Giới thiệu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng thiết kế mạch khí nén dùng cảm biến quang điện Mục tiêu: - Trình bày được nguyên lý hoạt động mạch khí nén 2 xilanh dung cảm biến quang điện. - Lắp đặt và vận hành mạch Điện- khí nén 2 xilanh đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Rèn luyện tính chủ động, tư duy khoa học, nghiêm túc trong học tập và trong công việc
78 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Điều khiển khí nén - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nén khí kiểu cánh gạt bao gồm: Thân máy, mặt bích thân máy, mặt
bích trục, rôto lắp trên trục. Trục và rôto lắp lệch têm so với bánh dẫn truyền
động. Khi rôto quay tròn, dưới tác dụng của lực ly tâm các bánh gạt chuyển
động tự do trong các rãnh ở trên rôto và các đầu cánh gạt tựa vào bánh dẫn
chuyển động. Thể tích giới hạn giữa các bánh gạt sẽ bị thay đổi. Như vậy quá
trình hút và nén được thực hiện.
Để làm mát khí nén, trên thân máy có các rãnh để dẫn nước vào làm mát.
Bánh dẫn được bôi trơn và quay tròn trên thân máy để giảm bớt sự hao mòn khi
các cánh tựa vào nhau.
Hình 1.10: Mặt cắt của máy nén khí kiểu cánh gạt
4.2.2. Nguyên lý làm việc của máy nén khí kiểu cánh gạt:
15
Hình 1.11: Nguyên lý làm việc của máy nén khí kiểu cánh gạt
Không khí được nén vào buồng hút, nhờ rotor và stator đặt lệch nhau, nên
khi rotor quay thì không khí sẽ vào buồng nén, sau đó khí nén sẽ được đưa vào
buồng đẩy.
4.2.3. Ưu- khuyết điểm:
Không cồng khềnh .
Không dao động do đó êm hơn máy nén khí kiểu piston.
Sửa chữa dể dàng.
Lưu lượng và hằng số khí không bị xung.
Hiệu suất nhiệt động học kém hơn kiểu piston.
Khí nén thông thường bị nhiễm dầu
*Một số máy nén khí kiểu cánh gạt được sử dụng trong thực tế:
Hình 1.13: Máy nén khí kiểu cánh gạt
4.3. Máy nén khí kiểu trục vít:
4.3.1. Cấu tạo máy nén kiểu trục vít
16
Máy nén khí trục vít có khoảng năm 1950 và đã chiếm một thị trường lớn
trong lĩnh vực nén khí, loại máy nén khí này có vỏ đặc biệt bao bọc quanh hai
trục vít, một lồi, môt lõm.
Máy nén khí kiểu trục vít hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích. Máy
nén khí trục vít gồm hai trục: Trục chính và trục phụ. Các răng của hai trục vít
ăn khớp với nhau và số răng trục vít lồi ít hơn số răng trục vít lõm từ 1 đến 2
răng, hai trục vít phải quay đồng bộ với nhau.
Hình 1.14: Máy nén khí kiểu trục vít.
4.3.2. Nguyên lý hoạt động:
Hai rotor có trục đặt song song ( 1 rotor có 4 răng và rotor còn lại có 6
rãnh ). Hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích. Thể tích khoảng trống giữa
các răng sẽ thay đổi khi trục vít quay được 1 vòn. Như vậy sẽ tạo ra quá trình
hút ( thể khí khoảng trống tăng lên), quá trình nén ( thể tích khoảng trống nhỏ
lại)Và cuối cùng là quá trình đẩy.
4.3.3. Ưu- khuyết điểm:
Không khí sạch và không bị xung.
Rất tin cậy: tuổi thọ của máy cao ( 15.103 đến 40.103 h)
Nhỏ gọn.
Không sinh ra dao động.
Tỷ số nén bị hạn chế bởi tầng.
Giá thành cao.
Gây ra tiếng ồn.
* Một số máy nén khí kiểu trục vít được sử dụng trong thực tế:
17
Hình 1.15: Máy nén khí kiểu trục vít lưu động
4.4. Máy nén khí kiểu Root:
4.4.1. Cấu tạo:
Máy nén khí kiểu root gồm có 2 hoặc 3 cánh quạt (Pittông có dạng hình
số 8).
Hình 1.16: Máy nén khí kiểu root
18
4.4.2. Nguyên lý hoạt động:
Các piston được quay đồng bộ bằng bộ truyền động ở ngoài thân máy,
trong quá trình quay không tiếp xúc nhau. Như vậy khả năng hút của máy phụ
thuộc vào khe hở giữa 2 piston, ke hở giữa phần quay và thân máy.
4.4.3. Ưu – khuyết điểm:
Khí nén tạo ra không bị xung và ít bị nhiễm dầu
Ít tạo ra dao động.
Có độ mòn giữa các răng và xi lanh
4.5. Máy nén khí kiểu Turbin:
4.5.1. Cấu tạo của máy nén khí kiểu ly tâm
Máy nén khí ly tâm sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt hoặc bánh đẩy để ép
khí vào phầm rìa của bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí. Bộ phận khuếch tán của
máy sẽ chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất. Máy nén khí ly tâm
thường sử dụng trong ngành công nghiệp nặng và trong môi trường làm việc
liên tục. Chúng thường được lắp cố định. Công suất của chúng có thể từ hàng
trăm đến hàng ngàn mã lực. Với hệ thống làm việc gồm nhiều máy nén khí ly
tâm, chúng có thể tăng áp lực đầu ra hơn 10000 lbf/in² (69 MPa).
Nhiều hệ thống làm tuyết nhân tạo sử dụng loại máy nén này. Chúng có thể sử
dụng động cơ đốt trong, bộ nạp hoặc động cơ tua-bin. Máy nén khí ly tâm được
sử dụng trong một động cơ tua-bin bằng gas nhỏ hoặc giống như là tầng nén khí
cuối cùng của động cơ tua-bin gas cỡ trung bình.
Hình 1.17: Máy nén khí kiểu Turbin.
4.5.2. Nguyên lý hoạt động:
Là những máy nén khí dòng liên tục, đặc biệt có lưu lượng lớn, gồm 2
loại dọc trục và hướng tâm. Tốc độ của dòng chảy khí rất lớn, có thể tăng tốc
bằng các tăng số lượng cánh Turbin.
4.5.3. Ưu – khuyết điểm:
Khí nén có lưu lượng tốt.
19
Các răng trên stator di động cho phép chỉnh được lưu lượng.
Tuổi thọ cao ít đòi hỏi bảo trì.
Hiệu suất cao.
Kết cấu phức tạp.
Làm việc với tốc độ cao nên rất nhạy với ăn mòn.
Khó hiệu chỉnh.
5. Bộ lọc( cụm bảo dưỡng):
Hình 1.18: Cụm bảo dưỡng.
5.1.Van lọc:
Van lọc có nhiệm vụ tách các thành phần chất bẩn và hơi nước ra khỏi khí
nén. Có 2 nguyên lý thực hiện:
Chuyển động xoáy của dòng áp suất khí nén trong van lọc.
Phần tử lọc xốp làm bằng các chất như: vảy dây kim loại, giấy thấm ướt,
kim loại thiêu kết hay là vật liệu tổng hợp.
Bộ chỉnh
áp suất
Bộ
lọc
Bộ bôi
trơn
Vách
ngăng
Lưới
lọc
Vít xả
nước
Bình
lọc
Nước
Ngưng tụ
20
5.2.Van điều chỉnh áp suất:
Hình 1.19: Van điều chỉnh áp suất.
Van điều chỉnh áp suất có công dụng giữ áp suất được điều chỉnh thay
đổi, mặc dù có sự thay đổi bất thường của tải trọng làm việc ở phía đường ra
hoặc sự dao động của áp suất ở đường vào van.
5.3.Van tra dầu:
Để giảm ma sát, sự ăn mòn và sự gỉ của các phần tử trong hệ thống điều
khiển bằng khí nén, trong thiết bị lọc có thêm van tra dầu.( Nguyên tắc tra dầu
thực hiện theo nguyên lý tra dầu Venturi)
Hình 1.20: Van tra dầu.
6. Thiết bị xử lý khí nén.
6.1.Yêu cầu về khí nén:
Khí nén được tạo ra từ nhưng máy nén khí chứa đựng nhiều chất bẩn, độ
bẩn có thể có những mức độ khác nhau. Chất bẩn gồm: bụi, độ ẩm không khí,
những phần tử cặn của chất bôi trơn. Hơn nữa trong quá trình nén, nhiệt độ khí
nén tăng lên, có thể gây nên quá trình ô xy hóa một số phần tử kể trên.Như vậy
khí nén bao gồm nhưng chất bẩn trên được tải đi trong những ống dẫn khí, sẽ
tạo nên nhưng ăn mòn,hon rỉ trong ống dẫn và các phần tử trong hệ thống điều khiển.
Do vậy khí nén được sử dụng trong kỹ thuật nhất thiết phải được xử lý,
mức độ xử lý phụ thuộc vào phương pháp xử lý và phạm vi ứng dụng.
21
6.2. Phương pháp xử lý khí nén:
Hình 1.21: Các giai đoạn xử lý khí nén.
6.2.1. Bình ngưng tụ- làm lạnh bằng không khí (bằng nước):
Khí nén sau khi ra khỏi máy nén khí sẽ được dẫn vào bình ngưng tụ. Tại
đây áp suất khí nén sẽ được làm lạnh và phần lớn lượng hơi nước chứa trong
không khó sẽ được ngưng tụ và tác ra.
Làm lạnh bằng không khí, nhiệt độ khí nén trong bình ngưng tụ sẽ đạt
được
trong khoảng từ 300C đến 350C. Làm lạnh bằng nước (nước làm lạnh có nhiệt
độ100C) thì nhiệt độ trong bình ngưng tụ sẽ đạt được là 200C.
1. Van an toàn
2. Hệ thống ống dẫn nước làm lạnh.
3. Cửa dẫn nước làm lạnh vào.
4. Cửa ra của khí nén sau khi được
tách nước.
5. Thùng chứa nước ngưng tụ.
6. Cửa ra của nước sau khi ngưng tụ
7. Cửa dẫn khí nén vào để tách nước.
Hình 1.22: Nguyên lý hoạt động của bình ngưng tụ bằng nước.
6.2.2. Thiết bị sấy khô bằng chất làm lạnh:
22
Nguyên lý của phương pháp sấy khô bằng chất làm lạnh là: khí nén đi qua
bộ phận trao đổi nhiệt khí- khí. Tại đây, dòng khí nén vào sẽ được làm lạnh sơ
bộ bằng dòng khí nén đã được sấy khô và xử lý từ bộ ngưng tụ đi lên
Sau khi được làm lạnh sơ bộ, dòng khí nén vào bộ phận trao đổi nhiệt khí- chất
làm lạnh. Quá trình làm lạnh sẽ được thực hiện bằng cách cho dòng khí nén
chuyển động đảo chiều trong những ống dẫn. Nhiệt độ hóa sương ở đây là 20C.
Như vậy lượng hơi nước trong dòng khí nén vào sẽ được ngưng tụ.
Dầu, nước, chất bẩn sau khi được tách ra khỏi dòng khí nén sẽ được đưa ra
ngoài qua van thoát nước ngưng tụ tự động(4). Dòng khí nén được làm sạch và
còn lạnh sẽ được đưa đến bộ phận trao đổi nhiệt (1) để nâng nhiệt độ lên khoảng
từ 60C đến 80C trước khi đưa vào sử dụng.
Chu kỳ hoạt động của chất làm lạnh được thực hiện bằng máy nén để phát
chất làm lạnh (5). Sau khi chất làm lạnh được nén qua máy nén, nhiệt độ sẽ tăng
lên, bình ngưng tụ(6) sẽ có tác dụng làm nguội chất làm lạnh đó bằng quạt gió.
Van điều chỉnh lưu lượng (8) và rơle nhiệt độ(7) có nhiệm vụ điều chỉnh dòng
lưu lượng chất làm lạnh hoạt động trong khi có tải, không tải và hơi quá nhiệt.
1. Bộ phận trao đổi nhiệt khí-khí.
2. Bộ phận trao đổi nhiệt khí-chất
làm lạnh.
3. Bộ phận kết tủa.
4. Van thoát nước ngưng tụ tự động.
5. Máy nén của bộ phận làm lạnh.
6. Bình ngưng tụ
7. Rơ lê điều chỉnh nhiệt độ.
8. Van điều chỉnh lưu lượng chất
làm lạnh.
Hình 1.23: Thiết bị sấy khô bằng chất làm lạnh.
6.2.3. Thiết bị sấy khô bằng chất hấp thụ.
Sấy khô bằng chất hấp thụ có thể là quá trình vật lý hay quá trình hóa học
- Quá trình vật lý: Chất sấy khô hay gọi là chất háo nước sẽ hấp thụ lượng
hơi nước ở trong không khí ẩm. Thiết bị gồm 2 bình. Bình thứ nhất chứa chất
sấy khô và thực hiện quá trình hút ẩm. Bình thứ hai tái tạo lại khả năng hấp thụ
của chất sấy khô.
23
Chất sấy khô thường được sử dụng: silicagen SiO2, nhiệt độ điểm sương -500C,
tái tạo từ 1200C đến 1800C
Hình 1.24: Thiết bị sấy khô bằng chất hấp thụ.
Nguyên lý hấp thụ bằng quá trình vật lý:
Quá trình hóa học: Thiết bị gồm 1 bình chứa chất hấp thụ (thường dùng là
NaCl).
Không khí ẩm được đưa vào cửa (1) đi qua chất hấp thụ (2). Lượng hơi nước
trong không khí kết hợp với chất hấp thụ tạo thành giọt nưosc lắng xuống đáy
bình. Phần nước ngưng tụ được dẫn ra ngoài bằng van (5). Phần không khí khô
sẽ theo cửa (4) vào hệ thống.
Hình 1.25: Sấy khô bằng hóa chất.
24
BÀI 2: CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG KHÍ NÉN.
Giới thiệu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng trình bày được cấu tạo,
ký hiệu của các phần tử trong hệ thống khí nén-thủy lực
Mục tiêu:
- Biết được nhiệm vụ, hoạt động của các phần tử trong hệ thống khí nén, điện
khí nén
- Lắp đặt và vận hành được các phần tử trong hệ thống điện khí nén.
- Lắp đặt và vận hành được các phần tử trong hệ khí nén.
- Rèn luyện tính chủ động, tư duy khoa học, nghiêm túc trong học tập và trong
công việc.
1. Khái niệm:
Một hệ thống điều khiển thông thường bao gồm các phần tử sau:
Nguồn: đây là nguồn khí nén với áp suất làm việc ( 6- 8 bar)
Phần tử đưa tín hiệu vào: nhận những giá trị của tín hiệu vào, cũng là
phần tử đầu tiên của mạch như: nút nhấn, công tắc hành trình, cảm biến,
Phần tử xử lý tín hiệu: tín hiệu vào được xử lý theo quy tắc logic xác định, làm
thay đổi trạng thái của phần tử điều khiển như: Van tiếc lưu, van logic AND
hoặc OR.
Phần tử điều khiển: điều khiển dòng năng lượng theo yêu cầu, thay đổi
trang thái của cơ cấu chấp hành như: Van đảo chiều, ly hợp.
Cơ cấu chấp hành: làm thay đổi trang thái của đối tượng điều khiển, là đại
lượng ra của mạch điều khiển như; xy lanh, động cơ.
2. Cơ cấu chấp hành:
2.1. Xy lanh:
- Xy lanh tác động một phía phục hồi bằng lò xo ( xy lanh tác động đơn
phục hồi bằng lò xo).
25
Hình 2.1: Cấu tạo và ký hiệu của xy lanh tác động đơn phục hồi bằng lò xo.
- Xy lanh tác động 2 phía, piston có một trục.
Hình 2.2: Cấu tạo và ký hiệu Xy lanh tác động 2 phía, piston có một trục.
2.2. Động cơ khí nén:
Động cơ quay một chiều
Động cơ quay hai chiều
26
Hình 2.3: Động cơ khí nén.
3.Van đảo chiều:
3.1. Van 2/2:
Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách đóng –
mở hay chuyển đổi vị trí để thay đổi hướng của dòng năng lượng.
Ký hiệu:
2
1
Hình 2.4: Ký hiệu van đảo chiều 2/2
Chỉ số đầu chỉ số cổng.
Chỉ số thứ 2 chỉ số vị trí(số ô vuông).
Sự chuyển đổi nòng van được biểu diễn bằng các ô vuông liền nhau, dòng
năng lượng sẽ di chuyển theo chiều mũi tên, và sẽ bị chặn lại khi chữ ký hiệu
chữ T.
3.2. Van đảo chiều không duy trì 3/2 :
* Cấu tạo, ký hiệu:
27
Hình 2.5: Cấu tạo và ký hiệu Van đảo chiều không duy trì 3/2
3.3. Van đảo chiều duy trì 5/2:
* Cấu tạo, ký hiệu:
4 2
5
1
3
14 12
Hình 2.6: Cấu tạo và ký hiệu Van đảo chiều duy trì 5/2
4. Nút nhấn:
4.1.Nút nhấn 3/2:
Nút nhấn thường đóng không duy trì
28
2
1 3
Hình 2.7: Ký hiệu nút nhấn thường đóng không duy trì
- Nút nhấn 3/2 thường mở không duy trì:
2
1 3
Hình 2.8: Ký hiêu nút nhấn 3/2 thường mở không duy trì
4.2. Nút nhấn 5/2:
- Nút nhấn 5/2 không duy trì
4 2
5
1
3
Hình 2.9: Ký hiệu Nút nhấn 5/2 không duy trì
- Nút nhấn 5/2 duy trì( công tắc)
4 2
5
1
3
Hình 2.10: Ký hiệu nút nhấn 5/2 duy trì( công tắc)
5. Công tắc hành trình:
- Công tắc hành trình tác động hai chiều:
Hình 2.11: Công tắc hành trình tác động hai chiều
29
Hình 2.12: Ký hiệu công tắc hành trình tác động hai chiều thường đóng
Hình 2.13: Ký hiệu công tắc hành trình tác động hai chiều thường mở
- Công tắc hành trình tác động một chiều
Hình 2.14: Công tắc hành trình tác động một chiều
2
1 3
Hình 2.15: Ký hiệu công tắc hành trình tác động một chiều thường đóng
2
1 3
Hình 2.16: Ký hiệu công tắc hành trình tác động một chiều thường mở
30
6.Van tiếc lưu:
100%
Hình 2.17: Cấu tạo và ký hiệu van tiết lưu 2 chiều
100%
Hình 2.18: Cấu tạo và ký hiệu van tiết lưu 1 chiều
Van tiếc lưu có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, tức là điều chỉnh
vận tốc hoặc thời gian chạy của cơ cấu chấp hành. Nguyên lý làm việc của van
tiếc lưu là lưu lượng dòng chảy qua van phụ thuộc vào sự thay đồi tiết diện.
7.Van logic:
7.1. Van OR( van con thoi):
1 1
2
Hình 2.19: Cấu tạo và ký hiệu Van OR( van con thoi)
Van này có 2 cổng vào E1 , E2, và 1 cổng ra A. Khi E1 làm việc thì E2 bị đóng(
do dòng khí nén đẩy viên bi hoặc màng chắn). Lúc này khí nén từ E1 đến A rồi
đến các cơ cấu điều khiển. Khi cổng E2 làm việc thì cổng E1 đóng lại, khí nén từ
E2 đến A rồi đến các cơ cấu điều khiển.
Van này dùng để điều khiển các tín hiệu từ các vị trí khác nhau.
31
7.2.Van AND ( van 2 áp lực)
1 1
2
Hình 2.20: Cấu tạo và ký hiệu Van AND ( van 2 áp lực).
Van này có 2 cổng vào E1 , E2, và 1 cổng ra A.khi khí nén ra cổng A thì phải tác
động cùng lúc 2 cổng E1 và E2 . trong trường hợp áp suất ở 2 ổng khác nhau ,thì
dòng áp suất khí nén đến cổng A từ cổng có áp suất nhỏ hơn, còn cổng có áp
suất nhỏ hơn bị khóa lại. Van này dùng để điều khiển tín hiệu hóa đảm bảo an
toàn khi làm việc.
8.Van trì hoãn thời gian:
8.1.Van trì hoãn thời gian thường đóng:
100%
2
1
12
3
Hình 2.21: Cấu tạo và ký hiệu Van hoãn thời gian thường đóng
Van này bao gồm van 3/2 nối với bình chứa khí và van tiếc lưu 1 chiều. Thời
gian trì hoãn được cài đặt tờ 0 đến 30s. bình chứa dùng để tăng thời gian trì
hoãn. Dòng khí nén đi vào van tiếc lưu 1 chiều đến bình chứa khí, khi đạt đến áp
suất điều chỉnh thì dòng khí nén tác động vào van 3/2 làm cho cổng 1 thông với
32
cổng 2 và khi đi vào xy lanh điều khiển. Kết quả là cổng 2 và cổng 3 bị ngắt sau
thời gian trì hoãn.
8.2.Van trì hoãn thời gian thường mở:
Tương tự như van trì hoãn thời gian 3/2 thường đóng, nhưng van này có
van 3/2 thường mở. Dòng khí nén đi qua van tiết lưu đến bình chứa khí, khi đạt
áp suất điều chỉnh thì dòng khí nén tác động vào van 3/2 làm cổng 2 và cổng 3
thông nhau, khí thoát ra ngoài. Kết quả là cổng 1 và cổng 2 bị ngắt sau một thời
gian trì hoãn.
100%
2
1
10
3
Hình 2.22: Ký hiệu Van trì hoãn thời gian thường mở
9. Van áp suất:
9.1. Van an toàn:
- Nguyên lý làm việc:
Van an toàn có nhiệm vụ giữ cho áp suất lớn nhất mà hệ thống có thể tải
Khi áp suất lớn hơn áp suất cho phép của hệ thống thì dòng áp suất khí nén sẽ
thắng lực lò xo và như vậy khí nén sẽ theo cửa R ra ngoài không khí
Hình 2.23: Cấu tạo van an toàn.
- Ký hiệu van an toàn:
Hình 2.24: Ký hiệu van an toàn.
33
9.2. Van tràn:
- Nguyên lý làm việc:
Nguyên tắc hoạt động của van tràn tương tự như van an toàn, nhưng khác ở chỗ
là khi áp suất ở cửa P đạt được giá trị xác định thì cửa P nối với cửa A và nối
với hệ thống điều khiển.
- Ký hiệu:
Hình 2.25: Ký hiệu van tràn.
9.3. Van điều chỉnh áp suất:
- Nguyên lý làm việc:
Van điều chỉnh áp suất có nhiệm vụ giữ cho áp suất không đổi cả khi có
sự thay đổi bất thường của tải trọng làm việc ở phía đầu ra hoặc sự dao động áp
suất ở đầu vào.
Nguyên lý làm việc: khi điều chỉnh trục vít, tức là điều chỉnh vị trí của đĩa
van.
Trong trường hợp áp suất của đầu ra tăng so với áp suất được điều chỉnh,
khí nén sẽ qua lỗ thông tác dụng lên màng, vị trí kim van sẽ thay đổi, khí nén sẽ
qua cửa xả khí ra ngoài. Đến khi áp suất ở đầu ra giảm xuống bằng áp suất được
điều chỉnh thì kim vansẽ trở về vị trí ban đầu.(hình)
Ký hiệu:
Hình 2.26: Ký hiệu van điều chỉnh áp suất.
34
Hình 2.27: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van điều chỉnh áp suất.
9.4.Rơ le áp suất:
Rơle áp suất có nhiệm vụ đóng mở công tắc điện, khi áp suất trong hệ
thống vượt quá mức yêu cầu.
Trong hệ thống điều khiển điện- khí nén, rơ le áp suát có thể coi như phần
tử chuyển đổi tín hiệu điện- khí nén. Công tắc điện đóng, mở tương ứng với
những áp suất khác nhau có thể điều chỉnh bằng vít điều chỉnh
Hình 2.28: Cấu tạo và ký hiệu của Rơ le áp suất.
35
10. Van xả nhanh:
Van này có 2 cổng vào 1, 2 và 1 cổng xả 3. Thì khí nén đi vào cổng 1 đẩy viên
bi hoặc màng ngăn đóng cổng 3 lại, lúc này dòng khí nén đi qua cổng 2 tác động
đến xy lanh đẩy piston duỗi ra. Khi piston thụt vào, áp lực khí nén đẩy viên bi
đóng cổng 1, lúc này cổng 2 và 3 thông nhau khí thoát ra ngoài. Van này dùng để
xả lượng khí lớn ra ngoài rất nhanh chóng nên tăng tốc độ thụt vào của piston.
11. Van chân không:
Van chân không là cơ cấu có nhiệm vụ hút và giữ chi tiết bằng lực chân không,
chân không được tạo ra bằng bơm chân không hay bằng nguyên lý ống venturi.
Ký hiệu:
P
U
Hình 2.30: Cấu tạo và ký hiệu của van chân không.
Ta có lực hút chân không:
R
Hình 2.29: Cấu tạo và ký hiệu của van xả nhanh.
36
- Giới thiệu van chân không:
Bộ điều tốc chân không từ Van chân không VSMR Series khí nén về cơ bản
làm việc theo nguyên lý của van chân không Ejector (Vacuum Cartridge). Được
sử dụng nhiều trong công nghiệp dây chuyền tự động hóa, trong các cánh tay
robot...thời gian đáp ứng nhanh.
Hình 2.32: Van chân không VSMR Series
- Độ chân không max: -26.5 inHg (-90kPa)
- Lưu lượng dòng chảy: 3 scfm (85 Nl/min)
-Nguồn khí cung cấp: 43~87 psi, max 101.5psi (4~6bar, max7bar)
- Lưu lượng khí tiêu thụ: 0.7 ~1.13 scfm (20~32 Nl/min)
- Kiểu khí cung cấp: khí khô
- Nhiệt độ làm việc : -4˙F ~ 176˙F
- Độ ồn: 60-65 dBA
12. Van kiểm tra:( Van một chiều):
Van này dòng khí nén đi theo 1 hướng nhất định từ cổng 1 sang cổng 2,
hướng còn lại từ cổng 2 đến cổng 1 bị khóa lại bằng 1 viên bi, tấm chắn hoặc
màng ngăn.
37
13. Van tuần tự:
Hình 2.33: Van tuần tự.
Van này làm việc như van áp suất, nếu áp suất quá giá trị cài đặt thì van mở
ra, dòng khí thổi từ cổng 1 sang cổng 2, cổng 3 đóng lại.
14. Cảm biến bằng tia:
Cảm biến bằng tia là loại cảm biến không tiếp xúc, tức là quá trình cảm
biến không cần tiếp xúc giữa bộ phận cảm biến và chi tiết.
Cảm biến tia có 3 loại: Cảm biến bằng tia rẽ nhánh, cảm biến bằng tia phản hồi
và cảm biến bằng tia qua khe hở.
14.1. Cảm biến bằng tia rẽ nhánh:
Hình 2.34: Cấu tạo và ký hiệu của cảm biến hình tia rẽ nhánh.
38
14.2. Cảm biến bằng tia phản hồi .
Hình 2.35: Cấu tạo và ký hiệu của cảm biến hình tia phản hồi
Nếu không bị chặn thì dòng khí đi thẳng (X=0)
Nếu bị chặn thì dòng khí phản hồi (X=1).
14.3. Cảm biến bằng tia qua khe hở:
Gồm hai bộ phận: bộ phận phát và bộ phận nhận, thường bộ phận phát và bộ
phận nhận có cùng áp suất p
Hình 2.36: Cảm biến bằng tia qua khe hở
39
BÀI 3: THIẾT KẾ MẠCH KHÍ NÉN.
Giới thiệu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng thiết kế mạch điều
khiển khí nén trong các mạch ứng dụng.
Mục tiêu:
- Biết biểu diễn biểu đồ trạng thái để thể hiện yêu cầu công nghệ của mạch khí
nén.
- Hiểu và vận dụng phương pháp thiết kế vào thiết kế mạch khí nén.
- Rèn luyện tính chủ động, tư duy khoa học, nghiêm túc trong học tập và trong
công
việc
1. Biểu diễn chức năng của quá trình điều khiển.
1.1. Biểu đồ trạng thái:
1.1.1. Ký hiệu
P
t
Công tắc ngắt khi nguy hiểm
Nút đóng
Nút đóng và ngắt
Nút ngắt
Công tắc chọn chế độ làm việc
( bằng tay, tự động)
Nút tự động
Nút ấn
Đèn báo
Nút ấn tác động đồng thời
Phần tử áp suất
Phần tử thời gian
Tín hiệu rẽ nhánh
Liên kết OR
Liên kết AND
Phần tử tác động bằng cơ
Liên kết OR có 1 nhánh phủ
định
S
Hình 3.1: Ký hiệu biểu diễn biểu đồ trạng thái
40
1.1.2. Thiết kế biểu đồ trạng thái:
- Biểu đồ trạng thái biểu diễn trạng thái các phần tử trong mạch, mối liên
hệ giữa các phần tử và trình tự chuyển mạch của các phần tử.
- Trục tọa độ thẳng dứng biểu diễn trạng thái (hành trình chuyển động, góc
quay, áp suât..).
- Trục tọa độ nằm ngang biểu diễn các bước thực hiện hoặc là thời gian
hành trình.
- Hành trình làm việc được chia thành các bước. Sự thay đổi trạng thái
trong các bước được được biểu diễn bằng nét đậm. Sự liên kết các tín hiệu được
biểu diễn bằng đường nét nhỏ và chiều tác động biểu diễn bằng mũi tên
Ví dụ1: Thiết kế biểu đồ trạng thái của quy trình điều khiển sau:
Xy lanh tác dụng 2 chiều A sẽ duỗi ra khi tác động vào nút ấn 1.2 hoặc
1.4. Muốn xylanh thụt về thì phải tác động đồng thời nút ấn 1.6 và 1.8
Biểu đồ trạng thái của xylanh A được biểu diễn trên hình 4.2.
- Nút ấn 1.2 và nút ấn 1.4 là liên kết OR
- Nút ấn 1.6 và 1.8 là liên kết AND
- Xy lanh duỗi ra ký hiệu dấu “+”, xylanh lùi vào ký hiệu “- “
Hình 3.2: Biểu đồ trạng thái của xylanh A.
4 2
5
1
3
14 12
2
1 3
2
1 3
2
1 3
2
1 3
1 1
2
1 1
2
1 .2 1 .4 1 .6 1 .8
A
O R A ND
Hình 3.3: Sơ đồ mạch khí nén của quy trình điều khiển xy lanh A.
41
1.2. Sơ đồ chức năng.
1.2.1. Ký hiệu.
- Sơ đồ chức năng bao gồm các bước thực hiện và các lệnh. Các bước thực hiện
được ký hiệu theo số thứ tự và các lệnh gồm tên lệnh, loại lện và vị trí ngắt của lệnh.
- Ký hiệu bước thực hiện (hình 3.4). Tín hiệu ra a1 của bước thực hiện điều
khiển lệnh điều khiển (van đảo chiều, xylanh động cơ) và được biểu diễn bằng
những đường thẳng nằm bên phải và phía dưới ký hiệu các bước thực hiện.
- Tín hiệu vào được biểu diễn bằng những đường thẳng nằm phía trên và bên trái
của ký hiệu bước thực hiện. Bước thực hiện thứ n sẽ có hiệu lực khi lệnh của
bước thực hiện thứ (n-1) trước đó phải hoàn thành và đạt được vị trí ngắt của
lệnh đó. Bước n sẽ bị xóa khi các bước thực hiện tiếp theo sau đó có hiệu lực
- Ký hiệu lệnh thực hiện gồm 3 phần: tên lệnh, loại lệnh và vị trí ngăt lệnh. Tín
hiệu ra của lệnh có thể không cần biểu diễn ở ô vuông bên phải của ký hiệu
Ví dụ: Tín hiệu ra a1 sẽ điều khiển van đảo chiều V1 bằng lệnh SH (loại lệnh
nhớ, khi dòng năng lượng trong hệ thống mất đi). Với tín hiệu ra A1 từ van đảo
chiều sẽ điều khiển pittong duỗi ra bởi lệnh NS (không nhớ)
Hình 3.4: Ký hiệu các bước và các lệnh
thực hiện sơ đồ chức năng
Hình 3.5: Ký hiệu bước thực hiện
42
1.2.2. Ví dụ thiết kế sơ đồ chức năng:
Nguyên lý làm việc của máy khoan: Sau khi chi tiết được kẹp(xylanh 1.0
duỗi ra). Đầu khoan bắt đầu đi xuống (Xylanh 2.0) và khoan chi tiết. Khi đầu
khoan đã thụt trở về thì chi tiết được tháo ra(xylanh 1.0 thụt về)
Hình 3.6: Ký hiệu lệnh thực hiện
43
1 .0
4 2
5
1
3
14 12
2 .0S2S1 S4S3
2
1 3
2
1 3
S2
2
1 3
S3
2
1 3
S4
P E
2
1 3
12 10
2
1 3
S1
Hình 3.8: Sơ đồ mạch khí nén của máy khoan
Sơ đồ chức năng được thiết kế:
- Tín hiệu ra của lệnh thực hiện, ví dụ lệnh thực hiện 1 sẽ tác động trục tiếp lên
cơ cấu chấp hành (xylanh 1.0 duỗi ra). Sau khi lệnh thứ nhất thực hiện xong, vị
trí ngắt lệnh thực hiện thứ nhất là công tắc hành trình S2, thì bước thực hiện thứ
2 sẽ có hiệu lực. Theo quy trình thì lện thứ nhất phải có nhớ.(hình 4.9)
- Tín hiệu ra của lệnh thực hiện, ví dụ lệnh thực hiện 1 sẽ tác động trực tiếp lên
van đảo chiều, van đảo chiều đổi vị trí và vị trí đó phải được nhớ trong quá trình
xylanh 1.0 duỗi ra, tín hiệu ra từ van đảo chiều tác động trực tiếp lên cơ cấu
chấp hành (Xylanh 1.0 duỗi ra). Giai đoạn này không cần phải nhớ. Sau khi lệnh
thứ nhất thực hiện xong, vị trí ngắt lệnh thứ nhất là công tắc hành trình S thì
bước thứ 2 sẽ có hiệu lực (hình 4.10)
44
1.3. Lưu đồ tiến trình.
1.3.1. Ký hiệu
- Lưu đồ tiến trình biểu diễn phương pháp giải của một quá trình điều
khiển.
- Lưu đồ tiến trình không biểu diễn những thông số và phần tử điều khiển.
45
- Lưu đồ tiến trình có ưu điểm là vạch ra hướng tổng quát của quá trình
điều khiển và có tác dụng như là phương tiện thông tin giữa người sản xuất phần
tử điều khiển và kỹ thuật viên sử dụng.
1.3.2. Ví dụ thiết kế lưu đồ tiến trình:
*
Nguyên tắc hoạt động của mạch điều khiển được thực hiện như sau:
- Bước 1: Khi pittong ở vị trí ban đầu(E1 = 1; E2 = 0), nút ấn khởi động E0 tác
động, pittong duỗi ra (Z1 +)
- Bước 2: Khi pittong duỗi ra cuối hành trình, chạm vào công tắc hành trình E2,
pittong sẽ thụt về.
- Bước 3: Tại vị trí ban đầu, pittong chạm vào công tắc hành trình E1, quá trình
điều khiển kết thúc.
* Lưu đồ tiến trình
Hình 3.13: Lưu đồ tiến trình
Hình 3.12: Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển
46
2. Các phương pháp điều khiển.
Bao gồm:
- Điều khiển bằng tay
- Điều khiển tùy động theo thời gian
- Điều khiển tùy động theo hành trình
- Điều khiển theo tầng
- Điều khiển theo nhịp
( Giáo trình không viết điều khiển tùy động theo hành trình và theo nhịp. Vì 2
phương phán này ít được sử dụng hơn so với phương pháp điều khiển theo tầng)
2.1. Điều khiển bằng tay.
Điều khiển bằng tay được ứng dụng phần lớn ở những mạch điều khiển bằng khí
nén đơn giản như gá kẹp chi tiết, khoan
2.1.1. Điều khiển trực tiếp:
Điều khiển trực tiếp có đặc điểm là chức năng đưa tín hiệu do một phần tử đảm
nhận hoặc hai phần tử riêng biệt
Ví dụ 1: mạch điều khiển trực tiếp sử dụng một phần tử
Ví dụ 2: Mạch điều khiển trực tiếp sử dụng hai phần tử
47
2.1.2. Điều khiển gián tiếp:
- Pittong duỗi ra và thụt về được điều khiển bằng phần tử nhớ 1.3(Hình vẽ 4.16)
Hình 3.16: Điều khiển gián tiếp
48
- Mạch điều khiển xylanh tác động 2 chiều với phần tử nhớ 1.3:
2.2. Điều khiển tùy động theo thời gian.
Khi nhấn nút ấn 1.1 van đảo chiều 1.3 đổi vị trí, pittông 1.0 duỗi ra, đồng
thời khí nén sẽ qua cửa X để vào phần tử thời gian 1.2. Sau khoảng thời gian” t”
van 1.3 đổi vị trí xylanh 1.0 sẽ thụt về.
Hình 3.18: Điều khiển tùy động theo thời gian
49
- Điều khiển tùy động theo thời gian có chu kỳ tự động (Hình 4.19).
Hình 3.19: Sơ đồ mạch điều khiển tùy động theo thời gian có chu kỳ tự động
- Điều khiển vận tốc bằng van tiết lưu một chiều
Khi ấn nút ấn 1.1, vận tốc duỗi ra của xylanh 1.0 phụ thuộc vào độ mở của van
tiết lưu. Khi ngắt nút ấn, vận tốc thụt vào của xylanh sẽ tăng lên nhờ khí nén
thoát theo 2 đường van tiết lưu và van một chiều.
50
4 2
5
1
3
60%
2
1 3
Hình 3.20: Điều khiển vận tốc bằng van tiết lưu.
- Điều khiển vận tốc bằng van thoát khí nhanh (Hình 4.21)
Khi ấn nút ấn 1.1, vận tốc đi ra của xylanh 1.0 sẽ chậm. Khi ngắt nút ấn, vận tốc
đi vào của xylanh sẽ tăng lên nhờ khí nén thoát ở van xả khí nhanh.
4 2
5
1
32
1 3
1
2
3
2.3. Điều khiển theo tầng:
- Đặc điểm:
Phương pháp thiết kế theo tầng trên hệ thống khí nén được chia thành
nhiều nhóm nhỏ, tránh xảy ra các tín hiệu đối lập, tại một thời điểm nào đó chỉ
có một nhóm hoạt động mà thôi. Tuần tự hoạt động của hệ thống khí nén tùy
thuộc vào sơ đồ mạch thiết kế.
Các bước thiết kế mạch điều khiển theo tầng trên mạch khí nén.
1. Bước1:
Vẽ sơ đồ bước dịch chuyển hoạt động theo tuần tự các piston trong các xy
lanh.
2. Bước 2:
Chia tầng sao cho không xuất hiện hai kí tự giống nhau trong cùng một tầng.
Hình 3.21: Điều khiển vận tốc bằng van thoát
khí nhanh
51
3. Bước 3:
Vẽ sơ đồ tác động( hoạt động) tuần tự đến các van điều khiển, các cảm
biến hay công tắc hành trình thể hiện bằng dấu mũi tên.
4. Bước 4:
Vẽ các sơ đồ dẫn động, các van điều khiển và các công tắc hành trình(
mạch động lực)
5. Bước 5:
Hoàn thành sơ đồ mạch điều khiển theo tầng cho từng tầng( mạch điều
khiển).
Ví dụ 1: Hoàn thành sơ đồ mạch khí nén điều khiển hoạt động hai xy lanh A,B
theo tuần tự: A + B + B – A –
- Bước 1: Sơ đồ hành trình bước hoạt động của hai xy lanh A và B:
A : Chỉ sự hoạt động của piston A.
B : Chỉ sự hoạt động của piston B.
Số 1: Chỉ vị trí piston duỗi ra.
Số 0: Chỉ vị trí piston thụt vào.
1,2,3,4, : Chỉ 4 bước hoạt động của 2 piston trong 2 xy lanh A và B.
Hình 3.22: Sơ đồ hành trình bước máy Khoan.
- Bước 2: Chia tầng:
- Bước 3: Sơ đồ tác động đến các van ( sơ đồ hành trình hoạt động tuần
tự):
- Bước 4: Vẽ mạch động lực và cụm đảo tầng:
52
4 2
5
1
3
A+ A -
60%
A1A0
4 2
5
1
3
B+ B -
60%
B1B0
T 1
T 2
4 2
5
1
3
E1 E2
Hình 3.23: Mạch động lực và cụm đảo tầng.
- Bước 5: Vẽ mạch điều khiển:
Hình 3.24: Mạch khí nén 2 tầng điều khiển 2 xylanh
Cụm đảo tầng:
- 2 tầng:
T 1
4 2
5
1
3
E1 E2
T 2
Hình 3.25: Cụm đảo tầng của 2 tầng
53
- 3 tầng:
4 2
5
1
3
E2
T 1
T 2
T 3
4 2
5
1
3
E1 E3
- 4 tầng:
4 2
5
1
3
E2
T 1
T 2
T 3
4 2
5
1
3
E3
T 4
4 2
5
1
3
E1 E4
Ví dụ 2: Thiết kế mạch Khí nén hoạt động theo trình tự sau: A+ A- B+ B-
Sơ đồ hành trình hoạt động tuần tự:
Hình 3.26: Cụm đảo tầng của 3 tầng
Hình 3.27: Cụm đảo tầng của 4 tầng
54
Hình 3.28: Sơ đồ khí nén 3 tầng điều khiển 2 xylanh với chu kỳ tự động lặp lại
3. Một số kí hiệu trong hệ thống khí nén.
3.1. Kí hiệu các thiết bị khí nén:
1. Bình chứa khí nén:
2. Thiết bị xử lý khí:(
Bộ bảo dưỡng)
3. Bộ lọc:
4. Đồng hồ đo áp suất: 5. Thiết bị bôi trơn 6. Van đóng ngắt:
55
2
1
7. Xy lanh tác động đơn
phục hồi bằng lò xo
8. Xy lanh tác động kép
có đệm giảm chấn:
9. Van đảo chiều 2/2:
2
1 3
2
1 3
4 2
1 3
10. Van đảo chiều 3/2
thường đóng:
11. Van đảo chiều 3/2
thường mở:
12. Van đảo chiều 4/2:
4 2
5
1
3
2
1 3
100%
13. Van đảo chiều 5/2:
14. Van điều chỉnh áp
suất:
15. Van tiết lưu 2 chiều:
100%
16. Van tiết lưu 1 chiều:
17. Nguồn khí nén:
18. Động cơ khí nén:
19. Máy nén khí:
3.2. Kí hiệu các tín hiệu tác động:
3.2.1. Tác động do con người:
56
3.2.2. Tác động bằng cơ khí:
3.2.3. Tác động bằng khí nén:
3.2.4. Tác động bằng nam châm điện:
57
CÂU HỎI BÀI TẬP BÀI 3
Hãy thiết kế mạch điều khiển khí nén hoạt động lặp lại theo tuần tự sau:
Bài tập 1:
Xy lanh A đẩy các chi tiết dạng trụ vào một thùng kiểm tra thông qua sự dịch
chuyển tới lui của piston, làm việc như sau:
- Nhấn một nút nhấn piston đi ra hết hành trình khoảng 0,6s đến cuối hành trình
piston dừng lại 1s.
- Sau đó piston sẽ tự quay về trong thời gian 0,4s.
- Chu trình sẽ tiếp tục hoạt động khi trong thùng chứa còn chi tiết, nếu không
còn thì chu trình sẽ ngừng hoạt động.
Bài tập 2.
Thiết bị ép nóng bao bì gồm một piston A mang thanh gia nhiệt để hàn dính vật
liệu bao bì làm việc như sau:
Khi bậc công tắc thì piston mang thanh gia nhiệt đi xuống chậm thực hiện ép
nóng cho đến khi áp suất đạt 3bar trong thời gian khoảng 3s thì tự động quay về
nhanh.
Xy lanh phải chờ 2s, sau đó bắt đầu chu kỳ tiếp theo.
Khi nhấn nút thì mạch chỉ hoạt động một chu kỳ.
Khi bậc công tắc thì thiết bị hoạt động liên tục.
Bài tập 3: Băng tải.
Bậc công tắc piston duỗi ra thụt vào liên tục để cho băng tải hoạt động.
Mở công tắc thì piston dừng.
Bài tập 4: Máy lắp ráp.
Ấn nút Start, chi tiết (1) được lắp vào chi tiết (2) bằng piston A với tốc độ chậm.
Sau đó chi tiết (3) được lắp vào chi tiết (1)và (2) bằng piston B với tốc độ chậm.
Thì Piston A thụt vào nhanh , sau đó Piston B thụt vào nhanh. Quá trình lặp lại
cho đến khi ấn lại Start, mạch hoạt động hết hành trình thì dừng.
Bài tập 5: Máy lắp Khoan.
Ấn nút duy trì Start, piston A duỗi ra chậm kẹp chi tiết, kẹp chặt chạm công tắc
hành trình a1, a1 điều khiển piston B(điều khiển cần khoan) duỗi ra chậm khoan
chi tiết, khoan xong công tắc hành trình b1 tác động, b1 điều khiển piston B thụt
vào nhanh gặp công tắc hành trình b0 , b0 tác động điều khiển piston A thụt vào
nhanh để lấy chi tiết ra. Quá trình lặp cho đến khi mở nút nhấn Start, thì mạch
hoạt động hết chu trình thì dừng.
Ấn nút Set thì Piston A,B luôn thụt vào bất kỳ ở vị trí nào.
58
Bài tập 5: Máy đóng dấu chi tiết.
Các xy lanh A, B, C được bố trí trên 3 phương trong không gian, xy lanh A thực
hiện việc kẹp chi tiết, xy lanh B đóng dấu, xy lanh C đẩy chi tiết ra khỏi vị trí
gia công.
Xy lanh A đẩy chi tiết và kẹp chi tiết.
Sau khi kẹp xong thì xy lanh B đóng dấu lên chi tiết.
Đóng dấu xong xy lanh B trở về vị trí ban đầu, xy lanh A mở chi tiết ra.
Xy lanh C đẩy chi tiết vào thùng chứa và trở về vị trí ban đầu.
Bài tập 6: Thiết bị uốn.
Thiết bị gồm 3 xy lanh cùng nằm trên một mặt phẳng, xy lanh A và B được bố
trí vuông góc nhau. Phôi dạng tấm được đưa vào bằng tay và được uống bởi xy
lanh A và B mang 2 đầu định hình và khối định vị.
Xy lanh A đi vào kẹp chi tiết lại.
Xy lanh B uốn sơ chi tiết và trở về vị trí ban đầu.
Xy lanh C đi và uốn hoàn chỉnh chi tiết và trở về vị trí ban đầu.
Xy lanh A thụt vào tháo chi tiết ra.
Bài tập 7: Máy Khoan –Doa.
Sau khi ấn nút Start, chi tiết bắt đầu khoan bởi xy lanh A. Cuối hành trình xy
lanh B dũi ra đẩy chi tiết sang vị trí doa, khi doa xong lổ, xy lanh C thụt vào. Kế
tiếp kế tiếp piston B thụt vào để trở về vị trí của đầu khoan và cuối hành trình
chi tiết được thao ra bằng tay.
Bài tập 8: Thiết bị cắt.
Thiết bị gồm 4 xy lanh được bố trí theo hai phương. Phôi dạng thanh được nạp
tự động nhờ xy lanh A, B. Xy lanh C kẹp phôi và xy lanh D mang dao làm
nhiệm vụ cắt.
Xy lanh A đi xuống kẹp phôi.
Xy lanh B duỗi ra đẩy cơ cấu mang xy lanh A đã kẹp phôi, đưa phôi vào vị trí cắt.
Xy lanh C đi xuống kẹp phôi.
59
Xy lanh A thụt vào đồng thời xy lanh D đi xuống để cắt và tự động thụt về.
Sau khi xy lanh A thụt về, xy lanh B,D thụt về trong khi xy lanh C vẫn kẹp giữ phôi.
Cuối cùng xy lanh C đi về kết thúc việc kẹp phôi.
60
BÀI 4: THIẾT KẾ MẠCH KHÍ NÉN DÙNG CẢM BIẾN ĐIỆN DUNG,
ĐIỆN CẢM
Giới thiệu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng thiết kế mạch khí nén
dùng cảm biến điện dung, điện cảm
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động mạch khí nén 2 xilanh dung cảm biến
điện cảm, điện dung.
- Lắp đặt và vận hành mạch Điện- khí nén 2 xilanh đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Rèn luyện tính chủ động, tư duy khoa học, nghiêm túc trong học tập và trong
công việc
1. Khái niệm:
Điều khiển điện khí nén là sự kết hợp giữa khí nén và điện, dùng điện để điều
khiển khí nén.
Hình 4.1: Mạch Điện khí nén.
2. Nút nhấn:
Trong kỹ thuật điều khiển, công tắc, nút ấn thuộc phần tử đưa tín hiệu. Có
các loại nút nhấn:
2.1. Nút ấn đóng thường mở:
Khi chưa có tác động thì chưa dòng điện chạy qua, khi tác động thì có
dòng điện đi qua.
61
Hình 4.2: Nút nhấn thường mở và ký hiệu.
2.2. Nút ấn đóng thường đóng:
Khi chưa có tác động thì có dòng điện chạy qua, khi tác động thì không
dòng điện đi qua.
Hình 4.3: Nút nhấn thường đóng và ký hiệu.
2.3. Nút ấn chuyển mạch sẽ chuyển trạng thái của mạch:
Hình 4.4: Nút nhấn chuyển mạch và ký hiệu.
- Một số hình ảnh nút ấn:
Nút ấn đóng- mở Nút ấn khẩn cấp
62
2.4. Công tắc( nút nhấn duy trì):
- Khi tác động vào công tắc trạng thái của công tắc thay đổi, tiếp điểm (3-4)
đóng lại, cho dòng điện đi qua. Khi thôi tác động thì công tắc vẫn giữ nguyên
trạng thái. Tác động vào công tắc lần nữa thì trạng thái công tắc trở về ban đầu,
tiếp điểm (3-4) mở ra.
3. Rơ le:
3.1. Rơ le đóng mạch ( công tắc tơ):
Trong kỹ thuật điều khiển, Rơle được xem là phần tử xử lý tín hiệu.Có
nhiều loại rơle khác nhau, tuỳ theo công dụng. Nguyên tắc hoạt động của rơle là
từ trường cuộn dây. Trong quá trình đóng mở sẽ có hiện tượng tự cảm.
Nguyên lý hoạt động của rơle đóng mạch được biểu diễn ở hình vẽ:
Khi dòng điện vào cuộn dây cảm ứng, xuất hiện lực từ trường hút lõi sắt,
trên đó có lắp các tiếp điểm. Các tiếp điểm có thể là các tiếp điểm chính để đóng
Công tắc chuyển
mạch
Hình 4.6: Công tắc và ký hiệu của công tắc
Hình 4.7: Ký hiệu của cuộn dây và tiếp điểm công tắc tơ.
63
mở mạch chính và các tiếp/điểm phụ để đóng mở mạch điều khiển. Rơle đóng
mạch ứng dụng cho mạch có công suất lớn từ 1 kW – 500kW..
3.2. Rơle điều khiển ( rơle trung gian):
Nguyên lý hoạt động của rơle điều khiển cũng tương tự như rơle đóng
mạch, nó chỉ khác rơle đóng mạch ở chỗ là rơle điều khiển đóng mở cho mạch
có công suất nhỏ và thời gian đóng, mở các tiếp điểm rất nhỏ (từ 1ms đến 10ms).
3.3. Rơle thời gian tác động muộn( Timer ON):
Nguyên lý hoạt động của rơle tác động muộn tương tự như rơle thời gian
tác động muộn của phần tử khí nén, điốt tương đương như van một chiều, tụ
điện như bình trích chứa, biến trở R1 như van tiết lưu. Đồng thời tụ điện có
nhiệm vụ giảm điện áp quá tải trong quá trình ngắt.
3.4. Rơle thời gian nhả muộn ( Timer OFF):
Nguyên lý hoạt động của rơle thời gian nhả muộn tương tự như rơle thời
gian nhả muộn của phần tử khí nén, điốt tương đương như van một chiều, tụ
điện như bìnhtrích chứa, biến trở R1 như van tiết lưu. Đồng thời tụ điện có
nhiệm vụ làm giảm điện áp quá tải trong quá trình ngắt.
Hình 4.8: Rơle trung gian và ký hiệu của cuộn dây và tiếp điểm Rơle trung gian
Hình 4.9: Timer ON và Ký hiệu
64
- Một số hình ảnh về rơle trung gian, rơle thời gian:
4. Van điện từ.
Một cuộn dây khi bị tác động bởi 1 dòng điện thì trong cuộn dây đó sẽ
sinh ra một dòng điện cảm ứng, từ trường được sinh ra trong ống dây và sẽ tạo
ra một lực từ trường, từ trường này sẽ di chuyển lõi thép đặt trong cuộn dây.
Trong quá trình đóng mở sẽ có hiện tượng tự cảm. Lực điện từ tác động làm cho
trạng thái nòng van thay đổi dẫn đến thay đổi hướng đi của dòng năng lượng khí
nén.
4.1.Van điện từ 3/2 không duy trì ( một trạng thái):
Rơ le thời gian Rơle trung gian
Hình 4.10: Timer OFF và Ký hiệu
Hình 4.11: Một số hình ảnh của Timer và Rơ le trung gian
65
Hình 4.12: Kí hiệu và cấu tạo Van điện từ 3/2 không duy trì ( một trạng thái)
- Nguyên lý hoạt động: Khi cuộn dây van điện từ( Solenoid) có điện, trạng thái
của van- Cuộn dây van điện từ có điện, lực từ sinh ra tác dụng vào ống sắt(3),
kéo ống sắt từ lên, lúc này dòng khí theo khe hở nhỏ đi xuống đẩy nòng van (4)
trượt xuống, làm cho cổng số 3 bị chặn lại bởi vòng đệm(5), lúc này lò xo (6) bị
ép lại nên cổng số 1 sẽ thông với cổng số 2.
Hình 4.13: Nguyên lý hoạt động Van điện từ 3/2 không duy trì ( một trạng thái)
-Ứng dụng :
+ Tạo ra tín hiệu điện cho tín hiệu khí nén.
+ Điều khiển xy lanh tác động ..... phía.
66
+ Điều khiển động cơ khí nén.
+ Điều khiển van đảo chiều.
4.2.Van điện từ 5/2 không duy trì ( một trạng thái):
- Cấu tạo:
Hình 4.14: Cấu tạo và kí hiệu Van điện từ 5/2 không duy trì ( một trạng thái)
-Hai chấu kết nối với nguồn.
- Hộp nam châm điện có chứa cuộn dây van điện từ.
- Ống sắt từ.
- Nòng van.
-Lò xo.
- Nguyên lý hoạt động: Khi cuộn dây van điện từ có điện, trạng thái của
van:
+ Cuộn dây van điện từ có điện, lực từ sinh ra tác dụng vào ống sắt từ
(3), kéo ống sắt từ sang bên trái, lúc này dòng khí theo khe hở nhỏ đi xuống đẩy
nòng van (4) trượt sang bên phải, ép lò xo (5) lại.
+ Vị trí của nòng van lúc này làm cho cổng số 1 thông với cổng số 4, dẫn
khí lên, cổng số 2 thông với cổng số 3, còn cổng số 5 bị chặn.
Hình 4.15: Nguyên lý hoạt động Van điện từ 5/2 không duy trì ( một trạng thái)
- Ứng dụng: Điều khiển xylanh tác động kép.
4.3.Van điện từ 5/2 duy trì ( hai trạng thái):
- Cấu tạo:
1
67
Hình 4.16: Ký hiệu và cấu tạo Van điện từ 5/2 duy trì ( hai trạng thái)
Hai chấu kết nối với nguồn điện.
Nam châm điện có chứa cuộn dây van điện từ.
Ống sắt từ.
Nòng van
- Nguyên lý hoạt động: Khi cuộn dây van điện từ có điện, trạng thái của
van:
+ Cuộn dây van điện từ 14 có điện, lực từ sinh ra tác dụng vào ống sắt
từ(3), kéo ống sắt từ sang bên trái, lúc này dòng khí theo khe hở nhỏ đi xuống
đẩy nòng van (4) trượt sang bên phải.
+ Vị trí của nòng van lúc này làm cho cổng số 1 thông với cổng số 4, dẫn
khí lên, cổng số 2 thông với cổng số 3, còn cổng số 5 bị chặn.
Hình 4.17: Nguyên lý hoạt động Van điện từ 5/2 duy trì ( hai trạng thái)
- Ứng dụng :
+ Điều khiển xy lanh tác động 2 phía.
+ Ưu điểm khi sử dụng xy lanh tác động đơn là cơ cấu kẹp thì nguồn điện
cung cấp cho van điện từ loại này không cần phải duy trì trong suốt thời
gian kẹp.
68
5. Công tác hành trình:
5.1. Công tác hành trình điện – Cơ:
Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình điện - cơ được biểu diễn
trong hình
Hình 4.18: Công tắc hành trình điện – cơ và ký hiệu.
Khi con lăn chạm cữ hành trình thì tiếp điểm 1 nối với 4.
Cần phân biệt các trường hợp công tắc thường đóng và thường mở khi lắp công
tắc hành trình điện - cơ trong mạch.
Một số hình ảnh của công tắc hành trình.
Hình 4.19: Một số hình ảnh về công tắc hành trình
5.2. Công tắc hành trình nam châm ( công tắc lưỡi gà):
Công tắc hành trình nam châm thuộc loại công tắc hành trình không tiếp
xúc.
- Hai lò xo lá còn gọi là lưỡi gà được gắn trong một ống nhỏ. Với 2 đầu
của 2 lá này xếp chồng lên nhau và gần chạm nhau.
- Khi từ trường đi qua ống, lưỡi gà có 2 cực đối nghịch nhau tiếp xúc lại
với nhau, công tắc lưỡi gà tác động không cần tiếp xúc vật lý.
1
4 2
69
- Công tắc lưỡi gà được điền đầy khí vào trong ống chứa để hạn chế mài
mòn và bụi. Các lưỡi gà chồng lên nhau thường là dạng phẳng đển giảm điện trở
tiếp xúc. Vì vậy công tác lưỡi gà có thời gian hoạt động dài khoảng 100 triệu lần
làm việc.
Trong hệ thống khí nén, các công tắc lưỡi gà thường được gắn trên vỏ của xy
lanh có từ để làm công tắc hành trình cho việc điều khiển hệ thống khí nén. Khi
piston di chuyển ngang qua công tắc lưỡi gà thì sẽ đóng tiếp điểm lại và cho
dòng điện đi qua.
6. Thiết kế mạch khí nén dung cảm biến điện dung, điện cảm
6.1. Yêu cầu công nghệ:
Ấn nút Start, chi tiết (1) được lắp vào chi tiết (2) bằng piston A với tốc độ
chậm. Sau đó chi tiết (3) được lắp vào chi tiết (1)và (2) bằng piston B với tốc độ
chậm. Thì Piston A thụt vào nhanh , sau đó Piston B thụt vào nhanh. Quá trình
lặp lại cho đến khi ấn lại Start, mạch hoạt động hết hành trình thì dừng.
Hình 4.20: Công tắc hành trình nam châm
70
6.2. Sơ đồ hành trình bước:
Sơ đồ hành trình hoạt động:
6.3. Sơ đồ mạch điện – khí nén:
4 2
5
1
3
A+ A-
60%
A0 A1
4 2
5
1
3
B+ B-
60%
B0 B1
+24V
0V
START
K
B0
K
T2
K K
T1
B1
A+ B+ A- B-
A1
A0
1 2 3 6
8
2
3
6
6.4. Nguyên lý hoạt động:
Cấp nguồn cho mạch, tấng 2 ( T2) có điện, cuộn dây van điện từ A – , B -
có điện.
Nhấn nút START, K có điện, tiếp điểm thường đóng K mở ra, tầng 2 mất
điện và tiếp điểm thường mở K đóng lại để duy trì và cấp điện cho tầng 1. A +
có điện, piston A duỗi ra, đến cuối hành trình thì cảm biến A1 tác động cấp điện
cho B +, piston B duỗi ra đến cuối hành trình thì tác động vào B1 làm K mất
71
điện các tiếp điểm của K được phục hồi. Tầng 1 mất điện và tầng 2 có điện, cấp
điện cho A -, piston A thụt vào, đến cuối hành trình thì cảm biến A0 tác động
cấp điện cho B -, piston B thụt vào. Kết thúc một chu trình hoạt động và bắt đầu
một chu trình mới cho đến khi nhấn lại Start mạch hoạt động hết chu trình thì
dừng.
6.5. Các sai hỏng thường gặp - nguyên nhân và phòng ngừa
TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC
1 Dây đấu không theo
màu xanh, đỏ chạm
nhau
- Đấu ngắn mạch.
Đấu dây không theo quy ước:
đỏ nguồn (+), xanh nguồn(-)
Đo kiểm, nối lại.
- Đấu dây lại theo quy
ước.
2 Đầu dây chồng chéo
không thẩm mỹ
Chọn cỡ dây không phù hợp
Chọn lại cỡ dây.
3 Mạch chạy không
đúng hành trình
Xác định nhầm các đầu dây
van điện từ.
Kiểm tra xác định lại
6.6. Lắp đặt mạch trên mô hình
Các bước tiến hành:
Lựa chọn, kiểm tra các phần tử:
- Nút nhấn: 2 cái.
- Rơ le trung gian: 1 cái.
- Van điện từ 5/2 : 1 cái.
Cách kiểm tra nút nhấn và rơ le trung gian thực hiện như đã học ở môn
thực hành trang bị điện.
Cách kiểm tra van điện từ:
+ Dùng VOM để thang đo điện trở- đo cuộn hút của van điện từ.
+ Cấp điện cho cuộn hút của van và cấp khí cho van để kiểm tra sự điều
khiển dòng khí nén của van.
Bố trí thiết bị:
Các thiết bị bố trí trên bảng mạch phải đảm bảo chắc chắn, gọn đẹp đồng
thời dễ đi dây và sửa chữa.
Lắp đặt mạch:
- Lắp mạch động lực.
72
- Lắp mạch điều khiển:
+ Lắp điểm dây âm trước.
+ Lắp từ trên xuống, từ trái sang phải.
Kiểm tra mạch:
Dùng VOM để kiểm tra mạch điện điều khiển:
- Đặt thang đo điện trở x1 ( hoặc x 10)
- Đặt 2 đầu VOM vào 2 đầu cấp nguồn của mạch, đo được điện trở A-
Nhấn START, đo được điện trở K.
Vận hành mạch:
Cấp nguồn khí nén, điện.
- Nhấn START để cho mạch hoạt động.
- Nhấn SET nếu mạch gặp sự cố.
- Nhấn( Mở) STAR để dùng mạch.
CÂU HỎI BÀI TẬP BÀI 4
Thiết kế mạch khí nén dung cảm biến điện dung, điện cảm hoạt động lặp lại.
Hãy thiết kế mạch điều khiển điện khí nén hoạt động lặp lại theo tuần tự sau:
1. A+ B+ A- B-
2. A+ B- A- B+
3. A+ B+ B- A-
4. A+ B- B+ A-
73
BÀI 5: THIẾT KẾ MẠCH KHÍ NÉN DÙNG CẢM BIẾN QUANG ĐIỆN
Giới thiệu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng thiết kế mạch khí nén
dùng cảm biến quang điện
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động mạch khí nén 2 xilanh dung cảm biến
quang điện.
- Lắp đặt và vận hành mạch Điện- khí nén 2 xilanh đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Rèn luyện tính chủ động, tư duy khoa học, nghiêm túc trong học tập và trong
công việc
1. Yêu cầu công nghệ:
Ấn nút duy trì Start, piston A duỗi ra chậm kẹp chi tiết, kẹp chặt chạm
công tắc hành trình a1, a1 điều khiển piston B(điều khiển cần khoan) duỗi ra
chậm khoan chi tiết, khoan xong công tắc hành trình b1 tác động, b1 điều khiển
piston B thụt vào nhanh gặp công tắc hành trình b0 , b0 tác động điều khiển
piston A thụt vào nhanh để lấy chi tiết ra. Quá trình lặp cho đến khi mở nút nhấn
Start, thì mạch hoạt động hết chu trình thì dừng.
Ấn nút Set thì Piston A,B luôn thụt vào bất kỳ ở vị trí nào.
Hình 5.2. Máy khoan.
74
2. Sơ đồ hành trình bước:
Sơ đồ hành trình hoạt động:
3. Sơ đồ mạch điện – khí nén:
4 2
5
1
3
A+ A-
60%
A0 A1
4 2
5
1
3
B+ B-
60%
B0 B1
+24V
0V
START
K
A0
K
T2
K K
T1
B1
A+ B+ B- A-
A1
B0
SET SET
1 3 6 8
2
3
6
4. Nguyên lý hoạt động:
Cấp nguồn cho mạch, tấng 2 ( T2) có điện, cuộn dây van điện từ A – , B - có
điện.
Nhấn nút START, K có điện, tiếp điểm thường đóng K mở ra, tầng 2 mất
điện và tiếp điểm thường mở K đóng lại để duy trì và cấp điện cho tầng 1. A +
có điện, piston A duỗi ra, đến cuối hành trình thì cảm biến A1 tác động cấp điện
cho B +, piston B duỗi ra đến cuối hành trình thì tác động vào B1 làm K mất
75
điện các tiếp điểm của K được phục hồi. Tầng 1 mất điện và tầng 2 có điện, cấp
điện cho B -, piston B thụt vào, đến cuối hành trình thì cảm biến B0 tác động
cấp điện cho A -, piston A thụt vào. Kết thúc một chu trình hoạt động và bắt đầu
lặp lại cho đến khi nhấn lại vào nút Start, mạch hoạt động hết chu trình thì dừng.
Trong quá trình hoạt động, nếu có sự cố thì ta nhấn SET thì K một bị cắt điện
nên tầng 1 mất điện và tầng 2 có điện, piston A,B luôn thụt vào bất kỳ đang ở vị
trí nào.
5. Các sai hỏng thường gặp - nguyên nhân và phòng ngừa
TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC
1 Dây đấu không theo
màu xanh, đỏ chạm
nhau
- Đấu ngắn mạch.
Đấu dây không theo quy ước:
đỏ nguồn (+), xanh nguồn(-)
Đo kiểm, nối lại.
- Đấu dây lại theo quy
ước.
2 Đầu dây chồng chéo
không thẩm mỹ
Chọn cỡ dây không phù hợp
Chọn lại cỡ dây.
3 Mạch chạy không
đúng hành trình
Xác định nhầm các đầu dây
van điện từ.
Kiểm tra xác định lại
6. Lắp đặt mạch trên mô hình
Các bước tiến hành:
Lựa chọn, kiểm tra các phần tử:
- Nút nhấn: 2 cái.
- Rơ le trung gian: 1 cái.
- Van điện từ 5/2 : 1 cái.
Cách kiểm tra nút nhấn và rơ le trung gian thực hiện như đã học ở môn
thực hành trang bị điện.
Cách kiểm tra van điện từ:
+ Dùng VOM để thang đo điện trở- đo cuộn hút của van điện từ.
+ Cấp điện cho cuộn hút của van và cấp khí cho van để kiểm tra sự điều
khiển dòng khí nén của van.
Bố trí thiết bị:
Các thiết bị bố trí trên bảng mạch phải đảm bảo chắc chắn, gọn đẹp đồng
thời dễ đi dây và sửa chữa.
Lắp đặt mạch:
- Lắp mạch động lực.
76
- Lắp mạch điều khiển:
+ Lắp điểm dây âm trước.
+ Lắp từ trên xuống, từ trái sang phải.
Kiểm tra mạch:
Dùng VOM để kiểm tra mạch điện điều khiển:
- Đặt thang đo điện trở x1 ( hoặc x 10)
- Đặt 2 đầu VOM vào 2 đầu cấp nguồn của mạch, đo được điện trở A- ,
Nhấn START, đo được điện trở K.
Vận hành mạch:
Cấp nguồn khí nén, điện.
- Nhấn START để cho mạch hoạt động.
- Nhấn SET nếu mạch gặp sự cố.
- Nhấn( Mở) STAR để dùng mạch.
CÂU HỎI BÀI TẬP BÀI 6.
Thiết kế mạch khí nén dung cảm biến quang điện hoạt động lặp lại?
Hãy thiết kế mạch điều khiển điện khí nén hoạt động lặp lại theo tuần tự sau:
1. A+ B+ A- B-
2. A+ B- A- B+
3. A+ B+ B- A-
4. A+ B- B+ A-
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1]- TS.Nguyễn Ngọc Phương -Hệ thống điều khiển khí nén – NXB Giáo dục – 2000.
[2]- PGS. TS. Hồ Đắc Thọ - Công nghệ khí nén, Nxb KH &KT 2004
[3]- Ts. Nguyễn Thị Xuân Thu, Ts. Nhữ Phương Mai – Hệ thống thủy lực và khí
nén – NXB Lao động – 2001.
[4]- Kỹ thuật điều khiển khí nén- điện khí nén – Trung tâm Việt Đức, ĐHSPKT
Thành phố Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dieu_khien_khi_nen_truong_cao_dang_ky_thuat_cong.pdf