Giáo dục khai phóng, ứng dụng tại trường đại học hoa sen

Một số hoạt động trong đào tạo ở trường đại học Hoa Sen có gắn với GDKP  Sinh viên tự xây dựng lộ trình học của riêng mình dựa trên lộ trình mẫu với sự giúp đỡ của cố vấn học tập (tuitor).  Đa dạng số lượng sinh viên trong một lớp: từ 10-90 sinh viên/lớp tùy theo yêu cầu môn học.  Bài tập và các dự án hợp tác: gắn kết thường xuyên với các doanh nghiệp cũng như các đơn vị trong và ngoài nước tham gia đào tạo cùng nhà trường.  Nghiên cứu Đại học: trong giảng viên và sinh viên (3/6 năm từ khi thành trường ĐH có hội nghị NCKH sinh viên Hoa Sen).  Đa dạng/học tập toàn cầu: sinh viên trong và ngoài nước từ nhiều nền văn hóa khác nhau

pdf6 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục khai phóng, ứng dụng tại trường đại học hoa sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC KHAI PHÓNG, ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PGS.TS. Bùi Xuân An - Trường Đại học Hoa Sen Chúng ta đều biết giáo dục là hoạt động có ý nghĩa sống còn của một đất nước, nhưng dạy cái gì, học như thế nào thì còn nhiều tranh cãi. Trong thời đại chuyển biến kinh tế xã hội và công nghệ như vũ bão, nhu cầu nhân lực đáp ứng cho thị trường lao động trong nước cũng như trên thế giới biến động liên tục, ngành giáo dục do đó cũng cần thay đổi một cách cơ bản để có thể hoàn thành sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển xã hội. Trong bài này, tôi chỉ nêu lên một số điểm cơ bản cũng như kinh nghiệm đã qua trong một khuôn khổ hạn hẹp nhằm góp ý kiến để tìm ra những giải pháp thiết thực cho hoạt động giáo dục trong trường đại học của chúng ta. 1. Giáo dục khai phóng (GDKP-Liberal Education) là gì? Từ xưa đến nay có nhiều xu hướng dạy và học được áp dụng trong ngành giáo dục đại học trên thế giới, trong đó giáo dục khai phóng đã được áp dụng trên một số ngành, một số khu vực nhất là ở Bắc Mỹ, Châu Âu. Có thể nói một cách ngắn gọn về xu hướng giáo dục này tập trung vào ba điểm cốt lõi: - Là một cách tiếp cận trong giáo dục đại học nhằm tăng cường năng lực cho sinh viên để họ có thể tham gia vào một thế giới phức hợp, đa dạng và thay đổi. - GDKP trang bị cho sinh viên kiến thức về thế giới rộng lớn qua các môn học về khoa học, văn hoá và xã hội cũng như kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. - GDKP giúp sinh viên phát triển nhận thức về trách nhiệm xã hội và các kỹ năng về tư duy và thực hành cần thiết trong tất cả các ngành học trọng yếu, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. GDKP bao gồm khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống thật trong cuộc sống. Tuy nhiên, GDKP là một xu hướng luôn thay đổi, hoàn thiện theo thời gian, có sự khác biệt đáng kể trong quan điểm và cách thực hiện trước đây (từ thế kỷ XX trở về trước) và ngày nay (thế kỷ XIX). Bảng 1. Sự khác biệt trong giáo dục khai phóng giữa thế kỷ XX và thế kỷ XIX GDKH ở thế kỷ XX GDKP ở thế kỷ XIX C á i g ì  Một chương trình giảng dạy ưu tú  Không dạy nghề (Nonvocational)  Sự lựa chọn của những người “may mắn”  Cần thiết cho tất cả học sinh  Cần thiết cho sự thành công trong nền kinh tế toàn cầu và cho việc hình thành người công dân Ở đ â u  Trường cao đẳng nghệ thuật hoặc các trường cao đẳng nghệ thuật/khoa học trong các trường lớn  Tất cả các trường trung học, cao đẳng, đại học; trên tất cả các lĩnh vực học thuật N h ư t h ế n à o  Qua các môn học về lĩnh vực nghệ thuật và khoa học và/hoặc thông qua giáo dục tổng quát trong những năm đầu đại học  Qua tất cả các môn học trong toàn bộ chương trình: từ phổ thông lên đại học 2. Phát triển GDKP ở Châu Âu và Hoa Kỳ Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, quá trình đào tạo tập trung vào giáo dục chuyên ngành, giáo dục nghề nghiệp, nhất là ở châu Âu. Nó đã góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng và phúc lợi xã hội một cách nhanh chóng trong thời gian trên. Thời đại thông tin của những năm 80 và 90, khi công nghệ mới nổi lên với một tốc độ vũ bão, trong khi ở Bắc Mỹ GDKP phát triển mạnh thì Châu Âu vẫn áp dụng phương thức giáo dục chuyên ngành. Phương thức này không còn có ưu thế như trước nữa, nó đã góp phần làm kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại và gia tăng cách biệt tăng trưởng tương đối giữa Mỹ và Châu Âu. Sự tái xuất hiện GDKP ở châu Âu đầu thế kỷ XIX nhằm đáp ứng sự cần thiết phải phát triển rộng hơn các chương trình đại học với mục đích nâng cao hiệu quả học tập và khả năng tìm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp; sự cần thiết phải thành lập thêm nhiều chọn lựa cho giáo dục đại học, tập trung vào chất lượng đào tạo. Nhiều tác giả trên thế giới cho rằng GDKP là rất quan trọng cho một xã hội dân chủ ở cả châu Á cũng như Hoa Kỳ và các khu vực khác. 3. Từ định nghĩa đến thực hiện Nhiều nước Âu Mỹ đã và đang triển khai hệ thống Giáo dục khai phóng trong nghệ thuật và khoa học (LAS). Đó là một hệ thống giáo dục đại học được thiết kế để thúc đẩy sinh viên gia tăng mong muốn và khả năng học hỏi, suy nghĩ chín chắn, giao tiếp thành thạo, để chuẩn bị cho các hoạt động như một công dân trong xã hội. Điểm đặc trưng của nó là có một chương trình đào tạo linh hoạt, đòi hỏi chiều rộng cũng như chiều sâu của môn học, khuyến khích các môn liên ngành, tăng quyền lựa chọn cho sinh viên. Hệ thống này được thực hiện thông qua một phương pháp sư phạm tương tác lấy người học làm trung tâm và yêu cầu học viên tham gia trực tiếp với tài liệu trong và ngoài lớp học. Hệ thống GDKP là một tập hợp các mô hình, bao gồm cả chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm. Thể chế để áp dụng GDKP phải được tất cả các bên có quan hệ (giảng viên, sinh viên, các quản trị viên, cơ quan quản lý và kiểm định) hiểu biết, chấp nhận và mong muốn thực hành nó. Mục đích của GDKP là phát triển con người chứ không phải chỉ để chuẩn bị một nghề nghiệp; Học tập/suy nghĩ/kỹ năng giao tiếp và khả năng thích ứng suốt đời; thành công dân có trách nhiệm của xã hội Chương trình đào tạo phải tạo điều kiện cho sinh viên được tự lựa chọn môn học, tập trung chuyên môn, có khả năng học rộng và sâu. Phương pháp sư phạm bao gồm từ gửi bài đọc trước khi lên lớp (giảng dạy tương tác, dân chủ trong lớp, học chủ động) đến đánh giá sinh viên (minh bạch, có trách nhiệm giải trình, đánh giá liên tục), đánh giá để học (nội dung và thông tin phản hồi kịp thời), đa dạng các hình thức đánh giá (kiểm tra, tiểu luận, đề tài nghiên cứu) Hệ thống áp dụng GDKP bao gồm các khâu từ công tác tuyển sinh (tự do, công bằng, minh bạch); tư vấn hiệu quả đến hệ thống đào tạo theo tín chỉ. 4. Bảy nguyên tắc ứng dụng GDKP trong giáo dục đại học Kinh nghiệm ứng dụng GDKP ở các nước đã đúc kết ra bảy nguyên tắc hoạt động sau: 1. Khuyến khích liên hệ giữa sinh viên và giảng viên: Việc lấy học viên làm trung tâm được thực hiện thông qua quan hệ giữa người học và người hướng dẫn. 2. Phát triển hợp tác lẫn nhau giữa các học sinh: Như châm ngôn của nước ta “học thầy không tầy học bạn”, GDKP ưu tiên việc tăng cường các hoạt động giữa người học với nhau, thực hiện các hoạt động nhóm khi lên lớp cũng như trong giờ tự học. 3. Khích lệ học tập chủ động: Quan hệ khăng khít giữa học viên và giảng viên, phương pháp tăng cường quan hệ giữa các học viên đều dựa trên động lực chủ động học tập của từng học viên. 4. Phản hồi nhanh: trong cả quá trình sư phạm từ lên lớp đến các hoạt động đánh giá học viên. 5. Nhấn mạnh thời gian trong công việc: với khối lượng tự học lớn như vậy, cần tạo tác phong thực hiện các bài tập, tiểu luận một cách chính xác về mặt thời gian. 6. Tạo cho học viên có kỳ vọng trong học tập. 7. Tôn trọng sự đa dạng tài năng và cách thức học tập của người học. 5. Kinh nghiệm từ trường đại học Hoa Sen 5.1. Xây dựng nhiệm vụ nhà trường Tạo cơ hội bình đẳng về giáo dục; đào tạo những con người có khả năng thích nghi, học tập suốt đời và có năng lực cạnh tranh lâu dài trong môi trường toàn cầu luôn biến đổi; góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững và tính nhân bản của kinh tế, xã hội Việt Nam và khu vực. 5.2. Mục tiêu chiến lược trong giảng dạy và học tập  Xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục có chất lượng, ở nhiều bậc đào tạo, nhất quán với chuẩn đầu ra, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của xã hội, tạo được sự chủ động, sáng tạo trong công tác tuyển sinh.  Tạo trải nghiệm độc đáo, hào hứng và đầy thách thức nhằm phát triển tri thức, kỹ năng, ngoại ngữ, và nhân cách của người học. 5.3. Nêu cao bảy giá trị cốt lõi của trường đại học Hoa Sen  Hiếu học, hiếu tri  Tư duy độc lập  Trách nhiệm  Chính trực  Năng động, sáng tạo  Tôn trọng sự khác biệt  Cam kết dẫn đầu về chất lượng 6. Một số hoạt động trong đào tạo ở trường đại học Hoa Sen có gắn với GDKP  Sinh viên tự xây dựng lộ trình học của riêng mình dựa trên lộ trình mẫu với sự giúp đỡ của cố vấn học tập (tuitor).  Đa dạng số lượng sinh viên trong một lớp: từ 10-90 sinh viên/lớp tùy theo yêu cầu môn học.  Bài tập và các dự án hợp tác: gắn kết thường xuyên với các doanh nghiệp cũng như các đơn vị trong và ngoài nước tham gia đào tạo cùng nhà trường.  Nghiên cứu Đại học: trong giảng viên và sinh viên (3/6 năm từ khi thành trường ĐH có hội nghị NCKH sinh viên Hoa Sen).  Đa dạng/học tập toàn cầu: sinh viên trong và ngoài nước từ nhiều nền văn hóa khác nhau.  Dịch vụ học tập/học tập cộng đồng (đã thành lập Trung tâm học tập thông qua phục vụ cộng đồng - Service Learning với chức năng: Hỗ trợ triển khai các môn học và dự án Service Learning tại các Khoa, Phối hợp liên kết với các tổ chức trong các dự án cộng đồng, Phối hợp liên kết với các doanh nghiệp, các nhà tài trợ cho các dự án và liên kết với các trường quốc tế cùng chia sẻ về mô hình Service Learning).  Thực tập nhận thức, thực tập đồ án chuyên ngành: trong hai học kỳ tại các cơ sở thực tế tăng khả năng trải nghiệm và ứng dụng cho sinh viên.  Chương trình giáo dục tổng quát: Hình thành ở tất cả các ngành đào tạo 3 môn học tự chọn (9 tín chỉ) với các nhóm môn học: o Phương pháp và kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng tiếng Việt, Phương pháp học đại học, Phương pháp nghiên cứu, o Giá trị và xã hội: Giới và phát triển, Đạo đức nghề nghiệp, Con người và môi trường, o Văn hóa và tư tưởng: Triết học trong cuộc sống, Tư duy phản biện, Giao tiếp liên văn hóa, 7. Kết luận Việc hình thành nên một phương thức dạy và học mới cần có thời gian, nghiên cứu lâu dài, rút tinh kinh nghiệm từ nhiều nguồn. Rất cần có sự đồng thuận từ tất cả các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo với mục tiêu chính là cần đào tạo được đội ngũ nhân lực đáp ứng cho sự phát triển vũ bão của kinh tế, xã hội trong nước cũng như nhu cầu cho khu vực và thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Bá Khang (2014), Giáo dục khai phóng (Liberal Education), Management Retreat 2014, Hoa Sen University 2. Association of American Colleges and Universities (2007), College Learning for the New Global Century: A Report from the National Leadership Council for Liberal Education & America’s Promise. 3. Becker, Jonathan (2003/2014), “What a Liberal Arts Education is and is Not.” 4. Janeksela, Galan M. (2012), “The Value of Liberal Arts Education,” Academic Exchange Quarterly 16 (4). 5. Mulcahy, D. G. (2009), “Liberal Education and the Ideal of the Educated Person,” paper presentation at the annual conference of the American Education Studies Association, Pittsburgh. 6. Wende, Marijk van der (2011), “The Emergence of Liberal Arts and Sciences Education in Europe: A Comparative Perspective,” Higher Education Policy 24: 233-53.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_giao_duc_khai_phong_ung_dung_tai_truong_dai_hoc_hoa_sen_7836.pdf
Tài liệu liên quan