Đọc văn và niềm vui từ góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Pháp - Trương Dĩnh

7. Chính tính không ổn định đó làm thất bại mọi sự tính toán, mọi sự quan tâm, tạo nên sự hòa hợp của văn và người, xóa bỏ sự tôn sùng, đưa số phận của văn học vào trạng thái xuất thần, vào niềm say mê và sự biến đổi của bản ngã [10]. Điều mà chúng ta thống nhất với Valéry và được mọi thời đại khẳng định là: Người đọc không bao giờ đọc văn chỉ với một cách đọc, mỗi lần đọc là một cách hình như là tác phẩm cũng khác đi. Chúng ta tìm thấy ở việc đọc văn một sự “trưởng thành trong sáng”, một sự “sáng tạo bắt đầu lại”, thường trực và vô tận. Peytard và Pennac đều nói như vậy. Chúng ta khám phá rằng đọc văn là sự sáng tạo không ngừng thì cũng chỉ vì bản chất cố hữu của văn học (tính đa nghĩa của nó) và bản chất biến đổi của cá nhân người đọc cũng như môi trường đọc (Peytard). Ba yếu tố trên, tuy nhiên, có sự phân biệt (môi trường không phải là yếu tố mà văn bản gợi ra và rất mơ hồ để nói rằng câu thơ của Beaudelaire “Trong chốc lát, chúng tôi chìm đắm vào trong bóng tối tê lạnh” chỉ có thể hiểu được nếu có một mùa đông lạnh cận kề nhà thơ). Tuy khác nhau, nhưng cả ba yếu tố đã phối hợp với nhau để cho việc đọc văn có một sắc thái cá nhân, thật sự được cá thể hóa. Người đọc, từ câu chuyện được đọc, tạo nên từ văn bản sự sở hữu riêng của mình, làm nên điều mà họ muốn, khi họ muốn, dựa vào sự phù hợp của tính đã nghĩa trong văn bản. KẾT LUẬN “Và vì vậy mà văn bản văn học là đối tượng của tình yêu”. Thế mà nhiều người lại không thích đọc văn, đó là vấn đề! Ai chịu trách nhiệm về sự mất mát, về sự bê bối đó?102 TRƯƠNG DĨNH Lập tức phải nghĩ đến trách nhiệm của nhà trường. Pennac phản đối kịch liệt tình trạng này và cho rằng đó là sự phản bội. Ông nói: “Nếu con trai, con gái tôi, các cháu trẻ không thích đọc văn thì đó là “vết thương tình yêu”. Cũng không nên kết tội truyền hình hay mọi sự cách tân, kể cả nhà trường cũng như nếu ta muốn _ ở cả ba nguyên nhân đó. Cần phải đặt ra câu hỏi đầu tiên: Chúng ta đã làm gì để đào tạo người đọc lý tưởng ở thời điểm mà chúng ta vừa đóng vai trò tác giả, vừa đóng vai trò của sách” [8].

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đọc văn và niềm vui từ góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Pháp - Trương Dĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 96-102 ĐỌC VĂN VÀ NIỀM VUI TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁP TRƯƠNG DĨNH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Đọc văn là niềm vui đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ. Đọc văn là để tự khám phá. Niềm vui đọc văn là niềm vui hưởng thụ khác với niềm vui bình thường. Người ta còn ví niềm vui đọc văn như niềm vui với trò chơi từ ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu coi việc đến với văn học như đến với tình yêu và khuyến khích cách đọc riêng tư. Môi trường đọc cũng ảnh hưởng đến niềm vui đọc văn. Hiện nay, học sinh và cả xã hội chưa thích đọc văn. Đó là trách nhiệm trước tiên của nhà trường và sau đó của các nhà văn. MỞ ĐẦU Câu hỏi cần đặt ra với những ai muốn suy nghĩ về dạy học văn và mục đích dạy học văn là: Tại sao người ta viết và tại sao người ta đọc? (thường là số đông hơn). Các câu hỏi này thực ra không có gì mới nhưng tìm câu trả lời là cần thiết để khẳng định lại các định nghĩa trước đây về tác phẩm văn học. Trong các định nghĩa trước đây, người ta loại trừ các ý tưởng về sự “ giao tiếp văn học” (từ của Jakobson). “Mọi cuộc giao tiếp đều giả định một tình huống giao tiếp. Tác phẩm văn học (căn cứ vào tính đã nghĩa của nó) không giả định bất cứ điều gì”. “Đặc thù của văn bản văn học là ở ngoài mọi tình huống”. [1]. “Trong phút chốc, chúng ta chìm đắm trong bóng tối tê lạnh” (Beaudelaire). Thomas Aron cho rằng câu thơ ấy không báo hiệu gì về một mùa đông tiệm cận đối với người đọc và người sáng tác. Tác phẩm văn học tách ra khỏi nguồn gốc văn hóa và cả ngẫu tính của thời điểm sáng tác. “Nhà văn sáng tác cho muôn đời” _Người đọc luôn hướng về bản ngã, không lệ thuộc và thời gian, không gian sáng tác, mặc dù nhà văn có ghi cả thời điểm và địa điểm sáng tác đó. Họ không thích đọc một bài báo cũ sau một năm nhưng lại thích đọc một nhà văn thời cổ đại. 1. Vậy thì sự bí ẩn thần kỳ của việc đọc văn là ở đâu? [2]. Điều người ta tìm tòi từ một tác phẩm văn học không phải là một thông báo mà là một xúc động, không phải một định nghĩa mà là một cảm giác do hiệu quả phối hợp có dụng ý giữa ngôn ngữ và ý nghĩa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kinh nghiệm thẩm mỹ phụ thuộc vào chủ quan và quy trình của sự cảm nhận. Valery – người có ý thức rõ rệt về vấn đề này – thấy cần phải nhắc lại sự “nhập nhằng” của từ “thơ ca”, vừa chỉ “cảm xúc thơ ca”, vừa chỉ “thể loại thơ ca”. ĐỌC VĂN VÀ NIỀM VUI TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁP 97 “Cảm xúc thơ ca” là một thứ cảm xúc thoáng qua, lay động chúng ta trước một phong cảnh, một buổi chiều tàn, cho ta một “cảm xúc vũ trụ” mà nhà văn đã làm dấy lên ở ta một cách có ý thức ngoài các điều kiện tự nhiên đã sản sinh ra nó. Tất cả các điều nói trên các trường học đều biết cả. Tuy nhiên, có một số nhà văn đã đi quá xa dẫn đến chủ nghĩa siêu thực. Họ đã đi trái quy tắc có hệ thống về nghĩa và đã đảo lộn cách hưởng thụ thẩm mỹ của chúng ta [3]. Tất cả các trào lưu hiện đại hóa thơ ca đều do đó mà ra cả. Riffateric đã khái quát cái lôgích siêu thực đó đối với văn học. Tiếp nối Breton, ông giải thích: Điều đặc thù của kinh nghiệm văn học là tự lâm vào trạng thái “lạc loài”, sự “tập dượt tha hóa”, một sự đảo lộn tư duy, tri giác và các thói quen biểu cảm [4]. Chỉ cần thay đổi xu thế xúc cảm và tri giác của cá nhân là có thể coi tác phẩm văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung phụ thuộc chủ yếu vào sự “nhạy cảm” của người đọc. Dubrovoski nói: “Tác phẩm văn học không đưa lại cho chúng ta một hành động thuần túy của nhận thức trí tuệ mà là “một hành động tham dự” cảm tính bằng toàn bộ bản ngã [5]. Điều đó được nhiều người chấp nhận. Ngay các nhà nghiên cứu mác xít am hiểu như Marcuse trong “Những kích thước thẩm mỹ” cũng trách cứ một số nhà nghiên cứu đã phủ nhận tính chủ quan trong nghệ thuật, cho đó là biểu hiện tư sản, đồng nhất với lý tưởng giai cấp trong khi đó đặc thù của nghệ thuật là đo lường “kích thước nhân văn” của cá nhân trong sự mở rộng của nó, đánh thức trí tưởng tượng, sức nhạy cảm, lĩnh vực ý thức và vô thức – Eros và Thanatos – sự mệt mỏi và niềm vui, sự hy vọng và ưu tư, tất cả các biểu hiện đó không phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giai cấp [6]. Và cũng từ đó, giải thích được tính nhân loại và tính siêu việt của nghệ thuật. 2. Người ta cũng nói - như Picard - về “trò chơi” khi viết cũng như đọc văn, luôn luôn tạo sự “phong tỏa” bản thân và tính chủ quan. Theo Picard, “trò chơi văn học” không chỉ là một công việc giản đơn từ ngôn ngữ hoặc như người ta nói “trò chơi với từ”, thuần túy thoát khỏi mọi căn cứ và mối quan hệ với bản ngã, với cảm xúc. Điều đó làm ta nghĩ đến lối viết thuần túy máy móc của các nhà văn siêu thực. Sự tiếp cận của Picard khi đồng nhất việc đọc văn với trò chơi văn học và thực hành nghệ thuật nói chung đã đặt vấn đề dưới dạng phân tâm học. Picard dẫn lời Freud: “Nhà văn sáng tác như trẻ con chơi”. Trò chơi văn học của người lớn nằm giữa văn học và ảo ảnh. Picard cũng dẫn lời của Henriot - nằm trong dòng của Freud - định nghĩa chức năng của trò chơi trong tương quan với chủ thể. “Trò chơi không sản sinh gì từ bên ngoài nó, tuy nhiên trong một chừng mực nào đó, người chơi lại là tác phẩm của trò chơi”. Và ông còn giải thích qua nhiều thí dụ: làm thế nào để trò chơi - trong đó có trò chơi đọc văn - trở nên cơ chế của sự chống trả, của sự “giải tỏa”, của sự “chiếu xuất” (projection) và sự thăng hoa (theo ý nghĩa phân tâm học của các khái niệm này). Như vậy, trong trò chơi, chính “cái tôi” (le je) lại chính là vấn đề - và trong việc đọc văn cũng như vậy. TRƯƠNG DĨNH 98 3. Françoise Sagan - từ uy tín của một người đọc thông thạo - đã tóm tắt đầy đủ qua kinh nghiệm cá nhân _ những hoàn cảnh trong đó việc đọc văn như là “nơi để khám phá bản thân”. Bà nói: “Những cuốn sách đã khám phá tôi”. “Tôi - dĩ nhiên là người đọc - nhưng còn là “cái tôi hiện hữu” (le moi-existant) [7]. Có thể khẳng định rằng sự khám phá bản thân, sự săn tìm cảm xúc, sự xâm nhập của sự nhạy cảm chứng tỏ rằng đối với việc đọc văn, người ta “chỉ đọc với tình yêu văn” và với niềm vui riêng. Đó là một sự thật giản đơn mà nhiều người không muốn biết. Daniel Pannac, trong cuốn sách “Như một cuốn tiểu thuyết”, cuốn sách được nhiều người biết, đã viết: “Niềm vui của việc đọc văn - từ xưa nay, trên mọi góc độ nghiên cứu, không có trong chương trình dạy văn và do đó kết quả của việc hiểu “văn học ở trường học chỉ là kết quả của sự đau khổ” (souffrance) - theo đúng nghĩa của từ này [8]. Chúng ta sẽ xem tiếp số phận nhà trường sẽ thế nào đối với chân lý về niềm vui đọc văn: “Người đọc không bao giờ là người thu nhận lạnh lùng. Họ phải duy trì mối quan hệ sâu xa với văn bản. Không phải vô ích khi nhắc lại lý thuyết của Roland Barthes về “niềm vui văn bản” trong sự phân biệt với “niềm vui thông thường” và “niềm vui hưởng thụ”. Đó không phải là sự phân biệt về mức độ: văn bản của niềm vui (le text de plaisir) là văn bản làm vui lòng, tràn đầy, chan chứa sảng khoái, gắn liền với văn hóa nhưng không hòa lẫn, và sự thực hành nghiêm túc việc đọc” [9]. “Văn bản của sự hưởng thụ” (le texte de jouissance) đưa ta vào trạng thái mất mát, làm ta yếu mềm (có khi dẫn đến một nỗi ưu tư), nó làm chao đảo những nền tảng văn hóa, lịch sử, tâm lý của người đọc, làm chao đảo sự vững chắc của thị hiếu, của những giá trị, của những hoài niệm, đưa người đọc vào sự khủng hoảng trong mối liên hệ với ngôn ngữ”. Nói đơn giản hơn, hình thức đầu tiên của niềm vui, đó là hiệu quả tổng hợp của sự phản chiếu bản ngã, của sự tự khám phá mình, điều làm cho người đọc nhận thấy bóng dáng riêng của mình, sự thoải mái trong thói quen của tư duy, của thị hiếu, của văn hóa. Chắc chắn đó là một “niềm vui thân thuộc” nhất hay ít nhất cũng là phổ biến nhất. Niềm vui đó lay chuyển những xác tín của người đọc, tiêu hủy tâm trạng nghi ngờ, phá vỡ những niềm mong đợi. Rõ ràng niềm vui đọc văn khác với niềm vui thông thường. 4. Trong mọi trường hợp vui hay hưởng thụ, mối quan hệ giữa người đọc với văn bản là “một quan hệ tình yêu”, có người còn nói đó là “tình yêu say đắm”. Theo Pennac, tình yêu đối với văn học là một tình yêu di sản từ tuổi thơ, bắt đầu từ việc nghe kể chuyện ở tuổi còn chưa tự đọc được [8]. Lớn lên, niềm say mê đọc văn mạnh mẽ dẫn đến sự “khát khao chia sẻ”, một sự chia sẻ đòi hỏi có phân biệt và chọn lọc quyết liệt. Pennac nói: “Cuốn sách mà người ta yêu thích nhất cần được chia sẻ với những người mà người ta yêu thích nhất”. Nhưng cũng như mọi sự say mê, sự say mê đọc văn có thể dẫn đến sự tự khép mình. Đọc văn phải chăng là hành động giao tiếp? Đã có bao nhiêu người bàn luận về vấn đề ĐỌC VĂN VÀ NIỀM VUI TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁP 99 này. Thật ra, điều mà ta đọc, ta thường thầm giấu. Niềm vui đọc văn luôn được giữ lại trong “bí ẩn của sự ganh ghét” (Pennac). Valéry đã chú ý đến hiện tượng đó. Và ông cũng nói về sự bí ẩn, về sự ganh tị của niềm vui đọc văn: “Nếu một người nào đó thưởng thức một bài thơ, họ sẽ có sự quyến luyến cá nhân với bài thơ đó. Tôi đã biết có người đã ganh tị với những gì họ đã say mê đắm đuối đau khổ vì người khác cũng say mê, đau khổ như thế, cho rằng sự chia sẻ là vi phạm tình yêu. Họ muốn giấu kín hơn là chia sẻ tình yêu đó như các ông chồng Á Đông thông minh giấu kín những bí mật về vợ mình” [10]. Người ta biết rằng Valéry rất si tình với ngôn ngữ của mình. Ông còn nói niềm vui đọc văn còn phụ thuộc vào sự “ham muốn” (désir). Ông coi việc tiếp xúc với bài thơ như tiếp xúc với một cơ thể. “Văn bản văn học có dạng người, đó là một khuôn mặt, một đảo hình của cơ thể. Vâng! Đó là cơ thể gợi tình. Niềm vui đọc văn không hạn chế ở chức năng ngữ pháp (ngữ pháp văn bản), cũng như khoái cảm với cơ thể không chỉ là một nhu cầu sinh lý” [9]. “Ngôn ngữ thơ là một người đàn bà”. Ngôn ngữ Pháp trở thành đàn bà khi ông ta (Eluard) bắt nó trải dài trên mặt giấy và niềm vui đọc văn của ông như một sự gặp gỡ yêu đương. Đối với người đọc, nó tạo nên một hiện tượng cá thể hóa không phải không có điểm giống với sự gặp gỡ yêu đương” [11]. Chúng ta hãy bằng lòng với các nhận thức trên đây, dù vẫn còn ngắn ngủi - về mối quan hệ của niềm vui đọc văn với tình dục và của tình dục đối với niềm vui đọc văn. Không đòi hỏi phải đi xa hơn về phân tâm học. Chỉ cần có xác tín rằng: “mối quan hệ với văn chương không thuộc chủ yếu về trí tuệ mà thuộc về cảm xúc”, trong đó cần nói đến sự ham muốn. 5. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiên cứu các điều kiện của việc đọc văn với bản chất tự nhiên của nó như một hành động của niềm vui, một đối tượng của sự say mê. Hãy lắng nghe hành động đó trong bài thơ: “Những bước đi (Des Pas) mà Valéry coi là “bước đi” của sự sáng tạo thi ca: “Đừng vội vàng động tác dịu êm ấy Sự dịu êm tồn tại hay không tồn tại. Bởi vì tôi đã sống trong sự chờ đợi em Và trái tim tôi chỉ là bước chân của em!” Diễn biến đầu tiên của việc đọc văn nhất quyết không phải là do lời khuyên nhủ hay ít nhất là sự sai khiến. Nó không thích nghi với bất cứ một sự cưỡng ép, ràng buộc nào. Trong cuốn sách mà Pennac bắt đầu bằng một sự nhận xét, ông kết hợp tinh tế ba động từ: Đọc - yêu thương - mơ mộng. Người ta luôn luôn có thể tự thể nghiệm điều đó: TRƯƠNG DĨNH 100 “Mơ mộng! Đọc! Đọc! Đúng là như vậy! Hãy đọc với nhiệt huyết ! Tôi muốn anh đọc! Hãy vào trong phòng ngủ mà đọc - có hiệu quả! Hay không! Nó lịm đi trên cuốn sách” [8]. Luật không thành văn của việc đọc cho phép người đọc có quyền không đọc. “Quyền tự do viết không bắt buộc đi đôi với tự do đọc” [8]. Người ta có thể đọc toàn bộ hay nhảy trang. Đó chính là nhịp điệu của việc đọc tạo nên niềm vui. Người ta không bao giờ đọc Proust, Balzac, Guerre et Paix từng từ một. (Hạnh phúc cho Proust: tất cả các người đọc Proust đều không bỏ qua cùng một số trang) [9]. Người ta cũng có quyền thay một chuyến du lịch bằng một quyển sách “Khi ta không có thì giờ và phương tiện để đi du lịch một tuần ở Venise, tại sao lại từ chối quyền được tham quan Venise với 5 phút đọc” (ý nói đọc cuốn sách về Venise - T.D.) [8]. Tóm lại, các điều kiện tự nhiên của việc đọc làm phát triển mối quan hệ say mê với tác phẩm, mối quan hệ đó điều khiển các thao tác và buộc ta chịu đựng những thay đổi bất thần. Khi người ta viết một cuốn sách hay vẽ một chân dung người nào đó, người ta tự đồng nhất với người khác - tích cực hay tiêu cực - thể hiện các phản ứng tâm lý hay chính trị của mình. Nhiều nhà văn thích thú với hiện tượng trên (Genevière Mouillaud trong hội thảo ở Cerisy (1971) hay các nhà nghiên cứu gần đây hơn như Yves Bonnefoy (xem số báo đặc biệt: “Tiếng Pháp trên thế giới” nói về việc dạy văn) khi đề cập các khái niệm: “đọc hoang dã” (lecture sauvage: ý nói đọc xô bồ), “đọc thuần hóa” (lecture domestiqueé: ý nói đọc trong gia đình), khái niệm “đọc có giám sát” (lecture policée: ý nói việc đọc trong nhà trường). Pennac đã từng đồng nhất các điều kiện tự nhiên của việc đọc tự nhiên với chủ nghĩa Bovarysme. “Nói một cách thô thiển, chủ nghĩa Bovary (trong tác phẩm Bà Bovary - T.D.) là sự thỏa mãn duy nhất và tức khắc các cảm xúc: trí tưởng tượng bừng sáng, thần kinh rung động, con tim bốc đồng, chất kích thích thượng thận tiết ra, sự đồng hóa được thực hiện trên nhiều phương vị, đầu não tưởng tượng các bong bóng nước như các ngọn đèn lồng ảo mộng. Đó chính là trạng thái đầu tiên của niềm vui đọc văn” [8]. Chủ đề về việc “đọc riêng tư” (lecture dans la solitude) đối với Proust là một chủ đề được ông chú ý. Ông coi việc đọc một cách riêng tư là một “phép mầu diệu kỳ” giúp ông liên tưởng đến khái niệm “cộng hưởng trong sự cô đơn”, nhiều khi có ý nghĩa hơn việc đọc đối thoại, dù rất tâm tình. Nếu được nói đọc văn là một sự gặp gỡ của tình yêu thì như một nữ sinh viên nào đó đã nói: “Đọc một bài văn là tỏ tình với các từ ngữ và tôi nghĩ rằng không ai muốn tỏ tình công khai (trong bài: “Chúng tôi dạy văn” trong báo “Tiếng Pháp ngày nay” - Syros 1986). 6. Ngoài yêu cầu riêng tư hay sự tâm tình, H.Besse còn lưu ý đến một số trường hợp đặc biệt. Tại sao người lớn thích đọc văn trong dịp nghì hè? Trong một môi trường thuận lợi, việc đọc văn có thể nuôi dưỡng trí tưởng tượng của người đọc. Sự nhàn nhã trong việc đọc văn ĐỌC VĂN VÀ NIỀM VUI TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁP 101 không là gì cả nếu không kèm theo khát vọng của tâm hồn và sự nhạy cảm với môi trường trực tiếp của việc đọc. Sách có một thuận lợi là mang đi theo đâu cũng được. [11]. H.Besse rất thích thú với Proust khi ông này kể về các phòng ăn, phòng ngủ, lối đi có nhiều cây trăn, các địa điểm mà ông đã trốn đến đó để đọc và nhấn mạnh: “Chính các địa điểm và thời gian đọc sách đó đã lưu lại lâu dài trong chúng ta”. Besse còn rất thích thú với Franҫoise Sagan khi bà này nói: Tôi rất nhớ nơi tôi đã đọc, nơi tôi đã phát hiện ra các tác phẩm lớn, các quang cảnh ngoài đời luôn luôn gắn bó với các trạng thái nội tâm của tôi - một con người trưởng thành [11]. “Gắn với địa điểm và thời gian đọc, việc đọc văn là một phần của cuộc sống riêng lẻ của người đọc, gắn bao nhiêu lần với các tình huống: một mặt trời nắng chói, một đêm mất ngủ, một cảm xúc về một sự trống rỗng, bấp bênh, những trạng thái vô cùng ngẫu nhiên, bất ngờ” (Valéry). Điều này giúp ông nghĩ đến tính tương đối của sự thưởng thức thẩm mỹ. Việc đọc văn không chỉ phụ thuộc vào cá tính mà còn cả vào tính tình thường thay đổi và không ổn định của người đọc. Valéry viết: “Tôi tin rằng không ai đến với văn học nói chung và thi ca nói riêng để có một sự sinh thành nào đó. Đó là công việc riêng tư, ở đó vẻ đẹp, cảm giác tái nhận và tái cảm trong giây phút chỉ là một sự bất ngờ ít nhiều xảy ra thường xuyên như với nỗi đau hay niềm khoái lạc. Người ta không bao giờ dám chắc một đối tượng đó mê hoặc ta, lúc này thì nó làm ta vui, khi khác làm ta buồn”. 7. Chính tính không ổn định đó làm thất bại mọi sự tính toán, mọi sự quan tâm, tạo nên sự hòa hợp của văn và người, xóa bỏ sự tôn sùng, đưa số phận của văn học vào trạng thái xuất thần, vào niềm say mê và sự biến đổi của bản ngã [10]. Điều mà chúng ta thống nhất với Valéry và được mọi thời đại khẳng định là: Người đọc không bao giờ đọc văn chỉ với một cách đọc, mỗi lần đọc là một cách hình như là tác phẩm cũng khác đi. Chúng ta tìm thấy ở việc đọc văn một sự “trưởng thành trong sáng”, một sự “sáng tạo bắt đầu lại”, thường trực và vô tận. Peytard và Pennac đều nói như vậy. Chúng ta khám phá rằng đọc văn là sự sáng tạo không ngừng thì cũng chỉ vì bản chất cố hữu của văn học (tính đa nghĩa của nó) và bản chất biến đổi của cá nhân người đọc cũng như môi trường đọc (Peytard). Ba yếu tố trên, tuy nhiên, có sự phân biệt (môi trường không phải là yếu tố mà văn bản gợi ra và rất mơ hồ để nói rằng câu thơ của Beaudelaire “Trong chốc lát, chúng tôi chìm đắm vào trong bóng tối tê lạnh” chỉ có thể hiểu được nếu có một mùa đông lạnh cận kề nhà thơ). Tuy khác nhau, nhưng cả ba yếu tố đã phối hợp với nhau để cho việc đọc văn có một sắc thái cá nhân, thật sự được cá thể hóa. Người đọc, từ câu chuyện được đọc, tạo nên từ văn bản sự sở hữu riêng của mình, làm nên điều mà họ muốn, khi họ muốn, dựa vào sự phù hợp của tính đã nghĩa trong văn bản. KẾT LUẬN “Và vì vậy mà văn bản văn học là đối tượng của tình yêu”. Thế mà nhiều người lại không thích đọc văn, đó là vấn đề! Ai chịu trách nhiệm về sự mất mát, về sự bê bối đó? TRƯƠNG DĨNH 102 Lập tức phải nghĩ đến trách nhiệm của nhà trường. Pennac phản đối kịch liệt tình trạng này và cho rằng đó là sự phản bội. Ông nói: “Nếu con trai, con gái tôi, các cháu trẻ không thích đọc văn thì đó là “vết thương tình yêu”. Cũng không nên kết tội truyền hình hay mọi sự cách tân, kể cả nhà trường cũng như nếu ta muốn _ ở cả ba nguyên nhân đó. Cần phải đặt ra câu hỏi đầu tiên: Chúng ta đã làm gì để đào tạo người đọc lý tưởng ở thời điểm mà chúng ta vừa đóng vai trò tác giả, vừa đóng vai trò của sách” [8]. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Pingaud B. (1970). Le point de vue de l’écrivain dans l’enseignement de la lecture. Lib. Plon. [2] Ruskin J. - Proust M. Sésame et les lys. Précédé de “Sur la lecture”. Introduction d’ A Compagnon. Bruxelles. Edition Complexe. [3] Breton A. (1979). Manifestes du surréalisme. Gallimard. [4] Riffaerie M. (1971). L’explication des faits littéraires dans l’Enseignement de la littérature. Lib. Plon. [5] Dubrovsky S. (1980). Parcours critique. Edition Gallileé. [6] Dubrovsky S. (1971). Littérature et bonhuer dans l’Enseignement de la littérature. Lib. Plon. [7] Sagan F. (1984). Lectures. Gallimard. [8] Pennac D. (1992). Comme un roman. Gallimard. [9] Barthes R. (1973). Le plaisir du texte. Edition du Seuil. Collection Tel Quel. [10] Valéry P. (1957). Oeuvres. Bib de la Pléiade. Gallimard. 10 [11] Besse H. (1988). Sur une pratique de la lecture littéraire ou “de la lecture qui est la communication au sein de la solitude. “Le Franҫais dans le monde”. N=0 Spécial. Littérature et enseignement. La perpecstive du lecteur. 11 Title: LITERARY READING AND JOYFULNESS FROM VIEWPOINT OF SOME FRENCH RESEARCHERS Abstract: Literary reading is joyfulness to be researched in different points of view. Literary reading is to self- discover. Joyfulness of literary reading is enjoyment joyfulness and it is different from common joyfulness. People aslo compare joyfulness of literary reading as joyfulness of amusement with words. Many researchers have considered literary reading as falling in love and they have encouraged solitary reading. Literary reading environment also effects joyfulness of reading. Nowadays, students and society are not fond of literary reading. The responsibity firstly belongs to schools and then to writers. PGS. TRƯƠNG DĨNH Nguyên CB Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_92_truongdinh_15_truong_dinh_0266_2020913.pdf