Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát tàu cá vùng xa bờ vịnh Bắc Bộ

Trong giai đoạn hiện nay, công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thủy ở vùng biển xa bờ vịnh Bắc Bộ gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng chuyên trách cho nhiệm vụ này rất yếu và mỏng (chỉ có 02 tàu kiểm ngư của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vịnh Bắc Bộ), nguồn kinh phí hạn chế nên việc lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát tàu cá trên vùng biển này ở từng thời điểm trong năm sao cho hiệu quả là rất cần thiết. Với kết quả nghiên cứu thu được trên, các cơ quan quản lý nghề cá có thể tham khảo để đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo, nhất là trong việc tổ chức các chuyến kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên vịnh Bắc Bộ có trọng điểm, đi kiểm tra khi nào và ở đâu để đạt hiệu quả tốt hơn. Những thời điểm thời tiết không thuận lợi có thể tổ chức kiểm tra, kiểm soát ở vùng biển phía Bắc vịnh và tập trung vào loại tàu có công suất lớn. Thời điểm mà thời tiết tốt hơn, có thể tổ chức kiểm tra, kiểm soát ở vùng giữa và phía Nam vịnh v.v

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát tàu cá vùng xa bờ vịnh Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 161 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA KIỂM SOÁT TÀU CÁ VÙNG XA BỜ VỊNH BẮC BỘ SOLUTIONS FOR IMPROVING EFFICIENCY FOR CONTROLLING AND SUPERVISING THE OFFSHORE FISHING VESSELS IN GULF OF TONKIN Võ Khôi Thành1, Hoàng Hoa Hồng2 Ngày nhận bài: 28/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 12/12/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Hiện tượng vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường là kết quả của một quá trình tác động tổng hợp gồm nhiều yếu tố: con người, phương tiện, nghề nghiệp, mùa vụ, thời tiết Mối quan hệ tương tác này bao gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau chứ không đơn thuần do một hoặc hai yếu tố nào đó quyết định. Với những ưu việt của phương pháp phân tích lô-gic thông tin, tác giả áp dụng phương pháp này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm các qui định bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng khơi vịnh Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ngư dân có trình độ văn hóa càng thấp thì mức độ lỗi vi phạm hành chính mà họ gây ra càng có xu hướng nặng hơn; Thời tiết càng không thuận lợi thì khả năng xảy ra các vụ vi phạm hành chính có mức độ càng nặng, nhất là các tàu cá có công suất lớn trên 200 CV; Mức độ hành vi vi phạm các quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường ở vùng biển xa bờ phía Nam vịnh Bắc bộ chủ yếu là ở mức độ nhẹ và thường rơi vào loại tàu có công suất máy chính nhỏ hơn 90 CV. Từ kết quả nghiên cứu trên, các nhà quản lý nghề cá có thể tham khảo để đưa ra những biện pháp tuyên truyền giáo dục cũng như tổ chức các chuyến kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên vịnh Bắc Bộ hiệu quả hơn. Từ khóa: kiểm tra kiểm soát, tàu cá, vịnh Bắc Bộ ABSTRACT The violations of the law on fi shing exploitation will affect the protection for fi shery resources and environment. They are the result of impact accumulated from many elements: human, vessel, fi shing methods, season, weather This interactive relation includes many related elements. It isn’t decided by one or two elements. The information - logical analysis is applied for researching elements, those impact on the level of violations of regulations on the Protection of fi sheries resources in off-shore of Gulf of Tonkin. The research result is that: If the education level of fi sherman is lower, their breaches will be higher; If the weather is bad, breaches will be more, especially vessels have engine power more than 200 CV; Almost level of breaches of the Protection of Fishery resources and environment in the south of Gulf of Tonkin is light level and these often are breaches of fi shing vessels with engine power less than 90 CV. Based on the result of research, the fi shery administrators can refer in order to bring out the methods for propaganda, education and to arrange the trips for controlling and supervising fi shery activities in Gulf of Tonkin more effective. Keywords: controling and supervising, fi shing vessel, Gulk of Tonkin 1 Võ Khôi Thành: Cao học Khai thác thủy sản 2009 Hải Phòng - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Hoàng Hoa Hồng: Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Tây bắc của Biển Đông, từ vĩ tuyến 17006’N đến 21055’N, kinh tuyến 105036’E đến 109055’E với diện tích khoảng 123.700 km2, là ngư trường khai thác thủy sản lớn của ngư dân các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung nước ta. Từ trước 1996, hoạt động khai thác tập trung chủ yếu ở vùng nước ven bờ, nên sức ép khai thác ở vùng nước này rất lớn. Năng lực khai thác ven bờ như số lượng tàu thuyền, tổng sản lượng khai thác vùng ven bờ đều vượt quá giới hạn cho phép. Điều này dẫn đến nguồn lợi hải sản ven bờ đang bị Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 162 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG khai thác quá mức và bị giảm sút nghiêm trọng. Diễn biến năng suất khai thác thủy sản ở vịnh Bắc Bộ thể hiện như sau: năng suất khai thác bình quân qua các năm ngày càng giảm sút (từ 0,76 tấn/CV năm 1991 còn 0,3 tấn/CV năm 2007), mặc dù tổng công suất máy tàu tăng 6,5 lần nhưng tổng sản lượng chỉ tăng 2,3 lần (theo “Kế hoạch hành động Quốc gia về Cấp giấy phép khai thác” của Cục Khai thác và “Bản qui hoạch khai thác vùng khơi tuyến đảo 1995 - 2010” của Viện Kinh tế và Qui hoạch thủy sản”). Từ năm 1996 đến nay, nghề cá nước ta phát triển theo xu hướng vươn ra xa bờ. Số lượng tàu khai thác thuủy sản ở vùng khơi vịnh Bắc Bộ tăng lên rất nhanh, nhất là từ năm 1998 khi chủ trương của Nhà nước hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng tàu khai thác xa bờ được triển khai. Tính đến năm 2009, số tàu tham gia khai thác ở vùng khơi vịnh Bắc Bộ là trên 5400 chiếc tàu cá Việt Nam và 740 chiếc tàu cá Trung Quốc đã được Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp giấy phép vào đánh bắt ở vùng đánh cá chung theo Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc (Số liệu báo cáo của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản). Cường lực khai thác ở vùng khơi gia tăng dẫn đến sản lượng cá khai thác ở vùng biển này cũng tăng nhanh chóng. Theo kết quả điều tra cho thấy, trong giai đoạn 1997 - 2000, sản lượng khai thác vùng ven bờ chiếm 82,1% tổng sản lượng hải sản khai thác được. Nhưng đến nay (2011), sản lượng khai thác vùng ven bờ chỉ còn chiếm 56% tổng sản lượng (Báo cáo của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản). Như vậy tỷ trọng sản lượng khai thác vùng khơi so với tổng sản lượng tăng lên đáng kể. Do đó nếu chúng ta không quan tâm đến việc quản lý nguồn lợi thủy sản vùng khơi ngay từ bây giờ thì vấn đề suy giảm nguồn lợi ở vùng biển này cũng khó tránh khỏi. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, lực lượng, phương tiện và kinh phí để kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn rất thiếu và yếu. Để có thể quản lý nguồn lợi hợp lý và hiệu quả, cần đánh giá hiện trạng vi phạm pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi, đề xuất các giải pháp hạn chế vi phạm đối với nghề cá, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Khi nghiên cứu về công tác bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản, tác giả căn cứ vào các hiện tượng vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác nguồn lợi thủy sản. Số lượng các vụ vi phạm, tính chất của các vụ vi phạm sẽ làm cơ sở đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Do vậy, số lượng, tính chất các vụ vi phạm là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sự phá hoại nguồn lợi, phá hoại môi trường sống của các loài thủy sản. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Số liệu thứ cấp: được tổng hợp từ các đợt khảo sát nghiên cứu các hiện tượng vi phạm pháp luật thủy sản và các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở tất cả các tháng trong năm 2009 - 2010. Các vụ vi phạm quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được các cán bộ thanh tra chuyên ngành của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vịnh Bắc Bộ lập biên bản vi phạm hành chính ngay tại vị trí vi phạm. - Số liệu sơ cấp: được thu thập từ các chuyến tuần tra giám sát hoạt động nghề cá vùng khơi của các tàu Kiểm ngư thuộc Chi cục vịnh Bắc Bộ. Các chuyến kiểm tra được thực hiện đều đặn mỗi tháng 10 - 12 ngày và trải khắp vùng biển khơi vịnh Bắc Bộ. Các thông số điều tra khảo sát của các yếu tố nghiên cứu tương đối đầy đủ và đồng bộ, nằm trong phạm vi giới hạn vùng biển nghiên cứu để đưa vào tính toán phân tích theo các yêu cầu tiêu chí đề ra. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến số lượng các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác thủy sản trên biển như: yếu tố về độ tuổi, trình độ văn hóa, khả năng kinh tế; Các yếu tố liên quan đến đặc điểm nghề khai thác, công suất máy tàu; Các yếu tố về thời gian trong năm, về điều kiện thời tiết, cấp sóng gió. Hiện tượng vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản là kết quả của một quá trình tác động tổng hợp gồm nhiều yếu tố: con người, phương tiện, nghề nghiệp, mùa vụ, thời tiết... Mối quan hệ tương tác này bao gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau chứ không đơn thuần hoàn toàn do một hoặc hai yếu tố nào đó quyết định. Để nghiên cứu một hiện tượng phức tạp đa yếu tố, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích lô-gic thông tin (ILA), mà nền tảng của nó dựa vào lý thuyết thông tin và khái niệm “Số đo độ không xác định” hay còn gọi là “entrôpi” của hệ thống. Các số liệu phục vụ nghiên cứu phân tích được thu thập từ các mẫu điều tra, kiểm tra, biên bản vi phạm của các tàu thuyền đánh cá trên vịnh Bắc Bộ trong vòng 12 tháng. Sau khi mã hóa thông tin, tiến hành thành lập các ma trận thông tin để xác định các chỉ số thông tin theo các công thức sau của Kastler (Công thức 1; 2; 3; 4; 5): Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 163 Trong đó: H(v) : Entrôpi của hiện tượng V; H(xt) : Entrôpi của yếu tố Xt; H(v,xt) : Entrôpi hỗn hợp của hiện tượng V và yếu tố Xt; I(v,xt) : Số lượng thông tin truyền từ yếu tố Xt đến hiện tượng V; Kxt : Hệ số liên hệ hay hệ số truyền thông tin; Pj : Xác xuất tìm thấy hiện tượng V ở lớp yếu tố j; Pi : Xác xuất tìm thấy yếu tố Xt ở lớp thứ i; Pj i : Xác xuất chung tìm thấy hiện tượng V ở lớp j và yếu tố Xt ở lớp i. Các chỉ số thông tin và tính qui luật tác động của các yếu tố đến hiện tượng nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc xem xét vấn đề nghiên cứu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Các hiện tượng vi phạm các quy định của Nhà nước trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản rất đa dạng, phong phú: Vi phạm về phân vùng phân tuyến khai thác; Vi phạm về kích thước ngư cụ; Sử dụng công cụ cấm để đánh bắt; Khai thác trong vùng bảo tồn, vùng cấm; Vi phạm về an toàn hàng hải; Vi phạm về quy định hành chính, vv Do đó, việc đánh giá tác hại của các vi phạm đó đối với công tác bảo vệ nguồn lợi, lỗi nào, trường hợp nào thì nặng hơn là rất khó xác định. Tuy nhiên, tất cả các lỗi vi phạm trong mọi trường hợp đều được qui ra bằng số tiền phạt đã có quy định cụ thể trong nghị định 128/2005/NĐ-CP (nay là Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ). Vì vậy, chúng tôi căn cứ vào số tiền phạt cho hành vi vi phạm để phân lớp hiện tượng nghiên cứu. Thực tế, khung tiền phạt cho hành vi vi phạm theo số liệu thu thập được thường xảy ra ở mức từ 500.000đ đến trên 7.000.000đ nên chúng tôi phân lớp hiện tượng nghiên cứu như bảng 1. Bảng 1. Phân lớp hiện tượng nghiên cứu ĐVT: 1000 VND Danh mục Lớp hiện tượng V(A) Mức 1 (A1) Mức 2 (A2) Mức 3 (A3) Mức độ phạt vi phạm 5000 Số mẫu của hiện tượng 80 77 46 Tổng cộng 203 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản (KTTS) xa bờ vùng biển vịnh Bắc Bộ khá đa dạng, tuy nhiên, trong đó có 6 yếu tố liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm pháp luật thủy sản dễ dàng nắm bắt và cập nhật. Đó là các yếu tố: Vị trí xảy ra vi phạm (X1), Thời gian xảy ra vi phạm (X2), Thời tiết lúc vi phạm(X3), Trình độ văn hóa của chủ tàu hoặc thuyền trưởng (X4), Công suất tàu cá vi phạm (X5), Nhóm nghề khai thác thủy sản của tàu vi phạm (X6). Bảng 2. Phân lớp các yếu tố liên quan đến vi phạm pháp luật trong KTTS Yếu tố Đơn vị Lớp yếu tố Lớp 1 (B1) Lớp 2 (B2) Lớp 3 (B3) X1 (Vị trí) Vĩ độ 20000’ Số mẫu 39 43 121 X2 (Thời gian ) Tháng trong năm 1¸ 4 5¸ 8 9¸ 12 Số mẫu 46 77 80 X3(Thời tiết) Cấp sóng 5 Số mẫu 63 95 45 X4 (Trình độ văn hóa) Lớp < 3 3 < L < 6 ≥ 6 Số mẫu 80 63 60 X5 (Công suất máy tàu) CV ≤ 90 90 200 Số mẫu 79 72 52 X 6 (Nhóm nghề) Chiếc Lưới kéo Vây - chụp Rê - Câu Số mẫu 62 67 74 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 164 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Sử dụng phương pháp phân tích lô-gic thông tin (ILA) để xác định các chỉ số thông tin từ các dữ liệu thu thập qua các phiếu điều tra, phỏng vấn 203 thuyền trưởng (hoặc chủ tàu) và các biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vịnh Bắc Bộ lập. Kết quả tính toán các chỉ số thông tin thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc vi phạm (theo độ lớn của I và K) trong bảng 3. Bảng 3. Chỉ số thông tin của các yếu tố liên quan đến vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản TT Yếu tố Xt H(v) H(x) H(v,x) I(v,x) K(x) 1 X1 (Vị trí vi phạm) 1,545 1,376 2,764 0,157 0,102 2 X2 (Thời gian vi phạm) 1,545 1,545 3,031 0,059 0,038 3 X3 (Thời tiết) 1,545 1,519 2,796 0,268 0,173 4 X4 (Trình độ văn hóa) 1,545 1,583 2,917 0,212 0,137 5 X5 (Công suất máy tàu) 1,545 1,564 2,948 0,161 0,104 6 X6 (Nhóm nghề) 1,545 1,581 3,018 0,108 0,070 H(v): Entropi của hiện tượng nghiên cứu V; H(xt): Entropi của yếu tố Xt; H(v,xt): Entropi hỗn hợp của hiện tượng V và yếu tố Xt; I(v,xt): Số lượng thông tin truyền từ yếu tố Xt đến hiện tượng V; K(xt): Hệ số liên hệ hay hệ số truyền thông tin Trong các yếu tố xem xét thì yếu tố thời tiết (X3) có tác động mạnh nhất, còn thời gian vi phạm (X2) và nhóm nghề (X6) có tác động ảnh hưởng nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể đến việc đánh giá. Kết quả việc xác định mối liên hệ mang tính qui luật giữa các yếu tố X1, X3, X4, X5 và hiện tượng nghiên cứu V(A) thể hiện trong bảng 4 và 5. Bảng 4. Mối liên hệ giữa X1 với việc vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản Lớp yếu tố X1 Lớp hiện tượng J(v,xti)A1 A2 A3 B1 (+) 0,813 B2 + - 0,035 B3 + + 0,014 Từ kết quả xác định kênh liên hệ trên cho thấy: càng về phía Nam vịnh Bắc Bộ thì mức độ lỗi vi phạm các quy định của Nhà nước trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng khơi có khuynh hướng chủ yếu là các lỗi nhẹ. Bảng 5. Mối liên hệ giữa X3 với việc vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản Lớp yếu tố X3 Lớp hiện tượng J(v,xti)A1 A2 A3 B1 (+) 0,733 B2 + + 0,114 B3 (+) 0,638 Kết quả kênh liên hệ trên cho thấy: ở điều kiện sóng gió bình thường, thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản thì mức độ lỗi vi phạm của các tàu cá không lớn, thường là chỉ ở mức độ nhẹ. Ở điều kiện sóng gió to thì mức độ lỗi vi phạm của các tàu khai thác có xu hướng tăng lên. Bảng 6. Mối liên hệ giữa X4 với việc vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản Lớp yếu tố X4 Lớp hiện tượng J(v,xti)A1 A2 A3 B1 + (+) 0,053 B2 + + -0,010 B3 (+) + 0,562 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở lớp trình độ văn hóa thấp, từ trường hợp không biết chữ đến lớp 3 tiểu học cơ sở, thì mức độ lỗi vi phạm pháp luật rất lớn, gây nhiều nguy hại đến công tác bảo vệ nguồn lợi và môi trường. Nhưng đối với lớp yếu tố có trình độ văn hóa trung học cơ sở (lớp 6) trở lên thì hiện tượng vi phạm quy định của pháp luật chỉ ở mức độ thấp và trung bình, rất ít trường hợp vi phạm mức độ nặng (phạt trên 5 triệu đồng). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 165 Kết quả nghiên cứu cho thấy: tàu cá có công suất càng nhỏ thì mức độ lỗi trong các vụ vi phạm cũng nhỏ; Các tàu cá có công suất lớn hơn thì lỗi vi phạm cũng có xu thế nặng hơn, gây nhiều tác động xấu hơn đối với nguồn lợi cũng như môi trường sống của các loài thủy sản. Kết quả phân tích đánh giá số liệu thông kê và tính toán các chỉ số thông tin theo các kênh liên hệ của phương pháp phân tích thông tin cho phép thiết lập bộ mã mô hình trạng thái nghiên cứu (bảng 8), bước đầu được sử dụng để đề ra các biện pháp ngăn ngừa các hành vi vi phạm trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vịnh Bắc Bộ. IV. KẾT LUẬN Đánh giá hiện trạng mức độ vi phạm pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vạch rõ nguyên nhân cũng như tính qui luật của các hành vi vi phạm pháp luật là việc làm cần thiết, là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp tổ chức, quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả. Một số kết quả bước đầu của nghiên cứu này cho phép kết luận một số điểm sau: - Mức độ hành vi vi phạm các quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển xa bờ phía Nam vịnh Bắc Bộ chủ yếu là ở mức độ nhẹ và thường rơi vào loại tàu có công suất máy chính nhỏ hơn 90 CV. Nguyên nhân có thể do độ sâu đáy ở vùng biển này rất lớn, các tàu cá chủ yếu làm nghề câu, nghề lưới rê và mức phạt áp dụng cho loại tàu này (nhỏ hơn 90 CV) thấp. - Mức độ lỗi vi phạm nhẹ cũng thường xảy ra vào thời điểm thời tiết biển rất êm (sóng gió cấp 3 trở xuống). - Thời tiết càng không thuận lợi thì khả năng xảy ra các vụ vi phạm hành chính có mức độ lỗi càng lớn, nhất là các tàu cá có công suất lớn trên 200 CV. Ba kết luận trên cho thấy yếu tố thời tiết ảnh hưởng mạnh đến mức độ lỗi vi phạm của người dân. Khi thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản, sản lượng đánh bắt tăng lên, đảm bảo cân đối được các chi phí bỏ ra, họ sẽ yên tâm hơn và dễ có điều kiện tuân thủ các quy định của Nhà nước. Còn khi có sóng gió lớn, tàu nhỏ, sức chịu đựng sóng gió kém, không đảm bảo an toàn, không thể ra khai thác ở xa bờ theo quy định. Mặt khác, mọi chi phí ngày tàu như: đá, nước, lương nhân công vẫn phải chi trả nên họ tìm cách cho tàu đánh bắt ở vùng gần bờ hơn, ở ven các đảo, thậm chí khai thác Bảng 7. Mối liên hệ giữa X5 với việc vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản Lớp yếu tố X5 Lớp hiện tượng J(v,xti)A1 A2 A3 B1 (+) 0,372 B2 + + - 0,014 B3 + (+) 0,081 Bảng 8. Bộ mã mô hình trạng thái vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản Lớp yếu tố Lớp hiện tượng (x 1000đ) J(v,xti)A1 (<1200) A2 (1200 - 5000) A3 (>5000) X1B1 (+) 0,813 X3B1 (+) 0,733 X3B3 (+) 0,638 X4B3 (+) + 0,562 X5B1 (+) 0,372 X3B2 + + 0,114 X5B3 + (+) 0,081 X4B1 + (+) 0,053 X1B3 + + 0,014 X4B2 + + -0,010 X5B2 + + -0,014 X1B2 + -0,035 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 166 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG cả ở vùng cấm, khu bảo tồn. Theo quy định của Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ thì mức phạt hành vi vi phạm của loại tàu này lớn. - Những ngư dân có trình độ văn hóa càng thấp thì mức độ vi phạm hành chính mà họ gây ra càng có xu hướng nặng hơn. Điều này có thể lý giải do trình độ văn hóa thấp nên khả năng nhận thức pháp luật sẽ kém, không hiểu rõ hành vi vi phạm của mình có thể gây tác hại lớn đến việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, trình độ văn hóa thấp cũng gây khó khăn cho việc tiếp thu giáo dục, tuyên truyền ở lĩnh vực này. - Ở vùng biển xa bờ phía Bắc vịnh Bắc Bộ, mức độ vi phạm có xu hướng nặng hơn các vùng khác của vịnh. Những ngày có sóng gió to thì hiện tượng vi phạm này càng thể hiện rõ. Vì sao có hiện tượng này thì cần phải có các nghiên cứu, tìm hiểu bổ sung. Tuy nhiên, có thể sơ bộ nhận thấy, đây là vùng biển có hàng nghìn đảo tập trung, là nơi các tàu vi phạm có thể lợi dụng ẩn nấp tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng. - Tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác thủy sản với mức độ nặng thường tập trung ở loại tàu cá xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên, thể hiện rõ nhất là các tàu có công suất trên 200 CV. Trong giai đoạn hiện nay, công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thủy ở vùng biển xa bờ vịnh Bắc Bộ gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng chuyên trách cho nhiệm vụ này rất yếu và mỏng (chỉ có 02 tàu kiểm ngư của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vịnh Bắc Bộ), nguồn kinh phí hạn chế nên việc lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát tàu cá trên vùng biển này ở từng thời điểm trong năm sao cho hiệu quả là rất cần thiết. Với kết quả nghiên cứu thu được trên, các cơ quan quản lý nghề cá có thể tham khảo để đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo, nhất là trong việc tổ chức các chuyến kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên vịnh Bắc Bộ có trọng điểm, đi kiểm tra khi nào và ở đâu để đạt hiệu quả tốt hơn. Những thời điểm thời tiết không thuận lợi có thể tổ chức kiểm tra, kiểm soát ở vùng biển phía Bắc vịnh và tập trung vào loại tàu có công suất lớn. Thời điểm mà thời tiết tốt hơn, có thể tổ chức kiểm tra, kiểm soát ở vùng giữa và phía Nam vịnh v.v TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thủy sản, 1995. Bản quy hoạch khai thác vùng khơi tuyến đảo 1995 - 2010. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Các văn bản pháp quy về quản lý tàu cá. 3. Bộ Thủy sản, 2000. Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. 4. Chính phủ, 2010. Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. 5. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2010. Kế hoạch hành động Quốc gia về cấp giấy phép khai thác thủy sản. 6. Hoàng Hoa Hồng, 2008. Phương pháp phân tích logic thông tin trong nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Nha Trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_kiem_tra_kiem_soat_tau.pdf
Tài liệu liên quan