Trong quá trình thực hiện BG, trong mỗi nội dung, khi GV trình bày đến
đâu thì dùng bút laze chỉ lên màn hình đến đó, sao cho SV nhất thiết phải theo dõi
kịp (đọc trên màn hình hoặc nghe), đồng thời theo dõi trên tập BG (thay động tác
ghi) để biết tiến trình thực hiện nội dung của GV, dùng bút đánh dấu những ý quan
trọng.
GV nhất thiết phải đảm bảo cho SV đọc được trên màn hình. Do đó, kích cỡ
chữ phải đủ lớn (khoảng cách từ máy đến màn chiếu hợp lý), không nên chỗ viết
chữ to, chỗ chữ nhỏ; không trình chiếu nội dung xuống thấp tới mức người ngồi sau
vướng đầu người trước không đọc được; phải che sáng cửa có ánh sáng trời chiếu
sáng trực tiếp vào màn hình.
- Khi GV diễn giảng, phân tích những nội dung chiếu trên màn hình, SV phải
theo dõi để có thể ghi chép thêm những ý cần thiết, đánh dấu những ý quan trọng.
- GV có thể đọc những kiến thức tổng hợp, mang tính hệ thống sau mỗi đơn
vị kiến thức, mỗi phần, chương cho SV chép. Nhưng nên viết những nội dung đó
trong BG cho SV phô tô. Như vậy, GV không cần đọc cho SV chép, nhưng phải
dành thời gian thoả đáng cho phần này.
- BG phải có những dẫn chứng, ví dụ, số liệu minh hoạ, nhưng không nhất
thiết phải trình bày trong lúc giảng bài để tiết kiệm thời gian, SV tự đọc.
- Những đồ dùng cho GV trong BGĐT nhất thiết phải có là micro không dây,
“bút thuyết trình laze” (dùng chỉ và lật trang) để có thể cơ động trong lúc giảng, dây
truyền tín hiệu từ máy tính sang tăng âm, phấn để viết lên bảng các tiêu đề và khi
cần viết thêm.
3. SV là lớp người tiên tiến nhất trong thanh niên, là những người chủ nhân
tương lai của đất nước. Người GV cần có niềm tin, luôn luôn động viên SV nêu cao
tinh thần tự chủ, tự giác. Một PPGD tốt là phương pháp giúp cho SV biết cách chủ
động, tích cực tự học, tự rèn luyện
7 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy với bài giảng điện tử, khắc phục việc đọc - Chép ở cao đẳng, đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VỚI BÀI
GIẢNG ĐIỆN TỬ, KHẮC PHỤC VIỆC ĐỌC-CHÉP Ở CAO
ĐẲNG, ĐẠI HỌC
BÙI THANH QUANG*
*TS. GVC. Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải III
TÓM TẮT
Đổi mới phương pháp giảng dạy với bài giảng điện tử, khắc phục việc thầy đọc, trò
chép là một trong những bài toán khó hiện nay. Thông qua những thực nghiệm nhiều năm
để so sánh, lấy ý kiến đánh giá của sinh viên trong ba đợt điều tra xã hội học từ năm 2004
đến nay, bài viết nêu lên những ưu điểm của phương pháp giảng dạy bằng bài giảng điện tử
so với phương pháp truyền thống, giải pháp khắc phục việc thầy đọc, trò ghi, nhằm trao đổi
kinh nghiệm cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng trong đào tạo ở bậc cao đẳng, đại
học.
ABSTRACT
RENEWING TEACHING METHODS WITH ELECTRONIC
LECTURES, REDUCING READING – NOTE - TAKING SITUATION IN
COLLEGES, UNIVERSITIES
Changing teaching methods with electronic lectures to replace the reading-note-
taking method is currently a difficult issue. Via practical experiments implemented through
many years to compare and gather students’ feedback in three sociological surveys since
2004 so far, this article raises the advantages of the teaching method based on electronic
lectures against traditional one, along with solutions for the reading-note-taking situation,
sharing experience in improving methods and training quality in colleges and universities.
NỘI DUNG
Hàng chục năm qua việc giáo viên dùng bài giảng điện tử (BGĐT) trong các
trường đã ngày càng trở thành phổ biến hơn. BGĐT đã và đang dần dần trở thành
một phương tiện nòng cốt để đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục
ở Việt Nam. Nhiều GV đã sử dụng BGĐT khá tốt, nhưng cũng có những người sử
dụng chưa tốt. Do đó, tại một cuộc hội thảo được Bộ GD&ĐT tổ chức tại Nghệ An
tháng 1 năm 2009 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã có nhận xét: Có
nhiều thầy cô giáo đã coi thiết bị trình chiếu là vật trang trí cho tiết học nhưng
không đem lại lợi ích trò thì bị nặng nề, mệt mỏi do phải cố gắng nhìn để chép.
Việc đọc chép đã thành nhìn chép! Dựa vào một số số liệu điều tra thiếu cơ sở thực
tế, có những ý kiến cho rằng sinh viên (SV) không thích GV dùng BGĐT.
Thực tế đã có nhiều nhận thức và đánh giá về hiệu quả của việc giảng dạy
với BGĐT khác nhau. Có một số GV cho rằng SV không thích học với BGĐT từ đó
2họ bài xích gọi BGĐT đó là “phương pháp bắn chữ”. Thường thường (chứ không
phải mọi người) những người bài xích là các GV không có khả năng xử dụng máy
vi tính, “tiết kiệm” đầu tư thời gian và tiền bạc cho cải tiến phương pháp giảng dạy
(PPGD). Những người này, nếu là “lãnh đạo” khoa hoặc bộ môn thì sẽ kìm hãm
nhiệt tình và sự đổi mới PPGD. Trong thực tế, PPGD truyền thống với việc thày
đọc, trò chép vẫn là phổ biến. Từ những nhận thức khác nhau dẫn đến một số nơi
thiếu quan tâm đầu tư cho việc tổ chức dạy - học với BGĐT, đặc biệt là thiếu quan
tâm, khuyến khích những GV trực tiếp đầu tư thực hiện phương pháp này.
Phương pháp dùng BGĐT, khi đạt đến một trình độ nhất định, có những ưu
điểm nổi bật, hơn hẳn phương pháp truyền thống và dùng Overhead.
Kết luận nêu trên là kết quả thực tế của việc chúng tôi tiến hành liên tục qua
3 đợt thử nghiệm, thực nghiệm từ năm 2004 đến năm 2011 ở một số lớp của trường
Cao đẳng Giao thông Vận tải III, Đại học Văn Lang, Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thủ Đức, Học viện Hàng không, Đại học Gia Định, Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật
Du lịch Sài Gòn.
Đợt 1: Năm học 2004-2005 chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm và điều tra xã
hội học (ĐTXHH) có tính chất thăm dò về đánh giá của 300 SV một số lớp với các
PPGD bằng BGĐT, Overhead và Projecter.
Đợt 2: Học kỳ 1 năm học 2007-2008, trên cơ sở kinh nghiệm đợt 1, đã điều
chỉnh, tiến hành thực nghiệm và ĐTXHH 243 SV hệ cao đẳng không chuyên ngành
KT-QTKD, 300 SV một số lớp ở hệ đại học chuyên ngành KT-QTKD với các
PPGD bằng BGĐT, Overhead và Projecter.
Đợt 3: Năm học 2009-2010 và 2010-2011 đã tiến hành thực nghiệm và
ĐTXHH 435 SV ở một số lớp.
Từ nghiên cứu lý luận, rút kinh nghiệm thực tiễn, học hỏi đồng nghiệp, tác
giả đã trực tiếp biên soạn, giảng dạy bằng BGĐT các môn: Kinh tế chính trị Mác-
Lênin chuyên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh, tư tưởng Hồ Chí Minh, những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đợt 1 và 2: Tổ chức thực nghiệm trong đợt 1 và 2 cơ bản là giống nhau ở
các lớp, với hình thức kiểm tra và thi hết môn là tự luận, với ba PPGD:
- PPGD1: Có 2 chương đầu giảng bằng phương pháp truyền thống, với phấn,
bảng, đọc cho SV ghi, SV có BG soạn bằng phần mềm Microsof Word của GV.
- PPGD2: Hai chương tiếp theo, SV có bài giảng của GV cho phôtô, GV vừa
diễn giảng với BGĐT, vừa kết hợp với đọc những nội dung cần thiết để SV ghi.
- PPGD3: Các chương còn lại, GV diễn giảng kết hợp BGĐT, SV theo dõi
trên tập BG đã phô tô của GV để ghi chép thêm hoặc đánh dấu những ý họ cho rằng
quan trọng, đáng lưu ý.
Tác giả tiến hành lấy ý kiến của SV với hệ thống các câu hỏi ĐTXHH. Qua
tổng kết đã rút ra một số nhận xét:
3- PPGD1 có số điểm thấp điểm nhất. SV CĐ và ĐH đều đã đánh giá: Ở CĐ
51%, ĐH có 73% cho điểm 5 điểm; ở CĐ 4% cho điểm 7, ĐH có 93 % cho điểm 5
và điểm 6.
- PPGD2 với BGĐT, SV tự ghi chép khi thấy cần, cho thấy: đa số SV CĐ,
82%, chỉ cho điểm 6. Đa số SV ĐH, 63%, cho điểm 7.
- PPGD3 với BGĐT, GV đọc cho SV ghi những ý cần thiết, cho thấy: Đa số
SV ở CĐ, 92%, cho điểm 7, còn ở ĐH có 33% cho điểm 7.
Khi đặt câu hỏi là “Các phương tiện nào GV sử dụng giúp em tiếp thu kiến
thức tốt”, đã có 97% SV điểm cao nhất là 7 cho việc dùng BGĐT, trong khi 85%
SV cho điểm 5 với phương pháp dùng phấn, bảng.
Vì sao SV có những đánh giá về hiệu quả khác nhau với các công cụ mà GV
sử dụng? Chúng tôi đã đặt câu hỏi: hãy so sánh những yếu tố nào thuộc hình thức
trình bày BG của GV giúp em nhận thức bài tốt, kết quả:
- Dùng phấn và bảng, GV chỉ viết, chữ viết nhìn chung thường nhỏ, khó đọc,
ít màu sắc, chữ không chuyển động như BGĐT (nội dung tĩnh). GV do diễn giảng
nhiều viết bảng ít, SV phải tư duy trừu tượng nhiều, tính trực quan thấp nên 80% số
SV cho tổng số điểm trong câu hỏi này là 6 điểm.
- Dùng PowerPoint số lượng kiến thức được viết, kẻ, vẽ sẵn, con chữ thiết
kế chuyển động linh hoạt (nội dung động) lại dùng màu sắc, dùng bút chì màu, con
trỏ của chương trình để phân biệt các thành phần của nội dung, nội dung trình chiếu
chữ to, dễ đọc hơn, mang tính trực quan cao hơn nên 93,0% số SV cho tổng số điểm
trong câu hỏi này là 14 điểm.
Đánh giá trên còn được làm rõ thêm bởi nhóm các câu hỏi so sánh: những
yếu tố giúp em nhận thức BG tốt: Tiếp thu nhờ màu sắc, nhờ nội dung động, nhờ
âm thanh, nhờ tính trực quan, nhờ lời nói và các yếu tố trên. Kết quả cho thấy, khi
GV dùng BGĐT có nhiều yếu tố tác động tích cực đến nhận thức của SV nên được
93% số SV cho tổng số điểm là 11 điểm. Còn 90% số SV cho tổng số điểm là 3
điểm với việc GV dùng công cụ phấn và bảng.
Qua thực nghiệm và điều tra XHH đã nêu trên có thể kết luận về phương
pháp truyền thống thuần tuý, tác động của dùng Overhead so với PPGD với BGĐT
thì PPGD với BGĐT được SV đánh giá cao hơn hẳn.
Thứ tư, SV có cần hay không cần phải ghi chép khi GV dùng PPGD với
BGĐT. Đây là một trong những vấn đề rất nan giải của ngành GD&ĐT trong đổi
mới. Theo chúng tôi, đọc chép hoàn toàn hay đọc chép tới mức độ nào hay không
đọc chép tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều biến số.
Tại trường đại học Văn Lang, đặc biệt là khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh
từ năm 2007 cũng đã yêu cầu các GV phải tích cực từ bỏ phương pháp đọc chép
kiểu chuyền thống. Đây cũng là một cơ sở quan trọng thúc đẩy chúng tôi kiên trì
nghiên cứu từ bỏ việc đọc-chép. Qua thử nghiệm, tìm hiểu kinh nghiệm của nhiều
4đồng nghiệp, cuối cùng chúng tôi đã rút ra kết luận để thực nghiệm 4 kiểu giảng dạy
với BGĐT:
1. SV nghe giảng, nhìn màn hình, GV đọc cho SV ghi;
2. SV nghe giảng, nhìn màn hình, tự ghi (GV không đọc);
3. SV nghe giảng, nhìn màn hình, tự ghi thêm những phần cần thiết vào BG
tóm tắt thầy đưa cho phôtô;
4. SV nghe giảng, nhìn màn hình, tự đánh dấu trong BG đầy đủ (không tóm
tắt), ghi thêm những ý thấy cần vào BG có chừa phần cho SV tự ghi;
Và đặt câu hỏi ĐTXHH khi GV dùng BGĐT, cách nào giúp em tiếp thu bài tốt hơn.
Kết quả cho thấy ưu thế tuyệt đối thuộc về phương pháp: SV nghe giảng, nhìn màn
hình, tự đánh dấu những ý quan trọng trong BG đầy đủ, ghi chép thêm những ý là
cần thiết vào phần chừa lại cho SV tự ghi, với số ý kiến đồng tình của SV CĐ là
81%, SV ĐH là 93%. (Điều tra 243 SV cao đẳng cuối kỳ 1 năm học 2007-2008, 300
SV đại học cuối kỳ 1 năm học 2007-2008 )
Đợt 3: Tổ chức thực nghiệm trong đợt 3 có thay đổi:
- Hình thức kiểm tra, thi hết môn là kết hợp trắc nghiệm với tự luận.
- PPGD1 như trên.
- PPGD 2: SV nghe GV giảng bằng BGĐT, chỉ ghi chép tiêu đề, những vấn
đề được GV hệ thống hoá, còn lại theo dõi trực tiếp trên BG của GV đưa cho phô tô
để đánh dấu những ý quan trọng.
Trong đợt 3 này, từ 2009 khoa lý luận chính trị của trường CĐGTVT III đã
chuyển sang kiểm tra, thi kết hợp trắc nghiệm với tự luận cho hai môn: những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (sau một số
thử nghiệm ở học kỳ trước). Năm 2010 các trường chuyển sang hình thức đào tạo
theo tín chỉ nên số tiết giảng các môn đều giảm. Môn những nguyên lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác-Lênin từ 120 tiết giảm còn 75 tiết, môn tư tưởng Hồ Chí Minh 45
tiết giảm còn 30 tiết.
Trên cơ sở kết luận qua thử nghiệm những năm trước chúng tôi đã không
chừa phần trống ở mỗi trang trong BG đưa cho SV phôtô.
Để phục vụ cho kiểm tra, thi, chúng tôi đã công khai 1/3 số câu hỏi thi của
mỗi chương in vào sau mỗi chương của BG phô tô cho SV. Môn những nguyên lý
cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin có 795 câu hỏi trắc nghiệm cho 5 tín chỉ, mỗi câu
có bốn khả năng lựa chọn; có 40 đề thi, mỗi đề là một mã đề khác nhau có 30 câu
hỏi khác nhau làm trong 30 phút. Môn tư tưởng Hồ Chí Minh có 277 câu cho 2 tín
chỉ, làm thành 30 mã đề thi, mỗi mã đề có 25 câu hỏi khác nhau làm trong 25 phút.
Kết quả thực nghiệm và ĐTXHH với 435 SV một số lớp của trường cao
đẳng GTVT3, trường CĐ Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Đại học Gia Định
năm học 2010-2011 SV đã cho điểm với PPGD2 là:
22% cho điểm 10. 57% cho điểm 8. 21% cho điểm 6.
5Như vậy, PPGD 2 có tổng số điểm 10 và 8 là 78%, cao hơn hẳn so với
PPGD1 chỉ có 36%.
Kết quả qua ba đợt thực nghiệm có thể kết luận:
- So với phương pháp truyền thống, BGĐT được SV đánh giá cao hơn.
- Nhìn chung, với PPGD bằng BGĐT, có thể SV chỉ ghi chép tiêu đề, những
vấn đề được GV hệ thống hoá, còn lại theo dõi trực tiếp BG đầy đủ bằng phần mềm
Microsof Word của GV đưa cho phôtô để đánh dấu những ý quan trọng.
Vấn đề sinh viên nói chuyện và giải pháp khắc phục
Một vấn đề nhiều GV đặt ra là khi không phải ghi chép, có tài liệu học tập,
có thể dẫn đến tình trạng một số SV không chú ý nghe giảng và mất trật tự; khi ghi
chép SV sẽ tập trung chú ý và tiếp thu BG tốt hơn? Theo chúng tôi có thể nhìn nhận
vấn đề như sau:
Trước hết, trong điều kiện hiện nay, dù trường công hay trường tư, nhất thiết
GV phải đảm bảo cho SV có tài liệu học tập (Giáo trình hoặc BG của GV). Nhìn
chung khi giảng dạy với BGĐT, GV nên cung cấp BG của mình cho SV phôtô.
Thứ hai, có thể nói một nhược điểm trong PPGD bằng BGĐT là có một số
SV hay nói chuyện, thiếu tập trung theo dõi. Tuy nhiên không thể đổ lỗi cho SV nói
chuyện vì GV dùng BGĐT hay vì không đọc cho SV chép. Việc này có nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có yếu tố thuộc về ý thức học tập
của SV và khả năng tổ chức điều khiển của GV. Dù có hay không có ghi chép cũng
khó tránh được tình trạnh có một số SV không tập trung tư tưởng, thiếu tích cực
theo dõi BG.
Thứ ba. Giải pháp khắc phục. Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đã:
- Phải động viên SV phải có ý thức tự giác trong học tập.
- Khi trình bày BG GV cần đi lại, đi xuống cuối lớp. Muốn vậy cần dùng
micro không dây, có công cụ hỗ trợ trình chiếu, tích hợp với bút chỉ laze, có thể lật
trang (chuyển Slide) và chỉ lên màn hình từ cuối lớp khi trình chiếu. Để SV dễ theo
dõi, GV trình bày đến đâu dùng bút laze chỉ trên màn hình đến đó.
- Để SV tập trung tư tưởng tốt, khỏi phân tán tư tưởng, luôn luôn định hướng
tư duy của mình theo những nội dung GV đang trình bày, yêu cầu bắt buộc SV phải
chăm chú dùng bút theo dõi trên tập BG. Phải dùng bút ghi, bút màu để đánh dấu
những chỗ cần chú ý, nhấn mạnh những ý cần thiết, có thể ghi chép thêm khi cần.
Kết luận.
1. Việc sử dụng BGĐT, khi đạt đến trình độ nhất định, có những tác dụng
tích cực giúp cho SV tiếp thu BG tốt hơn hẳn phương pháp truyền thống. Đặc biệt
sử dụng BGĐT tạo hứng thú, tăng chú ý, có tính trực quan cao, giúp kết hợp được
nhiều giác quan trong tiếp thu BG sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy.
2. PPGD với BGĐT, khắc phục việc đọc chép có thể theo cách thức là:
6- GV có BG chi tiết đưa cho SV phôtô để tham khảo. BG này về căn bản
giống BGĐT.
- Trong quá trình thực hiện BG, trong mỗi nội dung, khi GV trình bày đến
đâu thì dùng bút laze chỉ lên màn hình đến đó, sao cho SV nhất thiết phải theo dõi
kịp (đọc trên màn hình hoặc nghe), đồng thời theo dõi trên tập BG (thay động tác
ghi) để biết tiến trình thực hiện nội dung của GV, dùng bút đánh dấu những ý quan
trọng.
GV nhất thiết phải đảm bảo cho SV đọc được trên màn hình. Do đó, kích cỡ
chữ phải đủ lớn (khoảng cách từ máy đến màn chiếu hợp lý), không nên chỗ viết
chữ to, chỗ chữ nhỏ; không trình chiếu nội dung xuống thấp tới mức người ngồi sau
vướng đầu người trước không đọc được; phải che sáng cửa có ánh sáng trời chiếu
sáng trực tiếp vào màn hình.
- Khi GV diễn giảng, phân tích những nội dung chiếu trên màn hình, SV phải
theo dõi để có thể ghi chép thêm những ý cần thiết, đánh dấu những ý quan trọng.
- GV có thể đọc những kiến thức tổng hợp, mang tính hệ thống sau mỗi đơn
vị kiến thức, mỗi phần, chương cho SV chép. Nhưng nên viết những nội dung đó
trong BG cho SV phô tô. Như vậy, GV không cần đọc cho SV chép, nhưng phải
dành thời gian thoả đáng cho phần này.
- BG phải có những dẫn chứng, ví dụ, số liệu minh hoạ, nhưng không nhất
thiết phải trình bày trong lúc giảng bài để tiết kiệm thời gian, SV tự đọc.
- Những đồ dùng cho GV trong BGĐT nhất thiết phải có là micro không dây,
“bút thuyết trình laze” (dùng chỉ và lật trang) để có thể cơ động trong lúc giảng, dây
truyền tín hiệu từ máy tính sang tăng âm, phấn để viết lên bảng các tiêu đề và khi
cần viết thêm.
3. SV là lớp người tiên tiến nhất trong thanh niên, là những người chủ nhân
tương lai của đất nước. Người GV cần có niềm tin, luôn luôn động viên SV nêu cao
tinh thần tự chủ, tự giác. Một PPGD tốt là phương pháp giúp cho SV biết cách chủ
động, tích cực tự học, tự rèn luyện.
Trên đây mới chỉ nêu lên một số những ưu điểm của BGĐT, nêu lên một giải
pháp để khắc phục việc thày đọc trò ghi để các đồng nghiệp tham khảo. Bài viết sau
chúng tôi sẽ trao đổi về cách thiết kế nội dung trong một tín chỉ, một chương, một
slaide theo hướng chuẩn đầu ra như thế nào. Bài viết không tránh khỏi sai sót, rất
mong nhận được sự trao đổi, góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và mọi người.
TP. Hồ Chí Minh 2-2012
7TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số: 698/QĐ-TTg. Ngày 01 tháng 06
năm 2009, “Quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.
2. Bộ GD&ĐT. Chỉ thị số 3398 /CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011
“về nhiệm vụ trọng tâm củagiáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp
năm học 2011 - 2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9_doi_moi_phuong_phap_giang_day_voi_bai_giang_dien_tu_5683.pdf