Giải pháp phòng chống tai nạn thương tích trong lao động sản xuất chè tại Thái Nguyên

- Thay đổi về hành vi an toàn điện: hộ gia đình có nắp đậy cho các bảng điện tăng 18,1%, treo dây điện cao trên 2,5 mét tăng 16,4% (p<0,05). - Thay đổi về hành vi an toàn hóa chất bảo vệ thực vật: 100% hộ gia đình sản xuất chè được hướng dẫn về cách sử dụng hóa chất BVTV an toàn. Vỏ chai đựng hóa chất được xử lý hợp lý đạt 78,8% (tăng 23,7%), bảo quản thuốc đúng đạt 56,6% (tăng 24,8%), bình phun thuốc để ngoài nhà và treo cao đạt 90,7% (tăng 17,9%). - Tỷ lệ người lao động sử dụng đầy đủ khẩu trang, mũ, kính, găng tay, ủng khi phun thuốc tăng 23,7% và thường xuyên sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc tăng 14,4% (p<0,05). - Tỷ suất TNTT ở xã can thiệp giảm từ 15,9‰ xuống còn 13,7‰, xã đối chứng từ 14,6‰ tăng lên 15,5‰ (p>0,05). Hiệu quả can thiệp đạt 19,7%.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phòng chống tai nạn thương tích trong lao động sản xuất chè tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 61 - 66 61 GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN Nguyễn Minh Tuấn* Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đặt vấn đề: chè là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên, vì vậy đảm bảo an toàn lao động, phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT) cho người trồng chè là cần thiết. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống TNTT cho người lao động trồng chè tại Thái Nguyên Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau, có nhóm chứng với cỡ mẫu là 587 hộ trồng chè ở xã can thiệp (xã Hòa Bình) và xã đối chứng (xã La Bằng). Hoạt động can thiệp là tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) và truyền thông về TNTT được tiến hành trong 1 năm. Kết quả và kết luận: sau can thiệp, kỹ năng sơ cứu TNTT của NVYTTB ở mức độ tốt đạt 4/7. Hành vi phòng chống TNTT của các hộ gia đình có sự thay đổi so với trước can thiệp (p<0,05). Các chỉ tiêu an toàn máy móc, an toàn điện, an toàn hóa chất bảo vệ thực vật và sử dụng bảo hộ lao động đều có sự tăng trưởng theo hướng tích cực, chỉ tiêu tăng ít nhất là 3%, tăng nhiều nhất là 29%. Tỷ suất TNTT ở xã can thiệp giảm từ 15,9‰ xuống còn 13,7‰, xã đối chứng từ 14,6‰ tăng lên 15,5‰ (p>0,05). Hiệu quả can thiệp đạt 19,7%. Từ khóa: Tai nạn thương tích, an toàn máy móc, an toàn điện, bảo hộ lao động, trồng chè ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Thái Nguyên, chè được coi là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên việc canh tác và chế biến chè chủ yếu vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, ở qui mô hộ gia đình do đó vấn đề an toàn trong lao động trồng chè chưa được quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh cơ giới hóa nông nghiệp, tỷ lệ TNTT trong lao động đang có chiều hướng gia tăng. Kết quả nghiên cứu năm 2010 tại các vùng chuyên canh chè của tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ TNTT do lao động là 33,1/1.000, trong đó TNTT do lao động sản xuất chè là 15,2/1.000, chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (46,0%) trong các loại TNTT do lao động nông nghiệp nói chung [4]. Nguyên nhân là do người lao động trồng chè chưa có ý thức tuân thủ các qui định về an toàn phòng chống TNTT trong lao động. Để góp phần giảm thiểu nguy cơ TNTT, nâng cao sức khỏe cho người lao động trồng chè tại Thái Nguyên, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống TNTT cho người lao động trồng chè tại Thái Nguyên. * Tel: 0912 173001, Email: minhtuanytn@gmail.com ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Hộ gia đình trồng và sản xuất chè. - Nhân viên y tế thôn bản. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: xã Hòa Bình - Đồng Hỷ (can thiệp) và xã La Bằng - Đại Từ (đối chứng). Đây là 2 xã chuyên canh chè của tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian can thiệp: 1 năm (10/2010 đến 10/2011). Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau, có nhóm chứng. * Cỡ mẫu: ( ) ( )221 2 2211β1α/21 PP )P(1P)P(1PZP)2P(1Z − −+−+− = −− n Số hộ gia đình trồng chè ở mỗi nhóm can thiệp và đối chứng được ước tính dựa trên hành vi dự phòng TNTT theo nghiên cứu trước là 38% [2], với mong muốn sau can thiệp tăng lên 48%, ở mức xác suất α=0,05 và β = 0,1. Thay vào công thức tính được cỡ mẫu n = 513 hộ/ xã. 66Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 61 - 66 62 * Nội dung can thiệp: tập trung vào 2 hoạt động chính là tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cơ sở và truyền thông về TNTT cho người lao động sản xuất chè. - Tại xã can thiệp, NVYTTB được tham gia 2 lớp tập huấn về công tác truyền thông phòng chống TNTT và kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu. Nội dung tập huấn dựa trên tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế về “phòng chống TNTT, xây dựng cộng đồng an toàn” [1]. - Truyền thông, cung cấp những kiến thức cơ bản cho người lao động về phòng chống TNTT trong lao động trồng chè. Hoạt động truyền thông do NVYTTB tiến hành, lồng ghép với các buổi sinh hoạt cộng đồng của hội nông dân, hội phụ nữ và các buổi họp thôn. - Xây dựng bảng kiểm đánh giá điều kiện an toàn lao động liên quan đến một số vấn đề TNTT hay gặp trong lao động trồng chè tại địa phương (tai nạn do máy móc nông nghiệp, tai nạn điện, an toàn sử dụng hóa chất, bảo hộ lao động). Thảo luận với người lao động và để họ tự đánh giá về các tiêu chí của bảng kiểm: những chỉ tiêu đã đạt được, những chỉ tiêu chưa đạt được và lý do chưa đạt, từ đó các hộ gia đình tự thực hiện cải thiện điều kiện lao động bằng nguồn lực của chính mình. *Chỉ tiêu nghiên cứu: - Sự cải thiện về kỹ năng sơ cứu TNTT của NVYTTB trước và sau can thiệp. - Sự thay đổi về hành vi an toàn máy móc, an toàn điện, an toàn hóa chất bảo vệ thực vật, sử dụng bảo hộ lao động của các hộ gia đình trước và sau can thiệp. - Sự thay đổi về tỷ suất TNTT trong lao động sản xuất chè trước và sau can thiệp. Phương pháp thu thập thông tin: các kỹ thuật thu thập thông tin được tiến hành như nhau tại 2 thời điểm trước và sau can thiệp, bao gồm: - Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình về tần suất TNTT của các thành viên trong gia đình trong 1 năm qua kể từ thời điểm điều tra. - Quan sát yếu tố nguy cơ gây TNTT bằng bảng kiểm về an toàn máy móc, an toàn điện, hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) và bảo hộ lao động. - Quan sát kỹ năng sơ cấp cứu TNTT của NVYTTB và đánh giá bằng bảng kiểm theo 3 mức độ phân loại của Bloom [5]: Tốt (≥ 80% tổng số điểm), trung bình (60-79%), kém (< 60%). Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng chương trình SPSS 18.0 với các thuật toán thống kê y học: tỷ suất TNTT được tính trên 1.000 dân có nguy cơ trong 1 năm, hiệu quả của các giải pháp can thiệp được tính toán dựa trên chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tại xã can thiệp, NVYTTB của 7/7 xóm đã được đào tạo về phòng chống TNTT và thực hiện trung bình 5 buổi truyền thông tại mỗi xóm về các nội dung liên quan đến xử trí và phòng chống TNTT. Trong đó nội dung được quan tâm nhiều nhất là an toàn máy móc nông nghiệp và an toàn hóa chất bảo vệ thực vật. Bảng 1. Kỹ năng sơ cứu TNTT của NVYTTB trước và sau đào tạo Kỹ năng Tốt Trung bình Kém Trước Sau Trước Sau Trước Sau Kỹ thuật ép tim - thổi ngạt sơ cứu TNTT do ngạt, đuối nước 4/7 6/7 2/7 1/7 1/7 0 Kỹ thuật băng ép cầm máu sơ cứu TNTT do ngã hoặc do vật sắc nhọn 3/7 5/7 2/7 2/7 2/7 0 Kỹ thuật băng cẳng tay, bàn tay 4/7 6/7 3/7 1/7 0/7 0 Kỹ thuật băng đầu do TNTT gây ra bởi vật tù 1/7 4/7 2/7 3/7 4/7 0 Kỹ thuật sơ cứu TNTT do bỏng 2/7 5/7 2/7 2/7 3/7 0 Tổng hợp tất cả các kỹ năng 1/7 4/7 3/7 3/7 3/7 0 67Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 61 - 66 63 Kết quả bảng 1 cho thấy, trước khi được đào tạo NVYTTB còn thiếu hụt nhiều kỹ năng về sơ cứu TNTT, một số kỹ năng còn ở mức độ kém như băng đầu, sơ cứu bỏng, băng ép cầm máu. Sau can thiệp tất cả các kỹ năng này đều đã được cải thiện, đạt mức trung bình trở lên. Bảng 2. Sự thay đổi về hành vi an toàn máy móc của các hộ gia đình trước và sau can thiệp Thực hành an toàn máy móc tốt Trước CT (n=588) Sau CT (n=587) Chênh lệch (%) p (test χ2) SL % SL % Có lắp đặt che chắn cho các bộ phận chuyển động có nguy cơ gây tai nạn 383 65,1 515 87,7 22,6 <0,05 Có cầu dao, công tắc đóng/ngắt điện khẩn cấp ở nơi dễ quan sát 540 91,8 579 98,6 6,8 <0,05 Bao bọc hoặc che an toàn các dây dẫn điện vào máy 505 85,9 559 95,2 9,3 <0,05 Có các chỉ dẫn an toàn của máy móc được treo ở nơi dễ quan sát khi vận hành máy 261 44,4 431 73,5 29,1 <0,05 Thường xuyên bảo trì máy móc sản xuất chè 390 66,3 531 90,4 24,1 <0,05 Kết quả bảng 2 cho thấy, sau can thiệp các tiêu chí về thực hành an toàn máy móc đều đã có sự cải thiện rõ rệt, hầu hết đều đạt trên 90%. Sự chênh lệch so với trước can thiệp ít nhất là 6,8%, nhiều nhất là 29,1%, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3. Sự thay đổi về hành vi an toàn điện của các hộ gia đình trước và sau can thiệp Thực hành an toàn điện tốt Trước CT (n=588) Sau CT (n=587) Chênh lệch (%) p (test χ2) SL % SL % Dây điện bọc kín, các thiết bị dẫn điện phải có cách điện 541 92,0 576 98,2 6,2 <0,05 Đảm bảo tất cả các hộp điện hay bảng điện trên tường đều có nắp đậy 304 51,7 410 69,8 18,1 <0,05 Công tắc điện ở nơi dễ nhìn thấy, có thể tắt máy ngay khi có nguy hiểm 546 92,9 570 97,1 4,2 <0,05 Dây điện treo cao trên tường >2,5 mét 385 65,5 481 81,9 16,4 <0,05 Kết quả bảng 3 cho thấy, các tiêu chí về thực hành an toàn điện tốt có sự khác biệt rõ rệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,05). Mức chênh lệch từ 4,2% đến 18,1% so với trước can thiệp. Bảng 4. Sự thay đổi về hành vi an toàn hóa chất bảo vệ thực vật trước và sau can thiệp Thực hành an toàn hóa chất bảo vệ thực vật tốt Trước CT (n=588) Sau CT (n=587) Chênh lệch (%) p (test χ2) SL % SL % Hóa chất được sử dụng có nhãn mác 565 96,1 584 99,5 3,4 <0,05 Có hướng dẫn sử dụng hóa chất BVTV 535 91,0 565 96,2 5,2 <0,05 Người sử dụng được đào tạo cách sử dụng hóa chất an toàn 209 35,5 587 100,0 64,5 <0,05 Vỏ bao, chai đựng thuốc bảo vệ thực vật được xử lý hợp lý 324 55,1 463 78,8 23,7 <0,05 Thuốc để ngoài nhà và được bảo quản an toàn 187 31,8 332 56,6 24,8 <0,05 Bình pha, phun thuốc để ngoài nhà, trên cao để trẻ em không với được 428 72,8 532 90,7 17,9 <0,05 68Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 61 - 66 64 Kết quả bảng 4 cho thấy, sau can thiệp 100% hộ gia đình sản xuất chè đã được hướng dẫn về cách sử dụng hóa chất BVTV an toàn, 99,5% hóa chất được dán nhãn mác, các hành vi an toàn trong bảo quản hóa chất BVTV, bảo quản bình phun thuốc, xử trí vỏ đựng thuốc đều có sự thay đổi so với trước can thiệp (p<0,05). Bảng 5. Sự thay đổi về hành vi sử dụng bảo hộ lao động trước và sau can thiệp Sử dụng bảo hộ lao động đúng Trước CT (n=588) Sau CT (n=587) Chênh lệch (%) p (test χ2) SL % SL % Có mũ, nón khi làm việc ngoài trời 584 99,3 586 99,8 0,5 >0,05 Có khẩu trang, khăn bịt mặt khi làm việc ngoài trời 562 95,6 579 98,7 3,1 <0,05 Có đủ khẩu trang, mũ, kính, găng tay, ủng khi phun thuốc 316 53,7 454 77,4 23,7 <0,05 Đồ bảo bộ lao động thuận tiện, không cản trở các hoạt động 496 84,4 537 91,5 7,1 <0,05 Phương tiện bảo hộ lao động được sử dụng thường xuyên khi làm việc 475 80,8 559 95,2 14,4 <0,05 Kết quả bảng 5 cho thấy, sau can thiệp tỷ lệ người lao động sử dụng bảo hộ lao động đã tăng lên rõ rệt, đặc biệt là tỷ lệ có đủ khẩu trang, mũ, kính, găng tay, ủng khi phun thuốc (tăng 23,7%) và thường xuyên sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc (tăng 14,4%). Bảng 6. Sự thay đổi về tỷ suất TNTT trong lao động sản xuất chè giữa xã can thiệp và đối chứng (tính trên 1.000 dân) Chỉ số Xã can thiệp (n=1.823) Xã chứng (n=2.322) p (test χ2) Tần số TNTT Tỷ suất (‰) Tần số TNTT Tỷ suất (‰) Trước can thiệp 29 15,9 34 14,6 >0,05 Sau can thiệp 25 13,7 36 15,5 >0,05 Chỉ số hiệu quả (%) 13,8 -5,9 Hiệu quả can thiệp (%) 19,7 Kết quả bảng 6 cho thấy, can thiệp đã đem lại hiệu quả đối với tình trạng TNTT trong lao động sản xuất chè là 19,7%, tỷ suất TNTT trong 1 năm giảm khoảng 2‰, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp và so với xã đối chứng (p>0,05). BÀN LUẬN Nghiên cứu này đã lựa chọn 2 giải pháp để thí điểm can thiệp đó là đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, đặc biệt là đội ngũ NVYTTB về các kỹ năng truyền thông và sơ cấp cứu ban đầu TNTT. Sau đó, thông qua đội ngũ NVYTTB, các kiến thức về TNTT được truyển tải tới các hộ gia đình trồng chè tại địa bàn can thiệp dưới nhiều hình thức như truyền thông trực tiếp, nói chuyện sức khỏe, thảo luận nhóm về các tiêu chí an toàn vệ sinh lao động. Đánh giá lại sau 1 năm can thiệp cho thấy, tỷ lệ các hộ gia đình trồng chè đạt đúng các tiêu chí an toàn trong lao động sản xuất chè có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn so với trước can thiệp. Về an toàn máy móc: trước can thiệp có 1 số tiêu chí trong bảng kiểm đã được các hộ gia đình thực hiện tốt như có cầu dao, công tắc đóng/ngắt điện khẩn cấp ở nơi dễ quan sát (91,8%), bao bọc hoặc che an toàn các dây dẫn điện vào máy (85,9%), các tiêu chí này tiếp tục được duy trì ở mức cao sau can thiệp. Một số tiêu chí đạt được ở mức độ trung bình thì mức độ thay đổi rõ rệt hơn như việc lắp đặt che chắn cho các bộ phận chuyển động có nguy cơ gây tai nạn (tăng từ 65,1% lên 87,7%) hay việc thường xuyên bảo trì máy móc sản xuất chè (tăng từ 66,3% lên 90,4%). Đặc biệt các tiêu chí đạt được ở mức độ thấp trước can thiệp là có các chỉ dẫn an toàn của máy móc được treo ở nơi dễ quan sát khi vận hành máy, có mức thay đổi lên đến 29,1%. Thực ra để đạt được những tiêu chí này không 69Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 61 - 66 65 khó, một số hộ gia đình chỉ cần ghi chú đơn giản trên tường nhà hoặc trên miếng bìa chữ “nguy hiểm” “tắt”, “mở”... Về an toàn điện: So với an toàn máy móc, việc thực hiện an toàn điện của các hộ gia đình có vẻ tốt hơn, nhiều tiêu chí trước can thiệp đã đạt trên 90%. Điều này có thể do sự nguy hiểm của điện được người dân chú trọng hơn. Tuy nhiên việc thay bảng điện hoặc mắc lại đường dây điện có liên quan đến kết cấu của ngôi nhà, do đó cũng không dễ gì thay đổi được. Chính vì vậy, sau can thiệp chỉ có 69,8% hộ gia đình đảm bảo tất cả các hộp điện hay bảng điện trên tường đều có nắp đậy và 81,9% hộ gia đình có dây điện treo cao trên tường >2,5 mét. Về an toàn hóa chất BVTV: đây là vấn đề nổi cộm tại các vùng làm nông nghiệp nói chung và vùng chuyên canh chè nói riêng. Có thể nói, người dân chấp nhận “sống chung” với hóa chất BVTV dù biết có độc hại cho sức khỏe. Một số nguy cơ còn tồn tại trong thực hành an toàn hóa chất bảo vệ thực vật là vỏ chai đựng hóa chất chưa được xử lý hợp lý (43,5%), bảo quản thuốc chưa đúng (68,6%), thuốc để trong bếp (94,9%), trong chuồng gia súc (25,8%), bình phun không treo cao (28,9%) và người sử dụng hóa chất chưa được đào tạo (65,3%). Sau can thiệp, 100% hộ gia đình sản xuất chè đã được hướng dẫn về cách sử dụng hóa chất BVTV an toàn, 99,5% hóa chất được dán nhãn mác, các hành vi an toàn trong bảo quản hóa chất BVTV, bảo quản bình phun thuốc, xử trí vỏ đựng thuốc đều có sự thay đổi so với trước can thiệp với mức chênh lệch ít nhất là 3,4% (p<0,05). Về an sử dụng bảo hộ lao động: kết quả phân tích thực trạng sử dụng bảo hộ lao động của người lao động sản xuất chè cho thấy người dân đã chú ý đến các phương tiện phòng hộ cá nhân nhưng thường chỉ dùng đơn lẻ mũ hoặc khẩu trang bịt mặt. Tỷ lệ có đủ khẩu trang, mũ, kính, găng tay, ủng khi phun thuốc BVTV chỉ đạt 53,7%, sau can thiệp tỷ lệ này đã tăng lên 77,4% nhưng vẫn chưa đảm bảo yêu cầu về vệ sinh lao động. Về tỷ suất TNTT: thông qua việc cải thiện các yếu tố nguy cơ gây TNTT ở người lao động sản xuất chè, tỷ suất TNTT ở xã can thiệp giảm từ 15,9‰ xuống còn 13,7‰, tương đương với còn khoảng 14 người bị TNTT trong số 1000 người tham gia vào các công đoạn trồng và sản xuất chè. Mức giảm này chưa đáng kể do thời gian can thiệp còn ngắn. Tuy nhiên, trong bối cảnh TNTT đang có chiều hướng gia tăng khi so sánh với xã đối chứng thì hiệu quả can thiệp đạt được là 19,7%. Như vậy giải pháp can thiệp đã góp phần giảm tỷ lệ TNTT cho người lao động trồng chè, nhưng hiệu quả còn ở mức khá khiêm tốn so với các nghiên cứu trong và ngoài nước [3],[6]. KẾT LUẬN Hiệu quả sau 1 năm can thiệp bằng hoạt động đào tạo và truyền thông phòng chống TNTT cho người lao động sản xuất chè như sau: - Kỹ năng sơ cứu TNTT của NVYTTB tốt hơn so với trước can thiệp: mức độ tốt đạt 4/7, mức độ trung bình đạt 3/7. - Thay đổi về hành vi an toàn máy móc: hộ gia đình lắp đặt che chắn cho các bộ phận chuyển động của máy tăng 22,6%, có các chỉ dẫn an toàn của máy móc tăng 29,1%, máy móc sản xuất chè thường xuyên bảo trì tăng 24,1% (p<0,05). - Thay đổi về hành vi an toàn điện: hộ gia đình có nắp đậy cho các bảng điện tăng 18,1%, treo dây điện cao trên 2,5 mét tăng 16,4% (p<0,05). - Thay đổi về hành vi an toàn hóa chất bảo vệ thực vật: 100% hộ gia đình sản xuất chè được hướng dẫn về cách sử dụng hóa chất BVTV an toàn. Vỏ chai đựng hóa chất được xử lý hợp lý đạt 78,8% (tăng 23,7%), bảo quản thuốc đúng đạt 56,6% (tăng 24,8%), bình phun thuốc để ngoài nhà và treo cao đạt 90,7% (tăng 17,9%). - Tỷ lệ người lao động sử dụng đầy đủ khẩu trang, mũ, kính, găng tay, ủng khi phun thuốc tăng 23,7% và thường xuyên sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc tăng 14,4% (p<0,05). - Tỷ suất TNTT ở xã can thiệp giảm từ 15,9‰ xuống còn 13,7‰, xã đối chứng từ 14,6‰ tăng lên 15,5‰ (p>0,05). Hiệu quả can thiệp đạt 19,7%. 70Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 61 - 66 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Y tế - Cục Y tế dự phòng (2005), Ứng dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân trong các bước xây dựng cộng đồng an toàn, Dự án Phòng chống tai nạn thương tích xây dựng cộng đồng an toàn, Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển. [2]. Trần Thế Hoàng (2011), Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. [3]. Hà Huy Thành và cộng sự (2006), Báo cáo đánh giá giữa kỳ Dự án tăng cường năng lực an toàn và về sinh lao động trong nông nghiệp tại Việt Nam (RAS/04/M01/JPN), Tổ chức lao động Quốc tế, Hà Nội. [4]. Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thúy Quỳnh (2012), “Thực trạng tai nạn thương tích trong lao động sản xuất chè tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ (Đại học Thái Nguyên), 97(09), tr.153-157. [5]. J.D. Bloom, M.D. Englehart, E.J. Furst, W.H. Hill, D.R. Krathwohl (1956), Txonomy of educational objectives: The classification of educational goals: Hanbook I. The cognitive doman. New York: Longman. [6]. L.M. Hagel, Pickett, W., Pahwa, P., Day, L., Brison, R.J., Marlenga, B., Crowe, T., Snodgrass, và Ulmer P., K., Dosman, J.A., (2008), "Prevention of agricultural injuries: an evaluation of an education-based intervention", Injury Prevention, 14(5), p.6. SUMMARY SOLUTIONS TOWARDS INJURY PREVENTION AND CONTROL IN TEA PRODUCTION IN THAI NGUYEN Nguyen Minh Tuan* College of Medicine & Pharmacy – TNU Background: Tea is a major industrial plant in Thai Nguyen province, so that to ensure safe in tea production and to prevent injuries for people growing tea is essential. Objectives: To evaluation effectiveness of some interventional solutions towards injury prevention and control for people growing tea in Thai Nguyen Method: An Intervention study comparing before - after with sample size of 587 households in intervened commune (Hoa Binh commune) and a control commune (La Bang commune). Interventional measures done are to build competence for village health workers (VHWs) and health education and communication on injuries were conducted for one year. Results and conclusion: After intervention, First Aid skills for injury for VHWs at a good degree was 4/7. Behaviors towards injury prevention and control for households was considerably changed as compared to before intervention (p <0,05). The standards on machine, power safety, safe use of crop protection chemicals as well as safe use of labor protection were developed according to active orientation, norms increasing at least was 3% and highest was 29%. The ratio of injury in the intervened commune decreased to 13.7% from 15.9 ‰ , and in the control increased up 15.5% from 14.6 ‰ (p>0,05). Effectiveness of intervention was 19.7%. Keywords: Injuries, machine safety, power safety, labor protection, growing tea Ngày nhận bài:09/3/2013, ngày phản biện:01/4/2013 , ngày duyệt đăng:24/4/2013 * Tel: 0912 173001, Email: minhtuanytn@gmail.com 71Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_phong_chong_tai_nan_thuong_tich_trong_lao_dong_san.pdf
Tài liệu liên quan