Recent years, the number of universities in Vietnam has increased quickly. The number of 69
universities in 1999 has gone up to 204 universities at the time being. Moreover, the number of
high-school pupils per age has fallen from 1.5 million in 1999 to 0.9 million at the moment. These
inversed fluctuations between the number of universities and the number of high school students
lead to an extreme competition among universities in order to attract more learners.
Therefore, many researches on the advanced topics of competitiveness between universities have
been carried out. Most of these researches considered the universities as businesses, and the
students as customers. From that point, these authors use the model of customer satisfaction in the
survey and improve the perceived value and satisfaction of students which is to enhance
universities’ competiveness. However, this application lacks the theoretical basis due to the
differences between educational environment and business environment. This article will focus on
strengthening the theoretical basis for constructing student satisfaction scale, as well as its
application in practice at Thai Nguyen University of Technology.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo lường sự hài lòng của người học tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma Thế Ngàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 27 - 32
27
ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ma Thế Ngàn*, Vũ Hồng Vân
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong những năm vừa qua, số lượng các trường đại học ở Việt Nam tăng lên một cách nhanh
chóng. Từ 69 trường đại học trên cả nước vào năm 1999 tăng lên thành 204 trường năm 2012.
Cũng trong thời gian này, số lượng học sinh phổ thông có xu hướng giảm liên tục, từ 1,5 triệu học
sinh cho mỗi độ tuổi (năm 1999), đến nay còn hơn 0,9 triệu học sinh cho mỗi độ tuổi. Những biến
động trái chiều về số lượng trường đại học và số lượng học sinh như kể trên dẫn tới sự cạnh tranh
quyết liệt giữa các trường để thu hút người học.
Do đó, chủ đề nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các trường đã được nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu đều có quan điểm coi nhà trường như các doanh nghiệp và
sinh viên chính là những khách hàng. Từ đó, các tác giả sử dụng các mô hình về sự hài lòng của
khách hàng vào việc khảo sát và cải thiện giá trị cảm nhận và sự hài lòng của người học, nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của các trường đại học. Tuy vậy, việc vận dụng đó vẫn còn thiếu
những cơ sở lý thuyết vững chắc do sự khác nhau giữa môi trường giáo dục và môi trường kinh
doanh. Bài viết này sẽ tập trung vào việc củng cố những cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng thang
đo sự hài lòng của người học cũng như những ứng dụng của nó vào thực tiễn tại trường Đại học
Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên.
Từ khóa: Sự hài lòng của người học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên.
KHÁCH HÀNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC*
Đối với một dịch vụ thông thường, khách
hàng chính là người trả tiền để được sử dụng
dịch vụ đó. Nhưng ngành giáo dục đào tạo
không chỉ phục vụ một đối tượng khách hàng
duy nhất. Người được ngành giáo dục đại học
phục vụ sự thật là các nhóm khách hàng, bao
gồm: người học, chủ doanh nghiệp và xã hội
nói chung. Trong đó, sinh viên là những
người được sử dụng điều kiện học tập tại các
trường đại học để nâng cao trình độ, kĩ năng
chuyên môn nghiệp vụ; chủ doanh nghiệp
được tiếp cận nguồn nhân lực trình độ cao; xã
hội nhận được nhiều phúc lợi hơn do thành
quả của đào tạo nguồn nhân lực chính là sự
phát triển.
SẢN PHẨM CỦA ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
LÀ GÌ?
Theo Meltem Arat [5], giáo dục đại học cung
cấp sản phẩm cho ba lĩnh vực chính: đào tạo,
nghiên cứu và dịch vụ công.
*
Tel: 0904.006.198
Trong đó, sản phẩm của đào tạo đại học bao
gồm cả phần hữu hình và phần vô hình. Phần
hữu hình chính là bằng cấp của người học,
phần vô hình là tri thức của người học có
được khi học tập trong trường đại học. Các
sản phẩm này tạo nên những lao động đã qua
đào tạo, có trình độ cao. Chủ các doanh
nghiệp chính là những người trực tiếp sử
dụng các sản phẩm này. Cuối cùng, đối với xã
hội, họ chính là những công dân tốt, có trí tuệ
và phẩm chất đạo đức.
Sự khác biệt giữa sinh viên và khách hàng
sử dụng các dịch vụ thông thường
Theo Sirvanci [6], giữa sinh viên đại học và
khách hàng sử dụng các dịch vụ thông thường
có hai điểm khác biệt cơ bản, đó là: Một là,
nhu cầu (needs of customers) và mong muốn
(wants of customers) của khách hàng luôn
trùng khớp nhau, nhưng nhu cầu và mong
muốn của sinh viên không hoàn toàn trùng
khớp nhau. Hai là, khách hàng sử dụng dịch
vụ không phải chịu trách nhiệm về chất lượng
dịch vụ, nhưng sinh viên phải chịu một phần
trách nhiệm về chất lượng đào tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ma Thế Ngàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 27 - 32
28
Thứ nhất, nhu cầu của khách hàng chính là
thứ mà họ mong muốn, nhưng nhu cầu của
sinh viên không hoàn toàn là thứ sinh viên
muốn. Trong kinh doanh dịch vụ, để duy trì
hoặc tăng thị phần và lợi nhuận, các doanh
nghiệp phải tập trung đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Nhu cầu của khách hàng hay cái khách
hàng cần cũng chính là thứ mà họ muốn có.
Do đó, các doanh nghiệp luôn phải tuân thủ
nguyên tắc: khách hàng luôn luôn đúng. Tuy
vậy, đối với sinh viên, cái mà họ cần là những
kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của xã
hội. Nhưng cái sinh viên muốn là chương
trình học đơn giản, dễ dàng trong đánh giá kết
quả học tập, thời gian đào tạo ngắn. Và
trường đại học, trong quá trình thực hiện chức
năng của nó đối với xã hội, đã cung cấp
những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh
viên – những thứ sinh viên cần, không phải
thứ sinh viên muốn. Vì vậy, các trường đại
học không thể đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu
của sinh viên. Nói cách khác, trường đại học
không thể làm hài lòng sinh viên giống như
cách mà doanh nghiệp làm hài lòng khách
hàng sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, mỗi dịch vụ của doanh nghiệp chỉ
phải tập trung phục vụ một đối tượng khách
hàng thì hoạt động đào tạo của trường đại học
phải làm hài hòa nhu cầu của một nhóm đối
tượng khách hàng. Do đó, một điều dễ nhận
thấy là việc các trường đại học chạy theo việc
đáp ứng nhu cầu của người học, làm hài lòng
người học một cách thiếu kiểm soát sẽ dẫn tới
chất lượng đào tạo không được coi trọng.
Thứ hai, sinh viên trên thực tế, không đơn
thuần là sản phẩm các hoạt động đào tạo đại
học, họ còn là chủ thể tham gia vào quá trình
đào tạo. Họ vào trường với tư cách một
nguyên vật liệu, trải qua quá trình xử lí (đào
tạo) phức tạp của nhà trường để biến đổi trình
độ và chính thức là thành phẩm sau khi tốt
nghiệp. Trong quá trình học tập, sinh viên
phải thực hiện các bài tập, thuyết trình,
nghiên cứu, kiểm tra, thi dưới sự kiểm soát
và đánh giá của giảng viên. Tri thức có được
sau khi ra trường là kết quả trực tiếp từ những
nỗ lực học tập của sinh viên. Đó là sản phẩm
do chính sinh viên tạo ra dưới sự hướng dẫn
của các giảng viên và bởi việc sử dụng các
điều kiện học tập của nhà trường. Như vậy,
sinh viên đã tham gia vào quá trình cung ứng
dịch vụ với tư cách của một công nhân, và
phải chịu trách nhiệm một phần về chất lượng
đào tạo.
Tóm lại, trường đại học không bán một loại
hàng hóa được gọi là tri thức mà nó cung cấp
cho sinh viên một môi trường để tiếp nhận tri
thức. Các dịch vụ được nhà trường cung ứng
có vai trò hỗ trợ cho công việc học tập của
sinh viên. Các dịch vụ này bao gồm thiết kế
chương trình đào tạo, giảng dạy của giảng
viên, cung cấp các học liệu, cơ sở vật chất,
quản lý đào tạo và các hoạt động hỗ trợ khác.
ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI
HỌC NHƯ THẾ NÀO?
Hiện nay, chưa có các mô hình nghiên cứu sự
hài lòng của người học được thừa nhận rộng
rãi. Các tác giả chủ yếu áp dụng mô hình
nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng theo
các lý thuyết chất lượng dịch vụ vào việc đo
lường sự hài lòng của người học. Mô hình chất
lượng dịch vụ được sử dụng rộng rãi nhất là
mô hình do Parasuraman& cộng sự (1985) đề
xuất. Parasuraman& cộng sự cho rằng, bất kì
dịch vụ nào, chất lượng dịch vụ cảm nhận bởi
khách hàng đều bao gồm 5 thành phần, đó là:
1) Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng
thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn
ngay từ lần đầu tiên.
2) Đáp ứng (responsiveness): thể hiện qua sự
mong muốn, sẵn sàng của nhân viên phục vụ
cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
3) Năng lực phục vụ (assuarance): thể hiện
qua trình độ chuyên môn và cung cách phục
vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.
4) Đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan
tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, khách hàng.
5) Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện
qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, các
trang thiết bị phục vụ.
Nghiên cứu của các tác giả cũng đều dựa theo
kết luận của Cronin& Taylor (1992), cho rằng
cảm nhận về chất lượng dịch vụ dẫn đến sự
hài lòng của khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ma Thế Ngàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 27 - 32
29
Việc áp dụng mô hình trên để nghiên cứu sự
hài lòng của người học có ý nghĩa to lớn đối
với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Bởi
họ thấy rõ mức độ đáp ứng nhu cầu khách
hàng thông qua các dịch vụ. Từ đó, họ tìm ra
những giải pháp phục vụ khách hàng tốt hơn,
giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ hơn
trên thị trường.
Vận dụng mô hình trên, khi nghiên cứu trong
lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, nhiều nhà
nghiên cứu đã thiết kế những thang đo riêng
để đo lường sự hài lòng của người học. Theo
đó, các thành tố của chất lượng dịch vụ cảm
nhận được thay thế bởi các yếu tố vận hành
hoạt động đào tạo của nhà trường. Đối với
nghiên cứu tại trường Đại học Kỹ thuật Công
nghiệp, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sự
hài lòng của người học bao gồm hai phần: các
hoạt động đào tạo của nhà trường (thiết kế
chương trình đào tạo, giảng dạy của giảng
viên, cung ứng các dịch vụ về thư viện học
liệu, cơ sở vật chất và các hoạt động quản lý
đào tạo); các hoạt động này góp phần tạo ra
sự hài lòng của người học.
Mô hình này đánh giá sự hài lòng của người
học đối với chất lượng các “dịch vụ” được
nhà trường cung cấp. Như đã phân tích ở trên,
cả nhà trường và sinh viên đều phải chịu trách
nhiệm về chất lượng đào tạo. Hai yếu tố này
cần được phân tách rõ ràng, nhằm đảm bảo
kết quả chính xác cho việc đánh giá. Phần
trách nhiệm của nhà trường được thể hiện qua
những con người (giảng viên, nhân viên), các
phương tiện và cách thức mà nhà trường sử
dụng trong hoạt động đào tạo.
Chương trình đào tạo là yếu tố đầu tiên trong
mô hình đánh giá sự hài lòng của người học.
Mỗi chương trình đào tạo đều có những mục
tiêu cụ thể và được thể hiện qua các chuẩn
đầu ra. Chuẩn đầu ra chính là các kiến thức,
kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm mà sinh
viên cần đạt được để được công nhận tốt
nghiệp. Sinh viên có thể đạt được chuẩn đầu
ra thông qua việc tham gia học tập các môn
học một cách tuần tự. Như vậy, để phục vụ tốt
cho việc học tập của sinh viên, mỗi chương
trình đào tạo cần có những mục tiêu rõ ràng,
phù hợp; cùng với hệ thống các môn học
được sắp xếp logic chặt chẽ, giúp sinh viên
thuận lợi trong việc đạt các chuẩn đầu ra của
chương trình. Sự đánh giá của sinh viên đối
với chương trình đào tạo được thể hiện qua
những khía cạnh sau: mức độ rõ ràng trong
mục tiêu đào tạo; sự phù hợp về thời lượng
chương trình; tỷ lệ phân bổ thời lượng giữa lý
thuyết và thực hành; sự tự tin do kiến thức từ
chương trình mang lại.
Giảng viên là những người trực tiếp truyền
thụ kiến thức cho sinh viên, hướng dẫn sinh
viên tự nghiên cứu, thực hành và làm thí
nghiệm. Nói cách khác thì đội ngũ giảng viên
thường xuyên có các hoạt động tương tác với
sinh viên, đem lại lợi ích cốt lõi cho người
học và là những người quyết định chất lượng
đào tạo. Chất lượng của yếu tố giảng viên
được thể hiện qua các khía cạnh: kiến thức
chuyên môn, khả năng truyền thụ kiến thức,
thái độ và trang phục của người giảng viên.
Yếu tố thứ ba trong sơ đồ là hệ thống thư viện
– học liệu của nhà trường. Giáo dục đại học
ngày nay đề cao tính chủ động, chú trọng vào
hoạt động tự học của sinh viên. Điều kiện để
sinh viên thực hiện tốt các hoạt động tự học,
nghiên cứu là nhà trường cung cấp đủ không
gian và học liệu cho các hoạt động đó. Nói
cách khác, để thực hiện tốt phương châm “lấy
người học làm trung tâm” thì một thư viện có
không gian rộng rãi, với nguồn tài liệu phong
phú là điều không thể thiếu. Chất lượng của
hệ thống thư viện– học liệu thể hiện qua các
Chương trình
đào tạo
Giảng viên
Thư viện -
Học liệu
Quản lý đào
tạo
Cơ sở vật
chất
Sự hài lòng
của người học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ma Thế Ngàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 27 - 32
30
khía cạnh: thư viện đảm bảo đủ không gian,
chỗ ngồi; tra cứu tài liệu nhanh chóng, tiện
lợi; thư viện có số lượng sách, tài liệu tham
khảo phong phú, hữu ích; sách, tài liệu luôn
được cập nhật; hệ thống máy tính tiện lợi cho
việc truy cập các website chuyên ngành; cuối
cùng là thái độ tận tình, chuyên nghiệp của
đội ngũ nhân viên thư viện.
Các hoạt động quản lý đào tạo được thực hiện
bởi đội ngũ các nhân viên hành chính, giáo
viên chủ nhiệm, hay thậm chí các quyết định
của lãnh đạo trường. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ
sinh viên thực hiện các thủ tục hành chính như
(đăng ký môn học, nộp học phí), tiếp cận các
thông tin (về thời khóa biểu, các quy định),
xây dựng thời khóa biểu học tập, sắp xếp sinh
viên vào các lớp học phần, quản lý điểm.
Hệ thống cơ sở vật chất của trường đại học
bao gồm: cảnh quan môi trường, các phòng
học, phòng thực hành, thí nghiệm. Trong đó,
cảnh quan môi trường là yếu tố góp phần tạo
nên tâm lý thoải mái, vui vẻ cho người học.
Môi trường cảnh quan trong trường đại học
cần đáp ứng các tiêu chí: đẹp và có tính sư
phạm cao. Các yếu tố còn lại phục vụ trực
tiếp cho nhu cầu học tập của sinh viên, đòi
hỏi sự khang trang, hiện đại, đầy đủ các trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
Bước tiếp theo, các ý tưởng trên được thể
hiện qua bảng khảo sát sự hài lòng của người
học. Bảng hỏi gồm 52 câu hỏi, được thiết kế
theo thang đo Likert 5 mức độ: 1 – rất không
hài lòng, 2 – không hài lòng, 3 – không ý
kiến, 4 – hài lòng, 5 – rất hài lòng. Bảng hỏi
gồm hai phần chính: phần thứ nhất đo lường
giá trị cảm nhận của người học về các hoạt
động đào tạo; phần thứ hai đo lường mức độ
hài lòng của người học. Trong đó, giá trị cảm
nhận của người học được đo lường trên 5 yếu
tố: chương trình đào tạo (7 câu), giảng viên
(12 câu), thư viện – học liệu (10 câu), quản lý
đào tạo (10 câu) và cơ sở vật chất (8 câu); sự
hài lòng của người học được thể hiện qua 5
khía cạnh với 5 câu hỏi.
Bảng khảo sát sau khi thiết kế lần đầu cần
được kiểm tra về mức độ rõ ràng, dễ hiểu cho
đối tượng điều tra (sinh viên) bằng cách
phỏng vấn thử. Dựa trên các kết quả đạt được
từ việc phỏng vấn thử, tác giả tiến hành điều
chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp với tình hình.
Trong bước điều tra chính thức, số lượng 52
câu trong bảng khảo sát đòi hỏi cỡ mẫu ít nhất
là 260 (52x5).
Các dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được
làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
Các kĩ thuật phân tích bao gồm: Lập bảng tần
số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính
như giới tính, khoa, năm học; kiểm định sự
tin cậy của dữ liệu khảo sát; phân tích nhân
tố, thu gọn dữ liệu; kiểm định sự tương quan
giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập;
kiểm định sự khác nhau về mức độ hài lòng
theo giới tính, theo khoa và theo năm học.
Kết quả thống kê cho thấy, hai yếu tố được
đánh giá khá cao bao gồm: “Giảng viên”
(điểm trung bình 3,5) và “Cơ sở vật chất”
(điểm trung bình 3,8). Các yếu tố còn lại đều
không được đánh giá cao, bao gồ các yếu tố
“Chương trình đào tạo” (điểm trung bình 2,8),
“Thư viện – Học liệu” (điểm trung bình 2,5)
và “Quản lý đào tạo” (điểm trung bình 2,7).
Kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng của
người có mối quan hệ đồng biến khá chặt chẽ
với các yếu tố của chất lượng đào tạo. Các hệ
số tương quan giữa sự hài lòng của người học
với các yếu tố chương trình đào tạo, giảng
viên, thư viện – học liệu, quản lý đào tạo và
cơ sở vật chất đều có giá trị lớn hơn 0,9 với
mức ý nghĩa 0,05.
Kết quả phân tích cũng cho thấy sự khác nhau
về mức độ hài lòng của người học theo giới
tính, theo khoa và theo năm học. Theo đó, các
nam sinh có mức độ hài lòng trung bình cao
hơn các nữ sinh; sinh viên của những khoa có
truyền thống cũng có mức độ hài lòng cao
hơn sinh viên của những khoa mới; và cuối
cùng, mức độ hài lòng của sinh viên giảm dần
theo năm học.
NHỮNG GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
Qua phân tích cụ thể từng yếu tố, nghiên cứu
đã chỉ ra những giải pháp trọng tâm nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ma Thế Ngàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 27 - 32
31
học Kĩ thuật công nghiệp. Thứ nhất, đội ngũ
giảng viên trẻ, nhiệt tình, gần gũi với sinh
viên nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Cùng với việc chú trọng công tác đào tạo
giảng viên trẻ, nhà trường cần tận dụng vốn
kiến thức, kinh nghiệm của đội ngũ giảng
viên lâu năm.
Thứ hai, trang thiết bị của thư viện cũng như
hệ thống giáo trình, bài giảng còn thiếu và
yếu cần được bổ sung hoàn thiện. Trong đào
tạo theo học chế tín chỉ, thư viện – học liệu có
vai trò rất quan trọng, là điều kiện để nhà
trường có thể thực hiện được phương châm
“lấy người học là trung tâm”. Thư viện phải
đảm bảo thoáng mát, đủ chỗ ngồi; hệ thống
máy tính tốt, giúp người đọc dễ dàng truy cập
các website chuyên ngành; học liệu của thư
viện phải có khả năng cung cấp những thông
tin hữu ích, cập nhật cho người đọc. Một yếu
tố rất quan trọng khác là các giáo trình, bài
giảng phải khoa học, chính xác và có khả
năng giúp sinh viên tự học.
Thứ ba, các chuyên ngành đào tạo của trường
hiện nay được thiết kế nhằm đảm bảo tính
liên thông ngang, nhằm giúp sinh viên có thể
đồng thời theo học nhiều chuyên ngành đào
tạo. Tuy vậy, trường Đại học Kĩ thuật công
nghiệp là trường đa ngành nên yêu cầu đảm
bảo tính liên thông ngang khiến các môn học
trong mỗi chương trình đào tạo được tổ hợp
một cách khá gượng ép. Điều này dẫn tới thời
lượng các môn học chuyên ngành trong
chương trình bị thu hẹp, tính mục tiêu và tính
logic không được đảm bảo. Xã hội đòi hỏi
những sinh viên khi ra trường có kiến thức
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao. Để
đáp ứng yêu cầu đó, trước tiên nhà trường cần
nghiên cứu, xây dựng lại các chương trình
đào tạo với mục tiêu rõ ràng, đảm bảo các
chuẩn đầu ra phù hợp. Các chuẩn đầu ra
không chỉ hướng tới việc đáp ứng những nhu
cầu khắt khe mà cũng rất cần thiết phải phù
hợp với điều kiện của nhà trường và năng lực
của người học.
Thứ tư, trong công tác quản lý đào tạo, nhà
trường cần cải thiện những phiền hà trong
việc thực hiện các thủ tục hành chính của sinh
viên như: đăng ký môn học, nộp học phí, xét
học bổng, giải quyết chế độ chính sách. Bên
cạnh đó, cần đảm bảo số lượng sinh viên vừa
phải đối với mỗi lớp học nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học. Việc sắp xếp thời khóa
biểu cần tạo điều kiện thuận lợi cho người
học, hạn chế tối đa các lớp học vào ngày nghỉ
hay buổi tối.
KẾT LUẬN
Những biến đổi lớn của giáo dục đại học hiện
nay đã và đang đặt ra cho các trường những
yêu cầu cấp thiết phải đổi mới để tiếp tục tồn
tại và phát triển. Những yêu cầu này bao gồm
cải thiện chất lượng đào tạo nói chung và cải
thiện điều kiện học tập của sinh viên nói
riêng. Đối với xã hội, nhà trường và sinh viên
có vai trò như những người cộng sự, cùng tạo
nên những sản phẩm đào tạo có chất lượng,
đó là bằng cấp và kiến thức, kỹ năng của sinh
viên. Nhưng khi xét mối quan hệ giữa nhà
trường và sinh viên, nhà trường là nhà cung
cấp các “dịch vụ” giúp sinh viên tích lũy kiến
thức, rèn luyện kỹ năng.
Trên tinh thần đó, tác giả tập trung nghiên
cứu sự hài lòng của người học và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học tại
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại
học Thái Nguyên. Tác đã làm sáng tỏ những
vấn đề lý thuyết mà những nghiên cứu trước
chưa giải quyết được. Bên cạnh đó, tác giả đã
thiết kế bộ thang đo sự hài lòng của người học
cũng như tiến hành khảo sát trong thực tế. Từ
kết quả khảo sát, tác giả đã đề xuất những giải
pháp trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo tại trường Đại học Kỹ thuật công
nghiệp. Những kết quả nghiên cứu trên đây
hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các nghiên cứu
cùng chủ đề sau này cũng như đối với công
tác quản lý tại trường Đại học Kỹ thuật công
nghiệp – Đại học Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ma Thế Ngàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 27 - 32
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Nguyễn Thành Long (2006), “Sử dụng
thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào
tạo đại học tại trường đại học An Giang”, Báo cáo
nghiên cứu khoa học, Đại học An Giang.
2. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ,
Nxb ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. TS. Nguyễn Thượng Thái (2006), Giáo trình
Marketing dịch vụ, Nxb Thông tin và truyền
thông, Hà Nội.
4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008),
Phân tích dữ liệu với SPSS, Nxb Hồng Đức, tp Hồ
Chí Minh.
5. Meltem Arat (2011), “To what extent the
student is a customer”, Journal of Social sciences
and humanity studies, Vol 3 (No1).
6. Sirvanci M (1996), “Are students the true
customers of higher education?” Quality Progress,
Volume: 29 Issue: 10 pp.99-102.
Các tài liệu từ website:
7.
viet/2012/04/thieu- truong-mam-non-thua-truong-
dai-hoc-1/
8.
luong-hoc-sinh-pho-thong-giam-manh.html
9.
hoc-tu-chu-tai-chinh-Chat-luong-phai-tuong-
xung/201211/154713.vgp
10.
danh-sach-cac-truong-dh-cd-cong-lap.html
SUMMARY
MEASURING STUDENT SATISFACTION
AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF TECHNOLOGY
Ma The Ngan*, Vu Hong Van
College of Technology – TNU
Recent years, the number of universities in Vietnam has increased quickly. The number of 69
universities in 1999 has gone up to 204 universities at the time being. Moreover, the number of
high-school pupils per age has fallen from 1.5 million in 1999 to 0.9 million at the moment. These
inversed fluctuations between the number of universities and the number of high school students
lead to an extreme competition among universities in order to attract more learners.
Therefore, many researches on the advanced topics of competitiveness between universities have
been carried out. Most of these researches considered the universities as businesses, and the
students as customers. From that point, these authors use the model of customer satisfaction in the
survey and improve the perceived value and satisfaction of students which is to enhance
universities’ competiveness. However, this application lacks the theoretical basis due to the
differences between educational environment and business environment. This article will focus on
strengthening the theoretical basis for constructing student satisfaction scale, as well as its
application in practice at Thai Nguyen University of Technology.
Key words: students’ satisfaction, College of Technology, Thai Nguyen University.
Ngày nhận bài: 25/7/2013; Ngày phản biện: 09/8/2013; Ngày duyệt đăng: 02/10/2013
Phản biện khoa học: TS. Đoàn Quang Thiệu – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0904.006.198
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_39897_43516_2110201311121927_1054_2051886.pdf