăn chặn
+ Giải pháp khuyến khích
+ Giải pháp cưỡng chế
5- Chu kỳ (quá trình) chính sách
- Mỗi chính sách đều có quá trình ra đời, phát huy tác dụng trong thực tiễn và đến một lúc nào đó nó sẽ kết thúc sự tồn tại của mình. Tất cả các giai đoạn này có mối liên hệ mật thiết và diễn ra theo một quy luật khách quan và được gọi chung là quá trình chính sách hay chu kỳ chính sách (Policy cycle).
- Nhiều tác giả đưa ra sơ đồ mô tả khác nhau về chu ký chính sách:
+ M.Gunn (1966) đưa ra một bảng mô tả nội dung chu trình chính sách như sau:
- Phân tích vấn đề
- Phân tích phương pháp giải quyết vấn đề
- Xác định vấn đề
- Dự báo
- Đặt mục tiêu và các vấn đề ưu tiên
- Xây dựng và lựa chọn phương án chính sách
- Thực hiện, điều hành và kiểm tra thựuc hiện chính sách
- Đánh giá và xem xét
- Kết thúc chính sách
+ K.John (1970) đưa ra quá trình chính sách với nội dung từng bước như sau:
- Nhận thức (xác định vấn đề)
- Tập hợp
- Tổ chức
- Đại diện
- Lập lịch trình
- Hình thành
- Hợp pháp hóa
- Ngân sách
- Thực hiện
- Đánh giá.
- Điều chỉnh, kết thúc
Hiện nay trong thực tiễn công tác chính sách ở Việt Nam, người ta thường cho rằng một quá trình chính sách bao gồm các giai đoạn sau đây:
a- Hoạch định chính sách
Hoạch định chính sách là giai đoạn đầu tiên, bao gồm các nội dung:
- Nêu và phân tích sáng kiến về chính sách
- Thẩm định và chấp nhận cho xây dựng chính sách của cơ quan có thẩm quyền,
- Phân tích vấn đề, mục tiêu, phương án, giải pháp
- Xây dựng dự án và dự thảo chính sách
- Đệ trình lên dự thảo cơ quan có thẩm quyền
- Xem xét, đánh giá dự thảo
- Thông qua chính sách
b- Thể chế hoá Chính sách
- Ra văn bản pháp quy về nội dung chính sách
- Công bố chính sách
c- Tổ chức thực hiện chính sách
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện
- Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực thi
- Tập huấn cho các đối tượng chính sách
- Tổ chức các nguồn lực để thực thi chính sách
d- Chỉ đạo thực hiện chính sách
- Ra các mệnh lệnh, chỉ thị
- Tổ chức hoạt động của các đối tượng
- Vận hành các quỹ, các nguồn lực
e- Kiểm tra, điều chỉnh và tổng kết
- Tổ chức hệ thống giám sát
- Tổ chức hệ thống thông tin
- Tổ chức hệ thống điều tra độc lập
- Phân tích chính sách
- Điều chỉnh các bất hợp lý
- Tổng kết
Trong thực tiễn quản lý Kinh tế- xã hội, người ta thường chia công tác quản lý chính sách ra làm ba giai đoạn chính:
+ Hoạch định chính sách:
Bao gồm các hoạt động từ bước nhận thức, phân tích vấn đề cho đến khi ban hành được một chính sách.
+ Tổ chức thực thi chính sách
Bao gồm những hoạt động nhằm đưa chính sách vào thực tiễn của nền kinh tế.
+ Phân tích chính sách
Bao gồm các hoạt động xem xét đánh giá, so sánh các kết quả thực thi chính sách với các nội dung của bản thân chính sách để có thể đưa ra những khuyến nghị thích hợp đối với bộ máy thực hiện chính sách.
6- Hệ thống tổ chức xây dựng và thực hiện chính sách
a- Hệ thống tổ chức xây dựng chính sách
Hệ thống xây dựng chính sách ở Việt Nam bao gồm các cấp:
- Chính phủ: Xây dựng và ban hành nhũng chính sách lớn mang tầm vĩ mô, có liên quan đến nhiều ngành khác nhau của nền kinh tế. Thường Chính phủ xây dựng các chính sách sau đây:
+ Quy định các mục tiêu kinh tế- xã hội của các ngành
+ Những cân đối lớn của nền kinh tế
+ Chiến lược về cơ cấu kinh tế (ngành, vùng...)
+ Quy định về quyền hạn các ngành, các địa phương trong việc hướng dẫn và ban hành chính sách
- Các Bộ, ngành: Xây dựng và ban hành những chính sách trong từng lĩnh vực cụ thể hoặc một số lĩnh vực có liên quan với nhau (liên bộ).
- Các địa phương (Tỉnh, Huyện): Xây dựng và ban hành những chính sách để cụ thể hoá những chính sách của nhà nước vào các điều kiện cụ thể của địa phương mình.
b- Hệ thống tổ chức thực hiện chính sách
Hệ thống tổ chức thực hiện chính sách ở nước ta bao gồm:
+ Các đối tượng tham gia tổ chức thực thi chính sách:
- Các Bộ, ngành với các cơ quan chuyên môn của nó
- Các địa phương với bộ máy giúp việc
- Các cơ quan, tổ chức khác
+ Các đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của chính sách:
- Các Bộ, ngành
- UBND các cấp
- Các Doanh nghiệp, các tổ chức Kinh tế- Xã hội
- Các cá nhân, Hộ gia đình
- Các đối tượng khác
C- các công cụ của chính sách
Các công cụ của chính sách nhìn chung bao gồm:
+ Các công cụ kinh tế (giá, thuế...)
+ Các công cụ tổ chức, hành chính
+ Các công cụ tuyên truyền giáo dục
+ Các công cụ kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành.
7- Hình thức và phương pháp tổ chức thực thi chính sách
a- Hình thức tổ chức thực thi chính sách phát triển nông lâm nghiệp
Hình thức thực thi chính sách là cách thức để chính sách đến được tới các đối tượng chính sách cụ thể.
Thông thường có các hình thức chính sách sau đây:
Hình thức theo địa chỉ cụ thể
Quy định rõ địa chỉ tác động của chính sách
Quy định rõ nguồn ngân sách cụ thể
Quy định trách nhiệm cụ thể
Hình thức theo địa chỉ mở
Có quy định địa chỉ nhưng không thể xác định chi tiết,
Không quy định được quy mô, ngân sách cụ thể
Không xác định rõ được đối tượng chính sách cụ thể
Hình thức thông lệ xã hội
- Hình thức này thực hiện chính sách thông qua quá trình vận hành chung của hệ thống quản lý XH như chính sách bồi dưỡng tài năng trẻ của đất nước, chính sách xây dựng nếp sống văn minh...
Hình thức sốc
Đặt thời điểm, địa chỉ rất cụ thể
Chỉ đạo quyết liệt, tạo đột biến để tiến hành các bước tiếp theo
Hình thức theo chiều sâu
Đưa chính sách vào cuộc sống một cách lâu dài, không rầm rộ
Sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa chính sách vào cuộc sống.
b- Phương pháp tổ chức thực thi chính sách phát triển nông lâm nghiệp
Phương pháp tổ chức thực thi chính sách là tổng thể các cách thức tác động của chủ thể để đưa chính sách vào thực tiễn.
Trong thực tiễn, có những phương pháp cơ bản sau đây:
Phương pháp giáo dục, thuyết phục
Phương pháp kinh tế,
Phương pháp tổ chức,
Phương pháp hành chính, cưỡng chế.
8- Phân tích chính sách trong nông lâm nghiệp
a- Khái niệm và nhiệm vụ của phân tích chính sách
Phân tích chính sách là hoạt động xem xét, đối chiếu, đánh giá, so sánh tình hình thực tiễn với mục tiêu, nội dung của chính sách để cho ra những khuyến nghị phục vụ công tác quản lý của các chủ thể.
Phân tích chính sách là một khoa học và đang trở thành một nghề độc lập.
Phân tích chính sách có các nhiệm vụ sau đây:
Xem xét, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, các hoạt động, các công cụ và giải pháp của chính sách trong thực tiễn,
Nghiên cứu đánh giá tác động và ảnh hưởng của chính sách đến các đối tượng chính sách và đến đời sống xã hội
Đưa ra các khuyến nghị giúp các chủ thể chính sách điều chỉnh các nội dung chính sách hoặc phát huy tốt hơn kết quả của chính sách.
Xây dựng cơ sở lý luận cho công tác xây dựng và quản lý chính sách
b- Thông tin cho phân tích chính sách
Để phục vụ công việc phân tích chính sách, có thể lấy thông tin từ các nguồn sau đây:
Thông tin phản hồi từ các đối tượng chính sách (quan trọng nhất)
Thông tin từ đời sống kinh tế- xã hội
Thông tin từ các văn bản quy phạm
Thông tin dự báo
Các thông tin cho phân tích chính sách cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Thông tin phải đầy đủ, toàn diện
Thông tin phải trung thực khách quan
Thông tin phải kịp thời
Thông tin phải thiết thực
c- Phương pháp phân tích chính sách
Phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô
Phương pháp này sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô để xem xét phân tích các tác động của chính sách và đưa ra những khuyến nghị về điều chỉnh chính sách và điều chỉnh tác động của NN vào nền kinh tế.
PP Kinh tế vĩ mô thường được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của chính sách đến các mục tiêu phát triển KT-XH như: tốc độ tăng trưởng GDP, cân đối cung cầu, lạm phát, cơ cấu kinh tế...
Phương pháp kinh tế vi mô (phương pháp tân cổ điển)
Đây là phương pháp sử dụng các công cụ Kinh tế vi mô để phân tích chính sách. PP Kinh tế Vi mô cho phép xem xét thái độ và cách ứng xử của người SX và người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.
Phương pháp này thường dùng để đánh giá tác động và ảnh hưởng của chính sách đến từng đối tượng cụ thể của chính sách, như tăng giảm quy mô SC, tăng giảm chi phí, tăng giảm thu nhập....
- Phương pháp phân tích vi mô thường sử dụng các công cụ phân tích sau đây:
- Phân tích sản xuất và ứng xử của người sản xuất
- Cung sản phẩm và cầu đầu vào
- Cầu SP và cách ứng xử của người tiêu dùng
Phương pháp phân tích ngành hàng (ngành sản phẩm)
Phương pháp này sử dụng các công cụ phân tích thị trường để làm rõ toàn bộ các hoạt động của các đối tượng tham gia sản xuất, phân phối và tiêu dùng một sản phẩm nào đó, làm rõ các luồng hoạt động, các luồng phân phối thu nhập giữa các tác nhân, trên cơ sở đó phân tích các tác động và ảnh hưởng của chính sách đến từng đối tượng trong một hệ thống thống nhất.
9- Quá trình và nội dung phân tích chính sách phát triển nông lâm nghiệp
Phân tích chính sách được coi là quá trình nghiên cứu để đưa ra những lời khuyên đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách.
Để có được lời khuyên chính xác, hữu ích, cần tiến hành công việc phân tích một cách thận trọng, khoa học, toàn diện.
Quá trình phân tích chính sách bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Phân tích vấn đề chính sách
- Phân tích việc xác định và thực hiện các mục tiêu của chính sách
- Phân tích việc lựa chọn và thực hiện phương án, công cụ chính sách
- Phân tích tổ chức bộ máy thực hiện chính sách
- Phân tích tình hình tổ chức thực thi các hoạt động của chính sách
- Phân tích ảnh hưởng và tác động của chính sách
- Đề xuất tiếp theo về chính sách
10- Một số chính sách chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp
a- Chính sách ruộng đất
Vai trò ruộng đất trong nông lâm nghiệp
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nhất trong lĩnh vực NLN
- Đất đai là nơi sinh sống của dân cư điạ phương
- Trên từng thửa đất chứa đựng rất nhiều các mối quan hệ xã hội, đất đai luôn luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm
Vai trò chính sách đất đai trong NLN
CS đất đai có vai trò rất quan trọng trong nông nghiệp và nông thôn.
- Chính sách ruộng đất là chính sách trung tâm trong hệ thống chính sách phát triển NLN
- Chính sách ruộng đất tạo động lực mạnh mẽ trong việc sử dụng có hiệu quả quỹ đất trong NLN
- Chính sách ruộng đất tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp nông thôn:
+ Chuyển đổi cơ cấu Nông nghiệp nông thôn chuyển sang hướng cơ cấu công nghiệp hoá hiên đại hoá
+ Phấn đấu giảm tỷ trọng Nông – Lâm – Ngư nghiệp (20%), Lĩnh vực CN XD 38 – 40%, Các ngành dịch vu tăng 40 – 42%
+ Chính sách ruộng đất có vai trò quan trọng trong việc chuyên môn Nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hoá lớn.
- Chính sách ruộng đất là điều kiện quan trọng để giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai trong nông thôn
Mục tiêu của chính sách ruộng đất
- Khẳng định sở hữu nhà nước về đất đai trên phạm vi toàn lãnh thổ việt nam
- Gắn đất đai với các chủ sở hữu cụ thể
- Khuyến kích sử dụng một cách đầy đủ tiết kiệm và hợp lý ruộng đất.
- Gắn sử dụng với bảo vệ, cải tạo và nâng cao chất lượng của ruộng đất
- Khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Những mâu thuẫn cần phải giải quyết trong chính sách ruộng đất.
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu tập trung đất đai để nâng cao hiệu quả với quy mô manh mún, phân tán về ruộng đất trong nông thôn
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phân công lại lao động trong phạm vi toàn xã hội với tình trạng nông dân bị trói buộc vào ruộng đất của mình.
- Mâu thuẫn giữa quy mô hạn hẹp của ruộng đất với tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp
- Mâu thuẫn giữa các chính sách pháp luật về đất đai với các vấn đề nảy sinh về quan hệ thị trường đất đai trong cơ chế kinh tế mới.
Nội dung của chính sách ruộng đât
Nội dung cơ bản của chính sách ruọng đất NLN tập trung vào hai vấn đề chính:
*) Xác lập các quyền trong sử dụng ruộng đât
- Nhà nước giữ quyền sở hữu về đất đai (chiếm hữu sử dụng định đoạt).
- Nhà nước giao quyền sử dụng đất có thời hạn cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi có đủ các điều kiện quy định,
- Người chủ sử dụng đất có các quyền cơ bản sau:
+ Được sử dụng đất đai theo quy hoạch và kế hoạch của nhà nước
+ Được quyền để thừa kế
+ Được quyền chuyển nhượng và chuyển đổi
+ Quyền thế chấp để vay vốn
+ Quyền cho thuê đất và góp vốn liên doanh với các đối tượng khác.
+ Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- Quy hạn mức điền giao cho mỗi chủ thể ở từng vùng khác nhau:
+ Vùng đồng bằng sông Hồng: không quá 1ha
+ Vùng đồng bằng sông Cửu long: không quá 2ha
+ Đất trồng cây lâu năm cây Lâm nghiệp: không quá 30ha
*) Quy định các nghĩa vụ trong sử dụng ruộng đât
- Người được giao quyền sử dụng đất chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc bảo vệ quản lý sử dụng khu đất đó theo quy định của pháp luật
- Trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích co hiệu quả thuộc về người chủ sử dụng
- Trách phải bảo vệ cải tạo nâng cao chất lượng của đất trong quá trình sử dụng
- Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật
b- Chính sách đầu tư vốn cho NLN
Vai trò của vốn và đầu tư cho phát triển NLN
- NLN là lĩnh vực sản xuất đòi hỏi nhiều vốn đầu tư nhưng lại có hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp vì thế vấn đề cân đối vốn đầu tư cho NLN là rất quan trọng
- Lĩnh vực nông lâm nghiệp chứa dựng rất nhiều mối quan hệ KT - XH phức tạp nên việc đầu tư vốn cho NLN có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần trong xã hội
- Vốn đầu tư trong NLN đòi hỏi quy mô lớn, thời điểm đầu tư tương đối tập trung nên việc đáp ứng vốn cho NLN có ý nghĩa rất quan trọng đối với năng suất chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này.
Các hình thức đầu tư vốn trong NLN
Trong NLN có hình thức đầu tư vốn sau
*) Đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp phát
- Nhà nước sử dụng ngân sách của mình để đầu tư trực tiếp cho lĩnh vực NLN thông qua hình thức sau:
+ Cấp phát vốn trực tiếp cho các DN NN hoạt động tron lĩnh vực NLN
+ Cấp phát vốn thông qua các chương trình dự án đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực NLN
Các dự án phát triển thuỷ lợi o các địa phương
Dự án phát triển rừng
Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Các dự án chuyển đổi cây trồng vật nuôi
+ Đầu tư phát triển giao dục đào tạo trong NLN: Nhà nước đầu tư kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực NLN từ dạy nghề đến đại học và sau đại học
*) Tín dụng trong NLN
- Tín dụng là một hình thức đầu tư tài chính theo hình thức cho vay với các điều kiện lãi suất khác nhau
- Hiên nay ở Viêt Nam, tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn chủ yếu thuộc hình thức cho vay ưu đãi
+ Ưu đãi về điều kiện cho vay
+ Ưu đãi về thời hạn vay
+ Ưu đãi về lãi suất cho vay
- Hiện có các kênh tín dụng sau đây trong lĩnh vực NLN:
+ Cho vay vốn trực tiếp: đây là hình thức cơ bản nhất
+ Cho vay vốn thông các tổ chức của nông dân
+ Cho vay thông quan các tổ chức trung gian (HTX)
+ Cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể: Đoàn TN, Hội PN...
+ Cho vay thông qua các chương trình dự án
- Bên cạnh tín dụng ưư đãi trong NLN còn áp dụng hình thức tín dụng thương mại để đáp ứng vốn cho các hoạt động kinh doanh không đủ điều kiện để hưởng các ưu đãi: Các điều kiện cho vay và lãi suất vay hoàn toàn cho hai bên thoả thuận
*) Vốn đầu tư từ nước ngoài
Các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho lĩnh vực NLN được thực hiên qua những con đường sau
- Vốn hỗ trợ phát triển ODA: là nguồn do các nước phát triển , vốn này được nhiều nước ưư tiên cho lĩnh vực phát triển co sở hạ tầng, phát triển rừng, phát triển văn hoá, y tế, giáo dục
- Hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ
- Viện trợ của các chính phủ cho NLN
- Vốn góp liên doanh liên kết của các tổ chức và công ty nước ngoài
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài để kinh doanh trong lĩnh vực NLN
*) Vốn huy động của các thành phần kinh tế trong nước:
Đây là loại vộn vốn đầu tư cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của NLN
- Nguồn vốn này càng trở nên quan trọng đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp
Các yêu cầu và mục tiêu của chính sách vốn trong NLN
- Phải tạo điều kiện thuận lợi để huy động triệt để các nguồn vốn cho lĩnh vực NLN. Yêu cầu cụ thể đối với từng nguồn vốn đầu tư như sau:
+ Vốn ngân sách được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng, tạo ra tiền đề và hỗ trợ để thu hút các nguồn vốn khác vào lĩnh vực NLN. Đầu tư từ vông ngân sách quán triệt phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm
+ Nguồn vốn tín dụng được coi là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho đầu tư và phát triển sản xuất nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả trong NLN
- Phải tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực NLN
- Chính sách đầu tư trong NLN tập trung ưu tiên trong các lĩnh vực, những khâu có khả năng sử dụng được nhiều lao động và có hiệu quả kinh tế cao để làm động lực phát triển cho từng vùng
Nội dung chủ yếu của chính sách vốn đầu tư trong NLN
*) Chính sách về khai thác và huy động nguồn vốn cho NLN
- Cơ sở để hình thành nguồn vốn đó là sự phát triển nền KT- XH tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển nhà nước cần phải có những chú ý đặc biệt để tạo nguồn vốn cho NLN
- Nhà nước ưu tiên phân phối tỷ trọng vốn thích họp trong tổng ngân sách hàng năm để đầu tư cho lĩnh vực NLN
- Nhà nước thành lập ngân hàng riêng để cung cấp vốn tín dụng cho NLN
- Tạo ra môi trường thuận lợi để huy động các nguồn vốn tài chính trong nước để phát triển NLN như:
Chính sách khuyến kích phát triển kinh tế trang trại,
CS hỗ trợ đánh bắt hải sản xa bờ
chuơng trình phát triển công nghiệp nông thôn
Chính sách phát triển làng nghề...
- Tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực NLN
*) Chính sách về tín dụng nông nghiệp trong nông thôn
Vấn đề xác định các đối tượng và hình thức cho vay
- Về đối tượng cho vay
+ Được phân biệt cụ thể theo từng chương trình tín dụng
+ Đối tượng cho vay chính trong NLN được xác định là các hộ gia đình
- Hình thức cho vay
Trong NLN áp dụng các hình thúc cho vay cho vay tín dụng sau
+ Tín dụng ưu đãi đặc biệt
+ Tín dụng ưu đãi thông thường,
+ Tín dụng thương mại
- Chủ trương ưu đãi tín dụng trong NLN
+ Tập trung cho các vùng trọng điểm và các vùng có điều kiện khó khăn lạc hậu
+ Tập trung vào những ngành chủ yếu khuyến khích phát triển các cây trồng và gia súc mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Ưu tiên cho đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển dịch vụ đặc biệt là dịch vụ về khoa học kỹ thuật và tiêu thụ nông lâm sản
+ Ưư tiên đầu tư cho việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào NLN
+ Lãi suất cho vay là vấn đề then chốt
Về mặt nguyên tắc NLN là lĩnh vực có hiệukinh tế thấp vì thế lãi suất ở lĩnh vực này phải duy trì ở mức thấp hơn mức chung của xã hội tuy nhiên mức lãi suất đặt ra không thể quá thấp vi:
+ Làm suy yếu hệ thống ngân hàng
+ Làm nông dân thiếu ý thức nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay
+ Dễ sinh ra các hiện tượng tiêu cực trong việc vay vốn ưu đãi
c- Chính sách về khoa học công nghệ trong NLN
Khoa học- Công nghệ được coi là chìa khoá để đạt được hiệu quả trong NLN
Vai trò của khoa học – công nghệ trong NLN
- Khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là yếu tố quyết định đến năng suất lao động trong NLN
- Khoa học công nghệ giữ vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm
- Trực tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực NLN
Mục tiêu chính sách khoa học – công nghệ trong nông lâm nghiệp
- Khai thác triệt để các khả năng và cơ hội để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
- Chúng ta coi trọng việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài đồng thời chú trọng nghiên cứu hoàn thiện công nghệ trong nước để tìm ra được công nghệ thích hợp ở Việt Nam
- Phải nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ ở nước ta trong lĩnh vực NLN để theo kịp trình độ của khu vực và thế giới
- Ưu tiên cho việc phát triển các sản phảm nông nghiệp nhiệt đới xuất khẩu ngoài lúa gạo (chè, ca phê, cao su, thuỷ sản và lâm sản)
- Đảm bảo tiến bộ kỹ thuật và công nghệ phải đem lại hiệu quả trên vì mặt bao gồm kinh tế xã hội và môi trường sinh thái
Nội dung của chính sách khoa học công nghệ
- Tập trung đầu tư cao cho nghiên cứu khoa học công nghệ các trong lĩnh vực NLN:
+ Ưu tiên cho các nghiên cứu ứng dụng để tạo ra cây trồng vật nuôi mới
+ Hướng đến người nông dân là người trực tiếp sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
+ Lấy quy mô nông trại làm đối tượng chính của khoa học kỹ thuật
- Ưu tiên ứng dụng nhũng thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn:
+ Tạo ra các giống lúa, ngô có năng suất cao, chất lượng tốt
+Tạo những giống cây ăn quả năng suất chất lượng tốt
+ Cải tạo đàn gia súc theo hướng tăng tỷ trọng thịt, sữa, trứng.
+ áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tiên tiến, giảm bớt việc dùng các hoá chất.
+ áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường
- Làm tốt công tác khuyến nông – khuyến lâm
+ Chúng ta xây dựng hệ thống khuyến nông khuyến lâm quốc từ trung ương đến tận cơ sở.
+ Khuyến nông khuyến lâm trung ương có nhiệm vụ sau:
Xây dựng chương trình dụ án trong phạm vi toàn quốc về khuyến nông khuyến lâm theo dõi đôn đôc thực hiện các chương trình dự án toàn quốc
Quản lý tài chính và chuyên môn của hệ thống tài chính toàn quốc
+ Khuyến nông khuyến lâm địa phương:
Tại các địa phương có các cấp: ở tỉnh có trung tâm khuyến nông – khuyến lâm cấp tỉnh, các Huyện có trung tâm khuyến nông – khuyến lâm cấp Huyện, cấp xã có mạng lưới KNKL xã và thôn bản.
Nhiệm vụ của hệ thống KNKL cấp địa phương :
+Phổ biến tiến bộ kỹ thuất đến nông dân
+ Tập huấn,huấn luyện kỹ thuật canh tác cho nông dân
+ Tư vấn cho nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh
d- Chính sách xã hội nông thôn
Vai trò của chính sách xã hội
- Nông thôn vừa là địa bàn sinh sống của nông dân đồng thời lại là kiểu tổ chức xã hội mà ở đó nông nghiệp nông dân chiếm tỷ trọng lớn
- Chính sách xã hội nông thôn nó có tác động đến tầng lớp dân cư đông đảo của xã hội
- Chính sách xã hội nông thôn thường gây phản ứng mạnh và rộng khắp đến toàn xã hội
- Chính sách xã hội nông thôn trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất chất lượng và hiệu quả lao động trong nông nghiệp
Mục tiêu của chính sách xã hôị trong nông lâm nghiệp
- Đảm bảo tính dân chủ và công bằng xã hội trong nông thôn
- Từng bước xoá sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư trong nông thôn
- Xây dựng một cuộc sống xã hội nông thôn văn minh hiện đại
Nội dung chính sách xã hội trong nông lâm nghiệp
- Chính sách về xoá đói giảm nghèo,
- Chính sách về dân số và lao động: kế hoạch hoá gia đình, chính sách hỗ trợ tạo việc làm ở nông thôn, chính sách về nâng cao sức khoẻ cộng đồng trong nông thôn ....
- Chính sách về xây dựng củng cố thiết chế xã hội cơ sở trong nông thôn...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Barbier, E.B., 1993. ‘Valuing tropical wetland benefits: Economic methodologies and applications’, Geographical Journal (1) 59:22-32.
Barbier, E.B., 1994. ‘Valuing Environmental Functions: tropical wetlands’, Land Economics, 70 (2): 155-73.
Barbier, E.B., Acreman, M., và Knowler, D., 1997. Economic valuation of wetlands: a guide for policy makers and planners, Ramsar Convention Bureau, Switzerland.
Boardman, A.E., Greenberg, D.H., Vining, A.R. and Weimer, D.L., 1996. Cost-Benefit Analysis: concepts and practice, Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ 07458.
Bowes, M.D. and Krutilla, J.V., 1989. Multiple-use management: the economics of public forestlands, Resources for the Future, Washington, D.C.
Freeman, A.M., III, 1993a. The Measurement of Environmental and Resource Values: theory and methods, Resources for the Future, Washington D.C.
Freeman, A.M., III, 1993b. 'Non-use value in natural resource damage assessment', in R.J. Kopp and K.V. Smith (eds), Valuing Natural Assets: the economics of natural resource damage assessment, Resources for the Future, Washington DC
Gilpin, A., 2000. Environmental Economics: a critical review, John Wiley & Sons, Ltd, Chichester & New York.
Hartwick, J.M. and Olewiler, N.D., 1998. The economics of natural resource use, Addison-Wesley Educational Publisher, Inc., Massachusetts.
IIED, 1994. Economic Evaluation of Tropical Forest Land Use Options (Draft), Environmental Economic Program, London.
Munasinghe, M., 1992. 'Biodiversity protection policy: environmental valuation and distribution issues', AMBIO, 21(3):227-36.
Pearce, D.W. and Warford, 1993. World Without End: Economics, environment and sustainable development, Oxford University Press, New York.
Price, C., 1989. The theory and application of forest economics, Basil Blackwell Ltd, Oxford.
Sutherland, R.J. and Walsh, R.G., 1985. 'Effect of distance on the preservation value of water quality', Land Economics, 61(3):281-91.
Tietenberg, T.H., 1992. Environmental and natural resource economics, Harper Collins Publishers Inc., New York.
Walsh, R.G., Loomis, J.B. and Gillman, R.A., 1984. 'Valuing option, existence and bequest demands for wilderness', Land Economics, 60(1):14-29.
Walsh, R.G., Sanders, L.D. and Loomis, J.B., 1985. Wild and Scenic River Economics: recreation use and preservation values, American Wilderness Alliance, Englewood, Colorado.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao-trinh-kinh-te-lam-nghiep.doc