Giá trị hiện thực và nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ
Có những tác phẩm văn học đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay ,cho đến lúc cầm lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi.Nhưng cũng có những bài văn,bài thơ như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm không thể nào quên .Thơ Đường là một trường hợp như thế !
Thơ Đường,nhất là vào thời Trung-Vãn Đường đã cống hiến biết bao tên tuổi những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ,Bạch Cư Dị,Vương Duy .Trong đó Lý Bạch và Đỗ Phủ là hai ngôi sao sáng của thơ Đường lúc ấy .Mỗi người một vẻ không ai giống ai nhưng cũng thể nào tách rời nhau ,tên hai nhà thơ đã gắn chặt vào nhau, làm cho khi nhắc đến người này không thể không nhắc đền người kia.Thật vậy,thơ ca của cả hai thi nhân gộp lại mới nói lên được đầy đủ tâm hồn người Trung Quốc thời ấy.Người ta thường nói văn chương Lý -Đỗ người đời khó sánh kịp,nhưng hai nhà thơ ấy lại tiêu biểu cho hai đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc .Nếu như Lý Bạch thiên về những vần thơ bay bổng lãng mạn với những cảnh sắc lung linh mờ ảo thìĐỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường với những con người ở tầng lớp dưới của xã hội .Cũng chính vì vậy mà tiếng thơ của ông mang một nỗi buồn ai oán, day dứt triền miên về những cảnh đời đau khổ ,bất hạnh,những bất công ngang trái trong xã hội mà chính ông cũng đã từng nếm trải trong suốt cuộc đời mình.
Cuộc đời đau khổ và ý thức trách nhiệm với Tổ Quốc với nhân dân đã khiến Đỗ Phủ trở thành người thư kí trung thành và lương tâm của thời đại .Thơ Đỗ Phủ đã phản ánh một cách toàn diện ,trung thực và sâu sắc nỗi đau khổ của người "dân đen", những tai hoạ khủng khiếp mà đất nước mà đất nước và nhân dân phải chịu đựng trong chiến tranh loạn lạc .Thơ Đỗ Phủ là là bức tranh hiện thực là "lịch sử bằng thơ"được tạo nên bởi một trái tim chan chứa tình cảm nhân đạo cao cả.
22 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giá trị hiện thực và nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ
Có những tác phẩm văn học đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay ,cho đến lúc cầm lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi.Nhưng cũng có những bài văn,bài thơ như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm không thể nào quên .Thơ Đường là một trường hợp như thế !Thơ Đường,nhất là vào thời Trung-Vãn Đường đã cống hiến biết bao tên tuổi những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ,Bạch Cư Dị,Vương Duy...Trong đó Lý Bạch và Đỗ Phủ là hai ngôi sao sáng của thơ Đường lúc ấy .Mỗi người một vẻ không ai giống ai nhưng cũng thể nào tách rời nhau ,tên hai nhà thơ đã gắn chặt vào nhau, làm cho khi nhắc đến người này không thể không nhắc đền người kia.Thật vậy,thơ ca của cả hai thi nhân gộp lại mới nói lên được đầy đủ tâm hồn người Trung Quốc thời ấy.Người ta thường nói văn chương Lý -Đỗ người đời khó sánh kịp,nhưng hai nhà thơ ấy lại tiêu biểu cho hai đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc .Nếu như Lý Bạch thiên về những vần thơ bay bổng lãng mạn với những cảnh sắc lung linh mờ ảo thìĐỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường với những con người ở tầng lớp dưới của xã hội .Cũng chính vì vậy mà tiếng thơ của ông mang một nỗi buồn ai oán, day dứt triền miên về những cảnh đời đau khổ ,bất hạnh,những bất công ngang trái trong xã hội mà chính ông cũng đã từng nếm trải trong suốt cuộc đời mình.Cuộc đời đau khổ và ý thức trách nhiệm với Tổ Quốc với nhân dân đã khiến Đỗ Phủ trở thành người thư kí trung thành và lương tâm của thời đại .Thơ Đỗ Phủ đã phản ánh một cách toàn diện ,trung thực và sâu sắc nỗi đau khổ của người "dân đen", những tai hoạ khủng khiếp mà đất nước mà đất nước và nhân dân phải chịu đựng trong chiến tranh loạn lạc .Thơ Đỗ Phủ là là bức tranh hiện thực là "lịch sử bằng thơ"được tạo nên bởi một trái tim chan chứa tình cảm nhân đạo cao cả.Càng đọc thơ Đỗ Phủ chúng ta mới càng thấy hết được cuộc sống cơ cực và khổ sở của nhân dân Trung Quốc thời ấy, lại càng thấu hiểu hơn về cuộc đời bất hạnh của nhà thơ thiên tài _Đỗ Phủ .Đúng như Quách Mạc Nhược _nhà thơ Trung Quốc đã từng viết :"Những thương tích trên trần thế ,trong thơ thánh nhân ,nỗi thống khổ nhân gian ,sóng lớn cuồn cuộn dưới ngòi bút đã khái quát toàn diện tài hoa và đặc sắc của Đỗ Phủ và thơ của ông . Ông đích thực là thi nhân vĩ đại tiếp nối người đời trước và mở lối cho con cháu các thế hệ sau này ".Hay như nhà thơ Nguyên Chẩn đã từng nhận xét :"Từ .khi có thi nhân đến nay,không có ai vĩ đại bằng Đỗ Phủ".Có lẽ là vậy ! Đỗ Phủ không những vĩ đại đối với Trung Quốc mà còn vĩ đại đối với cả nhân loại nữa .Và tôi yêu thơ Đỗ Phủ cũng chính vì những điều đó! Và chắc hẵn mỗi chúng ta ,ai đã từng đọc thơ Đỗ Phủ có thể quên bất cứ thứ gì nhưng không thể nào quên được "giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo" thấm đẫm trong từng câu thơ,chữ thơ của nhà thơ hiện thực vĩ đại này .Đỗ Phủ (712- 770) tự Tử Mỹ sinh trưởng trong một gia đình quan lại có truyền thống lâu đời ở huyện Củng - tỉnh Hà Nam .Cuộc đời 58 tuổi của ông không phải là dài nhưng cũng đủ để ông nếm trải những gian truân ,bất hạnh của một người cùng khổ .Hơn nửa đời người Đỗ Phủ sống trong cảnh buồn thương, đau khổ. Ông phiêu bạc khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, đi nhiều nhưng không phải để ngao du hào phóng như Lý Bạch mà để tìm kế sinh nhai. Để rồi trút hơi thở cuối cùng trên con thuyền rách nát giữa sông Tương mưa gió tơi bời trong khi cái mơ ước tầm thường đơn giản nhất là trở về quê cũ vẫn chưa thực hiện được .Những bước đường chông gai ,khi giặc bắt ,lúc bôn ba cộng với những ngày đau ốm và những cơn đói rét đã rút ngắn chỗi đời của ông nhưng đồng thời cũng cho ông một vốn sống hết sức phong phú để ông trở thành nhà thơ vĩ đại .Chính trong những cơn thử thách đó ông càng thấm thía với nỗi khổ của nhân dân và càng thấy rõ bộ mặt của giai cấp thông trị ...tất cả đã khắc vào trái tim nhân đạo cao cả của nhà thơ một niềm cảm thông vô hạn .Vốn sinh ra trong một gia đình quan lại là " con cháu của một gia đình quý tộc có tiếng về thi thơ , đời đời theo nghiệp Nho để làm quan" , Đỗ Phủ trước sau vẫn mang trong mình cái hoài bão lớn lao ,cái nhiệt tình chính trị nồng cháy của một nhà thơ muốn "nghiêng Đông Hải rửa càn khôn "với tâm niệm "giúp vua vượt Nghiêu Thuấn".Nhưng hoài bão đẹp đẽ lớn lao và nhiệt tình chính trị nồng cháy kia có bao giờ được trở thành hiện thực .Chế độ xã hội phong kiến đen tối và tàn bạo vốn thù ghét tài hoa ,chôn vùi người chính trực .Vì thế mà một nhà thơ thiên tài như Đỗ Phủ phải long đong khốn đốn và cuộc đời nhà thơ rút lại chỉ còn là một nỗi lo xé ruột , một nỗi đau thắt lòng .1)Cuộc đời bất hạnh của một nhà thơ nghèo Cùng sống trong một thời đại với Vương Duy,Lý Bạch,Cao Thích ,Sầm Tham.,nhưng Đỗ Phủ phải nếm trải nhiều nỗi gian truân của cuộc sống hơn ai hết. Đời ông từ 30 tuổi trở đi có thể nói là một tấn bi kịch kéo dài .Mười năm chờ đợi ở Trường An (746-755) là mười năm ông sống đời kẻ hành khất ,rày đây mai đó ,nhờ vả vào một số nhà quyền quý :"Sáng gõ cửa nhà giàu Chiều theo sau đuôi ngựaXơi rượu thừa thịt nguội Khắp nơi ngậm ngùi đau"(Kính tặng quan tá thừa họ Vi )Cảnh sống cơ cực đó đối với nhà thơ là một sự sỉ nhục,thế nhưng ông vẫn cắn răng chịu đựng để vựơt qua những tháng ngày nhục nhã này .Có năm trời làm đói rét , ông phải ngày ngày đến đong gạo chính quyền xuất kho bán rẻ cho người nghèo để sống qua ngày .Trong khoảng thời gian đó , Đỗ Phủ còn sống cuộc sống một nhà văn nghiệp dư, ông sống bằng cách viết thơ ,phú ...tặng một quan lại giàu có,một vương công để kiếm tiền ,bài thơ "Cùng các aông tử chơi mát ở hồ Trượng Bát .." đã nói lên điều đó :"Các công tử dùng băng làm nước Các giai nhân lau chuốt ngó senMây trời bỗng bắt đầu đenĐúng là mưa giục phải đền bằng thơ"..Thế nhưng Đỗ Phủ là người có nhân cách nên ít khi ông làm thơ ca ngợi chính vì thế mặc dù ông có danh tiếng rất lớn mà chẳng kiếm đủ ăn ,có những ngày no đủ xênh xang nhưng không hiếm những ngày lận đận. Trong bài thơ "Tặng Tư Trường làm học sĩ Hàn Lâm " ông đã bộc lộ cảnh khổ cực lênh đênh của mình với một người bạn lúc nhỏ :"Chim phượng cao chẳng mong theo đượcĐom đốm nhìn khóc nức mà thôiCỏ xuân cậy gửi đời tôiĐến già độc sống nổi trôi kiếp bèo"Bộc lộ nỗi niềm với bạn ,nhà thơ như muốn khóc than cho thân phận hẩm hiu buồn tủi của mình . Ước mơ được nối nghiệp cha ông làm quan có lẽ đối với nhà thơ hãy con xa lắm . Đỗ Phủ ý thức cuộc sống của mình như là sự sống tạm sống gửi mà thôi .Chỉ biết gửi mình nơi cỏ cây sông núi để sống một cuộc đời lênh đênh chìm nổi như một "kiếp bèo".Trong những năm sống cuộc đời tha phương nơi đất khách .Với biết bao biến động xãy ra trước mắt nhà thơ đã tiều tuỵ đi rất nhiều ,sự thiếu thốn về vật chất cộng với nỗi lo tinh thần đã tạo nên những vần thơ thật xót xa :"Vâng phếp trên vạn dặm phải ra điMười năm ấy lưu li nơi đất khách Huống gió bụi liên miên đầy trước mặtMái tóc kia sương tuyết bạc thêm nhiêù "(Gửi Đỗ Vị)Ta còn nhận thấy nỗi đau khổ quẩn bách của nhà thơ _một thực trạng ,một cảnh đời đau đớn trong những dòng thơ của thi nhân mà có lẽ ai đã một lần đọc cũng đều phải rơi nước mắt :"Đất trờt thân đâu gửi?Gío bụi bệnh đành thôiLá thư tràn nước mắt Làm thơ lệ cứ rơi"Có lẽ nhà thơ sinh ra là để sống một cuộc đời khổ hạnh,cuộc sống của Đỗ Phủ là một chuỗi dài những tháng ngày đói khổ triền miên thấm đầy máu và nước mắt.Trong bài"Thư gởi các vị ở hai huyện Hàm, Hoa" nhà thơ đã nói lên thực trạng đau đớn của mình :"Nằm bẹp đói meo đã tuần nay Aó rách đâu chỉ vá trăm tấm?Nhà trống trời chiều bạn biết không?Nghẹn ngào nước mắt máu ròng ròng! "Tháng 10 năm 755 ,khi trở lại Trường An . Đỗ Phủ được bổ đi Hà Tây làm huyện uý _một chức quan "thu thuế -quất dân" ,là một người sống vì dân ,sống cho dân đen Đỗ Phủ từ chối chứ không làm những điều trái ý mình _phản bội nhân dân .Sau đó ông nhân được một chức qun khác là "giữ kho vũ khí".Vì cùng đường lạc lối và muốn mưu sinh cuộc sống cho vợ con , ông đành chấp nhận .Sau khi làm quan ông đùa tặng mình một bài thơ :"Không làm huyện uý Hà TâyGãy lưng đày đọa thân này làm chi ?Gìa này ngán chuyện xun xoe Làm chức suất phủ thoả bề tiêu dao"Nhưng lúc ông được làm quan cũng là lúc An Lộc Sơn bắt đầu nổi loạn .Vừa nghèo đói ,vừa phải chạy loạn ,cho nên cha làm quan mà con vẫn phải chết đói ,vợ ăn mặc rách rưới . Đặc biệt là sau khi ông từ chức ,cuộc sống lưu vong đưa lại cho nhà thơ tất cả những khổ cực mà một con người phải chịu đựng .Nhà thơ đã phải hái củi ,lặt quả lật quả đào của hoàng độc để ăn cho đỡ đói .Tình cảnh thật thảm hại:"Có người khách tự là Tử Mỹ Đầu bạc phơ ,tóc đã quá taiTheo người nuôi khi năm rồi Tìm tòi hạt dẻ vào nơi hoang cùng "(7 bài thơ làm ở huyện Đồng Cốc )Trời rét, tuyết đổ xuống,hoàng độ không mọc được bộ áo cộc không đủ ấm , ông đành vát mai về không.Cả nhà đói nằm rên rỉ ,bốn bề lặng ngắt ,chỉ nghe trong lòng nhà thơ một nỗi đau khôn tả:"Cuốc dài ơi,cán ngươi gỗ trắng Ta gửi ngươi tính mạng của ta Hoàng tinh tuyết núi dày ghêAó ngắn kéo mãi chẳng hề kín chân Ta cùng ngươi về không chân bước Nhìn trai rên ,gái khóc,tường trơ"...Cuộc sống lưu vong nay đây mai đó , đã đưa đến cho nhà thơ tất cả những nỗi đắng cay mà một con người phải cắn răng chịu đựng .Sau những tháng ngày vượt núi lội sông ,trải qua bao lần đói rét ,nhờ bạn hữu cưu mang , Đỗ Phủ mới dựng được ngôi nhà tranh bên bờ khe Cán Hoa vao năm 760 .Có ngôi nhà tưởng như được yên thân, nào ngờ lại bị gió thu ập đến phá nát ,cái yên ấm mới vừa nhen lên đã vội vàng tắt ngấm :"Tháng tám, thu cao, gió thét giàCuộn mất ba lớp tranh nhà ta "Tuổi già sức yếu bất lực trước hòan cảnh ,nhà thơ chỉ biết ngồi đối mặt với hiện thực phủ phàng :"Trời thu mit mịt đêm đen đặcMền vải lâu năm lạnh tựa sắt Con nằm xấu nết đạp lót nátĐầu giường nhà giọt chẳng chừa đâu"Dày hạt mưa ,mưa chẳng dứt Từ trải cơn loạn ít ngủ nghêĐêm dài ướt át sao cho trót ?"(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)Đêm dài lắm là đêm không ngủ ,không ngủ vì lo âu cảnh đất nước loạn lạc ,không ngủ vì tuổi già dầm nước suốt đêm dài .Kiếp người sao khổ thế ! Có còn là kiếp người nữa không ? Trông trời tạnh thì "mưa chẳng dứt" ,trông trời sáng thì "cách chi qua nỗi đêm dài " con người bị đẩy đến tận cùng ,bị đẩy xuống dưới "ngưỡng"của con người .Thật xót xa đau đớn !Trong những tình cảnh khó khăn túng quẫn như thế ,nhiều lúc Đỗ Phủ vẫn phải làm thơ gởi dến bạn bè để bày tỏ khó khăn và mong cầu sự giúp đỡ :"Trăm năm quá nửa qua rồi Thu sang, đói rét cuộc đời đắng cayỞ Bành Châu bạn có hay Bao giờ bạn cứu nạn này giúp ta "(Nhờ ông năm Thôi làm thị ngự gửi cho ông Cao ở Bành Châu)Thế nhưng cuộc sống trên đất Thục này cũng chẳng mấy yên ổn . Đỗ Phủ lại phải bỏ căn nhà tranh ở Thành Đô ,lánh nạn khắp nơi trên đất Tứ Xuyên ,sống một cuộc sống nhờ vả và làm thơ để kiếm ăn như lúc ở Trường An .Một thời gian sau nhà thơ lại rời Tứ Xuyên với ý định trở về quê nhà ,nhưng rồi nơi đâu cũng có loạn lạc chiến tranh ,những bất công của xã hội lúc nào cũng vây bủa ,nhà thơ cùng gia đình vẫn phải lênh đênh quanh quẩn mãi ở vùng Gia Lăng _dọc sông Tương Giang để sinh sống :"Quê hương gò đống ,cỏ tràn Xóm giềng giờ đã lìa tan cả rồi!Đường quay về giờ thôi mù mịt ,Bờ Tương Giang chỉ biết khóc tràn "(Ngựa trắng)Cảnh đời cơ cực khiến Đỗ Phủ ngày càng tàn phế ,thân mang nhiều tật bệnh;"Đài cao trăm bệnh chiếc thân mòn Gian nan khổ hận đầu thêm bạc"(Đăng cao)Vào lúc cuối đời nhà thơ đã sống trong cảnh cô đơn ,già yếu, ốm đau bệnh tật luôn hoành hành :"Gãi đầu tóc bạc thêm cùnBúi lên sổ xuống ,trâm luồn lại rơi"(Xuân vọng)Một mái tóc lơ thơ cho thấy một con người tiều tuỵ ,mỏi mòn trong nỗi trông dợi lo âu , đau đớn .Nỗi đau trầm uất nơi trái tim hiện ra nơi mái đầu bạc ,búi tóc tong teo vì nỗi đau lòng khôn xiết của nhà thơ .Khổ đau, đói rét trong cuộc đời Đỗ Phủ là một chuỗi dài vô tận .Ngay cả khi tuổi già sức yếu ,mắt mờ tai điếc và thân mang nhiều tật bệnh nhà thơ vẫn phải đối mặt với biết bao gian truân bất hạnh trong những năm tháng cuối cùng của đời mình .Sau nhiều năm bôn tẩu bón phương trời ,Hành Châu là nơi dừng chân cuối cùng của ông .Tại đây từ mùa thu sang đông ,nằm trên chiếc thuyền nhỏ bồng bềnh trên sông Tương ,mặc cho cuộc đời cứ trôi đi vô định , Đỗ Phủ đã viết những bài thơ cuối cùng kể về nỗi đói khổ của mình :"Ông đầu bạc ,tuổi đà năm chục Chạy về Nam gặp lúc nạn toVải thưa quấn nhúm sương khôLênh đênh ,bôn tẩu khó mà ẩn thânĐã già yếu thêm phần tật bệnhCả bốn phương bất hạnh như nhau” (Lánh nạn)Trong những lúc sức cùng lực kiệt nhà thơ ví mình như cánh chim bị thương không còn đủ sức để bay về quê nhà sau nhiều năm xa cách .Gìơ lênh đênh trên con thuyền không biết sẽ trôi về đâu ,nhà thơ gặm nhấm từng cơn uất hận của của lòng mình :"Ta như chim thân bị đạn rơiHứng tan nỗi hận mới nguôi Sầu dồn dậplại khôn đời cản ngăn"(Gío thổi mạnh trong thuyền ôm gối bộc lộ nỗi lòng)Và lúc này nhà thơ cũng biết rằng cuộc đời mình đã vào lúc xế chiều ,không còn sức để thực hiện những ước mơ hoài bão mà ông thường mong muốn :"Sinh nhai đành chiếc thân chìm nổiThời hết rồi,cảnh đổi vật tan"Thế nhưng trong suốt cuộc đời mình nhà thơ vẫn luôn giữ cho lòng mình trong sáng , ý thức trách nhiệm của một nhà thơ nhân dân vẫn khắc mãi trong tim ông:"Thời qua khó giữ thật thà Chết chìm trên cạn ,quên lo mưu cầu Dù gạo thiếu đã lâu cam chịu Từ chối lòng cố giữ chữ liêm "Nỗi đau,niềm uất hận dường như đã nén lại để rồi nước mắt vỡ oà trong những dòng thơ cuối cùng của nhà thơ bất hạnh :"Việc nhà bộc lộ tâm canViết chưa xong ,lệ chảy tràn như mưa"Đó là nước mắt của nhà thơ khóc cho chính mình hay cũng là nước mắt của biết bao thế hệ độc giả khóc thương cho một nhà thơ thiên tài bạc mệnh . Và một thời gian sau Đỗ Phủ đã trút hơi thở cuối cùng trên con thuyền rách nát lênh đênh giữa dòng sông Tương Giang trong cảnh gió mưa não nề kết thúc tấn bi kịch nao lòng cảu đời ông.Qủa thật , đời Đỗ Phủ không được mấy ngày vui .Các nhà thơ Đường không ai nghèo khổ lao đao như thế và phải chịu ảnh hưởng của chiến tranh loạn lạc nhiều như thế ...2)Tinh thần phản kháng cường quyền sâu sắc :Cuộc đời Đỗ Phủ đã quyết định tư tưởng và lòng nhân đạo của ông .Từ nỗi đau của bản thân ,Đỗ Phủ thấy rõ hơn nỗi đau của nhân dân và từ đó ông càng thấy rõ hơn sự hủ bại tàn bạo của giai cấp thống trị .Thơ ông vì thế nói khá nhiều đến nỗi khổ khôn nguôi của bản thân và lúc nào cũng liên hệ với nỗi khổ quằn quại của quần chúng nhân dân . Ông không chỉ than thở cho riêng mình mà than thở chung cho tất cả những người lao động nghèo nàn với một tình cảm chân thành hiếm có .Cho nên ông buồn rầu mà không bi lụy .Thơ ông luôn chói ngời chủ nghĩa hiện thực ,tinh thần nhân đạo và trở nên gần gũi với nhân dân .Thân đói rét mà muốn cứu nhân độ thế ,sống trong cảnh túng quẫn mà không có ý chán đời . Đỗ Phủ thật khác vớiBạch Cư Dị và hầu hết các nhà thơ cổ điển Trung Quốc .Đỗ Phủ không phải chỉ thương người , ông còn tố cáo xã hội,phơi bày những mâu thuẫn bất công của xã hội lúc bấy giờ .Nhiều câu thơ của ông như mũi dao nhọn chích sâu vào cái xã hội đương thời đầy ung nhọt :"Cửa son rượu thịt ôiNgòai đường xương chết buốt …""Quan lớn trong triều ngáy rượu thịtBọn dân mảnh vải tấm tranh không "Đó là những câu thơ rất quen thuộc đối những độc giả yêu thơ Đỗ Phủ .Những câu thơ trong bài "Từ Kinh Đô đi Phụng Tiên" mới thật sự nói lên tinh thần dũng cảm vạch trần sự thật của nhà thơ :"Vóc lụa thềm son chia Do gái nghèo chịu nhọc Roi vụt nhà cùng đinhTom tóp dân bệ ngọc"Vóc lụa nói ở đây chỉ là một vật tượng trưng thôi .Thật ra thì tất cả mọi thứ rượu ,thịt ăn đến phát ngấy lên kia thừa thải cho đến hôi thối ra đấy ,cho đến mỗi viên gạch ngói làm nên thềm son bệ ngọc kia cũng đều do dân nghèo nhọc nhằn làm ra cả .Giai cấp thống trị chỉ là bọn người phải dùng đến roi vọt để cướp lấy những của cải do mồ hôi nước mắt của dân nghèo đáng thương làm ra .Những chữ roi vụt,ban, chia,dâng đứng bên nhau ở đây thật là mỉa mai chua chát ,làm nổi bậc tư tưởng tiến bộ và giá trị hiện thực của câu thơ , đó chính là ngọn roi mà Đỗ Phủ đã thẳng tay quất vào cả cái chế độ thống trị thối nát đương thời .Bài Khách Từ đi sâu hơn một bước ,dùng hình thức nửa ngụ ngôn để kết luận tất cả châu báu của bọn quí tộc đều là máu của dân :"Khách từ bể Nam tớiCho ta viên ngọc traiTrong ngọc có vết chữ Muốn đọc không thành lời Cất dấu trong hòm kín Để đợt nhà nước đòi ,Mở ra xem hoá máu ! Trời ơi!Thuế khoá ơi!"Đối tượng châm biếm của Đỗ Phủ gồm các tầng lớp từ vua quan ,cung phi,quân phiệt địa phương cho đến hủ nho và bọn bồi bút vô liêm sĩ .Thái độ của Đỗ Phủ nói chung là cung kính . Ông thường nói :"Một bát cơm cũng không quên ơn vua ",và tự đặt cho mình một nhiệm vụ thiêng liêng:"Giúp vua vượt Nghiêu ThuấnXây dựng phong tục thuần !"(Kính tặng quan Tả thừa tướng họ Vi )Đó cũng là một việc dĩ nhiên đối với một nhà thơ yêu nước sống dưới chế độ phong kiến ,khi địa vị của vua chúa chưa bị lung lay và nhân dân chưa có ý thức cách mạng dân chủ .Trong xã hội đời Đường lúc bấy giờ ,khái niệm trung quân và ái quốc đi đôi với nhau là một chân lý dường như thiên kinh địa nghĩa .Thế nhưng Đỗ Phủ trung quân mà không bao giờ thoả hiệp với sai lầm và tội ác của nhà vua . Đỗ Phủ trung quân có điều kiện .Trong con mắt của Đỗ Phủ ,vua không phải là thần thánh ,vua cũng là người và có lúc là con người tồi tệ nhất trong thiên hạ.Trong tác phẩm của mình, Đỗ Phủ cho ta thấy hình tượng của vua trong các môi trường ,khi trên ngai vàng ,luc bên trướng gấm ,khi ở lầu son ,lúc lại trên đường bôn tẩu .Nhưng phần nhiều là để trêu đùa hoặc phê phán .Đỗ Phủ là nhà thơ ưu thời mẫn thế ,có hoài bão lớn lao ,muốn "Giúp vua vượt Nghiêu Thuấn "muốn cho đất nước có thuần phong mỹ tục ,mọi người được ấm no, thiên hạ không có cảnh giàu -nghèo chênh lệch nhau:"Không sang hèn không buồn Không giàu nghèo càng tốt"(Thuật nỗi lòng)Tuy nhiên Đỗ Phủ không thể làm ngơ trước những hành động trái luân thường đạo lý ,trước cảnh áp bức bất công hay hành vi bạo ngược của con người quyền thế . Đó là động cơ làm cho ngòi bút hiện thực của Đỗ Phủ trở nên tinh vi và sắc bén đến chỗ bóc trần không nhân nhượng .Nếu với chiến tranh bảo vệ đất nước ông đồng tình thì đối với chiến tranh xâm lược và chiến tranh quân phiệt , ông cực lực phản đối . Ông căm thù bọn quân phiệt ,vì chính bọn này là kẻ chủ trương chia cắt đất nước và nhiễu hại dân lành :"Một nước có ba ông Nhân dân thành tro bụi"(Thảo đường)Cho nên ,bất cứ lúc nào ,mỗi khi gặp cơ hội vạch mặt bọn quân phiệt thìông không từ .Trong bài thơ"Đùa tặng Hoa Khanh" , Đỗ Phủ thật tài tình và khôn khéo khi vạch được bộ mặt gian xảo và tàn bạo của tên cường đạo Hoa Khanh:"Thành đô mãnh tướng có Hoa KhanhEm bé học nói cũng biết danh!Như lửa! Như gió! Như cắt lanh!Thấy giặc thật đông mới nhẹ mình !…Người bảo Khanh tôi tuyệt thế vôĐã là " tuyệt thế vô"Sao vua không gọi giữ Đông Đô?"Mới nghe hình như ca ngợi ,nhưng thật ra nhà thơ ví hắn như một thứ ngáo ộp dễ doạ trẻ con thôi.Danh tiếng của hắn nổi như cồn cho đến em bé mới bập bẹ cũng biết . Thường khi ra trận người ta chỉ sợ kẻ địch đông hơn mình ,nhưng ở đây Hoa Khanh chỉ phấn khởi ,nhẹ nhàng là khi nào đứng trước một đám giặc thật đông .Như thế chứng tỏ Hoa Khanh là một con người thật kỳ lạ ,một tay khát máu gớm ghiếc .Nếu hắn có tài thật thì tại sao vua không gọi hắn giữ Đông Đô ? Chỉ một câu hỏi đó đã làm nổi rõ bản chất của bọn quân phiệt là lưu manh ,xỏ lá ,sợ mạnh hiếp yếu ,chỉ thừa nước đục để thả câu chứ không bao giờ vì nước vì dân cả..Đỗ Phủ là người có tinh thần đấu tranh ngoan cường và liên tục .Thái độ của Đỗ Phủ là cương quyết nhưng mềm dẻo ,cứng rắn nhưng sinh động .Cái tinh vi của Đỗ Phủ là ở chỗ dùng một câu mà hai nghĩa ,nói một chuyện thành hai,khiến cho kẻ địch bị dả kích tơi bời mà bề ngoài vẫn thấy mình được ca ngợi.Nhưng có lúc cũng bộc phát thành những lời nguyền rủa hoặc chửi mắng công khai.Bọn thống trị thường dùng hai tiếng "đạo tặc" để chỉ những người dân nghèo lương thiện ,che dấu tội ác cướp bóc nhân dân của chúng . Đỗ Phủ -nhà thơ của nhân dân - đã xé toạt tấm màn dối trá đó . Ông chỉ nhắm thẳng vào mặt bọn thống trị phông kiến mà bảo :"Đạo tặc vốn tôi vua""Áo đai kiêm đạo tặc"Thơ Đỗ Phủ là tiếng nói chống áp bức ,tiếng nói đấu tranh đòi hoà bình và cơm áo. Mặc dù giai cấp thống trị cố tâm bưng bít đi nữa ,nó vẫn có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân , đúng như lời ông đã nói với bọn bồi bút lúc đó :"Thân danh bay có ngày tiêu diệt Mà dòng sông kia chảy miết không ngừng"(Đùa làm sáu bài tuyệt cú)Sau ông ,nhà thơ Hàn Dũ cũng có nói :"Văn chương Lý Đỗ Như hào quang muôn trượng!Cớ gì lũ trẻ con Tìm lời bay phỉ báng!Kiến đen rung cây toNực cười không tự lượng!"(Nhạc Trương Tịch)Đỗ Phủ sống một phần quan trọng trong cuộc đời mình trong những năm loạn ly ,khói lửa trùm núi sông.Những bài thơ lấy chiến tranh làm đề tài chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ thơ ông.Cái hiện thực đầy máu tươi và nước mắt ,nỗi thống khổ chất cao như núi của nhân dân mà nhà thơ miêu tả phần lớn chính là từ cuộc chiến tranh loạn lạc .Vì chiến tranh ở đây chính là sự bộc lộ cao độ nhất những mâu thuẫn xã hội đang phát triển .Đỗ Phủ sớm đã xúc động trước cảnh bọn thống trị tàn bạo bắt lính bắt phu ,thu tô thuế , đẩy nhân dân vào một cuộc chiến tranh phi nghĩa.Binh xa hành là bài thơ điển hình hoá cao độ cuộc đời người lính và tố cáo chiến tranh phi nghĩa một cách nghiêm khắc . Đỗ Phủ không cầm được nước mắt khi thấy cảnh gia đình binh lính tiễn đưa chồng con ra đi trong một cảnh tượng hết sức thê thảm :…"Cha mẹ vợ con chạy theo tiễn Bụi mù chẳng thấy cầu Hàm DươngNíu áo,dậm chân,chặng đường khócTiếng khóc xông lên thẳng chín tầng "…Những câu thơ tiếp theo là giọng kể đầy xúc động của người lính già ra đi từ lúc mười lăm tuổi đến khi đầu bạc vẫn chưa mãn đời lính .Giọng thơ chậm rãi ,đều đặn ,khi dồn dập kéo dài ,khi bi ai hờn oán .Trong giọng kể đó như còn nghe thấy tiếng kêu và tiếng nấc,vừa như tự nói với mình vừa như chất vấn kẻ khác .Vừa là nỗi lo âu vừa là lời buộc tội :"Vả mùa đông năm nayLính Quan Tây chưa nghỉ Huyện về bức đòi tôChạy đâu ra tô nhỉ?Mới biết sinh con trai Chẳng bằng sinh con gái !Sinh gái còn được gả gần nhà Sinh trai lấp vùi theo cỏ dại.Há chẳng thấy đầu Thanh Hải kia sao Xưa nay xương trắng ai nhặt đâu?Ma mới kêu oan ma cũ khóc ,Trời âm mưa thấm tiếng hu hu…"Thế nhưng ,sức tố cáo mạnh mẽ lại thể hiện ở hai câu thơ do chính miệng người lính nói ra :"Ngoài biên máu chảy thành biển đóMở cõi nhà vua ý chưa bỏ !"Tư tưởng chống chiến tranh phi nghĩa còn thể hiện rất rõ trong những bài thơ khác của ông .Nếu như trong Binh xa hành những lời buộc tội là mượn miệng người lính nói lên thì ở hai bài Tiền tái xuất và Hậu tái xuất ông tự mình chất vấn ngay những kẻ thống trị :"Vua đã già đất nước Mở bờ chi lắm a?""Giết người có hạn độMỗi nước có biên thuỳ"Căm phẫn trước cuộc chiến tranh phi nghĩa và xót xa trước nỗi đau của nhân dân nhà thơ đã chỉ thẳng bộ mặt "bất nhân" của bọn thống trị :"Giết người là kẻ bất nhân Nước nào chẳng có riêng phần biên cươngNếu như quan hệ bình thường Phải chi lấy chuyện sát thương làm đầu! "Ông chế giễu bọn bọn tướng tá lập công trên xương máu của nhân dân :người xưa trọng giữ biên,người nay trọng công to .Bằng ngoài bút hiện thực sâu sắc , Đỗ Phủ vẽ cảnh trăm phương lắm nạn đó ra thành một bức tranh sinh hoạt tối tăm u ám của nhân dân rộng lớn và liên tục .Trai tráng đi lính hết rồi , đến cả trai nhỡ ,trẻ con , ông già bà cả cũng phải ra đi "Trát phủ đêm qua xuống ,tuyển trai nhỡ tòng chinh","Binh lửa còn chưa dứt ,con trẻ thảy xông vào”."Con cháu chết trận hết ,há giữ tròn một thân”."Tuy sức yếu già đây,xin theo về đêm nay" và đã đi là chết :"Đêm nay xương trắng vào đâu gửi,Lính tráng ra đi chẳng thấy về”Cảnh giết chóc lại càng tàn bạo ,tàn bạo đến Trăm vạn hoá thành cá ,tàn bạo đến "Vừa cười vừa chém giết ,máu chảy ngập đường dài”.Bọn giặc chém giết hiếp tróc nhân dân đã đành ,bọn quan quân cũng độc ác như vậy :"Nghe nói giết người trên Hán Thuỷ Đàn bà loạn xị giữa quan quân"Tất cả những cảnh đau khổ về chiến tranh đó đã được biểu hiện trong hàng nghìn bài thơ xúc động của nhà thơ "dân đen" Đỗ Phủ .Ta thật sự cảm động trước cảnh biệt ly của đôi vợ chồng trẻ :"Kết tóc về làm vợ chàng Ái ân chưa ấm giường màn đã thôiTối cưới sớm chàng đi rồi Vội vàng ly biệt bồi hồi nhớ thương” (Tân hôn biệt)Tối về nhà chồng mà sáng ra đã phải biệt ly trong đau đớn nghẹn nào ,tiễn chồng ra đi chinh chiến mà không biết bao giờ được gặp lại,chỉ biết gởi cho nhau nỗi thương nhớ khôn nguôi qua ánh mắt bồi hồi .Cảnh tượng xót xa đau đớn ấy đã nói lên tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ, đồng thời có giá trị tố cáo rất lớn cuộc chiến tranh tàn khốc đã đẩy con người đến những nỗi đau khôn cùng .Cảnh bắt lính đào hào có khác nhau ,nhưng bản chất chỉ là một :bạo ngược ,vô lương tâm đến mức nhân dân có kêu khóc đến mắt hốc lòi xương nữa ,trời đất vẫn vô tình .Trong Thạch hào lại nhà thơ thật sự cảm thông cho cho nỗi đau của gia đình ông bà lão trước cảnh bắt lính tàn bạo của bọn quan lại để rồi "nuốt tiếng khóc" qua từng chữ :"Đêm khuya lời đã tắt Dường nghe khóc ấm ức Sáng ra chào lên đường Mình ông già với khách "Đó có thể là tiếng khóc đêm nay của một thành viên gia đình bà lão ,có thể là tiếng khóc của bà con thôn Thạch Hào thương xót cho gia đình ông lão ,có thể là tiếng khóc của bất cứ ai bất cứ lúc nào,bất cứ ở đâu …và cuối cùng có thể chính là "Ông già Đỗ Lăng nuốt tiếng khóc ".Đứng trước tình cảnh thê thảm của gia đình ông bà lão ,nhà thơ nhân đạo vĩ đại ấy cảm thấy như tiếng khóc của muôn phương đã tập kết chính giữa tim mình và từ đó bật ra tiếng khóc hư ảo nói trên .Thông qua việc miêu tả và tường thuật một cuộc bắt lính ,bắt phu ban đêm ở thôn Thạch Hào ,bài thơ đã phơi trần chính sách tàn bạo của triều đình ,phản ánh sâu sắc nỗi khổ của dân chúng và phần nào nói lên lòng yêu nước của nhân dân cũng như của chính tác giả .Đỗ Phủ không chỉ đơn thuần là một nhà .Do tấm lòng yêu nước thương dân nồng cháy và do sự nhạy cảm chính trị lạ lùng , Đỗ Phủ phân biệt sâu sắc chiến tranh xâm lược và chiến tranh bảo vệ tổ quốc . Đối với chiến tranh mở rộng bờ cõi , áp bức các dân tộc khác , đem xương máu nhân dân để đổi lấy từng tất đất ,khiến cho đồng ruộng hoang vu ,máu người tràn ngập, Đỗ Phủ hoàn toàn đứng về phía nhân dân mà lên án nghiêm khắc .Nhưng đối với cuộc kháng chiến chống loạn An Lộc Sơn và sự xâm lăng của các ngoại tộc , Đỗ Phủ lại đứng hẳn về lợi ích của tổ quốc mà hết lòng ủng hộ :"Lệ thương nước bấy nay Lặng lẽ đầm khăn áo ""Trắng đêm lo chiến trậnKhông sức sửa càn khôn"Đó là những câu thơ tâm huyết ,thốt lên từ đáy lòng .Trong những ngày hai kinh thất thủ , Đỗ Phủ đã viết bao bài thơ đau đớn lo âu vì vận mệnh của tổ quốc . Ông "nuốt tiếng khóc " nhìn kinh đô bị dày xéo . Ông thương xót bốn vạn nghĩa binh vùi một hố, ông căm giận quân giặc kéo về máu rửa tên,hát bài hát mọi uống giữa chợ .Căm thù giặc là vậy ,thế nhưng Đỗ Phủ vẫn không quên cất cao tiếng kêu gọi hi sinh vì đất nước, ông luôn khuyên bảo mọi người chịu đựng gian khổ để xông ra bảo vệ Tổ quốc:"Tiễn đưa đừng khóc lócBộc xạ như cha anh""Chớ bận lòng duyên mớiPhải gắn sức việc quân"Vừa yêu nước vừa thương dân ,vừa ủng hộ chiến tranh yêu nước vừa tố cáo bọn thống trị chồng chất thêm đau khổ lên đầu nhân dân ,tấm bi kịch đó cứ giằng xé tâm hồn ông trong những năm chiến tranh loạn lạc cho đến lúc tay đã buông xuôi mà lòng nhà thơ vẫn chưa hết những lo âu uất hận.3)Tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ đã dựng nên một thế giới những con người ,chim muông ,cây cỏ xác xơ đói khát , đau khổ vô tận ,oán hận mênh mông và ông đã trút lên đó một tình thương bao la rộng lớn .Lòng thương người thương vật đó là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của Đỗ Phủ _một người cũng từ dưới đáy biển khổ đau của cuộc đời mà trông ra .Trong phần lớn thơ mình , Đỗ Phủ đã dành những lời tốt đẹp nhất ,chân thành nhất để nói lên tình cảm của mình đối với nhân dân lao động .Nhà thơ đau đớn khi nhân dân đói khổ ,lo lắng khi mất mùa đói kém ,mừng rỡ khi trời hạn được mưa .Nói về những người lao động nghèo khổ tình cảm của ông thiết tha nồng cháy ,thái độ của ông trân trọng kính yêu . Đây là hình ảnh các cụ phụ lão trong bài thơ Khương thôn:"Bốn năm ông phụ lão ,Thăm ta đi xa lâu .Mỗi người xách vò rượu,Hoặc trong hoặc đục ngầu :-Đừng chê mùi rượu nhạt ,Ruộng nếp ai cày đâu?Binh lửa còn chưa dứt "Bài thơ Gặp lão nông ép uống rượu càng biểu hiện rõ hơn tình cảm nhân dân mến yêu Đỗ Phủvà thái độ của nhà thơ đối với nhân dân . Đỗ Phủ đã tạc ra được một cách tươi tắn và sinh động hình tượng một cụ lão nông chân chất ,nhiệt tình ,khẳng khái _tính cách điển hình của người nông dân Trung Quốc . Đọc bài thơ không ai có thể quên được một cụ lão nông nét mặt hân hoan ,miệng gọi vợ ,tay rót rượu ,nói luôn mồm đủ chuyện .Và cứ mỗi lần nhà thơ muốn đứng dậy ra về là nắm tay níu lại ,tuy sỗ sàng mà chân tình thắm thiết .Phải có lòng yêu mến nông dân sâu sắc mới viết nên được bài thơ với những câu giản dị mà xúc động như thế :"Gọi vợ mở vò toMời ta dốc cạn hủThấy phớn phở hân hoanBiết mừng quan đức độ Chuyện nói tuy huyên thiênKhen quan mồm chẳng ở..Chơi lâu vì nể lòng Xóm giềng nỡ khước cụ?Thức nhắm gọi oang oang ,Cáo về là níu giữ Níu kéo tuy sỗ sàng ,Đâu thấy là thô lỗ "Trong một số bài thơ khác ,nhà thơ đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp và tinh thần lao động dũng cảm của dân nghèo .Cô gái đội củi trong bài Phụ tân hành bốn năm mươi tuổi ,tóc đã đốm sương mà vẫn chịu cảnh gái chưa chồng ,vẫn chịu đựng số phận hẩm hiu buồn tủi đó mộ cách dũng cảm ,ngược xuôi lao động trèo non chạy chợ gân sức mòn:"Con gái Quỳ Châu tóc đốm sươngBốn năm mươi tuổi vẫn chưa chồng Huống gặp loạn ly càng ế ẩm Một đời ôm hận thở than ròng …Nếu bảo Vu-Sơn gái xấu xí Thì sao có được xóm Chiêu Quân?"Còn người lái đò trong bài Tối năng hành suốt đời lênh đênh trên mặt nước ,khinh thường cái chết ,lách thác qua ghềnh một cách tài tình :"…Sớm ra Bạch-đế chiều Giang LăngChợp mắt nhìn xem đã cõ chừng Cù Đường ngất trời,Hổ Tu dữ Người lái Quỳ Châu ai giỏi bằng .…Nếu bảo đất này không anh tài Nhà cửa Khuất Nguyên sao có được ?" Cả hai bài thơ cùng kết thúc giống nhau bằng một câu hỏi tương tự chính là sự khẳng định về phẩm chất tốt đẹp của người lao động .Không những ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân , Đỗ Phủ còn đồng cảm với cuộc sống nghèo khổ cơ cực của người lao động , đau chung với nỗi đau của họ như là nỗi đau của chính mình .Trong bài thơ Lại ngỏ cùng Ngô lang càng làm nổi bật tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ ,lòng thương xót mến yêu của ông đối với người nghèo khổ . Đỗ Phủ có cây táo trước vườn ,có một bà già đói khổ thương hay đến chọc táo trộm,nhà thơ không bao giơ nói gì cả.Sau đó ông chuyển đi nơi khác nhường lại cho Ngô lang ,sợ Ngô lang không thông cảm với người đàn bà goá , ông đã làm bài thơ gửi lại :"Mặc người chọc táo nhà ta Không con không gạo ấy bà xóm bênVì không đói khổ đâu phiền?Bởi chưng thế đó ta liền làm thân Bác về bà sợ đôi phần Thôi đừng rào giậu khổ thân đời bà Đói nghèo thuế khoá gây raNghĩ bao nông nỗi khiến ta đau lòng !"Bài thơ tỏ rõ sự đồng tình hết sức sâu sắc của Đỗ Phủ đối với những người cùng khổ ,chọc táo là một người đàn bà nghèo đến không có ăn ,không có mặc .Nhà thơ cảm thông cho nỗi khổ của bà nên đã không trách móc cũng chẳng cản ngăn ,cử chỉ đó cũng đủ khiến cho người nghe cảm động ,bài thơ lại xiết bao đạt lý thấu tình khi nhà thơ lại chỉ ra nguyên nhân của nỗi nghèo khổ ấy chính là do bóc lột và chiến tranh ,khiến nội dung bài thơ vượt xa khuôn khổ chủ nghĩa nhân đạo bình thường mà trở thành lời phản kháng đối với bọn thống trị phản động .Chỉ có một người như Đỗ Phủ thì mới có mộttấm lòng thương người bao la đến thế ,mới hiểu đời hiểu người nhiều như thế ,mới không buộc tội người dân nghèo trộm táo mà lên án chế độ xã hội nghiêm khắc đến thế:"Từng bảo xác xơ vì thuế má ,Nghĩ cơn khói lửa lệ đằm khăn!”"Đạo tặc" đâu phải là bà già chọc táo trộm kia ." Đạo tặc" chính là bọn mũ cao áo dài ,sống bằng tô tức ,thuế má ,cướp của giết người kia. Đỗ Phủ đã tìm đến được cái gốc của mọi sự đau khổ ở cõi đời phong kiến .Thơ ông là biển khổ ,thơ ông là biển thương ,thơ ông là ngọn núi sầu tư u uất chỉ chực nổ tung ,là bầu trời đầy mây mưa sắp chuyển thành giông tố .Lòng thương người có lúc được bộc lộ rất rõ ra bên ngoài nhưng cũng có lúc nghẹn ngào trong tận đáy lòng nhà thơ .Bốn câu cuối trong bài thơ Thạch hào lại như khép lại một lớp bi kịch thật buồn thảm mà cũng thật xót xa :"Đêm khuya,lời đã tắt Dường nghe khóc ấm ức Sáng ra chào lên đường Mình ông già với khách "Những tiếng khóc ấm ức ,dù đã cố nén ,mà vẫn khuấy động màn đêm và cứ xoá vào lòng người khách trọ .Những câu thơ trên cho thấy nhà thơ không hề ngủ .Thay vì những giọt vắn giọt dài thường tình ,nước mắt nhà thơ như chảy ngược vào trong để xót thương và đồng cảm với những số phận cay đắng giữa một thời loạn lạc …và ẩn giấu sau những sự việc ,những hành động ,những con người ấy là trái tim trĩu nặng yêu thương và đầy oán giận của một nhà thơ giàu lòng nhân ái .Cuộc đời Đỗ Phủ là một chuỗi dài những đau khổ và bất hạnh , ông đã từng sống và nếm trải biết bao đau đớn của cuộc sống lưu vong,chính vì thế ông hiểu hơn ai hết nỗi khổ của nhân dân .Trên đường về thăm nhà ,biết là con chết đói , Đỗ Phủ vừa đau lòng vừa trách mình" làm cho chẳng đáng cha ,không cơm bỏ trẻ thác”Nhưng sau đó nhà thơ nghĩ ngay đến số phận những người khác còn rủi ro đen tối hơn mình :"Cả đời khỏi tô thuế Sổ lính tên không liệt Thế mà vẫn chua cay Người thường khổ bao xiết!Nghĩ người lính thú xa Nhớ những người thất nghiệp Mối lo tày non ChungGỡ lại càng rối tít …” Mặc dù mình cực khổ long đong như thế ,nhà thơ vẫn không quên người khác ,không quên Tổ quốc giang sơn.Ngoi nhà tranh của ông ở Thành Đô gió thổi lật mái ,nước mưa lọt vào nhà không còn chỗ nào khô ráo ,trời về thu ,gió lạnh ,con chỉ đắp một mảnh chăn rách .Tuy vậy, ông không chỉ nghĩ đến mình mà còn liên tưởng đến bao nhiêu người đang chịu cảnh khổ như ông , ông ước ao có một ngôi nhà hàng vạn gian, để che chở cho họ:"Ước được nhà rộng muôn ngàn gianChe khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoanGío mưa chẳng núng vững như thạch bànThan ôi!bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt ?Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.”Lòng nhân đạo đó của Đỗ Phủ là lòng thương của những người cùng chung số phận ,nó cao hơn lòng nhân đạo của nhiều nhà thơ sau ông ,tuy cùng chịu ảnh hưởng cái tinh thần rộng lớn đó của ông .Chẳng hạn như bài thơ "Mới may áo bông "của Bạch Cư Dị là một minh chứng :"Được áo bông vạn dặmChe khắp bốn phương trờiAi cũng như ta ấm Rét mướt không một người .”Lòng thương người ở đây cũng thật là cao lớn ,nhưng vẫn là lòng thương người rét mướt của một người có áo ấm và mong ai cũng được ấm như mình .Còn với Đỗ Phủ thì chính từ con mình chết mà thương những người khác còn đau khổ hơn ,từ nhà mình đổ mà muốn ai cũng có nhà .Và khi mọi người được sung sướng thì riêng mình chịu rét cũng vui lòng .Ở bài "Xem gặt lúa" ,Bạch Cư Dị cho ta thấy cuộc sống khốn khổ của những người nông dân lao động bị mất ruộng cày ,nỗi cơ cực đói rét đang đoạ đày cuộc sống của họ .Và từ đấy nhà thơ càng hổ thẹn hơn trước cuộc sống của bản thân mình :…"Nghe người kể chuyện tức thìXót thương thay nỗi hàn vi cuộc đời:Thóc nhà thuế lấy hết rồi Mót đây dăm hạt cầm hơi đói lòng Nghĩ mình công đức thì không Tằm tơ chẳng biết ,việc nông chẳng tường,Thế mà bỗng những trăm phươngHết năm còn được dư lương sao vầy?Nghĩ mà thêm thẹn thân này Suốt ngày trăn trở bấy chầy chẳng quên"Nhà thơ thấy mình không phải vất vả gì mà vẫn có ăn ,vẫn có lương dư ,trong khi người dân lao động phải vất vả nhiều ngày ngày "bán mặt cho đất ,bán lưng cho trời " mà nỗi đói khổ vẫn cứ triền miên day dứt .Nhìn thấy được điều đó chứng tỏ Bạch Cư Dị cũng là một vị quan có lòng nhân đạo cao cả ,một vị quan biết thương dân luôn lo lắng cho cuộc sống của nhân dân.Thế nhưng tình thương của ông cũng chỉ là nỗi đồng cảm của một con người đứng ở trên nhìn xuống ,còn Đỗ Phủ thì khác ,ông đồng cảm với người dân lao động nghèo bằng chính những trải nghiệm của cuộc đời mình .Bạch Cư Dị là một ông quan thương dân , Đỗ Phủ là một người đau khổ -một tinh thần vì người quên mình cao cả .Chính vì thế mà tấm lòng nhân đạo của ông càng bao la sâu sắc hơn và để lại cho mỗi chúng ta niềm cảm phục vô cùng!Mang trong mình một trái tim thương dân thương nước vĩ đại ,trong những năm chiến tranh tàn khốc ấy , Đỗ Phủ _nhà thơ sớm bạc đầu vì loạn ly đã nói to lên lòng khao khát hoà bình trong những câu thơ mới mẻ như của con người đời nay:"Được tay tráng sĩ kéo sông NgânRửa giáp từ nay thôi động dụng"Nhà thơ mơ ước chiến tranh sớm kết thúc để đem sức mạnh của trai tráng góp tay vào việc xây dựng đất nước mang lại cuốc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân .Mơ ước đó thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với đại đa số tầng lớp nhân dân lúc bấy giờ ,bởi chiến tranh loạn lạc đã khiến họ phải đau khổ mất mác thật nhiều để hôm nay nỗi khát khao về một cuộc sống bình yên- no ấm đã trở thành mong muốn lớn nhất đối với mỗi người lao động nghèo .Tấm lòng nhân đạo của Đỗ Phủ thật bao la sâu nặng khi ông đã thay mặt cho hàng vạn người dân đau khổ nói lên tiếng nói của lòng mình :"Ước đem giáp đúc làm công cụTất đất còn hoang trâu được cày"(Tầm thóc)Và Đỗ Phủ cũng đã từng mơ ước phaỉ có một xã hội không có kẻ sang người hèn ,không có kẻ giàu người nghèo :"Không sang hèn chẳng biKhông giàu nghèo cũng đủ "Đó là ước mơ được công bằng xã hội _một mơ ước mà có lẽ đến bây giờ vẫn là mục đích là đỉnh cao mà xã hội loài người cần hướng đến .Mơ ước đó sẽ chẳng bao thực hiện được trong cái xã hội phong kiến muôn sầu nghìn thảm kia .Phải đợi đến mười hai thế kỷ sau , ước mơ đẹp đẽ của ông mới trở thành sự thật .Tổ Quốc vĩ đại của Đỗ Phủ ngày nay đã hoàn toàn thủ tiêu chế độ người bóc lột người và đã dựng nên một xã hội hoàn toàn mới mẻ vượt qua cả những ước mơ đẹp đẽ nhất của thi hào lúc bấy giờ.4)Thiên buồn mang tâm sự của con ngườiCũng như Lý Bạch , Đỗ Phủ là một người đi rất nhiều , ông đi nhiều để tìm nơi sinh sống ,nhưng dù sao bước chân của ông cũng đã dặt lên nửa phần đất nước ,và nhiều danh thắng cổ tích đã là đề tài phong phú cho thơ ông .Nhưng điều đặc biệt là thơ sơn thuỷ của ông không đơn thuần miêu tả phong cảnh thiên nhiên mà thưòng kết hợp với đời sống xã hội ,với tâm sự của bản thân làm cho thơ viết về thiên nhiên của ông mang những nét rất riêng .Đỗ Phủ sử dụng đề tài thiên nhiên cũng đẻ mô tả những vấn đề xã hội .Thiên nhiên trong thơ ông không có tính chất bay bổng như trong thư Lý Bạch . Đỗ Phủ có chú ý đến cảnh sông núi ,đất trời ,trăng sao,nhưng miêu tả thiên nhiên mênh mông bát ngát là để làm nổi bật những con người âm thầm chịu đựng bao nỗi khổ đau.,chính vì thế thiên nhiên trong thơ ông thường đượm vẻ sấu muộn . Nó không đẹp đẽ ung dung như thiên nhiên trong thơ Vương Bột :"Chiếc cò bay với ráng pha Sông thu trời nước bao la một màu”Nó cũng không dồn dập bay bổng như thơ Lý Bạch :"Nước sông Hoàng tự trên trời đổ xuống Đổ xuống biển rồi có ngược lên đâu ”Cảnh thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ đầy rẫy những âm thanh khói lửa loạn ly và tràng ngập dấu chân của người lưu vong ,thiên nhiên ấy hình như có cái gì giày vò .Hoa tươi,chim hót không còn là thú vui .Buổi chiều ráng đỏ gió nhè nhẹ thổi qua ,cây liễu đồi thông cũng không còn nghe nhạc điệu vút lên tươi vui trong gió . Đến cả trời đất cũng không còn thanh bình đẹp đẽ ,cảnh sắc tạo vật không còn đùa vui .Tiếng sóng gào thét trong thơ Đỗ Phủ cũng chỉ là tiếng thét căm hờn .Thiên nhiên đẹp đẽ không phải lúc nào cũng có chim múa hoa cười .Trời đất đã nhuốm màu ảm đạm của chiến tranh .Khói lửa ,tiếng kèn nơi chiến địa đã làm cho núi sông cũng tê tái :"Bóng cờ quân lính đầy trời đất Tiếng kèn chiến trận xót núi sông"Khoảng đồng rộng đẹp đẽ không còn tiếng sáo mục đồng réo rắt ,loạn lạc binh đao đã làm cho cuộc sống rộn rịp ngày xưa chỉ còn lại tiếng khóc :"Ngoài đồng tiếng khóc la Chiến loạn thức muôn nhà Ngư tiều một đôi xứ Còn đang rộn tiếng ca”Đất nước đau thương nên thơ ông cũng tràn trề nước ,"Xuân vọng” là bài thơ biểu hiện một cách sâu sắc ,cô đọng thực chất nỗi đau thương đó của nhà thơ :"Nước mất nhưng núi sông còn Thành xanh quạnh quẽ um tùm cỏ gaiCảm thời hoa để lệ rơiBiệt ly chim cũng vì người xót xa ”.."Xuân vọng " là ngóng xuân ,thế mà bài thơ lại thấm đẫm nỗi đau vô hạn .Hoa ,chim cũng mang những tam sự ,những tình cảm như con người .Hoa ,chim vốn là những cảnh vật đặc trưng của mùa xuân ,vốn là những cảnh vật làm vui lòng người thế mà giờ đây vì "cảm thời", "hận biệt" nên thấy hoa nở mà "đầm nước mắt " nghe chim kêu mà "khắc khoải lòng".Ở bài thơ" Khúc Giang" ,nhà thơ cũng tả cảnh mùa xuân ,nhưng không phải là xuân đến với trăm hoa đua nở mà là cảnh xuân tàn tạ với muôn cánh hoa rơi mang một nỗi buồn man mác :"Một cánh hoa bay giảm vẻ xuân Gío tung vạn nẻo buồn khó cân"Mang một nỗi buồn khó tả ,thiên nhiên giờ đây chỉ còn là một khung cảnh cô độc vắng lặng đến rợn người :"Nhà nhỏ ven sông chim làm tổVườn hoa một cổ bóng kỳ lân"Nhìn đom đóm bay trong bầu trời đem mịt mờ ,nhà thơ lặng lẽ một mình đối diện với nỗi cô đơn trong căn phòng trống vắng để rồi vẽ lên khung cảnh một đêm thu thật buồn khi bất chợt bắt gặp những "cánh sao rơi tán loạn" trong đêm tối :"Đêm thu đom đóm bay đầy trờiMàn thưa khéo lọt đỗ trên người Trong phòng lặng ngắt buồn đàn sách Ngoài hiên tán loạn cánh sao rơi”Cảnh thu buồn luôn xuất hiện trong thơ Đỗ Phủ. Ở bài Thu hứng ,thông qua cảm xúc trước mùa thu Ba Thục , Đỗ Phủ thể hiện nỗi lo âu cho đất nước ,nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận mình ,thiên nhiên vì thế cũng mang một nỗi buồn hiu hắt, ảm đạm trong hơi thu nhạt nhoà :"Lác đác rừng phong hạt móc saNgàn non hiu hắt khí thu loà Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm Mặt đất mây đùn cửa ải xa ”Muốn hiểu thơ Đỗ Phủ đúng, sâu ,cần có vốn sống,cần có những kiến thức tối thiểu về tình hình cuộc sống đương thời .Không chỉ những vần thơ "trữ tình chính trị -xã hội" mới trực tiếp nói đến thế sự mà ngay những vần thơ "trữ tình phong cảnh" nhiều khi cũng mang dáng dáp khá rõ của hiện thực :"Thu quạnh nghìn khơi lòng khách não Đài cao trăm bệnh chiếc thân mòn "(Đăng cao)Những bài thơ tả thiên nhiên của Đỗ Phủ chứa đầy tình cảm hiện thực . Đỗ Phủ ít tả cảnh "du sơn ngoạn thuỷ" đơn thuần ,những bức tranh phong cảnh của ông thường gắn liền với cuộc sống thời đại.Đỗ Phủ cũng có tả cảnh đêm trăng tiệc rượu như Lý Bạch ,nếu đêm trăng tiệc rượu trong thơLý Bạch đượm về thần tiên ,nhẹ nhàng thanh thoát thì đêm trăng tiệc rượu trong thơ Đỗ Phủchất chứa biết bao niềm uất hận :"Giữa thu, ngựa béo tung tăng Lắp tên bắn cả mặt trăng Hán triều”(Cửa lưu hoa)Đối với Đỗ Phủ ,trăng lại là ánh vàng buồn rượi chiếu lên muôn cảnh vật đượm vẻ bi thảm .Dưới con mắt Đỗ Phủ ,trăng trở nên buồn rầu .Nếu có trách trăng thì không phải trách trăng không chịu theo người cùng nhảy múa ,mà chỉ trách trăng lặn không còn ánh sáng để rọi đường cho kẻ chạy loạn :"Trăng liềm lặn đã lâu rồiGồ ghề lởm chởm đường thời khó đi”Trăng treo lơ lửng giữa trời ,lúc con người đang phải chia lìa vì chiến tranh ,hầu như không còn ai ngắm nữa .Tất cả mọi cảnh vật thiên nhiên đối với chủ quan tác giả đã trở thành bức tranh thê thảm nhuốm màu sắc thời đại .Có khi nhìn trăng nhớ bạn:"Ôm đàn tẻ ngắt trăng soiBao giờ thư gửi ngang trời thăng nhau” (Tặng Lý Bạch)Cũng có lúc ngắm trăng lại nhớ quê hương ,nhớ vợ con đang phải sống đơn côi nơi quê nhà ,nhà thơ hình dung rõ ràng người vợ cũng đang ngắm trăng nhớ mình :"Đêm hôm nay Phu Châu trăng tỏ Một mình em độc ngắm trăng rằm”(Đêm trăng)Thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ mang tâm trạng như con người .Nhà thơ tả thiên nhiên không phải để tìm vui nơi cuộc sống ,mang trong mình trái tim đa sầu đa cảm với đời nhà thơ nhìn đâu cũng thấy một nỗi sầu bi đau khổ ,có lẽ đó là nét nỗi bật trong con người Đỗ Phủ _một nhà thơ luôn nặng lòng với cuộc đời cho đến cả giờ phút cuối cùng.Thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ bên cạnh những bài thơ đượm buồn cũng có những bài tươi vui sinh động ,thế nhưng thiên nhiên buồn đã góp phần tạo nên giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ .Hoài Thanh khi nghiên cứu về Đỗ Phủ đã viết :"Lý Bạch là một người tiên , Đỗ Phủ chỉ là một người bình thường .Nhưng một người thường từng trải nhiêù ,hay thương người và nhất là có ngòi bút rất tuyệt .Cho nên thơ Lý Bạch đưa ta tiêu dao mấy từng mây ,thơ Đỗ Phủ lại dắt ta đi sâu vào giũa tình đời cay đắng . Đỗ Phủ muốn tìm vui "Tế suy vật lý tu hành lạc”(Xét kỹ việc đời nên hành lạc).Nhưng nào ông có được vui .Lòng ông còn quá bận rộn với sự đời .Văn thơ ông đượm vẻ buồn ,không có lấy một nụ cười tươi tắn .Phải chăng vì ông đau ốm nhiều ? Ông có câu thơ :"Bách niên đa bệnh độc đăng đài”(Trăm năm nhiều bệnh ,một mình bước lên lầu)"Thật vậy ,thơ văn Đỗ Phủ hình như chỉ riêng tả những nỗi đau thương . Đau thương vì thân thế mình ,vì những sự biến cố của quốc gia và nhất là những nỗi đau thương của hạng cùng dân không tên tuổi _những con người khổ đau dưới đáy của xã hội .Mỗi khi nói đến những người xấu số đó ,lời văn của ông giản dị và thắm thiết lạ thường nhưng chất chứa trong đó là cả một trái tim nhân đạo cao cả của một nhà thơ đầy lòng nhân ái .Có một thái độ tích cực với đời như thế ,bản thân lại lâm vào cảnh lưu vong do chiến hoạ gây nên ,rồi sống khốn cùng đói khát như bất cứ người bần khổ nào khác trong giai cấp bị trị ,nhà thơ đã nhìn vào hiện thực xã hội một cách đúng đắn và có một lòng nhân đạo rộng rãi ít người có .Chính vì thế mà Phương Lựu trong "Nhân câu thơ Đỗ Phủ trong di chúc của Bác Hồ” có viết : Ở Trung Quốc "từ ngàn xưa đã hình thành nên một truyền thống nhân đạo ,lòng yêu thương con người vô biên có tầm cỡ nhân loại .Và tất cả những điều đó ,ngay từ mười thế kỉ tước dường như đã được kết tinh lại ở con người Đỗ Phủ . Đỗ Tử Mỹ là biểu trưng tinh thần quí báu đó của chủ nghĩa nhân ái Trung Hoa” .Không những là nhà thơ của lòng nhân ái bao la thơ Đỗ Phủ còn là bức tranh hiện thực xã hội sinh động , đúng như lời nhận xét của Phan Ngọc _nhà nghiên cứu thơ Đỗ Phủ đã từng viết :"Hình như trong thơ Thế Giới chỉ có một nhà thơ mà tác phẩm nói lên toàn bộ lịch sử giai đoạn mình sống ,cụ thể chính xác đến từng sự kiện ,một nhà thơ mà cuộc đời diễn ra như hoạ ,một nhà thơ mà thơ có thể làm cơ sở cho dân tộc học ,kinh tế học,khảo cổ học,sử học,văn hoá ,triết học …đó là Đỗ Phủ ”.Là nhà thơ của nhân dân "Đỗ Phủ là người đầu tiên văn học Thế Giới tuyên bố mình "vì dân đen đau khổ quanh năm”và nguyện sống đến chết không thay đổi cái chí của mình "(Phan Ngọc). Điều đó thật hiển nhiên vì toàn bộ sự nghiệp của ông cho đến lúc rời khỏi cuộc đời vẫn lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phục vụ duy nhất .Điều đó được Phan Ngọc thể hiện thật sâu sắc trong bài thơ thấm đượm nghĩa tình:"Nhà thơ lớn tiếng tăm đâu ít Bài thơ hay kể xiết vạn ngàn Nhưng thơ cho chính người dânCho người nhỏ bé bao lần bị khinhThơ riêng nói đến hoà bình Cuộc đời chồng vợ mái tranh quê nhà Chỉ một người ! Đó là Tử Mỹ ”Bài thơ là tất cả niềm kính yêu bô hạn mà Phan Ngọc dâng lên Đỗ Phủ -một bậc thầy của đời mình ,hay cũng chính là nỗi lòng trân trọng vô biên của bao thế hệ bạn đọc hôm nay dành cho Người _nhà thơ của nhân dân vì nhân dân . Để mỗi khi nhắc đến Đỗ Phủ ,mỗi chúng ta sẽ không thể quên được tên tuổi của một nhà thơ "dân đen" đầy lòng nhân ái _Đỗ Tử Mỹ ! ./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giá trị hiện thực và nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ.docx