Đỗ Lai Thúy và vấn đề ứng dụng phân tâm học trong Bút pháp của ham muốn

Vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học là một công việc không đơn giản, nó đòi hỏi nhà nghiên cứu phải vượt qua những thách thức lớn. Khác với các phương pháp nghiên cứu khác, phân tâm học là một phương pháp kén đối tượng. Phân tâm học chỉ dành cho một số lượng hữu hạn tác phẩm mà ngay từ đầu bằng trình độ, kinh nghiệm thậm chí cả cảm quan của mình, nhà phân tâm nhận ra một vài dấu hiệu của vô thức dẫu còn lờ mờ để từ đó khảo cứu khám phá những góc sâu và khuất lấp trong tâm hồn con người. Ý thức rõ giới hạn nhưng đồng thời cũng là điểm đặc biệt, là lợi thế của phương pháp nghiên cứu này nên Đỗ Lai Thúy còn dựng nên một chân dung tinh thần đầy phức tạp của Chế Lan Viên với Tháp Chàm bốn mặt, hoặc tìm cách Đáp lời con quái Sphinx hay cội nguồn sáng tạo thơ Xuân Diệu. Với cái nhìn mạnh dạn và thành thực của mình, ông đã khơi mở giúp người đọc tiếp cận được “bản thể thơ” của những thi nhân từng xuất hiện trên văn đàn Việt Nam như những ngôi sao sáng nhất.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đỗ Lai Thúy và vấn đề ứng dụng phân tâm học trong Bút pháp của ham muốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cao Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 111 - 116 111 ĐỖ LAI THÚY VÀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG PHÂN TÂM HỌC TRONG BÚT PHÁP CỦA HAM MUỐN Cao Hồng* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đặt trong bối cảnh hiện nay của nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam, khi mà cách tiếp cận văn học còn nhiều giới hạn so với mặt bằng thế giới thì sự ra mắt Bút pháp của ham muốn đáng được coi là một hiện tượng thành công mới. Bài viết cho thấy trong Bút pháp của ham muốn tác giả Đỗ Lai Thúy đã nhất quán một cách thức ứng dụng lý thuyết phân tâm để khám phá các hiện tượng văn học: nhà phê bình luôn cố gắng tìm ra một kiểu ứng chiếu sao cho phù hợp giữa mô hình lý thuyết phân tâm học và tác giả, tác phẩm để đi sâu giải mã thế giới nghệ thuật. Từ khóa: Đổi mới, phân tâm học, phê bình, ứng dụng, nguyên lý, giải mã. 1. Phân tâm học (Psychanalysis) là một trường phái triết học Tây phương mà ông tổ của nó là Sigmund Freud - một bác sĩ người Áo gốc Do Thái. Phân tâm học đạt được một số thành tựu nhất định trong việc góp phần cắt nghĩa các hoạt động của năng lực tính dục; cắt nghĩa Ngã (Moi), Đại Ngã (Grand Moi) và Siêu Ngã (Surmoi); thế giới của ý thức, vô thức và tiềm thức sau này học thuyết được tiếp nối và phát triển phong phú hơn bởi nhà tâm lý học phân tích người Thụy Sĩ là Carl Gustav Jung và nhiều nhà khoa học khác. Sự ra đời của phân tâm học được coi là bước ngoặt tiến bộ quan trọng của tư duy nhân loại thế kỷ XIX trong việc khám phá, nhận thức những vấn đề thầm kín, vi diệu nhất của tâm sinh lý con người. Nó dần trở thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá thể người. Phân tâm học được coi là khoa học nhân văn góp phần làm phong phú thêm văn hóa nhân loại. * Vào nửa đầu thế kỷ XX, hơn hẳn các phương pháp phê bình khác, làn sóng phê bình phân tâm học rất thịnh hành và có một sự ảnh hưởng lớn đối với nền phê bình văn học phương Tây đương thời. Có thể kể đến những tên tuổi nổi tiếng như Ch.Mauron, Ch.Baudoin, P.Guiraud, G.Bachelard, L.Spizetre, có thể thấy “không một nhà phê * ĐT: 0974088979 ; Email: caohong5668@gmail.com bình văn học nào hay nghiên cứu phong cách hiện đại nào có tầm cỡ mà không chịu ảnh hưởng của phân tâm học” (P.Guiraud). Mặc dù cũng có nhiều ý kiến phê phán hạn chế của phương pháp này nhưng qua thời gian, phê bình phân tâm học đã chứng tỏ ýu thế ðặc biệt của mình. Nó đã mở ra cho nghiên cứu văn học của nhân loại nhiều tiềm năng mới. Những thủ thuật của phân tâm học, các khám phá và sự giải mã của nó đối với tác phẩm văn học nhiều khi đã đem lại không ít bất ngờ, thú vị, mở rộng không gian cảm thụ nghệ thuật. 2. Ở Việt Nam, phê bình phân tâm học đã được giới thiệu ở nước ta từ những năm 30 của thế kỷ XX trong phê bình của Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu. Nhưng đáng tiếc, sau 1954 do bị kỳ thị nặng nề từ nhiều phía nên phương pháp này hầu như không thấy xuất hiện trên văn đàn miền Bắc. Ngược lại, trong đời sống văn chương ở miền Nam, giai đoạn 1954 - 1975, phê bình phân tâm học có điều kiện để phát triển hơn, xuất hiện nhiều công trình dịch thuật, giới thiệu và ứng dụng phân tâm học vào sáng tác lẫn phê bình văn học [1]. Từ khi đất nước thống nhất (1975) cho đến 1986, phân tâm học vẫn bị xem như một thứ dị thuyết tư sản phản động, nhục mạ con người, phê bình phân tâm học là lối phê bình kỳ quặc, thoát ly đời sống xã hội, lịch sử, chỉ đi tìm dấu ấn của bản năng tính dục, một thứ bản năng đáng xấu hổ, phải che giấu, và có lẽ vì vậy nên ít người dám tìm đến với Cao Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 111 - 116 112 phân tâm học, lĩnh vực nghiên cứu này trở nên vắng bóng trong đời sống văn học. Từ sau 1986 đến nay, ở nước ta nhiều cấm kị được tháo gỡ, phê bình phân tâm học đã có cơ hội được phục hồi và phát triển. Xuất hiện một số tác giả giới thiệu phân tâm học và vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật. Có thể kể đến: S.Freud và phân tâm học (2004) của Phạm Minh Lăng; Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam (2008) của Trần Thanh Hà; Từ cái nhìn tham chiếu phân tâm học qua một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam (2008) của Hồ Thế Hà; Phê bình mẫu cổ và mẫu nước trong văn chương Việt Nam (2009) của Nguyễn Thị Thanh Xuân; Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) (2009) của Trần Văn Toàn; Thơ Bùi Giáng dưới lăng kính phê bình cổ mẫu của Trần Nữ Phương Nhi trong Bùi Giáng trong cõi người ta (2012) Đặc biệt là Đỗ Lai Thúy với các công trình biên soạn, giới thiệu: Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật (2000); Phân tâm học và văn hóa tâm linh (2002); Phân tâm học và tình yêu (2003); Phân tâm học và tính cách dân tộc (2007); Gần đây nhất là Phân tâm học và phê bình văn học của Liễu Trương (2011) và Phân tâm học & tôn giáo (2012) của E. Fromm do Lưu Văn Huy dịch; 3. Đỗ Lai Thúy không chỉ giới thiệu phân tâm học một cách có hệ thống mà ông còn soi chiếu nhiều hiện tượng văn học Việt Nam từ lý thuyết này. Cùng với chuyên luận Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (Nxb.Văn hóa thông tin, Hà Nội 1999), tập tiểu luận Bút pháp của ham muốn (Nxb.Tri thức, Hà Nội 2009) được đánh giá là những công trình mang tính đột mở quan trọng, “đánh dấu sự trở lại của phân tâm học với nghiên cứu văn học Việt Nam giúp đông đảo bạn đọc biết thế nào là phân tâm học, góp phần xua tan những định kiến lâu dài về hướng tiếp cận này” [4/11]. Có thể nói đặt trong bối cảnh hiện nay của nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam, khi mà cách tiếp cận văn học còn nhiều giới hạn so với mặt bằng thế giới thì sự ra mắt Bút pháp của ham muốn đáng được coi là một hiện tượng thành công mới. Nó minh chứng sức sống lâu bền của một phương pháp nghiên cứu có nhiều thăng trầm nhất trong lịch sử phê bình văn học ở Việt Nam, đồng thời cũng là mở đầu cho sự hồi sinh của phương pháp phê bình phân tâm học – một phương pháp dường như đã không được nói đến ở giai đoạn tiền đổi mới. Sở dĩ Đỗ Lai Thúy có những thành công được bạn đọc trân trọng ghi nhận là bởi ông luôn có ý thức sáng tạo, tìm ra được nguyên tắc ứng dụng phân tâm học hợp lý nhất để giải mã các hiện tượng văn học. Tác giả Bút pháp của ham muốn đã xuất phát từ sự gợi dẫn của J.Lacan (1901 - 1981) - người kế tục S.Freud, coi vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ để trực tiếp khảo sát vô thức tiềm ẩn trong văn bản, tìm ra thông điệp của tác phẩm (chứ không phải dựa vào tiểu sử tác giả). Đúng như tên gọi của tập sách, Đỗ Lai Thúy đã đi từ những ham muốn để đến với bút pháp của những tài năng nghệ thuật, xuất phát từ những bí ẩn chìm sâu trong tâm lý, khám phá sự biến dị về bút pháp của hai nhóm nhà văn Việt Nam cổ điển và hiện đại - đó là sáu nghệ sĩ có dấu ấn phân tâm tiêu biểu: Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên, Xuân Diệu. Vận dụng lý thuyết phân tâm học kết hợp cùng bộ công cụ thao tác ngôn ngữ của các nhà hình thức luận Nga, trường phái ngôn ngữ Praha và phê bình mới Anh - Mỹ, nhà phê bình hướng đến một ham muốn: vừa lý giải vừa sáng tạo văn bản, nhà phê bình vừa là nhà khoa học văn học vừa là nghệ sĩ của ngôn từ. Đỗ Lai Thúy tiếp nối con đường của một số cây bút đi theo hướng phê bình phân tâm học, tuy nhiên sự khác biệt của ông so với những người đi trước là rất rõ bởi lẽ ông không lặp lại lối mà người đi trước đã khuôn định. Trong nghiên cứu phân tâm học, nếu S.Freud chú trọng vào vô thức cá nhân, C.G.Jung xoáy vào vô thức cộng đồng thì G.Bachelar tập trung vào vấn đề bản chất và hoạt động tưởng tượng trong văn học. Cao Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 111 - 116 113 Theo G.Bachelar: “Bản thân con người thuộc về một chất liệu và những giấc mơ của họ mang tính chất của chất liệu ấy, trước khi nó mang dáng vẻ của những cái mà họ chiêm ngưỡng được” [3/ 176]. Thuyết tưởng tượng của G.Bachelar cho rằng hoạt động tưởng tượng của con người phát triển trên hai trục cơ bản: tưởng tượng hình thức và tưởng tượng vật liệu. Ông chú trọng nghiên cứu tưởng tượng vật liệu trên bốn yếu tố chính của vũ trụ theo triết học cổ đại: Nước - Đất - Lửa - Không khí, và coi đây như là chất liệu của giấc mơ con người. Người nghệ sĩ chìm trong mơ mộng về bốn yếu tố vật chất ấy và sáng tạo ra những hình tượng. Mơ mộng, tưởng tượng bao giờ cũng mang nghĩa và đa nghĩa, là vô tận và nguồn gốc của thơ. Tiếp cận Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều - một trong những nhà nho tài tử tiêu biểu nhất của văn học trung đại Việt Nam, Đỗ Lai Thúy vận dụng lý thuyết tưởng tượng của G.Bachelar, thoát ra khỏi sự cứng nhắc của những thói quen suy nghĩ được hình thành qua tiếp xúc với những kinh nghiệm quen thuộc để thấu cảm và suy ngẫm về những triết lý thông qua tam giác hình tượng: Bóng - nguồn sáng (lửa) - hình. Quan điểm phân tích tâm lý của C.G.Jung cho rằng trong tâm thức của mình ai cũng có một cái bóng (bóng âm), một thực thể tâm lý tâm linh, tồn tại một cách vô thức, cái bóng là ảnh xạ của một bản ngã vô thức. Cái bóng ấy làm ta nhạy cảm hơn với những ảnh hưởng của cuộc sống, làm thức dậy trong con người những khuynh hướng tiềm sinh, khuất lấp. Từ quan niệm này Đỗ Lai Thúy đọc thấy: “Người cung nữ, bởi vậy, chỉ là cái bóng của Nguyễn Gia Thiều. Trong cô đơn ông tự tạo ra để đối thoại” [4/100]. Thế giới bóng của Nguyễn Gia Thiều được cảm nhận một cách sinh động, đa hình đầy biến điệu và mới mẻ qua tưởng tượng bay bổng của Đỗ Lai Thúy. Lối phê bình kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp nghiên cứu phân tâm học và thi pháp học của Đỗ Lai Thúy đã mang lại sức gợi lớn để người đọc tiếp tục hành trình khám phá thông điệp của hình ảnh nghệ thuật. Tự phân thân mình để mơ tưởng, để đối thoại với chính mình phải chăng con người ấy đang ở tận cùng của trạng thái cô đơn? Và phải chăng nỗi cô đơn của Nguyễn Gia Thiều là nỗi cô đơn bất tận, tầng tầng, lớp lớp khôn nguôi của con người sống trong một thế giới đầy bi kịch, bất trắc và biến ảo? Nhân vật bóng xuất hiện trùng trùng điệp điệp trong không gian nghệ thuật có phải minh chứng chứng tỏ thế giới này đang bị bao phủ bởi ảo giác? Đó là một thế giới ảo - cuộc đời là một tấn “tuồng ảo hóa”? Quan niệm hư vô về cuộc đời của Nguyễn Gia Thiều cho thấy sự hoang mang trước thế sự của trí thức thời Lê - Trịnh?, Tiếp tục mạch tưởng tượng và suy ngẫm về ba yếu tố khác liên quan chặt chẽ với bóng là nguồn sáng, hình và nền, Đỗ Lai Thúy đã phát hiện ra nhiều suy tưởng triết học của Nguyễn Gia Thiều được thể hiện qua cấu trúc “tam vị nhất thể”. Chính tài năng sắp đặt của Nguyễn Gia Thiều đã tạo nên một “cấu trúc song song và đối ứng” cho thi phẩm, thế giới hình và thế giới bóng, thế giới thực và thế giới ảo lồng vào nhau, soi chiếu nhau, cấu trúc đối ứng này được thể hiện “xuyên suốt tác phẩm, cả ở tư tưởng lẫn nghệ thuật, từ diện vi mô đến vĩ mô” [4/112]. Đó là đối cực trong kết cấu của tác phẩm, đối ứng giữa thi ca và triết học, đối ngẫu trong ngôn ngữ của thi phẩm, thông qua những hình thức đối mang tính nội dung người ta có thể mặc sức bay bổng cùng những thông điệp tầng tầng lớp lớp ẩn chìm. Đúng như phân tâm học của G.Bachelar đã khẳng định, sự suy ngẫm về một chất liệu đều rèn luyện được trí tưởng tượng mở, cấu trúc đối ứng của thi phẩm cho phép người đọc hình dung sự hô ứng với tài năng đa dạng và khối mâu thuẫn lớn tồn tại trong con người tác giả Cung oán ngâm khúc. Có lẽ dưới ánh sáng thuyết Phân tâm học về Lửa của Bachelard, nhà nghiên cứu đã thấu tỏ sâu sắc tiếng vọng từ những câu thơ tha thiết như có lửa của Nguyễn Gia Thiều. Nó ẩn chứa bao thông điệp, thấm đượm vẻ thiêng liêng của triết lý cõi người. Trải nghiệm sau bao khổ đau, dâu bể của cuộc đời Nguyễn Gia Thiều Cao Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 111 - 116 114 đã tìm đến với một quan điểm nhân sinh: dẫu buồn bực oán thán, kết án về cuộc đời phù du, hư vô, đau khổ nhưng cuộc đời vẫn đáng để cho con người sống và tham dự hết mình. Trong Hồ Xuân Hương cọ tình vào đá Đỗ Lai Thúy đã nhờ đến phương pháp tâm lý học phân tích (tâm lý học các chiều sâu), lý thuyết siêu mẫu (archetype) của C.G.Jung (1876 - 1961) kết hợp với tín ngưỡng phồn thực. Nhìn dưới góc độ văn hóa học, ông xây dựng một hệ pháp nghiên cứu: Thơ Hồ Xuân Hương - văn hóa dâm tục - tục thờ cúng phồn thực - tín ngưỡng phồn thực. Xuất phát từ mô hình này nhà phê bình đã giải mã biểu tượng và bút pháp nghệ thuật thơ nữ sĩ qua ba phương diện cơ bản: 1/ Những biểu tượng ám ảnh; 2/ Sự lấp lửng hai mặt; 3/ Triết lý phồn thực. Với cách tiến hành trên, nhà phê bình đã ngược dòng thời gian để đưa cái dâm và cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương trở về với ngọn nguồn của nó: Tín ngưỡng phồn thực - một tín ngưỡng ra đời khi nhân loại bước vào thời kỳ trồng trọt và chăn nuôi, nảy sinh mơ ước, cầu mong cuộc sống nhiều sinh sôi, nảy nở. Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương từ tín ngưỡng phồn thực, từ góc độ văn hóa nên mặc dù cũng bàn về những biểu tượng “ám ảnh” trong thơ Hồ Xuân Hương nhưng Đỗ Lai Thúy có một nhãn quan tiến bộ, mới mẻ và nhân văn hơn so với các nhà nghiên cứu trước đây. Ông phát hiện thêm nhiều ý nghĩa, giá trị nhân văn từ thơ Hồ Xuân Hương. Có thể coi Hồ Xuân Hương cọ tình vào đá là sự sáng tạo trên nền của một sáng tạo - sự cộng hưởng của những giá trị sáng tạo này mang đến cho người thưởng thức những giá trị tinh thần vượt mọi giới hạn thời gian. Nếu Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều được soi chiếu từ thuyết tưởng tượng (phân tâm học về lửa) của G.Bachelard, thơ Hồ Xuân Hương được thấu thị từ lý thuyết siêu mẫu (archetype) của C.G.Jung kết hợp với tín ngưỡng phồn thực thì những ám ảnh thơ của Bà Huyện Thanh Quan được Đỗ Lai Thúy giải mã từ “bản năng chết” (thanatos) của S.Freud. Từ thuyết bản năng chết kết hợp thi pháp học hiện đại Đỗ Lai Thúy khẳng định thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Không chỉ bị cuốn hút bởi sự suy tàn, mà còn thấy vẻ đẹp của suy tàn. Điều “nghịch dị” này thường trực trong thi phẩm của bà đến mức thành ám ảnh. Ám ảnh đó ẩn chứa một xung năng vô thức mạnh mẽ mà phâm tâm học gọi là bản năng chết (thanatos)” [4/136, 137]. Phát hiện này của Đỗ Lai Thúy cho thấy nỗi nhớ về nỗi nhớ - sự ám ảnh sâu sắc về vẻ đẹp của sự suy tàn mới là cội nguồn tạo thành “nội dung sống” trong những vần thơ trác việt của Bà Huyện Thanh Quan, chứ không phải như xưa nay người ta thường cho rằng tâm sự Hoài Lê là tư tưởng chủ đạo chi phối sáng tác của bà. Hành trình đi vào miền thơ của Hoàng Cầm là điều không mấy dễ dàng, bởi lẽ những gì ban đầu Đỗ Lai Thúy cảm được chỉ là trong thơ Hoàng Cầm có “một ma lực khó giải thích () một quyến rũ khó hiểu” [4/146]. Vậy chìa khóa nào đã giúp nhà phê bình thám mã để mở cánh cửa thế giới nghệ thuật thơ đầy “ma lực” khó hiểu của Hoàng Cầm? Đỗ Lai Thúy bộc bạch, ông đã “mang Freud đi trồng” trên mảnh đất thơ Hoàng Cầm với tập Về Kinh Bắc. Sở dĩ ông chọn tập thơ này để gieo mùa đơn giản chỉ bởi vì: “Về Kinh Bắc là tập thơ hay nhất của Hoàng Cầm và là một trong vài tập thơ hay nhất của Việt Nam đương đại” [3/ 90]. Cái hay của tập thơ “trầm đầy một nỗi phương Đông” (Nguyễn Thụy Kha), đã nhận được không ít lời tán thưởng, đặc biệt sự phát hiện ra những ám ảnh tính dục, “những ẩn ức, những giấc mơ yêu đầy khắc khoải” [2/ 201], “những khát khao mang màu sắc libido” [2/ 207] đã được nhiều người nhận ra. Tuy nhiên, để cắt nghĩa thấu đáo cội nguồn của nó thì phải đợi sau bao trăn trở, đến khi Đỗ Lai Thúy bỗng “mặc khải” bởi sự gặp gỡ của vô thức người đọc và vô thức của tác phẩm. Nhà phê bình phát hiện giá trị thơ Hoàng Cầm được làm nên bởi một kỹ thuật căn bản nhất: lối viết tự động theo sự mách bảo của cảm hứng, chìm vào trong tiềm thức đã hồn nhiên bộc bạch những điều tinh vi nhất, sâu kín nhất, mong manh nhất, mơ hồ nhất trong tâm Cao Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 111 - 116 115 hồn con người. Quay về với cội nguồn, đào sâu vào bản thể hồn mình là một ứng xử nghệ thuật nhất quán trong thơ Hoàng Cầm, đúng như Đỗ Lai Thúy viết: “Về Kinh Bắc là một vũ hội hóa trang của các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu tưởng như hỗn độn, nhưng thực ra được gắn kết nhau bởi một ẩn ngữ - mặc cảm Oedipe - và được viết ra bằng bút pháp của sự ham muốn (écriture du désir)” [4/167, 168]. Triệt để soi chiếu thơ Hoàng Cầm dưới ánh sáng của lý thuyết phân tâm học, Đỗ Lai Thúy đã “bóc ra”[4/196] đúng con người thầm kín nhất ở trong Hoàng Cầm, “nói toạc”[4/ 196 ] ra những giấc mơ hoa tình ái, những khát khao đầy ẩn ức của thi nhân. Tài năng và bút pháp phê bình phân tâm học của Đỗ Lai Thúy đã khơi mở, nói hộ Hoàng Cầm nhiều điều còn mơ hồ chìm sâu trong vô thức, tôn vinh thơ của nhà thơ số một xứ Kinh Bắc lên một cấp độ mới: Thơ Hoàng Cầm - Thơ của những khát khao “nhục cảm lành mạnh” (Ph.Ăng - ghen), một thứ thơ tiềm tàng những giá trị nhân bản vững bền. Vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học là một công việc không đơn giản, nó đòi hỏi nhà nghiên cứu phải vượt qua những thách thức lớn. Khác với các phương pháp nghiên cứu khác, phân tâm học là một phương pháp kén đối tượng. Phân tâm học chỉ dành cho một số lượng hữu hạn tác phẩm mà ngay từ đầu bằng trình độ, kinh nghiệm thậm chí cả cảm quan của mình, nhà phân tâm nhận ra một vài dấu hiệu của vô thức dẫu còn lờ mờ để từ đó khảo cứu khám phá những góc sâu và khuất lấp trong tâm hồn con người. Ý thức rõ giới hạn nhưng đồng thời cũng là điểm đặc biệt, là lợi thế của phương pháp nghiên cứu này nên Đỗ Lai Thúy còn dựng nên một chân dung tinh thần đầy phức tạp của Chế Lan Viên với Tháp Chàm bốn mặt, hoặc tìm cách Đáp lời con quái Sphinx hay cội nguồn sáng tạo thơ Xuân Diệu. Với cái nhìn mạnh dạn và thành thực của mình, ông đã khơi mở giúp người đọc tiếp cận được “bản thể thơ” của những thi nhân từng xuất hiện trên văn đàn Việt Nam như những ngôi sao sáng nhất. Như vậy có thể thấy trong Bút pháp của ham muốn Đỗ Lai Thúy đã nhất quán một cách thức ứng dụng lý thuyết phân tâm để khám phá các hiện tượng văn học: ông luôn cố gắng tìm ra một kiểu ứng chiếu phù hợp giữa mô hình lý thuyết phân tâm học và tác giả, tác phẩm để giải mã thế giới nghệ thuật. Với cách nghiên cứu sáng tạo, linh hoạt, những trang viết của Đỗ Lai Thúy đã vượt qua lối phê bình đơn điệu, cũ kỹ chỉ đáp ứng lối đọc truyền thống theo cảm tính, thụ động, nhà phê bình đã trở thành người đọc tích cực, đối sánh kinh nghiệm của bản thân với kinh nghiệm của tác giả từ đó không những tự tìm thấy mà còn giúp người đọc tìm thấy ý nghĩa phong phú của tác phẩm văn học vốn mang tính đa nghĩa, mơ hồ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Xin xem thêm Trần Hoài Anh, (2009), Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 – 1975, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội. [2]. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. [3]. Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức, Nxb Thế Giới, Hà Nội. [4]. Đỗ Lai Thúy(2009), Bút pháp của ham muốn, Nxb Tri thức, Hà Nội. Cao Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 111 - 116 116 SUMMARY DO LAI THUY AND PSYCHOANALYSIS APPLICATION ISSUE IN CALIGRAPHY OF DESIRE Cao Hong* College of Sciences – TNU In the current situtation of Vietnam Literature criticism study, where the approach literature is still limited compared with the world, Caligraphy of Desire comes out into society should be considered as a phenomenon of new success. That article show that in the Caligraphy of Desire of Do Lai Thuy has consistently applied a principle of psychoanalytic theory to explore the literary phenomenon: in each author, his works found a type of reference to match with psychoanalytic theory. Key words: Renavation, psychoanalysis, criticism, principle, unconscious, decode. Phản biện khoa học: TS. Trần Hoài Anh – Trường Đại học Văn hóa TPHCM * ĐT: 0974088979 ; Email: caohong5668@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_41487_45258_85201416354820_2482_2048517.pdf