Tên đề tài : Dự án nuôi baba thương phẩm
Mục lục
Lời mở đầu
Phần một khái quát dự án
Tổng quan về dự án
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Phần hai nội dung dự án
I.Giới thiệu chung huyện Quỳnh Lưu-Nghệ An
I.1 Đặc điểm tự nhiên
I.1.1. Đặc điểm địa lý
I.1.2. Khí hậu
I.1.3. Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
I.1.4 Nguồn lợi thủy sản của Huyện
I.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư
I.2.1. Dân cư
I.2.2. Kinh tế
I.2.3. Cơ sở hạ tầng
I.3. Các chủ trương chính sách liên quan đến phát triển NTTS
I.4. Những khó khăn trong việc phát triển nuôi ba ba trong vùng quy hoạch
II.Các mục tiêu dự án
II.1.Mục tiêu ngắn hạn
II.2 Mục tiêu dài hạn
III.Quy mô dự án
III.1 Một số kỹ thuật trong nuôi ba ba
III.2 Lực lượng tham gia dự án
III.3 Đối tượng hưởng lợi
IV. Nội dung cụ thể dự án
V. Nguồn vốn dự kiến:
VI. Hoạch toán kinh tế:
VII. Kế hoạch triển khai thực hiện:
VIII. Kế hoạch thời gian:
Phần Ba:Phân tích hiệu quả dự án:
I.Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội:
II.Hiệu quả môi trường:
III.Tính bền vững của dự án trong quy trình phát triển tiếp theo:
Phần Bốn: Kết luận kiến nghị:
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, phát huy lợi thế so sánh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy cần phải xác định nông nghiệp là một thế mạnh cần phải khai thác trong điều kiện hiện nay.
Trong nông nghiệp thì ngành nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế lớn và là một mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi ba ba ở Việt Nam đã có những bước chuyển đáng kể, tạo ra thêm những ngành nghề mới cho cơ cấu nông nghiệp của nước ta, thúc đẩy kinh tế, không những xóa đói giản nghèo cho bà con nông dân mà còn đưa nhiều người từ nông dân lên làm tỉ phú, góp phần không nhỏ vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Song nghề nuôi ba ba cho đến nay chỉ phát triển ở một sô tỉnh thành phía bắc và phía nam như: Hải Dương, Bình Dương, Vĩnh Long nhưng chưa tạo ra được tính đồng bộ và nguồn ba ba thương phẩm, con giống đủ tiêu chuẩn và đủ số lượng chưa đảm bảo chất lượng yêu cầu cung cấp cho thị trường trong nước trong những năm gần đây.
Căn cứ vào chương trình phát triển nuôi trồng thủy của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2020 đã xác định “ đầu tư có tập trung, hợp lý, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh. Bên cạnh chú trọng nuôi các loài thủy sản truyền thống của tỉnh cần chú trọng đến các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như con ba ba, tôm hùm ” Trên cơ sở đó công ty KJC gồm đội ngũ các kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ kỹ năng và kinh nghiệm của trường Đại Học Nha Trang kết hợp với Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Nghệ An, chính quyền huyện Quỳnh Lưu. Đây là dự án cấp nhà nước, nhằm đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quỳnh Lưu.
Trên cơ sở đó công ty KJC kính mong UBND tỉnh Nghệ An, chính quyền huyện Quỳnh Lưu và các ban ngành liên quan phê duyệt cho dự án “Nuôi thương phẩm ba ba tại huyện Quỳnh Lưu- Nghệ An.
17 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3107 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án nuôi baba thương phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
Phần một khái quát dự án
Tổng quan về dự án
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Phần hai nội dung dự án
I.Giới thiệu chung huyện Quỳnh Lưu-Nghệ An
I.1 Đặc điểm tự nhiên
I.1.1. Đặc điểm địa lý
I.1.2. Khí hậu
I.1.3. Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
I.1.4 Nguồn lợi thủy sản của Huyện
I.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư
I.2.1. Dân cư
I.2.2. Kinh tế
I.2.3. Cơ sở hạ tầng
I.3. Các chủ trương chính sách liên quan đến phát triển NTTS
I.4. Những khó khăn trong việc phát triển nuôi ba ba trong vùng quy hoạch
II.Các mục tiêu dự án
II.1.Mục tiêu ngắn hạn
II.2 Mục tiêu dài hạn
III.Quy mô dự án
III.1 Một số kỹ thuật trong nuôi ba ba
III.2 Lực lượng tham gia dự án
III.3 Đối tượng hưởng lợi
IV. Nội dung cụ thể dự án
V. Nguồn vốn dự kiến:
VI. Hoạch toán kinh tế:
VII. Kế hoạch triển khai thực hiện:
VIII. Kế hoạch thời gian:
Phần Ba:Phân tích hiệu quả dự án:
I.Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội:
II.Hiệu quả môi trường:
III.Tính bền vững của dự án trong quy trình phát triển tiếp theo:
Phần Bốn: Kết luận kiến nghị:
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, phát huy lợi thế so sánh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy cần phải xác định nông nghiệp là một thế mạnh cần phải khai thác trong điều kiện hiện nay.
Trong nông nghiệp thì ngành nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế lớn và là một mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi ba ba ở Việt Nam đã có những bước chuyển đáng kể, tạo ra thêm những ngành nghề mới cho cơ cấu nông nghiệp của nước ta, thúc đẩy kinh tế, không những xóa đói giản nghèo cho bà con nông dân mà còn đưa nhiều người từ nông dân lên làm tỉ phú, góp phần không nhỏ vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Song nghề nuôi ba ba cho đến nay chỉ phát triển ở một sô tỉnh thành phía bắc và phía nam như: Hải Dương, Bình Dương, Vĩnh Long… nhưng chưa tạo ra được tính đồng bộ và nguồn ba ba thương phẩm, con giống đủ tiêu chuẩn và đủ số lượng chưa đảm bảo chất lượng yêu cầu cung cấp cho thị trường trong nước trong những năm gần đây.
Căn cứ vào chương trình phát triển nuôi trồng thủy của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2020 đã xác định “… đầu tư có tập trung, hợp lý, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh. Bên cạnh chú trọng nuôi các loài thủy sản truyền thống của tỉnh cần chú trọng đến các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như con ba ba, tôm hùm…” Trên cơ sở đó công ty KJC gồm đội ngũ các kỹ sư nuôi trồng thủy sản có trình độ kỹ năng và kinh nghiệm của trường Đại Học Nha Trang kết hợp với Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Nghệ An, chính quyền huyện Quỳnh Lưu. Đây là dự án cấp nhà nước, nhằm đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quỳnh Lưu.
Trên cơ sở đó công ty KJC kính mong UBND tỉnh Nghệ An, chính quyền huyện Quỳnh Lưu và các ban ngành liên quan phê duyệt cho dự án “Nuôi thương phẩm ba ba tại huyện Quỳnh Lưu- Nghệ An.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN MỘT
KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
Tổng quan về dự án.
Tên dự án: Quy hoạch vùng nuôi thương phẩm ba ba tại huyện Quỳnh Lưu-Tỉnh Nghệ An.
Địa điểm thực hiện: huyện Quỳnh Lưu – Nghệ an.
Dự án thuộc ngành: Nuôi trồng thủy sản.
Cơ quan cấp phép: UBND tỉnh Nghệ An.
Cơ quan thực hiện: Công ty KJC – Trường ĐH Nha Trang.
Tổng kinh phí của dự án:2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng).
- UBND tỉnh Nghệ An: 1.400.000.000 đồng (Một tỷ bốn trăm triệu đồng).
- Công ty KJC: 600.000.000 (Sáu trăm triệu đồng).
Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 1 năm 2011 đến hết
tháng 12 năm 2016.
Giới thiệu công ty thục hiện dự án: Công ty KJC.
Địa chỉ: số 2 Nguyễn Đình Chiểu, Tp Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Lý do lựa chọn: Công ty KJC là công ty thuộc trường đại học Nha Trang có trụ sở tại nhiều tỉnh thành như: Nha Trang, Quảng Ninh, Nghệ an, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cần Thơ… chuyên tư vấn kỹ thuật nuôi, cung cấp con giống, thức ăn cho các loài thủy sản. Công ty có đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm được đào tạo từ trường có đầy đủ điều kiện để nuôi trồng thủy sản bền vững chia sẻ kỹ thuật cho bà con nông dân, góp phần thúc đẩy kinh tế.
II. Mục tiêu nghiên cứu.
1.Mục tiêu chung:
Nghiên cứu và nuôi trồng ba ba tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, bước đầu đưa nghề nuôi ba ba ra thành một nghề mới và có triển vọng của huyện, triển khai rộng rãi, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế, cung cấp kỹ thuật nuôi, con giống cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh. Trên cơ sở đó đưa con ba ba trở thành mặt hàng có giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu của tỉnh.
2.Mục tiêu cụ thể:
- Điều tra và đánh giá chi tiết các yếu tố môi trường vùng sinh thái ở huyện.
- Xây dựng các mô hình nuôi thương phẩm ba ba gồm có : xây dựng công trình nuôi, thuê nhân công chăm sóc, chuẩn bị thức ăn và thuốc men cho ba ba.
- Chuyển giao các quy trình kỹ thuật tới người dân thông qua các đợt tập huấn và tài liệu.
- Trên cơ sở các nghiên cứu khoa hoc, đề xuất với chính quyền địa phương xem xét để nhân rộng mô hình nuôi, quản lý và hỗ trợ cho người sản xuất.
- Duy trì cân bằng sinh thái và môi trường xung quanh.
PHẦN HAI
NỘI DUNG DỰ ÁN
Giới thiệu chung huyện Quỳnh Lưu-Nghệ An:
I.1 Đặc điểm tự nhiên:
Bảng 1: bản đồ huyện Quỳnh Lưu.
- Diện tích: 607,1 km2 .
- Dân số: hơn 360.000 người (năm 2007).
- Mật độ 563 người/km2.
Bao gồm thị trấn Cầu Giát và 42 xã: Quỳnh Lập, Quỳnh Lộc, Quỳnh Bang, Quỳnh Thanh, Quỳnh Hưng, Quỳnh Diễn, Quỳnh Giang, Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoa, Quỳnh Thanh, Quỳnh Văn, Quỳnh Xuân, Quỳnh Tân, Mai Hùng, Quỳnh Vinh, Quỳnh Trang, Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu, Tân Thắng, Quỳnh Tam, Tân Sơn, Quỳnh Thiện, Quỳnh Di, Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Thạch, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh Đôi, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Yên, Quỳnh Ngọc, An Hoà, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Thọ, Sơn Hải, Quỳnh Thuận, Tiến Thuỷ và Quỳnh Long.
I.1.1. Đặc điểm địa lý:
Quỳnh Lưu có đường biên giới dài 122km, trong đó đường biên giới đất liền 88km và 34 km đường bờ biển.
- Khoảng cách từ huyện lỵ là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lỵ là thành phố Vinh khoảng 60Km.
- Phía bắc huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá), có chung địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là khe Nước Lạnh.
- Phía nam và tây nam Quỳnh Lưu giáp với Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng 31km.
- Vùng phía nam của huyện Quỳnh Lưu có chung khu vực đồng bằng với hai huyện Diễn Châu và Yên Thành (thường gọi là đồng bằng Diễn-Yên-Quỳnh).
- Phía tây, huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33km được hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi kéo dài liên tục mà giữa chúng có nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối liền hai huyện với nhau.
- Phía đông, huyện Quỳnh Lưu giáp biển Đông.
I.1.2. Khí hậu:
Quỳnh Lưu nằm trong khu vực nhiệt đới nhưng lại ở miền biển nên thường nhận được ba luồng gió:
- Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ, từng đợt thổi qua Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió bắc. - Gió mùa Tây Nam ở tận vinh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua các dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng.
- Gió mùa Đông nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào nhân dân gọi là gió nồm
- Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Mùa này tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình 30oC, có ngày lên tới 40oC.- Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc, mưa kéo dài.
I.1.3. Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản:
- Là huyện giáp biển, có 34 km đường bờ biển, nhiều sông ngòi chứa nước quanh năm thích hợp cho nuôi trông thủy sản nước mặn. Có truyền thống nhiều năm trong nghề nuôi trông thủy sản nước mặn như: nuôi tôm, cá biển…
- Có hồ Vực Mấu theo thống kê năm 1978 có lượng nước ngọt dự trữ lên tới 75 triệu m3 nước được bổ qua những lần mưa và là nguồn cung cấp nước ngọt sinh hoạt và tuới tiêu cho toàn bộ diện tích nông nghiệp cho huyện.
- Gần đây, trong chương trình phát triển thủy sản bền vững của tỉnh Nghệ An, huyện Quỳnh Lưu cùng kết hợp với các ban ngành liên quan đẩy mạnh chú trọng trong công tác phát triển nuôi trông thủy sản nước ngọt song song với phát triển với nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đưa thủy sản huyện trở thành ngành mũi nhọn thúc đẩy kinh tế cho bà con nông dân.
I.1.4 Nguồn lợi thủy sản của Huyện:
Tiềm năng kinh tế thủy sản là một trong những thế mạnh của huyện, góp phần thúc đẩy kinh tế của vung ngay càng đi lên.
Tổng giá trị sản xuất ước đạt 128,923 tỷ đồng, bằng 51,3% kế hoạch, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản đạt 19.401 tấn, bằng 53,5% kế hoạch năm; trong đó, sản lượng khai thác hải sản 16.709 tấn, bằng 59,7% kế hoạch năm, tăng 6,8%; 51 trại giống sản xuất được 297 triệu con tôm he, tăng 223 triệu con; tôm sú giống 128 triệu con, giảm 42 triệu con; 7 trại cá giống cấp I sản xuất được 3,3 triệu cá rô phi đơn tính, đáp ứng đủ giống phục vụ nuôi trồng trên địa bàn; sản lượng muối đạt 36.000 tấn, bằng 49,3% kế hoạch, tăng 2,9% so cùng kỳ.
I.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư.
I.2.1. Dân cư:
- Diện tích: 607,1 km2 .
- Dân số: hơn 360.000 người (năm 2007).
- Mật độ 563 người/km2.
I.2.2. Kinh tế:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh Nghệ An, kinh tế huyện Quỳnh Lưu đã có những bước thay đổi đáng kể.
Tỷ trọng nông-lâm- ngư- nghiệp năm 1996 là 56,2%, đến năm 2000 là 51%, CN-XD từ 13,5% nay là 16%, Thương mại - dịch vụ từ 30% lên 33%. Thu nhập bình quân đầu người từ 1,7 triệu đồng năm 1995 lên 2,977 triệu đồng năm 2000. Tỷ lệ hộ giàu từ 23,1% lên 26,1%, hộ nghèo đói từ 23,8% còn 11,6% năm 2000.
Quỳnh Lưu có nhiều di tích lịch sử lâu đời như: Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương, Đền Thượng ở xã Quỳnh Nghĩa, Đình Tám Mái ở xã Quỳnh Thuận, có bãi biển đẹp ở xã Quỳnh Phương phục vụ cho du lịch và nghỉ ngơi.
I.2.3. Cơ sở hạ tầng:
- Thủy lợi: Đã và đang xây dựng nhiều hồ đập và hệ thống sông ngòi phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu và hoạt động nuôi trồng cho nhân dân trong huyện theo dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi vùng Bắc Nghệ An.
- Điện:Cùng với sự phát triển của huyện, hệ thống điện của huyện đang từng bước được xây dựng để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của huyện. phát triển và ưu tiên cho các vùng trọng điểm ưu tiên như vùng nuôi trồng thủy sản và các vùng sâu vùng xa.
I.3 Các chủ trương chính sách liên quan đến phát triển NTTS:
Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé , nghèo nàn lac hậu, nghành nuôi trồng thủy sản(NTTS) đã trở thành nghành kinh tế mũi nhọn cuả tỉnh Nghệ An nòi chung và huyện Quỳnh Lưu noi riêng, co tốc độ tăng trưởng cao,có tỷ trọng GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Từ đầu năm đến nay,tổng sản lượng khai thác,nuôi trồng thuỷ hải sản đạt 19.401 tấn, bằng 53,5% kế hoạch năm; trong đó, sản lượng khai thác hải sản 16.709 tấn, bằng 59,7% kế hoạch năm.
Hiện nay sở nông nghiệp cùng các ban ngành huyện Quỳnh Lưu đã thảo luận xung quanh việc quy hoạch vùng và quy trình nuôi, nhằm tạo ra bước đột phá trong sản xuất.Vùng nuôi trồng thủy sản cần có bước đi vững chắc,bền vững, phát triển ổn định, đặc biệt trong quá trình nuôi cần nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thời gian tới, huyện Quỳnh Lưu tập trung thực hiện một số giải pháp: Quy hoạch,bố trí các mô hình cụ thể cho từng vùng nuôi, phát động mô hình nuôi ba ba chuyên canh nhất là những nơi được bố trí quy hoạch nuôi tập trung.Vận động nhân dân thực hiện mô hình này ở những nơi có điều kiện, xúc tiến triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch nhằm đa dạng sản phẩm chuyển dần diện tích bỏ hoang sang nuôi cải tiến năng suất cao, kết hợp với nuôi một số loại thủy sản khác tùy theo từng vùng,từng khu vực;tổ chức sản xuất theo hướng đa canh, xen canh, luân canh nhằm tạo hiệu quả cao trên cùng một đơn vị diện tích; đẩy mạnh công tác khuyến ngư, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Việc chuyển giao KH-KT cần phải thực hiện tại đồng ruộng, ao đầm để hướng dẫn trực tiếp cho nông dân; tổ chức sản xuất gắn với quản lý cộng đồng hình thành các HTX, tổ hợp tác trong NTTS. Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hệ thống thủy lợi cho từng tiểu vùng, khu vực; có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về con giống.
I 4. Những khó khăn trong việc phát triển nuôi ba ba trong vùng quy hoạch:
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, nghề nuôi ba ba ở huyện Quỳnh Lưu chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế và vẫn còn không ít khó khăn.Nổi rõ nhất là việc đầu tư nguồn vốn phục vụ cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất.Nhiều vùng, nhiều khu vực người dân chưa thể chủ động trong việc cấp thoát nước;lượng nước tháo, xổ không thông ra biển,nước tù quẩn, đây là một trong nhiều yếu tố gây nên dịch bệnh. Công tác chuyển giao, tiếp thu và ứng dụng KH-KT trong sản xuất còn hạn chế; cán bộ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân còn thiếu, chưa thu hút được cán bộ có kỹ thuật cao về công tác ở cơ sở;việc tổ chức sản xuất,cung ứng con giống về số lượng có tăng song chất lượng chưa đảm bảo, chưa kiểm soát được nguồn giống sạch bệnh;tập quán canh tác nhỏ lẻ của nông dân tiềm ẩn nhiều rủi ro, làm cho sản xuất thiếu tính bền vững.
II.Các mục tiêu dự án:
II.1.Mục tiêu ngắn hạn:
- Điều tra, đánh giá chi tiết các yếu tố môi trường vùng sinh thái của huyện.
Xây dựng các mô hình ương nuôi công nghiệp ba ba.
- Chuyển giao các quy trình kỹ thuật tới người dân thông qua các khóa tập huấn và tài liệu khuyến ngư.
- Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, xác lập và đề xuất với chính quyền địa phương của huyện về các biện pháp quản lý và hỗ trợ cho người sản xuất nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nghề nuôi ba ba. Nhằm duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn lợi và môi trường xung quanh.
II.2 Mục tiêu dài hạn:
Ứng dụng các thành tựu KH-KT mới vào các quy trình nuôi ba ba thương phẩm, để xây dựng các mô hình nuôi ba ba phù hợp với các điều kiện tư nhiên của vùng.
Trên cơ sở đó thúc đẩy phát triển nuôi ba ba xuất khẩu,sư dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên,nâng cao tỷ trọng ngành thủy sản và góp phần cải thiện đời sống người dân của huyện.
III.Quy mô dự án:
Địa bàn triển khai:huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An.
Lực lượng tham gia dự án:
Nhóm thực hiện Công ty KJC gồm các kỹ sư khoa NTTS của trường đại học Nha Trang.
Đại diện chính quyền nhân dân các cấp địa phương của huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An.
Một bộ phận ngư dân, nông dân trong vùng.
III.1 Một số kỹ thuật trong nuôi ba ba:
- Xây dựng quy mô nuôi thương phẩm ba ba.
- Ba ba có thể nuôi quanh năm nhưng phổ biến vào tháng 2 – 9 (dương lịch)
hàng năm.Lúc này nguồn giống phong phú, điều kiện tương đối thuận lợi.
Mô hình nay sẽ tiến hành nuôi 1 vụ/năm,một vụ chinh và một vụ phụ vụ chinh bắt đầu tháng 2 hàng năm và thu hoạch tháng 9 khi ba ba đạt trọng lượng từ 80 – 120g.
- Tùy điều kiện của ao mà chúng ta thả với mật độ phù hợp:0,5 – 1 con/m2 ,đối
với nuôi thâm canh thì chúng ta thả với mật độ 4 – 5con/m2 .
- Mô hình trên sau khi xây dựng sẽ được tiến hành nuôi thử nghiệm và áp dụng
đai trà sau khi thử nghiệm thành công.
Ba ba phát triển tốt nhất từ tháng 3 – 8, thời gian này cũng là thời gian ít bệnh tật nhất.
Lượng thức ăn hàng ngày tăng theo kích thước của ba ba.
III.2 Lực lượng tham gia dự án:
- Trung tâm khuyến ngư của huyện.
- Đại diên chính quyền nhân dân địa phương vùng triển khai dự án.
- Một số công ty chế biến trong huyện.
- Một số ngư dân trong vùng quy hoạch, đặc biệt là các đối tượng ngư dân hiện đang tham gia đánh bắt nguồn lợi ven bờ bằng các phương tiện thủ công, năng suất thấp và mang tính hủy diệt nguồn lợi tự nhiên.
III.3 Đối tượng hưởng lợi:
Đối tượng trực tiếp và lâu dài thông qua việc thực thi dự án là ngư dân, nông dân thuộc các địa phương ven biển thuộc vùng dự án.
Công ty chế biến thủy sản: có được thị trường tiêu thụ giống và nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Góp phần giải quyết công ăn viêc làm cho một người dân không có công việc ổn định.
IV.Nội dung cụ thể của dự án:
Mô hình dự án sẽ tiến hành nuôi thử nghiệm và áp dụng vào thực tế qua 3 pha hoạt động:
- Giai đoạn 1: Nuôi thử nghiệm với quy mô nhỏ.
Bước đầu điều tra cơ bản, đánh giá chi tiết các yếu tố môi trường cũng như
thời tiết, khí hậu tại vùng sẽ nuôi thử nghiệm ba ba của huyện.
Xác định hìh thức nuôi thương phẩm ba ba sẽ phù hợp với từng địa phương
thực thi dự án.
Càn phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, tuyên chọn những vùng dự
kiến nuôi thử nghiệm và tập huấn kỹ thuật cho người dân tham gia dự án.
Sẽ tiến hành nuôi thử nghiệm trong vòng 1 năm.
- Giai đoạn 2: Đẩy mạnh nuôi thử nghiệm ra diện rộng các bươc cung giống như pha.
1 nhưng nuôi áp dụng nuôi trên diện tích rộng hơn.
Cố gắng hướng dẫn cho người dân quen với mô hình, hiểu rỏ đặc điểm của
baba và các biện pháp xư lý trong tình huống môi trường có biến động lớn –
tránh trường hợp thiệt hai nặng trong vụ nuôi thu nghiệm.
- Giai đoạn 3:Bắt đầu chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cho người dân trong huyện.
Đào tạo, nâng cao kiến thức, trình độ sản xuất cho đội ngủ kỹ thuật viên.
Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, tuyển chọn và tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm baba cho người dân.Sau buổi tập huấn cần tiến hành tổ chức thảo luận trao đổi những kinh nghiệm cũng như những kinh nghiệm cũng như những khó khăn và thuận lợi giưa người dân, cán bộ xã, huyện và cán bộ kỹ thuật.
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học, cần xác lập và đề xuất với chính quyền địa phương về các biện phạp quản lý và hổ trợ nhằm đảm bảo sự phát triển và bền vững của nghề nuôi baba tại huyện Quỳnh Lưu. Đồng thời duy trì được sự cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường xung quanh.
V. Nguồn vốn dự kiến:
Tổng kinh phí dự kiến :2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng), trong đó:
- Vốn UBND tỉnh Nghệ An: 1.400.000.000 đồng (Một tỷ bốn trăm triệu đồng).
- Vốn Công ty KJC: 600.000.000 (Sáu trăm triệu đồng).
Sơ bộ phân bố kinh phí thực hiện:
Các chi phí
Tổng cộng(VND)
Nguồn vốn
UBND tỉnh Nghệ An
Công ty KJC
Nuôi thương phẩm với quy mô nhỏ
2.000.000.000
1.400.000.000
600.000.000
Tổng cộng
2.000.000.000
1.400.000.000
600.000.000
VI. Hoạch toán kinh tế:
A. THÔNG SỐ SẢN XUẤT
Kích thước ao (m2)
500
Tổng số ao
4
Mật độ thả trên ao (con)
2500
Cỡ giống thả (kg)
0,1
Tổng số con giống (con)
10000
Thời gian vụ nuôi (tháng)
8
Tỷ lệ sống
95%
Khối lượng cơ thể lúc thu hoạch (kg)
1,2
Số vụ trong một năm
1,5
Sản lượng thu hoạch (kg)
11400
Giá bán tại ao (VND/kg)
280.000
Tỷ lệ duy tu, sửa chữa thiết bị hàng năm
3%
Lãi suất vay ngân hàng tính theo năm
13%
Lệ phí môi trường (VND/ao/tháng)
2.000
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCRaf)
15
B. ĐẦU TƯ
Đơn giá (VND)
Số lượng
Chi phí (VND)
Tuổi thọ (năm)
Khấu hao (VND)
ao
50000000
4
200.000.000
30
6.666.667
Nhà bảo vệ
1500000
1
1.500.000
8
187.500
Máy nổ
2500000
1
2.500.000
8
312.500
Lương công nhân
3000000
8
24.000.000
Con giống
2500
10000
25.000.000
Thức ăn
10000
171000
1.710.000.000
Các chi phí khác
1000000
1
1.000.000
Tổng đầu tư (vụ)
1.964.000.000
Tổng khấu hao (vụ)
4.777.778
C. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CHO MỘT VỤ
C1. Chi phí cố định
Đơn giá (VND)
Số lượng
Chi phí (VND)
Duy tu & sửa chữa ao @3%/năm
36
4
144
Lãi suất vay ngân hàng @ 13% /năm
166.723.582
1
166.723.582
Lệ phí môi trường
16.000
4
64.000
Khấu hao
4.777.778
Tổng 1
171.565.503
C2. Chi phí biến đổi
Unit cost (VND)
Quantity
Total Cost (VND)
Lương công nhân
3000000
8
24.000.000
Con giống
2500
10000
25.000.000
Thức ăn
10.000
171.000
1.710.000.000
Linh tinh (vợt lưới, thùng xốp...)
1.000.000
1
1.000.000
Tổng 2
1.760.000.000
TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
1.931.565.503
D. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
Doanh thu (VND/vụ)
3.192.000.000
Lợi nhuận (VND/vụ)
1.260.434.497
Sản lượng hòa vốn (kg)
1477
Giá bán hòa vốn (VND/kg)
170.000
Tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư (%)
64,2
Lợi nhuận biên (%)
39,5
VII. Kế hoạch triển khai thực hiện:
Tổ chức thực hiện dự án:
Việc tổ chức thực hiện điều phối hoạt động dự án và cấp kinh phí cho dự án sẽ thông qua ban điều hành dự án.
Ban chấp hành dự kiến của dự án:
STT
Họ và tên
Chức vụ/đơn vị
Vị trí dự án
1
Huỳnh Thanh Minh
Trưởng nhóm
Giám đốc
2
Đậu Đức Nam
Thành viên
Phó giám đốc
3
Phạm Ngọc Đoàn
Phó nhóm
Kế toán
4
Trần Ngọc Sơn
Thành viên
Cố vấn
5
Phạm Văn Quang
Thành viên
Cố vấn
6
Lê Văn Công
Thành viên
Cố vấn
7
Hồ Minh Thành
Thành viên
Ủy viên
8
Ăn Phayvong phonma in Hong
Thành viên
Ủy viên
9
Trần Gia Thắng
Thành viên
Ủy viên
10
Lê Viết Nhân
Thành viên
Ủy viên
Ngoài ra, còn được sự giúp đở của thầy Lê Anh Tuấn.
Lập kế hoạch, quản lý điều hành và báo cáo:
Văn bản này được sự phố hợp chặc chẻ của ban điều hành dự án, cơ sở pháp ký mục tiêu , nội dung và cơ chế hoạch động của dự án được đề xuất trên cơ sở các khảo sát sơ bộ về hiện trạng và nhu cầu phát triển của vùng dự án.
Ban điều hành có trách nhiệm:
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu để nắm được kế hoạch cần triển khai.
Phối hợp thực hiện kế hoạch chặc chẻ nhằm thực hiện tốt muc tiêu dự án đề ra.
BĐH dự án phải lập báo cáo tiến độ hàng quý và hàng năm gửi đến chính quyền địa phương.
VIII. Kế hoạch thời gian:
Hoạt động
Năm 2011
Năm 2012
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Giai đoạn 1:Nuôi thương phẩm với quy mô nhỏ
Điều tra cơ bản
x
Xác định hình thức nuôi
x
Tuyển chọn và tập huấn kỹ thuật cho dân.
X
Thử nghiệm nuôi và đánh giá kết quả.
X
X
X
X
X
X
X
X
x
Giai đoạn 2: Nuôi thương phẩm với quy mô lớn
Điều tra cơ bản
x
Xác định hình thức nuôi
x
Tuyển chọn và tập huấn kỹ thuật cho dân.
x
Thử nghiệm nuôi
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Giai đoạn 3: Chuyển giao công nghệ và nuôi trên diện rộng
Đề xuất biện pháp quản lý, hổ trợ với địa phương
X
Tuyển chọn, tập huấn kỹ thuật cho dân.
X
Tư vấn cho dân về kỹ thuật nuôi
X
Phần Ba : Phân tích hiệu quả dự án:
I.Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
Đây là dự án quy hoạch đối tượng nuôi nhằm mục đích đa dạng hóa đối tượng nuôi, giảm dịch bệnh tạo tiền đề thúc đẩy một ngành sản xuất mới bền vững trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm, chuyển giao công nghệ, kinh phí chi tiêu sử dụng chủ yếu cho mục đích nghiên cứu mô hình nuôi thử nghiệm xây dựng và chuyển giao công nghệ cũng như đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động này. Do đó,việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế một cách cụ thể và chi tiết rất khó khăn.
Xét về mặt kinh tế xã hội, các hoạt động nghiên cứu và triển khai mô hình nuôi ba ba tới cộng đồng dân cư nghèo, các cộng đồng dân cư đã nuôi các loại thủy sản khác nhau nhưng thất bại như tôm sú, bạc , thẻ, cá… có tác dụng chuyển đổi đối tượng nuôi tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, giảm tâm lý hoang mang lo ngại trong cộng đồng nuôi tôm, tạo cơ sở chuyển đổi ngành nghề từ khai thác tự nhiên trên sông không có hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu lực lượng lao động hiện có theo định hướng phát triển của ngành thủy sản, nâng cao thu nhập.
Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tạo sản phẩm cho xã hội góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông thôn.
Góp phần làm tăng tính cộng đồng trong hợp tác xã sản xuất, tạo mối quan hệ khăng khít.
Việc hình thành và hoạt động của dự án sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên công ty KJC, cũng như trình độ của các cán bộ kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản của huyện Quỳnh Lưu về mặt lý thuyết và thực hành, phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng và phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.
II.Hiệu quả môi trường.
Việc nuôi thương phẩm ba ba theo mô hình thâm canh sẽ dễ kiểm soát dịch bệnh.
Mô hình cũng góp phần làm tăng việc sử dụng tài nguyên đất, tăng tính bền vững trong sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì đã quy hoạch vùng nuôi tập trung.
Trên cơ sở các điều tra nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu thực nghiệm, các đề xuất và hướng phát triển phù hợp, đảm bảo cân bằng sinh thái, khả năng cải thiện chất lượng đất, nước… sẽ được đưa ra.
III.Tính bền vững của dự án trong quy trình phát triển tiếp theo.
Phù hợp với chính sách phát triển của chính phủ Việt Nam , với vùng dự án, đặc biệt là nỗ lực của chính phủ và các cấp chính quyền địa phương nhằm tạo công ăn việc làm xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng dân cư lao động nông nhàn, người nuôi ba ba có hướng đi tiếp theo.
Phù hợp với chiến lược phát triển của ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo đã được chính phủ thông qua .
Phù hợp với chương trình phát triển quy hoạch các ngành nghề nông thôn giai đoạn 2011- 2012, 2012 – 2020.
Phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của nông dân, đặc biệt là ngư dân ở vùng dự án.
Sự tham gia của đội ngũ nhân viên có tay nghề giàu kinh nghiệm kỹ thuật của công ty KJC sẽ đảm bảo sự thành công của dự án. Đây là công ty đầu ngành về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi thủy sản nước ngọt, cùng với sự phối hợp của các cơ quan chức năng khác sẽ đảm bảo việc thử nghiệm và triển khai quy hoạch nuôi ba ba có hiệu quả trong quá trình phát triển lâu dài.
Tác động tích cực về hiệu quả môi trường của dự án góp phần đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững trong các giai đoạn khác nhau.
Phần Bốn:Kết luận và kiến nghị
Huyên Quỳnh Lưu – Nghệ An là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt. Trong đó ba ba là đối tượng có giá trị kinh tế cao hiện nay. Vì vậy nhóm chúng tôi đã thực hiện dự án này nhằm mục đích đưa ra một mô hình nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, góp phần làm tăng thu nhập và ổn định đời sống của người dân trong vùng. Nuôi ba ba công nghiệp là áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi làm tăng năng suất đáng kể và làm hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệch xung quanh. Đây là một dự án có quy mô khá lớn, được sự tham gia của nhiều cán bộ kỹ sư của công ty KJC và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương. Tài liệu này sẽ là căn cứ để triển khai dự án trong giai đoạn khởi đầu, ban điều hành dự án phải có nhiệm vụ phối hợp với công ty, cùng các cơ quan có liên quan để xây dựng dự án khả thi hơn.
Đề nghị ủy ban nhân dân huyện Quỳnh lưu và ủy ban nhân dân các xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi để việc triển khai thực hiện dự án đạt được thành công tốt nhất.
Bản xếp loại thành viên của nhóm 8 trong quá trình làm báo cáo:
STT
Họ và tên
Xếp loại
Ghi chú
1
Huỳnh Thanh Minh
A
Tích cực tham gia nhóm
2
Đậu Đức Nam
A
Tích cực tham gia nhóm
3
Phạm Ngọc Đoàn
A
Tích cực tham gia nhóm
4
Trần Ngọc Sơn
A
Tích cực tham gia nhóm
5
Phạm Văn Quang
A
Tích cực tham gia nhóm
6
Lê Văn Công
A
Tích cực tham gia nhóm
7
Hồ Minh Thành
B
Ít tham gia nhóm
8
Ăn Phayvong phonma in Hong
B
Ít tham gia nhóm
9
Trần Gia Thắng
B
Ít tham gia nhóm
10
Lê Viết Nhân
B
Ít tham gia nhóm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dự án nuôi baba thương phẩm.doc