Định hướng quản lý, tổ chức đào tạo chương trình tiên tiến đáp ứng những yêu cầu cơ bản của kiểm định chương trình ABET

35 Advanced Programs (APs) implemented in 23 leading university in Vietnam are based on applying the original curriculums which are currently carrying out at advanced university in USA and are taught in English in the best conditions of Vietnameseuniversity. APs imported to Vietnam are accredited according to different criteria, in which technical programs are accredited by Accreditation Board of Engineering and Technology (ABET). Experiences in orienting management and training organization of APs based on the basic requirements of ABET in Thai Nguyen University of Technology presented in this paper show that this is a new approach in management and training organization for Vietnamese higher education. Furthermore, this certifies that building an innovation model in higher education is completely factual basis.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng quản lý, tổ chức đào tạo chương trình tiên tiến đáp ứng những yêu cầu cơ bản của kiểm định chương trình ABET, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126 121 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ, TỔ CHỨC ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN ĐÁP ỨNG NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ABET Đỗ Lệ Hà* Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Chương trình tiên tiến (CTTT) gồm 35 chương trình được triển khai tại 23 trường đại học hàng đầu Việt Nam trên cơ sở áp dụng chương trình đào tạo gốc đang được triển khai tại các trường đại học tiên tiến của Hoa Kỳ và được giảng dạy bằng tiếng Anh trong điều kiện tốt nhất của các trường đại học tại Việt Nam. Các CTTT được nhập khẩu về Việt Nam đều đã được kiểm định theo các tiêu chuẩn khác nhau, trong đó, các chương trình thuộc khối ngành kỹ thuật được kiểm định theo tiêu chuẩn khối Kỹ thuật Công nghệ (Accreditation Board of Engineering and Technology - ABET). Những kinh nghiệm trong việc định hướng quản lý, tổ chức đào tạo CTTT dựa trên các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn kiểm định ABET tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên được trình bày trong bài báo này cho thấy đây là một hướng tiếp cận mới trong việc quản lý, tổ chức đào tạo đại học tại Việt Nam. Hơn nữa, điều này chứng minh cho việc xây dựng mô hình đổi mới trong giáo dục đại học là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn. Key words: Kiểm định chương trình; ABET; CTTT; Quản lý tổ chức đào tạo ĐẶT VẤN ĐỀ* Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm đưa giáo dục và đào tạo nước nhà lên ngang tầm với khu vực và quốc tế, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Một trong những hướng đổi mới giáo dục đại học là triển khai các CTTT nhập khẩu từ các nước phát triển chủ yếu từ Hoa Kỳ nhằm nhập khẩu một mô hình đào tạo mới vào Việt Nam để từ đó xây dựng các mô hình đào tạo tiên tiến cho đất nước [1]. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên là một trong 23 trường đại học hàng đầu của cả nước được giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo hai CTTT ngành Kỹ thuật Cơ khí và Kỹ thuật Điện [1, 2]. Nội dung của “Đề án đào tạo theo các chương trình tiên tiến của Nhà nước” chỉ rõ kiểm định chương trình là một vấn đề mà các trường tổ chức CTTT bắt buộc phải thực hiện. Xác định được đây là một công việc rất lớn, đòi hỏi phải có quá trình thực hiện nên ngay từ khi bắt đầu triển khai, Nhà trường đã mạnh dạn áp dụng những yêu cầu cơ bản của các tiêu chuẩn kiểm định * Tel: 0912.660.336; Email: ap_office@tnut.edu.vn ABET trong việc định hướng quản lý, tổ chức đào tạo các CTTT. Thực tế sau 6 năm triển khai chương trình, Nhà trường đã đạt được những kết quả đầu tiên về đào tạo thông qua việc xây dựng thành công môi trường đào tạo quốc tế tại chính Nhà trường và chỉ ra rằng CTTT chính là đòn bảy để Nhà trường định hướng các hoạt động quản lý tổ chức đào tạo. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH THEO TIÊU CHUẨN ABET 2013-2014 Yêu cầu đối với người học Trong quá trình triển khai đào tạo, Nhà trường phải đánh giá được thành tích học tập của sinh viên để làm cơ sở cho việc giám sát, thúc đẩy việc học tập của sinh viên, người học phải được Nhà trường thông báo về chương trình đào tạo và các thông tin liên quan đến nghề nghiệp. Đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tất cả các yêu cầu đặt ra trong chương trình đào tạo. Yêu cầu về chuẩn đầu ra Sinh viên tốt nghiệp phải đạt được các yêu cầu sau: - Khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề kỹ thuật. - Khả năng áp dụng kiến thức về toán học, khoa học và kỹ thuật. Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126 122 - Khả năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm, cũng như để phân tích và diễn giải dữ liệu. - Có khả năng hoạt động trên các nhóm đa ngành. - Khả năng xác định, xây dựng và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. - Sự hiểu biết về trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức. - Khả năng giao tiếp hiệu quả. - Kiến thức rộng cần thiết để hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội. - Nhu cầu và khả năng tham gia học tập suốt đời. - Kiến thức về các vấn đề đương đại. - Khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật. Yêu cầu về chương trình đào tạo Chương trình đào tạo phải nhất quán với các mục tiêu giáo dục và có thể đạt được kết quả kỳ vọng của chương trình. Các yêu cầu về chương trình đào tạo phải cụ thể với từng học phần, giảng viên phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chương trình, phù hợp với mục tiêu và tổ chức đào tạo của chương trình. Điều này được thể hiện thông qua việc kết hợp giữa kiến thức toán học ở bậc đại học và các kiến thức khoa học ứng dụng, khả năng áp dụng các chủ đề khoa học phù hợp với chương trình Chương trình phải công bố mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức, nhu cầu của người học, phải có tài liệu tham khảo, đảm bảo tính hệ thống, tính hiệu quả của quá trình, có sự kiểm tra thường xuyên việc đảm bảo mục tiêu của chương trình đào tạo đối với sự phát triển của tổ chức và thị trường lao động. Yêu cầu về đội ngũ Giảng viên giảng dạy chương trình phải có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành giảng dạy thông qua trình độ, tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm, tính liên tục trong phát triển chuyên môn, tính kỷ luật, khả năng giảng dạy hiệu quả và kỹ năng giao tiếp. Tóm lại, giảng viên phải có kiến thức và kinh nghiệm xã hội rộng và sâu để đảm nhận toàn bộ chương trình. Từng chuyên ngành đào tạo phải có đủ số lượng giảng viên để duy trì tính liên tục, ổn định, giám sát, tương tác và tư vấn sinh viên. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CTTT NHẰM ĐẠT CHUẨN ABET TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP - ĐH THÁI NGUYÊN Từ kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai đào tạo các chương trình đại trà tại một trường Đại học Kỹ thuật truyền thống kết hợp với kinh nghiệm quản lý đào tạo được học tập tại các trường đại học tiến tiến, nhằm triển khai thành công CTTT đạt được những yêu cầu cơ bản của chuẩn ABET, Nhà trường cần phải có định hướng chiến lược trong quản lý đào tạo CTTT một cách đúng đắn và phù hợp nhất. Đó là phải đề ra được các chiến lược quản lý nhằm xây dựng được một đội ngũ năng động, sáng tạo, cơ sở vật chất tốt và môi trường văn hóa làm việc và học tập hiện đại. Chiến lược quản lý được bắt đầu triển khai từ năm học 2013-2014 với những nội dung cụ thể như sau: Quản lý theo chất lượng đầu ra; trao quyền tự chủ về đánh giá chất lượng cho các Khoa trong nhà trường; phân tích kỹ tất cả các dữ liệu đầu vào và đầu ra của Nhà trường; công khai minh bạch về chính sách và tài chính của Nhà trường; cập nhật những thông tin mới, kiểm soát và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến các mặt hoạt động của Nhà trường. Từ việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược quản lý, Nhà trường đã thực hiện những công việc cụ thể trong việc triển khai CTTT, cụ thể: Xây dựng đội ngũ năng động và sáng tạo Nhân tố đội ngũ là nhân tố quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại và khẳng định thương hiệu của Nhà trường. Việc phát triển đội ngũ của Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126 123 trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp được tiến hành thông qua hai con đường đó là bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng tại nước ngoài. Đối với bồi dưỡng tại chỗ việc làm đầu tiên có ý nghĩa quyết định sự thành bại của quản lý đó là đổi mới tư duy trong đội ngũ giảng viên về tác phong làm việc, về cách tiếp cận với giáo dục đại học của các nước tiên tiến thông qua việc nâng cao trình độ tiếng Anh. Nhà trường định hướng không chỉ dừng ở chỗ biết tiếng Anh mà còn phải sử dụng được tiếng Anh thông qua việc giảng viên phải được sử dụng tiếng Anh vào việc rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo theo mô hình của Hoa Kỳ cũng như việc sử dụng sách tiếng Anh làm giáo trình cho các học phần kỹ thuật và công nghệ. Bên cạnh đó, Nhà trường còn tiến hành bồi dưỡng giảng viên ở nước ngoài thông qua việc gửi giảng viên sang tập huấn ở các trường đối tác nhằm trau dồi trình độ ngoại ngữ, hoạt động chuyên môn và tiếp cận nghiên cứu khoa học hiện đại. Xây dựng cơ sở vật chất tốt phục vụ đào tạo: Bên cạnh nhân tố con người thì yếu tố cơ sở vật chất để phục vụ đào tạo là vô cùng quan trọng. Trong đó, Nhà trường đã tập trung vào việc đổi mới tư duy trong đầu tư cơ sở vật chất, thay vì đầu tư dàn trải, thì chỉ tập trung khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất hiện có, đặc biệt khai thác hệ thống máy móc hiện đại tại các phòng thí nghiệm để thông qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học. Nhà trường đổi mới định hướng đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm chuyên sâu mũi nhọn, các phòng thí nghiệm nghiên cứu tiến tới hội nhập với quốc tế trong việc sáng chế ra các sản phẩm mới thay thế cho việc nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng ở lý thuyết. Xây dựng môi trường văn hóa làm việc và học tập hiện đại: Một đội ngũ tốt, một chương trình đào tạo tốt, một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại vận hành trên một môi trường làm việc và học tập thiếu sáng tạo liệu có thể đáp ứng được yêu cầu của một bộ tiêu chí khắt khe và toàn diện như ABET? Và để trả lời câu hỏi này, Nhà trường đã và đang xây dựng cùng lúc các chiến lược đổi mới song song và xây dựng một môi trường văn hóa làm việc và học tập hiện đại là công việc quan trọng nhất. Đó là phòng làm việc riêng cho giảng viên, là việc đăng ký đề tài NCKH theo hướng tạo ra sản phẩm. Đó là môi trường để sinh viên được thể hiện khả năng thông qua việc chủ động xây dựng được kế hoạch học tập cho bản thân, xác định được mục tiêu phấn đấu cá nhân và đáp ứng yêu cầu đầu ra về chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp. Đó là nơi có các điều kiện đầy đủ về học tập, sinh hoạt (khu liên hợp dịch vụ), thể dục thể thao để mọi hoạt động của sinh viên có thể gắn bó với nhà trường, tận dụng tất cả thời gian hành chính của Nhà trường để học tập theo nhóm, nghiên cứu khoa học và phát triển các kỹ năng giao tiếp để thành công trong tương lai. NHỮNG KẾT QUẢ CƠ BẢN THU ĐƯỢC TRONG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO CTTT Với định hướng chiến lược trong việc triển khai đào tạo CTTT như ở trên, Nhà trường đã thành công trong việc xây dựng môi trường đào tạo quốc tế, tạo dựng được một mô hình đào tạo mới trong Nhà trường để từ đó tạo thành đòn bảy nhân rộng sang các chương trình đào tạo khác của Nhà trường. Kết quả thu được từ phía người học: về đầu vào thì sinh viên CTTT cũng giống như sinh viên các chương trình đại trà của nhà trường, điểm khác biệt lớn nhất là sinh viên được học tập trong môi trường với các giáo sư đến từ nhiều trường đại học nước ngoài, mang theo sự đa dạng về phương pháp giảng dạy, về văn hóa, khối lượng giữa kiến thức lý thuyết và thực hành, thực tập hiện đại. Khối lượng kiến thức mà giáo sư cung cấp cho sinh viên thường không quá lớn nhưng tính thực tiễn của khối lượng kiến thức này cao hơn rất nhiều so với khối lượng kiến thức “hàn lâm” vẫn được cung cấp trong các trường đại học Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126 124 Việt Nam. Hoạt động học có tính chất nghiên cứu cao, bắt buộc người học phải chủ động, sáng tạo trong việc tiếp nhận kiến thức. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy có tính tương tác cao, sinh viên “bình đẳng” với giáo sư trong hoạt động học tập. Ngôn ngữ học tập bằng tiếng Anh. Để từ đó, kết quả sinh viên tốt nghiệp có điểm Toefl- ITP từ 500 điểm trở lên, có khả năng thiết kế, tư duy logic tốt, kiến thức rộng về các vấn đề kỹ thuật hiện đại do cập nhật nhanh từ những giáo sư nước ngoài. Sinh viên học CTTT thường rất năng động, khả năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng làm việc tốt nên rất thuận lợi trong việc tìm học bổng, thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài và đặc biệt xin việc tại các công ty liên doanh quốc tế tại Việt Nam. Năm học 2013- 2014, sinh viên CTTT đã đăng được 2 bài báo trên các tạp chí nước ngoài, 5 sinh viên đi thực tập tại nước ngoài trong thời gian 6 tháng - 1 năm, 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm tại các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian 1-3 tháng. Kết quả thu được trong việc xây dựng đội ngũ: Từ chiến lược về phát triển đội ngũ của Nhà trường, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã có những “cuộc cách mạng” nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên. Về chuyên môn nghiệp vụ, Nhà trường đã và đang tập trung kết hợp bồi dưỡng giảng viên về kiến thức chuyên môn và tiếng Anh. Nhà trường đã cử gần 50 giảng viên đi thực tập chuyên môn và nâng cao trình độ tiếng Anh tại Hoa Kỳ trong thời gian từ 2-5 tháng, tính đến tháng 6/2014, 75% giảng viên của Nhà trường đã đạt điểm Toelf- ITP từ 450 điểm trở lên và một nửa trong số đó đã đạt điểm Toefl – ITP 500. Nhà trường đã thành lập Khoa Quốc tế với 4 bộ môn chuyên môn giảng dạy bằng tiếng Anh. Nhà trường cũng bố trí phòng làm việc cho giảng viên giống các trường đại học ở nước ngoài nhằm tăng cường tính tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Điều này đã phần nào hạn chế được việc giảng viên chỉ tập trung việc học thuộc lòng các dữ kiện (lý thuyết) trong giáo dục đại học và thiếu các nghiên cứu hiện đại, giảm thiểu tối đa tính thụ động và không muốn thay đổi hoặc cải tiến của giảng viên. Kết quả thu được về cơ sở vật chất: Trải qua quá trình xây dựng và tích lũy, nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất tốt, cơ bản đảm bảo nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên. Nhà trường có 2 thư viện, đặc biệt là thư viện sách tiếng Anh gần 3.000 cuốn với hệ thống số hóa toàn bộ tài liệu. Nhà trường cũng đang cho xây dựng khu liên hợp dịch vụ cho sinh viên và đưa vào hoạt động từ tháng 9/2014, khu liên hiệp thể thể dục thể thao (sân vận động, sân bóng cỏ nhân tạo). MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ NHẰM TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG CTTT TRÊN CƠ SỞ CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN CỦA ABET Từ chiến lược trong quản lý đào tạo CTTT nhằm đạt chuẩn ABET đến những kết quả thu được trong quá trình triển khai, với mục tiêu phát triển tiếp sang các chương trình đại trà khác, nhà trường đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên là chìa khóa của sự thành công Do chương trình tiên tiến được giảng dạy bằng tiếng Anh, có thể nói đây là rào cản lớn nhất đối với giảng viên của Nhà trường. Một số giảng viên được đào tạo ở nước ngoài về, song vẫn không tự tin để giảng dạy. Vì vậy, để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ việc đầu tiên là phải bồi dưỡng tiếng Anh. Về chuyên môn, có thể tiến hành bằng hai con đường bồi dưỡng tại chỗ và cử sang các trường đối tác của CTTT để bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng ngoại ngữ và các kỹ năng trong nghiên cứu và thực hành giảng dạy hiện đại cần có con đường riêng đó là phát huy được nhận thức của giảng viên trong việc cần phải có các kỹ năng đó để phục vụ giảng dạy. Đặc biệt, Nhà trường tạo cơ hội cho giảng viên cập nhật Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126 125 những kiến thức mới về chuyên ngành và trực tiếp giải quyết các vấn đề của thực tiễn để lấy kinh nghiệm giảng dạy cho sinh viên. Nhà trường có cơ chế đánh giá năng lực làm việc, bồi dưỡng, đề bạt giảng viên thông qua việc lượng hóa được khối lượng công việc và những đóng góp, thành tích của giảng viên đối với Nhà trường. Tiếp tục có cơ chế đầu tư chọn lọc để nhân rộng CTTT sang các chương trình đào tạo khác phù hợp điều kiện thực tế của Nhà trường và hướng phát triển của các trường Đại học trên thế giới Đến thời điểm hiện nay, kết quả lớn nhất mà CTTT đạt được tại trường Kỹ thuật Công nghiệp là đổi mới tư duy cho hơn 400 giảng viên, bồi dưỡng được tiếng Anh cho trên 400 giảng viên và bồi dưỡng nghiệp vụ tại trường đối tác của CTTT gần 100 giảng viên. Từ đó khẳng định, CTTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các trường đại học ở ngoài các thành phố lớn nơi mà còn nhiều hạn chế trong việc hội nhập với các trường đại học của thế giới. CTTT đã hoàn thành sứ mệnh xây dựng một ngành, một khoa trọng điểm để từ đó lan rộng sang toàn trường. Tuy nhiên, với mục tiêu tiếp tục triển khai chương trình ở một cấp độ mới và lan tỏa sang sâu, rộng và có hiệu quả tích cực sang các chương trình đào tạo khác đòi hỏi Nhà trường phải chọn lọc được ngành đào tạo, quyết định mức đầu tư và lượng hóa bằng các số liệu cụ thể mà các đơn vị được đầu tư cam kết đạt được, giao quyền chủ động trong việc quyết định hướng cho ngành sẽ được đầu tư để phát triển cho Khoa triển khai. Giao cho đơn vị toàn quyền quyết định việc nâng cao chất lượng và cập nhật chương trình đào tạo; cách thức để thiết lập một cơ chế nhằm bảo đảm các nguồn lực được phân bổ dựa trên thành tích công việc và chất lượng; đào tạo năng lực cho giảng viên trong việc thiết kế nội dung chương trình, phương pháp sư phạm, tiếp xúc với sinh viên và nghiên cứu thông qua các nỗ lực phát triển về mặt chuyên môn nghiệp vụ có hệ thống; Cách thức tổ chức lại khối lượng công việc để giảng viên có thêm thời gian chuẩn bị giáo án, tiếp xúc với sinh viên và thực hiện nghiên cứu. KẾT LUẬN Những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai, quản lý tổ chức đào tạo CTTT chưa thực sự đủ để đáp ứng được những yêu cầu của việc kiểm định chương trình. Việc kiểm định chương trình đòi hỏi phải được áp dụng trong điều kiện cụ thể tình hình hình của từng Nhà trường, song những kinh nghiệm này có ý nghĩa giúp cho Nhà trường rút kinh nghiệm, tổng hợp để điều chỉnh công tác quản lý một cách phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó tích lũy được các biện pháp quản lý phục vụ tốt cho quá trình tổ chức kiểm định sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của Việt Nam giai đoạn 2008-2015, Hà Nội. 2. Các Giáo sư của các trường Đại học USA, Các báo cáo kết thúc giảng dạy, Thái Nguyên. 3. Phạm Quốc Hùng, Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ABET (tổng hợp), 2010 Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126 126 SUMMARY ORIENTING MANAGEMENT AND TRAINING ORGANIZATION OF ADVANCED PROGRAM TO MEET THE BASIC REQUIREMENTS OF ABET EDUCATION ACCREDITATION Do Le Ha* College of Technology – TNU 35 Advanced Programs (APs) implemented in 23 leading university in Vietnam are based on applying the original curriculums which are currently carrying out at advanced university in USA and are taught in English in the best conditions of Vietnameseuniversity. APs imported to Vietnam are accredited according to different criteria, in which technical programs are accredited by Accreditation Board of Engineering and Technology (ABET). Experiences in orienting management and training organization of APs based on the basic requirements of ABET in Thai Nguyen University of Technology presented in this paper show that this is a new approach in management and training organization for Vietnamese higher education. Furthermore, this certifies that building an innovation model in higher education is completely factual basis. Key words: accreditation; ABET; AP; trainingorganization Ngày nhận bài:27/8/2014; ngày phản biện:15/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014 Phản biện khoa học: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương – Đại học Thái Nguyên * Tel: 0912.660.336; Email: ap_office@tnut.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48551_52464_16920159524120_5085_2046633.pdf
Tài liệu liên quan