Giá trị lịch sử của cố đô Hoa Lư - Hà Mạnh Khoa

4. Các di tích lịch sử khác - Núi Cột Cờ. Phía đông thành có núi Cột Cờ là nơi treo quốc kỳ Đại Cồ Việt, có ghềnh tháp là nơi Đinh Tiên Hoàng duyệt thủy quân, có hang Tiền - nơi cất giữ tài sản quốc gia, động Thiên Tôn - tiền đồn của Hoa Lư và hang nhốt hổ, báo để xử người có tội. - Sông Sào Khê. Sông Sào Khê là dòng sông nhỏ, nhánh của sông Hoàng Long, nằm uốn lượn trong khu di tích. Sông Sào Khê là cửa ngõ đường thủy từ Cố đô Hoa Lư. - Đền thờ Công chúa Phất Kim. Đinh Tiên Hoàng có ba con gái là Phất Kim, Minh Châu và Phất Ngân. Ngô Nhật Khánh vốn là con cháu của Ngô Quyền. Đinh Tiên Hoàng vì "sợ sinh biến". nên gả Phất Kim cho Ngô Nhật Khánh. Nhưng Ngô Nhật Khánh không thần phục Đinh Tiên Hoàng nên: "bên ngoài thì nói cười như không, mà trong bụng vẫn bất bình, mới đem vợ chạy sang Chiêm Thành, khi đến cửa Nam Giới, lấy gươm xẻo má vợ rồi bỏ đi"10. Ngô Nhật Khánh đã trốn vào Chiêm Thành cầu viện Chiêm Thành để đánh lại Đinh Tiên Hoàng. Công chúa Phất Kim được đưa về kinh thành Hoa Lư và ra ở lầu Vọng Nguyệt ở phía Tây Bắc kinh thành. Uất ức và phẩn nộ trước việc làm của Ngô Nhật Khánh, bà đã nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt tự vẫn. Đền thờ Phất Kim là một ngôi đền cổ, được xây dựng ngay trên nền của lầu Vọng Nguyệt. Chiếc giếng bà nhảy xuống tự vẫn đến nay vẫn còn trước của đền. Ngoài ra, Cố đô Hoa Lư còn có cả loạt các giá trị lịch sử và văn hóa khác đang được gìn giữ và phát huy tác dụng. Tồn tại 42 năm với 6 vị vua của 3 triều được ghi tên trong sử sách, Hoa Lư là kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ X. Đây từng là một thành trì quân sự, một trung tâm văn hóa lớn, là nơi sản sinh nghệ thuật sân khấu chèo. Kinh đô Hoa Lư dù chỉ tồn tại trong non nửa thể kỷ, nhưng có một vai trò lịch sử đặc biệt. Nó không chỉ là Kinh đô của đất nước ở thế kỷ X do người Việt thiết kế và xây dựng, còn là nơi Đinh Bộ Lĩnh: “lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế”11. là người đầu tiên vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt thống nhất đã xây dựng kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi và hệ thống sông ngòi làm thành quách, tạo một “quân thành” phòng ngự vững chắc, phù hợp với bối cảnh lịch sử của buổi đầu lập quốc. Và cũng tại đây Lê Hoàn lên Ngôi vua và chỉ huy quân dân cả nước đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống vào năm 981, kế tục sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập tự chủ. Cố đô Hoa Lư có một giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng không chỉ riêng của Ninh Bình mà còn của cả nước. Những giá trị lịch sử của Cố đô Hoa Lư đã tạo nên các giá trị lịch sử vô giá cho khu du lịch sinh thái Trường An và chính khu du lịch đó sẽ góp phần không nhỏ để những giá trị lịch sử của Cố đô Hoa Lư trở thành sức mạnh vật chất trong thời kỳ đổi mới, phát triển và hội nhập

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị lịch sử của cố đô Hoa Lư - Hà Mạnh Khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA CỐ ĐÔ HOA LƯ HÀ MẠNH KHOA* *Năm 938, sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng “vương” và chọn Cổ Loa làm kinh đô. Định đô ở Cổ Loa, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi và nhất là trường thành “lòng dân” của vùng đất “thiêng” này, Ngô Vương Quyền không chỉ tận dụng những thành quả của quá khứ, công sức xây dựng của các thế hệ trước mà thể hiện một tinh thần cảnh giác cao độ, khẳng định việc trở về với cội nguồn của dân tộc, kinh đô của nhà nước độc lập tự chủ của người Việt. Từ những bài học xây dựng đất nước, nhất là việc chọn đất dựng kinh đô của Ngô Quyền, năm 968, sau khi “đại định thiên hạ”, non sông thu về một mối, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và quyết định lập Kinh đô ở Hoa Lư. Đây là một bước tiến quan trọng, một sự chuyển biến về chất về lịch sử đất nước và dân tộc ta ở thế kỷ X. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép về việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi và định đô như sau: "Mậu Thìn, năm thứ 1 (968) ( Tống Khai Bảo năm thứ 1). Vua lên ngôi, đặt quốc hiệ là Đại Cồ Việt, dời king ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế" 1. Từ đây, Hoa Lư trở thành kinh đô của nước Đại Cồ Việt và đến năm 1010 khi Lý Thái tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nhưng hơn một nghìn năm qua Cố đô Hoa Lư vẫn còn nguyên giá trị lịch sử của nó. * TS. Viện Sử học. 1. Hoa Lư - Kinh đô của nước ta trong thế kỷ X Đinh Tiên Hoàng sinh năm Giáp Tý (924)2, quê ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bồng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), bố là Đinh Công Trứ, mẹ là Đàm thị3. Theo sử liệu thì Đinh Công Trứ là người giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy chính quyền dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền. Sau khi dẹp xong các “sứ quân”, thống nhất đất nước, trước khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã định chọn Đàm Thôn là quê ngoại (nay thuộc xã Điền Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) làm nơi đặt kinh đô. Trải qua những tháng năm tiến hành chinh phục các sứ quân, thu giang sơn về một mối, thấy rõ “vị trí đó chật hẹp, không có lợi cho việc đặt hiểm”4, nên Đinh Tiên Hoàng đã quyết định chọn Hoa Lư làm kinh đô của vương triều. Khác với Ngô Quyền chọn Cổ Loa, Đinh Tiên Hoàng đã chọn Hoa Lư làm Kinh đô: "Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa xứng đáng chọn để dựng đô được". Hoa Lư không chỉ là quê hương, căn cứ ban đầu của quá trình “dẹp loạn” mà Hoa Lư còn chứa đựng nhiều lợi thế cho một nhà nước quân chủ mới được thành lập, đáp ứng các nhu cầu của lịch sử lúc bấy giờ là “phòng thủ và xây dựng đất nước”. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012 42 Hoa Lư là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 968 đến năm 1010. Kinh đô Hoa Lư tồn tại được 42 năm, trong đó 12 năm đầu là triều Đinh (968 - 980), 29 năm kế tiếp là triều Tiền Lê (980 - 1009) và 1 năm (1009 - 1010) là triều Lý. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Đây là kinh đô có một quy mô lớn do chính người Việt tự thiết kế và tổ chức xây dựng. Nó khẳng định lòng dũng cảm, trí thông minh sáng tạo và ý thức độc lập tự chủ của người Việt ở thế kỷ X. 2. Một công trình kiến trúc thành lũy vĩ đại Các triều vua Đinh và vua Lê đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư với diện tích hơn 300 ha. Tại đây, nhà Đinh và nhà Lê đã cho xây cung điện, đặt triều nghi, đắp thành, đào hào, dựa vào thế núi xây dựng một công trình phòng ngự kiên cố như một pháo đài hiểm, biệt lập với bên ngoài. Kinh đô Hoa Lư được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10 m, hiện vẫn còn dấu vết của nhiều đoạn tường thành Vua Đinh Tiên Hoàng đã biết khai thác triệt để thiên nhiên phục vụ cho con người. Lối kiến trúc này tiết kiệm tối đa sức người sức của. Có thể nói, kinh đô Hoa Lư là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên. Phía Bắc thành nằm bên sông Hoàng Long nên đường giao thông thủy rất thuận tiện. Khu vực Thành Ngoại, nay thuộc địa phận thôn Yên Thượng, Yên Thành, xã Trường Yên, là cung điện chính, nơi vua Đinh cắm cờ nước, hiện là đền thờ vua Đinh, vua Lê. Trước cung điện có núi Mã Yên, tương truyền, vua Đinh Tiên Hoàng lấy núi này làm án. Khu Thành Nội rộng hơn, ăn thông với Thành Ngoại bằng một ngách núi, gọi là Quèn Vòng với những cầu Đông, cầu Rền... làm bằng đá, là nơi nuôi trẻ em và kho chứa. Bên ngoài thành có nhiều trạm gác bảo vệ. Kinh thành nằm giữa những quả núi lớn bao bọc xung quanh, mang nặng tính chất quân sự, vị trí kín đáo, thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công, lại xa biên thùy, phương Bắc khó có thể mở những đợt tấn công chớp nhoáng. Phía Đông Bắc thành Hoa Lư có núi Cột Cờ, là nơi vua Đinh cắm cờ nước Đại Cồ Việt, sát đó là địa điểm vua thường chỉ huy các cuộc tập dượt thủy quân trên sông Sào Khê. Phía Đông Nam khu thành Ngoại còn có động Am Tiên trên lưng chừng núi là nơi vua Đinh nuôi nhốt hổ báo và dưới chân núi là Ao Giải (nơi nuôi giải) để răn đe và trừng phạt những kẻ có tội. Ngoài ra còn có hang Muối, hang Tiền... là nơi vua cất giữ lương thực, ngân khố... Tất cả núi sông và khu vực thành cổ nhấp nhô do thiên tạo và nhân tạo, giống như một vịnh Hạ Long trên cạn đã hình thành một quần thể kiến trúc trang nghiêm, đồ sộ, khoáng đạt mà không một kinh đô cổ nào có được. Kinh đô Hoa Lư chủ yếu thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay, có diện tích khoảng 300 ha được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Đây là vùng đồng chiêm trũng, núi non hiểm trở. Đường giao thông chủ yếu từ Hoa Lư ra Bắc vào Nam là giao thông đường thuỷ mà sông Hoàng Long là huyết mạch. Từ sông Hoàng Long thông với sông Đáy. Sông Đáy như là một “con hào” tự nhiên che chở phía Bắc cho kinh đô đồng thời lại là con đường thuận tiện để thông với sông Vân Sàng đi vào “cửa Thần Giá trị lịch sử của Cố đô Hoa Lư 43 Đầu”5 đến vùng Châu Ái. Hoa Lư có địa thế ba mặt Đông, Tây, Nam có núi bao bọc, phía Đông Bắc và phía Bắc có sông Hoàng Long tạo nên bức trường thành núi sông che chở. Vào thời điểm đó, Hoa Lư được Đinh Bộ Lĩnh chọn làm nơi định đô không chỉ là nơi dấy nghiệp thành công mà còn là một địa điểm an toàn sau quá trình “dẹp loạn”, bắt tay vào xây dựng một vương triều mới của một quốc gia thống nhất. Bao quanh Hoa Lư có nhiều núi non, với tầm nhìn của một thủ lĩnh quân sự, Đinh Tiên Hoàng đã triệt để lợi dụng địa thế tự nhiên để xây thành, đắp lũy, tiến hành cho đào đắp nối liền các khoảng trống giữa các núi thành một hệ thống thành khép kín. Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10 mét. Vì thế thành Hoa Lư không có hình dáng cân đối, vuông vức, chất “quân sự” nổi lên hàng đầu nhưng vẫn đảm bảo là trung tâm chính trị, văn hóa. Kinh đô Hoa Lư bao gồm thành Ngoại và thành Nội6. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận các thôn Yên Thượng, Yên Thành, xã Trường Yên có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê nằm ở trung tâm. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh lấy núi làm án. Thành Nội có diện tích tương đương thành Ngoại, thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư Nhi xã. Trong thành có nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình. Thành nội cũng có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi. Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được nhánh sông Hoàng Long chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Trong hai tòa thành có bố trí các khu triều đình, quan lại và quân lính. Hai thành này được ngăn cách với nhau bằng một lối đi tương đối hiểm trở gọi là Quèn Vòng. Kinh đô Hoa Lư do Đinh Tiên Hoàng tổ chức xây dựng là một công trình kiến trúc lớn nhất của đất nước sau ngàn năm Bắc thuộc. Từ đây, bộ máy chính quyền của nhà nước độc lập tự chủ do Đinh Tiên Hoàng đứng đầu đã thực hiện tốt chủ quyền của quốc gia và dân tộc. Phía Nam kinh thành có núi cao bao bọc xung quanh, bảo vệ mặt sau thành, từ đây có thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường thủy. Đây chính là hệ thống hang động của khu sinh thái Tràng An hiện tại. Đến đời Tiền Lê, sau cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981) vua Lê Đại Hành cho xây dựng thêm nhiều cung điện lộng lẫy. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: "Năm Giáp Thân thứ 5 (984): dựng nhiều cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên tuế ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng, bạc, làm nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua nghỉ, bên cạnh điện Trường Xuân dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc"7. Tại kinh đô Hoa Lư người ta đã phát hiện khá nhiều di vật. Những viên gạch hoa vuông, hoa văn trang trí đẹp được phát hiện trên sân cung điện. Ngoài ra người ta còn phát hiện những viên gạch quý hình chữ chữ nhật có ghi những dòng chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, “Giang Tây quân”8... Ngoài ra còn thấy cả gạch trang trí hình hoa sen cách điệu và hình chim phượng, vịt và các tượng bằng đất nung, nhiều cọc gỗ lớn nhỏ; bậc thềm tam cấp được lát bằng gạch, ngói ống, lò bát đĩa, chân đèn, đĩa đènVào năm 1963, ngành Khảo cổ học còn phát hiện Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012 44 ở đây một số di vật quý là một cột bằng đá có 8 cạnh, dài khoảng 80cm, trên khắc kinh Phật và có khắc dòng chữ “Đệ tử Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Nam Việt vương Đinh Liễn kinh tạo bảo tràng nhất bách toà, Quý Dậu tuế” (nghĩa là: Đệ tử của Phật là Nam Việt vương Đinh Liễn kính dâng 100 cột kinh Phật năm Quý Dậu (973)9. Sau đó hơn 20 năm sau (1986) còn phát hiện thêm 14 cột kinh Phật nữa cũng có nội dung như trên. Với những di vật tìm thấy trong lòng đất tại kinh đô Hoa Lư chứng tỏ văn hóa phi vật thể dưới thời Đinh rất đa dạng, phong phú và đã đạt đến một trình độ tương đối cao. Suốt 42 năm tồn tại (968-1010), kinh đô Hoa Lư là trung tâm chính trị, văn hóa của nhà nước độc lập, tự chủ của nước ta ở thế kỷ X. Đó cũng là nơi tạo thế và lực cho dân tộc ta bước sang một thời kỳ phát triển rực rỡ dưới các thời kỳ Lý - Trần trong các thế kỷ tiếp theo. 3. Nơi gắn liền với sự nghiệp dựng nước giữ nước và yên nghỉ vĩnh hằng của vua Đinh, vua Lê 3.1. Núi Mã Yên và lăng mộ vua Đinh, vua Lê Ngay trước đền Đinh là núi Mã Yên. Tên núi Mã Yên vì trông xa núi có hình yên ngựa. Trên đỉnh Mã Yên Sơn là lăng mộ vua Đinh. Đứng ở lăng vua Đinh Lê trên núi có thể nhìn rõ toàn cảnh cố đô Hoa Lư với dãy núi Rù bao quanh đền hai vua, rặng Phi Vân, núi Kiến, núi Cột Cờ. Lăng mộ Vua Đinh Tiên Hoàng được đặt ở chính giữa núi, nơi võng xuống thấp mà dân gian hình dung là cái yên ngựa. Lăng xây bằng đá, có một bệ thờ trên đặt một lư hương cũng bằng đá. Trước lăng một tấm bia đá có đề chữ: "Đinh triều, Tiên Hoàng đế chi lăng, Minh Mạng nhị thập nhất niên ngũ nguyệt, sơ nhị nhật phụng sắc kiến". Mặt sau bia cũng có đề "Hàm Nghi nguyên niên cửu nguyệt, nhị thập tứ nhật trùng tu tiên đế lăng". Qua bia đá, người đời sau biết được lăng được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 21 và đến năm Hàm Nghi thứ nhất (1885) được trùng tu lại. Lăng mộ Vua Lê Đại Hành nằm dưới chân núi Mã Yên quay về hướng Nam. Hai bên lăng có hai quả núi mà theo các nhà phong thủy cho là "Long chầu, hổ phục". Lăng cũng được xây bằng đá như lăng vua Đinh. Trước lăng cũng có bia dựng từ đời Minh Mạng. Lăng vua Đinh Tiên Hoàng và lăng vua Lê Đại hành được xây từ năm 1840 (đời Minh Mạng thứ 21) và trùng tu vào năm Hàm Nghi thứ nhất (1885). 2.2. Đền thờ vua Đinh, vua Lê - Đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc khu di tích lịch sử văn hoá cố đô Hoa Lư. Đền quay về hướng Đông, trước mặt đền là núi Mã Yên. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, theo kiểu "nội công ngoại quốc". Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19. Đền vua Đinh là công trình nghệ thuật đặc sắc trong quần thể lịch sử - văn hóa của Cố đô Hoa Lư với hàng nghìn cổ vật quý hiếm đang được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký... - Đền vua Lê Đại Hành. Đền còn có tên gọi là đền Hạ. Nằm cách đền vua Đinh 500 mét. Đền soi bóng xuống nhánh sông Hoàng Long. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn đền Giá trị lịch sử của Cố đô Hoa Lư 45 vua Đinh, nhưng cũng có ba toà: Bái Đường, Thiên Hương, Chính Cung - thờ Lê Hoàn, bên phải là Lê Long Đĩnh, bên trái là hoàng hậu Dương Vân Nga. Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ XVII đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Cùng với những di tích trên mặt đất, gần đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật dưới tầng đất giữa hai đền vua Đinh, vua Lê vốn là nền cung điện cách đây trên 1.000 năm nhiều hiện vật quý giá, minh chứng cho những công trình kiến trúc của cố đô Hoa Lư và trình độ phát triển về kiến trúc, nghệ thuật, kinh tế, văn hóa xã hội của dân tộc Việt thời bấy giờ. 4. Các di tích lịch sử khác - Núi Cột Cờ. Phía đông thành có núi Cột Cờ là nơi treo quốc kỳ Đại Cồ Việt, có ghềnh tháp là nơi Đinh Tiên Hoàng duyệt thủy quân, có hang Tiền - nơi cất giữ tài sản quốc gia, động Thiên Tôn - tiền đồn của Hoa Lư và hang nhốt hổ, báo để xử người có tội. - Sông Sào Khê. Sông Sào Khê là dòng sông nhỏ, nhánh của sông Hoàng Long, nằm uốn lượn trong khu di tích. Sông Sào Khê là cửa ngõ đường thủy từ Cố đô Hoa Lư. - Đền thờ Công chúa Phất Kim. Đinh Tiên Hoàng có ba con gái là Phất Kim, Minh Châu và Phất Ngân. Ngô Nhật Khánh vốn là con cháu của Ngô Quyền. Đinh Tiên Hoàng vì "sợ sinh biến". nên gả Phất Kim cho Ngô Nhật Khánh. Nhưng Ngô Nhật Khánh không thần phục Đinh Tiên Hoàng nên: "bên ngoài thì nói cười như không, mà trong bụng vẫn bất bình, mới đem vợ chạy sang Chiêm Thành, khi đến cửa Nam Giới, lấy gươm xẻo má vợ rồi bỏ đi"10. Ngô Nhật Khánh đã trốn vào Chiêm Thành cầu viện Chiêm Thành để đánh lại Đinh Tiên Hoàng. Công chúa Phất Kim được đưa về kinh thành Hoa Lư và ra ở lầu Vọng Nguyệt ở phía Tây Bắc kinh thành. Uất ức và phẩn nộ trước việc làm của Ngô Nhật Khánh, bà đã nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt tự vẫn. Đền thờ Phất Kim là một ngôi đền cổ, được xây dựng ngay trên nền của lầu Vọng Nguyệt. Chiếc giếng bà nhảy xuống tự vẫn đến nay vẫn còn trước của đền. Ngoài ra, Cố đô Hoa Lư còn có cả loạt các giá trị lịch sử và văn hóa khác đang được gìn giữ và phát huy tác dụng. Tồn tại 42 năm với 6 vị vua của 3 triều được ghi tên trong sử sách, Hoa Lư là kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ X. Đây từng là một thành trì quân sự, một trung tâm văn hóa lớn, là nơi sản sinh nghệ thuật sân khấu chèo. Kinh đô Hoa Lư dù chỉ tồn tại trong non nửa thể kỷ, nhưng có một vai trò lịch sử đặc biệt. Nó không chỉ là Kinh đô của đất nước ở thế kỷ X do người Việt thiết kế và xây dựng, còn là nơi Đinh Bộ Lĩnh: “lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế”11. là người đầu tiên vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt thống nhất đã xây dựng kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi và hệ thống sông ngòi làm thành quách, tạo một “quân thành” phòng ngự vững chắc, phù hợp với bối cảnh lịch sử của buổi đầu lập quốc. Và cũng tại đây Lê Hoàn lên Ngôi vua và chỉ huy quân dân cả nước đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống vào năm 981, kế tục sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập tự chủ. Cố đô Hoa Lư có một giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng không chỉ riêng của Ninh Bình mà còn của cả nước. Những giá trị lịch sử của Cố đô Hoa Lư đã tạo nên các giá trị lịch sử vô giá cho khu Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012 46 du lịch sinh thái Trường An và chính khu du lịch đó sẽ góp phần không nhỏ để những giá trị lịch sử của Cố đô Hoa Lư trở thành sức mạnh vật chất trong thời kỳ đổi mới, phát triển và hội nhập. ___________________ Chú thích 1. Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu,... 1967. Đại Việt Sử ký toàn thư, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 154. 2. Vua bị giết hại mùa đông năm Kỷ Mão (979). Sử cũ ghi rằng vua ở ngôi 12 năm, thọ 56 tuổi (âl) (TT,CM), hoặc ở ngôi 11 năm thọ 55 tuổi (ĐVSL), như vậy vua sinh năm Giáp Thân (924), hoặc năm Ất Dậu (925). 3. Truyền thuyết dân gian cho rằng Đinh Bộ Lĩnh sinh ra không có cha, gia đình rất nghèo khổ. 4. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr. 154. 5. Thần Đầu sau có tên là Thần Phù, nay thuộc địa phận hai huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá và Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Là cửa ngõ giao thông đường thuỷ quan trọng Bắc - Nam trong nhiều thế kỷ. 6. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khảo cổ, Viện KHXH Việt Nam và tài liệu điều tra của Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh Ninh Bình: “Trong dân gian có câu: “Nhà Đinh xây thành, nhà Lê dựng cung điện”. Qua các lần thám sát, khai quật trước đây ở một số đoạn tường thành cho thấy các tường thành được xây dựng một lần thuần nhất, không có hiện tượng pha tạp, bồi trúc nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau. Có thể đoán định rằng về cơ bản, các đoạn tường thành ở đây được xây đắp dưới thời Đinh, đặc biệt là những tuyến thành ngoài, vì yêu cầu an toàn cho kinh đô. Giờ đây hầu hết các tường thành đều đã bị san phẳng hoặc được bồi đắp làm đê ngăn nước lụt, nhưng qua một số dấu tích còn lại, có thể thấy tường thành được xây đắp rất kiên cố: dùng cành lá cây để lót móng chống lún, dùng các cây gỗ đặt dọc phía ngoài để chống sạt lở, bên trong xây gạch, thân tường đắp đất... Về kích thước, chân tường rộng từ 15 - 17 m, mặt rộng từ 3 - 4 m, chiều cao khoảng 8 - 10 m. Tổng chiều dài tường thành nhân tạo phía ngoài là 1630 m (không kể các đoạn tường phân ngăn nội thành). 7. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Sđd, tr. 169. 8. Viện Khảo cổ học, 2002. Khảo cổ học Việt Nam, T3, Chương 2, Khảo cổ học thời Đinh Lê, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Hà Văn Tấn, “Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 76, năm 1965. Theo thống kê của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Ninh Bình đến nay đó phát hiện được gần 40 cột kinh Phật thời Đinh. 10. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Sđd, tr. 216. 11. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Sđd, tr. 154.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf30763_103191_1_pb_4198_2012783.pdf
Tài liệu liên quan