Thống kê số lượng thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong hai ngôn ngữ cho thấy có độ
chênh lệch nhau khá cao (320/67). Văn hóa nông nghiệp “trông trời, trông đất, trông
mây”, học thuyết Nho giáo “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã chi phối người Việt khá
mạnh. Và họ chịu sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào
tự nhiên nên hình ảnh thực vật đi vào tư duy, chi phối cách nhìn nhận, đánh giá của họ
về thế giới bên ngoài. Còn người Anh, văn hóa du mục vốn thích đi đây đi đó để khai
phá và chinh phục tự nhiên, con người sớm có ý thức làm chủ thiên nhiên nên môi
trường tự nhiên ít chi phối đến cách tri nhận của họ về thế giới.
e. Về dị bản
Nếu như vấn đề dị bản khá phổ biến và chiếm tỉ lệ cao trong thành ngữ tiếng Việt thì
trong thành ngữ tiếng Anh lại xuất hiện với tần số thấp hơn. Trong số các thành ngữ mà
chúng tôi lựa chọn nghiên cứu, những biến thể thành ngữ không nhiều, thường chỉ là sự
thay thế của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa và những con vật có một số đặc điểm tương
đồng. Điều này chứng tỏ thành ngữ của người Anh gần với nền văn học bác học hơn,
cùng với lối tư duy thiên về lí trí tạo nên sự cố định trong các yếu tố của thành ngữ.
Đối với thành ngữ Việt nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung thì vấn đề dị
bản là một trong những nét đặc trưng. Phương thức truyền miệng đã tạo cho thành ngữ
của dân tộc Việt nét đặc trưng riêng đó là dị bản. Tức là, cùng một thành ngữ nhưng có
thể có từ khoảng hai hoặc ba dị bản. Ví dụ: “Ăn mật trả gừng” = “Ăn sung trả ngái”,
“Bắn bụi tre, đè bụi hóp” = “Bắn bụi tre, nhè bụi hóp”, “Cây ngay không sợ chết đứng”
= “Cây ngay không sợ sét đánh”,
Như vậy, thông qua thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Anh và tiếng
Việt, chúng ta nhận ra được một số tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ và văn hóa của
hai dân tộc trên. Mặc dù, trong tư duy và nhận thức của nhân loại có những điểm phổ
quát và tương đồng nhau song bên cạnh đó chúng ta vẫn có thể nhận ra những nét khác
biệt thú vị. Chính những sự khác biệt này đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa phong
phú đa dạng của mỗi dân tộc.
3. KẾT LUẬN
Mỗi một bức tranh ngôn ngữ đều liên quan đến một “logic” nhìn nhận thế giới, hay nói
chính xác hơn là cách thức người bản ngữ tri giác và nhận thức thế giới. Do đó, thông
qua bức tranh ngôn ngữ về thế giới, chúng ta có thể tìm hiểu những cách nhìn thế giới
khác nhau của từng dân tộc. Cách nhìn đó được phản ánh qua ngôn ngữ. Qua nghiên
cứu, chúng tôi nhận thấy có lẽ không ở đâu có thể lưu giữ nét đặc trưng văn hóa dân tộc
sâu sắc bằng kho tàng thành ngữ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi thành ngữ chính là lời ăn
tiếng nói hàng ngày dân dã nhất của mỗi dân tộc.
Nghiên cứu “đối chiếu sự tri nhận của người Anh và người Việt qua các thành ngữ có
chứa yếu tố chỉ thực vật”, cho thấy bản sắc văn hóa du mục phương Tây của dân tộc
Anh và nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của dân tộc Việt được thể hiện rõ nét.
10 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu sự tri nhận của người anh và người Việt qua thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật - Hoàng Thị Phi Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(37)/2016: tr. 80-89
ĐỐI CHIẾU SỰ TRI NHẬN CỦA NGƯỜI ANH VÀ NGƯỜI VIỆT
QUA THÀNH NGỮ CÓ CHỨA YẾU TỐ CHỈ THỰC VẬT
HOÀNG THỊ PHI YẾN
Trường Đại học Nguyễn Huệ
Tóm tắt: Qua khảo sát 8.000 mục thành ngữ tiếng Việt và 10.000 mục thành
ngữ tiếng Anh, bài báo đã đối chiếu và đưa ra một số nhận xét về sự tương
đồng và dị biệt về sự tri nhận của người Anh và người Việt qua các thành
ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật nhằm giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập tiếng Anh, tiếng Việt được tốt hơn.
Từ khóa: thành ngữ, tri nhận, thực vật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc
dùng nó” (Humboldt). Ngôn ngữ học tri nhận với việc xem ngôn ngữ trong tư cách là
một khả năng tri nhận, một trong những thành tố trong cấu trúc tri nhận thế giới của con
người, đã chứng minh rằng: ngôn ngữ chính là sự phản ánh cách nhìn riêng, lối nghĩ
riêng của từng dân tộc, bên cạnh những cách hình dung mang tính phổ quát của tư duy
nhân loại, đối với cùng một hiện thực khách quan, và thường được gọi là “mô hình thế
giới”, hay “bức tranh thế giới” (world picture), “hình ảnh thế giới” (world image), “biểu
tượng về thế giới”. Điều đó có nghĩa là, chính “cách nhìn thế giới” của mỗi dân tộc, chứ
không phải các sự vật, sự tình tồn tại khách quan, đã tác động, chi phối đến ngôn ngữ
của dân tộc đó.
Như vậy, ứng với mỗi mô hình về thế giới, ngoài cái chung, cái phổ quát, còn có những
cái riêng, cái đặc thù, phản ánh cách tri giác, cách nhận thức riêng biệt của mỗi một
cộng đồng ngôn ngữ (khác với những cộng đồng ngôn ngữ khác) đối với hiện thực
khách quan, được gọi là “cách nhìn thế giới”. Ta có thể hình dung rõ hơn “cách nhìn thế
giới” thông qua sơ đồ sau:
THẾ GIỚI KHÁCH QUAN (physical world/ world picture)
ä
THẾ GIỚI TINH THẦN / Ý NIỆM (conceptual world picture)
ä
BỨC TRANH NGÔN NGỮ VỀ THẾ GIỚI (linguistic world picture)
Ở sơ đồ trên, cái phổ quát, trong mối liên hệ giữa thế giới khách quan, thế giới ý niệm
và bức tranh ngôn ngữ về thế giới, xét về mặt nhận thức tư duy nhân loại, là cái quan
trọng, là cơ sở để con người có thể giao tiếp, học hỏi lẫn nhau. Còn cái đặc thù chính là
đối tượng nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, để tìm hiểu và giải thích những
sự khác nhau giữa các ngôn ngữ.
ĐỐI CHIẾU SỰ TRI NHẬN CỦA NGƯỜI ANH VÀ NGƯỜI VIỆT... 81
Mỗi một bức tranh ngôn ngữ đều liên quan đến một “logic” nhìn nhận thế giới, hay nói
chính xác hơn là cách thức người bản ngữ tri giác và nhận thức thế giới. Do đó, thông
qua bức tranh ngôn ngữ về thế giới, chúng ta có thể tìm hiểu những cách nhìn thế giới
khác nhau của từng dân tộc.
Mục đích nghiên cứu “Đối chiếu sự tri nhận của người Việt và người Anh qua thành
ngữ có yếu tố chỉ thực vật” của chúng tôi là đối chiếu sự phân bố của yếu tố chỉ thực vật
trong thành ngữ của hai ngôn ngữ, những ý nghĩa biểu trưng mà yếu tố đó gắn liền để
làm rõ đặc sắc văn hóa qua hai loại hình ngôn ngữ. Đồng thời, tìm hiểu xem vấn đề dị
bản của các thành ngữ giữa hai quốc gia. Vì thế, chúng tôi tiến hành khảo sát và so sánh
đối chiếu vấn đề trên ở cả ba bình diện như Lê Quang Thiêm [4] đưa ra: hình thức, phân
bố và ý nghĩa.
2. Đối chiếu sự tri nhận của người Anh và người Việt qua thành ngữ có chứa yếu
tố chỉ thực vật
2.1. Định nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật
Theo Từ điển tiếng Việt [2], “thực vật” được định nghĩa là “tên gọi chung các cây cỏ và
những sinh vật bậc thấp khác có tính chất như cây cỏ, trong các tế bào cơ thể thường có
các màng bằng cellulos” [2, tr. 974 - 975]. Như vậy, đặc điểm của thực vật theo quan
điểm của Hoàng Phê là những sinh vật bậc thấp, nghĩa là có “sự sống”. Nếu xếp theo
quan điểm này, các yếu tố như “gạo, thóc, trấu” không được xem là thực vật.
Khi nhìn về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam, Trần Ngọc Thêm [3] cho rằng cơ cấu
bữa ăn của người Việt thiên về thực vật, đứng đầu là lúa gạo “Người sống về gạo, cá
bạo về nước” [3, tr. 188 - 189]. Từ đó, ông cho rằng: cuộc sống của người Việt gắn liền
với môi trường tự nhiên, với cỏ cây, bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông
nghiệp lúa nước.
Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi nhận thấy thông qua thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực
vật, bản sắc văn hóa của dân tộc được thể hiện rõ nét trên nhiều phương diện: ăn, ở,
sống. Vì thế, chúng tôi quyết định tổng hợp cả hai quan điểm trên, nhằm mở rộng nội
hàm và ngoại diên của yếu tố chỉ thực vật, làm phong phú thêm nguồn ngữ liệu phục vụ
cho công việc so sánh đối chiếu. Theo quan điểm này, chúng tôi không chỉ xem sinh vật
bậc thấp mang “sự sống” là thực vật, mà còn xem các sản phẩm ở các giai đoạn phát
triển khác nhau trong quá trình sinh trưởng của cây cỏ là yếu tố chỉ thực vật, ví dụ: thóc,
lúa, gạo, que củi...
2.2. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu
2.2.1.1. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu của đề tài chủ yếu được lấy trong hai văn bản chính sau: “Từ điển thành
ngữ Việt Nam” do Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành biên sọan,
NXB Văn hóa ấn hành năm 1993 tại Hà Nội, và “Từ điển thành ngữ Việt - Anh” do
82 HOÀNG THỊ PHI YẾN
nhóm tác giả trung tâm dịch thuật sách Sài Gòn dịch từ cuốn Dictionary of English
Idioms, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 2004. Ngoài ra, để làm phong
phú thêm nguồn ngữ liệu thành ngữ tiếng Anh có chứa yếu tố thực vật, giúp cho việc
đối chiếu sự tri nhận của người Anh với người Việt có hệ thống hơn, chúng tôi tiến hành
khảo sát thành ngữ tiếng Anh trong cuốn “How to use common English Idioms and
Preposition” do NXB Đồng Nai ấn hành năm 1998 và website www.usingenglish.com.
2.2.1.2. Số liệu khảo sát
Khi khảo sát thành ngữ tiếng Anh [5], chúng tôi tổng hợp được 67 thành ngữ có chứa
yếu tố chỉ thực vật (trên tổng số 10.000 thành ngữ), chiếm tỉ lệ 0,67%. Con số này khá
thấp so với tiếng Việt. Các yếu tố chỉ thực vật trong thành ngữ tiếng Anh vì thế cũng
đơn giản hơn. Tần số xuất hiện của chúng như sau:
Bảng 1. Tần số xuất hiện của các yếu tố chỉ thực vật trong thành ngữ tiếng Anh
Stt Yếu tố chỉ thực vật Tần số xuất hiện
1. Cây / bụi cây / rừng cây (tree, wood, bush, jungle, forests) 18
2. Cỏ / đồng cỏ (grass, hay, hay stack, reed, weed, pasture) 12
3. Hoa hồng (rose) 5
4. Rơm (straw) 4
5. Quả táo (apple) 2
6. Hoa cúc (daisy) 2
7. Que củi (stick) 2
8. Hoa (flower) 2
9. Hạt giống (seed) 2
10. Hoa huệ tây / loa kèn (lily) 1
11. Lá cây (leaf) 1
12. Cây anh thảo (primrose) 1
13. Cây thuốc phiện (poppie) 1
14. Nho (vine) 1
15. Hạt dẻ (chestnut) 1
Tiến hành khảo sát 8.000 mục thành ngữ tiếng Việt [6], chúng tôi tổng hợp được 320
thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật, chiếm 4%. Với tổng số 320 thành ngữ này, mọi
vấn đề trong đời sống xã hội, mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên, đối nhân
xử thế của người Việt hầu như đều được đề cập ở những mức độ quan tâm khác nhau.
Tùy theo từng chủ đề, từng ý nghĩa biểu trưng mà người Việt lựa chọn các yếu tố chỉ
thực vật khác nhau. Có thể mô tả tần số xuất hiện của các yếu tố chỉ thực vật trong
thành ngữ tiếng Việt theo thứ tự giảm dần như sau:
Bảng 2. Tần số xuất hiện của các yếu tố chỉ thực vật trong thành ngữ tiếng Việt
Stt Yếu tố chỉ thực vật Tần số xuất hiện
1 Hoa 45
2 Cây 31
3 Lá 16
4 Tre 15
ĐỐI CHIẾU SỰ TRI NHẬN CỦA NGƯỜI ANH VÀ NGƯỜI VIỆT... 83
5 Bèo 13
6 Cỏ 13
7 Gạo và các yếu tố cùng họ (thóc, lúa, nếp, tẻ) 11
8 Dưa 10
9 Liễu 10
10 Ớt 9
11 Quả 9
12 Rơm 6
13 Chanh 4
14 Mướp 4
15 Đào 4
16 Cam 3
17 Quýt 3
18 Gừng 3
19 Mít 3
20 Trầu 3
21 Sen 3
Căn cứ vào số liệu khảo sát này, chúng tôi sẽ bước đầu đối chiếu điểm tương đồng và dị
biệt trong tri nhận về thế giới của người Anh và người Việt.
2.2.2. Phương pháp phân tích, mô tả ngữ liệu
2.2.2.1. Đặc điểm tri nhận của người Anh và người Việt qua hình thức, phân bố, ý nghĩa
thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật
Nhìn chung, mỗi một bức tranh ngôn ngữ đều liên quan đến một “logic” nhìn nhận thế
giới, hay nói chính xác hơn là cách thức người bản ngữ tri giác và nhận thức thế giới.
Do đó, thông qua bức tranh ngôn ngữ về thế giới, chúng ta có thể tìm hiểu những cách
nhìn thế giới khác nhau của từng dân tộc.
Từ kết quả nghiên cứu và khảo sát về hình thức của các thành ngữ chỉ thực vật trong
tiếng Anh và tiếng Việt ta thấy được những lối nghĩ, kiểu tư duy khá đặc biệt. Người
Anh, với lối tư duy lí trí, chú trọng đến giai đoạn nhận thức lí tính, do đó, thành ngữ của
họ thường ngắn gọn, súc tích. Có nhiều thành ngữ chỉ có hai âm tiết. Bên cạnh đó,
người Việt, với lối tư duy thiên về biện chứng, có tính dung hợp, mềm dẻo, do đó, thành
ngữ của dân tộc Việt khá phong phú và đa dạng. Từ bốn âm tiết trở lên và thậm chí có
những thành ngữ dài tám đến chín âm tiết.
Ngoài ra, vốn thành ngữ trong mỗi hệ thống ngôn ngữ đều vô cùng phong phú và đa dạng,
đặc điểm tự nhiên của mỗi dân tộc quy định sự phân bố các loại thực vật trong thành ngữ.
Số liệu thống kê trong hai bảng trên cho thấy sự phân bố các loài thực vật có sự khác biệt,
thể hiện tư duy, cách nhìn nhận và mức độ quan tâm của từng dân tộc không giống nhau.
Nước Anh, với đặc trưng khí hậu khô lạnh thể hiện rõ ở sự phân bố của các loài thực vật
trong thành ngữ, vì vậy, các loài cây thích hợp với khí hậu khô lạnh được ưu tiên xuất
hiện với tần số cao trong các thành ngữ như: đồng cỏ, hoa hồng, dâu tây, Tuy nhiên,
nếu so với thành ngữ của dân tộc Việt thì thành ngữ của người Anh chỉ bó hẹp trong một
84 HOÀNG THỊ PHI YẾN
số loài cây đặc thù. Trong khi đó, đối với người Việt, đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm; tâm lí hoà hợp với thiên nhiên đã tạo cho thành ngữ Việt thiên về nhiều loài
thực vật dân dã. Điều đặc biệt là đối với thành ngữ Việt, các hình ảnh cây, trái xuất hiện
nhiều, tỉ lệ phân bố cao hơn các loại rau, củ và hoa.
Về ý nghĩa, các mảng đề tài mà thành ngữ Anh - Việt phản ánh có sự khác nhau về các
vấn đề từng dân tộc quan tâm. Nếu thành ngữ Việt quan tâm đến mọi mặt của con người
trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội: thân phận con người, đối nhân xử thế, ứng xử
với môi trường và với mọi người, vấn đề giai cấp - sang hèn thì thành ngữ tiếng Anh
hầu như chỉ quan tâm đến vấn đề đối nhân xử thế, cách con người ứng xử với thiên
nhiên và xã hội mà không quan tâm đến gia cảnh sang - hèn, thân phận thấp kém của
người phụ nữ. Điều này có thể được lí giải bởi lối sống phóng khoáng của văn hóa du
mục, ít bị bó hẹp ở một nơi và điều kiện sớm được tiếp xúc với nền văn minh công
nghiệp của người Anh.
2.2.2.2. Những điểm tương đồng và dị biệt trong sự tri nhận của người Anh và người
Việt qua hình thức, phân bố, ý nghĩa thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật
Những điểm tương đồng
a. Về hình thức
Trên cơ sở những điểm phổ quát của ngôn ngữ, các ngôn ngữ trên thế giới đều có xu
hướng sử dụng những cụm từ cố định, sẵn có trong đó có thành ngữ. Do đó, thành ngữ
của hai dân tộc nói chung và thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật nói riêng đều có cấu
trúc ngắn gọn, thông thường chỉ có 4 - 5 yếu tố tạo thành. Ví dụ: “whatch grass grow”,
“forest for the trees”, “little strokes fell great oaks”, (tiếng Anh)
“nước đổ lá khoai”, “nghèo rớt mùng tơi”, “mặt hoa mày liễu”, (Tiếng Việt)
Đặc biệt, thành ngữ của cả hai dân tộc đều khá phong phú về mặt hình thức. Vừa có
thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng, thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng và thành ngữ so sánh.
b. Về phân bố
Nhìn chung, mặc dù ở hai phương khác nhau song trong sự tri nhận cũng có điểm tương
đồng giữa người Việt và người Anh. Điều này thể hiện rõ qua sự phân bố của các yếu tố
chỉ thực vật trong thành ngữ của hai dân tộc. Kết quả thống kê ở trên cho thấy, thành
ngữ của cả hai dân tộc đều có tỉ lệ phân bố tập trung ở các yếu tố như “cây”, “cỏ”,
“hoa”, “lá”, Tỉ lệ phân bố thành ngữ có sử dụng những yếu tố chỉ các loài rau, củ khá
thấp. Điều này chứng tỏ, xu hướng chung của tư duy con người là xuất phát từ những
loài thực vật phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời mang tính chất
khái quát nhất để gán cho những ý nghĩa biểu trưng. Như vậy, trong bức tranh ngôn ngữ
của mỗi dân tộc, ngoài những nét khác biệt do điều kiện tự nhiên và một số yếu tố khác
quy định vẫn có những nét tương đồng về ý niệm.
c. Về ý nghĩa biểu trưng
ĐỐI CHIẾU SỰ TRI NHẬN CỦA NGƯỜI ANH VÀ NGƯỜI VIỆT... 85
Về cơ bản, tư duy của con người là như nhau, bất kể màu da, ngôn ngữ, sắc tộc. Có lẽ vì
thế, trong kho tàng thành ngữ Anh - Việt có chứa yếu tố chỉ thực vật, có một số thành
ngữ có cùng ý nghĩa biểu đạt.
Qua tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi nhận ra một điều thú vị là dù ở hai phương khác
nhau, một tiêu biểu cho văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Đông (Việt Nam), một
tiêu biểu cho văn hóa du mục phương Tây (Anh), nhưng khi tri nhận về thế giới xung
quanh, họ vẫn chọn một số loại thực vật tiêu biểu để gán cho chúng ý nghĩa biểu trưng
muốn biểu đạt. Đặc biệt hơn, cả người Việt lẫn người Anh đều có xu hướng lựa chọn
“cây”, “cỏ”, “hoa”, “lá” để thể hiện cách tri nhận của mình về thế giới.
Cả người Anh lẫn người Việt đều sử dụng hình ảnh của “rừng” và “cây” để biểu đạt ý
phê phán (người) có cái nhìn phiến diện, thiển cận. “Forest for the trees” (Anh) – “Thấy
cây mà không thấy rừng (Việt).
Khi lựa chọn yếu tố chỉ thực vật để gắn hàm ý biểu trưng, cả người Anh lẫn người Việt
đều có xu hướng căn cứ vào đặc điểm của các loại thực vật ấy và mức độ gần gũi của
chúng với con người. Thường thì ý nghĩa biểu trưng sẽ có quan hệ mật thiết, thậm chí
“na ná” với “nghĩa đen” của các yếu tố chỉ thực vật đó. Ví dụ, nghĩa đen của thành ngữ
“to nip in the bud” là ngắt nụ / chồi. Mà “nụ / chồi” vốn mong manh, yếu ớt nên hành
động “ngắt” ấy sẽ dễ dàng làm chết chúng. Từ nghĩa đen ấy, nghĩa bóng của thành ngữ
này là “bóp chết ngay từ khi còn trong trứng nước”. Người Anh lựa chọn hoa hồng
(rose) với vẻ đẹp kiêu sa để chỉ sắc đẹp của người con gái. Ví dụ: “There’s no rose
without a thorn”. Người Việt căn cứ vào tính chất trôi nổi theo dòng nước của bèo để ví
với thân phận bấp bênh, lênh đênh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Ví dụ: “Bèo dạt
hoa trôi”.
d. Về tư duy và nhận thức
Hầu hết các dân tộc trên thế giới đều trải qua các giai đoạn phát triển của xã hội loài
người từ công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ đến chế độ phong kiến (giai đoạn hình
thành và phát triển các nền văn học dân gian). Do đó, dù ở đâu, thuộc dân tộc nào con
người đều có tư duy và nhận thức giống nhau về thiên nhiên và xã hội. Nhưng do mỗi
dân tộc đều có một ngôn ngữ riêng, hoàn cảnh địa lí, điều kiện tự nhiên, trình độ phát
triển xã hội không hoàn toàn giống nhau nên với cùng một nhận thức, một tư duy, mỗi
dân tộc lại có một cách biểu hiện khác nhau. Do đó, gạt qua cái vỏ ngôn ngữ, cái đặc
thù của từng dân tộc, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy sự đồng nhất về tư duy và nhận
thức của các dân tộc khác nhau trong các sáng tác văn học dân gian nói chung, thành
ngữ nói riêng.
e. Về các dị bản
Thành ngữ là sản phẩm của văn học dân gian, vốn được sáng tác và lưu truyền chủ yếu
bằng con đường truyền miệng. Vì thế, hệ quả tất yếu của phương thức sáng tác và lưu
truyền này là sự phát sinh và song song tồn tại của các dị bản.
86 HOÀNG THỊ PHI YẾN
Ví dụ: Để diễn tả “thuộc độ tuổi thanh xuân, non trẻ, đầy triển vọng”, tiếng Việt diễn đạt
bằng thành ngữ “Đào tơ sen ngó” / “Sen ngó đào tơ”. Để chỉ một hiện tượng / người “chỉ
chú ý chi tiết, cái đơn lẻ mà không chú ý tới tổng thể, không bao quát được toàn bộ; chỉ thấy
hiện tượng mà không thấy được bản chất”, người Anh sử dụng đến ba thành ngữ tương
đương: “Wood for the trees” / “Forest for the trees” / “Can’t see the forest its trees”.
Những điểm khác biệt
Điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau tạo ra đặc tính dân tộc và nền văn hóa khác nhau.
Vì thế, thành ngữ hai dân tộc Anh và Việt có những điểm khác biệt khá rõ:
a. Về hình thức
Điểm khác nhau về mặt hình thức của thành ngữ hai dân tộc là thành ngữ của người
Anh gần với văn học bác học. Điều này thể hiện ở sự nghiêm trang, mực thước, ít cường
điệu, thậm xưng. Ngược lại, thành ngữ Việt Nam giàu tính trào lộng, dân dã, chứng tỏ
trong những ví dụ như: “Đá cá lăn dưa”, “Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn”, “Dây cà ra
dây muống”, “Cú đậu cành mai”, “Rối như canh hẹ”,
b. Về phân bố
Có thể nói, về sự phân bố các loài thực vật trong thành ngữ của từng dân tộc, bên cạnh
những điểm tương đồng còn có những điểm khác biệt do tư duy và sự quan tâm khác
nhau của các dân tộc. Trong số hơn 67 thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật, điều làm
chúng tôi ngạc nhiên là một số lượng lớn các loài thực vật được người Anh đưa vào
trong các thành ngữ. Tiêu biểu cho nền văn hoá du mục phương Tây cho nên các yếu tố
thực vật cỏ và đồng cỏ có tỉ lệ phân bố khá cao (17,91%). Các loài thực vật cụ thể ít
được nhắc đến trong các thành ngữ tiếng Anh. Cụ thể, trong số 67 thành ngữ có yếu tố
chỉ thực vật thì số thành ngữ có các yếu tố như cây, cỏ nói chung chiếm đa số. Những
loài cây cụ thể có sự phân bố rất thấp, tần số xuất hiện chỉ một lần. Trong khi đó đối với
thành ngữ Việt tỉ lệ loài thực vật phân bố cao nhất lại là hoa và cây (hoa: 14,06; cây:
9,68%). Như vậy, so với thành ngữ Anh, thành ngữ Việt có tỉ lệ phân bố khá đồng đều
giữa các loài thực vật. Điều này chứng tỏ, trong tư duy của người Việt, hoa và cây là
những loài thực vật gần gũi, quen thuộc nhất. Ngoài ra, người Việt có xu hướng lựa
chọn những loài vật bình dị, dân dã để gán cho các ý nghĩa biểu trưng về tính cách, số
phận của con người.
c. Về ý nghĩa biểu trưng
Thứ nhất là, trong khi người phương Tây nói chung, người Anh nói riêng, hiếm khi,
thậm chí hầu như không đề cập đến thân phận người phụ nữ, đặc biệt là vấn đề trinh tiết
thì trong thành ngữ tiếng Việt, vấn đề thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ rất
được quan tâm. Chính vì thế, khi lựa chọn yếu tố chỉ thực vật để biểu trưng cho ý nghĩa
đó, “hoa” và “bèo” được lựa chọn nhiều nhất (“hoa” xuất hiện 45 lần / 320 thành ngữ).
Đó thường là những người con gái đẹp, đoan trang nhưng thân phận lại trôi nổi bấp
bênh, phụ thuộc vào người khác: Vùi hoa dập liễu, hoa rữa nhị tàn, đắm nguyệt say
hoa... Bên cạnh thân phận trôi nổi vô định, vấn đề trinh tiết của người phụ nữ cũng được
ĐỐI CHIẾU SỰ TRI NHẬN CỦA NGƯỜI ANH VÀ NGƯỜI VIỆT... 87
đề cập khá nhiều. Đây là mảng đề tài dường như “bỏ trống” trong thành ngữ của người
Anh. Điều đó thể hiện sâu sắc ý thức hệ Nho giáo, văn hóa Đông phương đã chi phối
mạnh mẽ cách nhìn nhận của người Việt. Nho giáo coi trọng vấn đề trinh tiết, coi đó là
chuẩn mực, là thang đo giá trị, phẩm hạnh của một người phụ nữ. Nho giáo xem nhẹ
người phụ nữ cho nên họ hầu như không có vai trò gì trong gia đình và xã hội: “Nhất
nam viết hữu thập nữ viết vô”. Chính vì thế, người phụ nữ sinh ra vốn đã gắn với chữ
“Tòng”, gò mình trong những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt. Nỗi khổ ấy như càng
nhân lên đối với những người phụ nữ có xuất thân thấp hèn. Thân phận mỏng manh
đáng thương của người phụ nữ, vấn đề tiết hạnh của người phụ nữ dường như là một
“nỗi ám ảnh” trong tâm trí của họ, để thương mình và để răn mình. Sự chi phối mạnh
mẽ ấy đã đi vào thành ngữ với tần số xuất hiện khá cao.
Thứ hai là, trong thành ngữ Việt Nam, tính chất phản phong, tính đấu tranh giai cấp
được thể hiện rất rõ nét, rất quyết liệt, biểu hiện bằng một số lượng lớn những thành ngữ
với những từ ngữ và hình ảnh chua chát, sâu cay, thâm thúy, táo bạo. Với mục đích tố
cáo những cái xấu xa của giai cấp thống trị, đồng thời nói lên những nỗi khổ cực của
người nông dân thấp cổ bé họng, đặc biệt là gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến đã vùi
dập người phụ nữ. Đây có lẽ là hệ quả của điểm dị biệt vừa nên ở trên. Đề cập nhiều đến
thân phận bấp bênh, bất hạnh của người phụ nữ cũng chính là gián tiếp tố cáo cái xã hội
đã mang đến những điều đó cho họ.
Thứ ba là, thành ngữ tiếng Việt còn sử dụng những hình ảnh “cháo lá đa”, “rách bươm
xơ mướp”, “cơm hẩm cà thiu” để phản ánh hiện thực khốn khổ của người lao động
trong xã hội cũ. Vấn đề đói - no; giàu - nghèo được nhắc đến khá nhiều trong thành ngữ
tiếng Việt. Vấn đề này hầu như không xuất hiện trong thành ngữ tiếng Anh.
Thứ tư là, điều kiện địa lý khác biệt của hai nước cũng được thể hiện rõ trong thành ngữ
chứa yếu tố chỉ thực vật. Có một số loại cây đặc trưng, tiêu biểu cho khí hậu gió mùa
nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam đi vào thành ngữ, như: mít, gừng, tre, dưa... Trong khi
đó, thành ngữ tiếng Anh lại xuất hiện các loại cây đặc thù cho khí hậu ôn đới, như: cây
thuốc phiện, cây ô-liu, vi-ô-let, dâu tây, cây anh thảo,
Ví dụ: Để biểu đạt một hành động cố công vô ích, không mang lại hiệu quả gì, không có
giá trị gì, người Anh sử dụng thành ngữ “Like giving a donkey strawberries (dâu tây)”.
Người Việt lại chọn loại thực vật đặc thù hơn để biểu đạt ý tương đương: “Nước đổ lá
khoai / nước đổ lá môn”.
d. Về tư duy và nhận thức
Đặc trưng tư duy, nhận thức, văn hóa của hai dân tộc được thể hiện rất rõ qua thành ngữ
có chứa yếu tố chỉ thực vật. Nước Anh - đất nước tiêu biểu cho văn hóa du mục phương
Tây mà điển hình là bộ tộc Giéc-man, hình ảnh bãi cỏ, đồng cỏ xuất hiện với tần số cao
nhất. Loại hình văn hóa du mục này gắn liền mật thiết với các đồng cỏ xanh, nên loại
thực vật này trở nên gần gũi và chi phối sâu sắc tư duy của họ khi tri nhận về thế giới
bên ngoài. Trái lại, Việt Nam - do tiêu biểu cho nền văn hóa nông nghiệp lúa nước nên
88 HOÀNG THỊ PHI YẾN
trong thành ngữ tiếng Việt, hình ảnh cây lúa và các sản phẩm khác nhau từ lúa: gạo,
thóc, nếp, tẻ, cơm... xuất hiện với tần số tương đối nhiều.
Ví dụ:
The grass is always greener Đứng núi này trông núi nọ
Needle in a haystack Mò kim đáy bể
Kick something into the long grass Giả vờ lờ đi, quên đi, bỏ lơ
Broken reed Trông mong mà không được, mong đợi hão huyền
Thống kê số lượng thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong hai ngôn ngữ cho thấy có độ
chênh lệch nhau khá cao (320/67). Văn hóa nông nghiệp “trông trời, trông đất, trông
mây”, học thuyết Nho giáo “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã chi phối người Việt khá
mạnh. Và họ chịu sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào
tự nhiên nên hình ảnh thực vật đi vào tư duy, chi phối cách nhìn nhận, đánh giá của họ
về thế giới bên ngoài. Còn người Anh, văn hóa du mục vốn thích đi đây đi đó để khai
phá và chinh phục tự nhiên, con người sớm có ý thức làm chủ thiên nhiên nên môi
trường tự nhiên ít chi phối đến cách tri nhận của họ về thế giới.
e. Về dị bản
Nếu như vấn đề dị bản khá phổ biến và chiếm tỉ lệ cao trong thành ngữ tiếng Việt thì
trong thành ngữ tiếng Anh lại xuất hiện với tần số thấp hơn. Trong số các thành ngữ mà
chúng tôi lựa chọn nghiên cứu, những biến thể thành ngữ không nhiều, thường chỉ là sự
thay thế của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa và những con vật có một số đặc điểm tương
đồng. Điều này chứng tỏ thành ngữ của người Anh gần với nền văn học bác học hơn,
cùng với lối tư duy thiên về lí trí tạo nên sự cố định trong các yếu tố của thành ngữ.
Đối với thành ngữ Việt nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung thì vấn đề dị
bản là một trong những nét đặc trưng. Phương thức truyền miệng đã tạo cho thành ngữ
của dân tộc Việt nét đặc trưng riêng đó là dị bản. Tức là, cùng một thành ngữ nhưng có
thể có từ khoảng hai hoặc ba dị bản. Ví dụ: “Ăn mật trả gừng” = “Ăn sung trả ngái”,
“Bắn bụi tre, đè bụi hóp” = “Bắn bụi tre, nhè bụi hóp”, “Cây ngay không sợ chết đứng”
= “Cây ngay không sợ sét đánh”,
Như vậy, thông qua thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Anh và tiếng
Việt, chúng ta nhận ra được một số tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ và văn hóa của
hai dân tộc trên. Mặc dù, trong tư duy và nhận thức của nhân loại có những điểm phổ
quát và tương đồng nhau song bên cạnh đó chúng ta vẫn có thể nhận ra những nét khác
biệt thú vị. Chính những sự khác biệt này đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa phong
phú đa dạng của mỗi dân tộc.
3. KẾT LUẬN
Mỗi một bức tranh ngôn ngữ đều liên quan đến một “logic” nhìn nhận thế giới, hay nói
chính xác hơn là cách thức người bản ngữ tri giác và nhận thức thế giới. Do đó, thông
qua bức tranh ngôn ngữ về thế giới, chúng ta có thể tìm hiểu những cách nhìn thế giới
khác nhau của từng dân tộc. Cách nhìn đó được phản ánh qua ngôn ngữ. Qua nghiên
ĐỐI CHIẾU SỰ TRI NHẬN CỦA NGƯỜI ANH VÀ NGƯỜI VIỆT... 89
cứu, chúng tôi nhận thấy có lẽ không ở đâu có thể lưu giữ nét đặc trưng văn hóa dân tộc
sâu sắc bằng kho tàng thành ngữ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi thành ngữ chính là lời ăn
tiếng nói hàng ngày dân dã nhất của mỗi dân tộc.
Nghiên cứu “đối chiếu sự tri nhận của người Anh và người Việt qua các thành ngữ có
chứa yếu tố chỉ thực vật”, cho thấy bản sắc văn hóa du mục phương Tây của dân tộc
Anh và nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của dân tộc Việt được thể hiện rõ nét.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Xuân Hùng (1998). Thành ngữ và giới từ trong tiếng Anh (how to use Common
English idioms and prepositions), NXB Đồng Nai.
[2] Hoàng Phê (chủ biên) (2003). Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[3] Trần Ngọc Thêm (2000). Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục
[4] Lê Quang Thiêm (1989). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội.
[5] Trung tâm biên soạn dịch thuật sách Sài Gòn (2004). Từ điển thành ngữ Anh - Việt
(Idioms dictionary English – Vietnamese), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
[6] Nguyễn Như Ý - Nguyễn Văn Khang - Phan Xuân Thành (2002). Từ điển thành ngữ
Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội.
Title: A CONTRASTIVE ANALYSIS OF THE COGNITION OF THE VIETNAMESE AND
THE BRITISH PEOPLE THROUGH THE IDIOMS CONTAINING WORDS DENOTING
PLANT
Abstract: Through the survey of 8,000 Vietnamese idioms and 10 000 English idioms , the
article has contrasted and gave some comments on the similarities and differences in the
cognition of the British and Vietnamese people through the idioms containing words denoting
plant to make the research , teaching and learning of English and Vietnamese better.
Keywords: idioms, cognition, plant
ThS. HOÀNG THỊ PHI YẾN
Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Nguyễn Huệ
(Ngày nhận bài: 07/9/2015; Hoàn thành phản biện: 28/9/2015; Ngày nhận đăng: 16/12/2015)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31_486_hoangthiphiyen_12_hoang_thi_phi_yen_357_2020303.pdf