2. Kiến nghị
- Cầ n tăng cường công tác quản lý nhà
nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật. Xác
định rõ vai trò và trách nhiệm của các cấp, các
ngành và cộng đồng trong công tác bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển gắn với hoạt động
phát triển tại địa phương.
- Việc quản lý vịnh Nha Trang cần có một
chủ thể cụ thể không nên giao chung chung.
Đơn vị quản lý phải được giao một số thẩm
quyền nhất định, chịu trách nhiệm quản lý,
giám sát tất cả các hoạt động có liên quan đến
vịnh Nha Trang kể cả các hoạt động từ đất liền.
- Xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển, trong đó các tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển và hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó để phục
vụ cho họat động sản xuất và kinh doanh của
đơn vị
10 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG KHU BẢO TỒN BIỂN
VỊNH NHA TRANG
SOLUTIONS FOR EFFECTIVE EXPLOITATION MANAGEMENT AND MARINE
RESOURCES PROTECTION WITHIN NHA TRANG BAY MARINE PROTECTED AREA
Đàm Hải Vân1, Nguyễn Đức Sĩ2
Ngày nhận bài: 02/6/2015; Ngày phản biện thông qua: 26/8/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016
TÓM TẮT
Vịnh Nha Trang có tính đa dạng sinh học khá cao, là nơi tập trung nhiều tiềm năng cho phát triển kinh
tế cảng và giao thông biển; nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; du lịch và kinh tế đảo. Hiện nay, mặt nước trong
vịnh Nha Trang, đặc biệt trong vùng nhạy cảm bị khai thác quá mức, cùng với hàng loạt vấn đề bất cập về thể
chế, cơ chế và khả năng tổ chức quản lý, giám sát; đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản... đang
là những vấn đề đặt ra cấp thiết trong công tác quản lý vịnh hiện nay. Từ những khảo sát thực tế, tác giả đưa
ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu
bảo tồn biển vịnh Nha Trang, bao gồm: Nhóm giải pháp về quả n lý khai thác thủy sản, nuôi trồ ng và cá c dị ch
vụ giả i trí ; Nhóm giải pháp đối với những hoạt động tạo thu nhập, nâng cao đời sống cộng đồng; Nhóm giải
pháp nâng cao năng lực quản lý đối với cá c cơ quan hữ u quan và nâng cao nhận thức của cộng đồng
Từ khóa: quản lý; nguồn lợi thủy sản; vịnh Nha Trang
ABSTRACT
Nha Trang Bay where is highly biodiversityand, is a potential source of economic development of the
harbor and navigation services; aquaculture and fi sheries; tourism and recreational activities. However the
sensitive areas within the Nha Trang Bay have been overexploited. There are also lots of shortcomings related
to institutions, mechanisms and capacities in management, supervision, and investment to protect and develop
the marine resources.Those are the urgent issues raised in the management of Nha Trang Bay. Based on the
fi eld survey, the author suggests some solutions to improve the effi ciency of exploitation and protection of
fi shery resources within the Nha Trang Bay MPA. There are three solutions: solution related to management
of fi shing, farming and recreational services; solution related to income generating activities and enhance
community life; solution related to improvement of the management capacity for the relevant authorities and
raise of community awareness.
Keywords: management; fi shery resources; Nha Trang Bay
1 Đàm Hải Vân: Cao học Khai thác thủy sản 2011 – Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Đức Sĩ: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 153
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vịnh Nha Trang có diện tích 249,65 km2;
trong đó diện tích mặt biển là 211,85 km2 và
diện tích các đảo nằm trong vịnh là 37,8 km2,
có hệ thống sinh thái rất đa dạng, là nơi sinh
sống của nhiều loài sinh vật biển. Các nhà
khoa học đã phát hiện được trên 26 loài cá
có giá tr ị thương mại, trên 200 loài cá sống ở
tầng đáy, 30 loài cá sống nổi ven bờ, 33 loài cá
sống ở cửa sông và 176 loài cá sống ở các rạn
san hô. Nhưng quan trọng hơn cả là phát hiện
được trên 350 loài san hô sống trong ranh giới
Khu bảo tồn biển. Sự đa dạng của san hô tạo
rạn ít nhiều tương tự nhau với mức độ giàu có
trung bình dao động: 85 - 87 loài và độ phong
phú: 122 -127 trong đó các điểm có giá trị cao
nhất là Đ Hòn Tre, Bãi Sạn, Hòn Nọc, Hòn
Vung, TN Hòn Mun, Hòn Rơm, Hòn Cau và Bãi
Bàng. Cá rạn san hô:Tổng mức độ giàu của
loài tại từng điểm khảo sát đạt giá trị trung bình
là 61 loài, dao động từ 33 – 83 loài. Các điểm
có mức độ giàu (> 60 loài) và phong phú (>100
điểm) cao nhất bao gồm Hòn Rơm, Hòn Một,
TN Hòn Mun, Đ Hòn Tre, Đầm Báy, Hòn Cau ,
N Hòn Tằm và Bãi Sạn Động vật không xương
sống kích thước lớn. Đối với động vật không
xương sống kích thước lớn, sự đa dạng giữa
các điểm rạn có giá trị độ giàu có loài dao động
từ 16 - 45 loài và độ phong phú từ 25 - 77 điểm.
Thành phố Nha Trang có 3.128 tàu thuyền
đánh bắt thủy sản, trong đó khai thác trong vịnh
Nha Trang trên 2.000 chiếc, số còn lại đánh bắt
các ngư trường ngoài tỉnh. Các ngành nghề
đánh bắt trong Vịnh Nha Trang gồm nghề lưới
rê, nghề câu, nghề lưới vây rút chì, mành trũ,
lưới cước, lưới quét Trong đó, loại tàu có
công suất nhỏ hơn 20cv chiếm khoảng trên
35%. Lực lượng này thường xuyên khai thác
và khai thác quá mức ở vùng ven bờ, và đây là
nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản
vùng ven bờ vịnh Nha Trang. Có những sự suy
giảm về mức độ giàu có loài của cá ở từng điểm
từ năm 2002 đến 2007, với giá trị trung bình
của độ giàu loài từ 64 loài trong năm 2002 đến
39 loài năm 2007. Có sự suy giảm có ý nghĩa
về mức độ giàu có loài (P < 0.001), Có sự suy
giảm chung về độ đa dạng loài và độ phong phú
của san hô tạo rạn ở từng điểm khảo sát gữa
năm 2002 và 2007, với tổng giá trị suy giảm dao
động lần lượt từ 95 cho đến 85 loài cho thấy
một sự suy giảm nhẹ về tổng mức độ phong
phú trung bình giữa năm 2002 và 2007.
Hình 1. Sư thay đổi độ phong phú (species abundance) của tổng các nhóm loài tại từng điểm rạn khảo sát
trong KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2007
Hình 2. Biến thiên mật độ trung bình (con/100m2) cá rạn san hô tại từng điểm giám sát từ năm 2002 - 2007
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
154 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Ngoài ra, Vịnh Nha Trang có nhiều đơn vị,
cá nhân tổ chức các dịch vụ du lịch trên vịnh
với trên 200 tàu thuyền du lịch cả canô làm
dịch vụ đưa đón khách du lịch đi tham quan
trên các tuyến đảo và nhiều dịch vụ nhà hàng,
khách sạn trên các đảo và ven bờ bên trong
và xung quanh Vịnh Nha Trang. Các dịch vụ
du lịch này rất phong phú, nhiều loại hình dịch
vụ vui chơi như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch khám phá, du lịch tham quan,
các trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh.
Sự gia tăng cường lực khai thác quá mức
bao gồm sự tăng nhanh số lượng và công suất
tàu thuyền ở vùng ven bờ là một trong những
nguyên nhân chủ yếu. Thêm vào đó, cơ cấu
nghề nghiệp khai thác bất hợp lý, khai thác
mang tính hủy diệt cùng với hàng loạt vấn đề
bất cập, hạn chế về thể chế, khung pháp luật;
cơ chế và khả năng tổ chức quản lý, giám sát;
đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản; trình độ dân trí, điều kiện kinh tế xã hội
của ngư dân vùng ven biển... đang là những
vấn đề đặt ra một cách cấp thiết trong lĩnh vực
quản lý nghề cá hiện nay.
Bài báo này, nghiên cứu làm cơ sở cho
việc đề xuất các giải pháp quản lý, định hướng
phát triển bền vững KBTB vịnh Nha Trang, góp
phần bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi và
phát triển nguồn lợi thủy sản tại KBTB, phục vụ
phát triển bền vững ở địa phương.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thu thập số liệ u thứ cấ p
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài
liệu lưu trữ tại Sở NN&PTNT; Sở Khoa học
và Công nghệ tỉ nh Khá nh Hò a; Cục Thống kê
Khánh Hòa; Viện Hải dương học Nha Trang;
Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS; Ban quản
lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang; Phòng
Kinh tế TP. Nha Trang; UBND phường Vĩnh
Nguyên- Nha Trang; các tài liệu, văn bản trên
các website của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Sở
NN&PTNT và các trang mạng khác.
2. Thu thập số liệu sơ cấ p
- Số liệu điều tra xã hội về KT&BVNLTS
trong KBTB VNT theo mẫu phiếu điều tra in
sẵn, thực hiện tháng 7/2012. Tác giả đã tiến
hành điều tra toàn bộ số hộ có phương tiện
KTTS trong vị nh Nha Trang.
- Tham vấn ý kiến của 50 hộ ngư dân KTTS
theo mẫu (chọn mẫu ngẫu nhiên theo tư vấn
của cán bộ quản lý KBTB vị nh Nha Trang, kết
hợp phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phương
pháp PRA – Đánh giá nhanh nông thôn có sự
tham gia của cộng đồng).
2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
- Trực tiếp khảo sát, đo đạc, phân loại, thu
thập các số liệu về sản lượng, đối tượng khai
thác, thành phần sản phẩm...bằng cách đi biển
với ngư dân hoặc thực hiện tại cảng cá ngay
khi các tàu về bến và chưa tiêu thụ sản phẩm.
Lựa chọn các nghề chủ lực có ảnh hưởng lớn
đến NLTS và chọn ngẫu nhiên mỗi nghề 3 hộ,
mỗi hộ tiến hành đo đạc 05 chuyến biển để
thu thập sản lượng, thành phần sản phẩm, đo
đạc kích thước đối tượng khai thác kết hợp với
phiếu điều tra để đánh giá.
2.2. Phương phá p xử lý số liệ u
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tính
toán các chỉ số về thời gian khai thác, sản
lượng khai thác, phục vụ cho nội dung tính
cường độ khai thác, sự biến động NLTS của
KBTB vịnh Nha Trang.
- So sánh số liệu thực trạng KTTS với các
tiêu chuẩn quy định của nhà nước hiện hành
nhằm đánh giá ảnh hưởng của nó đối với
NLTS trong KBTB.
- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT
(phân tích đánh giá nội tại: các điểm mạnh,
điểm yếu và bên ngoài: các cơ hội, thách thức)
để đánh giá thực trạng mô hình quản lý KBTB
nói chung và quản lý KT&BVNLTS nói riêng.
- Dự a trên cơ sở số liệ u thự c trạ ng, đề xuất
các giải pháp quản lý KT&BVNLTS phù hợp
với mục tiêu phát triển bền vững tại KBTB VNT.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 155
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng khai thác thủy sản trong khu
bả o tồ n biể n vịnh Nha Trang
Hiện nay, tà u thuyề n hoạt động đánh bắt
quanh khu bả o tồ n biể n vớ i cá c loạ i nghề như:
Lướ i rê, câu, pha xúc, mành, vây rút, lướ i ké o,
trủ, lưới cước, lưới quét...tậ p trung chủ yế u ở
2 phường Vĩnh Trường và Vĩ nh Nguyên. Qua
điều tra khảo sát cho thấy, các nghề hoạt động
với cường lực mạnh nhất là các nghề: lướ i kéo
đơn, mành, vây, trủ rút, lưới rê (lưới cước), pha
xúc. Phân bố số lượ ng tà u thuyề n theo nghề ,
theo công suấ t tạ i cá c phườ ng, xã trong thà nh
phố Nha Trang đượ c trì nh bà y ở cá c bả ng 1.
Bảng 1. Phân bố số lượng tàu thuyề n theo nghề (< 90CV)
TT Nghề
Nhóm công suất
Tổng
<20 20-<50 50-<90
1 Câu 466 196 23 685
2 Cản 29 11 14 54
3 Dịch vụ thủy sản 5 40 39 84
4 Lưới kéo 4 105 84 193
5 Lưới cưới 406 190 21 617
6 Lưới quét 0 8 16 24
7 Mành 158 211 19 388
8 Nghề khác 46 15 5 66
9 Pha xúc 1 23 55 79
10 Trủ 1 15 31 47
11 Vây rút 1 1 2 4
Tổng 1117 815 309 2241
Từ kết quả điều tra và số liệu thống kê ở
cá c bả ng 3.1 cho thấy, có 11 nghề với các hình
thức đánh bắt khác nhau tham gia hoạ t độ ng
khai thá c thủ y sả n trên vị nh Nha Trang.
Loại nghề có số lượng tàu thuyền công suất
nhỏ hơn 20 CV chiếm số lượng nhiề u nhất là
câu (31%), lưới cước (28%), mành (17%). Các
nghề có công suất tàu lớn tập trung ở nghề giã
cào và pha xú.
Theo điều tra thực tế cho thấy có khoả ng
50 – 70% số lượ ng tàu thuyền có công suấ t
nhỏ tham gia khai thác thường xuyên trong
vị nh (khoảng 25 – 30 ngày trong tháng). Hiệ n
nay ngư dân tăng cường đánh bắt trên vị nh có
tá c độ ng rấ t lớ n đối với nguồn lợi ven bờ.
Nhóm nghề kết hợp ánh sáng: Pha xúc,
mành đèn (mành cá và mành tôm hùm giống),
đây là các loại nghề đánh bắt các loài cá nổi
nhỏ có chiều dài khoảng < 250mm như: Cá
cơm, cá nục, cá trích, mực ống,... Do kỹ
thuật ngày càng phát triển, nguồn sáng có
công suất lớn và kết hợp với thiết bị thăm
dò cá, cấu tạo mắt lưới quá nhỏ,... nên trong
sản lượng đánh bắt được có một số lượng lớ n
cá con có kích thước nhỏ, chưa đạt đến kích
thước khai thác.
Nhóm nghề đánh bắt các loài hải sản sống
ở đáy và gần đáy, gồm các loại nghề: lướ i ké o,
lưới rê cước... các loại nghề này thường đánh
bắt các loài như: cá mối, cá lượng, cá phèn, cá
liệt, cá giò và các loại cá đặc sản khá c như cá
mú, cá hồng, cá sạo,...), tôm, mực nang, mực
ố ng, các loài ố c, bào ngư, cua, ghẹ,... Đây
đượ c xem là nhóm nghề có nguy cơ gây ảnh
hưởng lớn đến nguồn lợi (trừ nghề câu và lưới
rê cước) nếu như ngư dân không tự giác khai
thác đúng ngư trường, cố tình vi phạm qui định
về khu vự c đá nh bắ t gầ n bờ .
2. Thực trạng công tác quản lý khu bả o tồ n
biể n vịnh Nha Trang
Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang là đơn vị
sự nghiệp công lập, có trách nhiệm tham mưu
cho UBND tỉnh quản lý và bảo vệ KBTB vịnh
Nha Trang; Xây dựng Kế hoạch quản lý và Qui
chế quản lý KBTB vịnh Nha Trang.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
156 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang hiện nay
đang áp dụng quy chế tạm thời quản lý KBTB
Hòn Mun được ban hành kèm theo quyết định
số 26/2002/QĐ- UB ngày 11 tháng 3 năm 2002
của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Quy chế
này quy định chế độ quản lý tạm thời KBTB
Hòn Mun.
Quy chế quy định về giới hạn của KBTB,
các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thực
hiện quy chế, các quy định thanh tra, kiểm tra,
khen thưởng, xử phạt và nguồn tài chính cho
hoạt động quản lý KBTB. Bên cạnh đó, quy
chế cũng quy định các hoạt động không được
phép tiến hành, hoặc tiến hành có điều kiện
trong các vùng của KBTB Hòn Mun [1].
Với quy chế tạm thời này, ban quản lý
KBTB vịnh Nha Trang chưa được giao đầy đủ
quyền hạn cần thiết để thực hiện nhiệm vụ
của mình cũng như chưa quy định vai trò của
các bên liên quan trong công tác quản lý và
bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển ở
KBTB vịnh Nha Trang. Điều đó gây nên một
số khó khăn trong các hoạt động quản lý cũng
như lập các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
trong KBTB.
Hệ thống phân vùng trong KBTB vịnh
Nha Trang được xem xét nhằm cân đối nhu
cầu của tất cả những người sử dụng KBTB
với nhiệm vụ bảo vệ, bảo tồn, phục hồi và
phát triển một hệ sinh thái biển phong phú,
đa dạng. Kế hoạch phân vùng đưa ra các
vùng đặc trưng trong KBTB. Mỗi vùng có
chức năng và mục tiêu cụ thể và xác định
các hoạt động được phép, không được phép
trong vùng [2].
Hình 3. Bản đồ phân vùng quản lý KBTB vịnh Nha Trang (Quy chế tạm thời quản lý KBTB vịnh Nha Trang)
3. Đánh giá hiệu quả quản lý KBTB vịnh
Nha Trang
Khu bả o tồ n biể n vịnh Nha Trang được
thành lập với mục tiêu “bảo vệ đa dạng sinh
học biển, giúp cộng đồng dân cư cải thiện sinh
kế và cùng với các bên liên quan khác bảo vệ
và quản lý hiệu quả đa dạng sinh học biển của
vịnh Nha Trang và làm mô hình mẫu về quản lý
KBTB ở Việt Nam”.
So sánh mục tiêu đặt ra của KBTB, các
chỉ tiêu hiệu quả quản lý và hiện trạng quản
lý KBTB vịnh Nha Trang, có thể sơ bộ đánh
giá hiệu quả quản lý KBTB vịnh Nha Trang:
Mức độ quản lý KBTB vịnh Nha Trang nhìn
chung sau hơn 10 năm thành lập đã đạt
được các mục tiêu quản lý đề ra được
xếp loại vào những KBTB có mức độ quản
lý cao.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 157
4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh
nha trang
4.1. Các giải pháp chung về khai thác và bảo
vệ nguồ n lợ i thủ y sả n
Lập kế hoạch đa dạng hóa phương thức
quản lý NLTS trong KBTB hướng tới phát triển
bền vững. Nghiên cứu, phát huy thế mạnh của
phương thức đồng quản lý đối với nguồn lợi
thủy sản trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang. Đây
có thể xem là phương thức quản lý có nhiều ưu
điểm nhất hiện nay đối với quản lý nghề cá.
Đồng bộ các văn bản đối với ngành khai
thá c thủ y sả n trong vịnh, UBND tỉnh Khánh
Hòa cần ban hành quy chế chính thức về phối
hợp thực hiện giữa Ban quản lý vịnh Nha Trang
và các bên liên quan (sở, ban, ngành và thành
phố Nha Trang), làm cơ sở cho việc triển khai
các hoạt động quản lý được thuận lợi hướng
tới quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Nha Trang.
Tiếp tục đầu tư cho công tác bảo vệ và tái
tạo nguồn lợi thủy sản bao gồm các hoạt động
về tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ NLTS,
khuyến khích tái tạo NLTS bằng cách thả giống
ra biển để tái tạo các loài đã bị mất hoặc cạn
kiệt.
Tích cực công tác tuần tra ngăn chặn các
hình thức khai thác hủy diệt như: sử dụng
thuốc nổ, hóa chất, xung điện.
Quy hoạch lại tàu thuyền đánh bắt, cấm
phát triển tàu nhỏ dưới 20CV đồng thời tiếp
tục tạo điều kiện để chuyển đổi nghề sang các
nghề khác như nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du
lịch. Tạo điều kiện để ngư dân đi khai thác xa
bờ, nhằm giảm cường lực khai thác trong vịnh.
Cần duy trì hoạt động nuôi trồng thủy sản
trong vịnh Nha Trang vì đây là hoạt động sinh kế
có khả năng thay thế hoạt động khai thác thủy
sản vùng ven bờ. Tuy nhiên, cần quy hoạch chi
tiết, giám sát chặt chẽ vùng nuôi thủy sản cũng
như lựa chọn mô hình nuôi, đối tượng nuôi thân
thiện với môi trường và bền vững về cả mặt
kinh tế như: hải sâm, trai ngọc, tu hài....
Xây dựng Quy chế quản lý về hoạt động
nuôi trồng thủy sản trong vịnh Nha Trang.
Bảng 2. Phân tích SWOT hiện trạng quản lý trong KBTB vịnh Nha Trang
Điểm mạnh (Strenghts)
- KBTB đã có Ban quản lý được 11 năm từ
năm 2001 và đi vào hoạt động ổn định.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, các trạm bảo vệ,
phương tiện tuần tra khá đầy đủ.
- Công tác phối hợp tuần tra tương đối chặt chẽ.
- Có sự tham gia của người dân vào các hoạt
động quản lý của KBTB như tham gia tuần tra bảo
vệ NLTS, tham gia vào các ban bảo tồn khóm.
- Nhận thức của người dân trong KBTB về
vai trò của KBTB đối với nghề cá và bảo vệ môi
trường khá cao.
Điếm yế u (Weaknesses)
- Là KBTB đầu tiên ở Việt Nam nên không có
KBTB nào khác trong nước để học hỏi kinh
nghiệm.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban quản
lý và các bên liên quan.
- Những quy định về quyền hạn, trách nhiệm
và các hoạt động trong KBTB còn chồng chéo
giữa các cơ quan và phức tạp (Ban quản lý
với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản trong công tác xử lý các vụ vi phạm
KTTS trong KBTB).
Cơ hộ i (Opportunities)
- KBTB vịnh Nha Trang nằm trong mạng lưới
quy hoạch hệ thống 16 KBTB đầu tiên của
Chính phủ Việt Nam tới năm 2020.
- Sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế, các
tổ chức phi chính phủ từ nhiều quốc gia khác
nhau (IUCN, GEF/WB, Danida).
Thách thức (Threats)
- Cơ chế quản lý KBTB vẫn mang tính chất đơn
ngành, vì thế hiệu quả thường không mang
tính lâu dài.
- Ý thức của du khách trong việc tham quan,
lặn biển (bẻ nhánh san hô) chưa cao.
- Ô nhiễm môi trường biển từ các nguồn cũng
là một thách thức.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
158 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Xây dự ng đề án quy hoạch về phát triển
kinh tế biển trong vịnh Nha Trang. Trong đó ưu
tiên cho các lĩnh vực hoạt động du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng và bảo tồn biển;
Xây dựng bộ tiêu chí quy định về số lượ ng
khách tham quan trên 01 đơn vị diện tích mặt
nước biển và các hoạt động du lịch lặ n biể n,
đặc biệt là tại khu vực vùng lõi của khu bảo tồn
biển, hạn chế số lượng khách để duy trì sự bền
vững các hệ sinh thái đang bị tổn thương cần
phải được bảo vệ;
Phát triển và bảo vệ đa dạng sinh học, tài
nguyên và môi trường biển nhằm giảm thiểu
đến mức thấp nhất các nguy cơ suy thoái;
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các
cấp, các ngành và cộng đồng trong công tác
bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên và môi
trường biển gắn với hoạt động phát triển tại
địa phương;
Xã hội hóa công tác bảo vệ đa dạng sinh
học, tài nguyên và môi trường biển. Trong đó
các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư bảo vệ
được hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó để phục
vụ cho họat động sản xuất, kinh doanh của
đơn vị.
4.2. Giải pháp đối với những hoạt động tạo thu
nhập, nâng cao đời sống cộng đồng
Việc tạo các nguồn thu nhập cũng như các
hoạt động sinh kế phụ góp phần làm giảm áp
lực khai thác lên nguồn lợi thủy sản trong vịnh
Nha Trang.
Cần duy trì và phát triển các hoạt động
sinh kế phụ khác như: làm mành ốc; thúng đáy
kính; . Tạo các làng nghề truyền thống nhằm
quảng bá hình ảnh du lịch đồng thời tăng thu
nhập cho cộng đồng ngư dân.
Liên kết với các cơ sở đào tạo và cơ
sở phát triển du lịch tiếp tục đào tạo các kỹ
năng, nghiệp vụ du lịch cho con em trên các
khóm đảo.
Để duy trì chiến lược tài chính bền vững
cho KBTB vịnh Nha Trang, ngoài nguồn tài
chính từ việc thu phí tham quan, Ban quản lý
KBTB vịnh Nha Trang cần tiếp tục chủ động
tìm kiếm các nguồn tài trợ hỗ trợ cho công tác
bảo tồn và quản lý vịnh Nha Trang, kêu gọi sự
hỗ trợ từ các công ty du lịch hoạt động trong
KBTB vịnh Nha Trang.
4.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý đối
với cá c cơ quan hữ u quan và nâng cao nhận
thức của cộng đồng
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
và xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi
vi phạm pháp luật về đánh bắt thủy sản và môi
trường biển.
- Cần đầu tư trang bị tàu thu gom rác trôi
nổi ven bờ và trên biển. Đây là việc làm rất cần
thiết hiện nay.
- Đề nghị UBND tỉnh cho xây dựng đề án
nghiên cứu các tiêu chí quy định về mật độ
khách trên 01 đơn vị không gian diện tích trên
mặt nước biển và các hoạt động du lịch của
khách dưới đáy biển tại khu vực vùng lõi của
khu bảo tồn, nhằm hạn chế số lượng khách
vượt quá mức độ cho phép để duy trì sự bền
vững cho môi trường vịnh Nha Trang.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển không những cho cộng đồng dân
cư trong và ven KBTB, mà còn tuyên truyền
cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như
các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực, các cấp ở Nha Trang.
4.4. Qui chế phối hợp
- Trong công tác quản lý vịnh Nha Trang,
các cơ quan quản lý của tỉnh ngoài việc thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước theo ngành,
lĩnh vực của mình còn phải thực hiện các hoạt
động quản lý, bảo tồn, nghiên cứu và phát huy
giá trị vịnh Nha Trang hoặc có liên quan đến
vịnh Nha Trang
- Ban quản lý KBTB là đơn vị chủ trì, phối
hợp với các ban, ngành, địa phương liên quan
tổ chức các hoạt động và thực hiện kế hoạch
phối hợp kiểm tra, kiểm soát. Thông báo những
sự cố do thiên tai, tai nạn xảy ra trong vịnh Nha
Trang để giải quyết, xử lý nhằm bảo vệ cảnh
quan, môi trường.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 159
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã tuân
thủ việc phân vùng quản lý theo Nghị định số
57/2008/NĐ-CP ngay 02/5/2008 nhằm quản
lý hiệu quả sử dụng nguồn lợi và giảm mâu
thuẫn, xung đột lợi ích giữa các hoạt động ở
KBTB vịnh Nha Trang.
- Công tác giáo dục cộng đồng được ban
quản lý KBTB vịnh Nha Trang chú trọng phát
triển, nhận thức của người dân trên các khóm
đảo trong KBTB và người dân xung quanh
KBTB về vai trò của KBTB đã được nâng cao,
đặc biệt là vai trò của KBTB với sự phát triển
nghề cá.
- Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha
Trang đã có được nguồn tài chính khá ổn định và
bền vững cho các hoạt động quản lý của mình từ
nguồn thu phí tham quan vịnh Nha Trang.
- Cộng đồng trên mỗi khóm đảo đã tham
gia tích cực vào các hoạt động phát triển kinh
tế- xã hội cũng như bảo tồn biển.
- Sinh kế của người dân trên các khóm đảo
đã có hướng chuyển biến tích cực khi KBTB đi
vào hoạt động lâu dài. Sự tham gia của cộng đồng
được đánh giá cao ở các lĩnh vực như tuần tra
bảo vệ, tuyên truyền.
- Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang là mô
hình mẫu cho các KBTB tiếp theo của Việt
Nam học tập kinh nghiệm xây dựng và hoạt
động.
2. Kiến nghị
- Cầ n tăng cường công tác quản lý nhà
nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật. Xác
định rõ vai trò và trách nhiệm của các cấp, các
ngành và cộng đồng trong công tác bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển gắn với hoạt động
phát triển tại địa phương.
- Việc quản lý vịnh Nha Trang cần có một
chủ thể cụ thể không nên giao chung chung.
Đơn vị quản lý phải được giao một số thẩm
quyền nhất định, chịu trách nhiệm quản lý,
giám sát tất cả các hoạt động có liên quan đến
vịnh Nha Trang kể cả các hoạt động từ đất liền.
- Xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển, trong đó các tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển và hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó để phục
vụ cho họat động sản xuất và kinh doanh của
đơn vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (2002), Quy chế tạm thời quản lý KBTB Hòn Mun, 2002.
2. Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (2003), Kế hoạch quản lý KBTB vịnh Nha Trang, 2003.
3. Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (2011), Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang-Mô hình bảo tồn biển
Việt Nam. Tài liệu KBTB vịnh Nha Trang, 2011.
4. Báo cáo tổng hợp số lượng tàu thuyền nghề cá tại thành phố Nha Trang năm 2012, Chi cục Khai thác và Bảo vệ
Nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa.
5. Quyết định 738/QĐ-UB của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc xác định ranh giới vịnh Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa
6. Võ Sĩ Tuân, Nguyễn Văn Long, Hoàng Xuân Bền, Hứa Thái Tuyến, Phan Kim Hoàng, Nguyễn Xuân Hòa
(2005). Đa dạng sinh học của khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, đánh giá lại 2002-2005, Dự án khu bảo tồn biển
khu bảo tồn biển Hòn Mun, báo cáo đa dạng sinh học số 12.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
160 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VÀI VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI LỒNG BIỂN
SOME ENVIRONMENTAL ISSUES OF SEA CAGE CULTURE
Nguyễn Văn Quỳnh Bôi1
Ngày nhận bài: 05/10/2015; Ngày phản biện thông qua: 10/11/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016
TÓM TẮT
Hoạt động nuôi lồng biển đã dẫn đến những ảnh hưởng môi trường thể hiện theo 4 dạng bao gồm thay
chất lượng nước, tác động lên nền đáy, ảnh hưởng đến sinh vật biển nói chung, và ảnh hưởng do việc sử dụng
hóa chất trong hoạt động sản xuất. Tỷ lệ phát thải chất dinh dưỡng tùy thuộc dạng thức ăn sử dụng, hệ số
chuyển đổi thức ăn của đối tượng nuôi và chế độ cho ăn với tỷ lệ phát thải so với lượng cung cấp đầu vào lần
lượt của nitrogen (N) và phosphorus (P) là 52 – 95% (33 – 44 kg/tấn cá) và 34 – 82% (1,8 – 4,9 kg/tấn cá) cả
ở dạng dinh dưỡng hòa tan và dạng hạt. Tổng lượng phát thải hàng năm tùy thuộc quy mô và mức độ sản xuất.
Tiếp cận theo quy mô hệ sinh thái, hệ thống quản lý được gọi là MOM (Modeling – Ongrowing fi sh farms –
Monitoring) có thể được sử dụng để điều chỉnh tác động môi trường địa phương của các trại nuôi cá biển đối
với sức tải (holding capacity) của các địa điểm. Sức chịu tải môi trường (Environment Carrying Capacity) có
thể được xác định áp dụng phương pháp luận LOICZ (Land - Ocean Interaction in the Coastal Zone) đối với
các thủy vực nuôi cá lồng bè ven biển.
Từ khóa: nuôi lồng biển, tác động môi trường, tỷ lệ phát thải, Mô hình hóa - Trại nuôi cá thương phẩm -
Giám sát), LOICZ; Tương tác đất liền - đại dương ở vùng ven bờ
ABSTRACT
Sea cage culture operations resulted in environmental effects that displayed in four types including
changes of water quality, impacts on seabed, effects on general marine organisms, and effects of using chemicals
for production. Loading rate of nutrients relies on type of feed, feed conversion ration (FCR) of cultured
species, and feeding regime being respectively 52 – 95% nitrogen (33 – 44 kg/ton of fi sh) and 34 – 82%
phosphorus (18 – 4.9 kg/ton of fi sh) in comparison to input amounts in both of dissolved nutrients and particulates.
Discharged amount depends on production and operation scale. Approaching ecological scale, management
system called MOM (Modeling - Ongrowing fi sh farms - Monitoring) might be applied to regulate locally
environmental impacts of sea fi sh farms to holding capacity of sites. Environment Carrying Capacity could be
determined applying methodology of LOICZ (Land - Ocean Interaction in the Coastal Zone) for coastal areas
of sea cage culture.
Keywords: sea cage culture, environmental impact, loading rate, MOM (Modeling - Ongrowing fi sh
farms - Monitoring), LOICZ (Land - Ocean Interaction in the Coastal Zone) methodology
1 ThS. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI
I. MỞ ĐẦU
Theo Tổng cục thủy sản (2014), nuôi trồng
thủy sản được coi là ngành sản xuất thực phẩm
có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới,
cung cấp phần lớn protein động vật cho con
người và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, từ 20,9%
năm 1995 tăng lên 32,4% năm 2005 và 42,2%
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 161
năm 2012. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy
sản nước mặn đã đạt 24.687 triệu tấn. Theo
FAO (2014), nuôi nước mặn tiếp tục đóng góp
một sản lượng đáng kể trong sản lượng các
loài cá nuôi thế giới năm 2012 với 5.551.905
tấn (so với 38.599.250 tấn cá nuôi nội địa). Đa
số các đối tượng nuôi này là những loài có giá
trị cao. Do vậy, mặc dù chỉ chiếm 12,6% về
số lượng nhưng lại chiếm 26,9% giá trị, tương
đương 23,5 tỷ USD. Cùng với xu hướng này
là sự phát triển hoạt động nuôi lồng trong thời
gian qua (Halwart và cộng sự, 2007). Theo đó,
Price và cộng sự (2015) nhận định rằng sự gia
tăng dân số và việc phụ thuộc vào nuôi trồng
thủy sản sẽ dẫn đến sự mở rộng của ngành
công nghiệp này ở vùng biển mở.
Trước xu hướng phát triển nhanh của hoạt
động nuôi lồng biển, các vấn đề về môi trường
cần được xem xét để bảo đảm sự phát triển
lâu bền của hoạt động này.
Bài viết này điểm qua kết quả của một số
nghiên cứu cụ thể và khái quát vài công cụ
trong tiếp cận bảo vệ môi trường biển và quản
lý hoạt động nuôi lồng biển.
II. NỘI DUNG
1. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới
Trên thực tế, tác động của hoạt động nuôi
lồng biển đã được chú ý khá sớm. Cụ thể, các
tác động của nền công nghiệp nuôi cá hồi ở
Chile đã được xem xét từ năm 1996. Các bằng
chứng ở thời gian này chưa cho thấy các ảnh
hưởng bất lợi đối với môi trường. Tuy nhiên,
sau gần 10 năm phát triển, các bằng chứng
đã chỉ ra rằng có sự mất mát có ý nghĩa về
tính đa dạng sinh học nền đáy và sự thay đổi
mang tính cục bộ đối với các đặc trưng lý – hóa
học của trầm tích ở các khu vực nuôi cá hồi
(Buschmann và cộng sự, 2006). Các tác giả
cho rằng cần cấp bách tiếp cận ở quy mô hệ
sinh thái để đánh giá tất cả các tác động của
việc nuôi cá hồi đối với các hệ sinh thái ven
bờ ở miền nam Chile. Theo hướng nghiên cứu
này, từ năm 2000, một trại thử nghiệm nuôi cá
gần bờ dọc theo hướng Tây Bắc Địa Trung Hải,
vịnh Tây, thành phố Matrouh gồm 8 lồng nổi
có kích thước 30 m3 mỗi lồng với 3 loài là cá
tráp (Sparus aurata), cá chẽm (Dicentrarchus
labrax) và cá rô phi đỏ Florida (Oreochromis
sp.) cũng đã được tiến hành (Essa và cộng sự,
2005). Mật độ thả giống lần lượt là 35,8 cá thể/
m3 (bán thâm canh), 50 cá thể/m3 (thâm canh)
đối với cá tráp và cá chẽm với thời gian nuôi
323 ngày, 50 và 100 cá thể/m3 đối với cá rô phi
với thời gian nuôi là 159 ngày. Phân tích thành
phần dinh dưỡng trong trầm tích bên dưới lồng
suốt thời gian nghiên cứu đã cho thấy không
có có sự tích lũy đáng lưu ý chất hữu cơ dạng
hạt từ hoạt động của trại nuôi thử nghiệm. Kết
quả này chỉ ra rằng tốc độ dòng chảy ở khu
vực nuôi (4-6 cm/s) đã phân tán được chất thải
rắn. Cũng ở Tây Ban Nha, khi nghiên cứu trầm
tích dưới một trại nuôi lồng biển cá tráp vàng
(Spatus aurata), Domínguez và cộng sự (2001)
đã chia vùng biển để xem xét ảnh hưởng làm
3 khu vực tương ứng là ngay bên dưới lồng,
cách lồng lần lược 60 m và 200 m. Mẫu trầm
tích được phân tích tập trung đối với 3 thành
phần hóa học chính là hàm lượng hữu cơ,
nitrogen (N) và phosphorus (P). Nghiên cứu
cho thấy với một trại nuôi quy mô nhỏ (80 tấn
sản phẩm/năm) mới đưa vào hoạt động (năm
đầu tiên) ở vùng biển có tốc độ dòng chảy cao
(xấp xỉ 6cm/s) ít gây ảnh hưởng đến trầm tích.
Tiếp tục với vấn đề này, một nghiên cứu thử
nghiệm nhằm đánh giá một vài đặc tính hóa
học của trầm tích lân cận một trai nuôi cá biển
(cá tráp vàng - Sparus aurata và cá chẽm -
Dicentrarchus labrax) xa bờ ở phía Tây Địa
Trung Hải (San Pedro del Pinatar, Murcia, SE
Spain) đã được thực hiện. Trong nghiên cứu
này, việc lấy mẫu được thiết kế nhằm xem xét
các thay đổi về thủy văn và sự phân tán chất
thải trước đó (Aguado và cộng sự, 2004). Mẫu
được lấy bên dưới lồng và cách lồng lần lượt
100, 200 và 500 m theo hai hướng Bắc và
Nam, và một điểm đối chứng cách lồng 1,8 km
về hướng Nam. Các thông số gồm hàm lượng
chất hữu cơ (OM), tổng N và tổng P được phân
tích trong suốt chu kỳ một năm hoạt động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_quan_ly_khai_thac_va_ba.pdf