Thứ năm: Khó xác định về mặt lịch đại. Không có một hệ hình lý thuyết nào khó xác
định về mặt lịch đại hơn chủ nghĩa hậu hiện đại. Với Inrasara, vào những năm 60 thế kỉ
trước, khuynh hướng hậu hiện đại đã được giới trí thức và nghệ sĩ áp dụng, sang thập kỉ
70 thì trở thành phổ biến, tuy nhiên vào đầu những năm 80 mới trở thành một lý thuyết
[3]. Điểm mốc xác định thời gian ra đời chủ nghĩa hậu hiện đại còn khó khăn hơn, có
học giả lấy sự kiện Trân Châu Cảng làm điểm mốc, một số người khác lấy sự ra đời của
computer (cuối những năm 30 đầu những năm 40 thế kỉ XX), một số nhà nghiên cứu lấy
sự hiện Holocaust (diệt chủng người Do Thái), một số người xem sự kiện đánh sập toà
nhà ở Pruit - Igore ở St.Louis, nhiều người khác lại lấy sự kiện ra đời cuốn Phê bình văn
học của F.de Onis (1934) làm điểm xác định
Ở ta, một số nhà nghiên cứu như Trịnh Lữ xem năm ra đời cuốn Hoàn cảnh hậu hiện
đại (Lyotard-1979) là điểm mốc của chủ nghĩa hậu hiện đại. Hoàng Ngọc Hiến thì lấy
năm ra đời của cuốn Ngôn ngữ kiến trúc hậu hiện đại (Charles Jencks - 1977) làm điểm
xác định Hoàng Ngọc Tuấn trong bài viết Một quái trạng văn hoá [4] lại cung cấp
một hệ thống thông tin phức tạp và cực kì rối rắm hơn nữa. Nói chung, cứ có bao nhiêu
nhận định là lại có bấy nhiêu điểm mốc khác nhau. Khuynh hướng chung của những
nhà nghiên cứu là đẩy lùi thời điểm hậu hiện đại, từ cuối thế kỉ XX về thời Khai sáng,
đến thời Phục Hưng và thậm chí là cả thời cổ đại của Homer.
3. Nhìn nhận lại quá trình tranh luận về văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, theo quan
điểm của chúng tôi, trước khi thông hiểu và học hỏi cho đến nơi đến chốn một hệ lý
thuyết, chúng ta vẫn cần một thái độ cầu thị. Hơn nữa, tiếp nhận không phải là tiếp nhận
vô điều kiện, mà còn là cả quá trình kế thừa, chọn lọc, lược bỏ và cải biến cho phù hợp
với nền tảng văn hoá dân tộc và tinh thần đời sống học thuật nước nhà. Điều mà mấy
trăm năm qua, các thế hệ cha ông đã làm cực kì hoàn hảo trong việc tiếp nhận các hệ
hình lý thuyết từ bên ngoài như Nho giáo, Phật giáo, Kyto giáo, chủ nghĩa Marx
Không có tiếp nhận sẽ không có phát triển và đổi mới, bởi thực chất trong lịch sử tư
tưởng nước nhà, không có một hệ hình lý thuyết triết học hay văn học nào hoàn toàn
mang tính chất nội địa, đó là một thực tế cần nhìn nhận. Hơn nữa, trong bản thân sự tiếp
nhận đã có sự khúc xạ sáng tạo, sự cải biến và ứng dụng đậm đà bản sắc truyền thống
dân tộc và cá tính của người tiếp nhận.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dư luận tiếp nhận văn học hậu hiện đại ở Việt Nam - Phan Tuấn Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 81-86
DƯ LUẬN TIẾP NHẬN VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
PHAN TUẤN ANH
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
Tóm tắt: Vấn đề tranh luận và đối thoại về bất cứ một hệ hình lý thuyết mới
nào đang được tiếp nhận cũng là phản ứng cần thiết trong mỗi nền văn học.
Thứ nhất, nó bổ sung cho nền văn học dân tộc những góc nhìn mới, kỹ thuật
mới, nhằm thúc đẩy sự phát triển những tinh hoa văn học nội tại theo hướng
hiện đại hóa, quốc tế hóa. Thứ hai, không có hệ lý thuyết nào là không có
những giới hạn và nhược điểm. Để tránh tâm lý sùng ngoại quá mức và tiếp
nhận không giới hạn, cần những nhận định và thái độ có tính điềm tĩnh,
nhằm tránh tâm lý tự ti, hoang mang và đánh mất những giá trị cổ truyền.
1. Mỗi lý thuyết đang trên hành trình tiếp nhận vào một nền văn hoá, mà cụ thể và rõ rệt
nhất là trên lĩnh vực lý luận và phê bình, luôn phải chấp nhận các luồng ý kiến khác
nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau gay gắt. Hiện tượng tiếp nhận lý thuyết hậu hiện đại ở
Việt Nam lại càng mang tính chất đặc biệt, và gần như gây ra một hiệu ứng xã hội khá
rộng rãi. Sự đặc biệt thể hiện ở chỗ, mọi lĩnh vực và bộ môn đều cảm thấy mối quan hệ
giữa mình với trào lưu tư tưởng mới được du nhập này. Tuy nhiên, số người e dè, thậm
chí phủ định về những giá trị tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đông đảo và
quyết liệt không kém bộ phận ủng hộ nhiệt thành và tích cực đề cao những giá trị của lý
thuyết hậu hiện đại. Ngay trong bản thân ý kiến và các công trình nghiên cứu của các
học giả Việt Nam có tín thế về hậu hiện, bên cạnh sự khẳng định những giá trị mới mẻ,
các đóng góp đáng chú ý của nó, thì vẫn còn tồn tại những băn khoăn, thậm chí những
phê phán sâu sắc về các mâu thuẫn trong hệ hình lý thuyết này.
Nhìn chung, xét về phía ủng hộ lý thuyết văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, đồng tình
với quy luật văn học nước nhà cần bước sang thời kì hậu hiện đại, các nhà lý luận
thường sử dụng một số luận điểm chính như sau:
- Quá trình chuyển đổi sang hậu hiện đại là mang tính khách quan của lịch sử, không
thể nào thay đổi chỉ bởi một số ý chí cá nhân. Tiến trình văn học là một dòng chảy được
nối liền bởi những trào lưu văn học, sự thay thế nhau giữa các trào lưu và khuynh
hướng là một quá trình có tính chất lịch sử tự nhiên. Trào lưu văn học cũng là một
“phạm trù lịch sử”, tức là có sinh ra và có mất đi, không có trào lưu nào tồn tại vĩnh
viễn. Do đó, sự cáo chung của nghệ thuật hiện đại dẫu chưa xảy ra một cách toàn diện,
nhưng nhu cầu đổi mới và chuyển sang một nền nghệ thuật khác, khi nhân loại bước
sang thiên niên kỷ mới, với một nền văn minh hậu công nghiệp trong “làn sóng thứ ba”
(A.Toffler), đó là một nhu cầu không thể chối bỏ.
Tính khách quan không thể cưỡng lại trong việc tiếp nhận lý thuyết văn học hậu hiện
đại còn được thể hiện ở chỗ, thế giới đang sống trong thời kì toàn cầu hoá, đất nước
đang tiến hành công cuộc giao lưu với bạn bè năm châu và hội nhập một cách toàn diện
PHAN TUẤN ANH
82
với thế giới. Trong một trật tự thế giới mang tính toàn cầu hoá, sẽ không thể có những
nền văn hoá duy trì mãi được tính tự trị và khép kín. Ra biển lớn vừa là một điều kiện,
vừa là một nhu cầu tất yếu trong hội nhập. Đó là một quá trình có tính khách quan lịch
sử trong nghệ thuật.
- Quá trình chuyển biến sang hậu hiện đại đồng nghĩa với quá trình phủ định, nhằm tiến
đến sự đổi mới. Chủ nghĩa hậu hiện đại gắn với tinh thần đổi mới một cách toàn diện.
Nó phá bỏ không thương tiếc những giá trị tưởng chừng như đã ổn định, bất biến trong
quá khứ. Một loạt những cống hiến, ít ra là về mặt đổi mới khái niệm nghệ thuật, đã
được các nhà hậu hiện đại đề xuất. Tất cả cống hiến ấy, ít ra đã làm xuất hiện cái mới;
mà có xuất hiện cái mới tức là đưa nghệ thuật vận động trong sự phát triển.
Văn học hậu hiện đại luôn chủ trương đả phá mạnh mẽ các hệ hình giá trị đã có, tuy
người ta có quyền nghi ngờ về sự kiến tạo một hệ hình giá trị mới, dựa trên lý thuyết
hậu hiện đại, nhưng tiếc thay đó lại không phải là tham vọng của các nhà hậu hiện đại.
Bản thân hệ hình giá trị mới mà chủ nghĩa hậu hiện đại mang lại đã nằm trong quá trình
giải cấu trúc và huỷ tạo những hệ hình giá trị cũ, các học thuyết cũ. Không phải ngẫu
nhiên mà trong văn học hậu hiện đại xuất hiện một cách thường xuyên tiếp đầu ngữ anti
(phản), từ phản - tiểu thuyết cho đến phản - thơ, phản - thẩm mỹ, phản - nghệ thuật
Tham vọng của văn học nghệ thuật hậu hiện đại không phải là xây dựng một hệ hình giá
trị mới, hoặc xoá bỏ hoàn toàn những giá trị cũ, mà là giải kiến tạo tất cả những hệ hình
đã có, nhằm tạo ra một nền nghệ thuật mang tính phản tỉnh, dung hợp những “cái khác”
hoặc “cái đối lập”. Đó chính là quy luật phủ định của phủ định mà Marx đã đề xuất.
Mọi cái mới ra đời không phải từ hư vô, mà từ sự phủ định (có kế thừa) những cái đã
từng tồn tại trước đó. Đối với văn học nghệ thuật hậu hiện đại, sự huỷ tạo đồng nghĩa
với sáng tạo.
- Lý thuyết văn học hậu hiện đại là một hệ thống lý luận có tương lai và phù hợp với
hoàn cảnh đất nước ta hiện nay. Trước tiên, cần phải thấy rằng, chưa bao giờ không khí
học thuật của nước nhà lại sôi động và cởi mở như thời điểm hiện tại. Một loạt các
nguyên tác triết học phương Tây lần lượt được chuyển ngữ, từ Platon, Kant cho đến
Hegel, Max Weber, Nietzsche, John Dewey Các lý thuyết văn học phương Tây cũng
không ngừng được tiếp nhận một cách có bài bản, hệ thống, mang tính chất cập nhật cao
và có không ít những ứng dụng đạt tầm sáng tạo. Mười mấy năm qua, có thể thấy, một
loạt các trường phái lý luận phê bình từng bị kì thị đã được trả lại vị thế học thuật vốn
có của nó. Chính trong môi trường cởi mở đó, lý thuyết hậu hiện đại đã được tạo nền
tảng đáng kể trong việc thông hiểu và đánh giá chính xác những cống hiến. Nếu không
có tư liệu về chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc, phân tâm học cấu trúc, triết học về khoa
học, triết học về ngôn ngữ, mỹ học tiếp nhận rõ ràng sẽ không thể hiểu tinh thần hậu
hiện đại một cách sâu sắc. Đến lượt nó, lý thuyết hậu hiện đại cũng góp phần giải quyết
nhiều vấn đề của các trường phái nghiên cứu văn học khác. Ngoài ra, cũng cần tính đến
sự phát triển vượt bậc của mạng lưới truyền thông, nhất là truyền thông mạng, khả năng
ngoại ngữ và lực lượng du học sinh cũng ngày một đông đảo, tạo ra tiền đề lớn cho việc
tiếp nhận lý thuyết văn học hậu hiện đại vào Việt Nam.
DỰ LUẬN TIẾP NHẬN VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
83
2. Một trong những đóng góp và có tính sáng tạo trong quá trình tiếp nhận lý thuyết văn
học hậu hiện đại ở Việt Nam là nỗ lực rút ra những hạn chế, mâu thuẫn trong bản thân
nội tại các nguyên lý của văn học hậu hiện đại. Một cái nhìn có tính phê phán, từ góc độ
học thuật và khoa học, chính là sự tiếp nhận có chọn lọc, tiệm cận đến trình độ thông
hiểu cốt lõi của vấn đề. Bởi vì, suy cho cùng, không có hệ thống lý thuyết nào là toàn
bích, bản thân lý thuyết hậu hiện đại cũng là hệ thống mở, không có tham vọng xây
dựng một hệ hình lý thuyết toàn tri và toàn năng. Có thể xem những ý kiến phê phán
(sau khi đã chỉ ra các ưu điểm) của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam là một trong những
đóng góp đáng ghi nhận, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống lý thuyết văn học hậu
hiện đại trên thế giới. Hệ thống ý kiến phê phán này, có thể nói ít nhiều được tiếp thu và
ảnh hưởng từ các luận đề của J.Harbemas, F.Jameson C.Noris, M.Spiro, R.D’Andrade,
M.Sahlins nhưng cũng có nhiều ý kiến mang tính sáng tạo riêng. Có thể tổng kết một
số luận điểm phê phán chính của các nhà nghiên cứu Việt Nam như sau:
- Thứ nhất: Phê phán những cách hiểu sai lầm về các quan điểm triết học của Lyotard.
Trong bài nghiên cứu Hậu hiện đại [1], Thụy Khuê đã phê phán hiện tượng những nhà
nghiên cứu ở nước ta vẫn thường nghiễm nhiên chọn Lyotard làm ông tổ của văn học
hậu hiện đại, trong khi không hề xuất phát từ nền tảng thông hiểu các luận điểm trong
triết học của ông. Thuật ngữ “hậu hiện đại” trong triết học của Lyotard luôn có một độ
lệch cơ bản so với quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học ở Mỹ. Cách hiểu
đồng nhất hai quan niệm “hậu hiện đại” nói trên, theo Thụy Khuê là một “trường hợp
xuất cảng tri thức và tiêu dùng tri thức một cách bừa bãi, mà Lyotard đã đả phá” [1].
Chính hệ quả đó, một loạt nhà nghiên cứu, mà tiêu biểu là I.P.Ilin (Nga), đã đưa mọi
nhà văn có khuynh hướng kì dị, khác lạ trong phương thức biểu hiện nghệ thuật vào
chung trong trào lưu văn học hậu hiện đại như: A.Robbe Grillet, S.Beckett, R.Barthes
trong khi họ là những nhà tiểu thuyết mới, hoặc kí hiệu học.
- Thứ hai: Phê phán triết học Hậu hiện đại. Theo Thuỵ Khuê, trong công trình Điều
kiện hậu hiện đại, Lyotard đã quá cường điệu về những tác hại của đời sống vi tính hoá.
Rõ ràng đời sống bị chi phối bởi máy tính có làm biến dạng tri thức, nhưng đồng thời nó
cũng mở ra cơ hội lớn lao cho việc tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc và phi lợi nhuận
cho toàn thể nhân loại. Lập luận về sự áp chế của khoa học lên các truyện kể cũng có
phần cực đoan. Hơn nữa, mục đích, đối tượng và phương pháp của khoa học với truyện
kể cũng khác hẳn nhau, việc tôn giáo và khoa học vẫn cùng nhau phát triển trong đời
sống hậu hiện đại là một minh chứng.
Chủ trương biện hộ cho “ngộ luận” (cách hiểu sai, cách nói sai) của Lyotard cũng cần
phải suy nghĩ, bởi người ta có thể “ngộ luận” về những cái sai được không? Khi sai của
sai sẽ là cái đúng, như thế, ngộ luận đã trở thành chính luận.
- Thứ ba: Thời hậu hiện đại có đúng là thời đại mất niềm tin vào các đại tự sự? Học
thuyết Lyotard chủ thuyết chống lại các “đại tự sự”, nhưng bản thân việc lập thuyết của
nhà triết học người Pháp cũng đang muốn dụng công tạo ra một đại tự sự khác. Hơn
nữa, muốn đập bỏ một đại tự sự, luôn cần có một đại tự sự mạnh hơn nó. Đánh đổ đại tự
sự do đó là một giấc mơ không tưởng của nhà triết học người Pháp. Theo Nguyễn Văn
PHAN TUẤN ANH
84
Dân [2], thời kì hậu hiện đại đúng có diễn ra sự sụp đổ, hoặc mất niềm tin vào một số
đại tự sự như chủ nghĩa duy lý, niềm tin vào sự nhân bản của khoa học Tuy nhiên, đó
cũng là giai đoạn đồng thời hình thành những “đại tự sự” khác, không kém phần “đồ sộ”
và có tính toàn trị. Chủ nghĩa khủng bố, phong trào ly khai, căng thẳng quân sự ở tầm
quốc tế, các chính thể tài chính đang lan tràn và giữ quyền lực quan trọng. Bản thân hệ
thống “toàn cầu hoá” cũng là một “đại tự sự” lớn lao qui định trật tự thế giới. Bản thân
triết học của Lyotard cũng là sự ứng dụng và xây dựng trên nhiều hệ hình lý thuyết có
tính đại tự sự như: triết học ngôn ngữ của Wittgenstein, bản thể luận của Heidegger,
hiện tượng luận của Husserl, triết học khoa học của Th.Kuhn, phương pháp luận của
Dercartes
- Thứ tư: Văn học hậu hiện đại chủ trương những mục tiêu không thể thực hiện một
cách toàn vẹn. Các nhiệm vụ bất khả thi do văn học hậu hiện đại đề xuất bao gồm: thứ
nhất, đó là sự phá vỡ cấu trúc ngôn ngữ, tính thống nhất về mặt cú pháp, tính hoàn
chỉnh về mặt trình bày, nhằm đưa tác phẩm văn học trở thành vi văn bản, được nối kết
trong một hệ thống liên văn bản khác. Thứ hai, phá bỏ tính chủ thể áp đặt trong văn bản,
tuyên cáo cái chết của tác giả, nhằm đưa vị trí người đọc lên ngôi. Cả hai đặc trưng này
khó thực hiện toàn vẹn ở chỗ, muốn hiểu được các tác phẩm văn học hậu hiện đại một
cách toàn vẹn, người đọc bắt buộc phải được trang bị đầy đủ các lý thuyết về triết học,
mỹ học và lý luận văn học hậu hiện đại. Có một thực tế rằng, văn học hậu hiện đại
không dành cho bạn đọc phổ thông, muốn tiếp cận nó, người đọc bắt buộc phải là bạn
đọc lý tưởng (nhà phê bình, nghiên cứu, sinh viên Ngữ văn) Như vậy, rõ ràng muốn
tiếp cận văn học hậu hiện đại, bạn đọc phải có một tiền giả định lý thuyết, đó chính là sự
áp đặt một “đại tự sự” lên bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.
Phạm vi độc giả nhỏ hẹp của văn học hậu hiện đại cũng dần biến trào lưu này mang tính
hàn lâm hoá, tức là chỉ phục vụ cho một số ít có trình độ cao. Như vậy, không thể không
nhận định rằng, văn học hậu hiện đại cũng có những tiêu chí thẩm mỹ của riêng nó, thậm
chí khá khắt khe trong các tiêu chí. Một loạt các quan niệm thẩm mỹ của văn học hậu hiện
đại như: giải phong cách, phi lựa chọn, nguỵ tạo, phân mảnh, hư cấu siêu sử ký, diễu
nhại cũng góp phần làm văn bản hậu hiện đại giống một cuộc trình diễn và phô bày
những quan niệm triết học về nghệ thuật, hơn là một văn bản nghệ thuật đơn thuần.
Văn học hậu hiện đại còn chủ trương phi lý tính trong quan niệm sáng tác, nhưng bản
thân các sáng tạo hậu hiện đại lại vô cùng lý tính. Các ý niệm mang lại trong các tác phẩm
hậu hiện đại không gợi ra xúc cảm trong quá trình tiếp nhận, mà chủ yếu tác động đến quá
trình nhận thức luận về bản thể và thế giới. Chủ nghĩa cực hạn trong văn chương hậu hiện
đại chính là sự thu gọn đến tối đa mọi cảm xúc của người viết trong tác phẩm. Văn bản
hậu hiện đại luôn chỉ là “bản tường trình” về sự kiện, mà không bình luận, do đó, tính duy
lý là một ván cờ mà văn học hậu hiện đại không thể nào đánh thắng.
- Thứ năm: Khó xác định về mặt lịch đại. Không có một hệ hình lý thuyết nào khó xác
định về mặt lịch đại hơn chủ nghĩa hậu hiện đại. Với Inrasara, vào những năm 60 thế kỉ
trước, khuynh hướng hậu hiện đại đã được giới trí thức và nghệ sĩ áp dụng, sang thập kỉ
70 thì trở thành phổ biến, tuy nhiên vào đầu những năm 80 mới trở thành một lý thuyết
DỰ LUẬN TIẾP NHẬN VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
85
[3]. Điểm mốc xác định thời gian ra đời chủ nghĩa hậu hiện đại còn khó khăn hơn, có
học giả lấy sự kiện Trân Châu Cảng làm điểm mốc, một số người khác lấy sự ra đời của
computer (cuối những năm 30 đầu những năm 40 thế kỉ XX), một số nhà nghiên cứu lấy
sự hiện Holocaust (diệt chủng người Do Thái), một số người xem sự kiện đánh sập toà
nhà ở Pruit - Igore ở St.Louis, nhiều người khác lại lấy sự kiện ra đời cuốn Phê bình văn
học của F.de Onis (1934) làm điểm xác định
Ở ta, một số nhà nghiên cứu như Trịnh Lữ xem năm ra đời cuốn Hoàn cảnh hậu hiện
đại (Lyotard-1979) là điểm mốc của chủ nghĩa hậu hiện đại. Hoàng Ngọc Hiến thì lấy
năm ra đời của cuốn Ngôn ngữ kiến trúc hậu hiện đại (Charles Jencks - 1977) làm điểm
xác định Hoàng Ngọc Tuấn trong bài viết Một quái trạng văn hoá [4] lại cung cấp
một hệ thống thông tin phức tạp và cực kì rối rắm hơn nữa. Nói chung, cứ có bao nhiêu
nhận định là lại có bấy nhiêu điểm mốc khác nhau. Khuynh hướng chung của những
nhà nghiên cứu là đẩy lùi thời điểm hậu hiện đại, từ cuối thế kỉ XX về thời Khai sáng,
đến thời Phục Hưng và thậm chí là cả thời cổ đại của Homer.
3. Nhìn nhận lại quá trình tranh luận về văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, theo quan
điểm của chúng tôi, trước khi thông hiểu và học hỏi cho đến nơi đến chốn một hệ lý
thuyết, chúng ta vẫn cần một thái độ cầu thị. Hơn nữa, tiếp nhận không phải là tiếp nhận
vô điều kiện, mà còn là cả quá trình kế thừa, chọn lọc, lược bỏ và cải biến cho phù hợp
với nền tảng văn hoá dân tộc và tinh thần đời sống học thuật nước nhà. Điều mà mấy
trăm năm qua, các thế hệ cha ông đã làm cực kì hoàn hảo trong việc tiếp nhận các hệ
hình lý thuyết từ bên ngoài như Nho giáo, Phật giáo, Kyto giáo, chủ nghĩa Marx
Không có tiếp nhận sẽ không có phát triển và đổi mới, bởi thực chất trong lịch sử tư
tưởng nước nhà, không có một hệ hình lý thuyết triết học hay văn học nào hoàn toàn
mang tính chất nội địa, đó là một thực tế cần nhìn nhận. Hơn nữa, trong bản thân sự tiếp
nhận đã có sự khúc xạ sáng tạo, sự cải biến và ứng dụng đậm đà bản sắc truyền thống
dân tộc và cá tính của người tiếp nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Diễm Cơ (2004), Hậu hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, 8, tr.89-108, 9, tr.75-84.
[2] Lại Nguyên Ân và cs. (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý thuyết,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[3] Inrasara (2006), Hậu hiện đại & thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa,
ngày truy cập 21/12/2007.
[4] Hoàng Ngọc Tuấn (2008), Một quái trạng văn hóa,
ngày truy cập 18/10/2008.
PHAN TUẤN ANH
86
Title: RECEPTION OF POSTMODERN LITERATURE IN VIET NAM FROM PUBLIC
OPINION
Abstract: Controversy and dialogue about any new theory system being received are also
necessary reflection in every literature first. It helps the ethnic literature have new view, a new
technique, aiming at pushing the development of the internal literary elites who tend to
modernization and internationalization. Second, no system of theory has limitation and
deficiencies. To avoid the psychology worshipping foreign literature and receiving no
limitation, we need confirmation and calm attitude, avoid the psychology of inferiority complex
and lose the traditional values.
ThS. PHAN TUẤN ANH
GV Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_314_phantuananh_13_phan_tuan_anh_8228_2021161.pdf