Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tại địa bàn huyện Phổ Yên, Thái Nguyên

The tenth meeting of Vietnam Communist Party confirmed the general goal of strategy of socio – economic development in the period of 2006 – 2010: “It’s necessary to bring our country out of the underdevelopment, creating the foundation for our country to be an industrialized country toward modernization”. “On education and training, to strive for this field along with science and technology is indeed a top national policy, through innovative education and comprehensive training and development of high quality human resources, revive education in Vietnam”. Education and training is always a top national policy, thereby developing the human factor, direct force of development. Especially in the present context - the development of knowledge economy, the knowledge is considered an important factor of production forces. Through the development of economic - social policies in recent years, the Party and State are always interested in education and training development, and constantly increase investment in education and training aimed at improving people's , personnel training and fostering of talents to meet the requirements of the new economy, new labor markets in our country and abroad. Education and training is both objective and also the force for economic and social development. Pho Yen district has a strategic and important location of Thai Nguyen province. Research and improve the management of state budget expenditure policy as well as innovation and improvement of the management of budget expenditure for education is a objective and real requirement.

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tại địa bàn huyện Phổ Yên, Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 17 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN, THÁI NGUYÊN Đồng Văn Tân* Trường ĐH Kinh tế và QTKD - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lƣợc phát triển phát triển kinh tế xã hội năm năm 2006 – 2010 là: “Sớm đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại”. “Về giáo dục và đào tạo, phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chấn hƣng nền giáo dục Việt Nam”. Để giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, qua đó phát triển phát triển nhân tố con ngƣời, động lực trực tiếp của sự phát triển. Nhất là trong điều kiện hiện nay – phát triển nền kinh tế tri thức thì tri thức đƣợc coi là một yếu tố quan trọng của lực lƣợng sản xuất. Thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian gần đây cho thấy Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm phát triển giáo dục đào tạo, không ngừng tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mới, thị trƣờng lao động mới ở trong và ngoài nƣớc. Giáo dục đào tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Huyện Phổ Yên là một huyện có vị trí chiến lƣợc và quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu và hoàn thiện chính sách quản lý chi NSNN cũng nhƣ đổi mới và nâng cao công tác quản lý chi Ngân sách cho giáo dục đào tạo là một yêu cầu thực tế khách quan. Từ khoá: Ngân sách, giáo dục, Huyện Phổ Yên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp cơ bản để quản lý tốt hơn công tác chi ngân sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Mặt khác, tham mƣu cho UBND tỉnh, UBND các huyện ban hành các chính sách tài chính phù hợp với sự nghiệp giáo dục đào tạo tại Thái Nguyên nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng. Trong bài viết này chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục đào tạo huyện Phổ Yên, rút ra những ƣu điểm, tồn tại làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục đào tạo huyện Phổ Yên trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. * PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã khảo sát, thu thập số liệu phòng Tài chính - Kế hoạch của tỉnh Thái Nguyên và huyện Phổ Yên. Sử dụng phƣơng pháp thống kê so sánh giữa chi ngân sách cho giáo dục đào tạo qua các năm trên địa bàn huyện Phổ Yên. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng lập và phân bổ dự toán chi NSNN cho giáo dục, đào tạo của huyện Phổ Yên Căn cứ vào dự toán ngân sách đã đƣợc HĐND tỉnh thông qua và quyết định phân bổ của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên để thống nhất về nguyên tắc, phƣơng pháp phân bổ dự toán chi tiết cho các đơn vị thuộc ngành và các huyện theo Mục lục NSNN, đồng thời Sở Tài chính thông báo dự toán chi ngân sách cho các đơn vị, huyện, ngành để các đơn vị tiến hành lập dự toán chi tiết theo nhiệm vụ chi và Mục lục NSNN gửi cơ quan Tài chính thẩm định (Sở Đồng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 17 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Tài chính đối với các đơn vị thuộc ngành, cấp tỉnh; phòng Tài chính đối với các đơn vị cấp huyện) và thông báo dự toán chi tiết theo mục lục ngân sách đến từng cơ quan, đơn vị thụ hƣởng. Do chƣa xây dựng đƣợc định mức chi tổng hợp cho các cấp học và các trƣờng nên ở huyện Phổ Yên hiện việc phân bổ dự toán chi ngân sách cho các đơn vị thực hiện theo phƣơng pháp tính theo nhóm mục chi theo nguyên tắc là đảm bảo các khoản chi tối thiểu cho con ngƣời nhƣ: chi lƣơng, các khoản phụ cấp theo lƣơng, học bổng học sinh, sinh viên, các khoản chi bắt buộc tính theo lƣơng (BHXH, BHYT, KPCĐ), cho khối giáo dục của từng huyện hoặc cho từng đơn vị thuộc khối đào tạo, các khoản chi khác đƣợc tính toán phân bổ theo khả năng ngân sách đã đƣợc cân đối. Riêng kinh phí ngân sách, thiết bị hàng năm đƣợc bố trí chung cho toàn khối giáo dục, chƣa tiến hành phân bổ cho từng đối tƣợng cụ thể trong quá trình lập và phân bổ dự toán, kinh phí khi tốt nghiệp đƣợc bố trí cho toàn ngành, khi có nhu cầu chi, phòng Giáo dục và đào tạo phối hợp với phòng Tài chính tính toán, gửi dự toán chi về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thống nhất với Sở Tài chính để tiến hành cấp phát cho đơn vị. Công tác điều hành, cấp phát NSNN cho Giáo dục - Đào tạo Hiện nay, ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo đƣợc thực hiện nhƣ sau: Sở Tài chính phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp cho các đơn vị giáo dục đào tạo thuộc ngành, cấp tỉnh (trừ một số đơn vị nhƣ Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, các trƣờng THPT thuộc quyền quản lý của cấp tỉnh nhƣng việc điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp cho các đơn vị này đƣợc giao cho huyện) và điều hành cấp phát kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo cho các huyện (đối với các huyện chƣa đƣợc phân cấp nhiệm vụ chi cho sự nghiệp giáo dục). Ở cấp huyện, phòng Tài chính huyện phối hợp với phòng Giáo dục và đào tạo điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp cho các đơn vị, cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc huyện quản lý và một số đơn vị cấp tỉnh nhƣ đã nêu trên. Với cơ chế điều hành nhƣ trên việc cấp phát các khoản chi NSNN cho giáo dục - đào tạo thực hiện nhƣ sau : + Đối với các đơn vị thuộc ngành, cấp tỉnh : Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi cả năm đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, các chế độ, chính sách chi tiêu của Nhà nƣớc quy định và nhiệm vụ trong năm, các đơn vị lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định. Sau khi thẩm định, Sở Tài chính ra thông báo cho các ngành quản và quyết định giao dự toán cho các đơn vị thụ hƣởng ngân sách trực tiếp. Trên cơ sở thông báo của Sở Tài chính, ngành chủ quản quyết định giao dự toán cho đơn vị trực thuộc ngành. Kho bạc nhà nƣớc căn cứ quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền để cấp phát kinh phí cho các đơn vị thu hƣởng ngân sách. + Đối với các đơn vị cấp huyện và các đơn vị cấp tỉnh nhƣng do huyện trực tiếp điều hành và cấp phát kinh phí: Hàng năm, trên cơ sở dự toán NSNN đã đƣợc HĐND tỉnh thông qua, Sở Tài chính thông báo cho UBND các huyện. Tại các huyện, phòng Giáo dục và đào tạo phối hợp với phòng Tài chính lập dự toán chi trình chủ tịch huyện ký, gửi Sở Tài chính và Sở Giáo dục và Đào tạo. Sau khi thẩm định, Sở Tài chính tiến hành giao dự toán cho huyện. Căn cứ vào dự toán đã đƣợc duyệt, huyện tiến hành giao dự toán cho các đơn vị thụ hƣởng. Quyết toán và kiểm tra các khoản chi NSNN cho giáo dục - đào tạo. Công tác quyết toán các khoản chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo ở huyện Phổ Yên đƣợc tiến hành theo một trình tự chung đó là các đơn vị dự toán cấp dƣới lập báo cáo quyết toán gửi các đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp, xét duyệt và chuẩn y. Cụ thể, trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán thời gian qua thực hiện nhƣ sau: Các đơn vị phải lập báo cáo quyết toán quý, năm gửi phòng Tài chính Đồng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 17 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 huyện, phòng Giáo dục và đào tạo (đối với các đơn vị cấp huyện); gửi phòng Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo). Phòng Tài chính huyện chủ trì phối hợp với phòng Giáo dục và đào tạo huyện duyệt quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc huyện. Phòng Tài chính huyện duyệt báo cáo quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc tỉnh. Sau khi duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị trên địa bàn, phòng Tài chính tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Sở Tài chính, Sở Giáo dục và đào tạo để thẩm tra xét duyệt và ra thông báo duyệt y quyết toán cho toàn huyện. Tình hình sử dụng kinh phí Chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo gồm 2 phần là chi thƣờng xuyên và chi XDCB tập trung. Cơ cấu các khoản chi này trong tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo nhƣ sau bảng 1. Qua số liệu trên cho thấy trong tổng chi NSNN cho giáo dục - đào tạo ở Phổ Yên thì chi thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trong những năm qua, tỷ trọng chi thƣờng xuyên chiếm trên 94%, phần dành cho công tác xây dựng trƣờng sở chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 2,7 – 5,1%. Quản lý các khoản chi thường xuyên Trong chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo, phần lớn là các khoản chi thƣờng xuyên. Vì vậy, chất lƣợng quản lý các khoản chi này tác động có tính chất quyết định đến chất lƣợng quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo nói chung. Các khoản chi thƣờng xuyên của NSNN cho giáo dục - đào tạo là những khoản chi đáp ứng cho việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành, các khoản chi thƣờng xuyên đƣợc chia thành 4 nhóm: Chi thanh toán cá nhân (chi cho con ngƣời); Chi cho hoạt động chuyên môn; Chi mua sắm, sữa chữa; Các khoản chi khác. Nội dung của chi thanh toán các nhân là chi lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng (BHXH, BHYT, KPCĐ, phụ cấp, học bổng, tiền công) sau đây gọi tắt là chi lƣơng. Để đánh giá một cách khái quát tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thƣờng xuyên của giáo dục - đào tạo, trƣớc hết chúng ta sẽ phân tích tỷ trọng các nhóm mục chi chủ yếu trong chi thƣờng xuyên trong giai đoạn 2007 – 2009 thông qua bảng số liệu tại bảng 2. Bảng 1. Cơ cấu chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tăng trưởng (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền % 08/07 09/08 Tổng Chi NSNN cho GD-ĐT 47.944 100 66.382 100 73.921 100 38,46 11,36 Chi thƣờng xuyên 46.663 97,3 63.020 94,9 72.001 97,4 35,05 14,25 Chi đầu tƣ XDCB 1.281 2,7 3.362 5,1 1.920 2,7 202,23 -50,39 Nguồn: phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên Bảng 2. Cơ cấu các nhóm mục chi trong tổng chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tăng trưởng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 08/07 09/08 Nhóm 1 38.816 84,5% 48.886 81,1% 52.698 77,2% 25,9% 7,8% Nhóm 2 3.936 8,57% 4.785 7,94% 8.814 12,92% 21,6% 84,2% Nhóm 3 2.454 5,35% 4.138 6,86% 3.708 5,43% 68,6% -10,4% Nhóm 4 706 1,54% 2.487 4,12% 3.013 4,42% 252,3% 21,1% Đồng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 17 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Cộng 45.912 100 60.296 100 68.233 100 31,3% 13,2% Nguồn: phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên * Về tình hình quản lý sử dụng các nhóm mục chi chủ yếu trong chi thƣờng xuyên Biểu 1. Cơ cấu chi NSGD của huyện Phổ Yên giai đoạn 2007-2009 Nguồn: phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên - Quản lý các khoản chi thanh toán cá nhân (chi cho con ngƣời) - Nhóm 1: Các khoản chi cho con ngƣời mà nội dung cơ bản của nó là chi lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu chi thƣờng xuyên cho giáo dục - đào tạo Phổ Yên trong những năm qua. Năm 2007, số tiền chi cho nhóm 1 là 38.816 triệu đồng chiếm cơ cấu 84,5% trong tổng chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo. Năm 2009, chi cho nhóm 1 đạt 52.698 triệu đồng chiếm cơ cấu 77,2% và có xu hƣớng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu. - Quản lý chi cho hoạt động chuyên môn – Nhóm 2: Nhóm mục chi này nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy và học tập và các hoạt động chuyên môn khác của các trƣờng và các cơ sở giáo dục, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giảng dạy của giáo viên và học sinh. Thực tế nhóm mục chi này ở Phổ Yên trong giai đoạn trên đạt tỷ lệ bình quân 9,81%, đảm bảo khung quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (mức khung Bộ Giáo dục và đào tạo quy định tại Thông tƣ số 30/TT- GD tỷ lệ này phải đạt từ 6 – 10%). Theo số liệu trên, chi hoạt động chuyên môn thời gian qua có xu hƣớng tăng lên từ 8,57% năm 2007 lên 12,92% năm 2009. Điều này thể hiện sự tích cực trong công tác hoạt động chuyên môn của các đơn vị, cơ sở giáo dục đào tạo. - Quản lý chi mua sắm, sữa chữa– Nhóm 3: Với tình trạng nhà cửa và trang thiết bị của các trƣờng học của Phổ Yên nhƣ hiện nay, cần thiết phải đầu tƣ một khoản kinh phí khá lớn mới có thể đáp ứng đƣợc việc mua sắm, sữa chữa các công trình, thiết bị hiện có. Tuy nhiên, số liệu cho thấy, số tiền ngân sách đầu tƣ cho công tác này ở Phổ Yên chƣa nhiều và chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ chiếm 5,35% năm 2007 và 5,4 3% năm 2009 so với tổng chi thƣờng xuyên cho giáo dục - đào tạo của huyện. Nhìn chung, số tiền các trƣờng nhận đƣợc quá nhỏ nên công tác mua sắm, sữa chữa tiến hành chắp vá không có hiệu quả. - Các khoản chi khác– Nhóm 4: 84.54 8.57 5.35 1.54 81.08 7.94 6.86 4.12 77.23 12.92 5.43 4.42 - 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 N h ó m 1 N h ó m 2 N h ó m 3 N h ó m 4 Tỷ lệ % 2007 2008 2009 Đồng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 17 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Số liệu phân tích cho thấy các khoản chi khác trong tổng chi thƣờng xuyên cho giáo dục - đào tạo tại Phổ Yên trong những năm qua chiếm tỷ lệ thấp nhất. Mặc dù đạt tỷ lệ từ nêu trên nhƣng trên thực tế phân bổ ngân sách cho các trƣờng phổ thông hiện nay, mức chi khác (chi dạy và học trực tiếp) của các trƣờng quá thấp, phổ biến từ 6 – 8 triệu đồng/ năm đối với các trƣờng có thu học phí, 9 – 11 triệu đồng/ năm đối với các trƣờng không thu học phí. Quản lý chi XDCB tập trung Trong công tác quản lý chi đầu tƣ XDCB cho giáo dục - đào tạo thời gian qua còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể là : - Việc hƣớng dẫn các quy trình, văn bản quản lý của các cấp có thẩm quyền chƣa đồng bộ, kịp thời; trong khi quản lý, cấp phát và thành quyết toán vốn đầu tƣ XDCB ở Trung ƣơng và địa phƣơng có nhiều thay đổi nên các đơn vị không nắm bắt đƣợc kịp thời. Mặt khác, do không hiểu đƣợc phân công, phân cấp trách nhiệm trong quản lý XDCB nên các đơn vị gặp khó khăn trong công tác đầu tƣ XDCB, rất lúng túng không biết phải xin ý kiến hƣớng dẫn của cấp nào, ngành nào. - Chƣa thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 66/2003/NĐ- CP ngày 12/6/2003 của Chíh phủ. Do quy mô xây dựng và mua sắm thiết bị không lớn, mặt khác vốn đầu tƣ cho các công trình XDCB thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo có nhiều nguồn vốn tham gia nên nhiều dự án thực hiện theo hình thức chỉ định đấu thầu hoặc đấu thầu hạn chế còn phổ biến, tính cạnh tranh trong đấu thầu thấp. Quá trình chuẩn bị đấu thầu còn kéo dài, nhất là việc xin phê duyệt danh sách nhà thầu. Tình trạng các nhà thầu chạy lo thủ tục thay cho các chủ đầu tƣ, hợp thức hồ sơ dự thầu còn khá phổ biến. - Việc quản lý vật liệu, giá cả vật liệu, thiết bị một số nơi còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến lãng phí vốn, chất lƣợng xây dựng, thiết bị mua sắm không cao. - Do hồ sơ thủ tục không đảm bảo nên việc thành toán vốn cho công trình còn quá chậm không phù hợp với tiến độ công trình. Tình trạng vốn chờ công trình còn phổ biến. Bên cạnh đó do công tác quản lý vốn đầu tƣ của các chủ đầu tƣ còn non kém, nhiều chủ đầu tƣ còn giao cho các nhà thầu tự lo công việc hoặc cố ý gây khó khăn cho nhà thầu không chịu ký khối lƣợng và thanh toán tiền cho bên B, trong khi đó B thi công phải vay vốn ở các tổ chức tín dụng để thi công và phải trả lãi nhƣng vốn ngân sách lại ứ đọng ở Kho bạc không thanh toán đƣợc. - Hiện tƣợng các tổ chức tƣ vấn thiết kế công trình lãng phí, tăng khối lƣợng, kết cấu không cần thiết để tạo điều kiện cho B “bớt xén” mà không ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình, vận dụng đơn giá cao để lập dự toán... Thế nhƣng sự kiểm tra xét duyệt của các cơ quan Nhà nƣớc trách nhiệm chƣa cao, còn có biểu hiện làm lơ, bỏ qua để trình phê duyệt làm thất thoát vốn đầu tƣ của NSNN. Các kết quả đạt được * Về mô hình và tổ chức bộ máy quản lý : Với mô hình quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở huyện Phổ Yên nhƣ hiện nay phần nào đã tạo điều kiện cho ngành giáo dục - đào tạo làm tốt hơn công tác chuyên môn, tạo điều kiện cho UBND các huyện tham gia vào công tác quản lý giáo dục - đào tạo nhiều hơn. * Về công tác điều hành và cấp phát chi ngân sách: Về cơ bản, công tác điều hành và cấp phát kinh phí ngân sách cho hoạt động giáo dục - đào tạo ở huyện Phổ Yên thực hiện tƣơng đối tốt theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn dƣới luật. Cơ chế phân công, phân cấp và quản lý điều hành ngân sách hàng năm của tỉnh đã quy định tƣơng đối cụ thể về nhiệm vụ quản lý điều hành và cấp phát ngân sách cho từng cấp. Vì vậy, thời gian qua việc cấp phát kinh phí chi thƣờng xuyên cho giáo dục - đào tạo đảm bảo đúng dự toán đƣợc duyệt. Những tồn tại và hạn chế * Về mô hình và tổ chức bộ máy quản lý : Với mô hình quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở huyện Phổ Yên nhƣ hiện nay có thể thấy Đồng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 17 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 chƣa có sự gắn chặt giữa kết quả hoạt động của hệ thống giáo dục - đào tạo với hệ thống ngân sách trong tỉnh, còn có sự tách rời giữa vai trò quản lý nhà nƣớc và quản lý ngân sách đối với một số cấp quản lý nhất là đối với sở chủ quản. Nhìn chung, Sở Giáo dục và Đào tạo chƣa nắm đƣợc tình hình quản lý ngân sách của các đơn vị thuộc các ngành khác quản lý cũng nhƣ các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đóng trên địa bàn huyện (các trƣờng PTTH, các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên) nhƣng việc quản lý ngân sách đƣợc uỷ quyền cho huyện. * Về công tác lập và phân bổ dự toán : Công tác lập và phân bổ dự toán còn một số hạn chế sau : - Chƣa coi trọng công tác lập dự toán chi ngân sách đúng nhƣ vị trí vốn có của nó. Vẫn còn tình trạng đơn vị trực tiếp chi tiêu không lập dự toán hàng năm mà các cơ quan tài chính hoặc cơ quan chủ quản cấp trên làm thay cho đơn vị, vì thế không đảm bảo quyền dân chủ của đơn vị. Mặt khác, do khả năng ngân sách bị hạn chế, số hƣớng dẫn (số kiểm tra) lập dự toán thấp, dự toán các đơn vị cơ sở lập lại quá cao so với khả năng ngân sách có thể đáp ứng đƣợc nên việc xây dựng dự toán ở cơ sở đôi khi chỉ mang tính hình thức. - Chất lƣợng dự toán nhìn chung chƣa cao, thuyết minh dự toán còn sơ sài, dự toán của các đơn vị cơ sở chƣa nêu đƣợc ƣu nhƣợc điểm trong quá trình chấp hành dự toán năm trƣớc, nêu kiến nghị và biện pháp khắc phục năm kế hoạch. - Việc công khai dự toán ngân sách cho ngành, huyện và các đơn vị chƣa thực hiện nghiêm túc. - Việc tính toán, phân bổ ngân sách cho giáo dục - đào tạo dựa trên phƣơng pháp tính theo nhóm mục chi nhìn chung phù hợp trong điều kiện khả năng ngân sách hạn hẹp của huyện Phổ Yên nhƣ hiện nay. Nhƣng phải nói rằng phƣơng pháp tính toán khá phức tạp, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ với số lƣợng, chất lƣợng tƣơng xứng mới đảm bảo đƣợc độ chính xác cao. * Về công tác điều hành và cấp phát chi ngân sách: Công tác điều hành và cấp phát kinh phí ngân sách cho hoạt động giáo dục - đào tạo ở huyện Phổ Yên còn một số hạn chế, cụ thể là: - Việc phân cấp cho các huyện quản lý, điều hành và cấp phát ngân sách trực tiếp cho các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đóng trên địa bàn huyện là chƣa phù hợp với phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục - đào tạo. Vì vậy, gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các khâu lập dự toán và quyết toán ngân sách. - Do dự toán không sát với tình hình thực hiện nhiệm vụ chi trong năm, có một số khoản chi từ nguồn kinh phí dự phòng ngành, kinh phí sự nghiệp ngành các đơn vị đến cuối năm mới triển khai thực hiện nên việc cấp phát dồn vào cuối năm, gây nên tình trạng kết dƣ ngân sách chuyển sang năm tại một số đơn vị cơ sơ tƣơng đối lớn. * Về công tác quyết toán - Hầu hết các đơn vị còn gửi quyết toán chậm so với quy định của Nhà nƣớc. Chất lƣợng báo cáo quyết toán các đơn vị lập không cao, hồ sơ sổ sách kế toán một số đơn vị còn sơ sài, không đúng quy định gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quyết toán. - Công tác thẩm tra quyết toán kinh phí thƣờng xuyên của NSNN cho giáo dục - đào tạo ở huyện Phổ Yên trong những năm qua nhìn chung còn chậm so với quy định, số lƣợng các đơn vị đƣợc thẩm tra, thông báo duyệt y quyết toán chƣa nhiều, hàng năm ở cấp huyện chỉ mới thẩm tra xét duyệt và ra thông báo duyệt y quyết toán cho khoảng 60 – 70% các đơn vị trực thuộc, các đơn vị còn lại chỉ mới dừng lại ở khâu tổng hợp báo cáo quyết toán. Công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán còn mang hình thức chiếu lệ. * Về quản lý sử dụng nguồn kinh phí : - Đối với quản lý chi thƣờng xuyên : Đồng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 17 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 + Vẫn còn tình trạng một số đơn vị sử dụng kinh phí không đúng mục đích, không triển khai nhiệm vụ chi nhƣ kế hoạch đã đƣợc duyệt. + Nhiều khoản chi không tuân theo tiêu chuẩn, định mức, thủ tục quy định nhƣ chi hội nghị, công tác phí, có đơn vị khi mua sắm trang thiết bị không làm đầy đủ các thủ tục duyệt giá theo quy định. + Hách toán các khoản chi còn chƣa đúng với mục lục NSNN hiện hành, nhất là đối với một số khoản chi mua sắm, sữa chữaMột số khoản chi không có trong dự toán đƣợc duyệt nhƣng đơn vị vẫn thực hiện, cuối năm đơn vị lại làm thủ tục xin điều chỉnh mục chi để hợp lý hóa thủ tục cho các khoản chi đó. - Đối với quản lý chi đầu tƣ XDCB: Việc sử dụng vốn đầu tƣ XDCB ngân sách cấp cho giáo dục - đào tạo vẫn còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả. Trong những năm gần đây, dƣ luận xã hội bàn nhiều về vấn đề tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong đầu tƣ XDCB và các công trình phục vụ cho giáo dục - đào tạo cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Qua thực tế khi quyết toán một số công trình, cơ quan thẩm định thông thƣờng đã cắt giảm ở mức 10% giá trị đề nghị quyết toán, trong khi đó số lƣợng các công trình hàng năm chƣa đƣợc quyết toán vẫn còn nhiều. Vì vậy, có thể nói sự thất thoát, lãng phí vốn trong lĩnh vực này vẫn chƣa đƣợc khắc phục. Các kiến nghị * Về chi thƣờng xuyên : - Nâng dần tỷ trọng chi cho đào tạo trong tổng chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo để xúc tiến loại hình này phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu về số lƣợng cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Phấn đấu tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho dạy nghề mỗi năm tăng từ 1,5 – 2% trong tổng mức ngân sách đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo, đảm bảo đến năm 2011 ngân sách đầu tƣ cho dạy nghề đạt 6-8% tổng mức đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo. - Điều chỉnh lại cơ cấu chi ngân sách cho các phân ngành trong khối giáo dục một cách hợp lý hơn: quan tâm hơn đến việc đầu tƣ ngân sách cho giáo dục mầm non, nâng dần tỷ trọng chi cho khối THCS và THPT trong khối giáo dục một cách hợp lý, phù hợp với xu hƣớng tăng học sinh ở các cấp học này. - Hoàn thiện cơ cấu nhóm mục chi trong chi thƣờng xuyên : Những năm vừa qua, do kinh phí ngân sách cấp còn hạn hẹp nên phần chi cho các hoạt động cần thiết tức thì nhƣ con ngƣời chiếm tỷ trọng phần lớn, phần chi cho hoạt động giảng dạy, học tập và chi cho mua sắm, sữa chữa chƣa đƣợc chú ý thích đáng. Trong điều kiện nguồn ngân sách đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo còn hạn hẹp nhƣ hiện nay, trong những năm tới tốt nhất chi thƣờng xuyên cho giáo dục - đào tạo phải đảm bảo đƣợc cơ cấu giữa chi lƣơng/ngoài lƣơng ở mức tối thiểu, đạt đƣợc các yêu cầu sau: đáp ứng đủ mức chi thƣờng xuyên cho con ngƣời; chi hoạt động giảng dạy phải đảm bảo ở mức hợp lý; giảm dần tỷ trọng chi quản lý ở mức vừa phải, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi hội nghị, tiếp khách trong chi quản lý * Về chi đầu tƣ XDCB tâp trung : Tăng tỷ trọng vốn đầu tƣ trong tổng chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Luật Ngân sách Nhà nƣớc [2]. Báo cáo thu - chi NSNN cho giáo dục, đào tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2009. [3]. Báo cáo thu - chi NSNN cho giáo dục, đào tạo huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên năm 2009. [4]. Đề án Cải cách giáo dục tỉnh Thái Nguyên năm 2009. [5]. Giáo trình Quản lý Tài chính nhà nƣớc – Học viện Tài chính. [6]. Hồ Chí Minh với sự nghiệp Giáo dục – Nhà xuất bản sự thật 1990. [7]. Tào Hữu Phựng - Đổi mới Ngân sách Nhà nƣớc [8]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc -Nhà xuất bản chính trị quốc gia Đồng Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 17 - 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 SUMMARY SOLUTIONS FOR MANAGEMENT OF STATE BUDGET EXPENDITURE OF EDUCATION AND TRAINING AT PHO YEN DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Dong Van Tan * College of Economics and Bussiness Administration -TNU The tenth meeting of Vietnam Communist Party confirmed the general goal of strategy of socio – economic development in the period of 2006 – 2010: “It’s necessary to bring our country out of the underdevelopment, creating the foundation for our country to be an industrialized country toward modernization”. “On education and training, to strive for this field along with science and technology is indeed a top national policy, through innovative education and comprehensive training and development of high quality human resources, revive education in Vietnam”. Education and training is always a top national policy, thereby developing the human factor, direct force of development. Especially in the present context - the development of knowledge economy, the knowledge is considered an important factor of production forces. Through the development of economic - social policies in recent years, the Party and State are always interested in education and training development, and constantly increase investment in education and training aimed at improving people's , personnel training and fostering of talents to meet the requirements of the new economy, new labor markets in our country and abroad. Education and training is both objective and also the force for economic and social development. Pho Yen district has a strategic and important location of Thai Nguyen province. Research and improve the management of state budget expenditure policy as well as innovation and improvement of the management of budget expenditure for education is a objective and real requirement. Keywords: Budget, education, Pho Yen district. *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33028_36854_288201214822giaiphaphoanthiencongtac_0694_2052559.pdf
Tài liệu liên quan