Giáo dục khoa cử Việt Nam

Giáo dục khoa cử Việt Nam Giáo dục và khoa cử thời Trần trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường học và chế độ khoa cử nước Đại Việt từ năm 1226 đến năm 1400. Hệ thống giáo dục Khi Phật giáo được nhà Trần coi trọng và thịnh hành, Nho giáo đóng vai trò thứ yếu. Tuy nhiên Nho học cũng từng bước thâm nhập vào xã hội qua hệ thống giáo dục. Sách học chính được quy định gồm có Ngũ Kinh, Tứ Thư, Bắc sử[1]. Ban đầu chỉ có nhà chùa là nơi dạy chữ Nho và các sách sử[1]. Sau này, nhiều nhà nho và thái học sinhkhông làm quan, về nhà dạy học. Hệ thống trường lớp tại các địa phương được hình thành. Một trong những người thày xuất sắc nhất là Chu Văn An. Chế độ khoa cử Sau khi thành lập không lâu, nhà Trần bắt đầu thực hiện chế độ khoa cử để chọn người tài giúp nước. Năm 1232, nhà Trần mở khoa thi đầu tiên. Năm 1247, triều đình đặt lệ thi lấy Tam khôi gồm 3 người đỗ đầu là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và quy định cứ 7 năm mở 1 khoa thi[1]. Năm 1255, nhà Trần đặt lệ lấy 2 trạng nguyên: 1 kinh trạng nguyên dành cho các lộ phía bắc và 1 trại trạng nguyên dành cho Thanh Hóa và Nghệ An để khuyến khích việc học của phương nam. Năm 1275 lệ này bãi bỏ vì không cần thiết nữa[2]. Năm 1304, triều đình quy định rõ nội dung thi 4 trường: Trường 1: thi ám tả cổ văn Trường 2: thi kinh nghi, kinh nghĩa, thơ phú Trường 3: thi chế, chiếu, biểu Trường 4: thi đối sách Sau đó triều đình mở kỳ thi Đình để phân hạng cao thấp cho thái học sinh. Năm 1396, Trần Thuận Tông ban chiếu quy định cách thức thi Hương, thi Hội bằng thể văn 4 kỳ, và định rõ: "Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, người đỗ thì vua ra một bài văn sách để xếp bục". Lệ thi 4 trường được quy định lại như sau: Trường 1: thi kinh nghĩa Trường 2: thi thơ phú Trường 3: thi chế, chiếu, biểu Trường 4: thi văn sách Những người đỗ đạt được bổ nhiệm vào chức vụ ở viện Hàn lâm, các cơ quan hành khiển, sung vào các phái bộ sứ thần hoặc tiếp sứ phương Bắc. Họ trở thành bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, có những đóng góp quan trọng trọng lĩnh vực chính trị, ngoại giao như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát Các kỳ thi Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy 283 người đỗ[3]. Có 2 khoa thi 1256 và 1266 lấy 2 trạng nguyên là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên nên tổng số có 12 người đỗ đầu trong các kỳ thi.

docx11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục khoa cử Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo dục khoa cử Việt Nam Giáo dục khoa cử Việt Nam Giáo dục khoa cử thời Trần Giáo dục và khoa cử thời Trần trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường học và chế độ khoa cử nước Đại Việt từ năm 1226 đến năm 1400. Hệ thống giáo dục Khi Phật giáo được nhà Trần coi trọng và thịnh hành, Nho giáo đóng vai trò thứ yếu. Tuy nhiên Nho học cũng từng bước thâm nhập vào xã hội qua hệ thống giáo dục. Sách học chính được quy định gồm có Ngũ Kinh, Tứ Thư, Bắc sử[1]. Ban đầu chỉ có nhà chùa là nơi dạy chữ Nho và các sách sử[1]. Sau này, nhiều nhà nho và thái học sinhkhông làm quan, về nhà dạy học. Hệ thống trường lớp tại các địa phương được hình thành. Một trong những người thày xuất sắc nhất là Chu Văn An. Chế độ khoa cử Sau khi thành lập không lâu, nhà Trần bắt đầu thực hiện chế độ khoa cử để chọn người tài giúp nước. Năm 1232, nhà Trần mở khoa thi đầu tiên. Năm 1247, triều đình đặt lệ thi lấy Tam khôi gồm 3 người đỗ đầu là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và quy định cứ 7 năm mở 1 khoa thi[1]. Năm 1255, nhà Trần đặt lệ lấy 2 trạng nguyên: 1 kinh trạng nguyên dành cho các lộ phía bắc và 1 trại trạng nguyên dành cho Thanh Hóa và Nghệ An để khuyến khích việc học của phương nam. Năm 1275 lệ này bãi bỏ vì không cần thiết nữa[2]. Năm 1304, triều đình quy định rõ nội dung thi 4 trường: Trường 1: thi ám tả cổ văn Trường 2: thi kinh nghi, kinh nghĩa, thơ phú Trường 3: thi chế, chiếu, biểu Trường 4: thi đối sách Sau đó triều đình mở kỳ thi Đình để phân hạng cao thấp cho thái học sinh. Năm 1396, Trần Thuận Tông ban chiếu quy định cách thức thi Hương, thi Hội bằng thể văn 4 kỳ, và định rõ: "Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, người đỗ thì vua ra một bài văn sách để xếp bục". Lệ thi 4 trường được quy định lại như sau: Trường 1: thi kinh nghĩa Trường 2: thi thơ phú Trường 3: thi chế, chiếu, biểu Trường 4: thi văn sách Những người đỗ đạt được bổ nhiệm vào chức vụ ở viện Hàn lâm, các cơ quan hành khiển, sung vào các phái bộ sứ thần hoặc tiếp sứ phương Bắc. Họ trở thành bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, có những đóng góp quan trọng trọng lĩnh vực chính trị, ngoại giao như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… Các kỳ thi Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy 283 người đỗ[3]. Có 2 khoa thi 1256 và 1266 lấy 2 trạng nguyên là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên nên tổng số có 12 người đỗ đầu trong các kỳ thi. Thứ tự Tên Năm đỗ Đời vua Ghi chú 1 Trương Hanh 1232 Trần Thái Tông 2 Nguyễn Quan Quang 1234 Trần Thái Tông 3 Lưu Miễn 1239 Trần Thái Tông 4 Nguyễn Hiền 1247 Trần Thái Tông 5 Trần Quốc Lặc 1256 Trần Thái Tông Kinh Trạng nguyên 6 Trương Xán 1256 Trần Thái Tông Trại Trạng nguyên 7 Trần Cố 1266 Trần Thánh Tông Kinh Trạng nguyên 8 Bạch Liêu 1266 Trần Thánh Tông Trại Trạng nguyên 9 Lý Đạo Tái 1272? Trần Thánh Tông 10 Đào Tiêu 1275 Trần Thánh Tông 11 Mạc Đĩnh Chi 1304 Trần Anh Tông 12 Đào Sư Tích 1374 Trần Duệ Tông Giáo dục khoa cử thời Lê sơ Giáo dục khoa cử thời Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường học và chế độ khoa cử nước Đại Việt từ năm 1427 đến năm 1527. Hệ thống trường học Vua Lê Thái Tổ chú trọng đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước ngay sau khi lên ngôi. Ông ra lệnh cho các trấn trong nước đều phải xây trường học, mở mang nền giáo dục trong nước. Tại kinh đô có Quốc tử giám và nhà Thái học. Học trò ở đây là con em quan lại và những người có học lực hạng ưu tú tuyển chọn trong dân. Thày dạy trong Quốc tử giám gọi chung là Giáo quan, bao gồm các quan văn trong triều hoặc những người có học vấn uyên bác trong xã hội. Thời Lê Thánh Tông, Quốc Tử giám được mở rộng, sau Văn Miếu là nhà Thái học, có Minh luận đường là nơi giảng dạy. Ngoài ra, triều đình còn xây thêm Bí thư khố là kho trữ sách và khu nhà tập thể cho các giám sinh lưu trú từ nơi xa đến[1]. Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý,nhà Trần. Tại các lộ đều có trường học, học trò ở đây gọi là Lộ hiệu sinh. Chỉ trừ con nhà hát xướng và người đang bị tội tù đày, con em các nhà lương thiện đều có thể vào học tại đây[2]. Sang thời Lê Thánh Tông, trường lộ đổi thành trường phủ. Giáo quan giảng dạy tại đây được tuyển từ các nhà Nho địa phương. Muốn lên học tại Quốc Tử giám, học trò ở trường lộ phải qua sát hạch, lấy những Lộ hiệu sinh học xuất sắc nhất, nhì. Ngoài các trường do triều đình mở còn có các trường lớp tư nhân trên khắp toàn quốc do các nhà Nho không đỗ đạt hoặc đã đỗ đạt nhưng thôi làm quan về dạy học. Tài liệu học tập Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử chính thức gồm có: Tứ Thư Ngũ Kinh Ngọc đường văn phạm Văn hiến thông khảo Văn tuyển Cương mục Bắc sử (Sử Trung Quốc) Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là học thuộc lòng và trừng phạt bằng roi vọt. Ngoài ra, còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng[3]. Dưới thời Lê sơ nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nói riêng, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn;Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học không được phát huy ý kiến riêng của mình. Kiểu người điển hình do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ nhà Lê[4]. Chế độ khoa cử Việc tuyển dụng quan lại vào bộ máy chính quyền có 3 đường: Đỗ đạt qua thi cử Nhờ quan lại đề cử có bảo đảm (bảo cử) Lấy con cháu công thần hưởng tập tước Trong 3 con đường trên, con đường khoa cử là quan trọng nhất, được triều đình đề cao, chú trọng[1]. Ngay từ năm 1426, khi khởi nghĩa Lam Sơn chưa kết thúc, Lê Lợi tiến ra Bồ Đề đã mở kỳ thi đặc biệt, lấy đỗ 30 người. Từ khi nhà Lê chính thức thành lập, việc tổ chức các khoa thi diễn ra đều đặn định kỳ. Có 3 kỳ thi chính và quan trọng nhất là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Thi Hương Từ thời Lê Thánh Tông, thi Hương có quy định chặt chẽ, rõ ràng, với yêu cầu: người thi Hương phải là người dân có đạo đức, cấm người bất hiếu, loạn luân, gian ngoa; cấm con nhà phản nghịch, con phường chèo, hát xướng. Người thi Hương phải qua 4 kỳ: Kỳ 1 thi kinh nghĩa về Tứ thư Kỳ 2 thi Ngũ kinh Kỳ 3 thi chiếu, chế, biểu mỗi môn 1 bài Kỳ 4 thi một bài văn trường thiên 1000 chữ. Qua 4 kỳ thi, ai trúng được 3 kỳ gọi là Sinh đồ, khoa sau lại vào thi; ai trúng 4 kỳ thì gọi là Hương cống. Đỗ Hương cống rồi năm sau mới được thi Hội. Các tên gọi Sinh đồ, Hương cống bắt đầu từ năm 1462 niên hiệu Quang Thuận[5]. Định kỳ 3 năm tổ chức 1 lần. Thi Hội Thi Hội thuộc hàng đại khoa để các Hương cống cả nước đua tài. Thời gian đầu, người đang làm quan dù chưa đỗ Hương cống vẫn được thi Hội, nhưng từ năm 1486 người làm quan cũng phải đỗ thi Hương mới được thi Hội. Định kỳ 3 năm tổ chức 1 lần thi Hội, sau năm thi Hương. Từ thời Lê Nhân Tông, thi Hội gồm có 4 kỳ: Kỳ 1 thi Tứ thư, Luận ngữ; 4 đề về Mạnh Tử (thí sinh được chọn 4 trong 8 đề). Về Ngũ kinh, mỗi kinh 3 đề cho thí sinh chọn làm 1 đề; riêng kinh Xuân Thu có 2 đề nhưng phải gộp vào làm thành 1 bài văn[6]. Kỳ 2 thi chế, chiếu, biểu, mỗi thể loại có 3 đề Kỳ 3 thi thơ phú, mỗi thể 2 đề. Thơ dùng thể Đường luật, phú dùng thể Lý Bạch thường viết Kỳ 4 ra bài văn sách, hỏi những điểm khác nhau giữa Ngũ Kinh và Tứ Thư cùng chính sự xấu, tốt của các đời trước. Người đỗ thi Hội gọi là trúng cách, người đạt điểm cao nhất gọi là Hội nguyên. Suốt thời Lê sơ, từ thời Lê Thái Tông tổ chức thi Hội; tổng cộng đến năm 1526 thời Lê Cung Hoàng, nhà Lê tổ chức 26 khoa thi[6]. Thi Đình Là cuộc thi dành cho những người đỗ thi Hội, tổ chức tại sân điện, do nhà vua đích thân ra đề. Trong số những người đỗ, chọn ra 3 người cao nhất (gọi là Tam khôi) là Đệ nhất giáp đệ nhất danh (Trạng nguyên), Đệ nhất giáp đệ nhị danh (Bảng nhãn), Đệ nhất giáp đệ tam danh (Thám hoa). Người đỗ hạng nhì, tức là Đệ nhị giáp, gọi là Hoàng giáp hay Tiến sĩ xuất thân. Người đỗ Đệ tam giáp gọi chung là Tiến sĩ, hay Tiến sĩ xuất thân. Những người đỗ thi Đình rất được trọng vọng, được vua ban thưởng áo mũ, thết tiệc, các quan hồng lô làm lễ xướng danh ở nhà Thái học, Bộ Lễ ghi tên vào bảng vàng treo trước cửa Đông hoa, làm lễ vinh quy bái tổ. Đặc biệt, vua Lê Thánh Tông còn cho tạc bia tiến sĩ dựng trong nhà Thái học. Họ được triều đình bổ dụng làm quan. Thời Lê sơ tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên. Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới. Giáo dục khoa cử thời Mạc Giáo dục khoa cử thời Mạc trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường học và chế độ khoa cử nước Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 trong vùng nhà Mạc kiểm soát. Hệ thống trường học Thừa kế nền giáo dục từ thời Lê sơ, nhà Mạc vẫn dùng Nho giáo làm tư tưởng chính thống trong việc thể chế hoá các chính sách cai trị và xây dựng bộ máy triều đình. Quốc Tử Giám và nhà Thái học vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước. Qua các cuộc chiến xung đột cuối thời Lê, nhiều công trình kiến trúc ở Văn Miếu bị hư hại. Năm 1536, Mạc Thái Tông sai Mạc Đình Khoa tu sửa lại trường Quốc Tử Giám. Năm 1537, thượng hoàng Mạc Thái Tổ đích thân đến nhà Thái học làm lễ tế Khổng Tử. Tại các lộ trong nước tiếp tục duy trì các trường học như thời Lê sơ và các trường tư. Tài liệu học tập Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử chính thức vẫn như thời Lê sơ, gồm có: Tứ Thư Ngũ Kinh Ngọc đường văn phạm Văn hiến thông khảo Văn tuyển Cương mục Bắc sử (Sử Trung Quốc) Chế độ khoa cử Nhà Mạc rất chú trọng phát triển nhân tài trong nước và tổ chức đều đặn các kỳ thi 3 năm 1 lần, từ khi mới thành lập đến năm tồn tại cuối cùng. Năm 1592, dù quân Nam triều tiến ra đánh chiếm, chiến sự đã áp sát kinh thành Thăng Long, Mạc Mậu Hợp vẫn tổ chức thi cử đúng định kỳ ở bên kia sông Hồng. Việc chọn sĩ tử tới ra đề, quan coi thi, tổ chức thi, lệ ban thưởng bia đá... đều theo nếp cũ của nhà Lê sơ[1]. Tương tự như thời Lê sơ, có 3 kỳ thi chính và quan trọng nhất là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Các khoa thi Từ năm 1529 thời Mạc Thái Tổ đến năm 1592 thời Mạc Mậu Hợp, nhà Mạc đã tổ chức 22 khoa thi, lấy đỗ 485 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên. Triều Mạc Thái Tổ tổ chức 1 khoa: Khoa Kỷ sửu (1529), lấy đỗ 27 tiến sĩ Triều Mạc Thái Tông tổ chức 3 khoa: Khoa Nhâm thìn (1532), lấy đỗ 27 tiến sĩ Khoa Ất mùi (1535), lấy đỗ 32 tiến sĩ Khoa Mậu tuất (1538), lấy đỗ 36 tiến sĩ Triều Mạc Hiến Tông tổ chức 2 khoa: Khoa Tân sửu (1541), lấy đỗ 30 tiến sĩ Khoa Giáp thìn (1544), lấy đỗ 17 tiến sĩ Triều Mạc Tuyên Tông tổ chức 6 khoa: Khoa Đinh mùi (1547), lấy đỗ 30 tiến sĩ Khoa Canh tuất (1550), lấy đỗ 26 tiến sĩ Khoa Quý sửu (1553), lấy đỗ 21 tiến sĩ Khoa Bính thìn (1556), lấy đỗ 24 tiến sĩ Khoa Kỷ mùi (1559), lấy đỗ 20 tiến sĩ Khoa Nhâm tuất (1562), lấy đỗ 18 tiến sĩ Triều Mạc Mậu Hợp tổ chức 10 khoa: Khoa Ất sửu (1565), lấy đỗ 16 tiến sĩ Khoa Mậu thìn (1568), lấy đỗ 17 tiến sĩ Khoa Tân mùi (1571), lấy đỗ 17 tiến sĩ Khoa Giáp tuất (1574), lấy đỗ 24 tiến sĩ Khoa Đinh sửu (1577), lấy đỗ 18 tiến sĩ Khoa Canh thìn (1580), lấy đỗ 24 tiến sĩ Khoa Quý mùi (1583), lấy đỗ 18 tiến sĩ Khoa Bính tuất (1586), lấy đỗ 23 tiến sĩ Khoa Kỷ sửu (1589), lấy đỗ 17 tiến sĩ Khoa Nhâm thìn (1592), lấy đỗ 17 tiến sĩ Việc khắc tên tiến sĩ vào bia đá chỉ được thực hiện 1 lần năm 1529. Sau đó do chiến tranh, việc này không còn được chú trọng. Năm 1582, Trần Thì Thầm kiến nghị với Mạc Mậu Hợp khôi phục việc khắc bia tiến sĩ, nhưng do chiến tranh nên vẫn bị gác lại[2]. Nhận định Giáo dục và khoa cử thời Mạc đã tạo ra một đội ngũ quan lại cho bộ máy triều đình, trong đó có không ít người danh vọng rất cao như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hà Nhậm Đại, Hoàng Sĩ Khải…[3]. Nguyễn Dữ tuy không đỗ đạt nhưng cũng trở thành danh Nho đương thời. Hệ thống giáo dục thời Mạc tạo ra một đội ngũ Nho sĩ đông đảo ở các làng xã; từ đó Hội tư văn được thành lập. Họ có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng cổ lệ phong kiến địa phương[2]. Phạm Đình Hổ sống thời Lê mạt đã nhận định về việc khoa cử thời Mạc như sau[4]: "Những kẻ tao nhân văn sĩ đều đua nhau theo lối phù phiếm, so với thời Tiền Lê (tức Lê sơ) lại càng kém. Song thói học chưa đến nỗi hủ lậu nên học vấn, văn chương, chính sự, công nghiệp cũng không kém cổ nhân mấy" "Đầu bài văn sách khi đó có 200 chữ... hỏi một cách bao hàm, rộng rãi, không phải người học quán xuyến cổ kim thì không thể hạ bút viết được. Vậy nên chọn được nhiều người tài giỏi. Những đời gần đây (chỉ khoa cử thời Lê trung hưng) không thể sánh kịp. Từ đời Diên Thành[5] trở lên, nề nếp ấy vẫn còn..." Theo đánh giá của Phan Huy Chú vào thế kỷ 19[3]: "Nhà Mạc dẫu bận chiến tranh mà vẫn không bỏ thi cử, vì thế được nhiều người tài giỏi giúp việc, chống đối với nhà Lê, kéo dài đến hơn 60 năm. Ấy cũng là công hiệu của khoa cử đó." Giáo dục khoa cử Đàng Ngoài thời Lê trung hưng Do nước Đại Việt bị chia cắt thời Lê trung hưng, việc giáo dục thi cử của Đàng Ngoài và Đàng Tronghoàn toàn tách biệt dưới hai chế độ cai trị của chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Về cơ bản, các chúa Trịnh vẫn kế tục nền giáo dục từ thời Lê Sơ và thời Mạc. Mục tiêu của chế độ học tập và thi cử nhằm đào tạo và tuyển dụng đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền. Giáo dục Các chúa Trịnh cho duy trì hệ thống trường học từ trung ương đến địa phương vốn có từ thời Lê Sơ, trong đó trung tâm vẫn là Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám tiếp nhận các học trò từ khắp nơi ở Đàng Ngoài có đủ năng lực học tập. Thời Lê trung hưng vẫn duy trì việc bài trừ con những người phạm tội và con nhà hát xướng không được thi cử[1]. Năm 1652, nhà Thái học bị đổ nát, triều đình giao cho Thượng thư Bộ Lễ là Phạm Công Trứ sửa chữa. Sau đó, triều đình duy trì lệ hàng tháng vào ngày rằm và mùng một triệu tập các Nho sinh đến hội họp và làm văn để tăng thêm phong khí Nho gia, có sự tham dự bình văn của các quan Tham tụng, Bồi tụng[2]. Sang đầu thế kỷ 18, triều đình chú trọng hơn đến việc hỗ trợ vật chất cho trường học các địa phương. Năm 1723, chúa Trịnh Cương ban hành quy định cấp ruộng cho các trường học, gọi là học điền theo các mức: trường Quốc học 60 mẫu, trường Hương học 16 - 20 mẫu tùy vào quy mô từ nhỏ đến lớn. Hoa lợi từ ruộng được mang chi dùng vào việc đèn dầu trong học tập. Giữa thế kỷ 18, các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài nổ ra, nền giáo dục có phần suy sút. Thi cử Khái quát Khi còn ở Thanh Hóa, các chúa Trịnh còn phải đối phó với nhà Mạc, do đó việc thi cử không thực sự được quan tâm[3]. Thời kỳ này các chúa Trịnh đặt ra các kỳ thi Chế khoa lấy Tiến sĩ xuất thân và Đồng tiến sĩ xuất thân theo thứ bậc khác nhau, tổ chức tại Hành cung Vạn Lại. Các khoa thi của nhà Lê giai đoạn này diễn ra trong các năm 1554 thời Lê Trung Tông, năm 1565 thời Lê Anh Tông và năm 1577 thời Lê Thế Tông. Năm 1580, Nam triều khôi phục lại khoa thi Hội tại Vạn Lại và đến năm 1583 mới đặt lệ 3 năm 1 lần như thời Lê Sơ. Năm 1595 khi mới trở về Thăng Long, nhà Lê trung hưng tổ chức kỳ thi Hội cho các cống sĩ ở bờ sôngNhị Hà và sau đó thi Đình, lấy đỗ Tiến sĩ xuất thân và Đồng tiến sĩ xuất thân. Tính từ năm 1580 khi nhà Lê trung hưng khôi phục lại khoa thi Hội đến năm 1787 thời Lê Chiêu Thống, có tất cả 68 khoa thi với 717 tiến sĩ[3]. Người đỗ đại khoa ngoài áo mũ, cờ quạt chiêng trống triều đình ban còn được nhà cửa dinh thự tại quê nhà. Người đỗ từ Đồng tiến sĩ xuất thân trở lên đều được bổ nhiệm làm Khoa đạo tới Hàn lâm viện chứ không bổ làm quan phủ, huyện; nếu bổ ra ngoài Ty thừa thì bổ làm Chánh chứ không bổ làm Phó. Vì những đãi ngộ như vậy, phong trào học tập thời Lê trung hưng lên rất cao[4]. Nỗ lực chấn hưng Sang thế kỷ 17, thể lệ thi cử được chỉnh đốn quy củ hơn. Năm 1664, chúa Trịnh Tạc định rõ lại điều lệ thi Hội, quy định từng điều, khoản về trường thi, người thi, quan chấm thi và cách làm bài thi… Năm 1678, thể lệ thi Hương cũng được ban hành gồm 16 điều, theo đó các quan phủ, châu có nhiệm vụ khảo hạch học trò, người giỏi là đỗ tứ trường, người vừa là đỗ tam trường. Định kỳ thi Hương 3 năm 1 lần, năm sau thì thi Hội. Ngày học trò vào trường thi Hương là ngày 8 tháng 8. Số lượng học trò ứng thí từng xã là: xã lớn 20 người, xã vừa 15 người và xã nhỏ 10 người. Theo đánh giá của Lịch triều hiến chương loại chí, việc thi cử thời Lê trung hưng không còn giữ được sự nghiêm túc như thời Lê Thánh Tông[4]: “Các học giả chỉ chuộng nắn nót từng câu, văn chương ngày càng kém cỏi, chỉ học thuộc lòng rồi theo đúng sách viết ra… Thơ phú, tứ lục đều chép theo bài cũ, không sợ giống nhau” Các quan trường thường dùng lại các đề có sẵn của các lần trước không thay đổi gì. Vì vậy học giả có nhiều người làm bài sẵn mang bán để nho sinh học thuộc vào chép trong trường thi, quan cứ chấm theo đó lấy đỗ. Kết quả không chọn được người thi có thực tài. Do chất lượng đi xuống, năm 1694, chúa Trịnh Căn đã ban lệnh cho học trò phải trở lại văn thể thời Hồng Đức. Năm 1711, Trịnh Cương cho định lại văn thể thi Hương, nhưng không cải thiện được nhiều. Năm 1720, Trịnh Cương đặt ra lệ: Chúa ra đề thi Hương, không để cho quan trường ra đề nữa. Đề thi được quan kinh nghĩ trong phủ rồi trình Chúa phê, gọi là Ngự đề. Sau đó các đề thi được sao chép, sai người chạy trạm mang đến cho các trường. Riêng với những nơi xa như Thanh Hóa và Nghệ An thì cho phép quan Hiến sát được mở sách ra đề như trước. Năm 1721, các quan huyện được giao trách nhiệm khảo hạch học trò, kiểm soát số người đi thi: huyện lớn 200 người, huyện vừa 150 người, huyện nhỏ 100 người. Những người giỏi được đưa lên Phủ doãn hoặc Ty thừa khảo lần nữa, chia làm hai hạng sảo thông hoặc thứ thông. Năm 1725, triều đình ra quy định cách chấm quyển thi Hội. Các quan trường được xét tuyển vào hội đồng chấm, theo đó: một người đọc, một người nghe, xét cho thỏa đáng rồi mới quyết định lấy đỗ hay đánh trượt[5]. Suy đồi Từ sau năm 1750, do loạn lạc, tư tưởng Nho giáo cũng suy, việc học hành và thi cử suy kém đi. Quy chế thi cử càng suy đồi, mất kỷ cương. Những người muốn dự thi Hương chỉ cần nộp 3 quan tiền là được dự thi không cần qua sát hạch. Vì không phải qua sát hạch, có thêm nhiều thành phần đi thi khá hỗn tạp như người đi buôn, nhà hàng thịt, người làm ruộng… cũng làm đơn xin thi. Có đợt người đi thi quá đông, giày xéo lên nhau làm có người bị chết ở cổng trường thi[5]. Trong trường thi, việc trông coi cũng thả lỏng, thí sinh mang cả sách vào trường, tự do hỏi bài nhau, mượn người khác vào thi hộ[5]. Những tệ nạn đó diễn ra công khai làm trường thi rất lộn xộn. Sử gia Phan Huy Chú nói về việc này như sau: "Những người có thực tài, mười người thi không đậu một. Hạng sinh đồ ba quan… đầy cả thiên hạ. Người trên… lấy tiền mà không ngại, kẻ dưới nộp tiền để được mưu đồ mà không thẹn, làm cho trường thi thành chỗ buôn bán"[5]. Giáo dục khoa cử Đàng Trong thời Lê trung hưng Do nước Đại Việt bị chia cắt thời Lê trung hưng, việc giáo dục khoa cử của Đàng Trong và Đàng Ngoài hoàn toàn tách biệt dưới hai chế độ cai trị của chúa Nguyễn và chúa Trịnh. Vùng đất Đàng Trong mới mở mang, chưa có bề dày lịch sử nên việc giáo dục và thi cử chưa có quy củ như Đàng Ngoài[1]. Giáo dục Vì hoàn cảnh lịch sử, Nho học tại Đàng Trong chưa có vị trí sâu, rộng như ở Đàng Ngoài. Trong thời kỳ đầu, các chúa Nguyễn bổ nhiệm quan lại đều trên cơ sở lấy con em quý tộc và sự tiến cử của quan lại địa phương rồi bổ nhiệm. Nhưng do nhu cầu cần nhân tài cho bộ máy quan liêu, các chúa Nguyễn đã từng bước xúc tiến việc học tập và thi cử. Tuy nhiên, các chúa Nguyễn không mở trường công mà để tùy ý dân gian các địa phương tự mở trường tư, chính quyền chỉ tổ chức các kỳ thi tuyển[1]. Thi cử Từ năm 1632, Nguyễn Phúc Nguyên thi hành chính sách duyệt tuyển: 3 năm một lần tuyển nhỏ, 6 năm một lần tuyển lớn. Các học trò ở huyện được lệnh đến trấn dinh khảo thí một ngày, gọi là “thi quận mùa xuân”. Phép thi dùng 1 bài thơ, 1 bài văn sách, hạn trong 1 ngày làm xong. Lấy tri phủ, Tri huyện làm sơ khảo, Ký lục làm phúc khảo. Người trúng tuyển cho làm chức Nhiêu học và cho miễn thuế sai dư 5 năm. Ngoài ra còn tổ chức viết chữ Hán, ai trúng được bổ làm việc ở 3 ty Xá sai, Lệnh sử và Tướng thần lại. Năm 1646, chúa Nguyễn mở khoa thi Thu đầu tiên, gọi là Thu vi hội thí (Thi hội mùa thu). Từ đó định ra lệ thi 9 năm 1 lần, chia làm 2 khoa Chính đồ (tương tự như thi Hương, thi Hội ở Đàng Ngoài - để lấy người thi đỗ ra làm quan) và Hoa văn. Thi Chính đồ diễn ra trong 3 ngày: Ngày đầu thi tứ lục Ngày thứ 2 thi thơ phú Ngày thứ 3 thi văn sách Người trúng tuyển chia 3 hạng: Giáp gọi là Giám sinh, bổ làm Tri phủ Ất gọi là Sinh đồ, bổ làm Huấn đạo Bính cũng gọi là Sinh đồ, tương đương với tú tài, bổ làm Lễ sinh hoặc Nhiêu học. Thi Hoa văn cũng diễn ra trong 3 ngày, mỗi ngày viết 1 bài thơ, người trúng tuyển cũng chia 3 hạng, bổ nhiệm làm việc ở 3 ty Xá sai, Lệnh sử và Tướng thần lại. Năm 1660, Nguyễn Phúc Tần cho mở kỳ thi Hội, lấy đỗ 5 người thi Chính đồ và 15 người thi Hoa văn. Những người thi đỗ được vào Chính dinh (Phú Xuân) thi Đình: chúa Nguyễn cho thi tiếp một luật thơ nữa để định hạng đậu cao thấp và bổ chức quan. Sau khi lấy đỗ những người thi Chính đồ và Hoa văn, Nguyễn Phúc Tần lại tổ chức thêm kỳ thi Thám phỏng để thăm dò suy nghĩ của sĩ tử về thời cuộc nhằm chọn thêm quan lại cho các ty. Thí sinh chỉ thi trong 1 ngày, được hỏi về tình hình binh dân Đàng Trong và công việc của chính quyền Đàng Ngoài, sau đó lấy đỗ được 7 người. Năm 1679, chúa Nguyễn lại cho mở thi Nhiêu học nhưng chỉ thi Chính đồ mà không thi Hoa văn. Năm 1683 lại khôi phục thi Hoa văn nhưng tới năm 1684 trong dịp làm duyệt tuyển lớn, Nguyễn Phúc Tần lại bãi bỏ thi Nhiêu học, dù có nhiều ý kiến can ngăn. Nhìn tổng thể thời Nguyễn Phúc Tần, tuy có việc thi cử nhưng thể lệ liên tục thay đổi, có sự hạn chế người đi thi, vì vậy trong 40 năm chúa Nguyễn không lấy được một người thi đậu Nhiêu học nào[2]. Sang thời Nguyễn Phúc Trăn, do nhu cầu nhân tài nên năm 1689 phục hồi lại thể lệ hạn chế thi cử thời trước. Từ đó thi Nhiêu học mới được tiến hành đều đặn. Tới năm 1695, Đàng Trong mới chính thức có việc thi Đình được duy trì, nhưng lại chỉ dành cho quan lại đương chức mà không cho người mới dự thi để tuyển dụng[3]. Năm 1740, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho định lại phép thi mùa Thu và quyền lợi của người đỗ. Theo đó kỳ 1 thi Tứ lục, ai trúng gọi là Nhiêu học, được miễn tiền sai dư 5 năm. Kỳ 2 thi thơ phú, kỳ 3 thi kinh nghĩa, ai trúng được miễn thú dịch. Kỳ 4 thi văn sách, ai trúng gọi là Hương cống, được bổ làm tri phủ, tri huyện và Huấn đạo. Năm 1768, Nguyễn Phúc Thuần cho mở kỳ thi Hương đầu tiên và cũng là khoa thi cuối cùng trong việc khoa cử ở Đàng Trong, vì không lâu sau phong trào Tây Sơn nổi dậy[4]. Nhận định Việc định ra chế độ khoa cử ở Đàng Trong phần nào đánh dấu bước tiến về Nho học và sự trưởng thành của đội ngũ quan liêu trong chính quyền. Nhưng việc khoa cử Đàng Trong không thịnh hành và không đều đặn và không hiệu quả như ở Đàng Ngoài[4]. Hệ thống thi cử Đàng Trong chưa hoàn bị so với Đàng Ngoài vì miền đất này mới mở mang, chưa có bề dày chiều sâu. Trong suốt 200 năm tồn tại, các chúa Nguyễn chưa mở một kỳ thi Hội, thi Đình nào theo đúng nghĩa chính quy như ở Đàng Ngoài, những người có thực tài cần thiết để bổ sung cho bộ máy chính quyền Đàng Trong thông qua thi cử rất ít[5]. Lê Quý Đôn đã viết về việc thi cử Đàng Trong trong cuốn Phủ biên tạp lục như sau[6]: Họ Nguyễn trước chuyên giữ một phương chỉ mở thi Hương, song cũng dùng lại tư, không chuộng văn học, ít thu lượm được người tuấn dị. Mỗi khi khảo thí thì lấy thí sinh Hoa văn cao gấp 5 lần Chính đồ và những nơi quan yếu thì ủy cho họ hàng coi giữ mà cho người đậu Hoa văn giúp việc. Người đậu thi Hương chỉ coi việc kiện tụng hay làm Ký lục coi việc thuế khóa, những mưu kế lớn không được hỏi han đến; còn bọn tiểu học hậu sinh thì cũng không thấy có sự nuôi dạy tác thành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo dục khoa cử Việt Nam.docx