Thiếu Mg gắn với mức Ca 26-40g/kg
khẩu phần làm tăng Ca lắng đọng ở thận,
natri trong cơ cũng tăng làm cho thịt
nát.vì cơ thịt chứa nhiều nước.
Cá chép thiếu Mg làm giảm lượng ăn vào,
nghèo sinh trưởng. Mức Mg 52mg/kg làm
tăng tỷ lệ tử vong.
→ nhu cầu tối thiểu Mg phải là 400-
700mg/kg khẩu phần.
38 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 6: Dinh dưỡng khoáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THUỶ SẢN
CHƯƠNG 6
DINH DƯỠNG KHOÁNG
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM
2. PHÂN LOẠI KHOÁNG
3. VAI TRÒ DINH DƯỠNG CỦA KHOÁNG
4. ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN HÓA KHOÁNG
5. NHU CẦU CHẤT KHOÁNG
1- KHÁI NIỆM
• Các chất khoáng tìm thấy trong tự
nhiên đều có mặt trong các mô
của động vật
• Không phải chất khoáng nào
cũng có vai trò trong trao đổi chất
của cơ thể.
• Một số khoáng với hàm lượng rất
thấp có thể còn gây độc cho cơ thể.
• Một số chất khoáng cần thiết đối với
ĐVTS nhưng được cung cấp với
lượng vượt mức nhu cầu cũng gây
độc cho cơ thể.
• Trong cơ thể người, động vật và cá
chất khoáng chiếm tỷ lệ rất thấp so
với các chất hữu cơ khác
• Khoáng thiết yếu (Essential mineral
element): chất khoáng tham gia vào quá
trình trao đổi chất của cơ thể.
• Nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng: Để
nhận biết một chất khoáng là thiết yếu hay
không thì khi con vật ăn khẩu phần không
có chứa chất khoáng ấy và gây ra những
triệu chứng bệnh lý chỉ có thể điều trị hoặc
phòng ngừa bằng chính chất đó.
• 21 nguyên tố khoáng có vai trò dinh dưỡng
đối với tôm và cá
Các nguyên tố khoáng có vai trò DD đối với tôm, cá
Silicon (Si)
Cobalt (Co)
Nickel (Ni)
Selenium (Se) Iodine (I)
Molybdenum
(Mo)
Copper (Cu)
Potassium (K)
Chromium (Cr)
Manganese
(Mn)
Sulphur (S) Sodium (Na)
Vanadium (V) Zinc (Zn) Chlorine (Cl) Magnesium (Mg)
Fluorine (F) Iron (Fe) Phosphorus (P) Calcium (Ca)
Khoáng vi lượng
Khoáng đa lượng
1 Underwood (1971); Reinhold (1975)
Hàm lượng một số nguyên tố khoáng
trong cơ thể động vật
Đa khoáng g/kg thể trọng Vi khoáng mg/kg thể
trọng
Ca
P
K
Na
Clo
S
Mg
15
10
2
1,6
1,1
1,5
0,4
Fe
Zn
Cu
Mo
Se
I
Mn
Co
20-80
10-50
1-5
1-4
1-2
0,3-0,6
0,2-0,5
0,02-0,1
Thành phần chất khoáng trong cơ thể cá
(Shearer, 1984, Kirchgessmer và Shwarz, 1986)
Các loại khoáng phổ biến Cá hồi
(10-1800g)
Cá chép
(170-1150g)
Khoáng đa lượng (g/kg BW)
Ca
P
Mg
K
Na
5,2
4,8
0,33
3,2
1,3
6,1
5,0
0,25
2,1
0,85
Khoáng vi lượng (mg/kg BW)
Fe
Cu
Mn
Zn
12
1,2
1,8
25
20
1,1
0,7
63
2- PHÂN LOẠI
+ Theo nhu cầu của ĐVTS
• NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG
1/ Ca 2/ P
3/ Mg 4/ K, Na, Cl
5/ S
• NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG
Fe, Cu, Mn, Cr, Zn, Co, Se, I
+ Theo chức năng sinh học:
- Cấu trúc cơ thể: Ca, P, Mg
- Duy trì áp suất thẩm thấu: Na, K, Mg, Cl
- Hoạt tính enzyme: Fe, Cu, Zn, Mn, Co,
I, Se
- Gây độc hại: Hg, Ag, Cd, Pb
- Chưa xác định chức năng: As, Si, F
3. VAI TRÒ DD CỦA KHOÁNG
• Thành phần cấu tạo của cơ thể: Ca, P, Mg
tham gia cấu tạo khung cơ thể.
• Duy trì chức năng sinh lý bình thường
• Chất xúc tác cho phản ứng sinh hoá.
• Duy trì chức năng sinh lí, ảnh hưởng đến
sự cân bằng acid và baze góp phần ổn định
nồng độ thẩm thấu cơ thể, duy trì sự cân
bằng nước.
• Dẫn truyền thần kinh và một số
nguyên tố là thành phần cấu tạo một
số hormon như iod trong Thyroxine
giúp cơ thể thích ứng điều kiện bên
trong và bên ngoài.
• Tham gia vào cấu tạo máu như Fe
(hemoglobin), Cu (hemocyanin)
4. ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN HÓA
CHẤT KHOÁNG CỦA ĐVTS
• Nguồn cung cấp khoáng cho ĐVTS:
– Môi trường nước
– Thức ăn
• Khoáng từ môi trường nước được ĐVTS
hấp thu trực tiếp
• Khoáng trong thức ăn được giải phóng
trong quá trình tiêu hóa P, L, Carbohydrate.
• Điều kiện để khoáng được hấp thu:
– Chất khoáng phải tan trong nước
– Thẩm thấu được
• Mức độ hấp thu của các muối:
– Nhiều: Clorua, bromua, iodua, butyrat
– Ít: Photphat, citrat, tatrat
– Không hấp thu: oxalat, phytat.
• Nhu cầu chất khoáng của ĐVTS tương tự
như ĐV trên cạn
SƠ ĐỒ TRAO ĐỔI CHẤT KHOÁNG Ở ĐVTS
NƯỚC
KHẨU
PHẦN
ĂN
MÁ
U
MÔ
CƠ THỂ
PHÂN
&
NƯỚC
TIỂU
5. NHU CẦU CÁC CHẤT KHOÁNG
5.1. Canxi
+ Chức năng:
- Cấu tạo xương, sụn và vỏ giáp xác
- Tham gia quá trình đông máu (kích thích tiểu
cầu hình thành thromboplastin).
- Hoạt hoá một số enzyme như lipase, axit
phosphatase, cholinesterase, ATPase và
succinic dehydrogenase.
- Ca kích thích sự co cơ và điều hoà
sự truyền xung thần kinh (thông qua
việc kiểm soát sản sinh acetylcholine)
- Ca liên kết với phospholipids giữ vai
trò chính trong việc điều hoà tính
thấm của màng tế bào.
- Ca cần cho sự hấp thu vitamin B12
ở ống tiêu hoá.
+ Hấp thu:
• Cá hấp thu ở ruột, mang, da, vẩy; tôm hấp
thu ở ruột, mang và vỏ giáp xác
• Môi trường nước giàu Ca -> Ca máu tăng
• Nhiệt độ nước tăng -> hấp thu Ca tăng
• Ca hấp thu từ nước nhanh chóng vận
chuyển đển các mô xương, da. Ca từ thức
ăn phải qua quá trình tiêu hóa, hấp thu mới
sử dụng được
• Hấp thu Ca phụ thuộc rất nhiều vào
P. Tỷ lệ Ca/P tối ưu cho hấp thu là
1/1-2/1. Nếu vượt quá làm giảm hấp
thu các chất khác.
• Tỷ lệ Ca/P thức ăn không gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống của cá
+ Nhu cầu:
- Phụ thuộc vào Ca của nước:
• Cá hồi: hàm lượng Ca nước là 200mg/l
→ đủ nhu cầu Ca .
• Nếu Ca nước < 5 mg/l thì cá phải sử
dụng Ca khẩu phần.
- Phụ thuộc vào pH nước và một số nguyên
tố như Al, P (nước có Ca < 0,8mg/l, pH <4,5
cá vẫn hấp thu đủ Ca nếu đủ P trong th. ăn).
5.2. Phospho
• Chức năng:
+Thành phần xương, sụn và vỏ giáp xác.
+ Thành phần phospholipid, acid nucleic,
phosphoprotein, ATP, creatin phosphate... →
đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá
năng lượng và chuyển hóa chất DD ở tế bào.
+ Phosphate vô cơ giữ vai trò như một chất
đệm điều hoà cân bằng pH dịch thể.
• Hấp thu:
+ Muối P hoà tan hấp thu từ da, vẩy và
mang của cá và tôm.
+ P trong acid phytic không hấp thu được
trừ khi được phân giải thành inisitol và
acid phosphoric nhờ phytase
• Nguồn Phospho: Rất phong phú. P phytic
không lợi dụng được vì cá không có
phytase.
• Nhu cầu P
Nguồn P khẩu phần đối với tôm và cá
quan trọng hơn là nguồn P từ nước vì:
+ Khả năng hấp thu P từ nước kém
hơn Ca. Ví dụ cá hồi giống hấp thu P từ
nước chỉ bằng 1/400 so với Ca từ nước.
+ Hấp thu P từ nước phụ thuộc vào:
nhiệt độ nước và hàm lượng Ca nước. Hấp
thu P từ nước tăng khi nhiệt độ tăng và
nồng độ Ca nước giảm.
+ Nhu cầu P khẩu phần của cá nằm
trong phạm vi 0,4- 0,7% khẩu phần
+ Phụ thuộc vào cấu tạo ống tiêu hoá:
Loài cá có dạ dày hấp thu P tốt hơn
cá không có dạ dày.
Tăng trưởng của cá hồi nước ngọt và cá
chép (g) theo nguồn P khẩu phần
Nguồn P Cá hồi nước
ngọt (11 tuần)
Cá chép
(4 tuần)
Monocanxi phosphat 640-710 270-287
Dicanxi phosphat 610
150
Tricanxi phosphat 494
112
Nhận xét?
5.3. Mg
• Vai trò:
+ Thành phần của xương, sụn và vỏ giáp xác
+ Mg hoạt hoá enzyme: kinase (xúc tác sự
chuyển gốc phosphate của ATP cho đường),
mutase (phản ứng phosphorin hoá), ATPase
của cơ, cholinesterase, alkaline phosphatase,
enolase, isocitric dehydrogenase, arginase,
ribonuclease và glutaminase.
+ Thông qua enzyme, Mg kích thích sự
hưng phấn thần kinh và co cơ, điều hoà
cân bằng acid-bazơ, các quá trình chuyển
hoá carbohydrate, protein và lipid.
• Hấp thu:
Có thể hấp thu ở ruột, da, vảy, mang.
Mg trong nước ngọt rất thấp -> phải cung
cấp từ thức ăn.
Dư Mg -> thải qua thận
• Một số thí nghiệm chứng minh vai trò
và nhu cầu dinh dưỡng của Mg
- Thí nghiệm trên cá hồi (khối lượng
30g): khẩu phần chứa 100mg Mg/kg thấy
tính ham ăn, tăng trọng và FCR tốt hơn so
với khẩu phần 26-63mg Mg/kg.
- Thí nghiệm ở cá hồi non thấy 200-
300mg Mg/kg thì đủ cho sinh trưởng nếu
nước chứa 1,7mg Mg/lít (Cowey et. al.
(1977).
-Thiếu Mg gắn với mức Ca 26-40g/kg
khẩu phần làm tăng Ca lắng đọng ở thận,
natri trong cơ cũng tăng làm cho thịt
nát...vì cơ thịt chứa nhiều nước.
Cá chép thiếu Mg làm giảm lượng ăn vào,
nghèo sinh trưởng. Mức Mg 52mg/kg làm
tăng tỷ lệ tử vong.
→ nhu cầu tối thiểu Mg phải là 400-
700mg/kg khẩu phần.
5.4. K, Na và Cl
• Vai trò: K, Na, Cl giữ vai trò chủ yếu
điều hoà áp suất thẩm thấu, cân bằng
acid- bazơ và trao đổi nước ở tế bào.
• Hấp thu: K, Na và Cl được hấp thu ở
ruột, da, vẩy mang và vỏ giáp xác.
• Nhu cầu:
- Nhu cầu Na, Cl và triệu chứng
thiếu ở tôm và cá chưa được
chứng minh.
- Nhu cầu K: 0,2-1,0% khối lượng
khẩu phần
5.5. Lưu huỳnh
• Vai trò:
+ Thành phần của một số acid amin
chứa S (methionine, cystine), vitamin
(thiamine và biotin), insulin và vỏ giáp xác.
+ S ở dạng sulphate là thành phần của
heparin, chondroitin, fibrinogen và taurine.
+ Hoạt tính coenzyme A và glutathione
phụ thuộc vào nhóm SH tự do.
• Hấp thu: S trong acid amin và muối
sulphate hấp thu ở ống tiêu hoá.
Nguyên
tố
Chức năng Biểu hiện thiếu
và nhu cầu
Fe Cấu tạo hemoglobin,
myoglobin, cytocrom
Chậm lớn, thiếu máu
200mg/kg kp cá chép.
30mg/kg kp cá da trơn.
Cu Tham gia vào các
enzyme chứa Cu:
cytocrom oxidase,
feroxydase, tyrosinase,
superoxide dismutase
Chậm lớn, viêm cata,
thiếu máu
Nhu cầu:
3mg/kg kp cá chép.
5mg/kg kp cá da trơn.
5.6. Các nguyên tố vi lượng
Zn Trong thành phần
nhiều metalloenzyme
như: cacbonic
anhydrase,
carboxypeptidase,
malic dehydrogenase,
alkali photphatase,
superoxid dismutase,
ribonuclease v&
DNApolymerase.
Chậm lớn, kém
ăn, thối vây và
da, % chết
cao.
Nhu cầu:
20mg/kg kp cá
da trơn
5-30mg/kg kp
cá chép.
Mn Coenzyme của một số
enzyme tổng hợp ure,
trao đổi acid amin, acid
béo và oxy hóa glucose.
Chậm lớn, cột sống
ngắn. Viêm cata, tỷ lệ
chết cao.
Nhu cầu:
2,4mg/kg kp cá hồi,
13mg/kg kp cá chép.
Cr Cr hóa trị 3 là thành phần
của GHF (hợp chất gồm
Cr3+ + 2 phân tử
nicotinic acid), tham gia
chức năng dung nạp
glucose và tổng hợp
glycogen, chuyển hóa
cholesterol và acid amin.
Nhu cầu của cá hồi:
1,0 mg/kg
Co Thành phần của vitamin
B12
Chậm lớn, thiếu máu.
Nhu cầu: 1 - 6mg/kg
kp.
Se Thành phần của
gluthation peroxidase,
phân giải peroxid sinh ra
trong quá trình oxy hóa
mỡ
Chậm lớn, thiếu máu,
viêm cata
Nhu cầu: 0,25mg/kg
kp cá da trơn
I Thành phần hormone
thyroxin
0,6-2,8mg/kg kp cá
hồi.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Nhu cầu dinh dưỡng của một số đối
tượng giáp xác phổ biến
2. Nhu cầu dinh dưỡng của một số đối
tượng cá nuôi phổ biến
3. Thành phần hóa học của các loại thức
ăn giàu năng lượng phổ biến
4. Thành phần hóa học của các loại thức
ăn giàu protein phổ biến
XIN CÁM ƠN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dd_tats_khoang_4178.pdf