Đo lường lợi nhuận cho nghề nuôi tôm hùm tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Đối với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất: Tăng cường hơn nữa những chương trình khuyến ngư tầm cao, ngoài hiểu biết về kỹ thuật cần tổ chức rộng rãi và sâu sát các lớp học về pháp luật và đào tạo hướng nghiệp cho người nuôi tôm hùm lồng, tạo điều kiện cho người nuôi tôm, vừa tham gia khai thác tốt nguồn lợi thủy sản, vừa bảo vệ và phát triển môi trường, nguồn lợi thủy sản. Trung tâm khuyến ngư và các trường đào tạo của tỉnh Khánh Hòa, của thành phố Cam Ranh cần phải tăng cường mở thêm những lớp tập huấn ngắn hạn và trung hạn cho người nuôi tôm. Công nhân kỹ thuật và người sản xuất chính cần được đào tạo vừa cơ bản, vừa thường xuyên, do các tiến bộ và công nghệ nuôi tôm thường tiến rất nhanh. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng, giải quyết nhanh chóng các thủ tục vay vốn. Đồng thời kêu gọi các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước như các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, giảm thuế

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo lường lợi nhuận cho nghề nuôi tôm hùm tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 176 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐO LƯỜNG LỢI NHUẬN CHO NGHỀ NUÔI TÔM HÙM TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA PROFITABILITY ANALYSIS FOR LOBSTER SHIRMP AQUACULTURE IN CAM RANH CITY, KHANH HOA PROVINCE Nguyễn Đức Toàn1, Quách Thị Khánh Ngọc2 Ngày nhận bài: 06/01/2015; Ngày phản biện thông qua: 27/02/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẲT Nghiên cứu đo lường lợi nhuận cho các lồng nuôi tôm hùm tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa năm 2012 -2013. Trong 94 hộ được khảo sát, Lợi nhuận bình quân/lồng là 10 triệu VNĐ/lồng, nhỏ nhất là - 82 triệu VNĐ/ lồng, lớn nhất là 58 triệu VNĐ/lồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một lồng là 0,04, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,06. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng (i) mặc dù nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh đang gặp khó khăn nhưng các hộ vẫn tiếp tục tham gia nuôi; (ii) tôm hùm lồng đây là nghề rủi ro lớn nhưng sức hấp dẫn của nghề cao. Từ khóa: lợi nhuận, tôm hùm lồng, Cam Ranh ABSTRACT This study analyzes profi tability for the lobster shrimp aquaculture in Cam Ranh city, Khanh Hoa province year of 2012 - 2013. In 94 households surveyed, Profi t per cage is 10 million VNDs/cage, the smallest value is - 82 million VNDs/ cage, the maximum value is 58 million VNDs/cage. The ratio of profi t on revenue is 0.04; the ratio of profi t on cost is 0.06. This imply that (i) although the lobster shrimp aquaculture in Cam Ranh is in diffi culty, the aquacultue cages still are in production; (ii) the lobster shrimp aquaculture is really risky but incentive . Keywords: profi tability, lobster shrimp, Cam Ranh 1 Nguyễn Đức Toàn: Cao học Kinh tế thủy sản 2010 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Quách Thị Khánh Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm hùm (Panulirus.spp) thuộc họ Palinuniade là loài tôm có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam có 7 loài tôm hùm gồm tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm sỏi, tôm hùm đỏ, tôm hùm ma, tôm hùm sen và tôm hùm bùn [1]. Nghề nuôi tôm hùm bằng lồng ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 2000, phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Sản lượng trung bình hàng năm đạt gần 1.400 tấn, chủ yếu là tôm hùm bông và tôm hùm xanh mang lại nguồn thu hơn 3.500 tỷ đồng mỗi năm. Hiện cả nước có khoảng 43.000 lồng, tập trung nhiều nhất ở Phú Yên và Khánh Hòa [2]. Tại Cam Ranh, từ năm 2000 đến 2004, số lồng tôm hùm tăng hơn 12 lần, sản lượng tôm thương phẩm tăng 6,6 lần. Riêng năm 2003, sản lượng tôm thương phẩm đạt 400 tấn, trị giá khoảng 200 tỷ đồng, tại thời điểm số lồng nuôi đạt cao nhất là 2006 - 2007 với số lượng lên đến 12.000 lồng. Sở dĩ nghề nuôi tôm hùm phát triển mạnh mẽ như vậy do những thuận lợi về nhiệt độ, môi trường nước như: độ mặn, các yếu tố thủy lý, dòng chảy, thủy triều, ít bị tác động của bão gió và có nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào. Đến 2013, Cam Ranh có 405 bè nuôi tôm hùm với số lượng 7.950 lồng [4]. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên tôm hùm nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều vùng nuôi chưa thể kiểm soát được dịch bệnh gây tâm lý lo ngại cho người nuôi. Hiện nay công nghệ nuôi tôm hùm lồng vẫn áp dụng theo kiểu truyền thống, quy mô nhỏ lẻ. Thức ăn chủ yếu hiện nay cho tôm hùm là cá tạp nên dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi, trong khi đó thức ăn công nghiệp cho tôm hùm chưa được sản xuất Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 177 Trước thực trạng trên, việc tìm hiểu hiện trạng và đánh giá lợi nhuận của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh trong thời gian qua là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch vùng nuôi của địa phương, giúp cho nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển ổn định và bền vững. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết - Nghiên cứu về lợi nhuận với quy trình như sau: Tổng doanh thu - Chi phí biến đổi - Chi phí cố định = Lợi nhuận Đo lường lợi nhuận của Lồng nuôi tôm hùm trong nghiên cứu được đo lường bằng các chỉ số: Lợi nhuận/ Lồng, Lợi nhuận/ Doanh thu, Lợi nhuận/ Chi phí [3]. Lợi nhuận/lồng: Đây chính là lợi nhuận thực sự của nông hộ. Chỉ số này dương cho thấy nông hộ có đủ khả năng tái đầu tư trong dài hạn. Sự bền vững của sản xuất chỉ thực sự đạt được nếu lợi nhuận/ lồng dương. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của hộ nuôi. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu của hộ nuôi. Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là hộ nuôi có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là hộ nuôi thua lỗ. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động nuôi của hộ nuôi. - Nghiên cứu lượng chất thải ra môi trường sử dụng chỉ số hàm lượng N hoặc P thải ra từ các hộ nuôi tôm hùm đại diện cho chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, do không có số liệu về hàm lượng P trong thịt tôm hùm nên nghiên cứu chọn N là chỉ sô đại diện. Ước tính lượng P, N thải ra môi trường: L = P x (Fc x Cfeed – Cfi sh) Trong đó: L: lượng N hoặc P thải vào môi trường (kg/m2) P: tổng sản lượng sản xuất (kg/ m2) Fc: hệ số chuyển đổi thức ăn (khác nhau cho từng hộ) Cfeed: hàm lượng N/P trong thức ăn (%) Cfi sh: hàm lượng N/P trong tôm hùm (%) thông tin này được sử dụng từ các nghiên cứu trước [5]. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu 2.1.1. Địa bàn và qui mô nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các lồng nuôi tôm hùm tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa năm 2012 - 2013, số lượng mẫu nghiên cứu là 94 mẫu. 2.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách các hộ nuôi, sau đó rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách lập để chọn ra các hộ cần điều tra. Số liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ. 2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Lợi nhuận lồng nuôi trong nghiên cứu được đo lường bằng các chỉ số: Lợi nhuận/lồng, Lợi nhuận/ Doanh thu, Lợi nhuận/ Chi phí. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Lợi nhuận của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh Đánh giá lợi nhuận của các hộ nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh được trình bày như bảng 1. Bảng 1. Kết quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh Tiêu chí Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1. Số lồng (lồng) 19 2 30 2. Doanh thu/lồng (triệu đồng/lồng) 170 140 200 3. Chi phí/ha (triệu đồng/lồng) 160 142 282 - Chi phí biến đổi/lồng (triệu đồng/lồng) 40 60 80 - Chi phí cố định/lồng (triệu đồng/lồng) 120 80 202 5. Lợi nhuận/lồng (triệu đồng/lồng) 10 -82 58 6. Lợi nhuận/doanh thu 0,04 -0,6 0,29 7. Lợi nhuận/chi phí 0,06 -0,40 0,2 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2013). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 178 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tại Cam Ranh, lợi nhuận/lồng tôm hùm trung bình là 10 triệu đồng/ lồng. Lợi nhuận/ doanh thu nuôi tôm hùm trung bình là 0,04 nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu được có 4 đồng lợi nhuận. So sánh với lãi suất ngân hàng thì tỷ lệ này rất thấp. Kết quả tính toán cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất về lợi nhuận thu được trên mỗi lồng nuôi, thể hiện sự khác biệt về hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm hùm lồng giữa các hộ là rất lớn. Điều này ngụ ý nghề nuôi tôm hùm lồng này có mức độ độ rủi ro cao nhưng cũng là nghề hấp dẫn do các hộ lãi có giá trị lợi nhuận ròng lớn. Lợi nhuận/chi phí hộ nuôi tôm hùm trung bình là 0,06 nghĩa là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thu được 6 đồng lợi nhuận. Nghề nuôi tôm hùm lồng này có mức độ độ rủi ro cao nhưng cũng là nghề hấp dẫn do các hộ lãi có giá trị lợi nhuận ròng lớn. Rủi ro cao là do một số nguyên nhân như: Nguồn khai thác ngày càng giảm nên không cung ứng đủ cho nhu cầu nuôi; chất lượng con giống kém khiến người nuôi gặp nhiều rủi ro. Con tôm hùm giống cũng đang bị thả nổi về công tác kiểm soát, kiểm dịch nên tôm có mầm bệnh cũng không ai biết. Thêm vào đó, công nghệ nuôi tôm hùm hiện nay vẫn theo cách truyền thống là mỗi bè có khoảng 4- 10 lồng, mỗi lồng thả nuôi khoảng 100 con. Con tôm hùm khoái ăn tươi nên thức ăn cho chúng là các loại cá tạp, cua, sò Khi tôm ăn không hết, còn thức ăn thừa chúng ăn đi ăn lại vừa gây bệnh cho tôm vừa gây ô nhiễm môi trường nước. Đó là một trong những nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh; đặc biệt là các bệnh tôm sữa, đen mang Nguyên nhân ban đầu được các nhà chuyên môn cho là do thức ăn kém phẩm chất. Mật độ nuôi tôm quá dày cũng làm tăng nhanh độ ô nhiễm vùng, bệnh xuất hiện nhiều, tỉ lệ sống của tôm hùm giảm dần. Quy hoạch chỉ cho phép khoảng cách giữa cụm bè này với cụm bè kia phải đạt tối thiểu 100m. Nhưng hiện nay trong vùng tôm chết nhiều, các bè tôm nằm san sát nhau, ước tính mật độ dày gấp hơn ba lần so với tiêu chuẩn trong vùng quy hoạch. Quy định chỉ 30 - 60 lồng/ha nhưng ở Cam Ranh nuôi 75 lồng/ha. Ngoài ra mật độ tôm nuôi quy định chỉ 50 con/lồng, nhưng ở đây nuôi với mật độ cao hơn 2-4 lần [4]. Bên cạnh nỗi lo về dịch bệnh, đầu ra, giá cả tôm hùm cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Chẳng hạn, những ngày đầu năm 2013, giá tôm lên đến gần 2,5 triệu đồng/kg, nhưng sau đó giảm xuống từ 1,8 - 2,3 triệu đồng/kg và nay chỉ còn khoảng 1,6 triệu đồng/kg. Không những thế, sản lượng tôm hùm thấp, không đều, xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc hoặc tiêu thụ nội địa [2]. 2. Kiể m đị nh phương sai cho năng suất tôm hùm lồng tại Cam Ranh, Khánh Hòa Kiểm định phương sai cho năng suất theo nhóm kinh nghiệm người nuôi, theo trình độ học vấn, theo lao động, theo chi phí biến đổi, chỉ có theo trình độ học vấn là có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. Cặ p giả thiế t : Ho : Không có sự khá c nhau giữ a năng suấ t theo cá c nhó m trì nh độ họ c vấ n H1 : Có sự khá c nhau giữ a năng suấ t theo cá c nhó m trì nh độ họ c vấ n Bả ng 2. Kiể m đị nh sự khá c nhau củ a năng suấ t trung bì nh giữa cá c nhó m học vấn Levene Statistic df1 df2 Sig. 0,969 4 89 0,383 Loại biến thiên Biến thiên Df Trung bình biến thiên F Sig. Giữa nhóm 1471,900 4 735,950 3,328 0,040 Trong nhóm 22112,296 89 221,123 Tổng 23584,196 93 (I) trinhdo (J) trinhdo Khác biệt trung bình (I-J) Sai lệch chuẩn Sig. Khoảng tin cậy 95% Chỉ số dưới Chỉ số trên Học trung học Đã qua đào tạo -8,06234* 3,31561 0,044 -15,9506 -,1741 Đã qua đào tạo Học đại học, cao đẳng -0,37738 9,04378 0,999 -21,8935 21,1388 Học đại học, cao đẳng Học trung học 8,43972 8,77228 0,602 -12,4305 29,3100 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 179 Kiểm định phương sai, vớ i mứ c ý nghĩ a Sig = 0,383 > 0,05 nên chấ p nhậ n giả thiế t H0 vớ i kiể m đị nh phương sai. Tứ c là không có sự khá c nhau giữ a phương sai giữ a năng suấ t theo cá c nhó m trì nh độ họ c vấ n ngườ i nuôi. Như vậ y, phân tí ch ANOVA để cho thấ y sự khá c nhau giữ a cá c nhó m. Phân tích ANOVA, vớ i mứ c ý nghĩ a Sig = 0,040 < 0,05 nên bá c bỏ giả thiế t H0, chấ p nhậ n giả thiế t H1. Để biế t đượ c sự khá c nhau giữ a năng suấ t cá c nhó m theo trì nh độ họ c vấ n, sử dụ ng kiể m đị nh t từ ng cặ p để phân tí ch. Ở nhóm người nuôi có trình độ học trung học và nhóm người nuôi có trình độ đã qua đào tạo có sự khác nhau đáng kể về năng suất nuôi. Cụ thể, năng suất trung bình của nhóm người nuôi đã qua đào tạo cao hơn năng suất trung bình của nhóm người nuôi có trình độ học trung học. Với độ tin cậy 95% thì mức ý nghĩa Sig = 0,044 < 0,05 nên kiểm định có mức ý nghĩa thống kê. Với nhóm người nuôi có trình độ học vấn học đại học, cao đẳng thì năng suất trung bình cao hơn nhóm người nuôi có trình độ đã qua đào tạo. Tuy nhiên với mức ý nghĩa của kiểm định Sig = 0,999 thì kiểm định không có ý nghĩa thống kê nên chưa thể kết luận có sự khác biệt giữa năng suất hai nhóm người nuôi có trình độ học vấn học đại học, cao đẳng và nhóm đã qua đào tạo. Đối với nhóm ngườ i nuôi có trì nh độ họ c vấ n là cao đẳ ng, đạ i họ c so với nhó m ngườ i nuôi có trì nh độ họ c vấ n họ c trung họ c thì mức ý nghĩa Sig cũng lớn hơn 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê. Như vậ y, qua phân tí ch ở trên có thể thấ y giữa 2 trình độ trung học và qua đào tạo thì những người nuôi có trình độ đã qua đào tạo có năng suất lớn hơn. Giữa các cặp trình độ trung học với cao đẳng đại học và nhóm trình độ đại học, cao đẳng với đã qua đào tạo thì không thể kết luận được là có sự khác biệt về năng suất vì không có ý nghĩa thống kê. 3. Tình hình vay vốn và lượng chất thải ra môi trường tôm hùm lồng tại Cam Ranh, Khánh Hòa Để hiểu sâu hơn về vốn cho các hộ nuôi tôm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, điều tra 94 hộ nuôi tôm với kết quả như sau: có 68,4% hộ nuôi tôm cho biết họ vay ngắn hạn theo mùa; chỉ có 8,4% là thường xuyên có nhu cầu vay. Tuy nhiên cũng có 21,5% ít khi vay vốn và 1,6% ý kiến trả lời cho biết họ chưa vay lần nào. Mức độ khó khăn khi vay vốn của những người nuôi tôm, kết quả khảo sát có đến 81,5% ý kiến cho rằng việc vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức (ngân hàng và quỹ tín dụng) là khó khăn và rất khó khăn. Chỉ có 19,5% cho rằng, việc vay vốn từ các nguồn chính thức là dễ dàng. Trong khi đó cũng chỉ có 0,6% cho rằng việc vay vốn là rất dễ dàng. Tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân người nuôi tôm không vay vốn từ ngân hàng để từ đó có giải pháp, cơ chế chính sách về vốn hợp lý hơn cho người nuôi tôm, kết quả khảo sát cho thấy có 40,9% người nuôi tôm không vay được vốn từ các ngân hàng là do không đủ tài sản thế chấp để được vay vốn hoặc định giá trị tài sản thế chấp không phù hợp với giá thị trường (thấp hơn giá thị trường); 37,4% không vay vốn vì lãi suất cho vay quá cao, sản xuất khó có khả năng thu hồi vốn; 13,6% viện dẫn lý do bị từ chối khi xin vay, trường hợp này chủ yếu hồ sơ không hợp lệ hoặc các dự án không khả thi; 5,6% cho là thủ tục vay vốn phức tạp và 2,5% vì lý do khác như không biết thủ tục vay vốn, vay của người thân, vay trong xóm. Trong 1 vụ với thời gian nuôi trung bình là 20 tháng, với lượng mẫu thu thập là 94 mẫu, sản lượng 184,5 tấn thì tổng lượng N thải ra môi trường là khoảng 75,5 tấn. Với tổng số lồng của Cam Ranh là 7.950 lồng, 300 tấn thương phẩm (theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp Thành phố Cam Ranh, 2013) thì tổng số lượng N thải ra môi trường là khoảng 122,68 tấn. Ước tính tổng chi phí chất thải N là 16,50 tỷ - 32,97 tỷ đồng. Thông tin này chỉ mang tính tương đối vì con số này có thể thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giá tôm bán trên thị trường, giá trị chuyển đổi trong chi phí xử lý, khả năng tự xử lý của môi trường. 4. Đánh giá chung về nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh 4.1. Thành tựu và hạn chế của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh 4.1.1. Thành tựu đạt được Tổng số lồng nuôi tôm hùm tại Cam Ranh tăng lên nhanh chóng. Mặc dù nghề nuôi tôm hùm ở Cam Ranh góp phần rất lớn và việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm sinh kế cho người dân, góp phần phát triển các nghề khác: du lịch, chế biến Số lồng trung bình của 1 hộ nuôi tôm hùm tại Cam Ranh là 19 lồng, hộ nhỏ nhất là 2 lồng, lớn nhất là 30 lồng. Doanh thu trung bình 1 lồng là 170 triệu đồng/ lồng, nhỏ nhất là 140 triệu đồng/lồng, lớn nhất là 200 triệu đồng/lồng. Lợi nhuận bình quân/lồng là 10 triệu/lồng, nhỏ nhất là -82 triệu đồng/ lồng, lớn nhất là 58 triệu đồng/lồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một lồng là 0,04, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,06. Nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh giải quyết việc làm cho các hộ gia đình trực tiếp, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 180 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG và hàng ngàn hộ gia đình gián tiếp khác: nậu vựa, chế biến, cung ứng thức ăn, con giống 4.1.2. Hạn chế Dịch bệnh sữa trên tôm hùm lồng đã gây thiệt hại cho người nuôi tôm. Nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Bên cạnh đó, do chưa có quy hoạch tổng thể, người nuôi phát triển tự phát nên chưa nắm vững quy trình, kỹ thuật từ khâu chọn địa điểm, mật độ, hướng đặt bè tôm, sử dụng và bảo quản thức ăn, đến xử lý chất thải. Hậu quả nhãn tiền là nguồn nước, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, tôm mắc bệnh chết hàng loạt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm hùm tại Cam Ranh như hiện nay, thiệt hại do ảnh hưởng từ thiên nhiên, môi trường, dịch bệnh ngày càng lớn. Bênh cạnh đó, vấn đề giá cả cũng ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh. Hiện chưa thể cho tôm hùm sinh sản trong môi trường nhân tạo. Toàn bộ số tôm hùm con đưa vào nuôi là do ngư dân bẫy bắt ngoài môi trường thiên nhiên. Lượng tôm con năm ít, năm nhiều, giá cả thiếu ổn định. Do khan hiếm, mỗi con tôm hùm con (loại tôm trắng) có giá tới 350 nghìn đến gần 400 nghìn đồng [4]. Bên cạnh đó, do kích cỡ khác nhau, nguồn giống khác nhau, sức khỏe khác nhau, cho nên khi thả nuôi rất vất vả. Đó là chưa kể tới việc không kiểm soát được tình trạng dịch bệnh của tôm con, cho nên hiệu quả phòng, chống dịch rất thấp. Bên cạnh đó, vấn đề đầu ra của tôm hùm cũng rất bấp bênh. Do giá tôm năm có thời điểm hạ (khoảng 1,6 đến 1,8 triệu đồng/kg loại một), có thời điểm lại ít dịch bệnh, giá tôm 2,5 đến 2,8 triệu đồng/kg [4]. Nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của nghề khai thác tôm hùm giống cung cấp cho các vùng nuôi. Những loài tôm là đối tượng nuôi chính như: tôm hùm bông, tôm hùm đá càng, tôm con được gia tăng cường độ đánh bắt, khai thác. Mặt khác, trong quá trình nuôi, tỷ lệ tôm chết do bệnh dịch khá lớn làm nhu cầu con giống ngày một tăng, dẫn đến việc khai thác tôm hùm giống trở nên quá mức. Tại Khánh Hòa, việc khai thác tôm hùm giống tập trung chủ yếu ở 3 khu vực. Trong đó, vùng biển Đầm Môn - Đại Lãnh với diện tích khai thác 11,7km2; vùng biển đầm Nha Phu - vịnh Nha Trang với diện tích khai thác gần 29,1km2; vùng biển Bãi Dài (Cam Ranh) với diện tích gần 15,5km2. Loài tôm hùm khai thác gồm: tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm tre, tôm hùm đỏ và tôm hùm sỏi. Tuy nhiên, tôm hùm bông và tôm hùm đá là 2 loài nuôi phổ biến và có giá trị kinh tế nên được người khai thác chú ý hơn so với các loài khác. Mùa vụ đánh bắt tôm hùm giống thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Tỷ lệ các kích cỡ tôm hùm giống được khai thác từ 7 - 8mm chiều dài giáp đầu ngực, chúng có màu trắng hoặc trắng hồng, chiếm khoảng 78 - 83%; tôm giống cỡ lớn hơn 9 - 11mm chiều dài giáp đầu ngực, được gọi là tôm “bọ cạp”, chiếm 15 - 16%; một số ít tôm con cỡ lớn được khai thác chủ yếu bằng lặn bắt chiếm 2 - 6%. Hiện nay, ngư dân khai thác tôm hùm giống chủ yếu dưới các hình thức bằng mành, bẫy và lặn. Trong đó, khai thác bằng mành có tỷ lệ cỡ tôm “trắng” và “trắng hồng” là 100%; khai thác bằng bẫy có cỡ tôm “trắng hồng” chiếm 95%, cỡ tôm “bọ cạp” chiếm 5%; khai thác bằng lặn có cỡ tôm “trắng” và “trắng hồng” chiếm 20 - 30%, cỡ tôm “bò cạp nhỏ” chiếm 50 - 60% và những cỡ tôm lớn hơn chiếm 15 - 25%. Theo quy định của Luật Thủy sản và Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tôm hùm chỉ được phép khai thác khi cân nặng trung bình từ 150g trở lên; từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, thời điểm tôm hùm đang kỳ sinh sản, không được phép khai thác dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu đơn vị, tổ chức, cá nhân nào vi phạm sẽ bị tịch thu toàn bộ phương tiện đánh bắt, số tôm thu được sẽ thả về biển và phạt hành chính từ 500 ngàn đến 5 triệu đồng/vụ, tùy vào lượng tôm khai thác nhiều hay ít. Tuy nhiên, nghề khai thác tôm hùm trên địa bàn tỉnh đang diễn ra tự nhiên, công khai mà không hề có sự giám sát của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Đây cũng là nguyên nhân khiến nguồn lợi tôm hùm giống có nguy cơ cạn kiệt [4]. Trước thực trạng trình độ của người nuôi tôm nên khả năng xây dựng phương án sản xuất hoặc lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng người nuôi rất khó tiếp cận được đồng vốn vay, nhất là vay ưu đãi. Bên cạnh những lý do trên còn có các nguyên nhân khác như: tôm bị chết dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn nên năm sau tiếp tục nuôi thì người nuôi tôm không có khả năng tiếp cận được đồng vốn; sự biến động của chi phí đầu vào (trong đó có lãi suất ngân hàng) và giá cả đầu ra nên có thể năm nay nuôi lời nhưng năm sau lại lỗ, người nuôi tôm không thể dự báo được thị trường và giá cả thị trường. 4.2. Một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến các hộ nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh Các hộ nuôi nuôi với mật độ dày, do đó việc gây bệnh là thường xuyên xảy ra. Để cứu tôm, trong những năm qua, các ngành chuyên trách đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, đến nay việc ngăn chặn tôm chết vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tôm hùm nuôi chết hàng loạt là do bị bệnh sữa, đen mang, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 181 long đầu, vẫn biết đây là loại bệnh thường gặp trên tôm. Song, phác đồ điều trị vẫn chưa thống nhất, thiếu sức thuyết phục, và vì vậy, nông dân vẫn đang mày mò thử nghiệm [4]. Giá tôm hùm giống không ổn định do phụ thuộc vào nguồn cung tự nhiên. Do tôm hùm giống bán được giá cao nên người dân tận thu, bắt cả những con tôm có kích thước rất nhỏ; cách thức vận chuyển, lưu giữ và ương tôm giống lại chưa phù hợp khiến tỷ lệ hao hụt tôm hùm giống lên đến 50%. Giá tôm hùm thương phẩm bấp bênh, do phụ thuộc nhiều vào giá thị trường xuất khẩu. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghiên cứu lợi nhuận của nghề nuôi tôm hùm thương phẩm tại Cam Ranh năm 2012 -2013 cho thấy: Số lồng trung bình của 1 hộ nuôi tôm hùm tại Cam Ranh là 19 lồng, hộ nhỏ nhất là 2 lồng, lớn nhất là 30 lồng. Doanh thu trung bình 1 lồng là 170 triệu đồng/ lồng, nhỏ nhất là 140 triệu đồng/lồng, lớn nhất là 200 triệu đồng/lồng. Lợi nhuận bình quân/lồng là 10 triệu đồng/lồng, nhỏ nhất là -82 triệu đồng/ lồng, lớn nhất là 58 triệu đồng/lồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một lồng là 0,04, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,06. Nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh giải quyết việc làm cho nhiều gia đình trực tiếp và hàng ngàn hộ gia đình gián tiếp khác: nậu vựa, chế biến, cung ứng thức ăn, con giống Nguyên nhân người nuôi tôm không vay vốn từ ngân hàng để từ đó có giải pháp, cơ chế chính sách về vốn hợp lý hơn cho người nuôi tôm, kết quả khảo sát cho thấy có 40,9% người nuôi tôm không vay được vốn từ các ngân hàng là do không đủ tài sản thế chấp để được vay vốn hoặc định giá trị tài sản thế chấp không phù hợp với giá thị trường (thấp hơn giá thị trường); 37,4% không vay vốn vì lãi suất cho vay quá cao, sản xuất khó có khả năng thu hồi vốn; 13,6% viện dẫn lý do bị từ chối khi xin vay, trường hợp này chủ yếu hồ sơ không hợp lệ hoặc các dự án không khả thi; 5,6% cho là thủ tục vay vốn phức tạp và 2,5% vì lý do khác như không biết thủ tục vay vốn, vay của người thân, vay trong xóm. Trước thực trạng trình độ của người nuôi tôm thấp nên khả năng xây dựng phương án sản xuất hoặc lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng người nuôi rất khó tiếp cận được đồng vốn vay, nhất là vay ưu đãi. Bên cạnh những lý do trên còn có các nguyên nhân khác như: tôm bị chết dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn nên năm sau tiếp tục nuôi thì người nuôi tôm không có khả năng tiếp cận được đồng vốn; sự biến động của chi phí đầu vào (trong đó có lãi suất ngân hàng) và giá cả đầu ra nên có thể năm nay nuôi lời nhưng năm sau lại lỗ, người nuôi tôm không thể dự báo được thị trường và giá cả thị trường. 2. Kiến nghị - Đối với người nuôi Tăng cường học hỏi, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao kiến thức quản lý cũng như kỹ thuật nuôi tôm tôm hùm lồng. Đoàn kết, tự giác, có trách nhiệm trong việc phòng chống dịch bệnh, giữ sạch môi trường và nguồn nước nuôi. Không sử dụng các hóa chất, thuốc và thức ăn có hàm lượng các chất vượt quá giới hạn cho phép nằm trong danh mục cấm sử dụng, đồng thời thường xuyên theo dõi thường xuyên danh mục cập nhật các hóa chất, kháng sinh cấm để thực hiện kịp thời. Người nuôi nên kết hợp nuôi tôm hùm với một số đối tượng có giá trị cả về kinh tế và môi trường. Ví dụ, nuôi tu hài thương phẩm bằng lồng (khay) treo dưới bè. Hình thức nuôi trên có ưu điểm là không tốn chi phí đầu tư làm bè riêng mà chỉ cần gia cố bè nuôi tôm hùm có sẵn. Đây là phương thức nuôi sáng tạo trong điều kiện chưa có quy hoạch vùng nuôi riêng cho tu hài tại các đầm, vịnh. Với phương thức này, người nuôi thường treo khoảng 100 lồng (khay) tu hài vào bè nuôi tôm hùm sau khi đã được gia cố với số lượng tu hài giống từ 5.000 - 6.000 con. Thực tế cho thấy, tu hài nuôi chung với tôm hùm phát triển nhanh hơn so với tu hài nuôi bằng bè riêng. Chỉ sau 10 - 11 tháng, tu hài đạt kích cỡ 50 con/kg trở lên và có thể thu hoạch, tỷ lệ sống đạt trên 90%, trong khi tu hài nuôi bằng bè riêng thì phải sau 13 - 14 tháng nuôi mới đạt kích cỡ 50 con/ kg, tỷ lệ sống chỉ đạt 80 - 85% [4]. - Đối tỉnh Khánh Hòa Nâng cao hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi tôm tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp phòng, trị các loại bệnh trên tôm nuôi. Chuẩn hóa hệ thống phòng xét nghiệm bệnh tôm để tránh gây những tổn thất không đáng có cho người nuôi và người sản xuất giống. Có chính sách thu hút, đào tạo đội ngũ cán bộ thủy sản. Đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các đợt tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, thông qua đó trao đổi kinh nghiệm, tìm ra giải pháp nuôi tôm hiệu quả hơn, truyền đạt và chuyển giao những kỹ thuật nuôi tiên tiến cho người dân để họ áp dụng vào quá trình nuôi tôm. Trong thời gian tới cần có giải pháp: Sắp xếp và tổ chức lại, củng cố, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 182 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Đối với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất: Tăng cường hơn nữa những chương trình khuyến ngư tầm cao, ngoài hiểu biết về kỹ thuật cần tổ chức rộng rãi và sâu sát các lớp học về pháp luật và đào tạo hướng nghiệp cho người nuôi tôm hùm lồng, tạo điều kiện cho người nuôi tôm, vừa tham gia khai thác tốt nguồn lợi thủy sản, vừa bảo vệ và phát triển môi trường, nguồn lợi thủy sản. Trung tâm khuyến ngư và các trường đào tạo của tỉnh Khánh Hòa, của thành phố Cam Ranh cần phải tăng cường mở thêm những lớp tập huấn ngắn hạn và trung hạn cho người nuôi tôm. Công nhân kỹ thuật và người sản xuất chính cần được đào tạo vừa cơ bản, vừa thường xuyên, do các tiến bộ và công nghệ nuôi tôm thường tiến rất nhanh. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng, giải quyết nhanh chóng các thủ tục vay vốn. Đồng thời kêu gọi các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước như các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, giảm thuế TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005, Thực trạng nguồn lợi và khai thác thủy sản ở Việt Nam. Tạp chí Thông tin Khoa học Công nghệ và Kinh tế Thủy sản. Số 10, năm 2005. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2014, Báo cáo tổng kết năm 2013, Hà Nội. 3. David Begg. Stanley Fischer, Dornbusch Rudiger. “Kinh tế học, tập 1”. NXB Giáo dục, 1992 4. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2014, Báo cáo tổng kết năm 2013, Khánh Hòa. Tiếng Anh 5. Alejandro H. Buschmann, Daniel A. López, Alberto Medina (1996), A Review of the Environmental Effects and Alternative Production Strategies of Marine Aquaculture in Chile, Aquacultural Engineering, Volume 15, Issue 6, November 1996, Pages 397–421.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_luong_loi_nhuan_cho_nghe_nuoi_tom_hum_tai_thanh_pho_cam_r.pdf
Tài liệu liên quan