Giáo án Tin học 10 - Tống Trần Đức

I. Hướng dẫn thực hành tổng hợp định dạng văn bản: - Soạn thảo văn bản thô. - Định dạng cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ, trình bày một văn bản đẹp và hoàn chỉnh. - Lưu trữ văn bản đã soạn thảo. - Sử dụng các công cụ tìm kiếm và thay thế trong Micorosoft Word. II. Truy cập mạng để trao đổi thông tin giữa các máy tính trong mạng: - Tìm hiểu về các thiết bị mạng. - Truy cập Internet để đọc thông tin trên các trang Web, tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của người truy cập, . - Thực hành với các thao tác đơn giản trên một dịch vụ thư điện tử như

doc87 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 3102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tin học 10 - Tống Trần Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 10p 5p 30p GV: Tổ chức, hướng dẫn hs thực hành trên máy để làm quen với HĐH. HS: Thực hành các thao tác vào ra hệ thống; sử dụng bàn phím, con chuột; nhận biết và sử dụng cổng USB. bài th số 3: làm quen với hệ điều hành 1. Vào, ra hệ thống a. Đăng nhập hệ thống - NSD phải có một Account, và Password để đăng nhập. - HS thực hành cách khởi động máy và nạp hệ điều hành. b. Ra khỏi hệ thống - Chọn nút START, chọn Turn Off, chọn các chế độ phù hợp. 2. Thao tác với chuột - Di chuyển chuột - Nháy trái, nháy phải chuột - Nháy đụp chuột - Kéo thả chuột. 3. Bàn phím - Phân biệt các nhóm phím - Sử dụng một số phím điều khiển và phím chức năng.. 4. ổ đĩa và cổng USB - Quan sát ổ đĩa mềm, ổ CD-ROM,.. - Quan sát, nhận biết cổng USB và các thiết bị sử dụng cổng USB. 4. Củng cố: Tổng kết các kỹ năng thao tác với HĐH, đặc biệt là với bàn phím và chuột. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập - Chuẩn bị tiết thực hành tiếp IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 30 BÀI TH SỐ 4: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS I. Mục tiêu bài: - Làm quen với hệ điều hành Windows 2000, Windows XP... - ý nghĩa các thành phần chủ yếu của 1 cửa sổ và màn hình nền, biết sử dụng nút Start để kích hoạt các chương trình. - Luyện tập các thao tác xử lý với hệ điều hành II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, phòng máy, máy chiếu. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Tổ chức, hướng dẫn hs thực hành trên máy để làm quen và giao tiếp với HĐH Windows. HS: Thực hành các thao tác sử dụng bảng chọn Start và các thao tác với cửa sổ; làm việc với các biểu tượng và bảng chọn trên cửa sổ bài th số 3: giao tiếp với hệ điều hành Windows 1. Màn hình nền và nút Start - Màn hình nền chứa các biểu tượng dẫn tới 1 chương trình tương ứng. - Nút Start có các vai trò: + Cung cấp bảng chọn công việc + Kích hoạt chương trình + Cấu hình hệ thống Control Panel + Tìm kiếm tệp, thư mục + Hỗ trợ gõ lệnh trực tiếp + Cung cấp bảng chọn ra khỏi HĐH. 2. Cửa sổ - Kích hoạt cửa sổ - Thay đổi kích thước cửa sổ - Di chuyển cửa sổ 3. Biểu tượng và bảng chọn - Các thao tác cơ bản: Chọn; kích hoạt; đổi tên; di chuyển; xoá; xem thuộc tính của biểu tượng. - Làm quen với các bảng chọn trong cửa sổ. 4. Tổng hợp - Các lựa chọn tổng hợp trong bảng chọn Start. 4. Củng cố: Lưu ý các kĩ năng thao tác với HĐH Windows. 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, làm bài tập. Chuẩn bị tiết thực hành tiếp IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 31 - 32 BÀI THỰC HÀNH SỐ 5: THAO TÁC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC I. Mục tiêu bài: - Làm quen với hệ thống quản lý tệp trong Windows. - Thực hiện các thao tác với tệp và thư mục. - Khởi động 1 số chương trình đã cài đặt trong hệ thống II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, phòng máy, máy chiếu. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 10p 35p Hoạt động 1: - GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác thực hành trên máy chiếu. - HS thực hành theo chỉ dẫn của GV trên máy của mình. Hoạt động 2: HS tự thực hành trên máy của mình các thao tác vừa được hướng dẫn. bài thực hành số 5: Thao tác với tệp và thư mục 1. Xem nội dung đĩa, thư mục - Kích hoạt biểu tượng My Computer. - Chọn đĩa hoặc thư mục và kích hoạt. 2. Tạo thư mục mới, đổi tên tệp, thư mục a. Tạo thư mục mới - Mở thư mục sẽ chứa thư mục mới - Nháy phải chuột/ New/ Folder/ Gõ tên thư mục mới. b. Đổi tên tệp, thư mục - C1: Nháy phải chuột vào tên/ Rename/ Gõ tên mới - C2: Nháy chuột vào tên/ Nháy lại vào tên/ Gõ tên mới 3. Copy, di chuyển, xoá tệp, thư mục a. Copy: - Chọn tệp, thư mục cần copy - Bảng chọn Edit/ Copy - Chọn thư mục chứa - Bảng chọn Edit/ Paste b. Di chuyển: - Chọn tệp, thư mục cần di chuyển - Bảng chọn Edit/ Cut - Chọn thư mục chứa - Bảng chọn Edit/ Paste c. Xoá: - Chọn tệp, thư mục cần xoá - ấn Delete hoặc tổ hợp Shift + Delete 4. Xem nội dung tệp và khởi động chương trình - Nháy đúp chuột lên biểu tượng tệp hoặc chương trình. 4. Củng cố: Lưu ý HS các kỹ năng sử dụng phím tắt hoặc chuột phải thay cho dùng bảng chọn. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học và làm bài tập. - Chuẩn bị bài kiểm tra thực hành trên máy tính. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 33 KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 TIẾT Đề bài: Câu1: Hãy mở biểu tượng My Computer trên máy và cho biết có bao nhiêu ổ đĩa trong máy, đó là những ổ đĩa nào? Câu 2: Tạo một cây thư mục đơn giản như sau: D:\ Khoi 10 Khoi 11 Khoi 12 10A 10B Câu 3: Cho một đường dẫn như sau: C:\luu tru\phan mem Hãy tạo các thư mục có tên trong đường dẫn trên và vị trí của nó đúng với đường dẫn đã cho. Ngày soạn: Tiết ppct: 34 § 13: MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG I. Mục tiêu bài: - Mở rộng hiểu biết của học sinh và nâng cao kiến thức về các hệ điều hành khác nhau. - Biết được lịch sử phát triển các hệ điều hành va một số đặc trưng cơ bản. II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Hãy phân loại hệ điều hành? Cho ví dụ? 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 5p 15p 10p 10p - HS: Nhắc lại về hệ điều hành DOS đã biết ở bài trước. - GV: Giới thiệu về chế độ đa nhiệm của các thế hệ sau này. - HS: Nhắc lại về hệ điều hành WINDOWS đã biết ở bài trước. - GV: Giới thiệu thêm về hệ điều hành này. Cho HS lấy ví dụ một số thế hệ Windows đã biết? - HS: Lấy ví dụ. - GV: Giới thiệu về hệ điều hành và các đặc trưng cơ bản của nó. -GV: Giới thiệu về tính mở cao của hệ điều hành Unix. -HS: ghi nhận kiến thức. -GV: Giới thiệu về hệ điều hành Linux. -GV: Cho hs nhận xét về hạn chế của hệ điều hành khi có tính mở rất cao như thế? -HS: Nhận xét, ghi nhận kiến thức. một số hệ điều hành thông dụng 1. Hệ điều hành MS DOS - Là sản phẩm của hãng Microsoft. - Là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng. - Giao tiếp với hệ điều hành thông qua hệ thống các câu lệnh. - Các thế hệ sau của DOS đã hỗ trợ chế độ đa nhiệm. 2. Hệ điều hành WINDOWS - Là sản phẩm của hãng Microsoft. - Chế độ đa nhiệm. - Hệ thống giao diện dễ sử dụng. - Cung cấp nhiều công cụ xử lý đồ hoạ và đa phương tiện hiệu quả. - Đảm bảo khả năng làm việc trong môi trường mạng. - Một số phiên bản của Windows như Windows 95, 98, 2000, NT, ME, XP và Windows Vista.. 3. HĐH Unix và Linux a. HĐH Unix - Là sản phẩm của hãng AT&T từ những năm 1970. - Là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng. - Hệ thống quản lý tệp đơn giản và hiệu quả, dễ sử dụng. - Có các modul và chương trình tiện ích hệ thống phong phú. - Có tính mở rất cao do 90% các module được viết trên ngôn ngữ bậc cao nên người sử dụng có thể thay đổi dễ dàng. b. HĐH Linux - Là sản phẩm được phát triển từ hệ điều hành Unix nhưng nó cung cấp cả chương trình nguồn và hoàn toàn miễn phí. Do đó tính mở rất cao, đảm bảo bản quyền. * Chú ý: Do tính mở cao nên cả Unix và Linux đều có hạn chế là có qúa nhiều khác biệt gĩưa các phiên bản, mất tính kế thừa và đồng bộ. 4. Củng cố: Nhắc lại các hệ điều hành thông dụng và ưu, nhược điểm của mỗi loại hệ điều hành. 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, làm bài tập. Ôn tập chuẩn bị cho tiết ôn tập cuối học kỳ I. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 35 § : ÔN TẬP HỌC KỲ I I. Mục tiêu bài: - Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học của học sinh trong học kỳ I - Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kì I II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức học sinh ôn tập theo nhóm theo các chủ đề và trình bày. - HS: Hoạt động theo nhóm, ôn tập các chủ đề và phát biểu. -HS: Quan sát, nghe bài trình bày và bổ sung, sửa chữa nếu cần. -GV: Nhận xét, sửa chữa và tổng kết kiến thức . -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Tổ chức học sinh ôn tập theo nhóm theo các chủ đề và trình bày. - HS: Hoạt động theo nhóm, ôn tập các chủ đề và phát biểu. -HS: Quan sát, nghe bài trình bày và bổ sung, sửa chữa nếu cần -GV: Nhận xét, sửa chữa và tổng kết kiến thức . -HS: Ghi nhận kiến thức. ôn tập học kỳ i I. Các KN cơ bản 1. Thông tin, dữ liệu: - Các đơn vị đo dung lượng dữ liệu 2. Cấu trúc chung của máy tính: - Gồm 5 bộ phận chính: CPU; Bộ nhớ trong; Bộ nhớ ngoài; TB vào; TB ra. 3. Bài toán và thuật toán: - Xác định bài toán - Tính chất của thuật toán: 3 tính chất: tính dừng, tính xác định, tính đúng đắn. - Có 2 cách biểu diễn thuật toán: Liệt kê; dùng sơ đồ khối. 4. Ngôn ngữ lập trình - 3 ngôn ngữ: Máy, hợp ngữ, bậc cao. 5. Giải bài toán trên máy tính - 5 bước: Xác định bt; thuật toán; chương trình; hiệu chỉnh; viết tài liệu 6. Phần mềm máy tính - Phần mềm hệ thống, Phần mềm ứng dụng. II. Hệ điệu hành 1. Khái niệm HĐH: - Phân loại HĐH - Các chức năng chung của HĐH 2. Tệp, Thư mục - Quy định tên tệp và thư mục trong 2 HĐH WINDOWS và MS DOS - Các đặc trưng của hệ thống quản lý tệp 3. Làm việc với HĐH - 2 cách làm việc với HĐH: dùng câu lệnh; dùng các bảng chọn, cửa sổ, hộp thoại... - 3 cách ra khỏi HĐH: Turn Off; Stand By; Hibernate. 4. Củng cố: - Thống kê các mảng kiến thức cho HS cần nắm vững nhằm chuẩn bị tốt đề kiểm tra HKI 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kỹ các mảng kiến thức cơ bản. - Làm các bài tập dạng trắc nghiệm khách quan để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 36 KIỂM TRA HỌC KỲ I Đề bài: Câu 1:(4đ) Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai cách đặt tên cho tệp trong hai hệ điều hành MS-DOS và hệ điều hành WINDOWS ? Câu 2:(6đ) Hãy trình bày đầy đủ 3 bước để tìm giá trị nhỏ nhất(Min) của một dãy số nguyên a1,a2,,aN bao gồm N số. Đáp án: Câu 1:(4đ) + Giống nhau: Tên tệp đều có 2 phần, phần tên và phần mở rộng, giữa 2 phần được ngăn cách nhau bởi dấu chấm(.). Không phân biệt chữ in hoa và chữ thường. Phần tên tệp không được chứa các ký tự \ / : * ? “ | Phần mở rộng(Phần đuôi têp) có thể đặt hoặc không đặt. + Khác nhau: Hệ điều hành MS-DOS Hệ điều hành WINDOWS -Phần tên không được quá 8 ký tự. -Phần tên không chứa dấu cách. -Phần mở rộng không được quá 3 ký tự. -Phần tên không được quá 255 ký tự. -Phần tên có thể chứa dấu cách. -Phần mở rộng được đặt quá 3 ký tự. Câu 2:(6đ) Bước 1: Xác định bài toán: INPUT: Số nguyên dương N và dãy N số nguyên a1,a2,,aN OUTPUT: Giá trị nhỏ nhất Min của dãy số. Bước 2: Ý tưởng: Khởi tạo giá trị Min=a1. Lần lượt với i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Min, nếu ai<Min thì Min nhận giá trị mới là <—. Đến lúc nào i đạt đến N thì thôi và ta thu được Min là giá trị nhỏ nhất trong dãy số. Bước 3: Thuật toán: B1: Nhập N và dãy a1,a2,,aN. B2: Min <— a1, i <— 2; B3: Nếu i > N thì đưa ra giá trị Min rồi kết thúc; B4: So sánh: Nếu ai < Min thì Min <— ai và i <— i+1; quay lại B3 Nếu ai > Min thì i <— i+1; quay lại B3 Biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối: Nhập N và dãy a1,a2,,aN Min <— a1, i <— 2 i > N? Đưa ra Min; Kết thúc ai < Min Min <— ai i <— i+1 Đ S Đ S Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 37 - 38 CHƯƠNG III: SOẠN THẢO VĂN BẢN §14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN I. Mục tiêu bài: - Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản - Biết các đơn vị sử lý trong văn bản: ký tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang. - Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo tiếng Việt II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 15p 15p 10p 15p 20p 10p Tiết 1 -GV: Giới thiệu hệ soạn thảo văn bản và các chức năng chung của chúng -GV: Vấn đáp học sinh cùng chỉ ra các chức năng của hệ soạn thảo VB. -HS: đọc, nghiên cứu SGK, trả lới câu hỏi gợi ý của GV để cùng chỉ ra các chức năng. -GV: Giới thiệu các khả năng định dạng VB ở các mức độ khác nhau -HS: Ghi nhận kiến thức -GV: Cho HS tự nghiên cứu các chức năng khác qua SGK. Tiết 2 -GV: Nêu các quy ước trong gõ VB, nhấn mạnh về việc cần thiết tuân thủ các quy ước này -HS: Ghi nhận kiến thức - GV: Giới thiệu khả năng và các yếu tố để tạo ra được VB chữ Việt. - GV: Giới thiệu bộ mã, bộ Font và các kiểu gõ chữ Việt. -HS: Ghi nhận kiến thức kn về soạn thảo văn bản 1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản. - Hệ soạn thảo văn bản: Là phần mềm ứng dụng thực hiện các thao tác soạn thảo. a. Nhập và lưu trữ văn bản - Nhập được văn bản thô đầu tiên - Máy tự động xuống dòng - Có thể lưu trữ để hoàn thiện hoặc in. b. Sửa đổi văn bản - Sửa đổi ký tự và từ - Sửa đổi cấu trúc văn bản như: xoá, sao chép, di chuyển văn bản.. c. Trình bày văn bản - Định dạng ký tự: font chữ; cỡ chữ; kiểu chữ; màu chữ; Chỉ số trên, dưới; Khoảng cách giữa kí tự, từ. - Định dạng đoạn văn bản: + Căn lề: trái, phải, giữa, 2 bên. + Vị trí lề trái, phải + Dòng đầu tiên + Khoảng cách đến đoạn trước, sau + K/cách giữa các dòng trong đoạn - Định dạng trang văn bản: + Lề trên, dưới, trái, phải + Hướng giấy: dọc, ngang + Kích thước trang giấy: A4, B4,.. + Tiêu đề đầu, cuối trang. d. Một số chức năng khác: SGK - Chèn hình ảnh, kí hiệu đặc biệt.. - Tìm kiếm và thay thế.. ........ 2. Một số quy ước trong gõ văn bản a. Các đơn vị xử lý trong VB: Character; Word; Sentence; Paragraph; page. b. Quy ước gõ VB: - Các dấu ngắt đặt sát vào từ trước đó - Các dấu mở ngoặc đặt sát từ sau, đóng ngoặc đặt sát từ trước. - Giữa các từ dùng 1 dấu trắng; giữa các đoạn dùng 1 lần Enter. 3. Chữ Việt trong soạn thảo a. Xử lý chữ Việt trong MT: - Nhập VB; lưu trữ; hiển thị và in ấn. b. Gõ chữ Việt - Có 2 kiểu gõ: Telex; VNI c. Bộ mã chữ Việt - Các bộ mã phổ biến: TCVN3; VNI và UNICODE. d. Bộ font chữ Việt - Với bộ TCVN3: .Vntime; .VnArial.. - Với bộ VNI: VNI-Times... -Với bộ Unicode: Arial; Tahoma.. e. Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt - Có 2 trình gõ chữ Việt phổ biến là: VietKey và UniKey. 3. Củng cố: - Tổng hợp các khả năng chung của hệ soạn thảo VB - Tổng hợp kiến thức để soạn thảo VB chữ Việt 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm các câu hỏi bài tập trong SGK trang 98 - Chuẩn bị bài mới làm quen với MICRISOFT WORD IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 39 - 40 § 15: LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD I. Mục tiêu bài: - Biết màn hình làm việc của Word. Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp, gõ văn bản, ghi tệp. - Thực hiện việc soạn thảo văn bản đơn giản, thực hiện các thao tác đơn giản. II. Chuẩn bị: - Thầy: Máy chiếu, Giáo án, SGK. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 15p 15p 15p 20p 25p Tiết 1 -HS: Nhắc lại các cách để khởi động MICRISOFT WORD. - GV: Cho học sinh xem hình và hướng dẫn tìm ra các thành phần chính trên màn hình Word -HS: Xem hình, trả lời câu hỏi. -GV: Hướng dẫn, gợi ý HS tìm hiểu các bảng chọn chính trên thanh bảng chọn. -HS: Xem hình, tìm hiểu. -GV: Hướng dẫn, gợi ý HS tìm hiểu các nút lệnh chính trên thanh công cụ. -HS: Xem hình, tìm hiểu. -GV: Hướng dẫn HS các cách lưu văn bản -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Cho HS nhắc lại cách kết thúc làm việc với Word. -HS: Trả lời câu hỏi. Tiết 2 -GV: Giới thiệu các cách mở VB -GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về 2 loại con trỏ. -HS: Tìm hiểu theo hướng dẫn -GV: giải thích 2 chế độ gõ VB và sự khác biệt giữa 2 chế độ -GV: tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu các thao tác biên tập văn bản. -HS: Tìm hiểu theo hướng dẫn của Giáo viên. làm quen với word 1. Màn hình làm việc của Word - Khởi động: + Start\All Program\M.Word + Biểu tượng a. Các thành phần chính: -Thanh tiêu đề(Tittle bar) - Thanh bảng chọn(Menu bar) - Thanh công cụ chuẩn(Standard bar) - Thanh công cụ định dạng - Nhiều thanh công cụ khác b. Thanh bảng chọn - Chứa các bảng chọn; mỗi bảng chọn gồm các lệnh có chức năng cùng nhóm - Mô tả: Bảng SGK c. Thanh công cụ - Chứa các biểu tượng tương ứng với 1 số lệnh thường dùng. - Có rất nhiều thanh công cụ. - Mô tả: Bảng SGK 2. Kết thúc làm việc với Word a. Lưu văn bản - Lưu lần đầu: Chọn lệnh Save để mở hộp thoại Save as - Lưu lần sau: + Lệnh Save: tự động lưu vào tệp đã có + Lệnh Save as: Lưu thêm tệp mới, độc lập với tệp cũ đã có b. Kết thúc làm việc với Word: - Chọn File\Exit - Nháy chuột vào nút X ở góc trên bên phải màn hình Word 3. Soạn thảo văn bản đơn giản a. mở tệp văn bản - Mở tệp mới: lệnh File\New - Mở tệp cũ: lệnh File\Open\Chọn tệp b. Con trỏ văn bản và con trỏ chuột - Con trỏ VB nằm trong vùng soạn thảo để định vị trí xuất hiện kí tự nhập vào. - Con trỏ chuột để định vị trí con trỏ VB và thực hiện các thao tác khác. - Có thể di chuyển con trỏ VB bằng các phím mũi tên,Home, End... c. Gõ văn bản - 2 chế độ gõ văn bản là chèn và đè. - Chuyển đổi giữa 2 chế độ bằng phím Insert trên bàn phím d. Các thao tác biên tập văn bản - Chọn văn bản: + Sử dụng chuột: Nhấn và rê chuột + Sử dụng bàn phím: Shift+Mũi tên - Xoá văn bản: Chọn VB rồi nhấn phím Backspace hoặc Delete. - Sao chép: Chọn VB, sử dụng lệnh Copy + Patse. - Di chuyển: Chọn VB, sử dụng lệnh Cut + Patse. 4. Củng cố: -Tổng hợp kiến thức toàn bài - Lưu ý HS các tổ hợp phím tắt và tác dụng của nó trong soạn thảo văn bản 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ và làm các bài tập trong SGK - Chuẩn bị bài cho tiết bài tập IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 41 - 42 - 43 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 6 LÀM QUEN VỚI WORD I. Mục tiêu bài: - Rèn luyện kĩ năng làm việc với hệ soạn thảo văn bản cụ thể bằng Microsoft Word - Học sinh biết khởi động và kết thúc Word. Tìm hiểu các thành phần trên màn hình làm việc của Word II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, phòng máy, Máy chiếu. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức và hướng dẫn HS thực hành khởi động Word và tìm hiểu chung. -HS: Thực hành theo hướng dẫn, ghi nhận kiến thức. -GV: Tổ chức và hướng dẫn cho HS thực hành soạn thảo VB -HS: Thực hành theo hướng dẫn, ghi nhận kiến thức. -GV: Cho HS tự thực hành soạn 1 VB -HS: Tự thực hành soạn VB Làm quen với word 1. Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word. - Khởi động Word - Phân biệt các thanh trên màn hình -Tìm hiểu 1 số các nút lệnh 2. Soạn thảo 1 VB đơn giản - Nhập đoạn văn bản thô - Sửa lỗi chính tả (nếu có) trong bài - Lưu văn bản - Kết thúc làm việc với Word 3. Thực hành gõ 1 VB tiếng Việt. 4. Củng cố: - Lưu ý HS việc sử dụng đúng kiểu gõ để soạn thảo văn bản chính xác. - Hướng dẫn nhanh việc tập soạn thảo văn bản và sử dụng bàn phím bằng 10 ngón tay. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học và làm bài tập SGK - Chuẩn bị bài mới: Định dạng văn bản IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 44 § 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I. Mục tiêu bài: - Hiểu được nội dung 3 mức định dạng văn bản là: kí tự; đoạn văn bản và trang văn bản. - Thực hiện được định dạng văn bản theo 3 mức II. Chuẩn bị: - Thầy: Máy chiếu, giáo án, SGK. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 1. Nhắc lại các khả năng định dạng văn bản của hệ soạn thảo văn bản? 2. Nêu các khả năng định dạng kí tự? 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Giới thiệu, hướng dẫn học sinh cùng tìm hiểu các thao tác định dạng -GV: Hướng dẫn HS sử dụng các nút lệnh để thực hiện các thao tác định dạng nhanh chóng và thuận tiện. -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Giới thiệu, hướng dẫn học sinh cùng tìm hiểu các thao tác định dạng -GV: Hướng dẫn HS sử dụng các nút lệnh để thực hiện các thao tác định dạng nhanh chóng và thuận tiện. -HS: Ghi nhận kiến thức. 1. Định dạng kí tự Có thể định dạng kí tự bằng 2 cách: - Sử dụng lệnh Format\Font để mở hộp thoại Font: Chọn Font; kiểu; cỡ và màu chữ; chọn các hiệu ứng cho chữ thích hợp theo thẩm mỹ hoặc yêu cầu của VB. - Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. - Chú ý: phải chọn phần VB cần định dạng trước khi thực hiện các thao tác. 2. Định dạng đoạn văn bản Có thể định dạng đoạn băng 3 cách: - Sử dụng lệnh Format\Paragraph để mở hộp thoại Paragraph: Chọn căn lề; vị trí lề; k/c giữa các dong, các đoạn; định dạng dòng đầu. - Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. - Sử dụng các công cụ trên thanh thước ngang. 3. Định dạng trang văn bản Để định dạng trang VB ta dùng lệnh File\Page Setup để mở hộp thoại Page Setup: Chọn kích thước các lề; cỡ giấy; hướng giấy. 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn về nhà: IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 45 - 46 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 7 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I. Mục tiêu bài: - Luyện tập các kĩ năng định dạng kí tự, đoạn văn bản và trang văn bản; rèn luyện kĩ năng gõ tiếng Việt. - Biết soạn và trình bày một văn bản hành chính thông thường. II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, phòng máy, máy chiếu. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức và hướng đẫn cho HS thực hành mở VB cũ và định dạng VB theo yêu cầu. -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. -GV: Tổ chức cho HS tự thực hành tạo mới và định dạng VB. t.h 7: định dạng văn bản 1. Thực hành định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản cho văn bản thô đã soạn thảo trong bài thực hành trước - Khởi động Word; mở tệp đã tạo - Vận dụng các thuộc tính định dạng đã biết để trình bày văn bản. 2. Thực hành tạo mới văn bản và định dạng văn bản vừa tạo theo đúng yêu cầu trình bày. 3. Củng cố: - Nhắc lại các kiến thức định dạng văn bản theo các mức độ khả năng. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học và làm các bài tập trong SGK trang 114 - Chuẩn bị bài học mới: Một số chức năng khác. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 47 § 17: MỘT SỐ CHỨC NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN KHÁC I. Mục tiêu bài: - Biết một số thao tác định dạng văn bản khác như tạo danh sách liệt kê, ngắt trang và chèn số thứ tự trang văn bản, in văn bản... - Biết ngắt trang, đánh số trang và in được văn bản II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, máy chiếu. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Nêu các khả năng định dạng văn bản? 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh quan sát hình để tìm hiểu các cách định dạng kiểu danh sách -HS: Quan sát hình, tìm hiểu, ghi nhận kiến thức. -GV: Giải thích mục đích, lý do phải ngắt trang và hướng dẫn cách ngắt trang. -HS: Ghi nhận kiến thức -GV: Hướng dẫn HS cách đánh số trang tự động -HS: Ghi nhạn kiến thức. -GV: Giới thiệu và lưu ý sự khác nhau khi sử dụng các cách in văn bản một số chức năng khác 1. Đinh dạng kiểu danh sách Có thể sử dụng 2 cách: - Format\Bullets and Numbering để mở hộp thoại Bullets and Numbering - Dùng các nút lệnh Bullets hoặc Numbering trên thanh định dạng 2. Ngắt trang và đánh số trang a. Ngắt trang - Chọn Insert\Break để mở hộp thoại Break; chọn Page Break trong hộp thoại Break - Dùng tổ hợp phím Ctrl+Enter b. Đánh số trang - Chọn Insert\Page Numbers để mở hộp thoại Page Numbers + Chọn vị trí đầu hoặc cuối trang + Chọn lề: trái, phải hoặc giữa trang + Chọn hiển thị trang đầu hoặc không 3. In văn bản a. Xem trước khi in Dùng 1 trong 2 cách: - Chọn File\Print Preview - Nháy nút lệnh PP trên thanh chuẩn b. In văn bản Có 2 cách: - Chọn File\Print để mở hộp thoại Print và chọn các thông số theo ý muốn: Chọn trang cần in; số bản in... - Nhấn nút lệnh trên thanh chuẩn: In VB ở chế độ mặc định: In tất cả các trang với số bản in là 1. 4. Củng cố: - Tổng hợp kién thức. - Lưu ý thực hiện các thao tác định dạng bằng các tổ hợp phím tắt. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm bài tập trong SGK trang 118 - Chuẩn bị bài mới IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 48 § 18: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO I. Mục tiêu bài: - Biết sử dụng một số công cụ trợ giúp là tìm kiếm và thay thế, gõ tắt và sửa lỗi. Hiểu được các ý nghĩa của chức năng tự động sửa . - Thực hiện được tìm kiếm thay thế 1 từ hay 1 câu. II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Nêu các khả năng sửa chữa văn bản? 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Giới thiệu và hướng dẫn HS tìm hiểu công cụ tìm kiếm và thay thế. -HS: Quan sát hình và tìm hiểu công cụ. Ghi nhận kiến thức. -GV: Giới thiệu 1 số tuỳ chọn hỗ trợ việc tìm kiếm. -GV: Giới thiệu công cụ gõ tắtvà sửa lỗi tự động của hệ soạn thảo. -HS: Ghi nhận kiến thức. các công cụ trợ giúp soạn thảo: 1. Tìm kiếm và thay thế a. Tìm kiếm - Chọn Edit\Find để mở hộp thoại Find and Replace: Gõ từ cần tìm và nháy Find Next. - Dùng Ctrl+F để mở hộp thoại. b. Thay thế - Chọn Edit\Replace để mở hộp thoại Find and Replace: + Gõ từ cần tìm và từ cần thay thế rồi nháy Find Next. + Nháy Replace(hoặc Replace All) để thay thế từ tìm thấy. - Dùng Ctrl+H để mở hộp thoại. c. Một số tuỳ chọn . - Hộp thoại Find and Replace cho phép đặt 1 số tuỳ chọn tìm kiếm nâng cao như + Match Case: Phân biệt chữ hoa và chữ thường. + Find whole words only: Tìm từ nguyên vẹn. ... 2. Gõ tắt và sửa lỗi - Sửa lỗi: Tự động sửa lỗi chính tả khi gõ văn bản - Gõ tắt: Cho phép dùng 1 vài kí tự viết tắt để diễn tả 1 cụm từ khác. Thực hiện chọn: Tools\AutoCorrect Options để mở ra hộp thoại AutoCorrect rồi chọn Replace as you type: Gõ từ viết tắt và cụm từ thay thế vào. 4. Củng cố: - Lưu ý HS về mục đích và tác dụng của việc sử dụng các công cụ hỗ trợ soạn thảo. - Lưu ý: việc sử dụng công cụ gõ tắt hợp lý, tránh bị nhiễu loạn khi soạn thảo 5. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị kỹ các thao tác với văn bản đã học để thực hành tốt BT và TH số 8. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 49 BÀI TẬP I. Mục tiêu bài: - Ôn tập các kiến thức về soạn thảo văn bản. - Hệ thống lại các kiến thức trọng tâm và hướng dẫn chữa bài tập SGK. II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK,máy chiếu. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức cho học sinh ôn tập, nhắc lại các vấn đề lý thuyết trọng tâm thông qua hệ thống câu hỏi. -HS: Ôn tập, nhắc lại các kiến thức đã học theo sự hướng dẫn, tổ chức của Giáo viên. -GV: Tổng hợp, tổng kết các kiến thức cho học sinh 1 cách hệ thống. -HS: Ghi nhận kiến thức -GV: Tổ chức gọi học sinh làm và trình bày các câu hỏi bài tập trong SGK. -HS: Làm bài và trình bày -HS: Nhận xét, bổ xung, sửa chữa nếu cần. -GV: Tổng hợp, nhận xét đánh giá và tổng kết bài làm -HS: Ghi nhận kiến thức bài tập 1. Ôn tập lý thuyết a. Các chức năng chung: - Nhập và lưu trữ văn bản: + Mở: lệnh New hoặc Open + Lưu: lệnh Save hoặc Save as - Sửa đổi văn bản: + Sửa đổi kí tự và từ:Phím Delete và Backspace. + Sửa đổi cấu trúc văn bản: các lệnh Copy; Cut; Paste, Delete. - Định dạng văn bản: + Kí tự: Format\Font. + Đoạn: Format\Paragraph. + Trang văn bản: File\Setup. b. Các chức năng khác -Kiểu danh sách: Bullets & Number -Ngắt trang: Insert\Break -Đánh số trang:Insert\Page Number -Xem trang in: File\Print Preview -In VB: File\Print c. Các công cụ trợ giúp soạn thảo -Tìm kiếm: Edit\Find -Thay thế: Edit\Replace -Tự động sửa: Tools\AutoCorrect 2. Bài tập a. Bài tập số 2. Trang 114: Kể tên những khả năng định dạng kí tự? - Chọn font; cỡ; kiểu chữ; màu; kiểu gạch chân và một số hiệu ứng khác. b. Bài tập số 3. Trang 114: Kể tên những khả năng định dạng đoạn? - Căn lề; k/cách lề; dòng đầu đoạn; k/c giữa dòng với dòng, đoạn với đoạn. c. Bài tập số 3. Trang 118: Có những cách nào để in chỉ 1 trang trong 1 tệp có nhiều trang? -Chọn Current Page trong hộp Print - Gõ trực tiếp trang cần in và ô Page trong hộp Print 4. Củng cố: - Lưu ý học sinh việc sử dụng các tổ hợp phím tắt trong quá trình soạn thảo để đạt hiệu quả cao hơn. 5. Hướng dẫn về nhà: - Nhắc HS học bài cũ và làm các bài tập. - Chuẩn bị bài thực hành trên máy. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 50 - 51 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 8 SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO VĂN BẢN I. Mục tiêu bài: Thực hiện được các thao tác : định dạng kiểu danh sách liệt kê dạng ký hiệu và số đánh số trang và in văn bản sử dụng các công cụ trợ giúp tìm kiếm và thay thế II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, phòng máy,máy chiếu. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức và hướng đẫn cho HS thực hành định dạng kiểu danh sách liệt kê và đánh số trang. -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. -GV: Tổ chức cho HS thực hành tìm kiếm và thay thế. -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. 1. Thực hành định dạng kiểu danh sách và đánh số trang cho văn bản mẫu trong bài thực hành - DS: Insert\Bullet & Numbering - Số trang: Insert\Page Number. 2. Thực hành tìm kiếm và thay thế trên văn bản vừa tạo. - TK: Edit\Find - TT: Edit\Replace 3. Củng cố: - Nhắc lại các kiến thức định dạng văn bản theo các mức độ khả năng. - Nhắc lại các công cụ có thể sử dụng để hỗ trợ soạn thảo. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học và làm các bài tập trong SGK trang 114, 118 - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết thực hành trên máy. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 53 § 19: TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG I. Mục tiêu bài: - Biết các thao tác : tạo bảng, chèn, xoá, tách, gộp, các ô, hàng,cột. Biết soạn thảo và định dạng bảng. - Thực hiện tạo bảng và các thao tác trên bảng II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK,máy chiếu. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Giới thiệu về bảng biểu và sự cần thiết của bảng biểu. -GV: Giới thiệu, hướng dẫn HS các cách tạo bảng và chọn các thành phần của bảng. -HS: Quan sát, tìm hiểu cách tạo bảng và chọn các thành phần của bảng. Ghi nhận kiến thức. -GV: Lưu ý HS có thể chọn bằng cách chọn ô rồi kéo rê chuột. -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Hướng dẫn cách thay đổi kích thước dòng, cột. -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Hướng dẫn cách chèn hoặc xoá ô, dòng, cột. -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Hướng dẫn cách tách, gộp ô. -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Cho HS tìm hiểu các khả năng định dạng trong bảng thông qua định dạng văn bản thông thường. -HS: Tìm hiểu, ghi nhận kiến thức. tạo và làm việc với bảng - Tạo bảng và mọi thao tác khác với bảng đều có trong menu Table. 1. Tạo bảng a. Tạo bảng: - Chọn menu Table\Insert\Table rồi nhập số cột và số hàng cho bảng. - Nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn. b. Chọn thành phần của bảng: - Chọn menu Table\Select rồi chọn Cell(ô), Row(hàng), Column(cột) hay Table(bảng). - Chọn trực tiếp bằng con chuột: + Cell: Nháy tại cạnh trái của Cell. + Row: Nháy tại bên trái của Row. + Column:Nháy tại cạnh trên của ô trên cùng của cột. + Table: Nháy tại đỉnh góc trên bên trái của bảng. c. Thay đổi kích thước cột, hàng: - Đưa chuột đến đường viền rồi nháy và rê chuột để thay đổi kích thước. - Dùng chuột kéo thả các nút trên thanh thước kẻ dọc, ngang. 2. Các thao tác với bảng a. Chèn hoặc xoá ô, hàng, cột: - Chọn đối tượng cần thao tác; - Dùng Table\Insert để chèn hoặc Table\Delete để xoá. b. Tách một ô thành nhiều ô: - Chọn ô cần tách; - Chọn Table\Split Cells rồi nhập số hàng, cột cần tách vào. c. Gộp nhiều ô thành 1 ô: - Chọn các ô cần gộp liền nhau; - Chọn Table\Merge Cells d. Định dạng văn bản trong ô: - Văn bản trong ô được định dạng như văn bản thông thường. - Để căn chỉnh lề, chọn Table\Tables and Borders hoặc nháy chuột phải rồi chọn Cell Alignment 3. Củng cố: - Củng cố bài giảng và tóm tắt toàn bộ các khả năng chính trong soạn thảo văn bản. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm các bài tập SGK trang 128. - Chuẩn bị tiết bài tập và thực hành tổng hợp cuối chương. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 54 BÀI TẬP I. Mục tiêu bài: - Ôn tập các kiến thức tạo bảng và làm việc trên bảng - Hệ thống lại các kiến thức trọng tâm và hướng dẫn chữa bài tập SGK II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK,máy chiếu. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức cho học sinh ôn tập, nhắc lại các vấn đề lý thuyết trọng tâm thông qua hệ thống câu hỏi. -HS: Ôn tập, nhắc lại các kiến thức đã học theo sự hướng dẫn, tổ chức của Giáo viên. -GV: Tổng hợp, tổng kết các kiến thức cho học sinh 1 cách hệ thống. -HS: Ghi nhận kiến thức -GV: Tổ chức gọi học sinh làm và trình bày các câu hỏi bài tập trong SGK. -HS: Làm bài và trình bày bài làm -HS: Nhận xét, bổ xung, sửa chữa nếu cần. -GV: Tổng hợp, nhận xét đánh giá và tổng kết bài làm -HS: Ghi nhận kiến thức 1. Ôn tập lý thuyết a. Tạo bảng: - Chọn Table\Insert\Table b. Chèn ô, hàng, cột - Chọn Table\Insert\Cell, row, column c. Xoá ô, hàng, cột -Chọn Table\Delete\Cell, row, column d. Tách một ô thành nhiều ô: - Chọn Table\Split Cells e. Gộp nhiều ô thành 1 ô: - Chọn Table\Merge Cells f. Căn chỉnh lề trong bảng: - Chọn Table\Tables and Borders 2. Bài tập a. Bài tập số 2. Trang 128: - Khi con trỏ đang ở trong 1 ô nào đó thì thao tác căn lề chỉ có tác dụng với đoạn VB chứa con trỏ. b. Bài tập số 3. Trang 128: - Việc tách hay gộp ô của bảng sử dụng khi cần chia nhỏ hoặc hợp nhất 1 số mục nào đó. - Ví dụ: Ô Xếp loại được hợp từ 2 Ô của cột Hạnh kiểm và Học lực: Xếp loại Học lực Hạnh kiểm 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn về nhà: IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 55 - 56 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 9 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH TỔNG HỢP I. Mục tiêu bài: - Thực hành làm việc với bảng. - Vận dụng tất cả các kỹ năng đã học trong soạn thảo để soạn thảo và hoàn thiện văn bản. II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, phòng máy. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức và hướng dẫn cho HS thực hành tạo bảng, chỉnh kích thước và soạn thảo trong ô. -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. -GV: Tổ chức cho HS thực hành tách gộp ô. -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. -GV: Tổ chức cho HS tự thực hành soạn thảo văn bản. t.h 9: thực hành tổng hợp 1. Làm việc với bảng: a. Thời khoá biểu: - Tạo bảng, hiệu chỉnh kích thước dòng, cột; - Soạn thảo văn bản trong ô: điền tên các môn học, thứ, buổi học. b. Trình bày bảng so sánh địa lý của Đà Lạt và một số nơi khác: - Tạo bảng, chỉnh kích thước. - Tách, gộp ô trong bảng như yêu cầu. - Soạn thảo văn bản trong ô: Điền các đặc điểm, số liệu... 2. Soạn thảo và trình bày văn bản - Nhập văn bản thô theo yêu cầu - Hiệu chỉnh, trình bày văn bản. 4. Củng cố: - Tổng hợp các kiến thức làm việc với bảng và định dạng văn bản. - Nhắc lại các công cụ có thể sử dụng để hỗ trợ soạn thảo. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học và làm các bài tập trong SGK trang 128. - Tham khảo bài đọc thêm số 5. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 57 - 58 CHƯƠNG IV: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET §20: MẠNG MÁY TÍNH I. Mục tiêu bài: - Biết khái niệm mạng máy tính và các phương tiện, giao thức truyền thông của mạng. - Biết 1 số loại mạng máy tính. - Học sinh biết được nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông. II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Giới thiệu về mạng nói chung và các thành phần chính. -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: giới thiệu các phương tiện truyền thông được sử dụng hiện nay trong mạng MT. -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Lấy VD để HS hình dung được K/N giao thức truyền thông. -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu các loại mạng MT phổ biến. Tổng kết kiến thức. -HS: Tìm hiểu bài theo hướng dẫn. Ghi nhận kiến thức. -GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu 2 mô hình mạng MT phổ biến thông qua K/N và hình vẽ. Tổng kết kiến thức. -HS: Tìm hiểu bài theo hướng dẫn. Ghi nhận kiến thức. mạng máy tính 1. Mạng máy tính - Là tập hợp các máy tính bao gồm 3 thành phần: + Các máy tính. + Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau. + Các phần mềm cho phép thực hiện giao tiếp giữa các máy. - Mạng MT cho phép khai thác dữ liệu với dung lượng lớn, chia sẻ nhiều tài nguyên.. 2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính. a. Phương tiện truyền thông(Media) - Để kết các MT trong mạng: 2 loại: + Kết nối có dây: Cáp truyền thông, bộ định tuyến. + Kết nối không dây: Bộ định tuyến không dây. - Để tham gia vào mạng cần có vỉ mạng (Network Card). - Kiểu bố trí MT trong mạng: Kiểu đường thẳng; kiểu vòng tròn; kiểu hình sao. b. Giao thức truyền thông(Protocol) - Là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa T.Bị nhận và truyền DL. - Bộ giao thức phổ biến là TCP/IP 3. Phân loại mạng máy tính - Mạng cục bộ (LAN-Local Area Network): Là mạng kết nối các MT ở gần nhau: văn phòng, trường học,... - Mạng diện rộng (WAN-Wide Area Network): Là mạng kết nối các MT ở tương đối xa nhau. Mạng WAN thường dùng liên kết các mạng LAN. - Mạng toàn cầu (Internet-Inter National Network): Kết nối các MT trên toàn thế giới. 4. Các mô hình mạng a. Mô hình ngang hàng (Peer - To - Peer): - Các MT bình đẳng, có thể cùng khai thác và chia sẻ tài nguyên với nhau. - Ưu: xây dựng và bảo trì đơn giản - Nhược: Quy mô nhỏ, tài nguyên phát tán, bảo mật kém b. Mô hình khách chủ (Client -Server): - Có 1 số máy đảm nhận quản lý và cung cấp tài nguyên (MC), số khác sử dụng tài nguyên đó(MK). - Ưu: Tài nguyên, DL được quản lý tập trung, bảo mật tốt, quy mô lớn. - Nhược: MC fải có cấu hình cao, xây dựng phức tạp. 4. Củng cố: - Tổng hợp kiến thức bài học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Hướng dẫn HS tìm hiểu và làm các bài tập SGK. - Học và làm bài tập, chuẩn bị bài tiết tiếp theo. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 59 - 60 § 21: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET I. Mục tiêu bài: - Biết được khái niệm mạng TT toàn cầu Internet và lợi ích của nó. - Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet - biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Nêu các loại mạng máy tính đã biết? 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về mạng Internet. -HS: Tìm hiểu bài, ghi nhận kiến thức. -GV: Giới thiệu các cách thức được sử dụng để kết nối mạng. -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Giới thiệu 1 số cách hiện nay đang được dùng phổ biến. -HS: Tìm hiểu bài, ghi nhận kiến thức. -GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phương thức giao tiếp TCP/IP. -HS: Tìm hiểu bài theo hướng dẫn. Ghi nhận kiến thức. -GV: Giới thiệu các K/N đ/c IP và tên miền. mạng thông tin toàn cầu 1. Internet là gì. - Là mạng MT trên toàn cầu và sử dụng bộ giao thức TCP/IP. - Đảm bảo khả năng truy cập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, nhiều dịch vụ, và các khả năng khác. 2. Cách kết nối Internet. a. SD Modem qua đường điện thoại - MT phải cài Modem và kết nối qua đường điện thoại. - NSD được cung cấp quyền truy cập: (Tên-User và mật khẩu-Password) - Thuận tiện nhưng tốc độ đường truyền thấp. b. SD đường truyền riêng (Leased line) - Giống cách trên nhưng không dùng đường điện thoại công cộng mà dùng đường truyền riêng. - Tốc độ đường truyền tương đối cao. c. Một số cách khác - Đường truyền ADSL ( đường thuê bao số bất đối xứng). Đây là công nghệ đang rất phổ biến, tốc độ cao. - Kết nối không dây:công nghệ Wi-Fi cho phép kết nối thuận tiện nhất hiện nay, có thể thông qua các thiết bị truy cập không dây như ĐTDĐ, MTXT.. - Kết nối qua đường truyền hình cáp. 3. Các MT giao tiếp với nhau NTN - Các MT giao tiếp với nhau nhờ SD bộ giao thức TCP/IP. - TCP/IP đóng gói thông tin cần truyền và phân chia thành các gói tin nhỏ để gửi đến máy nhận và tập hợp lại. - Nội dung mỗi gói tin gồm: + Địa chỉ gửi, địa chỉ nhận. + Dữ liệu, độ dài. + TT kiểm soát lỗi và các TT phục vụ khác. - Mỗi MT tham gia vào mạng phải có 1 địa chỉ duy nhất, gọi là đ/c IP. IP gồm 4 số nguyên dạng: xxx.xxx.xxx, mỗi số không quá 255. - Các máy chủ DNS chuyển đổi IP sang dạng kí tự cho tiện sử dụng gọi là tên miền. Mỗi tên miền gồm nhiều trường, phân cách bởi dấu chấm(.). 4. Củng cố: - Tổng kết kiến thức của bài học. - Lưu ý HS phân biệt các cách kết nối mạng. 5. Hướng dẫn về nhà: - HS học bài và làm các bài tập trang 144. - Chuẩn bị bài mới. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 61 - 62 § 22: MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET I. Mục tiêu bài: - Biết khái niệm trang Web, Website, biết các chức năng trình duyệt Web, biết các dịch vụ tìm kiếm thông tin, thư điện tử. - Sử dụng được trình duyệt Web. Thực hiện tìm kiếm thông tin trên Internet. Thực hiện gửi và nhận thư điện tử. II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về cách tổ chức TT, K/n trang web, website. -HS: Tìm hiểu bài, đưa ra kết luận. Ghi nhận kiến thức. - GV: Tổng kết kiến thức. -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Giới thiệu 1 số trình duyệt web -HS: Ghi nhận kiến thức. -GV: Giới thiệu một số máy tìm kiếm và cách sử dụng để tìm kiếm thông tin. -GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về thư điện tử. -HS: Tìm hiểu bài. Lấy VD minh hoạ -GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về quyền truy cập website và việc mã hoá dữ liệu -HS: Tìm hiểu bài. Ghi nhận kiến thức. - GV: Giới thiệu về nguy cơ nhiễm Virus và cách phòng chống. - HS: Ghi nhận kiến thức. một số dv cơ bản của internet 1. Tổ chức và truy cập thông tin a. Tổ chức thông tin - TT trên Internet được tổ chức dưới dạng siêu văn bản. - Siêu văn bản là VB tích hợp nhiều phương tiện khác nhau. - Mỗi SVB được gán 1 địa chỉ truy cập tạo thành 1 trang Web. - Dịch vụ WWW cấu thành từ các trang Web trên giao thức truyền tin siêu văn bản HTTP. - Website gồm 1 hoặc nhiều trang web được tổ chức dưới 1 địa chỉ. VD: website: www.edu.net.vn - Có 2 loại trang web: tĩnh và động. b. Truy cập trang Web - Trình duyệt web là CT giúp giao tiếp với hệ thống dịch vụ WWW. - Các trình duyệt thông dụng: Internet Explorer; Netscape; Firefox. - Truy cập vào trang web thông qua địa chỉ. 2. Tìm kiếm thông tin * Cách 1: Nhờ danh mục địa chỉ hay các liên kết trên các trang web. VD: www.nhandan.org cung cấp các liên kết đến các cơ quan chính phủ. * Cách 2: Nhờ các máy tìm kiếm: Cho phép NSD tìm kiếm các thông tin trên Internet theo yêu cầu. VD: Các máy tìm kiếm như: www.google.com.vn www.yahoo.com www.msn.com - Để sử dụng máy tìm kiếm chỉ việc truy cập đến các website tương ứng. 3. Thư điện tử. - E-mail là dịch vụ chuyển thông tin thông qua các hộp thư. - E-mail có thể truyền kèm thêm các tệp dữ liệu. - NSD cần đăng kí hộp thư gồm tên truy cập và mật khẩu. - Hộp thư được gắn với một địa chỉ duy nhất, dạng: @ Ví dụ: lop10@yahoo.com; hocsinh@hotmail.com... 4. Vấn đề bảo mật thông tin a. Quyền truy cập website - Một số website, để truy cập, người dùng phải đăng nhập bằng tên và mật khẩu đã đăng kí với nhà cung cấp. b. Mã hoá dữ liệu - Mã hoá thông tin là biện pháp bảo mật rất tốt. - Thông tin đã được mã hoá gọi là bản mã; việc khôi phục TT gọi là giải mã. c. Nguy cơ nhiễm Virus - Khi tham gia truy cập vào các trang web, tải các dữ liệu, thông tin... thì có thể bị nhiễm Virus. - Để bảo vệ máy, NSD nên sử dụng các phần mềm chống Virus 4. Củng cố: - Tổng hợp các dịch vụ chính và thông dụng của Internet. 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài. Chuẩn bị bài thực hành số 10. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 63 BÀI TẬP I. Mục tiêu bài: - Hệ thống lại các kiến thức trọng tâm về mạng máy tính và Internet. - Hướng dẫn chữa câu hỏi và bài tập SGK II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức cho HS ôn tập, hệ thống kiến thức lý thuyết theo các đề mục chính. - HS: Trả lời các câu hỏi ôn tập lý thuyết theo gợi ý của GV. -GV: Lưu ý HS: Vi phạm vấn đề bảo an là phạm pháp. -GV: Tổ chức hỏi và gợi ý HS trả lời các câu hỏi bài tập SGK. I. Lý thuyết: 1. Phương tiện truyền thông: - kết nối có dây: cáp, vỉ mạng, modem.. - kết nối không dây: modem, vỉ mạng không dây. - Kiểu bố trí MT: đường thẳng, vòng tròn, hình sao. 2. Phân loại mạng: - LAN, WAN, INTERNET. 3. Mô hình mạng - ngang hàng - khách chủ 4. Địa chỉ máy tính : IP 5. Các dịch vụ cơ bản của Internet - WWW: truy cập website - Tìm kiếm TT: máy tìm kiếm - Thư điện tử - Các DV khác: Chat; Game; Shop... 6. Vấn đề bảo an: - Quyền truy cập website - Mã hoá bảo mật - Virus và chống Virus II. Câu hỏi và bài tập - Các câu hỏi và bài tập SGK trang 140 và 144. 4. Củng cố: - Tóm tắt kiến thức chính cần nắm vững trong bài - Lưu ý khả năng lây nhiễm virus khi truy cập Internet và cách phòng chống. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm bài cũ. - Chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 64 - 65 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 10 SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT INTERNET EXPLORER I. Mục tiêu bài: - Làm quen với việc sử dụng trình duyệt IE - Làm quen với 1 số trang Web để đọc, lưu thông tin và duyệt các trang web bằng các liên kết II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, phòng máy. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức và hướng dẫn cho HS thực hành khởi động IE và truy cập và duyệt các trang web. -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. -GV: Hướng dẫn HS thực hành lưu thông tin trên trang web. -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. -GV: Tổ chức cho HS tự thực hành truy cập các trang web. -HS: Tự thực hành . t.h 10: sd trình duyệt ie I. Hướng dẫn thực hành: 1. Khởi động trình duyệt IE: - Start \ Program \ IE - Chọn biểu tượng IE trên màn hình 2. Truy cập Web: - Gõ địa chỉ website vào ô Address. - Nhấn Enter. 3. Duyệt trang web: - Nút lệnh <= (Back) để quay về trang trước đã duyệt. - Nút lệnh => (Forward) để đến trang tiếp theo đã duyệt. - Các liên kết để chuyển đến 1 trang web khác. 4. Lưu thông tin: a. Lưu hình ảnh: - Nháy phải chuột vào hình cần lưu - Chọn Save Picture As. b. Lưu mọi TT trên trang web: - Chọn File \ Save As... c. In mọi TT trên trang web: - Chọn File \ Print... II. Thực hành: - HS tự thực hành với 1 số trang web: 4. Củng cố: - Tổng hợp các thao tác duyệt web. - Lưu ý HS về khả năng lây nhiễm virus khi truy cập. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học và làm các bài tập trong SGK . - Ôn tập, chuẩn bị bài tiết bài tập và kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct: 66 - 67 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 11 SỬ DỤNG MÁY TÌM KIẾM VÀ HỘP THƯ ĐIỆN TỬ I. Mục tiêu bài: - Làm quen với việc sử dụng trình duyệt IE - Làm quen với 1 số trang Web tìm kiếm thông tin. - Tạo hộp thư điện tử Gmail, thực hành gửi và nhận thư điện tử. II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, phòng máy nối mạng. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức và hướng dẫn cho HS thực hành khởi động IE và truy cập và duyệt các trang web tìm kiếm. -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. -GV: Hướng dẫn HS thực hành tạo lập một hộp thư điện tử mới. -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. -GV: Tổ chức cho HS tự thực hành truy cập vào các dịch vụ của Gmail. -HS: Tự thực hành . t.h 11: sd trình duyệt ie, tìm kiếm thông tin, gửi thư điện tử I. Hướng dẫn thực hành: 1. Khởi động trình duyệt IE: - Start \ Program \ IE - Chọn biểu tượng IE trên màn hình 2. Truy cập các trang Web tìm kiếm: - Gõ địa chỉ website vào ô Address. - Nhấn Enter. - Thực hành trên Máy tìm kiếm 3. Làm quen với thư điện tử: - Truy câp. - Tạo mới một hộp thư điện tử. - Gửi một lá thư đến một địa chỉ tuankhanhna@gmail.com - Gửi một bức thư khác có đính kèm các tệp ảnh mà chúng ta tìm kiếm được trên INTERNET. 4. Củng cố: - Tổng hợp các thao tác đã thực hành. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học và làm các bài tập trong SGK . - Ôn tập, chuẩn bị bài ôn tập và kiểm tra học kỳ II. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết ppct:69 ÔN TẬP HỌC KỲ II I. Mục tiêu bài: - Ôn lại các thao tác cơ bản định dạng trong Microsoft Word. - Các vấn đề cơ bản nhất của mạng Máy tính. II. Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, phòng máy nối mạng. - Trò: Sách vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: 2. Bài giảng: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Tổ chức và hướng dẫn cho HS ôn lại các thao tác cơ bản về định dạng văn bản. -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. -GV: Hướng dẫn HS thực hành tìm kiếm và lưu trữ thông tin bằng Internet. Gửi Email cho nhau, -HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. I. Hướng dẫn thực hành tổng hợp định dạng văn bản: - Soạn thảo văn bản thô. - Định dạng cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ, trình bày một văn bản đẹp và hoàn chỉnh. - Lưu trữ văn bản đã soạn thảo. - Sử dụng các công cụ tìm kiếm và thay thế trong Micorosoft Word. II. Truy cập mạng để trao đổi thông tin giữa các máy tính trong mạng: - Tìm hiểu về các thiết bị mạng. - Truy cập Internet để đọc thông tin trên các trang Web, tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của người truy cập,. - Thực hành với các thao tác đơn giản trên một dịch vụ thư điện tử như để gửi, nhận, trao đổi tệp dữ liệu cho nhau. 4. Củng cố: - Tổng hợp các thao tác đã thực hành. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học và làm các câu hỏi bài tập trong SGK . - Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. IV. Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_tin_khoi_10_full_3362.doc