Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học

Bên cạnh đó, ngay từ năm đầu tiên thành lập, Khoa Đào tạo Đại cương đã áp dụng hình thức sinh viên đánh giá về khóa học và giáo viên giảng dạy 2 lần/học kỳ một cách công khai (trên giấy và qua website). Khoa thiết kế mẫu phiếu điều tra cho từng môn học, từng giáo viên và chính lớp trường các lớp là người trực tiếp tập hợp và tổng kết các ý kiến đánh giá.

pdf7 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC∗ 1. Thực trạng phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tại Nhà trường và Khoa Đào tạo Đại cương hiện nay: Trong những năm gần đây, hoạt động giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Đào tạo Đại cương, trường Đại học Hà Nội nói riêng đã có nhiều chuyển biến, đổi mới về chất và về lượng. Phương pháp giảng dạy, các giáo trình mới được cập nhật thường xuyên, nội dung giảng dạy được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với những yêu cầu mới của xã hội. Tuy nhiên, việc giảng dạy tiếng Anh của Khoa Đào tạo Đại cương vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại chưa được giải quyết cho cả người dạy và người học. Cụ thể đối với người dạy (giảng viên dạy tiếng Anh của Khoa Đào tạo Đại cương, trường Đại học Hà nội), nhiệm vụ đào tạo đội ngũ sinh viên với số lượng ngày càng đông đảo, ngày càng hiểu biết hơn cộng với kinh phí đào tạo hạn chế do học phí quá thấp, thu nhập của giáo viên còn thấp v.v. là những nguyên nhân gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục. Ngoài ra, lực lượng giảng viên trẻ ngày càng phát triển về số lượng nhưng còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức chuyên môn còn mỏng cũng có ảnh hưởng khiến chất lượng đào tạo không được tốt như mong muốn. Về phía người học (sinh viên khối chuyên ngành hiện đang học tại Khoa Đào tạo Đại cương) cũng có nhiều trở lực – các em hiện có nhiều cơ hội học tập hơn nhưng cũng có nhiều sự cám dỗ từ bên ngoài: vui chơi, giải trí, giao lưu bạn bè, các hoạt động xã hội, việc làm thêm v.v. khiến việc học tập của các em dễ bị lơ là, không được coi trọng đúng mức. 2. Những thuận lợi và khó khăn trong đổi mới phương pháp giảng dạy tại Khoa Đào tạo Đại cương: Khoa Đào tạo Đại cương là một khoa mới thành lập (năm 2005) với đội ngũ giáo viên phát triển rất nhanh về mặt số lượng, đa số các giáo viên trong ∗ Khoa Đào tạo Đại cương 126 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 127 khoa đều rất trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề (chỉ có 10% số giáo viên trong khoa có thâm niên giảng dạy từ 10 năm trở lên và tỷ lệ giáo viên có học vị Thạc sỹ trở lên mới đạt hơn 15%) trong khi nhiệm vụ được giao là rất lớn (đào tạo cho hơn 500 sinh viên thuộc 06 chuyên ngành khác nhau theo học chương trình 3 học kỳ trong 1 năm cả sáng và chiều). Vì là một khoa mới thành lập, một trong những thuận lợi lớn nhất của Khoa Đào tạo Đại cương trong đổi mới phương pháp giảng dạy là sự nhiệt tình và tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy trẻ luôn học hỏi, tìm tòi sáng tạo nghiên cứu, thử nghiệm nhiều cách tiếp cận khác nhau, dám nghĩ dám làm để tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu nhất, hiệu quả nhất cho sinh viên. Do vậy sau hơn 3 năm thành lập, Khoa Đào tạo Đại cương đã cho ra đời 2 chương trình khung về đào tạo tiếng Anh (phiên bản 1.0: Chương trình khung đào tạo tiếng Anh 1,5 năm cho sinh viên khối chuyên ngành học bằng tiếng Anh và phiên bản 2.0: Chương trình khung đào tạo tiếng Anh 1 năm cho sinh viên khối chuyên ngành học bằng tiếng Anh). Việc ra đời 2 phiên bản chương trình khung với nhiều đổi mới và điều chỉnh về nội dung, cấu trúc và phưong pháp tiếp cận đã thể hiện tinh thần không ngừng đổi mới hoàn thiện chương trình của Ban Chủ nhiệm Khoa Đào tạo Đại cương cũng như tập thể giáo viên của khoa. Hơn nữa, Khoa Đào tạo Đại cương đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của ban lãnh đạo nhà trường, cụ thể của Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, phòng Tổ chức hành chính, phòng Nghiên cứu khoa học, các khoa chuyên ngành và các phòng khoa ban khác có liên quan trong suốt thời gian hoạt động kể từ năm 2005. Nhờ vậy chương trình khung của Khoa Đào tạo Đại cương đã được Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo và Hội đồng nghiên cứu khoa học nhà trường đánh giá cao và chính thức thông qua. Đội ngũ giảng viên chính thức và hợp đồng của đã không ngừng được phòng Tổ chức hành chính kết hợp với Hội đồng tuyển dụng nhà trường bổ sung cả về số lượng và chất lượng qua các năm. Các khoa chuyên ngành và phòng Đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi để Khoa thực hiện hiệu quả chương trình đào tạo. Chính sự ủng hộ nhiệt tình này là nguồn động viên lớn đối với tập thể cán bộ quản lý và giảng viên của Khoa, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của chương trình đào tạo tiếng Anh của Khoa . Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Khoa gặp nhiều khó khăn trong hoạt động giảng dạy và đào tạo theo nhiệm vụ được giao. Một trong những thách thức lớn nhất là sự thiếu kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của đội ngũ giảng viên trẻ mới được đào tạo một cách lý thuyết ở trường học. Do vậy việc khai thác giáo trình giảng dạy, thực hiện chương trình khung chi tiết, áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng là cả một thách thức vô cùng lớn đối với giảng viên mới tuyển vào khoa. Ngoài ra, do một số yếu tố khách quan, khoa Đào tạo Đại cương có nhiều biến số thay đổi, khiến cho chương trình đào tạo thiếu tính ổn định và nhất quán qua từng năm hoạt động. Cụ thể năm 2005 (năm đầu tiên thành lập), Khoa Đào tạo Đại cương bắt đầu hoạt động từ con số 0 và phải tuyển, đào tạo gấp rút toàn bộ giáo viên, gấp rút soạn thảo và thiết kế chương trình và phải thực hiện việc giảng dạy ngay cho hơn 300 sinh viên. Năm 2006 (1 năm sau khi thành lập), số lượng sinh viên tăng lên gấp rưỡi (gần 500 sinh viên) khiến cho việc bổ sung giảng viên là một thách thức lớn. Năm 2007 (2 năm sau khi thành lập), nhà trường chỉ đạo nén chương trình từ một năm rưỡi xuống còn 1 năm (học cả ngày, dồn 3 học kỳ học gọn trong 1 năm học để rút ngắn chương trình đào tạo) đã khiến chương trình buộc phải thay đổi cấu trúc thiết kế chương trình học, môn học và số lượng giảng viên. Năm 2008, nhà trường đã bổ sung đối tượng tuyển sinh thêm khối A (trước đó chỉ tuyển sinh khối D) vào học các khối chuyên ngành của nhà trường, khiến cho việc bổ sung thiết kế riêng chương trình tiếng Anh cho đối tượng sinh viên khối A là một công việc đòi hỏi phải đầu tư không ít công sức và thời gian. Đây cũng là thách thức buộc Khoa phải có những sang kiến đổi mới trong phương pháp giảng dạy và nội dung giảng dạy. 128 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 129 3. Kết quả đổi mới phương pháp giảng dạy tại Khoa Đào tạo Đại cương: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, nhưng nhờ được sự hỗ trợ to lớn của lãnh đạo Nhà trường và nhờ những nỗ lực tìm tòi, sáng tạo, đổi mới trong phương pháp giảng dạy cũng như quản lý, Khoa Đào tạo Đại cương đã bước đầu đạt được những thành công. Cụ thể, Khoa đã xây dựng thành công chương trình khung đào tạo cho tất cả các kỹ năng của cả 3 học kỳ trong vòng 1 năm học cho đối tượng sinh viên thuộc các chuyên ngành đào tạo khác nhau gồm Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch, Tài chính – ngân hàng, Kế toán, Công nghệ thông tin và Quốc tế học. Khoa đang tiếp tục hoàn thiện chương trình giảng dạy chi tiết, liên tục cập nhật những tài liệu mới nhất với mục tiêu là hiệu quả và chất lượng trong mỗi bài giảng. Hàng năm, tỷ lệ sinh viên do Khoa đào tạo thi đạt kết quả IELTS để lên học chuyên ngành và đủ trình độ theo học các khóa học chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh là rất cao. Hơn nữa, sau hơn 3 năm hoạt động, Khoa Đào tạo Đại cương đã xây dựng được văn hoá làm việc, văn hoá chia sẻ giữa các nhóm giáo viên trong từng tổ bộ môn và giữa các bộ môn trong toàn khoa, văn hoá giao tiếp cởi mở gần gũi, thẳng thắn giữa thầy và trò đã giúp cho việc thực hiện giảng dạy và học tập của khoa không ngừng được nâng cao cả về lượng và về chất. Đồng thời khoảng cách giữa nhóm giảng viên có kinh nghiệm và thiếu kinh nghiệm đã dần dần được thu hẹp lại. Và cũng chính văn hoá làm việc chia sẻ và cởi mở đó cũng giúp cho Khoa khuyến khích động viên được tinh thần làm việc của tập thể hơn 60 giảng viên và giữ được nhiều giáo viên có trình độ và kinh nghiệm tiếp tục tâm huyết giảng dạy và đóng góp không ngừng cho sự phát triển của khoa. Đây là một thành quả đạt được không nhỏ của ban Chủ nhiệm khoa và tập thể giáo viên, cán bộ của Khoa. Để có được những thành công nói trên, Khoa Đào tạo Đại cương đã có những sáng kiến đổi mới trong phương pháp giảng dạy cũng như quản lý chương trình giảng dạy. - Khoa rất chú trọng công tác nghiên cứu khoa học bồi dưỡng năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua việc tổ chức thành công nhiều hội thảo nghiên cứu khoa học và các buổi toạ đàm trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giảng dạy cho giáo viên chính thức (workshops) và không chính thức (working lunch). Khoa được Nhà trường đánh giá là một đơn vị hoạt động rất mạnh và liên tục trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Qua những hoạt động nghiên cứu khoa học này, nhiều ý kiến đổi mới về phương pháp giảng dạy đã được chia sẻ, trao đổi và được nhân rộng, phát huy, đem lại chất lượng tốt hơn cho hoạt động giảng dạy tại Khoa. - Khoa Đào tạo Đại cương đã xây dựng một văn hoá làm việc dựa trên các tiêu chí: tinh thần làm việc tập thể, chia sẻ công việc và thông tin để phục vụ chuyên môn, cởi mở và thân thiện, cộng tác mang tính xây dựng. Văn hóa làm việc này được thể hiện trong tác phong làm việc hàng ngày của giáo viên, tạo không khí gần gũi, hiểu biết giữa thày và trò và tác dụng mang lại là kích thích tinh thần học tập của sinh viên và giúp cho các bài giảng đạt hiệu quả cao hơn. - Khoa Đào tạo Đại cương đã xây dựng và áp dụng thành công chương trình kiểm tra, đánh giá đối với sinh viên theo phương thức kiểm tra liên tục trong suốt kỳ học. Hoạt động kiểm tra, đánh giá liên tục không chỉ tạo động lực học tập cho sinh viên mà còn giúp đánh giá chính xác những tiến bộ của cả sinh viên và giáo viên trong quá trình dạy và học. Đó cũng là những thông tin phản hồi hữu ích giúp giáo viên điều chỉnh bài giảng cho phù hợp với hoạt động học tập của sinh viên và cũng là kênh thông tin hữu hiệu giúp ban chủ nhiệm khoa có kế hoạch kịp thời bồi dưỡng giáo viên (những giáo viên chưa được đánh giá tích cực) và khắc phục những điểm yếu của chương trình. Phương thức kiểm tra, đánh giá này đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo giảng viên và sinh viên của Khoa. 130 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 131 - Ngoài ra, về mặt quản lý, Khoa Đào tạo Đại cương đã áp dụng mô hình quản lý phân cấp theo từng môn học. Cụ thể, dưới Ban chủ nhiệm Khoa là các Tổ trưởng bộ môn (Academic Manager) của các khóa tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh học thuật và tiếng Anh chuyên ngành và tiếp theo là các nhóm trưởng phụ trách môn / kỹ năng (ví dụ có nhóm trưởng phụ trách kỹ năng Nghe, nhóm trưởng phụ trách kỹ năng Viết, v.v.). Trước mỗi học kỳ, các nhóm trưởng họp nhóm với các giáo viên trong nhóm thảo luận về nội dung môn học, giáo trình sử dụng, lịch trình, phương pháp giảng dạy và kiểm tra, v.v. và có đề xuất lên tổ trưởng bộ môn và Ban chủ nhiệm Khoa nếu có những sửa đổi, bổ sung cần thiết trên cơ sở rút kinh nghiệm của học kỳ trước đó. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên phải chịu trách nhiệm về lớp học do mình phụ trách, các nhóm trưởng chịu trách nhiệm về môn / kỹ năng do mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước tổ trưởng bộ môn. Về phần mình, các tổ trưởng bộ môn chịu trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm Khoa. Cách thức quản lý này giúp Khoa liên tục câp nhật, đổi mới và cải tiến chương trình và nội dung giảng dạy cho phù hợp với cả giáo viên và sinh viên, theo dõi thường xuyên tiến độ giảng dạy, đồng thời sử dụng và phát huy được sức lực và trí tuệ của từng giáo viên, thu hút họ tham gia vào hoạt động chuyên môn của Khoa. Nhờ vậy, các giáo viên tại Khoa, ngay cả các giáo viên trẻ mới vào Khoa cũng yên tâm công tác và gắn bó với Khoa hơn. - Bên cạnh đó, ngay từ năm đầu tiên thành lập, Khoa Đào tạo Đại cương đã áp dụng hình thức sinh viên đánh giá về khóa học và giáo viên giảng dạy 2 lần/học kỳ một cách công khai (trên giấy và qua website). Khoa thiết kế mẫu phiếu điều tra cho từng môn học, từng giáo viên và chính lớp trường các lớp là người trực tiếp tập hợp và tổng kết các ý kiến đánh giá. Cách làm này giúp khoa có những điều chỉnh kịp thời và khắc phục, sửa chữa những vướng mắc nếu có; đồng thời, sinh viên cũng có ý thức trách nhiệm hơn và cảm nhận rõ hơn về sự quan tâm mà Khoa và Nhà trường dành cho các em. Đó cũng là động lực giúp các em nỗ lực học tập tốt hơn, góp phần làm tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy và đào tạo của Khoa Đào tạo Đại cương. Trên đây là một số những sáng kiến đổi mới trong phương pháp giảng dạy cũng như quản lý chương trình giảng dạy của Khoa Đào tạo Đại cương. Với những thành tích đó, Khoa đã được Bộ Giáo dục Đào tạo phong tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền, Trưởng khoa được Bộ trưởng tặng danh hiệu Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ được giao. Các tấm gương tiêu biểu trong đổi mới giảng dạy của Khoa gồm có các giáo viên sau: 1. Nguyễn Thị Phương Mai 2. Nguyễn Minh Hằng 3. Phạm Tiến Hùng 4. Tô Ngân Hà 5. Nguyễn Thu Phương 132

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_day_hoc_dai_hoc_8151.pdf