Các sông hồ tự nhiên ở vùng đồng bằng do đã
hình thành lâu năm, đáy tương đối bằng phẳng thuận
lợi cho việc thả lưới đánh cá không cần cải tạo hay
khối lượng cải tạo không đáng kể. Qua phần đặc
điểm hình thái hồ chứa nước chúng ta đã thấy rõ hầu
hết các hồ chứa đều được xây dựng ở phần trung du,
miền núi, địa hình đáy hồ phức tạp nếu không xử lý
thích đáng thì rất khó đạt hiệu quả khai thác tốt. Vì
vậy dọn bãi khai thác cá là một trong những biện
pháp lớn về cải tạo vùng nước ở các hồ chứa. Do đặc
điểm thủy văn quyết định công tác cải tạo đáy hồ về
cơ bản là phải tiến hành xong trước khi cho hồ ngập
nước. Trên thế giới ở các nước Âu, Mĩ có lịch sử xây
dựng hồ sớm và có nghề nuôi cá hồ tương đối sớm
đều khẳng định ở các hồ chứa không thực hiện việc
dọn đáy trước khi ngập thì sẽ gây khó khăn rất lớn
cho việc đánh bắt cá sau này. Mặc dầu kỹ thuật khai
thác phát triển đến đâu chăng nữa cũng chỉ đánh bắt
được không quá 5-10% trữ lượng cá trong hồ. Trung
Quốc lịch sử phát triển nghề cá ở hồ chứa phát triển
trước nước ta khoảng trên 10 năm với những đối
tượng cá nuôi khác nhiều so với các nước trên thế
giới, qua kinh nghiệm thực tiễn cũng đã khẳng định
tầm quan trọng của công tác dọn lòng hồ và việc dọn
đáy như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất
và sản lượng cá sau này. Nhiều nước đã coi việc dọn
lòng hồ là một trong những hạng mục công tác xây
dựng cơ bản không những cho nghề cá hồ chứa mà cả
mục đích kinh doanh tổng hợp đối với công trình xây
dựng hồ chứa.
10 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dọn bãi đánh cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỌN BÃI ĐÁNH CÁ
Các sông hồ tự nhiên ở vùng đồng bằng do đã
hình thành lâu năm, đáy tương đối bằng phẳng thuận
lợi cho việc thả lưới đánh cá không cần cải tạo hay
khối lượng cải tạo không đáng kể. Qua phần đặc
điểm hình thái hồ chứa nước chúng ta đã thấy rõ hầu
hết các hồ chứa đều được xây dựng ở phần trung du,
miền núi, địa hình đáy hồ phức tạp nếu không xử lý
thích đáng thì rất khó đạt hiệu quả khai thác tốt. Vì
vậy dọn bãi khai thác cá là một trong những biện
pháp lớn về cải tạo vùng nước ở các hồ chứa. Do đặc
điểm thủy văn quyết định công tác cải tạo đáy hồ về
cơ bản là phải tiến hành xong trước khi cho hồ ngập
nước. Trên thế giới ở các nước Âu, Mĩ có lịch sử xây
dựng hồ sớm và có nghề nuôi cá hồ tương đối sớm
đều khẳng định ở các hồ chứa không thực hiện việc
dọn đáy trước khi ngập thì sẽ gây khó khăn rất lớn
cho việc đánh bắt cá sau này. Mặc dầu kỹ thuật khai
thác phát triển đến đâu chăng nữa cũng chỉ đánh bắt
được không quá 5-10% trữ lượng cá trong hồ. Trung
Quốc lịch sử phát triển nghề cá ở hồ chứa phát triển
trước nước ta khoảng trên 10 năm với những đối
tượng cá nuôi khác nhiều so với các nước trên thế
giới, qua kinh nghiệm thực tiễn cũng đã khẳng định
tầm quan trọng của công tác dọn lòng hồ và việc dọn
đáy như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất
và sản lượng cá sau này. Nhiều nước đã coi việc dọn
lòng hồ là một trong những hạng mục công tác xây
dựng cơ bản không những cho nghề cá hồ chứa mà cả
mục đích kinh doanh tổng hợp đối với công trình xây
dựng hồ chứa.
Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm và chưa
có sự chú ý đúng mức, chúng ta đã để một số công
trình hồ chứa đến khi ngập không dọn đáy được, gặp
khó khăn rất lớn cho việc đánh cá và kinh doanh
nghề cá sau này. Sau thời gian rút kinh nghiệm chúng
ta đã liệt kê công tác dọn đáy vào hạng mục công
trình xây dựng cơ bản và xác định rõ trách nhiệm,
quan hệ giữa hai ngành thủy lợi và thủy sản đối với
vấn đề này từ khi qui hoạch đến khi thi công xây
dựng hồ chứa. Qua thực tế sản xuất chúng ta đã có
một số kinh nghiệm nhất định để giải quyết được một
số vấn đề, nhưng vẫn còn một số tồn tại chưa giải
quyết được, đòi hỏi phải nghiên cứu rút kinh nghiệm
để dẫn tới hoàn chỉnh.
* Xác định tổng diện tích bãi cá cần dọn.
Nếu có khả năng dọn sạch toàn bộ lòng hồ thì đó
là một vấn đề lý tưởng nhất, xong trong thực tiễn
không thể áp dụng được yêu cầu này với tất cả các hồ
và tại nhiều hồ chúng ta vừa không có khả năng vừa
không cần thiết phải dọn sạch toàn bộ. Đối với các hồ
chứa cỡ nhỏ có điều kiện nuôi cá tốt dựa vào kinh
nghiệm các nước và thực tế của mình chúng ta đề ra
yêu cầu cố gắng dọn sạch toàn bộ lòng hồ để tạo chủ
động nuôi và khai thác cá sau này có năng suất cao.
Về vấn đề này thì Liên Xô (cũ) là một nước có nhiều
kinh nghiệm và đã qui định mức độ dọn đáy hồ là 20-
40%, có khi tới 50% tổng diện tích lòng hồ. Vì vậy
mặc dù có những hồ chứa rất lớn diện tích hàng vạn
ha, do dọn đáy tốt vẫn có thể khai thác được tới 50%
trữ lượng cá trong hồ. Nhiều hồ chứa ở TQ qui hoạch
dọn bãi từ 24,4-32% có khi tới 40% diện tích vùng
ngập của hồ.
Ở một số hồ chứa nước đã xây dựng ở nước ta,
theo qui hoạch mức độ dọn khoảng 30-40%. Ví dụ hồ
Thác Bà diện tích dọn bãi là khoảng gần 1/3 đáy hồ
(7200ha); ở hồ Quỳnh Tam, Vân Trục diện tích dọn
bãi là từ 30-40% vùng ngập của hồ. Nhìn chung ở các
hồ chứa có diện tích dọn bãi thuận lợi chúng ta có xu
hướng dọn bãi với tổng diện tích càng nhiều càng tốt.
* Xác định các khu vực dọn bãi đánh cá
Trong khi xác định tổng diện tích bãi cần dọn
chúng ta cũng đồng thời nghiên cứu việc phân bố các
vị trí hay khu vực dọn bãi như thế nào để tạo điều
kiện cho hoạt động khai thác sau này phát huy được
hiệu quả cao nhất. Mỗi vị trí dọn bãi cũng đã bao
hàm mục đích phục vụ một hay vài loại ngư cụ mà
chúng ta sẽ sử dụng sau này. Tuy nhiên qui mô diện
tích bãi dọn cũng như những yêu cầu cụ thể về kỹ
thuật dọn bãi cần phải dựa theo nhưng căn cứ chủ yếu
sau đây.
Những khu vực dự đoán có lượng cá tập trung
đông nhất. Ví dụ các bãi cá đẻ, các khu vực giàu
thức ăn, các khu vực cá trú đông.
Những vị trí là cửa ngõ bắt buộc cho sự di động
của các đàn cá từ khu vực này đến khu vực khác
trong hồ.
Các đối tượng cá cần đánh bắt sau này, đặc tính
sinh học và nhất là các qui luật di động và hoạt động
của chúng trong hồ.
Các loại ngư cụ và các phương pháp đánh bắt
cá có thể hoặc sẽ áp dụng.
Phân loại vùng dọn bãi hợp lý giữa các khu vực
trong hồ.
Những khu vực có khối lượng công trình dọn
bãi ít nhưng diện tích lớn và có thể sử dụng được
nhiều loại ngư cụ, có thể sử dụng được nhiều thời
gian trong một năm.
Số lượng các bãi đánh cá cần dọn tùy theo đặc
điểm và qui mô hồ mà quyết định. Các hồ cỡ nhỏ số
lượng bãi dọn ít hơn các hồ cỡ lớn. Có hồ phải dọn
đến hàng chục bãi hồ Cấm Sơn dọn 27 bãi.
* Yêu cầu kỹ thuật dọn bãi đối với các ngư cụ
Trước đây tham khảo kinh nghiệm của LX và
một số nước khác chúng ta chủ trương sẽ sử dụng các
loại lưới cụ có năng suất cao như lưới rùng, lưới vây,
lưới giã tầng trên kết hợp với các loại ngư cụ nhỏ và
các phương pháp khai thác cá thích hợp để tận dụng
hết các loài cá trong hồ. Yêu cầu kỹ thuật của việc
đọn bãi đối với các loại lưới như sau:
1- Đối với lưới rùng
Chiều dài bãi từ 300-500m.
Độ dốc bãi càng nhỏ càng tốt nhưng không quá
300.
Độ sâu thích hợp từ 2-4m, lớn nhất có thể lên
8m.
Những nơi ngập nước theo chu kỳ, sòng gió
làm sói mòn thì cần đào cả gốc bật hết rễ cây để sau
này khỏi vướng lưới.
Những chướng ngại vật trong bãi phải dọn sạch
đưa ra khỏi phạm vi bãi nói chung. Bãi lưới rùng phải
dọn bằng phẳng, sạch sẽ rất tốn kém, cho nên chỉ có
khả năng dọn một ít ở những nơi thuận lợi nhất và
chỗ nào cá tập trung nhất để có thể dồn cá vào đó để
kéo lưới rùng.
2- Yêu cầu dọn bãi đối với lưới vây
Nơi nước có độ sâu tối thiểu trên 20m, chú ý
chừa từ đáy lên 1m an toàn.
Không cần chặt dọn, san lấp kỹ như bãi lưới
rùng. Chặt ggóc cây chừa gốc từ 20-30cm, các hố ,
hốc đá thấp không cần san phẳng hoặc chôn lấp. Chặt
dọn theo một cao trình nhất định tạo thành một mặt
phẳng song song với mặt nước.
3- Yêu cầu dọn bãi đối với lưới giã tầng trên
Mức độ dọn tương tự như bãi lưới vây như ở
các vùng nước cạn hơn độ sâu từ 8-10m.
Chiều dài của bãi tối thiểu từ 2km trở lên.
4- Yêu cầu dọn bãi đối với lưới rê:
Chặt cây chừa gốc 20-50cm. Để lưới khỏi bị
mắc mặt cắt của cây không được xước, vát để tránh
tai nạn lao động khi lội xuống đặt hoặc gỡ lưới.
5- Yêu cầu dọn bãi đối với phương pháp đánh cá liên
hợp
Ở các nơi đặt chuồng, đặt lưới cần phải dọn thật
sạch sẽ, bằng phằng như đối với lưới rùng.
Trình tự dọn bãi: Trên yêu cầu cơ bản là thời gian là
tất cả công việc dọn bãi đều phải hoàn thành trước
khi hồ ngập nước. Tùy theo qui mô lớn nhỏ của công
trình, khả năng tổ chức thi công (nhân lực, cơ giới...)
để xây dựng kế hoạch dọn bãi cho từng thời gian cụ
thể. Nói chung cá bãi cá nằm ở dười mức nước chết
hoặc ở dưới mức nước thấp nhất hàng năm đề phải tổ
chức dọn trước và phải dọn thật sạch sẽ. Các bãi ở
mức nước cao có thể dọn sau và hàng năm sau khi
ngập nước đợi mùa cạn đến có thể sửa sang lại nếu
thấy cần thiết.
Tóm lại vấn đề dọn bãi theo yêu cầu sử dụng các
loại ngư cụ đề ra như trước đây là rất phức tạp, khối
lượng công việc và đầu tư lớn. Tuy nhiên qua kiểm
tra thực tế một số hồ thực hiện kết quả đều chưa tốt.
Từ khi thí nghiệm đánh cá bằng phương pháp liên
hợp đã cơ bản thành công đối với việc khai thác cá
nổi và cá tầng giữa, là đối tượng chủ lực ở các hồ
chứa làm cho những người làm công tác nghề cá
chúng ta cần phải nghiên cứu lại theo hướng đơn giản
hơn, thiết thực và có hiệu quả cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dọn bãi ðánh cá.pdf