Máy tính của bạn lúc nào cũng có thể rơi vào tình trạng thiếu nguồn điện. Bộ vi xử lý (CPU), card đồ họa và các thiết bị phần cứng luôn “háu ăn”, tranh nhau “chén sạch” nguồn điện quý báu, và sự thiếu hụt công suất nguồn điện có thể gây trục trặc cho hệ thống như đột ngột không thể truy xuất bộ nhớ hay thậm chí hệ thống sẽ “ngã gục” trước khi bộ nguồn trở nên quá tải.
Khi tiến hành nâng cấp bộ nhớ, ổ đĩa cứng, hoặc card đồ họa cao cấp thì phần nào bạn đã vô tình đẩy máy tính của mình đến bờ vực nguy hiểm. Thậm chí một máy tính tầm trung có thể bị quá tải khi nâng cấp thêm card đồ họa GeForce 6800 Ultra. Thiết bị này tiêu tốn công suất 100 watt và do vậy tổng công suất hệ thống tiêu thụ có thể vượt quá khả năng cung cấp của các bộ nguồn 300 watt hay công suất thấp hơn rất thông dụng hiện nay.
1 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải bài toán nguồn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Máy tính của bạn lúc nào cũng có thể rơi vào tình trạng thiếu nguồn điện. Bộ vi xử lý (CPU), card đồ họa
và các thiết bị phần cứng luôn “háu ăn”, tranh nhau “chén sạch” nguồn điện quý báu, và sự thiếu hụt công
suất nguồn điện có thể gây trục trặc cho hệ thống như đột ngột không thể truy xuất bộ nhớ hay thậm chí hệ
thống sẽ “ngã gục” trước khi bộ nguồn trở nên quá tải.
Khi tiến hành nâng cấp bộ nhớ, ổ đĩa cứng, hoặc card đồ họa cao cấp thì phần nào bạn đã vô tình đẩy máy
tính của mình đến bờ vực nguy hiểm. Thậm chí một máy tính tầm trung có thể bị quá tải khi nâng cấp thêm
card đồ họa GeForce 6800 Ultra. Thiết bị này tiêu tốn công suất 100 watt và do vậy tổng công suất hệ
thống tiêu thụ có thể vượt quá khả năng cung cấp của các bộ nguồn 300 watt hay công suất thấp hơn rất
thông dụng hiện nay.
CHỌN CÔNG SUẤT NÀO?
Để tính được tổng công suất của hệ thống, cách đơn giản nhất là cộng công suất sử dụng của từng thiết bị
riêng rẽ lại và thêm vào kết quả cuối cùng 30% giá trị an toàn. Bảng dưới thể hiện công suất của một vài
thiết bị thông dụng hiện nay. Bạn cũng có thể tham khảo tính năng Powe Wattage Calculator tại website
của hãng JS Custom PCS (www.jscustompcs.com/power_supply/). Tại trang web này, bạn chỉ cần đánh
dấu và chọn cấu hình từng thiết bị trong máy, website sẽ tự động đưa ra một con số hợp lý cho công suất hệ
thống của bạn. So sánh kết quả này với công suất tối đa mà bộ nguồn có thể hỗ trợ (bạn có thể tìm thấy con
số này được ghi ở vỏ bộ nguồn hay tham khảo ở tài liệu hướng dẫn đi kèm).
Nếu tổng công suất hệ thống yêu cầu (đã cộng hệ số an toàn 30%) vẫn thấp hơn công suất tối đa của bộ
nguồn, máy tính của bạn sẽ an toàn và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên chỉ số công suất không phải là tất cả.
Mỗi thiết bị trong máy tính đòi hỏi từng mức điện áp khác nhau: 3,3V, 5V hay 12V. Hiện nay, các thiết bị
tiêu tốn nhiều điện năng thường cần điện thế cao hơn 12V, vì vậy đòi hỏi các bộ nguồn mới phải cung cấp
ngõ ra đủ 12V.
Tuy nhiên, việc đáp ứng điện thế 12V cho từng thiết bị là một vấn đề thật sự khó khăn. Các nhà sản xuất
hiếm khi sản xuất các thiết bị như vậy mà thường thiết kế các thiết bị sử dụng đồng thời ở nhiều mức điện
thế khác nhau. Ví dụ, một ổ đĩa cứng dùng mức điện thế 12V để thực hiện tác vụ quay đĩa và mức 5V để
cấp nguồn hoạt động cho các mạch điện.
TIẾN HÀNH NÂNG CẤP
Để thay một bộ nguồn mới, trước hết hãy tháo dây cấp nguồn cho máy tính, tự tiếp đất cơ thể bằng cách
chạm vào một vật kim loại nối đất hay đeo vòng khử tĩnh điện. Sau đó, mở thùng máy và lần lượt tháo các
đầu nối điện giữa bo mạch chủ và các thiết bị khác với bộ nguồn, tiếp đến gỡ các con ốc giữ bộ nguồn và
nhẹ nhàng nhấc nó ra ngoài. Bước cuối cùng là thực hiện các thao tác vừa làm theo trình tự ngược lại với
một bộ nguồn mới. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các điều sau trước khi chọn mua và thực hiện nâng cấp một bộ
nguồn.
Đừng tiếc tiền: Các thiết bị trong máy tính cần một bộ nguồn hoạt động ổn định và ít phát ra tiếng ồn. Các
bộ nguồn có giá dưới 40USD thường không cung cấp điện thế ổn định như các nguồn có giá khoảng từ 60
đến 70USD. Việc sử dụng các bộ nguồn của các hãng nổi tiếng như Antec và Cooler Master (đã có tại thị
trường Việt Nam) có thể giúp bạn tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc vì chúng hoạt động hiệu quả trong một
thời gian dài.
Chọn đúng loại nguồn: Hầu hết các máy tính để bàn được sản xuất trong vòng 6 năm trở lại đây có thể sử
dụng bộ nguồn ATX hay SFX với kích thước nhỏ hơn. Nếu không chắc mình đang dùng loại nguồn nào,
bạn có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn của máy hay gỡ bộ nguồn cũ ra và chọn mua bộ nguồn mới có
kích thước giống như vậy.
Đếm các đầu nối: Bạn cần lưu ý rằng bộ nguồn mới phải có đầy đủ các đầu nối giống như bộ nguồn cũ, và
tốt nhất là có thêm vài đầu nối dự phòng cho việc nâng cấp trong tương lai. Hầu hết các bo mạch chủ dùng
nguồn ATX đều sử dụng đầu nối 20 hoặc 24 chân (pin). Hãy cẩn thận kiểm tra lại các thông số này trên tài
liệu đi kèm máy hay trên website của nhà sản xuất bo mạch chủ mà bạn đang sử dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải bài toán nguồn điện.pdf