Giáo trình đầu tư vàngVàng cùng với bạc, đồng là 3 kim loại đầu tiên được tìm thấy đầu tiên trên thế giới, năm 5000 trước công nguyên. Vàng được xem là kim loại quý, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Vàng có sức chịu đựng oxi hóa cao, lâu bị hư hao.
-
Vàng có thể kết hợp với nhiều chất khác để cho những sản phẩm phục vụ cho công nghiệp. Một năm thế giới tiêu thụ khoảng 450 tấn vàng trong ngành công nghiệp chiếm 11% nhu cầu thế giới. Nhu cầu trang sức chiếm 70% và 13% còn lại là nhu cầu đầu tư.
156 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình đầu tư vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI Vàng cùng với bạc, đồng là 3 kim loại đầu tiên được tìm thấy đầu tiên trên thế giới, năm 5000 trước công nguyên. Vàng được xem là kim loại quý, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Vàng có sức chịu đựng oxi hóa cao, lâu bị hư hao. A. GIỚI THIỆU CHUNG Vàng có thể kết hợp với nhiều chất khác để cho những sản phẩm phục vụ cho công nghiệp. Một năm thế giới tiêu thụ khoảng 450 tấn vàng trong ngành công nghiệp chiếm 11% nhu cầu thế giới. Nhu cầu trang sức chiếm 70% và 13% còn lại là nhu cầu đầu tư. A. GIỚI THIỆU CHUNG Mỏ vàng nằm rải rác ở 60 quốc gia. Vì vàng trong thiên nhiên có kết hợp với một ít kim loại khác, nên không tinh khiết, cần phải qua quá trình tinh lọc. Nam Phi là nước có nhiều mỏ vàng nhất thế giới khoảng 40.000 tấn. Cả thế giới ước tính có khoảng 145.000 tấn vàng. Vàng có dưới dạng vàng hạt hoặc vàng thỏi (Úc, Hongkong, Thụy sĩ). A. GIỚI THIỆU CHUNG Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nguyên liệu nhiều nhất thế giới, với nhu cầu hàng năm lên đến 800 tấn, chiếm ¼ nhu cầu vàng vật chất của thế giới. Do đó nếu tính luôn vàng nữ trang thì Ấn Độ là nước có nhiều vàng nhất thế giới. Các hộ gia đình ở nước có nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á này tích lũy 20,000 tấn vàng qua nhiều thế hệ. A. GIỚI THIỆU CHUNG Ở Ấn Độ, vàng là món quà thông dụng nhất trong các kỳ lễ hội và là một phần không thể thiếu trong của hồi môn. Do đó nhu cầu vàng trang sức sẽ tăng mạnh trong mùa lễ hội và mùa kết hôn bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 3. A. GIỚI THIỆU CHUNG - Nước Mỹ là nước có dự trữ ngoại hối bằng vàng lớn nhất thế giới, tiếp theo là Đức và quỹ tiền tệ IMF. Vàng cũng như ngoại tệ được giao dịch trên toàn thế giới, và gần như 24/24. Ký hiệu vàng giao dịch trên thị trường là XAU. Đơn vị tính thông thường USD/ounce. A. GIỚI THIỆU CHUNG - Mỗi ngày thị trường thế giới giao dịch khoảng 2.500 - 3.000 tấn vàng. Ở Mỹ có khoảng 20 - 30 quỹ đầu tư vàng. Khi muốn giá vàng tăng 1 USD thì phải giao dịch khoảng 50 tấn vàng. - Ngày dao động nhiều nhất của vàng thông thường là $30/ounce/ngày. A. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư: Hầu hết các danh mục đầu tư ban đầu chỉ tập trung vào những tài sản truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu. Lý do để nắm nhiều tài sản khác nhau là để bảo vệ danh mục đầu tư tránh được những rủi ro từ biến động giá của một loại chứng khoán nhất định. Danh mục đầu tư có bao gồm vàng sẽ ổn định hơn so với danh mục khác. B. VAI TRÒ CỦA VÀNG 2. Vàng là công cụ phòng chống lạm phát: Khi hàng hóa và dịch vụ tăng nhà đầu tư có khuynh hướng mua vàng do sức mua và giá trị của vàng có khuynh hướng ổn định. Do đó mỗi khi lo sợ về lạm phát, nhà đầu tư lại mua vàng. B. VAI TRÒ CỦA VÀNG 3. Vàng là công cụ đầu tư thay thế đồng USD: Vàng thường được sử dụng như một công cụ đầu tư hiệu quả thay thế đồng USD – đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới. Nếu đồng USD tăng giá, thì vàng sẽ giảm. Ngược lại USD giảm giá thì vàng sẽ tăng. Do đó vàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong việc phòng chống rủi ro giảm giá của đồng USD. B. VAI TRÒ CỦA VÀNG 4. Vàng giúp kiểm soát rủi ro: Nhìn chung, vàng ít biến động hơn hầu hết các loại hàng hóa khác cũng như thị trường chứng khoán. Với việc sở hữu tài sản ít biến động trong danh mục đầu tư, rủi ro của nhà đầu tư sẽ giảm. 5. Dự trữ ngoại hối. B. VAI TRÒ CỦA VÀNG Giá vàng quốc tế ảnh hưởng bởi nhân tố sau: 1 . Đồng USD. 2 . Giá dầu. 3 . Các nhân tố kinh tế, chính trị khác. C. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 1. Đồng USD: Thông thường đồng USD và giá vàng biến động ngược chiều nhau. Do đó nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến đồng tiền này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc dự báo vàng. Các chỉ số ảnh hưởng đến đồng USD bao gồm: GDP, Lãi suất, lạm phát, thặng dư thương mại, doanh số bán lẻ, thị trường nhà đất, đơn đặt hàng lâu bền, chỉ số PMI, niềm tin tiêu dùng. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 1.1 GDP: Đây là một trong những chỉ số chính do lường “sức khoẻ” của nền kinh tế, được tính bằng cách cộng tất cả thu nhập của người dân hoặc công tất cả chi tiêu của mọi thành phần. Do đó chỉ số này tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến đồng tiền và thị trường chứng khoán của quốc gia đó. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 1.2 Lãi suất: Các nguồn vốn ngắn hạn quốc tế có xu hướng chảy vào các quốc gia có lãi suất cao. Do đó quốc gia nào tăng lãi suất thì nhu cầu đồng tiền đó trên thị trường sẽ tăng dẫn đến đồng tiền quốc gia đó sẽ tăng. 1.3 Lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng CPI): Thông thường khi lạm phát tăng, NHTW các nước sẽ xem xét tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Do đó xét về ngắn hạn, khi lạm phát tăng nhà đầu tư thường mua vào đồng tiền đó. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỒNG USD 1.4 Cán cân thương mại: Là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Khi mức chênh lệch dương thì cán cân thương mại có thặng dự. Khi mức chênh lệch âm thì cán cân thương mại bị thâm hụt. Cán cân thương mại tăng thì đồng tiền quốc gia đó tăng và ngược lại. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 1.5 Sản lượng công nghiệp: Đo lường sự thay đổi trong khu vực công nghiệp của nền kinh tế. Chỉ số này rất nhạy với lãi suất và nhu cầu tiêu dùng, đây cũng là cơ sở được NHTW sử dụng đế đánh giá lạm phát vì sản lượng công nghiệp tăng lạm phát và tiêu dùng tăng. Sản lượng công nghiệp tăng thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 1.6 Doanh số bán lẻ: Đánh giá mức tiêu dùng của người dân, được tính toán dựa trên các lĩnh vực ôtô, vật liệu xây dựng, doanh số của các cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, nhà thuốc… Doanh số bán lẻ cao cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng do đó đồng tiền nước đó sẽ tăng giá trị. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 1.7 Thị trường nhà đất Mỹ: Các số liệu về giấy phép xây dựng, doanh số mua bán nhà mới, mua bán nhà hiện có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lãi suất của các NHTW do đó nếu thị trường nhà đất khả quan thì nhu cầu đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 1.8 Bản lương khu vực phi nông nghiệp: Là số liệu tổng hợp số việc làm trong các ngành nghề của nền kinh tế ngoài trừ ngành nông nghiệp. Số liệu này khả quan sẽ dẫn tỷ lệ thất nghiệp khả quan và khi đó đồng tiền nước đó sẽ tăng giá. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 1.9 Đơn đặt hàng lâu bền: Là số liệu cho thấy hoạt động sản xuất của một quốc gia. Hàng hoá lâu bền là những hàng hoá có thời hạn sử dụng trên 1 năm. Nếu số lượng đơn đặt hàng lâu bền tăng thì nền kinh tế đang phát triển và đứng trước nguy cơ lạm phát tăng. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 1.10 Các chỉ số khác như: Niềm tin tiêu dùng, chỉ số PMI, chỉ số dự báo nền kinh tế, dòng vốn đầu tư quốc tế. v.v… C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 2. Giá dầu: Mỗi khi giá dầu tăng, thị trường lại dấy lên nỗi lo về lạm phát do đó nhu cầu vàng sẽ tăng. Thông thường giá dầu và vàng biến động cùng chiều nhau. Sau đây là các thông tin chính ảnh hưởng đến giá dầu thế giới. + Dự trữ dầu thô của Mỹ. + Các thông tin liên quan đến tổ chức OPEC. + Các thông tin liên quan đến sản lượng cũng như nhu cầu về dầu thô của thế giới. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 3. Chính trị: Bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình chính trị thế giới. Khi tình hình thế giới căng thẳng, nhu cầu mua vàng sẽ tăng. C.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG CHƯƠNG 2:GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG NƯỚC 1. Loại vàng giao dịch: SJC, AAA là những loại vàng được giao dịch chủ yếu trên thị trường. Bên cạnh đó thị trường Việt Nam cũng có giao dịch vàng nguyên liệu nhưng không nhiều. 2. Chủ thể tham gia: Bao gồm các NHTMCP, DN kinh doanh vàng (những chủ thể đóng vai trò tạo lập giá trên thị trường), nhà đầu tư, cá nhân v.v.. A. GIỚI THIỆU CHUNG 3. Phương thức giao dịch: Hình thức giao dịch phổ biến là giao dịch qua điện thoại, giao dịch tại quầy sau đó tiến hành thanh toán sau. 4. Giờ giao dịch: Các giao dịch diễn ra chủ yếu từ 8h sáng đến 5h chiều. Giao dịch buổi tối rất ít, giá không cạnh tranh. A. GIỚI THIỆU CHUNG 5. Giá vàng quốc tế: Giá vàng quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến giá vàng trong nước. Giá vàng quốc tế tăng sẽ kéo theo giá vàng trong nước tăng và ngược lại. 6. Cung cầu trong nước: Bên cạnh giá quốc tế, giá trong nước còn bị ảnh hưởng bởi cung cầu trong nước, thông thường nhà đầu tư trong nước mua nhiều khi giá giảm và bán nhiều khi giá tăng. B.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 6. Tâm lý: Nhà đầu tư thường chịu tâm lý bầy đàn, có thể sẽ đổ xô mua hoặc đổ xô bán vì tin đồn. Do đó ảnh hưởng đến cung cầu trong nước. 7.Các yếu tố khác: Chính sách NHNN, lãi suất tiền đồng v.v…. B.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG - Các đơn vị tính toán: + 1 kg = 32.148 ounce. + 1 ouce = 0.8294 lượng. + 1 kg = 26.66 lượng - Cách quy đổi giá quốc tế ra giá trong nước và những điều cần lưu ý. + Giá vốn nhập về = (Giá quốc tế * tỷ giá USD/VND)/0.8294 + 140,000(bao gồm chi phí gia công , thuế, chi phí bảo hiểm) C.CÁC MỐI QUAN HỆ VỀ CÁC ĐƠN VỊ TÍNH Các chi phí liên quan đến việc nhập khẩu vàng nguyên liệu về gia công + Phí vận chuyển, bảo hiểm: $1/ounce. + Thuế nhập khẩu: 0.5% giá trị nhập khẩu. + Chi phí gia công từ vàng nguyên liệu sang vàng miếng SJC: 30.000/lượng C.CÁC MỐI QUAN HỆ VỀ CÁC ĐƠN VỊ TÍNH CHƯƠNG 3:CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM Đây là nghiệp vụ mua bán vàng ghi sổ chứ không thực hiện việc giao nhận vàng. Hình thức kinh doanh này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu cơ và thường giao dịch qua mạng internet hoặc hệ thống giao dịch chuyên dụng. KINH DOANH VÀNG TRÊN TÀI KHOẢN A.NG Những thuật ngữ thường dùng: + SL order (stop loss): lệnh dừng lỗ. + PT order (Profit taking): lệnh chốt lời. + Limit order: lệnh giới hạn, được sử dụng trong trường hợp đặt mua thấp hơn giá thị trường, hoặc đặt bán cao hơn thị trường. + Market order: lệnh thị trường, được sử dụng khi muốn giao dịch liền với giá thị trường. A. KINH DOANH VÀNG TRÊN TÀI KHOẢN Những thuật ngữ thường dùng: + Lot: là đơn vị giao dịch. 1 lot = 100 ounce. + Day order: lệnh cho hiệu lực trong ngày. + GTC (Good till cancel): lệnh có hiệu lực đến khi hủy lệnh. + Margin call: thông báo nộp thêm tiền ký quỹ. + Swap: là chi phí lãi phải trả cho việc duy trì trạng thái mua hoặc bán qua đêm. A. KINH DOANH VÀNG TRÊN TÀI KHOẢN - Những thuật ngữ thường dùng: + Close position: tất toán trạng thái mua hoặc bán. + Spread: mức chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. + Pips: điểm. + Cancel order: hủy lệnh. + Modify order: chỉnh sửa lệnh. + Quote: yết giá mua bán. A. KINH DOANH VÀNG TRÊN TÀI KHOẢN + Ưu điểm: Chỉ phụ thuộc vào nhu cầu quốc tế; Hình thức đặt lệnh phong phú đa đạng giúp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư; Thời gian giao dịch linh hoạt hơn. + Nhược điểm: Chưa được NHNN cho phép, thủ tục mở tài khoản phức tạp, không rõ đối tác quốc tế và phải biết tiếng Anh. A. KINH DOANH VÀNG TRÊN TÀI KHOẢN Đây là nghiệp vụ mua bán vàng SJC, AAA và là hình thức kinh phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Phục vụ nhu cầu thanh toán, nhu cầu đầu tư và nhu cầu tích trữ của người dân. B. KINH DOANH VÀNG VẬT CHẤT Các hình thức giao dịch: - Giao dịch mua bán với số vốn tự có. - Giao dịch mua bán với vốn vay, ký quỹ với một tỷ lệ nhất định. Trường hợp này thường giao dịch thông qua các ngân hàng dưới dạng cho vay, giao dịch kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn. B. KINH DOANH VÀNG VẬT CHẤT - Kinh doanh vàng giao ngay (spot): thông thường trường hợp này ngân hàng sẽ cho nhà đầu tư vay 93% giá trị, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 7%. Kinh doanh kỳ hạn (forward): nhà đầu tư ký hợp đồng mua hoặc bán vàng, với tỷ giá được xác định tại thời điểm hiện tại nhưng thời hạn thanh toán là 1 ngày trong tương lai (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng …). B. KINH DOANH VÀNG VẬT CHẤT - Bằng cách sử dụng hợp đồng ký hạn, nhà đầu tư không cần phải vay mà lãi vay đã được tính sẵn vào giá. Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 5% - 10% giá trị giao dịch. Nếu giá biến động thuận lợi, nhà đầu tư có thể tất toán hợp đồng kỳ hạn và thu phần chênh lệch. - Cách tính tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá spot + tỷ gia spot*(lãi vay VND – lãi vay USD)*số ngày/360 B. KINH DOANH VÀNG VẬT CHẤT Hợp đồng quyền chọn (option): nếu nhà đầu tư mua quyền chọn mua/bán vàng thì nhà đầu tư có quyền mua/bán hoặc không mua/bán vàng tùy ý trong khoảng thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Khách hàng chỉ cần trả 1 khoảng phí ban đầu. Tuy nhiên khoảng phí hơi cao do đó nhà đầu tư chỉ nên mua hợp đồng quyền chọn khi dự đoán thị trường sẽ biến động trong thời gian tới. B. KINH DOANH VÀNG VẬT CHẤT + Ưu điểm: hình thức kinh doanh quen thuộc với nhà đầu tư, thủ tục đơn giản. + Nhược điểm: phụ thuộc vào cung cầu quốc tế và cung cầu trong nước. Giờ giao dịch ngắn, mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán không cạnh tranh và không thống nhất ở mỗi nơi. Ngoài ra việc không thể đặt lệnh chốt lời, chốt lỗ cũng là 1 bất lợi. B. KINH DOANH VÀNG VẬT CHẤT Đây là hình thức kinh doanh vàng hạt và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các NH, doanh nghiệp kinh doanh vàng, nữ trang. Giao dịch sôi động khi nguồn cung SJC trên thị trường không đáp ứng nhu cầu trong nước, do đó nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ vàng nguyên liệu. Sau đó nhà đầu tư có thể đem đến Công ty SJC nhờ gia công hoặc bán lại nếu được giá. C. KINH DOANH VÀNG NGUYÊN LIỆU + Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian gia công và giúp cho doanh nghiệp kinh doanh nữ trang có nguồn nguyên liệu để gia công. Tận dụng cơ hội kinh doanh trong trường hợp vàng SJC đang khan. + Nhược điểm: là hình thức giao dịch ít phổ biến, cần có các phương tiện kỹ thuật để kiểm chứng vàng. C. KINH DOANH VÀNG NGUYÊN LIỆU - Đây là hình thức kinh doanh qua Trung tâm giao dịch vàng Sài Gòn của NH Á Châu. - Cách thức giao dịch: Khách hàng đến các chi nhánh của NH Á Châu để ký Hợp đồng giao dịch vàng. Khi có nhu cầu mua bán, hoặc hủy lệnh, KH phải điền vào phiếu lệnh rồi gửi cho GDV tại quầy D.KINH DOANH QUA SÀN ACB D.KINH DOANH QUA SÀN ACB - Cơ chế khớp lệnh: liên tục và tự động. - Khối lượng giao dịch tối thiểu là 50 lượng. Bước nhảy về khối lượng là 50 lượng. Bước nhảy về giá là 1,000 đồng/lượng. - Phí giao dịch: 2,000 đồng/lượng D.KINH DOANH QUA SÀN ACB - Tỷ lệ ký quỹ: 7% giá trị giao dịch. - Tỷ lệ cảnh báo: 5% có nghĩa là khi giá trị ký quỹ giảm xuống 5% so với giá trị vay, NH sẽ thông báo cho KH ký quỹ thêm. - Tỷ lệ xử lý: 4% có nghĩa là khi giá trị ký quỹ giảm xuống 4% so với giá trị vay, NH sẽ tự động tất toán trạng thái mua bán của KH. D.KINH DOANH QUA SÀN ACB + Ưu điểm: Nhà đầu tư có thể cập nhật các thông tin về giá cả, nhu cầu của thị trường một cách tương đối chính xác, phí giao dịch thấp, mức độ tin cậy cao. + Nhược điểm: Nhập lệnh chậm, thường nghẽn mạng vào giờ cao điểm. Giờ giao dịch ngắn sáng từ 8h đến 11h, chiều từ 13h đến 16h. Không thể đặt lệnh dừng lỗ, chốt lời 1 cách tự động. Không giao dịch qua điện thoại nên tốn nhiều thời gian. D.KINH DOANH QUA SÀN ACB Những điều cần lưu ý: + Kinh doanh qua sàn chỉ thích hợp cho những nhà đầu tư có ý định đầu tư dài hạn. Còn nhà đầu tư lướt sóng cơ hội chốt lời sẽ khó hơn vì thông thường giờ giao dịch của sàn vàng thì giá vàng quốc tế ít biến động. + Trước giờ nghỉ trưa, cần phải hủy hết các lệnh mua bán chưa khớp D.KINH DOANH QUA SÀN ACB CHƯƠNG 4: KẾT HỢP PHÂN TÍCH CƠ BẢN VỚI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Đường xu hướng: là khái niệm quan trọng trong phân tích kỹ thuật, giúp xác định hướng di chuyển của thị trường trong tương lai. Đường xu hướng được vẽ bằng cách nối 2 hay nhiều đáy với nhau hoặc nối 2 hay nhiều đỉnh lại với nhau. Nếu đường xu hướng lên bị phá vỡ thì xu hướng lên nhiều khả năng sẽ kết thúc và ngược lại. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 1. ĐƯỜNG XU HƯỚNG - Uptrend: thị trường đang trong xu hướng tăng giá thể hiện qua việc đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Trong thị trường này ta nên mua vào và chờ giá lên cao. - Downtrend: thị trường đang trong xu hướng giảm giá thể hiện qua việc đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Khi đó ta nên bán trước rồi chờ giá giảm mua lại sau. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 1.ĐƯỜNG XU HƯỚNG Sideway: đây là thời kỳ không có xu hướng lên giá hoặc xuống giá mạnh của thị trường. Kết quả là giá chỉ dao động trong một biên độ nhất định. Trong thị trường thực hiện chiến lược mua thấp, bán cao sẽ rất hiệu quả. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 1. ĐƯỜNG XU HƯỚNG Đường xu hướng dùng để xác định: + Chiều hướng của thị trường. + Dấu hiệu đảo chiều. + Dấu hiệu tiếp tục xu hướng. + Các điểm hỗ trợ và kháng cự. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 1. ĐƯỜNG XU HƯỚNG - Độ dốc của đường xu hướng: Nếu độ dốc của đường xu hướng càng tăng thì độ tin cậy đối với mức hỗ trợ, mức kháng cự đối với đường xu hướng tạo ra càng cao. Trong một đợt tăng giá hoặc giảm giá đột ngột như vậy thì đường xu hướng sẽ có độ dốc cao và không ổn định. Độ dốc bình thường là 45 độ A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 1. ĐƯỜNG XU HƯỚNG A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM Cách xác định xu hướng của thị trường có bị phá vỡ hay không. + Giá đóng cửa nằm dưới đường xu hướng lên giá, hoặc nằm trên đường xu hướng giảm giá. + Nếu giá đóng cửa ngày thứ 2 liên tiếp nằm dưới đường xu hướng lên giá hoặc nằm trên đường xu hướng giảm giá thì dấu hiệu sẽ càng rõ ràng hơn. + Sử dụng quy tắc % 1. ĐƯỜNG XU HƯỚNG A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM Mức hỗ trợ: là mức giá mà tại đó thông thường lực mua sẽ nhiều hơn lực bán và giá có khuynh hướng tăng trở lại, do đó khi mua ta nên mua gần khu vực hỗ trợ. Tuy nhiên mức hỗ trợ không phải lúc nào cũng có thể giúp giá tăng trở lại, nếu mức hỗ trợ bị phá vỡ có nghĩa là bên bán đang lấn át bên mua và giá nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi xuống. Khi đó ta nên bán ra hơn là mua vào. 1. ĐƯỜNG XU HƯỚNG A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM MỨC HỖ TRỢ A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM MỨC KHÁNG CỰ Mức kháng cự: là mức giá mà tại đó lực bán nhiều hơn lực mua và giá có khuynh hướng giảm trở lại. Nếu giá phá vỡ mức kháng cự chứng tỏ bên mua lấn át bên bán và giá có thể sẽ tiếp tục tăng. Khi đó ta nên xem xét mua vào hơn là bán ra. - Điểm then chốt (Pivot point): nếu giá vượt qua mức này thì khả năng giá sẽ tiếp tục lên và ngược lại. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM MỨC KHÁNG CỰ A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM MỨC KHÁNG CỰ - Một điểm đáng lưu ý là mức kháng cự và mức hỗ trợ không phải lúc nào cũng cố định. Mà khi mức hỗ trợ/ mức kháng cự bị phá vỡ thì sẽ trở thành mức kháng cự/mức hỗ trợ mới của mô hình. - Ngoài ra: những con số chẵn như 900, 950, 1000, 1.100 cũng đóng vai là hỗ trợ và kháng cự. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM MỨC KHÁNG CỰ A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 2. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ NẾN - Nến trắng: cho biết ngày hôm đó giá tăng - Nến đen: cho biết ngày hôm đó giá giảm - Doji: cho biết ngày hôm đó giá không thay đổi nhiều; được hình thành khi lực cung và lực cầu trên thị trường cân bằng, là mô hình đảo chiều quan trọng. Mô hình này xuất hiện đánh dấu xu hướng trước đó đã kết thúc A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM GIAÙ THAÀP NHAÁT GIÁ MỞ CỬA GIÁ ĐÓNG CỬA GIÁ CAO NHẤT 2.CÁC BIỂU ĐỒ DẠNG NẾN A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM Mô hình xuất hiện là dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều của xu hướng trước đó. Nhận biết: xu hướng đang đi xuống, sau đó xuất hiện doji, ngày hôm sau giá tăng trở lại và ngày tăng giá này đóng vai trò xác nhận cho sự đảo chiều của xu hướng 3. NGÔI SAO DOJI, NGÔI SAO BAN MAI A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 3. NGÔI SAO DOJI, NGÔI SAO BAN MAI: Diễn giải mô hình: - Trong một thị trường đang giảm giá, bên bán đang chiếm ưu thế thể hiện qua cây nến màu đen. Bước sang ngày thứ 2, thị trường giao dịch trong biên động ngắn, điều này cho thấy sức mạnh bên bán đã giảm và khả năng xu hướng sẽ đảo chiều tăng lại. Dấu hiệu đảo chiều sẽ rõ ràng hơn nếu ngày thứ 3 là cây nến trắng. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 3. NGÔI SAO DOJI, NGÔI SAO BAN ĐÊM Ngôi sao Doji hay ngôi sao ban đêm được tạo thành bởi 3 cây nến, sự xuất hiện của 2 ngôi sao trên là dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều tiềm năng của xu hướng tăng giá trước đó. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 3. NGÔI SAO DOJI, NGÔI SAO BAN ĐÊM - Diễn giải mô hình: thị trường đang trên đà tăng giá thể hiện qua việc xuất hiện cây nến trắng. Bước sang ngày giao dịch thứ 2, giá đột nhiên không biến động nhiều. Bây giờ đã xuất hiện dấu hiệu cung cầu cân bằng, và một đợt bán ra chốt lời sắp xảy ra nếu ngày tiếp theo giá không tăng. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 4. PIERCING Đây là mô hình gồm 2 cây nến (như hình), 1 nến đen báo hiệu xu hướng vẫn đang giảm, 1 nến trắng tiếp theo cho thấy lực mua bất ngờ tăng mạnh, mô hình báo hiệu sự đảo chiều của xu hướng giảm giá A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 4. PIERCING Diễn giải mô hình: thị trường đang trong xu hướng giảm thể hiện qua cây nến đen. Đầu ngày giao dịch tiếp theo thị trường vẫn giảm, mọi thứ đang diễn theo cách mà bên đầu cơ giá xuống mong muốn. Tuy nhiên bất thình lình, giá đột ngột tăng lại và đóng cửa cao hơn mức đóng cửa ngày hôm qua. Bây giờ bên bán sẽ mất tự tin và xem xét mua lại để chốt lời, còn bên mua sẽ trở nên tự tin hơn khi mua vào. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 5. ĐÁM MÂY BAO PHỦ: Đây là dạng mô hình gồm 2 cây nến (như hình vẽ), 1 nến trắng thể hiện xu hướng vẫn đang tăng, 1 nến đen cho thấy giá đột nhiên giảm mạnh vào cuối phiên. Mô hình thường xuất hiện ở đỉnh của đợt tăng giá. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 5. ĐÁM MÂY BAO PHỦ: Diễn giải mô hình: thị trường đang trong xu hướng tăng giá, việc cây nến trắng xuất hiện cho thấy bên mua đang kiểm soát tình hình. Tuy nhiên bước sang ngày thứ 2 giá bất ngờ giảm mạnh và đóng cửa thấp hơn ngày hôm trước. Bên mua sẽ bị dao động trong khi bên bán đang có lý do để bán ra. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 6. BAO TRÙM TĂNG GIÁ: Đây là mô hình gồm 2 cây nến (như hình), 1 nến đen và 1 nến trắng bao gồm nến lên cây nến đen. Sự xuất hiện của mô hình cho thấy khả năng rất cao là xu hướng sẽ đảo chiều đi lên nếu ngày hôm sau giá tăng trở lại. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 6. BAO TRÙM TĂNG GIÁ: Diễn giải mô hình: trong khi tâm lý thị trường đang đánh xuống, đột nhiên xuất hiện một ngày tăng giá mạnh mẽ. Điều này cho thấy xu hướng xuống đã bị lung lay, và bên mua bắt đầu kiểm soát tình hình. Mô hình sẽ cho dấu hiệu tốt hơn nếu ngày hôm sau thị trường tăng giá A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 7. BAO TRÙM GIẢM GIÁ: Sau nhiều ngày tăng giá, lực mua thị trường biến mất và lực bán xuất hiện cho thấy xu hướng tăng giá đang lung lay. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 7. BAO TRÙM GIẢM GIÁ: Diễn giải mô hình: thị trường đang trong xu hướng tăng, bên mua đang thắng thế (thể hiện qua các cây nến trắng). Bước sang đầu ngày giao dịch tiếp theo bên mua đã đang kiểm soát tình hình, tuy nhiên lực mua đột nhiên biến mất và giá giảm mạnh trở. Việc giá giảm mạnh như vậy sẽ khiến nhiều người nghĩ rằng giá khó tiếp tục tăng và bắt đầu bán ra chốt lời, qua đó xu hướng tăng giá kết thúc. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM Harami tăng giá bao gồm 2 cây nến, 1 cây nền màu đen thể hiện xu hướng đang xuống, 1 cây nền màu trắng nằm bên trong cây màu đen. 8. HARAMI TĂNG GIÁ A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 8. HARAMI TĂNG GIÁ Diễn giải mô hình: trong khi thị trường đang đi xuống, lực bán ra đang rất mạnh thể hiện qua cây nền đen, dài. Bước sang ngày tiếp theo giá tăng lại nhưng với mức dao động nằm trong biên độ của ngày hôm trước. Điều này có thể là dấu hiệu đảo chiều của xu hướng vì mô hình cho thấy sức mạnh của bên bán đang giảm. Tuy nhiên cần phải nhìn thấy sự tăng giá của ngày tiếp theo để xác nhận xu hướng lên. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM Mô hình Harami giảm bao gồm 2 cây nến, 1 nến trắng thể hiện xu hướng đang đi lên, 1 nến đen thể hiện nằm trong cây nến trắng. Mô hình thường xuất hiện ngay đỉnh của đợt tăng giá 9. HARAMI GIẢM GIÁ A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 9. HARAMI GIẢM GIÁ Diễn giải mô hình: thị trường tiếp tục tăng giá được xác nhận bởi cây nến trắng nhưng sau đó chúng ta thấy cây nến đen nhỏ nằm trong cây nến trắng báo hiệu sự không chắc chắn trong xu hướng tăng giá sắp tới. Mô hình cho thấy lực của bên mua đã yếu và bây giờ hoàn toàn có thể xảy ra sự đảo chiều. A. NHỮNG YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN QUAN TÂM 1. MÔ HÌNH TAM GIÁC CÂN B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 1. MÔ HÌNH TAM GIÁC CÂN Mô hình tam giác cân được vẽ bằng cách nối 2 đỉnh liên tiếp với nhau (đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước), và 2 đáy liên tiếp với nhau (đáy sau cao hơn đáy trước). Mô hình này thể hiện xu hướng đang củng cố, điều chỉnh (nghỉ dưỡng sức), trước khi có thể tiếp tục xu hướng trước đó. B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 1. MÔ HÌNH TAM GIÁC CÂN - Mô hình này có mức độ tin cậy rất cao, thường được hình hành từ vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên Nhà đầu tư cần phải chờ đợi giá phá vỡ (break out) đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự để dự đoán xu hướng sắp tới. Nếu giá vượt qua hướng nào thì xu hướng đó nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục. - Chiến lược: + Mua vào khi giá phá vỡ đường cản trên. + Bán ra khi giá phá vỡ đường cản dưới. B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 1. MÔ HÌNH TAM GIÁC CÂN: - Đo độ rộng nhất (Pattern height) của tam giác cân sẽ giúp dự đoán được mức tăng giá hoặc giảm giá tiềm năng khi sự phá vỡ xảy ra (break out). - Nếu sự phá vỡ xảy ra càng gần gốc nhọn của tam giác thì xu hướng tiếp theo sẽ càng yếu. B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 2. MÔ HÌNH TAM GIÁC TĂNG GIÁ B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 2. MÔ HÌNH TAM GIÁC TĂNG GIÁ: Mô hình tam giác tăng giá là mô hình giá lên thường xuất hiện trong xu hướng tăng để báo hiệu xu hướng tăng giá sẽ còn tiếp tục. Đôi khi mô hình này còn xuất hiện ngay đáy của xu hướng giảm giá, báo hiệu chu kỳ giảm giá sắp kết thúc. Tuy nhiên dù xuất hiện ở chu kỳ tăng giá hay giảm giá thì mô hình này vẫn báo hiệu thị trường đang mua vào (tích lũy) B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 2. MÔ HÌNH TAM GIÁC TĂNG GIÁ: - Hình dáng của mô hình cho thấy đáy sau cao hơn đáy trước cho thấy người mua sẵn sàng mua vào ra với mức giá cao hơn (đường hỗ trợ ngày càng dốc lên). Do mô hình là thể hiện xu hướng lên giá quá rõ nên yếu tố về mặt thời gian hình thành mô hình không quan trọng lắm, thông thường từ 3 tuần đến 2 tháng. B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 2. MÔ HÌNH TAM GIÁC TĂNG GIÁ - Mặc dù sự xuất hiện của mô hình cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế, tuy nhiên nên thận trọng đợi giá vượt lên trên đường kháng cự. Độ cao của mô hình (Pattern height) giúp chúng ta dự đoán mức độ tăng giá tiềm năng tiếp theo. - Chiến lược: Mua vào ngay khi giá tăng, vượt qua đường kháng cự ở trên. B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 3. MÔ HÌNH TAM GIÁC GIẢM GIÁ B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 3. MÔ HÌNH TAM GIÁC GIẢM GIÁ: Mô hình tam giác giảm giá là mô hình giảm giá thường xuất hiện trong xu hướng giảm để báo hiệu xu hướng giảm giá sẽ còn tiếp tục. Đôi khi mô hình này còn xuất hiện ngay đỉnh của xu hướng tăng giá, báo hiệu chu kỳ tăng giá sắp kết thúc. Tuy nhiên dù xuất hiện ở chu kỳ tăng giá hay giảm giá thì mô hình này vẫn báo hiệu thị trường đang phân phối (bán ra). B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 3. MÔ HÌNH TAM GIÁC GIẢM GIÁ: - Hình dáng của mô hình cho thấy đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước cho thấy người bán sẵn sàng bán ra với mức giá thấp hơn (đường kháng cự ngày càng dốc xuống). Do mô hình là thể hiện xu hướng giảm giá quá rõ nên yếu tố về mặt thời gian hình thành mô hình không quan trọng lắm, thông thường từ 3 tuần đến 2 tháng. B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 3. MÔ HÌNH TAM GIÁC GIẢM GIÁ: - Mặc dù sự xuất hiện của mô hình cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế, tuy nhiên nên thận trọng đợi giá giảm xuống dưới đường hỗ trợ. Độ cao của mô hình (Pattern height) giúp chúng ta dự đoán mức độ giảm giá tiềm năng. - Chiến lược: Bán ra ngay khi giá giảm xuống dưới đường hỗ trợ. B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 4. MÔ HÌNH ĐỈNH ĐẦU VAI: B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 4. MÔ HÌNH ĐỈNH ĐẦU VAI - Mô hình đỉnh đầu vai được hình thành trong xu hướng tăng giá, và sự xuất hiện của mô hình đánh dấu sự đảo chiều của xu hướng tăng trước đó với mức độ tin cậy cao. - Mô hình bao gồm 3 đỉnh, đỉnh cao nhất nằm ở giữa và 2 đỉnh thấp hơn nằm ở 2 bên. B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 4. MÔ HÌNH ĐỈNH ĐẦU VAI - Các yếu tố để nhận biết mô hình đỉnh đầu vai: 1. Xu hướng chung của thị trường đang đi lên. Xuất hiện 3 đỉnh như mô hình, sau đó giá giảm xuống đường hỗ trợ (đường cổ). 2. Khoảng cách giữa đỉnh cao nhất đến đường cổ là mức giảm giá tiềm năng tiếp theo. - Chiến lược: bán ra khi giá giảm xuống đường hỗ trợ. B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 5. MÔ HÌNH SONG ĐÁY B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM - Mô hình song đáy là một trong những mô hình chủ chốt được hình thành trong một xu hướng đi xuống. Mô hình song đáy bao gồm 2 đáy tương đối bằng nhau và một đỉnh ở giữa. - Mô hình song đáy thường đánh dấu sự thay đổi xu hướng trong trung hạn và dài hạn do đó phải mất ít nhất 4 tuần để hình thành. 5. MÔ HÌNH SONG ĐÁY B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM Các yếu tố để nhận biết mô hình song đáy: 1. Xu hướng chung đang đi xuống. 2. Xuất hiện 2 đáy tương đối bằng nhau (chênh lệch không quá 5%). 3. Giá tăng qua đường kháng cự. 4. Khoảng cách giữa đỉnh và đáy từ 10% đến 20%. Đây cũng là mức tăng giá tiềm năng của mô hình. 5. MÔ HÌNH SONG ĐÁY B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM 6. MÔ HÌNH SONG ĐỈNH: B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM - Ngược lại với mô hình song đáy, mô hình song đỉnh là một trong những mô hình chủ chốt được hình thành trong một xu hướng đi lên. Mô hình song đỉnh bao gồm 2 đỉnh tương đối bằng nhau và một đáy ở giữa. - Mô hình song đỉnh thường đánh dấu sự thay đổi xu hướng trong trung hạn và dài hạn do đó phải mất ít nhất 4 tuần để hình thành. 6. MÔ HÌNH SONG ĐỈNH B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM Các yếu tố để nhận biết mô hình song đỉnh: 1. Xu hướng chung đang đi lên. 2. Xuất hiện 2 đỉnh tương đối bằng nhau (chênh lệch giữa 2 đỉnh không quá 5%). 3. Giá giảm qua đường hỗ trợ. 4. Khoảng cách giữa đỉnh và đáy của mô hình từ 10% đến 20%. Đây cũng là mức giảm giá tiềm năng của mô hình. 6. MÔ HÌNH SONG ĐỈNH B.NHỮNG MÔ HÌNH TÌM KIẾM Chỉ số trung bình động (Moving Average) Đường chỉ báo MACD Đường RSI (RELATIVE STRENGTH INDEX) Stochatic Analysic (Đường chỉ báo đo lường biến động giá) BOLLINGER BAND (Dãy Bollinger) Momentum (Đường động lực) C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 1. Đường chuyển động trung bình: Đường trung bình đơn giản là mẫu đường trung bình được sử dụng phổ biến nhất trong các dạng đường trung bình. Đường trung bình đơn giản được tính toán bằng cách cộng dồn dãy các giá trị trong một khoảng thời gian gồm một số ngày nhất định và sau đó lấy tổng số chia cho số ngày. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 1. Đường chuyển động trung bình a. Chỉ ra xu hướng thị trường: Thông thường, nhà đầu tư nhìn vào độ dốc của đường trung bình để xác định xu hướng giá. Ví dụ, nếu đường trung bình có độ dốc xuống, và giá hiện tại đang ở dưới đường trung bình thì xu hướng được xác định là xu hướng giảm. Ngược lại là xu hướng tăng. Nếu giá hiện tại đang di chuyển cả phía trên, dưới và đường trung bình khá bằng phẳng thì thị trường đang được xem là không có xu hướng rõ ràng. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PHẦN IV: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 1. Đường chuyển động trung bình b. Đưa ra các dấu hiệu mua và bán: Có nhiều cách để xác định các tín hiệu mua/bán bằng đường trung bình. Đầu tiên, có thể nhìn vào mối quan hệ giữa giá đóng cửa và đường Trung bình đơn giản. Nếu thị trường đóng cửa ở giá nằm trên đường Trung bình thường cho thấy một tín hiệu mua, trong khi đó, nếu thị trường đóng cửa dưới đường trung bình cho thấy một tín hiệu bán. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 1. Đường chuyển động trung bình b. Đưa ra các dấu hiệu mua và bán: Một cách khác là sử dụng 2 đường trung bình, một đường trung bình ngắn hạn và một đường khác dài hơn. Các tín hiệu bán và mua được chỉ ra tại các điểm cắt nhau của đường trung bình ngắn hạn và đường trung bình dài hạn. Ví dụ, nếu đường trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ dưới lên thường dự báo tín hiệu mua và ngược lại, nếu đường trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ trên xuống dự báo một tín hiệu bán. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PHẦN IV: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 1. Đường chuyển động trung bình Ưu điểm: Đường này cho biết xu hướng chắc chắn của thị trường và cũng đưa ra tín hiệu về sự đảo chiều của thị trường Nhược điểm: Chúng ta sẽ luôn phải mua hoặc bán chậm vì xu hướng chuyển động của đường trung bình xuất hiện thường chậm hơn với đồ thị giá thực tế . C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 2. Đường chỉ báo MACD Đường Trung bình hội tụ và phân kỳ (MACD) được sử dụng và phát triển bởi Gerald Appel, MACD là một trong những công cụ đơn giản nhất và được sử dụng tốt. MACD dùng đường trung bình – vốn là một chỉ dẫn chậm, kết hợp với các yếu tố theo đường xu hướng. Những chỉ dẫn chẫm này được chuyển đổi thành các đường đo động lượng bằng cách lấy hiệu 2 đường trung bình dài và trung bình ngắn. Kết quả này sẽ được vẽ thành một đường mà dao động lên xuống xung quanh giá trị 0, không có bất kì giới hạn trên hay dưới. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 2. Đường chỉ báo MACD: Hình thành từ 2 đường: + Fast MACD : hiệu số giữa đường trung bình động của một chứng khoán với thời gian 12 ngày và đường trung bình động thời gian 26 ngày. + Đường dấu hiệu (Signal line): là trung bình của đường Fast MACD với khoảng thời gian quan sát là 9 ngày. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 2. Đường chỉ báo MACD Cách sử dụng đường MACD: Nhận biết các tín hiệu mua/bán Xác định xu hướng giá Xác định sự phân kỳ của xu hướng tăng/giảm. PHẦN IV: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 2. Đường chỉ báo MACD Cách sử dụng đường MACD: Nhận biết các tín hiệu mua/bán: Các tín hiệu mua/bán được xác nhận khi 2 đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau. Khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên báo hiệu một tín hiệu mua, và nếu tiếp tục cắt lên trên đường 0, xu hướng tăng càng được xác định rõ hơn. Ngược lại, nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống thường báo hiệu một tín hiệu của xu hướng giảm, và nếu đường MACD cắt từ treên xuống vượt qua đường 0 thì tín hiệu này được xác nhận rõ hơn. PHẦN IV: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 2. Đường chỉ báo MACD Chỉ ra xu hướng thị trường: + Nếu hai đường Fast MACD và đường signal đều nằm trên đường zero (0) thì cho thấy thị trường đang tăng giá + Nếu hai đường Fast MACD và đường signal đều nằm dưới đường zero (0) thì cho thấy thị trường đang giảm giá C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 2. Đường chỉ báo MACD: Chỉ ra sự phân kỳ tăng giá và giảm giá: Sự phân kỳ giữa đường MACD với đồ thị giá cho thấy chiều hướng tăng/giảm giá đang yếu dần. + Phân kỳ tăng giá (Bullish Divergence): khi đồ thị giá đang hình thành những đáy thấp hơn trong khi đường MACD lại đang hình thành những điểm đáy cao hơn. Điều này cho thấy xu hướng giảm giá đang yếu dần. + Phân kỳ giảm giá(Bearish Divergence): khi đồ thị giá đang hình thành những điểm đỉnh cao hơn trong khi đường MACD đang hình thành những điểm đỉnh thấp hơn. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 2. Đường chỉ báo MACD Sự phân kỳ của xu hướng tăng/giảm: Khi có sự phân kỳ của đường MACD và đường xu hướng giá xác định rằng xu hướng tăng hay giảm đang yếu đi. Khi giá đang tăng cao hơn nhưng các mức cao của MACD đang theo xu hướng giảm, điều này cho thấy xu hướng tăng đang yếu đi. Trong khi đó, xu hướng giảm đang yếu đi được báo hiệu khi xu hướng của giá đang thấp đi nhưng khi những mức thấp của đường MACD đang cao hơn. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 2. Đường chỉ báo MACD Điều quan trọng cần lưu ý là sự phân kỳ xác định xu hướng đang yếu đi chứ không có nghĩa là xu hướng đã thực sự đảo chiều. Sự đảo chiều của xu hướng phải được xác nhận bởi các biến động trực tiếp từ giá, chẳng hạn một sự bẻ gảy đường xu hướng. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 3. ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI :(RELATIVE STRENGTH INDEX) Là chỉ số sức mạnh tương quan. Là chỉ số tỷ lệ giữa trung bình số ngày tăng giá so với mức giá trung bình của những ngày giảm giá trong một giai đoạn nhất định. PHẦN IV: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 3. ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI Các Ứng Dụng RSI : 3.1/ Chỉ ra tình trạng overbought/oversold: Nếu đường RSI trên 70 thì cho thấy thị trường đang ở tình trạng overbought, ngược lại, nếu RSI dưới 30 cho thấy thị trường ở tình trạng oversold C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 3. ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI Các Ứng Dụng RSI : 3.2/ Chỉ ra dấu hiệu mua/bán: Dấu hiệu bán: Khi đường RSI từ trên đỉnh cắt xuống dưới 70 chỉ ra dấu hiệu bán. Dấu hiệu mua: Khi đường RSI từ dưới đáy cắt lên trên 30 chỉ ra dấu hiệu mua PHẦN IV: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 3. ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI Các Ứng Dụng RSI : 3.3/ Chỉ ra sự phân kỳ tăng/giảm giá: Phân kỳ giảm giá (Bearish Divergence): khi đthị giá hình thành những điểm cao hơn trong khi RSI lại hình thành những điểm cao thấp hơn. - Phân kỳ tăng giá (Bullish Divergence): khi đthị giá hình thành những đáy thấp hơn trong khi RSI lại hình thành những điểm đáy cao hơn PHẦN IV: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 4. BOLLINGER BAND (Dải Bollinger) Dải băng Bolinger được dùng và phát triển bởi John Bollinger, dài băng Bollinger là một chỉ dẫn thường được sử dụng để so sánh mức độ biến động của các mức giá liên quan trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ dẫn này bao gồm 3 đường giá bao quanh vùng dao động chủ yếu của giá. Bollinger band gồm 3 đường: Đường trung bình đơn giản ở giữa. Dải băng ở trên (đường trung bình đơn giản cộng với 2 đơn vị lệch chuẩn). Dải băng ở dưới (đường trung bình trừ đi 2 đơn vị lệch chuẩn). C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 4. BOLLINGER BAND (Dải Bollinger) Độ lệch chuẩn (một chỉ số thống kê) thường được dùng như một chỉ dẫn tốt trong quan sát dao động. Lý thuyết về độ lệch chuẩn cho rằng các dải băng sẽ phản ứng một cách nhanh chóng đối với sự thay đổi của giá và phản ánh những chu kỳ dao động cao hay thấp. Một sự tăng giá đột ngột (hoặc giảm giá) hay nói một cách khác là sự dao động lớn, sẽ dẫn đến sự mở rộng của dải băng. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 4. BOLLINGER BAND (Dải Bollinger) Cách sử dụng dải băng Bollinger: - Xác định vùng mua nhiều và bán nhiều của thị trường. - Kết hợp với các đường giao động như Stochastic để xác định các tín hiệu mua và bán. - Xác định vùng giao động của giá. - Báo hiệu các mức đỉnh tiềm năng và đáy tiềm năng. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 5. Đường động lực (momentum): Là một đường chỉ báo chỉ sự dao động, dùng để đo lường tỷ lệ biến động của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Đường động lực (momentum) được chia ra thành hai vùng bởi đường zero (0), một vùng giá trị dương và một vùng giá trị âm. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 5. Đường động lực (momentum) Cách sử dụng: 5.1/ Chỉ ra tình trạng overbought/oversold: Thị trường ở tình trạng overbought/oversold khi giá tăng giảm quá xa đường zero và có khả năng điều chỉnh trở lại. Nếu đường momentum tiến đến một giá trị rất cao trên đường zero, đó là dấu hiệu thị trường overbought, ngược lại nếu tiến đến một giá trị rất thấp dưới đường zero, đây là dấu hiệu thị trường oversold. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 5.1/ Chỉ ra tình trạng overbought/oversold(tt): Dấu hiệu overbought/oversold có ý nghĩa đối với thị trường chưa rõ xu hướng ( non-trending market)-là thị trường đang hình thành những mức giá cao thấp bằng nhau. Nếu thị trường xác định rõ điểm xu hướng (trending market) thì dấu hiệu overbought/oversold sẽ đáng tin cậy hơn .Thí dụ, nếu giá đang trong chiều hướng tăng, mua an toàn nhất là đợi cho đến khi đường momentum đang hình thành điểm oversold và có dấu hiệu hướng lên trên đường zero trở lại. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 5. Đường động lực (momentum) 5.2/ Chỉ ra sự phân kỳ tăng/ giảm giá: Sự phân kỳ giữa đường momentum và đồ thị giá cho thấy chu kỳ tăng/giảm giá đang yếu dần đi Sự phân kỳ giảm giá: xuất hiện khi giá đang hình thành những đỉnh cao hơn, trong khi momentum lại đang hình thành những điểm đỉnh thấp hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng giá đang yếu dần. Sự phân kỳ tăng giá: xuất hiện khi giá đang hình thành những đáy thấp hơn, trong khi momentum lại đang hình thành những đáy cao hơn. Đây là dấu hiệu chu kỳ giàm giá đang yếu dần. C. CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 5. Đường động lực (momentum) - Dãy số Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … - Trong thị trường tăng giá (xu hướng cấp 1), giá không thể đi lên theo đường thẳng đứng mà sẽ có những đợt điều chỉnh (correction) tạo thành xu hướng cấp 2 tạm thời ngược với xu hướng cấp 1. Sau đó giá sẽ tăng lại theo xu hướng cấp 1. Tương tự trong thị trường giảm giá. FIBONACCI Trong trường hợp những mức hỗ trợ và mức kháng cự nằm quá xa so với mức giá hiện tại thì việc sử dụng Fibonacci Retracement để đo mức độ điều chỉnh của xu hướng rất hiệu quả. - Khi đợt điều chỉnh kết thúc, thì việc sử dụng Fibonacci Projection sẽ giúp ích rất nhiều cho việc dự đoán mức tăng giá trong tương lai. FIBONACCI - Fibonacci Retracement có các mức độ điều chỉnh như sau: + 23,6% – 38,2%: đây là mức điều chỉnh thông thường. Nếu giá điều chỉnh đến mức này và hồi phục thì xu hướng lên là khá mạnh. Nhà đầu tư nên mua vào khi giá điều chỉnh đến mức này. + 50%: đây là mức điều chỉnh thường thấy. Thị trường có khuynh hướng mua khi giá điều chinh 50%. + 61.8%: mức độ điều chỉnh cao nhất và cho thấy xu hướng tăng giá đã suy yếu. FIBONACCI - Khi PTKT cho dấu hiệu mua vào, thì mua ở khu vực hỗ trợ hoặc có thể mua ở khu vực ở giữa đường hỗ trợ và kháng cự nếu có yếu tố khác cho thấy cần thiết phải mua vào liền, như xuất hiện 1 tin mới hoặc giá dầu, đồng EUR tăng nhanh. - Tránh mua tại mức giá cách đường hỗ trợ quá xa mà hãy trở giá điều chỉnh lại rồi hãy mua. C. KẾT HỢP PTKT VỚI PTCB - Khi PTKT, hoặc tin tức cho dấu hiệu bán ra, thì bán ở khu vực hỗ trợ hoặc có thể bán ở khu vực ở giữa đường hỗ trợ và kháng cự nếu có yếu tố khác cho thấy cần thiết phải bán ra liền, như xuất hiện 1 tin mới hoặc giá dầu, đồng EUR giảm nhanh. - Tránh bán tại mức giá cách đường kháng cự quá xa mà hãy trở giá điều chỉnh lại rồi hãy bán. C. KẾT HỢP PTKT VỚI PTCB CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT - Sử dụng số tiền có thể thua lỗ để đầu tư. Bạn không nên dùng số tiền mà bạn dự định để sửa nhà, chữa bệnh, học phí… để đầu tư. Vì khi đó tinh thần của bạn sẽ bị chi phối, dẫn đến quyết định đầu tư không chính xác. - Bạn cần phải kiểm soát được trạng thái mua bán của mình, tránh giao dịch đến mất ăn, mất ngủ. Nên khởi đầu với số lượng nhỏ. BÍ QUYẾT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG - Một nguyên tắc quan trọng khác là số tiền trong tài khoản của bạn nên duy trì ở mức cao hơn số ký quỹ giao dịch cần thiết 3 lần. - Đừng kỳ vọng quá nhiều vào giao dịch mà phải nhìn vào thực tế thị trường. - Trước khi giao dịch, bạn nên có nhận định trước và tránh thay đổi trong giờ giao dịch nếu không cần thiết. BÍ QUYẾT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG - Việc giao dịch thường xuyên, liên tục, hàng ngày sẽ khiến cho bạn quyết định thiếu chính xác. Bạn cần phải nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt mỏi và cần có thời gian để nhận định xu hướng sắp tới của thị trường. - Tự tin với nhận định của mình, tránh bị ảnh hưởng bởi nhận định của người khác. BÍ QUYẾT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG -Tránh sử dụng lệnh thị trường, đặt lệnh mua hay bán bằng lệnh này cho thấy bạn thiếu tính kỷ lục. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng lệnh này để tất toán trạng thái hoặc chốt lỗ ngay lập tức. Tóm lại nên hạn chế sử dụng lệnh này. -Tránh giao dịch quá nhiều thị trường cùng lúc vì mỗi trường có những thông tin khác nhau mà bạn không có thời gian tìm hiểu. BÍ QUYẾT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG - Mua vào khi giá vượt qua mức biên độ dao động của ngày giao dịch trước đó; bán ra khi giá giảm xuống dưới mức biên độ dao động của ngày giao dịch trước đó. - Tương tự đối với tháng, năm BÍ QUYẾT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG - Không nên mở trạng thái mua hay bán tại 1 mức giá. Khi mua vào, hay bán ra nên thực hiện theo hình kim tự tháp. - Cắt lỗ ngay lập tức và tránh mua thêm hay bán thêm khi đang lỗ. - Hãy để lợi nhuận tăng. Để biết được khi nào nên chốt lời có thể sử dụng đồ thị để quyết định. BÍ QUYẾT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG -Tránh để các khoản lỗ ảnh hưởng đến bạn. Vì đó là một phần của công việc kinh doanh. -Tránh suy đoán đỉnh, đáy: nghĩa là tránh việc bán ra khi giá đang ở mức cao vì nghĩ rằng giá đã cao qua và ngược lại. -Tìm kiếm những cơ hội đầu tư mà rủi ro thấp, lợi nhuận cao. -Nắm bắt xu hướng thị trường. BÍ QUYẾT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG -Tìm kiếm những đợt phá vỡ xu hướng. -Tìm kiếm những đợt điều chỉnh giảm 50% trong xu hướng tăng và những đợt điều chỉnh tăng 50% trong xu hướng giảm. -Mua khi giá đang giao dịch gần vùng hỗ trợ và bán khi giá đang giao dịch gần vùng kháng cự. -Tìm kiếm các mô hình sau: song đỉnh, song đáy, đỉnh đầu vai, tam giác, v.v… BÍ QUYẾT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG - www.igmarkets.com - www.netdania.com - www.easy-forex.com - www.thebulliondesk.com - www.forexnews.com. - www.eximbank.com.vn - www.scb.com.vn PHỤ LỤC CÁC TRANG WED LIÊN QUAN - www.phuongnambank.com.vn - www.tuantai.vn - www.vangvietnam.com.vn - www.stockcharts.com - www.kitco.com - www.candlestickers.com - www.acb.com.vn PHỤ LỤC CÁC TRANG WED LIÊN QUAN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dt_vang_83.ppt