Động thái kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long trong thập niên cuối thế kỷ XX

Nghiên cứu lịch sử đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ cận hiện đại và những động thái kinh tế - xã hội của vùng trong thập niên cuối thế kỷ XX, với những chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển đất nước, chúng ta thấy đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển hơn nữa. Song, trên con đường phát triển hiện nay và sắp tới, đồng bằng sông Cửu Long còn phải đối diện với nhiều thách đố gay gắt trên nhiều lĩnh vực, từ vấn đề khai thác, ứng xử, sử dụng nguồn tài nguyên đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu xã hội, giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, lao động, vấn đề văn hóa. Ngay cả đối với thế mạnh của nó là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, cũng cần phải có những tính toán mới. Để có sự thành công, trước hết phải nắm được và thừa nhận qui luật phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, phải có những chính sách thông minh, những định chế sát thực và hiệu quả đảm bảo cho qui luật phát triển, hướng vào mục tiêu tăng quốc lực, lấy lợi ích lâu dài và trường tồn của người dân làm chính, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Động thái kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long trong thập niên cuối thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3 (75), 2001 3 Động thái kinh tế-xã hội ở đồng bằng sông cửu long trong thập niên cuối thế kỷ XX Phan Xuân Biên Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, thập kỷ thực hiện đ−ờng lối đổi mới, Việt Nam đã thu đ−ợc những thành tựu v−ợt bậc về nông nghiệp, đặc biệt là về sản xuất l−ơng thực, xuất khẩu lúa gạo. Làm nên thành tựu kỳ tích ấy là công sức của cả n−ớc, trong đó đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng nhất. Thật vậy, với diện tích 39.600 km2 (chiếm 12% diện tích cả n−ớc), dân số năm 1999 là 16,13 triệu ng−ời (21,1% dân số cả n−ớc), đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp hàng hóa lớn nhất Việt Nam từ x−a đến nay. GDP nông-lâm-thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 46% GDP nông-lâm-thủy sản cả n−ớc; sản l−ợng lúa chiếm 51-53%, xuất khẩu gạo chiếm khoảng 80% (1999), giá trị sản l−ợng thủy sản của vùng chiếm khoảng 60%, xuất khẩu thủy sản cả n−ớc. Đó là kết quả của một quá trình vận động sôi nổi d−ới sự tác động của nhiều yếu tố theo nhiều chiều kích khác nhau trong hơn một thập kỷ qua. 1. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Nhà n−ớc Việt Nam đã thực thi nhiều chủ tr−ơng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có nhiều chủ tr−ơng để phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Các chủ tr−ơng chính sách này đề cập đến nhiều lĩnh vực với những mục tiêu chính là nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng; xây dựng các công trình thủy lợi, ngăn thoát lũ, ngăn mặn; xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mạng l−ới giao thông, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; tập trung sức lực để khai thác tiềm năng vùng Đồng Tháp M−ời, Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau; phát huy thế mạnh vùng có bờ biển dài, ng− tr−ờng rộng, phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản; đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thủy hải sản. 2. Chịu sự tác động của các chính sách trong môi tr−ờng và xu h−ớng phát triển chung của cả n−ớc, trong hơn 10 năm qua kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long đã có những biến đổi mạnh trên nhiều lĩnh vực. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Động thái kinh tế-xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long ... 4 2a. Cơ cấu kinh tế của vùng thay đổi theo h−ớng tỷ trọng khu vực I (nông- lâm-thủy sản) giảm, khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) tăng. Tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản ngày càng giảm, đặc biệt thời kỳ 1996-2000 giảm nhanh hơn thời kỳ 1991-1995. Tỷ trọng này vào năm 1995 là 61,83% thì đến năm 2000 đã giảm xuống còn 52,96%. Trong lúc đó, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 13,8% năm 1995 lên 17,9% năm 2000. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 21,38% lên 29,18% từ năm 1995 đến năm 2000. Xu h−ớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên đây của vùng đồng bằng sông Cửu Long là phù hợp với xu h−ớng phát triển kinh tế - xã hội của cả n−ớc trong thập kỷ vừa qua. Nh−ng quá trình chuyển dịch đó diễn ra với mức độ chậm hơn so với cả n−ớc, và cũng không đạt theo nh− kế hoạch của Nhà n−ớc. Trong vòng 10 năm qua (1991-2000), tỷ trọng nông-lâm-thủy sản trong GDP của cả n−ớc đã giảm gần 19%, nh−ng đồng bằng sông Cửu Long chỉ giảm 8,2%; và tỷ trọng công nghiệp và xây dựng của cả n−ớc tăng lên 14,5% thì đồng bằng sông Cửu Long chỉ tăng 6%, và dịch vụ chỉ tăng 2% so với cả n−ớc là 6,2%. Do vậy, dù có nhiều chuyển động tích cực, cho đến nay đồng bằng sông Cửu Long vẫn là một vùng nông nghiệp, trong đó tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm đại đa số. 2b. Biến đổi mạnh nhất của kinh tế đồng bằng sông Cửu Long trong thập kỷ vừa qua là diện tích và sản l−ợng lúa tăng nhanh. Nhờ thực hiện các công trình thủy lợi và ch−ơng trình khai thác Đồng Tháp M−ời, Tứ giác Long Xuyên - những vùng hoang hóa đầy tiềm năng, mà trong 10 năm qua diện tích gieo trồng lúa của đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh, từ 2,7 triệu ha năm 1990 tăng lên 4 triệu ha vào năm 1999 lên 40,6 tạ/ năm 1999 (bình quân tăng 1,1% năm). Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ tăng bình quân của cả n−ớc (2,5%/năm) và năng xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng ch−a bằng đồng bằng sông Hồng (thấp hơn 0,9 tấn/ha). Nh−ng do diện tích gieo trồng lớn và tăng nhanh, nên sản l−ợng l−ơng thực của đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh, thực sự là “vựa lúa” của Việt Nam, vừa đóng góp tích cực nhất trong việc phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, vừa góp phần quan trọng vào sự ấm no của cả n−ớc trong thập kỷ qua. Năm 1988, sản l−ợng l−ơng thực đồng bằng sông Cửu Long là 7,6 triệu tấn, năm 1990 là 9,6 triệu tấn thì năm 1999 đã tăng lên 16,3 triệu tấn, chiếm gần 50% tổng sản l−ợng l−ơng thực cả n−ớc. Tốc độ tăng bình quân là 5,4%/năm (nửa triệu tấn/năm). Trên cơ sở sản l−ợng l−ơng thực tăng nhanh, đồng bằng sông Cửu Long là vùng cung cấp gạo xuất khẩu chủ yếu của cả n−ớc (chiếm khoảng 80%). Sản l−ợng xuất khẩu tăng từ 1,6% triệu tấn năm 1990 lên 4,3 triệu tấn năm 1999. Tuy vậy việc duy trì sự phát triển về sản suất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cũng gặp rất nhiều thách đố. Giải quyết “đầu ra” cho nông sản, tr−ớc hết là lúa gạo để ổn định hoạt động kinh tế chủ yếu của nông dân, việc quy hoạch vùng lúa gạo xuất khẩu chất l−ợng cao, phát triển mạnh công nghệ sinh học, phục vụ đắc lực cho nông nghiệp, Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Phan Xuân Biên 5 tìm kiếm cơ hội để tạo nên những “đột biến” thúc đẩy phát triển l−ợng và chất hàng nông sản theo mức phát triển của khu vực và thế giới là những đòi hỏi vừa cấp bách vừa cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững của nông nghiệp trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long. 2c. Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km và khoảng 360.000 km2 lãnh hải, lại có nhiều đầm lầy và mạng l−ới sông rạch dày đặc. Thực hiện các chủ tr−ơng chính sách của Nhà n−ớc về phát triển ngành thủy hải sản, trong thập niên vừa qua ngành kinh tế quan trọng này đã có b−ớc phát triển nhanh trên cả ba lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Việc đánh bắt hải sản xa bờ đ−ợc thực hiện ở hầu hết các tỉnh trong vùng nh−ng hiệu quả ch−a cao và ch−a bền vững. Trong lúc đó thì lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển khá mạnh và t−ơng đói vững chắc. Diện tích nuôi trồng tăng nhanh, từ 155.276 ha năm 1990 tăng lên 289.391 ha vào năm 1995, và theo đó sản l−ợng tăng gần gấp 3 lần (tự 99.121 tấn/1990 tăng lên 266.982 tấn/1995), tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 8-10%. Trên cơ sở đó, ch−ơng trình xuất khẩu thủy sản đã đạt kết quả khả quan. Đến nay toàn vùng đã có 75 nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu. Năm 1991, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 131,377 triệu USD, năm 1999 tăng lên 486,5 triệu USD và còn có xu h−ớng tăng hơn nữa. Tỷ trọng ngành thủy sản ngày càng tăng đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đặc biệt vùng ven biển. Đ−ơng nhiên, để tiếp tục phát triển một cách bền vững ngành kinh tế quan trọng này, đồng bằng sông Cửu Long còn phải thực hiện nhiều khâu quan trọng nữa, từ việc điều tra cơ bản đánh giá trữ l−ợng nguồn lợi hải sản có thể khai thác ở vùng lãnh hải rộng lớn, việc qui hoạch, thiết kế các vùng nuôi trồng thủy sản, đến công tác khuyến ng−, chuyển giao công nghệ, dịch vụ về con giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, đầu t− thích đáng và đúng địa điểm, việc tìm kiếm thị tr−ờng ... 2d. Ngành công nghiệp và xây dựng đồng bằng sông Cửu Long có tăng trong thập kỷ vừa qua. Tăng cả tỷ trọng đối với cơ cấu giữa các khu vực kinh tế của vùng (từ 14,1% năm 1995 lên 16,1% năm 1998), từ đó tăng vị trí của ngành trong cả n−ớc (9,1% năm tăng lên 9,5%). Trong ngành công nghiệp thì công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến l−ơng thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hầu hết các tỉnh đều có cơ sở xay xát gạo. L−ợng gạo đ−ợc xay xát đều tăng qua các năm với chế độ tăng trung bình hàng năm 9%. Công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh tăng mạnh trong những năm gần đây. Sản l−ợng chế biến năm 1995 đạt 34.386 tấn, đến năm 1998 đã đạt 52.385 tấn, mức tăng bình quân hàng năm trong thời gian qua đạt 15,3%/năm. Trong lúc đó, công nghiệp chế biến đ−ờng đ−ợc nổi lên trong thời kỳ này phấn đấu thực hiện ch−ơng trình 1 triệu tấn đ−ờng trong cả n−ớc, nay có xu h−ớng giảm và đang có nhiều khó khăn. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Động thái kinh tế-xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long ... 6 Sản xuất gạch ngói đ−ợc phát triển hầu khắp mọi nơi, trong đó tập trung lớn nhất là Vĩnh Long và An Giang với sản l−ợng chiếm hơn 80% sản l−ợng gạch ngói toàn vùng. Ngoài những ngành kinh tế có sự biến động mạnh theo các xu h−ớng khác nhau nh− trên đây đã nêu, còn có một số lĩnh vực kinh tế khác nh− th−ơng mại, dịch vụ, đầu t− cũng có những trạng thái vận động đa dạng theo những chiều h−ớng khác nhau, nh−ng nhìn chung là biến động chậm. 3. Cùng với những biến động theo chiều h−ớng tích cực với những thành tựu to lớn về kinh tế thì một số vấn đề xã hội lại có sự biến động theo những xu h−ớng phức tạp. 3a. Quy luật cung cầu và cạnh tranh trong sản xuất hàng hóa tác động ngày càng rõ nét và mạnh mẽ đến xu h−ớng vận động của ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long. Xu h−ớng tích tụ, tập trung ruộng đất vào những ng−ời làm ăn giỏi và có vốn ngày càng mạnh, dù đ−ợc biểu hiện d−ới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi sản xuất lúa hàng hóa tăng mạnh thì tích tụ ruộng đất cũng tăng nhanh và ng−ợc lại. Năm 1994, toàn đồng bằng sông Cửu Long có 3,65% số hộ có từ 3-5 ha và 0,73% số hộ có trên 5 ha thì năm 1998 tỷ lệ t−ơng ứng trên đã tăng lên 30,32% và 12,65%. Nguồn gốc cơ bản của sự tăng trên đây là do chuyển nh−ợng ruộng đất d−ới hình thức hợp pháp hoặc thỏa thuận ngầm. Các nguyên nhân khác nh− lấy lại đất cũ, khai hoang chiếm tỷ lệ không phải chủ yếu (trừ vùng Cà Mau, Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp M−ời). Tuy còn có những ý kiến đánh giá khác nhau về xu h−ớng trên đây, nh−ng đa số đều cho rằng đó là điều hợp với qui luật sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nên mang tính tích cực, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, bởi có điều kiện để áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tăng số l−ợng và chất l−ợng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của lúa gạo trên thị tr−ờng, tăng số hộ giàu ở nông thôn. Đồng thời với xu h−ớng tích tụ ruộng đất trên đây, xu h−ớng số hộ không có đất hoặc ít đất ngày càng đông. Trong vòng 4 năm, số hộ không đất toàn vùng tăng từ 12.277 hộ năm 1994 lên 136.338 hộ năm 1997 (tăng 11 lần). Có7/12 tỉnh có số hộ không đất trong thời gian trên tăng lên nh− Cần Thơ: 20 lần, Cà Mau: 31 lần, Bạc Liêu: 29 lần, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh: 21 lần đặc biệt là Đồng Tháp: trên 90 lần (15.516 hộ năm 1997 so với 168 hộ năm 1994). Số hộ thiếu đất ngày càng đông tuy không có biến động mạnh nh− số hộ không đất. Toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1994 có 108.036 hộ thiếu đất, thì năm 1998 tăng lên 208.322 hộ (tăng 2 lần). Trong đó có một số tỉnh nh− Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu có tỷ lệ số hộ thiếu đất tăng cao. Theo thống kê của các tỉnh thì Vĩnh Long có gần 25% số hộ nông dân thiếu đất canh tác, Sóc Trăng: 14%, Cần Thơ: 10,5% ... Các công trình điều tra và nghiên cứu động thái tình hình ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long đã nêu ra rất nhiều nguyên nhân về xu h−ớng tăng Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Phan Xuân Biên 7 nhanh số hộ thiếu đất và không đất canh tác nông nghiệp trên đây, nh−ng có thể ghép thành 4 nhóm nguyên nhân chính: - Do sang nh−ợng, cầm cố ruộng đất hoặc do chủ cũ đòi lại sau khi các hình thức tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp tan rã. - Do tách chia hộ vì dân số ngày càng tăng, số hộ gia đình ngày càng nhiều. - Do mới đến lập nghiệp từ những nơi khác, trong đó, phần lớn là di dân tự do vốn là những ng−ời nghèo khổ. Cũng có một số hộ sau bao năm thử vận ở những vùng đất mới đã không thành công đành trở về quê cũ và trở thành hộ không đất hoặc thiếu đất. - Do đất nông nghiệp chuyển đổi mục tiêu sử dụng, phần lớn là do xây dựng các công trình công cộng, đô thị hóa Đánh giá về xu h−ớng này cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nh−ng nhìn chung thì đó là một xu h−ớng tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển, thuận với lịch sử x−a nay của đồng bằng sông Cửu Long. 3b. Mức sống của c− dân đồng bằng sông Cửu Long không ngừng tăng nhanh với tốc độ tăng GDP bình quân đầu ng−ời đạt 7,3%/năm trong thời gian 1995-2000, cao hơn mức tăng trung bình của cả n−ớc. Theo số liệu tính toán của các tỉnh thì đến năm nay GDP bình quân đầu ng−ời của vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể đạt 3.265.000 đồng, tăng 1,52 lần so với năm 1994. Nh−ng hiện nay GDP bình quân đầu ng−ời ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn thấp hơn mức bình quân của cả n−ớc. Sự phân hóa xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long tạo nên những nhóm xã hội có đời sống khác nhau vẫn diễn ra khá phức tạp trong thập kỷ vừa qua. Số hộ giàu và khá không ngừng tăng lên ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nếu cuối thập niên 80, số hộ giàu và khá chiếm ch−a đến 20% (giàu: 8,06%, khá chiếm: 10,34%) thì vào cuối thập niên 90, tỷ lệ đó đã đ−ợc nâng lên, t−ơng đ−ơng với khoảng1/4 số hộ trong toàn vùng. Số hộ giàu và khá ở đồng bằng sông Cửu Long th−ờng chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ bình quân số hộ giàu và khá của nông thôn cả n−ớc. Năm 1993-1994 số hộ giàu và khá ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,5%, còn cả n−ớc chỉ khoảng 16%. Nh−ng mặt khác, tỷ lệ hộ đói nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn ở mức khá cao, bình quân của vùng vào năm 1999 là khoảng 14% số hộ nghèo, trong đó tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Sóc Trăng: 26%, còn thấp nhất là An Giang: 9%. Những chỉ số trên đây phản ánh mức sống của c− dân không đồng đều giữa các vùng, thể hiện sự phân hóa xã hội diễn ra khá mạnh. Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi d− thừa lao động phổ thông khá cao và thiếu trầm trọng đội ngũ lao động kỹ thuật. Đây cũng là nơi có số hộ nông dân đi làm thuê đông nhất n−ớc, và sự di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp, nông Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Động thái kinh tế-xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long ... 8 thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm khá đông. Kết quả điều tra năm 1996 cho thấy xu thế di chuyển lao động ở đồng bằng sông Cửu Long cao hơn vùng Đông Nam Bộ. Trong đó 3 tỉnh là Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng có số ng−ời di chuyển ra thành thị tìm việc làm đông nhất. Đó cũng là xu h−ớng đang ngày càng phổ biến trong động thái của nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long. Ph−ơng châm đ−ợc nhiều ng−ời quan tâm là “ly nông không ly h−ơng” xem ra gặp nhiều thách đố gay gắt trong quá trình thực hiện. 4. Nghiên cứu lịch sử đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ cận hiện đại và những động thái kinh tế - xã hội của vùng trong thập niên cuối thế kỷ XX, với những chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản và Nhà n−ớc Việt Nam nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển đất n−ớc, chúng ta thấy đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển hơn nữa. Song, trên con đ−ờng phát triển hiện nay và sắp tới, đồng bằng sông Cửu Long còn phải đối diện với nhiều thách đố gay gắt trên nhiều lĩnh vực, từ vấn đề khai thác, ứng xử, sử dụng nguồn tài nguyên đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu t−, giải quyết mối quan hệ giữa tăng tr−ởng kinh tế và các mục tiêu xã hội, giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, lao động, vấn đề văn hóa... Ngay cả đối với thế mạnh của nó là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, cũng cần phải có những tính toán mới. Để có sự thành công, tr−ớc hết phải nắm đ−ợc và thừa nhận qui luật phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, phải có những chính sách thông minh, những định chế sát thực và hiệu quả đảm bảo cho qui luật phát triển, h−ớng vào mục tiêu tăng quốc lực, lấy lợi ích lâu dài và tr−ờng tồn của ng−ời dân làm chính, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdong_thai_kinh_te_xa_hoi_o_dong_bang_song_cuu_long_trong_tha.pdf
Tài liệu liên quan