- Ban đêm khi ta mở công tắc đèn chính sang vị trí P. Điện từ đầu dây: Vàng(Y) từ mâm điện lên rẽ một phần qua cục nạp để giới hạn dòng điện, khi tăng số vòng quay trục khuỷu, một phần theo dây màu: Vàng(Y) lên công tắc đèn chính bên phải. Tại đây qua dây: Nâu(Br) dẫn xuống gáo đèn. Ở đây qua các đầu nối cũng dây: Nâu(Br) dẫn về đèn hậu phía sau, hai đèn sương mù hai bên tay lái, hai đèn soi sáng công tơ mét, các bóng đèn này đều dùng dây mát chung màu xanh(G).
- Khi mở công tắc đèn chính qua vị trí HL thì điện từ dây: Vàng(Y) cũng qua dây: Nâu (Br) như ở vị trí P đồng thời qua dây Nâu/trắng (Br/W) dẫn đến công tắc cốt pha bên tay trái. Nếu công tắc ở vị trí Pha điện qua dây màu: Xanh biển (Bu) dẫn đến tim pha ở bóng trước đồng thời qua dây: Xanh biển (Bu) dẫn đến đến đèn báo pha. Nếu ở vị trí Cốt thì điện qua dây màu: Trắng(W) dẫn đến tim cốt ở bóng đèn trước. Các bóng này đều dùng dây mát chung màu Xanh cây(G).
- Như vậy khi ở vị trí P: Đèn sương mù, đèn soi sáng công tơ, đèn hậu sáng. Ở vị trí HL các đèn ở vị trí P vẫn sáng như cũ và thêm đèn chiếu sáng pha hoặc cốt. Nếu pha thì có thêm đèn báo pha.
110 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa mô tô xe máy (Trình độ: Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáp.
4 Tháo các te ra khỏi thân máy dùng tô vít,
văn vít chỉnh côn theo chiều ra
Chú ý các đai ốc phái trong cáe te
5 Tháo măt bích chắn dầu đầu trục cơ. Tháo đều các vít không làm hỏng
vít
6 Tháo phanh hãm đai ốc đầu trục lồi cấp I
và tháo đai ốc hãm.
Cậy mở hết các vấu hãm.
7 Tháo măt bích ( lá đẩy) vòng bi chỉnh côn
và gáo dầu.
Tháo đều đối xứng 2 bu lông ra
trước, 2 bu lông còn lại tháo từ từ
chú ý mặt phẳng của lá đẩy.
8 Tháo đai ốc lồi cấp II lấy các đĩa ma sát
và đĩa thép ra khỏi trục sơ cấp của hộp
Tháo đều các đai ốc và lò xo, chiều
lắp ghép của các lá côn và lá thép.
65
số.
9 Lắp bộ ly hợp
* Lắp bộ ly hợp lên xe.
Chú ý khi lắp phải vệ sinh, kiểm tra các chi tiết, chiều lắp ghép các chi tiết.
* Kiểm tra bô ly hợp
- Kiềm tra các lá ma sát.
+ Kiểm tra chiều dầy của các lá ma sát ở nhiều điểm, kích thước từng lá chuẩn
2,3mm- 3mm. Kích thước giới hạn 2,7mm mòn thay thế.
+ Kiểm tra mặt phẳng của các chi tiết dùng mặt phẳng và căn lá đo độ vênh, quá
o,2mm thì thay thế.
- Kiểm tra vòng tâm ly hợp và bạc dẫn hướng vòng ly tâm
H 32. Kiềm tra lá ma sát.
66
H 33. Kiểm tra vòng tâm ly hợp và bạc dẫn hướng vòng ly tâm
- Kiểm tra lá ép và và đo chiều dài của các lò xo
H 34. Kiểm tra bi lá ép và đo chiều dài của các lò xo
- Kiểm tra các bánh răng truyền động và các quả văng ly tâm.
H 35.
67
*. Điều chỉnh bộ ly hợp
Khi điều chỉnh phải đảm bảo các chi tiết không quá hư hỏng , không có tiếng
kêu.
- Chuẩn bị dụng cụ gồm clê 14 x17, tô vít hai cạnh.
- Dùng clê nới lỏng đai ốc 14 ngoài phô côn.
- Dùng lê dữ đai ốc 14, dùng tô vít hai cạnh vặn vít ngược chiều kim đồng hồ khi
nào cảm thấy chớm nặng thì dừng lại, sau đó vặn theo chiều kim đồng hồ khoảng ẳ vòng
thì dừng lai.
- Kiểm tra lại bằng cách cho động cơ hoạt động có số ở chế độ cầm chừng
không nối chuyển động xe không chêt máy, khi vào số nhẹ nhàng. Khi kéo ga truyền hết
mô men.
+ Nếu khi vào số xe chồm hoặc chết máy thì điều chỉnh côn chưa đúng bị dính
côn hoặc điiêù chỉnh garăng ti sai.
+ Khi vào số kéo ga tăng cao xe mới chạy là do trượt côn, điều chỉnh lại hoăc
kiểm tra các lá ma sát, lá thép, các rãnh bi.
* Điều chỉnh sửa chữa li hợp có tay điều khiển
- Đưa xe về vị trí số 0
- Bóp tay côn và đạp cần khởi động
- Nếu thấy tay côn di chuyeenr khoảng 2mm mà chân kởi động nhẹ là điều chỉnh
xong. Nừu chưa đạt như vậy ta phải vặn vít điều chỉnh ở sát tay côn, ở giữa và ở sát các
te ( hình vẽ) để thay đổi chiều dài của dây.
H41. Điều chỉnh ly hợp
68
H 42. Điều chỉnh cáp ly hợp
3. Sửa chữa hộp số xe mô tô
3.1. Cấu tạo
H 43. hộp số 3 số xe honda
69
3.2. Nguyên lý làm việc
*. Trục sơ cấp: Một đầu tựa vào bạc hoặc vòng bi kim ở cạc te bên điện, 1 đầu
tựa vào vòng bi bên côn và nhô ra khớp then hoa để lắp bánh răng côn lớn với nhông
côn lớn. Trên trục bố trí các bánh răng theo thứ tự sau (từ bên điện sang).
- Bánh răng số 1 nhỏ nhất đúc liền trục.
- Bánh răng số 2 quay trơn trên trục, có vấu để khớp với bánh khóa.
- Bánh răng số 3 lớn nhất được liên kết then hoa với trục, có rãnh để lắc càng cua
đồng thời có vấu để có hể khóa bánh răng lồng không.
* Trục thứ cấp
- Một đầu trục tựa vào bạc hoặc vòng bi ở cạc te bên côn, đầu kia tựa vào vòng bi
bên điện và đầu trục có khớp then hoa để lắp với nhông con.
- Bánh răng số 1 lớn nhất, lắp lồng không trên trục, có 6 lỗ để ăn khớp với bánh
răng di động.
- Bánh răng số 2 liên kết với then hoa với trục, để mắc với càng cua để di động
dọc trục, 2 mặt của bánh răng có vấu.
- Bánh răng số 3 quay lồng không trên trục, có các lỗ để ăn khớp với bánh răng
số 2.
Lưu ý:
+ Mỗi trục số đầu tiếp xúc với bạc hoặc vòng bi kim đều có một long đen
bằng thép mỏng.
+ 2 đầu của bánh răng di trượt đều có phanh hãm và long đen phẳng.
* Heo số
- Hình trụ tròn, một đầu tựa vào cạc te bên điện, được giữ bởi 1 bu lông 6 giữ
đuôi. Đầu heo số bên điện lắp thêm lẫy đồng có nhiệm vụ báo đèn số 0.
- Một đầu tựa vào bên côn có các lỗ cắm các viên bi hình trụ tròn. Phía ngoài có
bắt 1 đĩa chia số (hoa mai)
Thân heo số được 2 càng cua lồng bên ngoài, mỗi càng cua tựa trên 1 chốt bi di
trượt trong rãnh khoét trên thân heo số. Miệng càng cua khớp với bánh răng di động trên
trục số.
*. Cơ cấu chuyển số gồm
- Cơ cấu chặn số.
- Một trục sang số trên có lắp càng cua gạt số và lò so hồi vị.
- Một cần định vị số và lò so hồi vị cần định vị số.
- Một cần số.
70
H 44. Cụm cơ cấu chuyển số
1. Bàn đạp 2. Cần chuyển số 3. Trục chuyển số
4. Lò xo hoàn lực 5. Cần nối 6. Càng cua
7. Lò xo cần kéo 8. Chốt vít 9. Trục chuyển số
10. Heo số 11. Đĩa chặn 12. Lò xo cần khoá số
13. Vít cặn chốt số 14. Cần khoá số 15. Nắp định vị
16. Cần khéo số
* Cơ cấu khởi động.
H 44. Cơ cấu khởi động bằng đạp chân
71
Khớp truyền động (ống khởi động) nối với răng xắn của trục khởi động. Mặt
trong có rãnh xoắn , mặt bên có răng cưa ( răng 1 chiều). Lúc trục khởi động quay khớp
khởi động vưa quay vừa, vừa tiến vào ăn khớp với banh răng khởi động
3.3. Hiện tượng, hư hỏng của hộp số.
*. Đổi số có tiếng kêu
- Vòng bị bạc đầu trục
- Bánh rănh số mòn rỗ, sứt mẻ.
- Càng cua bị cong
* Khó chuyển số
Khi chuuyển số nặng, vướng phảI đạp nhiều lần mới sang được số.
- Côn không cắt hoàn toàn, do điều chỉnh sai.
- Lò xo kéo móc số bị hư hỏng đứt không tiết xúc hoàn toàn với chốt số.
Vít giữ trục heo số lỏng, thanh gạt, cần móc số mòn hoặc cong vênh.
* Trả số, không đổi được số.
- Rãnh lắp càng cua trên bánh răng số bị mòn hoặc mẻ.
- Lò xo cần chặn chhót số yếu.
- Rãnh trên heo số mòn, càng cua bị mòn.
- Cần khóa số bị lỏng hoặc lò xo yếu.
- Hỏng then hoa đầu trục số.
- Lỏng mối hàn và
3.4.Tháo lắp kiểm tra sửa chữa
tt Bước công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
1 Xả nhớt trong động cơ Clê 17, khay
đựng dầu
Xác định đúng chiều mở ốc
2 Tháo ống xả, giá để chân trên xe và
tháo cần khởi động
Khẩu clê 10-
12
Xác định đúng chiều ra của ốc,
chú ý vị trí các then hoa trên cần
KĐ
3 Tháo các te côn, trước khi tháo nớt
lỏng đai ốc chỉnh côn
Khẩu 8- 10-
14 , tô vít.
Tháo bu lông các te phải nới
đều các vị trí. Không được dùng
tô vit bảy vào mặt tiếp giáp.
4 Tháo các te ra khỏi thân máy dùng tô
vít văn vít chỉnh côn theo chiều ra
Khẩu 8- 10-
14 , tô vít.
Chú ý các đai ốc phái trong cáe
te
5 Tháo nắp máy – xi lanh – pis tông Khẩu 8- 10- Tháo đúng quy trình
72
14 , tô vít,
kìm
6 Tháo cấc te mâm điện và vô lăng
điện.
Khẩu 8- 10-
14
7 Tháo động cơ ra khỏi khung xe Khẩu 14 - 17
8 Tháo cần sang số,tháo lò xo cần khởi
động, vit dữ khoá số.
Tô vít và kìm
tháo phanh
Chú ý kiểm tra khoá số và chốt
số chiều lắp lò xo cần khởi
động.
9 Tháo các te hộp số, lật ngửa đóng
vào trục cơ và trục sơ cấp của hộp số
Khẩu 8-10 Tháo đều đối xứng
10 Tháo bánh răng trục sơ cấp và thứ
cấp.
Kim tháo
phanh
Chú ý các căn đêm và quy luật
lắp ghép bánh răng
. Kiểm tra các chi tiết của hộp số.
- Kiểm tra các te – vòng bi.
+ Kiểm tra rạn nứt của hai nửa các te.
+ Kiểm tra mặt phẳng lắp ráp hai nửa các te.
+ Kiểm tra các vòng bi, phớt dầu.
- Kiểm tra trục sơ cấp và thứ cấp.
+ Quan sát các bánh răng xem độ mòn, sứt mẻ. Nếu sứt mẻ phải thay.
+ Dùng kìm tháo phanh hãm kiểm tra các vấu chốt của bánh răng, các
vòng đệm.
+ Kiểm tra độ di trượt, độ rơ của các bánh răng.
- Kiểm tra bộ đổi số.
+ Tháo càng cua và đánh dấu.
+ Kiểm tra càng sang số xem độ mòn, sưt, cong.
+ Kiểm tra chốt hãm càng đổi số.
+ Kiểm tra bề đầ càng đổ số.
73
5. Sửa chữa bộ hệ thống truyền động xe tay ga
5.1. Sơ đồ cấu tạo.
5.2. Nguyên lý hoạt động.
5.2.1. Động cơ đang ở chế độ cầm chừng (garanty)
74
Lúc này tốc độ động cơ còn thấp, lực kéo và chuyển động của động cơ được truyền
từ trục khuỷu qua puli sơ cấp, dây đai V, puli thứ cấp và tới cụm má ma sát (bố ba
càng). Tuy nhiên do lực li tâm của cụm ma sát nhỏ chưa thắng được lực lòxò của các má
ma sát nên má ma sát không tiếp xúc với vỏ nồi li hợp. Vì vậy, lực kéo và chuyển động
không được truyền tới bánh xe sau, xe không chuyển động.
5.2.2. Động cơ đang ở chế độ Khởi động và Thấp
Khi tăng tốc độ động cơ lên khoảng 2700 ~ 3000 v/ph; Lúc này lự li tâm của cụm
ma sát đủ lớn và thắng được lực lò xo kéo nên các má ma sát văng ra và tiếp xúc với nồi
li hợp. Nhờ lực ma sát giữa các má ma sát và nồi ly hợp, nên lực kéo và chuyển động
được truyền qua bộ bánh răng giảm tốc tới bánh xe sau và xe bắt đầu chuyển động. Tại
thời điểm này, dây đai V có vị trí nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của
Puli thứ cấp. Tỉ số truyền của bộ truyền lúc này là lớn nhất nên lực kéo ở bánh xe sau đủ
lớn để xe khởi hành từ trạng thái dừng và tăng tốc lên.
75
5.2.3. Động cơ đang ở chế độ tốc độ trung bình
Tiếp tục tăng tốc dộ động cơ lên, do lực li tâm lớn làm cac con lăn ở puli sơ cấp
văng ra xa hơn ép má puli sơ cấp di động tiến về phía puli sơ cấp cố định và chèn dây
đai V ra xa tâm hơn. Vì độ dài dây đai không đổi nên phía puli thứ cấp, dây đai sẽ di
chuyển vào gần tâm cho đến khi nó cân bằng với lực ép của lò xo nén lớn ở puli thứ
cấp. Như vậy, tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ giảm dần và tốc độ của puli thứ cấp sẽ
tăng dần lên làm tăng tốc độ của xe.
76
5.2.4. Động cơ đang ở chế độ tốc độ cao
Tiếp tục tăng tốc độ động cơ lên cao, dưới tác động của lực li tâm lớn, các con lăm
sẽ văng ra xa tâm nhất và ép má puli sơ cấp di động lại gần nhất với má puli sơ cấp cố
định.Đường kính tiếp xúc của dây đai V với puli sơ cấp lúc này là lớn nhất và ngược
lại, phía puli thứ cấp dây đai V có đường kính nhỏ nhất. Tỉ số truyền động của bộ
truyền sẽ đạt giá trị nhỏ nhất và tốc độ puli thứ cấp sẽ cao nhất. Lúc này xe sẽ có tốc độ
cao nhất.
5.2.5. Động cơ đang ở chế độ tải nặng , leo dốc hoặc lên ga đột ngột
77
Khi xe tải nặng, leo dốc hoặc tăng tốc đột ngột, tải tác động lên bánh xe sau lớn,
puli thứ cấp cố định sẽ theo tốc độ (chậm lại) của bánh xe sau. Lúc này nếu người lái xe
tiếp tục tăng ga thì momen tác động lên má puli thứ cấp di động sẽ tăng lên và dưới tác
động của lò xo nén, puli thứ cấp di động sẽ trượt theo rãnh dẫn hướng (hình trên) di
chuyển lại gần phía má puli thứ cấp cố định chèn dây đai V ra xa tâm (đồng thời phía
puli sơ cấp, dây đai V sẽ vào gần tâm) làm tăng tỷ số truyền động giúp xe leo dốc dễ
dàng
6. Sửa chữa hệ thống phanh đĩa xe mô tô
6.1. Hệ thống phanh xe
6.1.1. Phanh cơ.
* Cấu tạo phanh cơ
H 59. Phanh trước
1. Má phanh ( guốc phanh); 2. Bánh răng công tơ mét; 3. Vòng đệm; 4. Phớt
dầu; 5 Giá đỡ má phanh; 6. Trục quả đào; 7. Căn chi giới hạn an toàn; 8. Càng
phanh.
Gồm: Moay ơ, lò xo, càng phanh, má phanh, quả đào...
Khi không bóp phanh, 2 guốc phanh dưới sức căng của lò xo áp sát vào quả đào,
lúc đó, giữa bề mặt của má phanh gắn trên guốc phanh và mặt trong moay ơ có khe hở
nhất định, nên bánh xe quay tự do.
Khi phanh, bóp chặt tay phanh hoặc (nhấn chân xuống bàn đạp) kéo căng dây cáp
(hoặc kéo suốt phanh) làm cho càng phanh chuyển động về một phía kéo trục quả đào
quay đi một góc, làm cho 2 guốc phanh doãng ra, đẩy má phanh áp sát vào bề mặt trong
moay ơ, sinh ra trở lực ma sát, làm cho bánh xe ngừng quay, đạt được mục đích giảm
tốc độ hoặc dừng lại. Khi nhả tay phanh (hoặc bàn đạp) không còn tác dụng phanh nữa.
* Kiểm tra, sửa chữa phanh
- Kiểm tra má phanh : + Mòn dán lại, thay cả guốc phanh và má phanh.
78
+ Má phanh bị chai cứng, thay thế.
- Kiểm tra lò xo phanh gãy hoặc mất tính đàn hồi cần thay mới.
- Trục quả đào bị bó kẹt cần phải bảo dưỡng.
- Kiểm tra moay ơ bị rộng, mòn không đều: Cần đóng bạc, sơ mi sau đó láng lại
đúng yêu cầu kỹ thuật.
* Hư hỏng của hệ thống phanh
* Phanh không ăn.
- Nguyên nhân.
+ Má phanh mòn nhiều chia cứng hoặc dinh dầu, cáp phanh đứt,
thanh kéo hỏng.
- Khắc phục:
+ Thay má phanh hoặc cam phanh, điều chỉnh bảo dưỡng lại
phanh.
* Phanh bị kẹt.
- Nguyên nhân: + Dây phanh bị kẹt hoặc đứt một số sợi.
+ Cam phanh bị kẹt hoặc đứt lò xo
+ Má phanh hoặc moay ơ mòn nhiều làm góc quay của cam
phanh lớn.
- Khắc phục:
+ Dùng xăng, dầu bơm vào cáp phanh hoăc thay mới.
+ Thay má phanh hoặc moay ơ.
+ kiểm tra sửa chữa lai lò xo
* Phanh bị kêu:
- Nguyên nhân:
+ Má phanh mòn khe hở giữa má phanh và may ơ lớn. Má phanh dín dầu, nước,
bẩn trai cướng bề mặt.
+ Lò xo hoặc cam chạm vào may ơ.
- Sửa chữa.
+ Thay hoặc dán lại má phanh.
+ Vệ sinh sạch sẽ má phanh.
+ Điều chỉnh lại lò xo, cam phanh.
* Điều chỉnh má phanh.
Kiểm tra và điều chỉnh phanh trước.
- Khoảng chạy không ở phanh tay từ 1-2 cm. Không đạt phai điều chỉnh lại.
79
- Dùng tuốc lơ vít bẩy đòn quay cam phanh, dùng khẩu 12 hoặc 14 điều chỉnh
đai ốc vào hoặc ra đến khi đạt yêu cầu.
Điều chỉnh phanh sau.
- Ấn phanh kiểm tra khoảng chạy ở chân phanh , khỏang chạy từ từ 2-3 cm.
Không đạt phải điều chỉnh lại.
6.2. Phanh dầu (đĩa)
6.2.1. Cấu tạo:
* Cụm xi lanh bơm.
H 60. Cum xi lanh bơm
80
Cụm xi lanh bơm được lắp trên tay lái, Khi bóp phanh xi lanh bơm sẽ chuyển lực
tác dụng sang dạng áp suất nhờ dầu phanh, thông qua ống dẫn đến cum xi lanh ép
phanh.
* Cụm xi lanh ép.
H61. Cụm xi lanh ép
1. Đĩa phanh (ro to); 2. ống dẫn dầu; 3. Nắp cao su chắn bụi; 4. Vòng cao su; 5. Má
phanh; 6. Đế phanh; 7. Pít tông phanh; 8. Xi lanh phanh.
Cụm phanh được gắn với giảm xóc trước nhờ bu lông. Đĩa phanh được lắp cố định
với moay ơ. Một đầu của ống dẫn dầu nối với xy lanh làm việc trên cụm phanh, đầu kia
nối với xy lanh ở tay phanh. 2 guốc cùng má phanh tạo thành dạng gọng kìm ôm sát với
đĩa phanh và được dịch chuyển tịnh tiến dưới tác dụng lực của 2 piston dầu khi ta bóp
phanh.
6.2.2. Nguyên lý làm việc:
Khi bóp tay phanh hoặc (đạp bàn đạp phanh) lực ép lên thắng được lực lò xo hồi
vị, làm piston di chuyển làm áp suất tăng, đẩy dầu theo ống dẫn cum xi lanh ép, đến 2
xy lanh làm việc. Dưới tác dụng của áp lực dầu, đẩy piston ép sát má phanh áp sát vào
đĩa phanh, tạo ra trở lực ma sát rất lớn, làm cho bánh xe dừng quay, đạt được mục đích
giảm tốc hoặc dừng xe.
Nhả tay phanh, áp suất dầu nhanh chóng trở về 0. Piston dầu kéo guốc phanh trở
lại vị trí ban đầu.
81
6.2.3. Các quá trình khi phanh làm việc.
* Khi không dùng phanh.
- Áp suất đầu phanh 0.
- Má phanh không tiếp xúc
vào đĩa phanh.
* Bóp nhẹ tay phanh.
- Áp suất đầu phanh tăng
lên.
- Má phanh ép nhẹ vào đĩa
phanh.
- Lực ma sát nhỏ
* Tiếp tục bóp phanh.
- Áp suất đầu phanh tăng
cao.
- Má phanh ép chặt vào
đĩa phanh.
- Lực ma sát lớn
82
* Kiểm tra, sửa chữa phanh
- Thiếu dầu.
- Má phanh mòn: Cần dán lại hoặc thay mới.
- Đĩa phanh mòn: Có thể láng lại hoặc thay mới.
- Tuy ô ống dầu chịu áp lực bị nứt vỡ: Cần thay mới.
- Các cúp pen trong xy lanh dầu bị rách, trương nở, gây rò rỉ và tụt áp suất dầu
làm phanh mất tác dụng. Cần thay thế.
.
CÂU HỔI ÔN TẬP
1. Nêu các bộ phận chính và trình bày nguyên lý của bộ ly hợp tự đông đơn?
Cách điều chỉnh bộ ly hợp?
2. Nêu các bộ phận chính và trình bày nguyên lý của bộ ly hợp tự đông kép? Nêu
một số các hư hỏng ?
3. Nêu sự khác biệt giữa bộ ly hợp tự động đơn và tự động kép.
4. Trình bầy nguyên lý làm việc của bộ ly hợp có tay điều khiển?
6. Nêu một số hiện tượng và nguyên nhân đẫn đến trượt côn? Cách khắc phục?
7. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượ ng khó sang số và cách khắc phục?
8. Nêu một số hiện tượng dẫn đến trượt khởi động khi đạp cần khởi động?
9. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượ ng nhẩy số và cách khắc phục?
* Nhả tay phanh.
- Áp suất dầu phanh 0.
- Má phanh hồi vị về vị trí
ban đầu.
- Lực ma sát không còn
83
Bài 6: Hệ thống đánh lửa và khởi động .
*.Mục tiêu:
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa và khởi
động trên xe gắn máy.
- Tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa hệ thống đánh lửa trên xe mô tô
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
*. Nội dung:
1. Hệ thống đánh lửa trên xe mô tô
1.1. Sơ đồ mạch điên
H 45. Sơ đồ mạch điện đánh lửa bán dẫn CDI
1. Cuộn lửa 2. Cuộn điều khiển. 3. CDI
4. Công tắc máy. 5. Cuộn sơ cấp 6. Cuộn thứ cấp. 7. Bugi
1.2. Cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống đánh lửa
- Bộ phận cố định.
+ Cuộn dây lửa (nổ): Là cuộn dây Emay cuốn trên lõi thép kỹ thuật điện do nhiều
lá thép mỏng ghép lại với nhau, đường kính dây cỡ 0,05- 0,1 mm cuốn khoảng 7500
vòng, một đầu dây nối với mát, đầu dây còn lại hàn với dây: Đen/Đỏ (Bk/ R) ra đầu
cắm. Công dụng của cuộn nổ là cung cấp dòng điện xoay chiều cho hệ thống đánh lửa.
Điện thế tùy theo từng xe có thể từ: 65 - 150 V. Cuộn dây được bọc cách điện cẩn thận.
+ Cuộn dây đèn: Dùng cho hệ thống điện đèn còi, cấu tạo như cuộn đèn của hệ
thống đánh lửa má vít. Dây vào nối với mát, dây ra có hai đầu: Màu trắng (W) để nạp ắc
5
7
6
4
B
1 2
3
84
quy, màu vàng (Y) điện xoay chiều dùng cho đèn chạy đêm. điện thế trung bình 6V
hay 12V tùy theo hệ thống.
+ Cuộn điều khiển: Đây là cuộn dây Emay có phủ lớp sơn cách điện đường kính
0,1 mm cuốn khoảng 1500 vòng. Một đầu nối mát, đầu còn lại nối với dây Xanh biển
sọc trắng (Bu/W). Cuộn dây được bọc nhựa cách điện cẩn thận. Công dụng của cuộn
kích là điều kiển thời điểm đánh lửa, điện thế phát ra từ có thể từ: 3V- 20V. Cuộn kích
có nhô ra 1 vấu sắt để xác định thời điểm đánh lửa đối với vấu trên vô lăng. Lưu ý:
Cuộn kích có thể điều chỉnh được.
- Phần di động (quay)
+ Còn gọi là vôlăng gắn ở đầu trục khuỷu, nó được định vị trên trục khuỷu nhờ then
bán nguyệt (cá điện). Vôlăng được làm bằng thép, có dạng hình trụ một đầu rỗng.
+ Trong lòng vôlăng có gắn những phiến nam châm vĩnh cửu nối tiếp nhau nhằm để
kích thích các cuộn dây sinh ra dòng điện khi làm việc.
+ Phía vành ngoài vôlăng có đính cái cựa để điều khiển cuộn kích làm việc. Đối với
các xe có đề phía sau vôlăng có 3 lỗ ren để bắt với cối đề
+ Bên ngoài vôlăng còn có ghi dấu mũi tên chỉ chiều quay của vôlăng, dấu điểm chết
trên (ĐCT), dấu cân lửa và dấu góc đánh lửa sớm tự động nếu động cơ có trang bị.
Ví dụ: Vôlăng xe Dream dấu: chữ (T) là dấu ĐCT, dấu (F) là dấu cân lửa và dấu
(hai gạch) là dấu góc đánh lửa sớm tự động
- Cụm CDI
Là một mạch điện tử gồm các linh kiện bán dẫn như diot, tụ điện, SCR, điện trở
kết nối nhau, bên ngoài bọc lớp nhựa bảo vệ chỉ để hở ra các chân hay các đầu dây để
lắp nối.
Cụm CDI của xe nào thì dùng cho xe đó tuy nhiên về cơ bản vẫn giống nhau. Ví
dụ: Cụm CDI của xe Dream có 5 chân:
1 2
3
5 4
Côm CDI
D3
D1
D2
D4
R1
R2
SCR
D5
3
5
1 2
4 4
85
H 46. Sơ đồ mạch điện bán dẫn CDI (TK)
Chân số 1 nối với bôbin dây màu: Đen/Vàng (Bk/Y).
Chân số 2 nối với dây nguồn (nổ) màu: Đen/Đỏ (Bk/R).
Chân số 3 nối với công tắc máy màu: Đen/Trắng (Bk/W).
Chân số 4 nối với mát màu: Xanh cây (G).
Chân số 5 nối với dây cuộn kích màu: Xanh biển/Trắng (Bu/W).
Lưu ý: Bán dẫn của các xe: Dream, Wayve, 81, 82, DD, Win có thể dùng lẫn cho nhau
lúc cần thiết.
- Công tắc máy
- Công tắc máy có 4 đầu dây:
+ Dây: Xanh cây (G) nối với dây (-) khung.
+ Dây: Đen/Trắng (Bk/W) nối với Bán dẫn.
+ Dây: Đỏ (Re) nối với (+) ắc quy đến.
+ Dây: Đen (Bk) (+) ắc quy từ ổ khóa ra.
- Ổ khóa có 3 vị trí: ON (mở), OFF (tắt), và Khóa cổ
+ Khi mở ON: Dây (G) cách (Bk/W) máy nổ.
Dây (Re) nối (Bk).
+ Khi tắt (OFF): Dây (G) nối (Bk/W) máy tắt.
Dây (Re) cách (Bk).
- Biến áp đánh lửa.
Biến áp đánh lửa có nhiệm vụ biến đổi những xung điện có hiệu thế thấp (6V,12V)
thành các xung điện có hiệu thế cao (12.000V – 24.000V) thành tia lửa điện phóng qua
2 cực của bugi để phục vụ cho hệ thống đánh lửa. Biến áp đánh lửa dùng cho các hệ
thống đánh lửa có cấu tạo và nguyên lý làm việc đều giống nhau.
-. Bugi
* Cấu tạo
- Một điện cực ở giữa bằng thép hợp kim chịu, được áp suất, nhiệt độ cao, cực
này nhận xung điện cao thế từ bô bin.
- Một chấu hàn liền với vỏ để truyền điện ra mát.
- Xung quanh cực giữa được bọc bởi một lớp sứ cách điện để điện cao thế khỏi
truyền ra mát trước khi nhảy sang chấu.
- Thân dưới là một vỏ kim loại bọc ngoài sứ cách điện, phần trên có dạng lục
giác để làm chỗ tháo lắp, dưới cùng là chân bugi có ren để vặn vào lỗ ở nắp quy lát. Khe
hở bu gi từ cực giữa tới chấu thường từ: 0,4 - 0,7 mm.
* Chọn lựa bugi
86
Các loại bugi của Nhật được phân loại như sau:
- Loại nóng: C- 4HS. Dùng khi nhiệt độ môi trường thấp hơn OC
- Loại tiêu chuẩn C- 5HS; C- 6HS; C-7HS. Dùng khi môi trường hơi lạnh
- Loại lạnh trung bình C- 9HS; C- 10HS. Dùng đi đường dài.
- Loại rất lạnh C- 12HS; C-13 HS. Chỉ dùng cho xe đua.
Đối với các xe máy ở Việt nam thông thường dùng loại Bugi C-5HS; C-6HS, và C-
7HS. Khe hở ấn định là: 0,6- 0,7 (mm)
1.3. Nguyên lý làm việc
Khi động cơ làm việc.Vô lăng quay, theo nguyên lý cảm ứng điện từ trong cuộn
nguồn cảm ứng ra xung điện xoay chiều có điện áp khoảng 70v 200v nạp vào CDI.
Đến thời điểm đánh lửa, vấu đánh lửa trên vô lăng từ cắt qua từ trường trong lõi
thép của cuộn điều khiển. Cuộn điều khiển sinh ra dòng điện cảm ứng khoảng 2v 20v
(xung điều khiển) cấp vào CDI. Khi CDI có xung điều khiển sẽ mở mạch cho phép dòng
điện hạ áp qua cuộn sơ cấp (W1) của biến áp đánh lửa. Cuộn thứ cấp (W2) cảm ứng ra
dòng điện có điện áp khoảng 20.000v 30.000v (dòng cao áp) tạo thành tia lửa điện
mạnh phóng qua 2 cực của bugi.
1.5. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra , kiểm tra, sửa chữa
1. Tháo hệ thống đánh lửa
- Tháo vỏ xe và cần số
- Tháo các te điện và tháo mâm điện
- Tháo cum CDI
- Tháo bô bin
- Tháo bu gi
2. Kiểm tra, sửa chữa
* Kiểm tra bu ji.
H 47. Khe hở điện cực của bu gi
Sau một thời gian sử dụng cần tháo bugi ra khỏi động cơ để kiểm tra.
87
- Kiểm tra các cực, khe hở giữa các cực, kiểm tra muội than.
- Kiểm tra phần sứ, thử điện.
- Quan sát bugi
+ Nếu động cơ còn tốt, hỗn hợp xăng gió điều chỉnh đúng thì phần sứ cách điện
nơi mỏ bugi có màu gạch, lòng bugi có ít bụi đen.
+ Nếu lòng bugi có màu trắng xám, máy nóng là triệu chứng hòa khí thiếu xăng.
+ Nếu lòng bugi đóng một lớp bụi than đen cứng là do dầu bị cháy (xéc măng
hở), hoặc hỗn hợp khí thừa xăng.
* Các dạng hư hỏng của bu ji.
- Bình thường có muội màu gạch hay xám ở đầu cực giữa. tháo lau sạch.
- Đóng muội than. + Muội than đen bám vào sứ , mặt vỏ và giữa cực.
+ Thường do buji lanh, đánh lửa yếu, lọc gió bẩn, thừa xăng.
+ Tháo vệ sinh lau sạch
- Có các đốm bẩn sùi.
+ Nhìn vào nồi bụi có ta thấy giống gịot nước
+ Do sự tăng tốc đột ngột gây ra.
+ Tháo vệ sinh lau sạch.
- Khe hở bị muội than đen bám liền.
+ Thừa xăng, sục dầu từ các te hoặc hở phớt.
+ Tháo cạo sạch muội và kiểm tra khe hơ hai cực của buji
- Bị nóng cháy. + Sứ cách điện màu xám nhạt hay trắng. Điện cực có điểm
cháy.
+ Động cơ quá nóng hoặc lỏng, dùng không đúng loại xăng
+ Đặt lửa sai hoặc thiêu xăng
- Hai cực bị mòn vẹt: Bị ăn mòn hoặc đánh lửa không đều.
* Kiểm tra cuộn nổ, cuộn kích như sau: Rút giắc cắm các đầu dây từ mâm điện
lên.
- Dùng Ôm kế ở thang đo điện trở vị trí: Rx10.
+ Cuộn nổ: Đầu dây Đen/Đỏ và mát có điện trở khoảng 150 - 700Ω.
+ Cuộn kích: Dây Xanh biển/Trắng và mát có điện trở khoảng 50-170Ω
- Nếu dùng vôn kế để đo lúc đạp máy:
+ Cuộn nguồn tối thiểu được 40V.
+ Cuộn kích: Chỉnh đồng hồ ở dãy 0-10V có nhích kim là được. Nếu không nằm
trong phạm vi trên là đã hư hỏng phải thay cuộn mới hay quấn lại.
88
* Kiểm tra bộ biến điện:
Thực tế chỉ cần kiểm tra các đầu nối dây và bắt mát vào khung có chắc chắn hay
không. Nếu nghi ngờ tình trạng bô bin thì có thể lấy một chiếc đang dùng ở xe khác thay
vào rồi thử lại. Có thể kiểm tra bằng ôm kế theo hoặc hoặc dùng bóng đền đấu như sơ
đồ sau:
H 48. Kiểm tra bộ biến điện:
*. Kiểm tra cụm CDI:
+ Thực tế chỉ cần kiểm tra các đầu dây nối có tiếp xúc tốt hay không. Khi ta kiểm
tra các cuộn dây và bô bin thấy còn tốt mà thử không có lửa là bị hỏng ở cụm CDI.
Dùng một cụm CDI khác còn tốt thay vào thử lại cho chắc.
+ Vì cụm CDI là mạch tổng hợp dùng Ohm kế thông thường để đo các đầu dây
chỉ biết có thông mạch hay không chứ không phát hiện hư hỏng cụ thể.
+ Cụm CDI của xe nào thì dùng cho xe đó. có thể thay thế cho nhau với điều kiện
cuộn nguồn, cuộn kích có số liệu giống nhau.
- Lưu ý:
+ Khi máy đang nổ không được gỡ bất kỳ đầu dây nào của cụm CDI ra khỏi mạch,
vì làm như vậy sẽ tạo ra những xung điện đột ngột làm hỏng cụm CDI.
+ Khi thử lửa cao áp không được để dây cao áp quá cách xa mát( đánh với)
3. Lắp mạch điện đánh lửa trên xe trên xe
Lắp hoàn chỉnh các bộ phận của hệ thống sau đó đấu mạch điện như sau:
TT Bước công việc Yêu cầu kỹ thuật
89
Chuẩn bị dụng cụ, động cơ
1 Xác định các nguần dây dẫn từ máy phát điện
trên động cơ phía bên trái của động cơ.
Xác định loại hệ thống đánh
lửa dùng trên xe
2 Xác định các vị trí của bộ đánh lửa trên xe (mô
bin sườn, Cụm CDI, ổ khoá.
Xác định đúng và đủ các chi tiết
của bộ đánh lửa.
4 Tìm cuận nổ từ máy phát đến CDI (dây đen/đỏ)
dùng đồng hồ vạn năng đo đầu (-) đặt vào mát,
đầu (+) dặt vào đầu ra của máy phát.
Đặt ở thang x10 điều chỉnh kim
trên đồng hồ về vị trí số 0. Quan
sát kết quả khi đo điện trở cuận
nổ là 250-500
5 Tìm cuận khiển từ máy phát đến CDI (dây xanh/
trắng) dùng đồng hồ vạn năng đo đầu (-) đặt vào
mát, đầu (+) dặt vào đầu ra của máy phát.
Làm theo phương pháp như trên
Điện trở cuận khiển là 90-150
3 Tìm các chân của cụm CDI
1- Chân Khiển. 2- Mát
3- Tắt máy 4- Nguồn
5- Mô bin sườn.
Xác định đúng các chân.
6 Đấu các dây vào các vị trí theo các bược:
- Cuận kích đấu vào chân 1.
- Mát từ sườn xe vào chân 2.
- Dây tắt máy từ ổ khoá vào chân 3
- Dây khiển vào chân 4 CDI
- Dây dương từ chân 5 CDI ra mô bin sườn.
Đấu dây theo đúng các vị trí
7 Kiểm tra lại các đầu dây và các vị trí đầu nối,
cho hoạt động.
Các đầu dây phải tiếp xúc tốt
đảm bảo thông mạch.
8 KT tia lửa đầu buji Để cách mát 1Cm khởi động có
tia lửa phát ra xanh
2. Hệ thống khởi động trên xe mô tô
2.1. Sơ đồ mạch điên
90
H 49. Sơ đồ mạch điện khởi động
1. Máy khởi động 4. Công tác khởi động
2. Rơ le khởi động 5. Công tác máy
3. Cồn tác số 0 6. Cầu chì
2.2. Cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống
1. Ắc quy.
* Công dụng: Ắc quy là bình chứa điện một chiều trên xe gắn máy. Có nhiệm vụ:
Cung cấp điện cho hệ thống khởi động và hệ thống đèn, tín hiệu.
* Cấu tạo: Ắc quy dùng trên xe máy thường là loại ắc quy chì, điện áp 6V-12V.
Một vỏ bình có các ngăn: 3 ngăn cho bình 6V, 6 ngăn cho bình 12V. Trong mỗi
ngăn có hai miếng bản cực đặt xen kẽ nhau. Các bản cực âm dương này được giữ không
cho chạm nhau nhờ các tấm cách điện nằm giữa. Các tấm này mềm, xốp có tính thẩm
thấu để dung dịch Axit có thể tiếp xúc đều hai mặt bản cực, các mặt bản cực đặt trên các
gân đỡ ở đáy bình, đề phòng khi các bột chì rã rơi xuống không tạo thành vật nối điện
các bản cực. Mỗi ngăn như vậy được coi là một ắc quy đơn, các ắc quy đơn được nối
tiếp với nhau bằng các cầu nối tạo thành bình ắc quy.
Ngăn đầu và ngăn cuối bình có hai cọc nhô ra và có lỗ để bắt ốc. Cọc âm (-) được
bắt với dây màu Xanh hoặc Đen và cọc Dương (+) được bắt với dây màu Đỏ. Mỗi ngăn
trên nắp có lỗ để đổ dung dịch và bên cạnh có ống thông hơi. Dung dịch đổ vào bình là:
Nước và Axit H2SO4 được pha theo tỷ lệ quy định rồi đổ vào từng ngăn, thường phải
ngập cạnh trên của bản cực từ 5- 10 mm.
* Đặc tính của ắc quy:
- Điện thế: Ắc quy 6V có 3 ngăn; 12V có 6 ngăn. Điện thế của mỗi ngăn là 2V
91
- Điện dung của bình được tính bằng Ah.
Ví dụ: Dream (12v 5Ah),
Điện dung 5Ah có nghĩa là bình điện nếu phóng ra 1Ah thì sau 5 giờ bình sẽ hết
điện, hoặc nếu cường độ 0,5Ah thì sau 10 giờ sẽ hết điện.
2. Rơ le đề
* Cấu tạo:
Gồm lõi thép kỹ thuật điện hình trụ trên đó quấn một cuộn dây Emay, một đầu dây
nhận điện (+) trực tiếp từ ắc quy, đầu còn lại dẫn đến nút đề. Ở giữa khung thép là một
lõi thép di động tự do, mặt trên của lõi thép di động là một miếng đồng, phía trên là hai
cực cách điện với mát và rời nhau, phần nhô ra ngoài có ren, ốc để bắt dây dẫn điện,
một cực nối trực tiếp với dây (+) màu Đỏ, có tiết diện lớn. Cực còn lại nối với chổi than
(+) dây (Đỏ/Vàng) của máy khởi động.
* Nguyên lý làm việc:
Khi ta ấn nút khởi động, điện từ (+) ắc quy qua cuộn dây rơ le đề, đến nút đề rồi về
mát, cuộn rơle đề lúc này trở thành một nam châm điện hút lõi di động đi lên (tiếp điểm
đóng), miếng đồng gắn trên nó sẽ nối điện từ (+) ắc quy đến máy khởi động để nó làm
việc. Khi ta buông nút đề, điện ngắt nam châm không còn, lò xo đẩy lõi di động xuống
phía dưới, ngắt dòng điện đến máy khởi động.
3. Máy khởi động.
- Rô to (Lõi).
+ Trên đó gồm nhiều cuộn dây Emay có đường kính 0,6 - 1(mm) quấn sóng đặt
xen kẽ với nhau trên một khối sắt kỹ thuật điện ghép lại, các miếng này cách điện với
nhau, các cuộn dây này lọt vào trong rãnh khoét trên một lõi thép hoa khế và cách điện
với khối thép, cứ hai đầu nối của dây điện, một cuộn này một cuộn kia được hàn dính
vào một miếng đồng. Các miếng đồng này ghép lại với nhau thành vòng tròn và được
cách điện với nhau do những miếng mica xen kẽ giữa chúng. Như vậy coi như tất cả các
cuộn dây được nối tiếp, các miếng đồng kể trên được gọi là cổ góp.
+ Cổ góp điện phải cách điện với mát và trục của roto. Roto quay trơn trên 1 vòng
bi và bạc gắn trên nắp đầu vỏ. Một đầu trục có răng để ăn khớp với bánh răng kép.
+ Hai chổi than làm bằng vật liệu tổng hợp thiếc đồng, có tiết diện hình chữ nhật
luôn luôn tiếp xúc sát vào cổ góp dưới sức căng của 2 lò xo đẩy chúng.
- Stato (Vỏ).
Là 1 ống sắt hình trụ, 1 đầu bịt kín và có bạc đỡ. Trong vỏ có gắn 2 miếng nam
châm đặt ngược chiều nhau
92
4. Khớp nối truyền động
* Cấu tạo
H 50. Khớp truyền động
- Xích đề: Cấu tạo giống như xích cam nhưng có chiều dài ngắn hơn.
- Bánh chủ động (đĩa đề):
+ Lắp quay trơn trên trục khuỷu nhờ bạc hoặc vòng bi kim.
+ Phần vành răng dùng đề nhận mô men được truyền từ xích đề đưa đến.
+ Phần trụ trơn nằm trong cối đề.
- Bánh bị động(cối đề): Được ghép chặt với phía sau của vôlăng nhờ các vít Cối đề
có khớp nối 1 chiều kiểu bi gồm: 3 lò xo nhỏ nằm trong 3 chốt luôn có xu hướng đẩy 3
viên bi đũa lăn trong rãnh của cối đề.
* Nguyên lý làm việc.
Khi bấm nút đề sẽ làm rô to quay, truyền chuyển động qua trung gian bánh răng
nhỏ và xích đề kéo bánh chủ động. Lúc này do tốc độ của bánh chủ động lớn hơn bánh
bị động cho nên các viên bi đũa bị lăn dưới sức căng của lò xo trong rãnh của bánh bị
động, rồi kẹp vào chỗ nông giữa bánh chủ động và bánh bị động làm bánh bị động quay,
cùng vô lăng và trục khuỷu quay theo.
Khi động cơ đã nổ rồi, do tốc độ của bánh bị động quay nhanh hơn bánh chủ động,
các viên bi sẽ lăn ra khỏi rãnh nông chạy sang rãnh sâu về phía lò xo. Lúc này truyền
động giữa bánh bị động và bánh chủ động bị cắt đứt, vì vậy không làm hại máy khởi
động.
2.3. Nguyên lý làm việc
Mở công tác số 0, nhân nut khởi động. Mạch machi điều khiển có dòng điện từ +
aq đến đầu a của rơ le khởi động, đến cầu chì, đến công tác máy, đến cuận dây rơ le, đến
nút khởi động, đên công tác đèn số 0 về mát AQ. Khi dòng điện qua cuận dây rơ le se
1. Bánh bị động (cối đề)
2. Bi đề (hình trụ)
3. Trục khuỷu
4. Bánh chủ động (đĩa đề)
5. Lò xo
93
sinh ra tư trường hút lõi thép đẩy đồng su đóng các tiếp điểm của rơ le khởi động, nối
mạch điên máy khởi động từ cực dương AQ đến đầu a của rơ le đến tiếp điểm đến đầu b
rơ le đến máy khởi động về mát aq.
Lưu ý khi dùng đề:
- Để xe ở số O.
- Mỗi lần bấm nút đề không quá 5 giây. Nếu chưa nổ, để bình ắc quy hồi điện
khoảng 10 giây sau rồi mới đề tiếp.
2.4. Hiện tương nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra sửa chữa
. Các chi tiết phụ.
- Bề mặt chổi than phía tiếp xúc với cổ góp phải đều, không sứt mẻ. Khi chiều dài
của chổi than bị mòn quá 60% thì cần thay chổi than mới và phải thay toàn bộ 2 cái mặc
dù cái kia còn tốt.
- Chổi than phải di chuyển dễ dàng trong rãnh không vướng kẹt, lò xo chổi than
không được quá mạnh dễ mau mòn chổi than và cổ góp, quá yếu làm ăn điện không tốt,
tóe lửa máy quay yếu.
- Vòng bi nếu dơ hoặc mòn nhiều thì gây nên tiếng kêu (xắc cốt), phải thay vòng bi
mới.
. Khớp nối truyền động.
- Bánh răng ăn khớp với răng đầu trục rô to bị mòn gây ra tiếng kêu khi bấm nút đề.
Cần thay thế bánh răng khác.
- Xích đề bị chùng rão, cần thay thế.
- Bánh chủ động bị mòn, rỗ phần vành trụ tiếp xúc với bi đề, cần thay thế bánh chủ
động khác.
- Các lò xo nhỏ và ống trụ bị kẹt trong lỗ dẫn hướng, cần vệ sinh sạch sẽ.
- Bi đề bị mòn không đều, rỗ. Cần thay thế.
- Bánh bị động bị nứt vỡ gây ra tiếng kêu khi khởi động, cần thay thế.
2.5. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra , kiểm tra, sửa chữa
*. Kiểm tra
- Kiểm tra dung dịch bình ắc quy, khẳ năng tích điện.
- Kiểm tra vỏ bình, các cọc bình bẩn (ôxy hóa) gây ra tiếp xúc không tốt.
*. Bảo dưỡng:
- Dung dịch cạn, ta dùng nước cất để cho thêm vào bình.
- Bình hết nước, dùng nguồn điện một chiều, đúng điện thế để nạp vào bình. Lúc
nạp nên mở các nắp đậy để bình thoát hơi dễ dàng, khi thấy nhiều bọt sủi lên ta biết bình
đã đầy điện.
94
Rơ le đề.
* Kiểm tra cuộn dây rơ le đề.
+ Cách 1: Lấy 2 đầu dây ra của Rơ le: Vàng/ Đỏ (Y/Re), và dây Đen (Bk). Kẹp vào
2 đầu dây của đồng hồ đo điện trở, nếu điện trở nhỏ chứng tỏ dây còn tốt, nếu kim
không lên là dây bị đứt.
+ Cách 2: Dùng 1 bóng đèn đấu nối tiếp rồi chạm vào 2 cọc bình, nếu đèn sáng
chứng tỏ dây còn tốt, nếu đèn không sáng dây bị đứt,
+ Cách 3: Chạm 2 cọc rơ le vào bình ắc quy, dây Đen(Bk) vào cọc (+), dây Vàng/
Đỏ (Y/Re) vào cọc (-), nếu nghe hút cộc chứng tỏ dây còn tốt, nếu không tóe lửa, không
hút chứng tỏ dây đứt.
- Thử chạm mát: Lấy đầu dây nào cũng được chạm vào vỏ của rơ lên. Nếu kim
đồng hồ không lên, đèn không sáng, là cuộn dây không chạm mát. Kết quả ngược lại là
cuộn dây chạm mát.
* Sửa chữa
Kiểm tra tiếp điểm của rơ le, nếu bẩn hay bị cháy thì dùng giấy nhám chùi sạch
mặt tiếp điểm, sửa lại cho phẳng để tiếp xúc tốt.
. Máy khởi động (củ đề).
* Roto.
- Kiểm tra tình trạng cổ góp điện, các mối hàn tại các thanh đồng có bị hở, lỏng ra
không.
- Cổ góp điện nếu bị mòn không đều, phải đưa lên máy tiện láng lại hoặc thay mới.
- Trục roto đầu có bánh răng nếu bị sứt vỡ hoặc mẻ răng, cần thay thế. Đầu lắp
ghép với bạc bị mòn cần láng nhỏ rồi đóng bạc.
- Cuộn dây của rôto kiểm tra như sau:
+ Đứt, cháy, hở mối hàn: Dùng đồng hồ đo sự liên lạc giữa 2 thanh đồng, từng
cặp một, ở mọi lần đo, điện trở đều phải thấp, nếu kim không lên là đứt hay hở mối hàn
ở cuộn dây nối tiếp 2 thanh đồng đang đo.
+ Chạm mát: 1 đầu que đo chạm vào thanh đồng, 1 đầu chạm vào trục của rô to.
Kết luận kim đồng hồ không lên là tốt.
* Vỏ đề.
- Bạc ở vỏ đề mòn: cần móc ra và thay bạc mới.
- 2 miếng nam châm trong vỏ đề bị bong: Cần vệ sinh sạch sẽ sau đó dán lại
đúng yêu cầu kỹ thuật.
95
Câu hỏi ôn tập
1. Nêu các bộ phận chính và trình bày nguyên lý của các bộ phận hệ thống đánh lửa.
2. Nêu các bộ phận chính và trình bày nguyên lý của các bộ phận hệ khởi động
3. Nêu các bộ phận chính và trình bày nguyên lý của các bộ phận hệ thống đánh lửa.
4. Nêu các bộ phận chính và trình bày nguyên lý của các bộ phận hệ thống đánh lửa.
96
Bài 4: Hệ thống chiếu sáng
*. Mục tiêu:
- Mô tả chính xác sơ đồ hệ thống, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống chiếu
sáng trên xe mô tô
- Tháo lắp các bộ phận của hệ thống chiếu sáng đúng phương pháp và an toàn
- Kiểm tra, sửa chữa các bộ phận của hệ thống chiếu sáng đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
*. Nội dung:
1. Quy luật mầu màu dây trên hệ thống điện xe máy hon da
- Khóa điện 4 dây. Dây xanh lá cây (G) là mát; dây đen/ trắng (Bk/W) là dây tắt
máy; dây đỏ (R) là dây dương bình ắc quy; dây đen (Bk) là dây dương bình sau mở
khóa đên các thiết bị tiêu thụ.
- Công tác đèn đêm 3 dây. Dây vàng (Y)lấy điện từ máy phát nên; Dây mầu nâu
(Br) nối ra các bóng sương mù, soi công tơ mét, đèn hậu; Dây mầu nâu/ trắng (Br/W)
nối ra công tác pha cốt.
- Công tác pha cốt 3 dây. Dây mầu nâu/ trắng (Br/W) nối từ công tác pha cốt;
Dây xanh nhạt (Bl) nối ra bóng pha; Dây mầu trắng (W) nối ra bóng cốt.
- Công tác xi nhan 3 dây. Dây mầu vàng cam (O) nối ra bong xi nhan phải; dây
mầu xanh biển nối ra bong xi nhan bên phải.
- Nút còi 2 dây. Dây mầu đen từ dương bình sau mở khóa; dây xanh nhạt từ nút
còi ra đến còi.
- Nút đề 2 dây. Dây mầu đen từ dương bình sau mở khóa đến; dây đỏ/ vàng
(R/Y) nối ra cuân dây rơ le.
- Máy phát 5 dây. Dây mầu vàng dẫn lên công tác đèn chính; Dây mầu trắng dẫn
ra nạp bình; Dây đen/đỏ dây cuộn nổ dẫn ra TK; dây xanh/ trắng (Gl/W) dây cuộn nô
dẫn ra TK; Dây xanh (G) dây mát.
2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của hệ thống đèn chiếu sáng
2.1. Sơ đồ mạch điện
97
Bé
n¹p
Y
W
Br
G
C/T fa/cèt
C/T ®Ì n ®ªm
Br/W
§ Ì n
®ång hå
Bl/W Bl
W
§ Ì n b¸o
§ Ì n
s- ¬ng mï
§ Ì n fa cèt
12V 35/35W
s- ¬ng mï
§ Ì n
§ Ì n
s- ¬ng mï
§ Ì n hËu
G
Br/W
Br
M©m
®iÖn
12V 10/3W
12V 3W
H 53. Sơ đồ mạch điện đèn đêm.
2.2. Các bộ phận chính của mạch đèn đêm
- Đèn chiếu sáng: Gồm có đèn chiếu gần (Cốt) và đèn chiếu xa (Pha) đều dùng
nguồn điện xoay chiều.
- Xe Dream dùng 1 bóng đèn có 2 tim. Trên mỗi bóng đèn có ghi 12V- 35/35W
nghĩa là dùng điện thế 12V, công suất mỗi tóc là 35W.
- Đèn báo pha. Dùng điện xoay chiều, 1 bóng, có công suất nhỏ. Dùng để báo khi
ta mở công tắc đèn trước ở vị trí pha.
- Đèn (Soi sáng biển số) và đèn (Phanh). Trên đa số các xe hiện nay thường
dùng: 1 bóng có 2 tóc.
- Tóc đèn soi sáng biển số có công suất nhỏ dùng nguồn điện xoay chiều.
Ví dụ: Ký hiệu bóng đèn 21V- 21/3 W. Điện thế 12V, công suất tóc đèn soi
sáng biến số là 3W, tóc đèn báo phanh là 21W.
- Đèn soi sáng công tơ mét. Gắn trong đồng hồ táp lô để hiển thị mặt đồng hồ lúc
đi ban tối. Dùng điện xoay chiều, công suất nhỏ từ 1,5-3W.
- Đèn sương mù (đèn dắt). Dùng dòng điện 1 chiều hoặc xoay chiều tùy loại xe, có
thể là 1 bóng hoặc 2 bóng.
98
- Công tắc đèn chính: Có 2 vị trí: Tắt đèn (OFF). Mở đèn (ON). Khi ta bật công tắc
này ở vị trí ON đèn cốt (pha) và đèn soi sáng biển số sẽ sáng.
- Công tắc đèn cốt pha có các vị trí sau: Chiếu gần (Cốt) L, Chiếu xa (pha) H. Ví
dụ: Xe Dream
+ Để vị trí (.): Đèn tắt.
+ Để vị trí P : Đèn sương mù, đèn báo táp lô, đèn hậusáng.
+ Để vị trí HL: Đèn pha hoặc cốt, đèn táp lô, đèn hậu sáng.
2.3. Nguyên lý.
- Ban đêm khi ta mở công tắc đèn chính sang vị trí P. Điện từ đầu dây: Vàng(Y) từ
mâm điện lên rẽ một phần qua cục nạp để giới hạn dòng điện, khi tăng số vòng quay
trục khuỷu, một phần theo dây màu: Vàng(Y) lên công tắc đèn chính bên phải. Tại đây
qua dây: Nâu(Br) dẫn xuống gáo đèn. Ở đây qua các đầu nối cũng dây: Nâu(Br) dẫn về
đèn hậu phía sau, hai đèn sương mù hai bên tay lái, hai đèn soi sáng công tơ mét, các
bóng đèn này đều dùng dây mát chung màu xanh(G).
- Khi mở công tắc đèn chính qua vị trí HL thì điện từ dây: Vàng(Y) cũng qua
dây: Nâu (Br) như ở vị trí P đồng thời qua dây Nâu/trắng (Br/W) dẫn đến công tắc cốt
pha bên tay trái. Nếu công tắc ở vị trí Pha điện qua dây màu: Xanh biển (Bu) dẫn đến
tim pha ở bóng trước đồng thời qua dây: Xanh biển (Bu) dẫn đến đến đèn báo pha. Nếu
ở vị trí Cốt thì điện qua dây màu: Trắng(W) dẫn đến tim cốt ở bóng đèn trước. Các bóng
này đều dùng dây mát chung màu Xanh cây(G).
- Như vậy khi ở vị trí P: Đèn sương mù, đèn soi sáng công tơ, đèn hậu sáng. Ở vị
trí HL các đèn ở vị trí P vẫn sáng như cũ và thêm đèn chiếu sáng pha hoặc cốt. Nếu pha
thì có thêm đèn báo pha.
2.4. Hư hỏng kiểm tra sửa chữa
* Các cuộn dây đèn
Hư hỏng xảy ra là cuộn dây bị nối tắt, chạm mát, đứt.
Phương pháp kiểm tra sửa chữa giống như cuộn nổ ở hệ thống đánh lửa
* Kiểm tra bộ nắn điện
* Kiểm tra bộ nắn điện 3 chân
- Dùng đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở để thử các bước sau đây: 2 đầu dây
của đồng hồ kẹp vào 2 đầu, chân màu: Trắng (W) và màu Đỏ (Re), sau đó đổi đầu dây
lại. Kết quả 2 lần thử: Một lần điện trở thật lớn, 1 lần điện trở thật nhỏ. Chứng tỏ bộ nắn
điện 1 chiều còn tốt. Nếu kết quả ngược lại hay không như trên là hỏng.
- Kiểm tra trên xe: Cho máy nổ, tháo đầu dây đỏ (Re) từ bộ nắn điện ra quẹt vào
mát thấy tóe lửa tức là bộ nắn điện còn tốt.
* Bộ nắn điện 4 chân, dùng Ohm kế để thử các bước sau:
99
Hai đầu dây của đồng hồ kẹp vào 2 chân màu Trắng (W) và màu Đỏ (Re) sau đó
đổi đầu dây lại. Hai lần thử, một lần điện trở thật lớn, một lần điện trở thật nhỏ chứng tỏ
bộ nắn điện 1 chiều còn tốt, kết quả không như trên là hỏng.
* Điều chỉnh đèn chiếu sáng phía trước (Cốt, Pha)
- Dựng xe cách tường từ 9 - 10 mét, đo chiều cao từ tâm đèn xuống đất , gạch lên
tường vạch phấn bằng chiều cao ấy rồi cho động cơ nổ, mở công tắc đèn. Nếu ở vị trí
Pha thì tâm chùm tia chùng với vạch phấn trên tường. Nếu để ở vị trí Cốt thì tâm chùm
tia xuống 1/5 khoảng cách dưới chân tường.
- Muốn điều chỉnh thì chỉnh ốc phía dưới vành đèn: Vặn vào, hạ tia sáng xuống.
Nới ra đưa tia sáng lên
2.5. Đấu mạch chiếu sáng
TT Bước công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Chuẩn bị Đủ các thiết bị dụng cụ
2
Xác định nguồn chiếu sáng và vị trí công
tác, nguyên lý hoạt động của chúng
Chú ý nguồn chiếu sáng có thể là
xoay chiều hoặc một chiều.
3
Dùng đồ hồ vạn năng kiểm tra công tác
bằng cách: Đo một đầu của đồng hồ đo
vào chân nguồn đến, đầu còn lai đo vào
các đầu ra bống đèn sau đó bật công tác.
Chú ý đầu que đo nối với nguồn
phải cố định, khi bật cômg tác phải
thông mạch
4 Đấu mạch điện theo sơ đồ Đo các vị trí phải thông mạch
100
3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của hệ thống đèn báo rẽ
3.1. Sơ đồ mạch điện
1. Bình ắc quy; 2. Khóa điện; 3. Rơ le nháy; 4. Công tác xi nhan; 5. Bóng đèn xi nhan
phải; 6. Bóng báo rẽ; 7. Bóng đèn xi nhan trái
3.2. Các bộ phận chính.
3,2.1. Rơ le nháy.
* Cấu tạo:
H 52. Rơ le nháy
* Nguyên lý làm việc
Khi ta mở công tắc rẽ, điện từ ắc quy đến cực A rồi chia làm 2 ngả, 1 qua má vít K
đến cực B, 1 qua điện trở R đến cực B. Nhưng điện trở R lớn hơn nên hầu như qua má
vít K đến cực B đến bóng đèn làm đèn sáng tỏ. Cực B làm bằng 2 loại kim loại có hệ số
§ Õn c«ng t¾cTõ ¾c quy ®Õn
K
R
Bk Gr
A
B
2
1
R
B
K
k
Gr
O
G
G
Bl
6
3
4
5
7
101
giãn nở nhiệt khác nhau (lưỡng kim nhiệt) nên khi điện đi qua sẽ nóng lên làm má vít K
mở ra. Lúc này điện từ A qua điện trở R qua B đến bóng đèn, điện yếu đèn sáng mờ, khi
mávít K mở điện không qua cực B, nguội má vít K lại đóng lại làm đèn sáng tỏ, cứ nhờ
thế mà làm bóng đèn nhấp nháy.
Trên hộp nháy có ghi ký hiệu 12V- 10W x 2- 85 c/m, có nghĩa là hộp nháy dùng điện
thế 12V, dùng 1 lúc 2 bóng, công suất m
3.2.2. Công tắc đèn xinh nhan: Thường được gắn trên tay lái bên trái, có công dụng
dẫn điện từ ắc quy đến 2 bóng đèn bên phải hay bên trái khi ta mở công tắc. Nó có 3 vị
trí:
( . ) : ở giữa dòng điện đến bị ngắt ở công tắc.
(R) : Vị trí rẽ phải.
(L) : Vị trí rẽ trái.
3.2.3. Đèn xinh nhan. Dùng điện 1 chiều, 4 bóng công suất mỗi bóng từ 8 - 10W. Có 2
đèn báo rẽ trái 2 đèn báo rẽ phải. Khi muốn rẽ ta mở công tắc đúng hướng, 2 đèn 1 bên
sẽ sáng và nhấp nháy tạo nên sự chú ý khi rẽ.
* Đèn báo xinh nhan. Dùng điện 1 chiều, có 2 bóng đặt trong táp lô có mũi tên chỉ
2 bên, bóng có công suất thấp từ 1,5 - 3W. Đui đèn cách mát, 2 dây ở đui đèn bắt song
song với 2 dây của đèn rẽ trái, rẽ phải. Đèn sẽ nhấp nháy khi ta mở công tắc rẽ.
2.3. Nguyên lý.
- Khi chưa bật công tắc xinh nhan, điện từ dây màu Đen (+) ắc quy sau ổ khóa
đến hộp nháy, từ hộp nháy ra dây: Xám (Gr) dẫn đến công tắc rẽ và ngắt mạch tại đây.
- Khi rẽ phải, đẩy công tắc về phía bên phải (R) điện từ dây: Xám (Gr) qua đầu
dây: Xanh biển nhạt (LB) xuống gáo đèn qua đầu nối theo dây: Xanh biển (LB) dẫn đến
đèn xinh nhan phía trước, phía sau và đèn báo rẽ trên mặt đồng hồ. Các bóng đèn này
đều dùng dây mát (G) chung.
- Khi rẽ trái, đẩy công tắc qua vị trí tay trái R. Điện từ dây: Xám (Gr) qua dây
Cam (O) dẫn đến đèn xinh nhan bên trái trước + sau và đèn báo rẽ trên mặt đồng hồ.
Các bóng đèn này dùng dây mát: Xanh (G) chung.
2.4. Các tra mạch điện đèn si nhan
- Kiểm tra ắc quy, cầu chì: (xem mạch khởi động)
- Kiểm tra các loại công tắc:
Dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra tiếp xúc giữa các mối nối, giắc cắm, các nút
còi, nút đề .v...v.
102
- Kiểm tra rơ le nháy: Dùng bình ắc quy và bóng đèn có điện thế và công suất
thích hợp với hộp nháy. Cọc (+) ắc quy nối với một cực hộp nháy, cực hộp nháy còn lại
đấu nối tiếp với bóng đèn, dây còn lại của bóng đèn nối với (-) ắc quy.
Kết luận:
+ Nếu bóng đèn sáng và nhấp nháy là hộp còn tốt.
+ Nếu không sáng đèn là đứt dây trong hộp nháy.
+ Nếu nháy quá nhanh là công suất đèn bị lớn hay chỉnh lưỡng kim và má vít
chưa đúng.
+ Nếu sáng mà không nháy có thể công suất bóng quá thấp hay lưỡng kim, má
vít bị dính mà không mở ra. Tạm thời có thể chùi sạch má vít hay thay hộp nháy khác.
4. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của hệ thống còi đèn phanh
4.1. Sơ đồ mạch điện
12V 5Ah
+ -
CÇu ch×
~
Bk/W
G/Y
C/T phanh ch©n
§ Ì n phanh
12V/3W
Khãa
®iÖn
Nót
cßi
Cßi
C/T phanh tay
Bk
R G
G/Y
LG
G
Bk
H 54. Mạch còi, đèn phanh.
4.2. Nguyên lý mạch.
Mạch còi: Dây Đen (Bk) điện (+) ắc quy từ ổ khóa đến chờ tại nút còi. Khi bấm
nút còi điện từ dây; Đen (Bk) nối qua dây; Xanh cây lợt (Bl) xuống đến còi rồi ra mát
làm còi kêu.
103
Mạch đèn phanh: Công tắc phanh trước trên tay điều khiển có hai dây đưa ra là
đen (BK) và Xanh/Vàng (G/Y). Công tắc phanh sau dưới cốp bên phải cũng ra hai màu
dây tương tự.
Bóp phanh trước hay đạp phanh sau sẽ nối điện từ dây: Đen (Bk) qua dây:
Xanh/Vàng(G/Y) dẫn đến bóng sau tim Stop làm bóng đèn sáng lên. Buông tay hay nhả
phanh chân đèn tắt.
5. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của hệ thống báo xăng, báo số
5.1. Sơ đồ mạch điện
- Đèn báo số 0 có 2 dây: Dây (+) màu Đen (Bk) thường trực điện (+) của ắc quy.
Dây mát màu: Xanh cây nhạt/ Đỏ (LG/R) được dẫn xuống công tắc số O ở đuôi trục lắp
càng cua. Khi xe ở số 0 nối mát đèn sáng. Lúc có số cách mát đèn tắt.
- Đèn báo số 4 (TOPGEAR) cũng dùng điện 1 chiều,1 bóng, 1 tim. Dây mát màu:
Hồng (P) nối với trụ đồng công tắc số 4. Khi ta chạy số 4,.Miếng đồng ở đuôi heo số
chạm vào trụ đồng này dẫn điện ra mát, đèn sáng.
5.2. Mạch đồng hồ báo nhiên liệu
Đồng hồ báo nhiên liệu (Tham khảo thêm Tr34 ). Đồng hồ có 3 dây: Dây đen
(Bk) nối với dây (+) ổ khóa, 2 dây còn lại là Vàng sọc Trắng(Y/W) và Xanh biển/Trắng
(BU/W) nối với 2 dây của cảm biến ở thùng xăng lên. Dây còn lại từ thùng xăng ra có
màu Xanh (G) nối với mát.
H 55. Mạch điện báo xăng.
Bộ phận
cảm biến
A
Q
Khóa
điện
Đồng hồ
hiển thị
R
G
B
K
G
Y/W
Bl/W
104
Sơ đồ mạch điện xe hon đa
105
Câu hỏi ôn tâp
1. Nêu các bộ phận chính và trình bày nguyên lý của mạch đèn chiếu sáng
2. Nêu các bộ phận chính và trình bày nguyên lý của mạch đèn báo rẽ
3. Nêu các bộ phận chính và trình bày nguyên lý của mạch còi, phanh
4. Nêu các bộ phận chính và trình bày nguyên lý của mạch báo xăng báo số
106
Bài 8. Sửa chữa giảm sóc
1. Giảm xóc trước.
1.1. Cấu tạo giảm xóc trước. (Hình vẽ)
1. Lỗ lắp trục may ơ
2. Xi lanh
3. Pít tông
4. Ống đãn hướng
5. Phớt dầu
6. Khâu nối
7. Cốc lò xo
8. Lò xo
9. ống chắn bụi
10. Bệ cổ phuóc
11. Vòng đệm cao su
12. Vòng đệm
13. Bu lông
14. Cang phuốc
15. Vít xả dầu
H 56. Giảm sóc trước
1.2. Một số hư hỏng của giảm xóc.
* Giảm xóc quá cứng.
Nguyên nhân và khắc phục
- Lò xo cứng. Tháo kiểm tra lò xo
- Trục giảm xóc bị cong. Tháo kiểm tra và nắn lại.
- Xi lanh bị mòn. Tháo thay thế.
- Đổ dầu nhiều. Tháo kiểm tra và xả bớt.
107
* Giảm xóc yếu.
- Lò xo yếu hoặc bị gẫy. Tháo kiểm tra đệm lầm tăng chiều dài hoặc thay thế.
- Càng phuộc bị sước hoặc bị mòn chảy dầu. Tháo kiểm tra và thay thế.
- Giảm xóc bị hết dầu do phớt bị hỏng. Tháo kiểm tra, thay phớt dầu và đỏ thêm
dầu.
* Giảm xóc bi lệch.
- Do lò xo hoặc dầu hai bên không đều. Tháo kiểm tra hai lò xo.
- Dầu hai bên không bằng nhau.
* Giảm xóc có tiếng kêu.
- Các mối lắp ghép không chặt. Kiể tra và điều chỉnh lại
- Cao su giảm chấn bị hỏng hoặc lò xo gẫy. Kiểm ra thay thế
- Phớt bị biến cứng
* Giảm xóc bị chảy dầu.
- CáI chi tiết bị mòn nhiều.
- Phớt dầu bị biến cứng hoặc càng phuộc bị sước. Tháo kiểm tra và thay thế.
- Vít xả dầu bị lỏng hoặc trờn ren.
2. Sửa chữa cổ phuốc.
2.1. Cấu tạo.
H 57. Các chi tiết cổ phuốc
108
H 57. Các chi tiết cổ phuốc
2.2. Hư hỏng cuả cổ phuộc
* Tay lái nặng.
- Nguyên nhân.
+ Bánh trước non hơi.
+ Mở cổ phuốc bị khô hoặc hết.
+ Cổ phuốc xiết chặt.
+ Bi cô phốc bị vỡ, kẹt.
- Khắc phục. + Bơm hơ bánh đủ áp suất
+ Bảo dưỡng và điều chỉnh đia ốc trục lái.
+ Tháo kiểm tra thay thế bi, bát phuốc
* Khi lái có tiếng kêu.
- Nguyên nhân.
+ Bi cổ phuốc mon, vỡ, kho dầu.
+ Bát phốt bị mòn, rỗ, mòn không đều.
+ Trúc láI cong, cổ phuốc lỏng.
- Khắc phục.
+ Bảo dưỡng, thay bi, bát phuốc và điều chỉnh.
+ Kiểm tra nắn lai trục lái.
109
3. Càng xe và giảm xóc sau
H 58. Càng xe và giảm xóc sau
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình mô đun Sửa chữa-bảo dưỡng mô tô xe máy do Tổng cục dạy nghề ban
hành
- Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa xe gắn máy – tác giả Lê Xuân Tới.
110
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bao_duong_sua_chua_mo_to_xe_may_trinh_do_trung_ca.pdf