Giao thoa ngôn ngữ và một vài gợi ý về phương pháp giảng dạy tiếng Pháp ở trình độ bắt đầu cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh

Những vấn đề được nêu trên dựa vào những lí thuyết về so sánh ngôn ngữ cùng những kinh nghiệm giảng dạy tiếng Pháp và tiếng Anh. Bài viết này không chỉ nhằm vào độc giả là những giáo viên tiếng Pháp và sinh viên chuyên ngành tiếng Anh học tiếng Pháp, mà còn hướng tới những người đang giảng dạy hay học ngoại ngữ.

pdf5 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao thoa ngôn ngữ và một vài gợi ý về phương pháp giảng dạy tiếng Pháp ở trình độ bắt đầu cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trương Thị Minh _____________________________________________________________________________________________________________ 43 GIAO THOA NGÔN NGỮ VÀ MỘT VÀI GỢI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP Ở TRÌNH ĐỘ BẮT ĐẦU CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH TRƯƠNG THỊ MINH* TÓM TẮT Tiếng Pháp và tiếng Anh có khá nhiều tương đồng về mặt ngữ pháp, từ vựng. Bài báo khai thác những điểm tương đồng và lưu ý những nét khác biệt để việc dạy tiếng Pháp (đặc biệt là ở trình độ A) cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh hoặc những người đã biết tiếng Anh đạt kết quả cao hơn. Từ khóa: tiếng Pháp, tiếng Anh, tương đồng, khác biệt. ABSTRACT Interference and some suggestions in teaching French (level A) for students majoring in English There are many resemblances between French and English in terms of grammar and vocabulary. This article identifies the resemblances as well as the differences between the two languages to facilitate teachers in teaching French, especially Level A, for students majoring in English or English non-native speakers Keywords: French, English, resemblance, difference. 1. Đặt vấn đề Trong chương trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học tại Việt Nam, người học luôn có một môn học bắt buộc: môn ngoại ngữ. Đối với sinh viên và học viên cao học ngành tiếng Anh, ngoại ngữ thứ hai mà họ lựa chọn thường là tiếng Pháp. Ngược lại, đối với rất nhiều người đã biết và sử dụng được tiếng Pháp thì tiếng Anh là lựa chọn đầu tiên khi họ có nguyện vọng học thêm một ngoại ngữ khác. Cùng là ngôn ngữ biến hình và đa âm tiết, tiếng Pháp và tiếng Anh thu hút khá nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh. Trong bài viết này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào việc so sánh hay phân tích đối chiếu giữa hai ngôn ngữ. Chúng tôi chỉ đưa ra những * ThS, Trường Đại học Vinh điểm cần lưu ý về chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực trong việc học tiếng Pháp cho những học viên đang sử dụng tiếng Anh, cùng một vài gợi ý trong phương pháp dạy tiếng Pháp cho người học ở trình độ A. 2. Giải quyết vấn đề Trong dạy và học ngoại ngữ, có hai hiện tượng ảnh hưởng đến kết quả của việc học tập: chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực. Chuyển di tích cực là những điểm tương đồng ở hai ngôn ngữ và ảnh hưởng tốt đến quá trình dạy và học ngoại ngữ. Chuyển di tiêu cực là những khác biệt giữa hai ngôn ngữ gây nhầm lẫn trong sử dụng, cản trở quá trình học ngoại ngữ. Vì một lí do hiển nhiên, những điểm dị biệt cần được phân tích và làm sáng tỏ, để giảm bớt những hệ quả Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 44 tiêu cực trong dạy và học ngoại ngữ thứ hai. Ở đây, chúng tôi không đề cập đến ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, ngôn ngữ đơn âm tiết và không biến hình. Ngôn ngữ đã biết và tạm coi là có thể sử dụng để giao tiếp là tiếng Anh. Khi người học đã có sẵn những khái niệm về tiếng Anh với đặc trưng của nó là đa âm tiết và biến hình, họ sẽ đưa ra sự liên hệ và so sánh nhanh hơn về những điểm giống nhau với tiếng Pháp. Các phạm trù như: thời, ngôi của động từ, số của danh từ, mạo từ, các loại đại từ, giới từ đều có trong tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngoài ra phải kể đến sự vay mượn về mặt ngôn ngữ (café, première, description) giữa hai ngôn ngữ nói trên. Với đối tượng người học là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh hoặc học viên cao học, môn tiếng Pháp được đưa vào giảng dạy trong những học kì đầu của khóa học, bắt đầu từ trình độ A (niveau débutant/beginners). Giáo trình, tài liệu thường được sử dụng là Le Nouveau Sans Frontières, Sans Frontières và gần đây là Tout va bien 1, 2, 3. Đặc điểm của người học là đã có nhận thức, biết quan sát, so sánh và có thể tự đưa ra những phân tích có tính đối chiếu. Theo quan sát và thăm dò ở người học (kết quả thăm dò, điều tra ở học viên tiếng Pháp tại Trung tâm ngoại ngữ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở Bùi Thị Xuân, năm 2007, sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh, ngành cử nhân Ngôn ngữ và văn hóa Anh, học viên cao học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Anh tại Trường Đại học Vinh năm 2012), phần lớn họ tỏ ra thích thú với cách phát âm của tiếng Pháp (giọng mũi), nhưng rất ít người học có ý thức hệ thống hóa những tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ này. Bởi vậy, thiết nghĩ trong những tiết học đầu tiên, cùng với việc dạy bảng chữ cái, số đếm, cách đọc, giáo viên có thể giúp học sinh định hình những vấn đề sẽ gặp trong tiếng Pháp bằng cách so sánh với những khái niệm, phạm trù tương ứng trong tiếng Anh. Vấn đề này chúng ta cũng có thể áp dụng cho trường hợp người học đã biết và đang sử dụng tiếng Pháp học tiếng Anh như ngoại ngữ hai. Ngay từ buổi học đầu tiên, việc nắm những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ sẽ giúp cho người học lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn. Cũng chưa thực sự cần thiết phải dạy cách phát âm tiếng Pháp có bài bản ngay từ buổi đầu, chưa kể tới một vài âm trong tiếng Pháp phát âm khá khó đối với người Việt Nam, đặc biệt là đối với sinh viên đến từ các tỉnh thành ở miền Bắc. Sự khó khăn ngay từ những buổi đầu sẽ làm các em nản chí, không còn hứng thú với tiếng Pháp. Hơn nữa, những khái niệm gần gũi với kinh nghiệm sống (connaissances préacquises) của người học sẽ dễ lĩnh hội hơn. Chúng ta hãy xem xét một số ví dụ sau: Về cấu trúc câu, câu trong tiếng Pháp được cấu tạo bởi các thành tố tương tự như trong tiếng Anh. Sujet/Subject (chủ ngữ) + Verbe/Verb (động từ) + Complément d’objet/Object (bổ ngữ/tân ngữ) Il va au cinéma. He goes to school. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trương Thị Minh _____________________________________________________________________________________________________________ 45 Cũng giống như tiếng Anh, động từ trong tiếng Pháp được chia theo các chủ ngữ (ngôi của động từ: je/I) và có các dạng: nguyên mẫu (nguyên thể) và đã chia theo chủ ngữ. Có một số thì trong tiếng Pháp có tên gọi và khác và có thêm một số chức năng khác (Imparfait/ past continuous, Présent/ Present simple). Ngoài các cấu trúc động từ +bổ ngữ (lire un livre/ read books) hoặc động từ + giới từ +bổ ngữ (entrer dans la classe/ come in the class), cả tiếng Anh và tiếng Pháp đều có thể sử dụng cấu trúc động từ+động từ (vouloir+travailler/want to go out) Je veux aller au cinéma. I want to go to the cinema. Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, hệ thống các đại từ nhân xưng làm chủ ngữ (ngôi của động từ) được phân bổ ít nhất ở hai bài học để người học có thể lĩnh hội được kiến thức về vấn đề này. Sans Frontières 1, trang 5, Leçon 1, phần ngữ pháp có ghi rõ: la première et la troisième personnes je, il et elle. Người học tiếp thu các đại từ nhân xưng làm chủ ngữ cùng cách chia động từ ở các ngôi này trong Leçon 5, trang 25. Giáo trình New Headway Elementary, the third edition, students’book, trang 13 (unit 2) cung cấp cho người học cách chia các động từ thường trong tiếng Anh ở ngôi I và you. Các đại từ khác bao gồm he, she, it được dạy ở unit 3, trang 30. Để sử dụng một danh từ trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp thường cần có mạo từ (un tigre/a tiger). Mạo từ bao gồm mạo từ không xác định (un/une/des – a/an) và mạo từ xác định (le/la/l’/les – the): Pierre a un chat. Le chat est beau. Peter has a cat. The cat is lovely. Về mặt từ vựng, tiếng Pháp và tiếng Anh có khá nhiều từ giống nhau, cả về chữ viết và nghĩa. Ví dụ: Nation – Nation: Quốc gia, đất nước. Description – Description: Miêu tả Café – Café: Cà phê (tiếng Pháp), tiệm cà phê (Anh, Pháp) Model – Model: Mẫu, mốt (tiếng Pháp), người mẫu (tiếng Anh) Lion – Lion: Con sư tử Cùng có chức năng bổ nghĩa cho các động từ, một số trạng từ trong tiếng Pháp và tiếng Anh đều có thể cấu tạo dựa trên các tính từ có sẵn (tính từ tiếng Pháp + ment, tính từ tiếng Anh + ly): lent/lentement, heureux/heureusement careful/carefully, happy/happily. Có nhiều giáo viên đã rất sáng tạo, đưa những từ tiếng Pháp được Việt hóa như ghi-đông (guidon), cua học, khóa học (cours), gác-đờ-bu (gardeboue) để học sinh làm quen với tiếng Pháp. Học sinh cũng cảm thấy rất phấn khởi và hào hứng làm quen với một ngôn ngữ mà mình cũng đã biết một chút hoặc có thể vô tình sử dụng trong đời sống hàng ngày nhưng không biết đó là tiếng Pháp. Nhưng với đối tượng người học đã biết tiếng Anh, lí tưởng nhất vẫn là tạo ra ở người học khả năng phân tích, đối chiếu, so sánh, nhận xét những điểm giống và khác giữa hai ngôn ngữ này. Về lâu dài, trong quá trình học, giáo viên có thể khuyến khích học sinh ghi chú nghĩa của Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 46 từ tiếng Pháp bằng tiếng Anh. Động tác này giúp sinh viên hiểu và nắm rõ bài hơn, và còn có các tác dụng khác như hiểu rõ và sâu sắc hơn cả hai ngôn ngữ, rèn luyện khả năng tư duy ngoại ngữ, giảm bớt hiện tượng chuyển ngữ hoặc dịch từng từ một bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tương đồng về ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Pháp vừa nêu trên, cũng có khá nhiều điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ này, cả về từ vựng, ngữ pháp và cách đọc, cách viết. Những điểm khác nhau đó, nếu người học không ý thức được, sẽ dẫn đến hiện tượng chuyển di tiêu cực (interférence négative). Hiện tượng chuyển di tiêu cực cản trở và làm chậm quá trình học tập. Chuyển di tiêu cực là hiện tượng xảy ra khi có sự nhầm lẫn của người học cho rằng một số khái niệm trong tiếng Pháp cũng giống như trong tiếng Anh, trong khi giữa hai thứ tiếng có sự khác biệt. Sự áp đặt cấu trúc tiếng Anh cho cấu trúc tiếng Pháp dẫn đến việc phạm lỗi. Những lỗi này nếu không được sửa chữa kịp thời, sẽ được người học ghi nhớ, trở thành thói quen và rất khó sửa. Điển hình là trong tiếng Pháp các danh từ được chia thành giống đực và giống cái, trong khi không có khái niệm giống đối với danh từ trong tiếng Anh. Xuất phát từ đặc điểm này, một số phạm trù khác trong tiếng Pháp không hề tồn tại trong tiếng Anh. Các tính từ trong tiếng Pháp phải biến đổi và hợp giống và số với chủ ngữ hoặc danh từ đi cùng, trong khi trong tiếng Anh không có hiện tượng này: Une belle fille/ Un beau dessin/ Un bel aéroport A beautiful girl/ a beautiful picture Il est intelligent/ Elle est intelligente He is intelligent/ She is intelligent Vị trí của tính từ, danh từ, đại từ nhân xưng làm bổ ngữ và trạng từ cũng rất khác trong cấu trúc câu của tiếng Anh và tiếng Pháp. Chúng ta hãy xem xét các ví dụ sau: Il étudie à l’université de Paris/ She studies at Oxford University. Il sort souvent avec ses amis/ He usually goes out with his friends. J’ai une amie vietnamienne. Je l’aime beaucoup. I have a vietnamese girl friend. I love her very much. Ngoài sự khác biệt về ngữ pháp và từ vựng, tiếng Pháp và tiếng Anh khác nhau khá nhiều về cách phát âm (nasal/tongue). Phát âm và diễn đạt nói bằng tiếng nước ngoài luôn là một khó khăn trong việc dạy và học ngoại ngữ. Có khá nhiều vấn đề liên quan đến khả năng phát âm của người học tiếng Pháp, vượt ra ngoài việc đơn thuần là đối chiếu hai ngôn ngữ, chúng tôi xin sẽ trình bày trong một bài viết khác. 3. Kết luận Việc học một ngoại ngữ không thể nói ngay là dễ hay khó bởi ngoài những vấn đề về tâm lí dạy và học như những môn học khác, nó còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới (khả năng phát âm, tâm lí, văn hóa, lứa tuổi, sự tiếp cận và sử dụng trong đời sống hàng ngày). Ngành ngôn ngữ học đối chiếu ra đời giúp cho việc học ngoại ngữ nhanh hơn, hiệu quả Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trương Thị Minh _____________________________________________________________________________________________________________ 47 hơn và sử dụng chuẩn mực hơn. Nếu biết áp dụng những kết quả nghiên cứu đó vào đối tượng người học tiếng Pháp tại Việt Nam, thì việc nêu ra những điểm tương đồng và dị biệt ngay từ buổi học đầu tiên, cho trình độ A của tiếng Pháp, là hữu ích. Những vấn đề được nêu trên dựa vào những lí thuyết về so sánh ngôn ngữ cùng những kinh nghiệm giảng dạy tiếng Pháp và tiếng Anh. Bài viết này không chỉ nhằm vào độc giả là những giáo viên tiếng Pháp và sinh viên chuyên ngành tiếng Anh học tiếng Pháp, mà còn hướng tới những người đang giảng dạy hay học ngoại ngữ. Với những vấn đề được đề cập, chúng tôi hi vọng được chia sẻ kinh nghiệm, giúp cho những người biết tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, đang tự học hoặc có ý định học thêm một trong hai thứ tiếng đó có thêm phương pháp và định hướng tốt cho quá trình học tập, nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay khi việc sử dụng ngoại ngữ là hết sức cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bérard E. (1991), L’approche communicative, CLE International, France. 2. De Salins G-D. (1996), Grammaire pour l’enseignement/apprentissage du FLE, Didier/Hatier, France. 3. Gaonac’h D. (1987), Théorie d’apprentissage et acquisition d’une langue étrangère, coll.LAL, Hatier-Crédif, France. 4. Klein W. (1989), L’acquisition de langue étrangère, linguistique, Armand Colin, France. 5. Liz and John Soars (2010), New Headway Elementary, Students’book, third edition, Oxford University, London, England. 6. Trương Thị Minh (2007), La préposition à et son enseignement en classe de français langue étrangère, Luận văn Thạc sĩ tiếng Pháp, chuyên ngành Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 7. Hữu Ngọc (1996), Sổ tay người dùng tiếng Pháp (La pratique du français), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Paveau M.A., Sarfati G.E. (2003), Les grandes théories de la linguistique, De la grammaire comparée à la pragmatique, Armand Colin, France. 9. Verdelhan-Bourgade M., Verdelhan M., Dominique Ph. (1982), Sans Frontières 1, Méthode de français, CLE International, Paris, France. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16-10-2012; ngày phản biện đánh giá: 15-11-2012; ngày chấp nhận đăng: 28-11-2012)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05_truong_thi_minh_5087.pdf