Giải quyết vụ án ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án tại Hải Phòng

Luận văn phân tích một cách toàn diện, sâu sắc các khía cạnh pháp lý về trình tự tố tụng trong việc giải quyết án ly hôn thông qua thực tiễn công tác giải quyết án ly hôn tại Tòa án hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó Luận văn chỉ ra những điểm còn hạn chế trong quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn nói riêng và pháp luật tố tụng dân sự nói chung. Và cũng từ những bất cập, tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng trong giải quyết án ly hôn tại Tòa án Hải Phòng tác giả có một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử tại Tòa án Hải Phòng nói riêng và toàn ngành Tòa án nói chung để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự khi tham gia tố tụng, hạn chế những tồn tại có thể xảy ra trong việc giải quyết án ly hôn tại Tòa án, đáp ứng đúng tinh thần cải cách tư pháp mà Bộ Chính trị đã đề ra

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết vụ án ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án tại Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải quyết vụ án ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án tại Hải Phòng Phạm Thị Thu Trang Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Bùi Thị Huyền Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Luận văn phân tích một cách toàn diện, sâu sắc các khía cạnh pháp lý về trình tự tố tụng trong việc giải quyết án ly hôn thông qua thực tiễn công tác giải quyết án ly hôn tại Tòa án hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những điểm còn hạn chế trong quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn nói riêng và pháp luật tố tụng dân sự nói chung. Và cũng từ những bất cập, tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng trong giải quyết án ly hôn tại Tòa án Hải Phòng tác giả có một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử tại Tòa án Hải Phòng nói riêng và toàn ngành Tòa án nói chung để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự khi tham gia tố tụng, hạn chế những tồn tại có thể xảy ra trong việc giải quyết án ly hôn tại Tòa án, đáp ứng đúng tinh thần cải cách tư pháp mà Bộ Chính trị đã đề ra. Keywords. Vụ án ly hôn; Luật hôn nhân và gia đình; Pháp luật Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là môṭ hình thức tồn taị của hôn nhân ; và hôn nhân là cơ sở để đặt nền móng cho nền tảng gia đình. Khi bắt đầu xác lâp̣ quan hê ̣hôn nhân, con người có khuynh hướng đăṭ ra cho mình mục tiêu xây dưṇg gia đình haṇh phúc . Thế nhưng vì môṭ lý do nào đó mà muc̣ tiêu ấy không đaṭ đươc̣, nó bị gián đoạn bằng sự chấm dứt hôn nhân của vợ chồng, đó là con đường ly hôn. Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của nước ta. Với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã có những tác động không nhỏ tới ý thức chủ quan của người dân trên nhiều mặt, trong đó quan niệm về cuộc sống hôn nhân cũng có những ảnh hưởng. Trong thời gian qua, số án ly hôn ngành Tòa án Hải Phòng đã giải quyết có chiều hướng gia tăng theo từng năm, nội dung các vụ việc cũng phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi chất lượng xét xử tại Tòa án phải được nâng cao đáp ứng đúng tinh thần của cải cách tư pháp, Tòa án phải là trung tâm và hoạt động xét xử phải là trọng tâm. Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011 có thể nói về cơ bản đã giải quyết được những vướng mắc của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung và án ly hôn nói riêng nhưng chưa hoàn toàn triệt để, còn có những quy định chưa được hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến còn có những cách hiểu khác nhau. Trong thực tiễn tố tụng tại Tòa án Hải Phòng cho thấy vẫn còn không ít những bất cập nên hiệu quả xét xử chưa cao. Nguyên nhân là do việc ban hành pháp luật chưa đồng bộ, một số quy định của BLTTDS chưa bao quát được nên khi áp dụng pháp luật tố tụng trong giải quyết vụ án ly hôn thường có những khó khăn, vướng mắc. Thêm nữa, các vụ việc giải quyết có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp trong khi những quan điểm và nhận thức trong áp dụng pháp luật còn nhiều ý kiến khác nhau, không thống nhất dẫn đến việc Tòa án cấp trên hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới do vi phạm thủ tục tố tụng cũng trong tình trạng báo động. Bởi vậy, cần phải điều chỉnh quy định pháp luật để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật tố tụng dân sự, đảm bảo tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự khi tham gia tố tụng. Từ thực tế trên, thông qua công tác xét xử, giải quyết án ly hôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tôi chọn đề tài: "Giải quyết vụ án ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án tại Hải Phòng" để có một cách đánh giá cụ thể hơn trong việc thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa án trong giải quyết án ly hôn, từ đó có một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói chung và thủ tục giải quyết án ly hôn nói riêng; và đưa ra một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng xét xử trong ngành Tòa án Hải Phòng. 2. Tình hình nghiên cứu luận văn Đề tài "Giải quyết vụ án ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án tại Hải Phòng" là một đề tài mang ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Luận văn phân tích một cách toàn diện, sâu sắc các khía cạnh pháp lý về trình tự tố tụng trong việc giải quyết án ly hôn thông qua thực tiễn công tác giải quyết án ly hôn tại Tòa án hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những điểm còn hạn chế trong quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn nói riêng và pháp luật tố tụng dân sự nói chung. Và cũng từ những bất cập, tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng trong giải quyết án ly hôn tại Tòa án Hải Phòng, tác giả có một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử tại Tòa án Hải Phòng nói riêng và toàn ngành Tòa án nói chung để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự khi tham gia tố tụng, hạn chế những tồn tại có thể xảy ra trong việc giải quyết án ly hôn tại Tòa án, đáp ứng đúng tinh thần cải cách tư pháp mà Bộ Chính trị đã đề ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của luận văn: Luận văn phân tích những vấn đề lý luận chung trong thủ tục giải quyết vụ án ly hôn. Những vấn đề vướng mắc khi áp dụng BLTTDS trong thực tiễn giải quyết án ly hôn tại Tòa án cũng là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay nhất là khi lượng án ly hôn gia tăng; những vụ việc phức tạp và thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài. Thông qua đề tài, luận văn sẽ phân tích và đánh giá cụ thể về khái niệm, trình tự thủ tục và các đặc trưng những quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết ly hôn theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, những ưu điểm, những hạn chế cần khắc phục. Nhiệm vụ của luận văn: - Luận văn trực tiếp nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết án ly hôn để thấy được những vướng mắc, bất cập còn tồn tại để từ đó tìm ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án ly hôn tại Tòa án nói riêng. - Đánh giá thực tiễn giải quyết án ly hôn của Tòa án trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành để từ đó có một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và giải pháp nâng cao chất lượng xét xử tại ngành Tòa án Hải Phòng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu "Giải quyết vụ án ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án tại Hải Phòng" là một đề tài nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về chế định ly hôn (những quy định của pháp luật nội dung) và thủ tục tố tụng trong giải quyết án ly hôn (những quy định của pháp luật tố tụng) qua công tác xét xử tại Tòa án. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, với khuôn khổ của luận văn thạc sĩ luật học tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu các quy định về thủ tục tố tụng theo pháp luật hiện hành trong việc giải quyết án ly hôn tại Tòa án với đối tượng nghiên cứu bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS trong thủ tục giải quyết các vụ án ly hôn của Tòa án tại Hải Phòng. Về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn theo quy định của BLTTDS thì có rất nhiều vấn đề, bao gồm nhiều khâu, nhiều bước, qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau. Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đi sâu, giới hạn việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn qua công tác xét xử thực tiễn của ngành Tòa án Hải Phòng ở hai giai đoạn xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Luận văn cũng không đề cập sâu đến những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Nếu có điều kiện, tác giả sẽ nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này ở một đề tài khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp luận, phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử. Lấy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp lịch sử: Áp dụng phương pháp này khi nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ sự phát triển có tính kế thừa của pháp luật trong việc điều chỉnh các thủ tục liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ). Phương pháp phân tích: Các vấn đề mà đề tài đặt ra sẽ được phân tích về mặt lý luận để thấy rõ tính khoa học của việc điều chỉnh các thủ tục giải quyết quan hệ HN&GĐ nói chung và vấn đề ly hôn nói riêng. Phương pháp so sánh: so sánh nội dung các quy định pháp luật hiện hành với những vấn đề lý luận pháp luật nhằm rút ra những điểm đã và chưa phù hợp trong quy định của pháp luật so với lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật. Phương pháp tổng hợp: áp dụng phương pháp này nhằm rút ra những vấn đề cơ bản về mặt lý luận, từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong việc quy định về nội dung quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề về thủ tục giải quyết các tranh chấp về ly hôn. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Nghiên cứu về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn của Tòa án tại Hải Phòng là một đề tài chuyên sâu, đề cập đến việc áp dụng tố tụng trong lĩnh vực chuyên biệt, có những đặc thù riêng đó là ly hôn trên một địa bàn cụ thể (Hải Phòng). Thông qua việc nghiên cứu về thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ án ly hôn của Tòa án tại Hải Phòng luận văn chỉ ra những điểm còn tồn tại trong việc áp dụng pháp luật tố tụng, mạnh dạn đưa ra những giải pháp để nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ thẩm phán, cán bộ Tòa án trong việc áp dụng BLTTDS để giải quyết các vụ án ly hôn của Tòa án tại Hải Phòng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn. Chương 2: Đặc trưng của thủ tục giải quyết vụ án ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Chương 3: Thực tiễn giải quyết vụ án ly hôn của Tòa án tại Hải Phòng và một số kiến nghị. References 1. Hà An (2014), "Một số bất cập trong cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân các cấp", daibieunhandan.vn, ngày 10/3. 2. Phan Thị Thanh Bình (2012), "Một số dạng vi phạm của Tòa án sơ, phúc thẩm trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất; chia thừa kế và chia tài sản chung trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình", vienkiemsat.nghean.gov.vn, ngày 18/4. 3. Hoàng Thị Quỳnh Chi (2011), "Những điểm mới cơ bản về vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự", Tòa án nhân dân, (12), kỳ II, tr. 8-9. 4. Lê Văn Đài (2012), "Quy định về xét xử vụ án ly hôn", baodientu.chinhphu.vn, ngày 09/3. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Hạnh (2006), "Giải quyết trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng theo thủ tục vụ án dân sự hay thủ tục việc dân sự?", Tòa án nhân dân, (22), tr. 21-23. 7. Nguyễn Thị Hạnh (2012), "Trao đổi về thực tiễn áp dụng khoản 3 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự trong giải quyết vụ án ly hôn", Tòa án nhân dân, (11), tr. 25-27. 8. Đặng Thanh Hoa (2007), "Về bài viết: Một số vấn đề khi giải quyết việc hôn nhân gia đình", Tòa án nhân dân, (24), tr. 37-39. 9. Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự (dùng cho đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 10. Học viện Tư pháp (2010), Tổ chức xét xử vụ án dân sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), "Những nguyên tắc tố tụng dân sự đặc trưng trong Bộ luật tố tụng dân sự", Thongtinphapluatdansu.blogspot.com, ngày 12/9. 12. Phan Vũ Linh (2011), "Cần sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự về hòa giải", tks.edu.vn, ngày 20/10. 13. Đoàn Đức Lương (2005), "Cần có hướng dẫn thống nhất về thụ lý yêu cầu ly hôn hay không công nhận vợ chồng và thủ tục giải quyết", Kiểm sát, (9), tr. 48-49. 14. Tưởng Duy Lượng (2005), Bình luận một số vụ án hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Tưởng Duy Lượng (2006), "Bố mẹ có quyền đại diện cho người con bị tâm thần khởi kiện xin ly hôn hay không?", Tòa án nhân dân, (6), tr. 22-23. 16. Tưởng Duy Lượng (2009), Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Thanh Mận (2012), "Kỹ năng hòa giải vụ án dân sự", toaan.gov.vn, ngày 30/8. 18. Bình Minh (2012), "Vướng trong việc thay người giám hộ", phapluattp.vn, ngày 24/9. 19. Lê Phước Ngưỡng (2013), "Một số vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự", vkshue.gov.vn, ngày 14/11. 20. Vũ Thị Trang Nhung (2013), "Có được ra quyết định công nhận đoàn tụ thành không", Vienkiemsathaiphong.gov.vn. 21. Hoàng Phê (Chủ biên) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 22. Quốc hội (1959), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 23. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 24. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 25. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000-QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 26. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 27. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 28. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 29. Quốc hội (2006), Luật cư trú, Hà Nội. 30. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 31. Phan Hữu Thư (2001), Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn, (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2010), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng năm 2010, Hải Phòng. 33. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2011), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng năm 2011, Hải Phòng. 34. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2012), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng năm 2012, Hải Phòng. 35. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2013), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân hành phố Hải Phòng năm 2013, Hải Phòng. 36. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/ 2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 37. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/ 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về "chứng minh và chứng cứ" của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 38. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Sổ tay thẩm phán, Nxb Lao động, Hà Nội. 39. Tòa án nhân dân tối cao (2012), "Một vài nhận xét về công tác xét xử sơ thẩm của các Tòa án địa phương qua công tác xét xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội", toaan.gov.vn, ngày 15/02. 40. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Sổ tay thư ký Tòa án, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 41. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 42. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 43. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Tham luận tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2014, Hà Nội. 44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 45. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 46. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 47. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2009), Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/ 02/2009, về lệ phí, án phí Tòa án, Hà Nội. 48. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội. 49. Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao (1996), Hệ thống hóa các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 50. Viện Nhà nước và Pháp luật (2012), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung 2011, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004044_3897_2017621.pdf