Giáo án điện tử - Môn Tội phạm học

KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỘI PHẠM HỌC MỐI QUAN HỆ CỦA TỘI PHẠM HỌC VỚI CÁC MÔN KHOA HỌC KHÁC

ppt81 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 6630 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án điện tử - Môn Tội phạm học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN TỘI PHẠM HỌC Tài liệu tham khảo Giáo trình tội phạm học, Trường đại học luật Hà Nội, NXBCAND,năm 2006. Giáo trình tội phạm học, Trường ĐHQGHN,NXBĐHQGHN, 1999 Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, NXBCTRQGHN, 1995 Tội phạm ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, NXBCAND, 1994. Tội phạm học Việt Nam. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, NXBCAND, 2000. Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại, CanUeDa, NXBCAND, 1994. Tội phạm và cấu thành tội phạm.Nguyễn Ngọc Hoà. NXBCAND,2008. Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm. Nguyễn Xuân Yêm, NXBCAND, 2001. CHƯƠNG I KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỘI PHẠM HỌC MỐI QUAN HỆ CỦA TỘI PHẠM HỌC VỚI CÁC MÔN KHOA HỌC KHÁC I. KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TPH 1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC Tội phạm học là gì? 1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC „Tội phạm học“ xuất pháp từ hai thuật ngữ: Thuật ngữ tiếng latin „Crimen“ Crimen = Tội phạm Thuật ngữ tiếng Hy lạp „Logos“ Logos = học thuyết Crimen logos = Học thuyết về tội phạm Tội phạm học Tiếng Anh: Criminology Tiếng Pháp: Criminologie Tiếng Đức: Kriminologie Tiếng Nga: Kриминология Bernd-Dieter Meier: Tội phạm học là một ngành khoa học thực nghiệm (eine empirische Wissenschaft)(an empirical science) nghiên cứu tội phạm như một hiện tượng xã hội, các nguyên nhân của các hành vi phạm tội, các hậu quả gây ra cho các nạn nhân và xã hội cũng như các biện pháp và cách thức mà các cơ quan nhà nước áp dụng đối với các hành vi phạm tội. (Meier, Bernd-Dieter: Kriminologie, 3. Auflage, München 2007) tr. 2 Göppinger: Tội phạm học là một ngành khoa học thực nghiệm độc lập (eine selbständige Erfahrungswissenschaft) nghiên cứu các sự việc (Umstände) diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống cộng đồng có liên quan đến tội phạm, hậu quả của hành vi phạm tội và việc ngăn ngừa các hành vi phạm tội cũng như quá trình đấu tranh chống lại những hành vi phạm tội Göppinger, Hans: Kriminologie, 6. Auflage, München 2008, tr. 1 và 2 Kaiser: Tội phạm học là toàn bộ những hiểu biết khoa học về các hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội cũng như về sự kiểm soát các xử sự của người phạm tội Keiser, Günther: Kriminoligie, 10. Auflage, Heidelberg 1997, tr. 1 GS. TS. Nguyễn Văn Yêm định nghĩa: Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội Nguyễn Văn Yêm: Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, NXB CAND, HN 2001, tr.12 GS. TS. Đỗ Ngọc Quang định nghĩa: Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình trạng phạm tội và tội phạm, sự biến động của từng loại tội phạm trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương hay trong phạm vi toàn quốc ở từng giai đoạn nhất định; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuộc sống xã hội Đỗ Ngọc Quang: GT Tội phạm học, khoa Luật, ĐHQGHN, 1995, tr 9. Giáo Trình Tội phạm học Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tình hình tội phạm, các nguyên nhân của tội phạm, nhân thân người phạm tội và phương hướng cũng như các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong xã hội VỊ TRÍ CỦA TỘI PHẠM HỌC TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC Quan điểm thứ nhất cho rằng tội phạm học là ngành khoa học pháp lí thậm chí là bộ phận của khoa học pháp lí hình sự. Quan điểm thứ hai cho rằng tội phạm học thuộc về xã hội học pháp lí hoặc tâm lí pháp lí. Quan điểm thứ ba cho rằng tội phạm học là ngành khoa học pháp lí - xã hội độc lập. Quan điểm thứ tư cho rằng tội phạm học là một ngành khoa học ứng dụng (Erfahrungwissenschaft) hay còn gọi là một ngành khoa học thực nghiệm (an empirical science) (eine empirische Wissenschaft) Vị trí Tội phạm học (Quan điểm của Đức) Đối tượng nghiên cứu chính của TPH Tình hình tội phạm; Nguyên nhân của tội phạm; Nhân thân người phạm tội; Phòng ngừa tội phạm. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TPH 2.1. Tình hình tội phạm Đối tượng nghiên cứu trước tiên của tội phạm học là tình hình tội phạm - hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực. Tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng tội phạm; các đặc điểm về số lượng và chất lượng, của tình hình tội phạm nói chung cũng như của tình hình tội phạm trong từng địa phương, trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội và của các nhóm, loại tội cụ thể 2.2. Nguyên nhân của tội phạm Trong tội phạm học, nguyên nhân của tội phạm được hiểu là sự tác động qua lại giữa các yếu tố của môi trường sống: các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hoá, gia đình, nhà trường… và các yếu tố thuộc về chủ quan bên trong con người (các đặc điểm tâm sinh lí) tác động qua lại làm phát sinh tội phạm. 2.3. Nhân thân người phạm tội Nhân thân con người là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất con người tham gia mối quan hệ xã hội Nhân thân người phạm tội là cầu nối giữa môi trường xã hội với tội phạm. Nhân thân người phạm tội là tấm gương phản chiếu tất cả các hiện tượng, quá trình xã hội mà người phạm tội thu nhận được. Những yếu tố tham dự vào quá trình phát sinh tội phạm được thể hiện trong nhân thân người phạm tội 2.4. Phòng ngừa tội phạm Phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa không cho tội phạm xảy ra. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội phạm, xác định rõ các nguyên nhân cũng như các đặc điểm nhân thân người phạm tội, Tội phạm học nghiên cứu, xây dựng các nguyên tắc về tổ chức công tác phòng ngừa nhằm hạn chế và ngăn ngừa tội phạm. 2.5. Các đối tượng nghiên cứu khác Nghiên cứu lí luận và thực tiễn đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở các nước khác trên thế giới để tìm hiểu các kinh nghiệm. Sự ra đời và phát triển của tội phạm học trong lịch sử. Nạn nhân học. Nghiên cứu vấn đề hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh với tình hình tội phạm v.v.. II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TPH 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TPH 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TPH Phương pháp luận là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng đúng đắn hệ thống các phương pháp để nghiên cứu, nhận thức đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao nhất Phương pháp luận của tội phạm học chính là phương pháp luận triết học Mác - Lênin. 2. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học *Phương pháp thống kê tội phạm *Các phương pháp xã hội học (thu thập thông tin) *Các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp nhận xét đánh giá 2.1. Phương pháp thống kê tội phạm * Bước thứ nhất: Xác định các đặc điểm cần nghiên cứu * Bước thứ hai: Điều tra thu thập số liệu về tội phạm * Bước thứ ba: Tổng hợp số liệu * Bước thứ tư: Phân tích, đánh giá các tài liệu và đưa ra các dự đoán * Bước thứ nhất: Xác định các đặc điểm cần nghiên cứu Là căn cứ vào mục đích nghiên cứu để lựa chọn những đặc điểm cần thiết * Bước thứ hai: Điều tra thu thập số liệu về tội phạm Là tiến hành thu thập các thông tin theo các đặc điểm đã lựa chọn đối với từng đối tượng điều tra -Các báo cáo thống kê, các biểu mẫu thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng -Các bản án -Từng cá nhân thông qua điều tra XHH (Anket) * Bước thứ ba: Tổng hợp số liệu Tổng hợp số liệu là quá trình hệ thống hoá một cách khoa học các số liệu đã thu thập được để tạo thành các đặc điểm chung của toàn bộ tội phạm cần nghiên cứu. * Bước thứ tư: Phân tích, đánh giá các tài liệu, đưa ra các dự báo làm cơ sở đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm Là quá trình đánh giá, rút ra bản chất của THTP, cũng như của từng nhóm, loại tội cụ thể về mức độ, tính chất, về xu hướng, quy luật vận động, về nguyên nhân của tội phạm cũng như đưa ra các dự báo về biến động của THTP Quá trình phân tích và dự đoán thống kê tội phạm cần sử dụng các phương pháp sau: *Phương pháp số tuyệt đối *pp số tương đối *pp số bình quân *pp đồ thị, biểu đồ. 2.1.1. Phương pháp số tuyệt đối Số tuyệt đối thể hiện quy mô, mức độ của hiện tượng tội phạm nói chung hoặc của từng nhóm, loại tội phạm cụ thể ở một địa bàn và trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ: Tổng số người phạm tội ở tỉnh H năm 2008 là 12.000 người Tổng số người phạm tội ở tỉnh H năm 2009 là 14.000 người Ý nghĩa của phương pháp số tuyệt đối: Phương pháp số tuyệt đối thường được áp dụng để đánh giá về quy mô của tình hình tội phạm nói chung cũng như của từng nhóm, loại tội. Số tuyệt đối cũng là những cơ sở quan trọng để áp dụng các phương pháp thống kê tội phạm khác. 2.1.2 Phương pháp số tương đối Số tương đối phản ánh quan hệ so sánh về mặt lượng của các bộ phận trong một tổng thể tội phạm, hoặc mặt lượng của cùng hiện tượng tội phạm trong các khoảng thời gian khác nhau hoặc mặt lượng của hiện tượng tội phạm với mặt lượng của hiện tượng khác có liên quan Ý nghĩa của số tương đối Số tương đối giúp chúng ta xác định được cơ cấu của tình hình tội phạm theo các đặc điểm khác nhau; đánh giá được sự biến động của tình hình tội phạm và xác định được hệ số tội phạm. Khi cần giữ bí mật số tuyệt đối thì người ta sử dụng số tương đối. Trong tội phạm học sử dụng ba loại số tương đối Số tương đối cơ cấu Hệ số tội phạm (số tương đối cường độ) Số tương đối động thái a. Số tương đối cơ cấu Khái niệm: Là loại số tương đối phản ánh cơ cấu các bộ phận của tình hình tội phạm trong một tổng thể tội phạm theo một đặc điểm nào đó. Cách tính: So sánh số lượng của từng bộ phận với tổng số tội phạm Công thức Mbp Ycc = x 100% Mts Trong đó: Ycc là số tương đối cơ cấu (%) Mbp là số lượng người phạm tội của từng nhóm cụ thể Mts là tổng số người phạm tội Số người phạm các tội xâm phạm sở hữu ở tỉnh M năm 2009 được thống kê như sau b. Hệ số về tội phạm (Số tương đối cường độ) *Khái niệm: Là số tương đối thể hiện tính phổ biến của tội phạm so với dân số trong từng thời gian và trong từng địa bàn dân cư nhất định *Cách tính: So sánh số lượng người phạm tội với số lượng dân cư trong cùng một khoảng thời gian và địa bàn *Công thức: M1 Ycđ= x 100.000 M2 Trong đó: Ycđ là số tương đối cường độ M1 là số lượng người phạm tội M2 là dân số 100.000 là hệ số so sánh Ví dụ Năm 2009 địa phương A có 132 người phạm tội, địa phương B có 140 người phạm tội. Dân số địa phương A năm 2009 là 1200.000 người và địa phương B năm 2009 là 1400.000 người. Y/c: Nhận xét tình hình tội phạm của hai địa phương Kết quả YA = 11 YB = 10 Năm 2009, bình quân 100.000 người dân thì địa phương A có 11 người phạm tội, còn địa phương B có 10 người phạm tội. Năm 2009, mặc dù số lượng người phạm tội của địa phương B nhiều hơn địa phương A nhưng mức độ phổ biến của tội phạm so với dân số ở địa phương A lại cao hơn địa phương B. c. Số tương đối động thái: Khái niệm: Là loại số tương đối phản ánh sự biến động (động thái) của toàn bộ tội phạm hoặc từng nhóm, loại tội cụ thể ở một địa bàn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Cách tính: Số tương đối động thái được tính bằng cách so sánh số lương tội phạm trong các khoảng thời gian khác nhau. C1:Số tương đối động thái định gốc: Là các số tương đối động thái có gốc so sánh cố định. Các số tương đối này được tính bằng cách so sánh các mức độ của một hiện tượng trong các khoảng thời gian khác nhau với cùng một mức độ (gọi là gốc so sánh). Gốc so sánh thường là mức độ đầu tiên. Công thức: Mi Yđt = x 100 % M1 (i = 2,3,…n) Yđt là số tương đối động thái Mi là số lượng người phạm tội của từng năm cần so sánh M1 là số lượng người phạm tội của năm gốc (năm được so sánh) n là số mức độ Số người phạm tội của tỉnh K thời kì 2002 - 2008 được thống kê như sau C2 Số tương đối động thái liên hoàn Khái niệm: là các số tương đối phản ánh mức gia tăng tội phạm hàng năm. Cách tính: So sánh các mức độ của năm sau so với mức độ của năm liền trước nó. Công thức M(i+1) Yi = x 100 % Mi với i = 1,2,3,…(n-1) Yi là số tương đối động thái M(i+1) là số lượng người phạm tội của từng năm cần so sánh Mi là số lượng người phạm tội của năm gốc (năm được so sánh) Ví dụ: với i = 1 M2 Y1 = x 100 % M1 230 Y1(2004/2003) = x 100% = 127,8 (%) 180 Với i = 2 M3 Y2 = x 100% M2 160 Y2(2005/2004) = x 100% = 69,6 (%) 230 2.1.3 Phương pháp số bình quân K/n: SBQ phản ánh mức độ trung bình về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. SBQ được áp dụng khi xác định đặc điểm của nhân thân người phạm tội và một số đặc điểm của hiện tượng tội phạm. a. Số bình quân cộng đơn giản có công thức: M1+M2+M3+…+Mn Ybq= n Ybq là số bình quân M1, M2, M3… là số lượng người phạm tội của từng năm cần tính bình quân n là số lượng các mức độ (số năm) b. Số bình quân cộng gia quyền có công thức M1X1+M2X2+M3X3+…+MnXn Ybq= X1+X2+X3+…+Xn Trong đó: Ybq là số bình quân M1, M2, M3… là số lượng người phạm tội của từng năm cần tính bình quân X1, X2, X3…là các quyền số (tần số) Năm 2009 tỉnh H có 200 người phạm tội bị xử phạt tù như sau Ta có: Áp dụng công thức M1X1+M2X2+M3X3+…+MnXn Ybq= X1+X2+X3+…+Xn 650 Ybq= = 3,25 (năm tù) 200 Kết luận: Bình quân một người phạm tội tỉnh H năm 2009 bị xử phạt 3,25 năm tù. 2.1.4 Phương pháp đồ thị, biểu đồ: Đồ thị hay biểu đồ là những đường nét hình học hay những hình vẽ mô tả động thái, cơ cấu của tình hình tội phạm. a. Đồ thị đường gấp khúc: dùng để mô tả diễn biến của tình hình tội phạm (Số tuyệt đối hoặc số tương đối) b. Biểu đồ hình tròn: dùng để mô tả cơ cấu của tội phạm theo đặc điểm nào đó (Số tương đối cơ cấu) c. Biểu đồ hình cột: dùng để mô tả diễn biến của tội phạm trên cơ sở số tuyệt đối hoặc số tương đối Đồ thị đường gấp khúc Ví dụ: Số người phạm tội của tỉnh K thời kì 2002 - 2008 được thống kê như sau b. Biểu đồ hình tròn: Số người phạm tội XPSH tỉnh M 2009 c. Đồ thị Hình cột Ví dụ: Số người phạm tội của tỉnh K thời kì 2003 - 2009 được thống kê như sau Sử dụng công thức số tương đối động thái định gốc chúng ta tính được kết quả sau 2.2. Các phương pháp xã hội học PP Phân tích tài liệu PP phiếu điều tra (ankét) PP phỏng vấn PP quan sát PP thực nghiệm 2.2.1 PP Phân tích tài liệu PP Phân tích tài liệu là dựa vào các tài liệu có sẵn (các báo cáo tổng kết của TAND TC, các bảng thống kê của toà án, VKS hay của các cơ quan điều tra hoặc các báo cáo…thậm chí các bản án) để tiến hành phân tích nhằm rút ra các thông tin, kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp phiếu điều tra (ankét) Phương pháp phiếu điều tra (ankét) trong tội phạm học là phương pháp hỏi đáp gián tiếp các thông tin cần nghiên cứu thông qua các phiếu điều tra Câu hỏi đóng: Loại câu hỏi mà tất cả các phương án trả lời đã được xác định từ trước, người được điều tra chỉ lựa chọn các phương án trả lời phù hợp. Những cấp bậc công tác nào sau đây theo anh, chị là dễ xảy ra tham nhũng: -Cán bộ lãnh đạo có quyền quyết định -Thực hiện chức năng chuyên môn dơn thuần -Thực hiện chức năng trợ lí, giúp việc -Không có cấp bậc nào là có nguy cơ cao Câu hỏi mở không là loại câu hỏi để cho người trả lời tự do trình bày ý kiến của mình. Ví dụ: Theo anh, chị có cần thiết thành lập một bộ phận chống tham nhũng tại cơ quan của anh, chị không? tại sao? Câu hỏi kết hợp Theo anh chị, Các nguyên tắc và cách thức nào phải được đặc biệt chú ý để ngăn ngừa tham nhũng? - Thực hiện luân chuyển cán bộ thường xuyên trong những lĩnh vực hoạt động có nhiều nguy cơ tham nhũng - Kiểm tra thường xuyên không báo trước - Thực hiện giám sát lẫn nhau - Những biện pháp khác 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo một kế hoạch nhất định thông qua cách thức hỏi - đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người được hỏi. Phỏng vấn tiêu chuẩn hoá (còn gọi là phỏng vấn có tổ chức) là loại phỏng vấn diễn ra theo một trình tự nhất định với cùng một nội dung được vạch sẵn như nhau cho tất cả mọi người được phỏng vấn. Phỏng vấn không tiêu chuẩn hoá (phỏng vấn tự do): Là một cuộc đối thoại tự do được tiến hành theo một chủ đề được vạch sẵn. Chia theo vị trí của người quan sát chia thành quan sát tham dự và quan sát không tham dự. Quan sát tham dự là loại quan sát mà người quan sát tham gia trực tiếp vào các hoạt động của tổ chức ấy như thành viên trong tổ chức. Quan sát không tham dự (quan sát bên ngoài). Người quan sát đối tượng từ bên ngoài và không can thiệp vào các quan hệ của đối tượng. 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm là phương pháp mà người nghiên cứu tạo ra một tình huống gần giống với tình huống xảy ra trong thực tế để kiểm tra các giả thuyết. Nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa nó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttph-c1.ppt
  • ppttph-c2.ppt
  • ppttph-c3.ppt
Tài liệu liên quan