Minh Duc commune is located in mountainous northern area of Viet Yen district, about 4 km far from district
center. Minh Duc has favorable conditions for the development of cattle breeding. Plant group is rich with
many good - quality grasses. The specific type of pasture grass in Minh Duc is a high grass of Poaceae. In the process of the investigation, we have collected 81 species of 32 families. The main grass species of grasses are short, rhizome short-term resistance and rich in natural protein ratio and lipids. Grass yield changes from month to month, reaching the highest weight in September. Minh Duc commune pasture is currently used unreasonably, so the natural grass is in degradation. It should be invested in researching to use reasonable procedures
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều tra nguồn thức ăn tự nhiên của đại gia súc ở xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 35 - 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
ĐIỀU TRA NGUỒN THỨC ĂN TỰ NHIÊN CỦA ĐẠI GIA SÚC
Ở XÃ MINH ĐỨC, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Hoàng Chung
1, Trần Minh Khương1, Nguyễn Anh Hùng2*
1Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Minh Đức là xã miền núi nằm phía Bắc huyện Việt Yên, cách trung tâm huyện khoảng 4 km. Xã
Minh Đức có điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tập đoàn cây thức ăn ở đây khá
phong phú, nhiều loài cỏ chất lƣợng tốt. Hợp loài đặc trƣng cho loại hình đồng cỏ Minh Đức là
loại cỏ cao thuộc họ Hòa thảo (Poaceae).Trong quá trình điều tra chúng tôi đã thu đƣợc 81 loài
thuộc 32 họ. Các loài cỏ chính đều thuộc các loài cỏ thấp, thân rễ ngắn có khả năng chịu hạn và
dẫm đạp cao, chất lƣợng các loài cỏ tự nhiên tốt, tỷ lệ hàm lƣợng protein, lipit cao. Năng suất cỏ
thay đổi từ tháng này đến tháng khác, đạt trọng lƣợng cao nhất vào tháng 9. Đồng cỏ xã Minh Đức
hiện nay sử dụng chƣa hợp lý nên năng suất thấp, thảm cỏ tự nhiên ngày càng bị thoái hóa. Cần
đƣợc đầu tƣ nghiên cứu để có quy trình sử dụng hợp lý.
Từ khoá: Cỏ tự nhiên, năng suất, chất lượng, thành phần loài, Minh Đức.
MỞ ĐẦU*
Minh Đức là xã miền núi nằm phía Bắc huyện
Việt Yên, cách trung tâm huyện khoảng 4 km,
có diện tích tự nhiên là 2.013,74 ha, dân số
11.729 ngƣời. Khu vực nghiên cứu nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. Mùa
hè nóng ẩm, mƣa nhiều và mùa đông khô
hanh, lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 230C,
chế độ nhiệt phân hóa theo mùa rõ rệt, trong
năm có 4 tháng nhiệt độ bình quân nhỏ hơn
20
0
C là các tháng 11, 12, 1 và 2. Đây là yếu
tố rất thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây
trồng ngắn ngày tƣơng đối đa dạng, đặc biệt
đối với một số rau thực phẩm ôn đới có giá trị
kinh tế cao. Tổng tích ôn đạt trên
8.500
0C/năm cho phép phát triển nhiều vụ cây
trồng ngắn ngày trong năm. Lƣợng mƣa trung
bình hàng năm 1.851mm, nhƣng phân bố
không đồng đều giữa các tháng trong năm.
Lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào mùa nóng
chiếm 85,4% tổng lƣợng mƣa cả năm gây ra
úng lụt cục bộ tại một số khu vực. Độ ẩm
không khí bình quân cả năm khoảng 81%.
Các tháng mùa khô ít mƣa, thƣờng có độ ẩm
thấp làm cƣờng độ bốc hơi nƣớc khá cao gây
ra hạn hán trong một số tháng gây khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của
nhân dân.
* Tel: 0988.127.737; Email: nguyenanhungdhkh@gmail.com
Xã Minh Đức có 2.686 hộ, chủ yếu là dân tộc
Kinh, một số là dân tộc thiểu số. Có nền giáo
dục tƣơng đối phát triển: toàn xã đã hoàn
thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở
trong độ tuổi. Mức sống hiện nay của các hộ
trong xã ở mức trung bình so với bình quân
chung của huyện. Năm 2009, bình quân thu
nhập đầu ngƣời là 8 triệu đồng/năm, lƣơng
thực 540 kg/năm. Việc giao đất giao rừng đã
đạt hiệu quả đầu tiên. Do có đồng cỏ nên ở
đây đã từ lâu phát triển chăn nuôi đại gia
súc với quy mô hộ gia đình, nhƣng tổng đàn
gia súc không lớn, việc chăn thả ở đây chƣa
có kế hoạch cụ thể nên đã ảnh hƣởng rất lớn
đến thảm cỏ, diện tích của đồng cỏ thoái
hóa ngày càng cao.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
Đối tượng
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về nguồn
thức ăn tự nhiên của đại gia súc tại 2 địa điểm
khác nhau thuộc xã Minh Đức, huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang. Điểm nghiên cứu số 1
(ĐNC1): Là đồng cỏ trên đồi Mỏ Thổ, xã
Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang,
có độ dốc 35 0. Điểm nghiên cứu số 2
(ĐNC2): Là cỏ trên đê sông Máng ở xã Minh
Đức – huyện Việt Yên –tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ các cơ quan chuyên môn
về: Dân số, đất đai, khí hậu, thủy văn
Hoàng Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 35 - 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
- Điều tra tại thực địa: Tại các điểm nghiên
cứu, chúng tôi lập các tuyến điều tra, trên các
tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn (1m2/1
ô) để thống kê thành phần loài, năng suất
thảm thực vật theo phƣơng pháp Hoàng
Chung. [1]
- Để xác định tên khoa học của các mẫu thực
vật, chúng tôi đã sử dụng khoá phân loại hiện
hành của tác giả Phạm Hoàng Hộ [2]; Danh
lục các loài thực vật Việt Nam [3], [4], [5].
- Xác định thành phần hoá học và giá trị dinh
dƣỡng của một số loài cỏ đƣợc phân tích tại
Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên.
Thời gian tiến hành:
Chúng tôi tiến hành thu mẫu trong 4 đợt: Đợt
1: ngày 15/09/2010; Đợt 2: ngày 30/11/2010;
Đợt 3: ngày 22/03/2011; Đợt 4: ngày
12/05/2011
Xử lý số liệu:
- Các số liệu thu thập đƣợc xử lý trên phần
mềm Excel.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Thành phần loài
Trong quá trình điều tra chúng tôi đã thu đƣợc
81 loài thuộc 32 họ. Tuy nhiên đây chƣa phải
là con số đầy đủ về số loài và số họ nhƣng
chắc chắn là những loài, họ phổ biến và
thƣờng gặp đã đƣợc thống kê.
Điểm nghiên cứu số 1
Tại điểm này chúng tôi thống kê đƣợc 49 loài
thuộc 20 họ khác nhau. Trong số đó họ có số
lƣợng loài cao nhất là họ Lúa (Poaceae),13
loài chiếm 26,53% tổng số loài của điểm này,
các loài thƣờng gặp là: Cỏ xƣơng
(Arundinella nepallensis. Trin), Cỏ trúc cần
câu (Arundinaria spathiflora Trin), Cỏ sả
(Cymbopogon caesius (Nees.) Stapf), Cỏ
bông (Eragrotis tenella (L.) Roem), Cỏ tranh
(Imperata cylindrica (L.)P. Beauv), Cỏ lông
(Ischaemum indicum (Houtt.)Merr),Cỏ lông
lợn (Lophopogon intermedium A. Camus)
Họ Cúc (Asteraceae) có 6 loài chiếm 12,24%
số loài trong điểm. Thƣờng gặp các loài: Cứt
lợn (Ageratum conyzoides L), Ngải cứu
(Artemisia vulgaris L), Đơn buốt (Bidens
bipinnata L)... Họ Cói (Cyperaceae) có 5 loài
chiếm 10,20% số loài trong điểm. Thƣờng
gặp các loài: Cói túi nhụy nâu (Carex bunnea
Thunb), Cỏ lác (Cyperus cephalotus Vahl),
Củ gấu (Cyperus rotundus L), Cỏ bạc đầu
(Kyllinga nemoralis (Fors. Etforty.) Dancly).
Họ Mua (Melastomataceae) có 3 loài chiếm
6,12% tổng số loài trong điểm. Các họ: Họ
Xoài (Anacardiaceae), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), họ Bông (Malvaceae), họ
Dƣơng xỉ (Dryopteridaceae), họ Bòng bong
(Schizaeaceae), mỗi họ có 2 loài chiếm
4,08% tổng số loài trong điểm. Các họ còn
lại, mỗi họ có 1 loài, tổng số của các họ này
chiếm 24,50% số lƣợng loài của quần xã.
Điểm nghiên cứu số 2
Tại điểm này chúng tôi thu thập đƣợc 58 loài
thuộc 27 họ khác nhau. Họ có số lƣợng loài
nhiều nhất và chiêm ƣu thế vẫn là họ Lúa
(Poaceae) có 15 loài (chiếm 25,86% tổng số
loài của điểm). Các loài thƣờng gặp: Cỏ hoa
tre (Apluda mutica L), Cỏ xƣơng (Arundinella
nepallensis. Trin), Cỏ gà (Cynodon dactylon
(L) Pes),Cỏ bông (E. unioloides Ness), Cỏ
may (Chrysopogon aciculatus (Retz) Ttrin),
Cỏ sả (Cymbopogon caesius (Nees.)). Tiếp
theo là họ Cúc (Asteraceae) có 9 loài (chiếm
15,52% số loài): Cứt lợn (Ageratum
conyzoides L), Ngải cứu (Artemisia vulgaris
L), Đơn buốt (Bidens bipinnata L), Cúc giai
(Calotis annamitica (O.Ktze) Merr), Tàu bay
(Crassocephalum crepidioides (Benth)
Smoore), Cúc chỉ thiên (Elephantopus
scaber). Họ Bòng bòng (Schizeaceae) và họ
Cà phê (Rubiaceae), mỗi họ có 3 loài chiếm
5,17% số loài trong điểm. Tiếp theo là: Họ
cói (Cyperaceae), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ
Mua (Melastomataceae), họ Dƣơng xỉ
(Polipodiaceae), họ Chè (Theaceae), mỗi họ
có 2 loài chiếm 3,45% số loài trong điểm. Các
họ còn lại, mỗi họ có 1 loài chiếm 29,31%
tổng số loài trong điểm.
Qua 2 điểm nghiên cứu về thành phần loài
thực vật chúng tôi có một số nhận xét sau:
1) Về số lƣợng loài qua 2 điểm nghiên cứu ta
thấy số lƣợng loài ở đồng cỏ kênh Máng (58
loài) nhiều hơn ở đồng cỏ trên núi Mỏ Thổ
(49 loài). Vậy thành phần loài thay đổi phụ
Hoàng Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 35 - 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37
thuộc vào địa hình và mức độ chăn thả, càng
chăn thả nhiều thì thành phần càng phức tạp,
làm tăng cây dại và cây bụi trong đồng cỏ.
2) Trong điều kiện chăn thả ít nhƣ ở điểm 1
(10 con bò): Loại hình đồi núi, các loại
thƣờng gặp Cỏ xƣơng (Arundinella
nepallensis), Cỏ tranh (Imperata cylindrica),
Cỏ sả (Cymbopogon caesius), Cỏ lông
(Ischaemum indicum)và một số loài khác,
chúng có chiều cao từ 9 – 12 cm, mọc thành
khóm vì môi trƣờng khô hạn. Những loài ƣa
sáng nhƣ họ Cúc (Asteraceae), mặc dù chúng
xuất hiện nhƣng chúng phát triển rất kém,
một số loài khác ƣa bóng nhƣ Thông đất
(Lycopodium cernum) nằm ở dƣới thảm cỏ.
3) Trong điều kiện chăn thả nhiều nhƣ ở điểm
2 (30 con bò và 5 trâu) do tác động của chăn
thả, thảm cỏ ở đây giảm chiều cao, có nơi
chiều cao thảm chỉ còn khoảng 4 -6 cm, độ
phủ giảm. Trên đồng cỏ lúc này xuất hiện
những cây ƣa sáng, chịu hạn và chịu sự dẫm
đạp của động vật ăn cỏ, các loài cỏ có thân rễ
dài hay ngắn nhƣ Cỏ chân nhện (Digitaria
timorensis), Cỏ may (Chrysopogon
acicuratus) phát triển mạnh, số lƣợng chồi lại
giảm nhiều dẫn tới năng suất rất thấp. Số
lƣợng cây bụi thân, cành, lá thƣờng có lông
phủ nhƣ Mua (Melastoma septemnervium),
Sim (Rhodomyrtus tomentosa) cây thuộc
thảo có thân ngắn lá mọc tỏa trên mặt đất nhƣ
cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber) và cây
bụi leo nhƣ mâm xôi (Rubus alceifolius), dây
leo nhƣ bòng bòng (Lygodium flexuosum)
phát triển mạnh.
Tóm lại: Tổ hợp loài đặc trƣng cho loại hình
đồng cỏ Minh Đức là loại cỏ cao thuộc họ
Hòa thảo (Poaceae). Nếu đồng cỏ chăn thả
nhiều thành phần loài, họ sẽ tăng lên gồm
những cây bụi, thảo và cây bụi leo hạn sinh.
Thành phần loài, họ sẽ giảm nếu đồng cỏ
đƣợc chăn thả ít. Song sự thay đổi về tổ hợp
thành phần loài và loài ƣu thế, do nó có sự
tăng lên của cây rừng và cây gỗ.
Năng suất cỏ ở các điểm nghiên cứu ngoài
thiên nhiên
Để làm sáng tỏ thực trạng nguồn thức ăn gia
súc tại xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang. Chúng tôi đã tiến hành điều tra
năng suất các nhóm cỏ trong 2 điểm chăn thả
của hai gia đình thuộc 2 vùng khác nhau.
Điểm nghiên cứu số 1
Mô hình chăn thả của gia đình ông Nguyễn
Văn Bảo, xóm Mỏ Thổ, xã Minh Đức vùng
chăn thả là bãi cỏ ở toàn bộ đồi Mỏ Thổ, rộng
khoảng 50,0 ha, độ dốc 350. Cỏ ở đây cao
khoảng 11 cm và có nguồn thức ăn bổ sung là
cỏ Voi. Gia đình ông bắt đầu nuôi bò từ năm
2006 với số lƣợng ban đầu là 8 con trong đó 1
con bò đực và 7 con mẹ, tổng số tiền giống
ban đầu là 48 triệu. Từ cuối năm 2006 đến
hết năm 2010 gia đình ông không mua thêm
con nào và đã bán 24 con bê thu đƣợc 168
triệu. Hiện nay còn 10 con trị giá khoảng 100
triệu. Nhƣ vậy, tổng thu của gia đình ông từ
chăn nuôi bò là khoảng 220 triệu, bình quân
mỗi năm thu từ chăn nuôi bò khoảng 55 triệu
(sau khi đã trừ vốn đầu tƣ mua giống). Trong
phần này bao gồm công chăn thả, đầu tƣ cho
đồng cỏ trồng, chuồng trại và các chi phi khác
phục vụ cho chăn nuôi. Chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu năng suất vào 4 lần khác
nhau, kết quả đƣợc trình bày trong bảng 1.
Tổng sinh khối của cỏ tự nhiên có sự biến đổi
từ tháng này sang tháng khác. Trong đó đợt 1
là cao nhất 913,12 gam, tiếp đến là đợt 4:
639,7 gam, đợt 3 là: 493,09 gam, thấp nhất là
đợt 2: 478,24 gam. Nguyên nhân của sự biến
động này là do, trong lần thu mẫu đợt 1 là
vào mùa thu nhiệt độ khí hậu tƣơng đối thuận
lợi: Nhiệt độ, lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi nƣớc
rất thích hợp cho điều kiện phát triển của cỏ.
Thu mẫu đợt 2 là vào mùa đông khí hậu
tƣơng đối khắc nhiệt, nhiệt độ và lƣợng mƣa
thấp, lƣợng bốc hơi nƣớc cao nên độ ẩm thấp
đẫn đến cây vừa không phát triển đƣợc vừa bị
chết do điều kiện thời tiết. Thu mẫu đợt 3 có
sinh khối cao hơn đợt 2 là do các yếu tố khí
hậu thuận lợi hơn (ẩm và ấm hơn) làm cho
các cây bắt đầu bƣớc vào thời kì sinh trƣởng
và sinh dƣỡng nhanh. Tổng sinh khối của đợt
4 cao hơn đợt 2 và đợt 3 là vì thời điểm thu
mẫu là vào tháng 5 đã bƣớc vào mùa mƣa các
cây đã phát triển mức tối đa, bắt đầu ra hoa.
Hoàng Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 35 - 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38
Nhƣ vậy nguyên nhân chính của sự biến động
tổng sinh khối qua các đợt thu mẫu khác nhau
là do khí hậu quyết định.
Nhóm hòa thảo có tỷ lệ cao nhất chiếm từ
81,34 – 91,7 %, thấp nhất là nhóm thuộc thảo
1,2 – 3,7 %. Nguyên nhân có sự chênh lệch
quá lớn này là do cỏ hòa thảo có khả năng
phân bố rộng rãi, có thể thích ứng đƣợc ở
nhiều vùng và trong những điều kiện khí hậu
đất đai khác nhau. Ví dụ: cây Cỏ xƣơng
(Arundinella nepalensis) sinh trƣởng đƣợc ở
vùng đất nóng khô khan mùa khô kéo dài
hoặc những vùng mùa đông nhiệt độ thấp.
Phần chết trong lần thu mẫu đợt 2: 17,8 gam
chiếm 3,6 % tổng khối lƣợng trên mặt đất là
lớn nhất, đợt 4: 8,5 gam chiếm 1,31 % là nhỏ
nhất. Nhƣ vậy quá trình tích lũy phần trên mặt
đất xảy ra mạnh mẽ vào tháng 9 và đạt đỉnh
điểm vào tháng 11 vì vào thời điểm này phần
cỏ chết bị phơi khô vẫn tồn tại, mà còn do
thời tiết khô, không đủ độ ẩm nên hoạt động
của các loại vi sinh vật cũng nhƣ các sinh vật
khác có tham gia vào quá trình phân hủy bị
kém đi. Trong đợt 3 và đợt 4 đƣợc thu mẫu
vào mùa hè, do lƣợng mƣa tăng lên, cỏ khô
nhanh chóng bị mục, hơn nữa do có nhiệt độ
tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt
động của vi sinh vật và các loài sinh vật khác
tham gia vào quá trình phân hủy, do đó khối
lƣợng phần cỏ khô giảm xuống nhanh.
Điểm nghiên cứu số 2
Tại gia đình ông Nguyễn Văn Giang, làng Kè,
xã Minh Đức, vùng chăn thả của gia đình là
các bãi cỏ dọc kênh Máng và bờ ruộng, bãi cỏ
không liên tục, rộng khoảng 30 ha, cỏ ở đây
cao khoảng 5 cm. Nguồn thức ăn bổ sung là
cỏ Voi và rơm. Số bò gia đình ông Giang mua
vào khi bắt đầu nuôi năm 2005 là 5 con với
tổng trị giá 30 triệu. Năm 2006, gia đình ông
có mua thêm 1 con bò nữa hết 6 triệu đồng.
Đến cuối năm 2010, tổng số bò gia đình ông
bán là 18 con thu tổng số 144 triệu đồng. Hiện
nay, gia đình ông còn 8 con bò tổng trị giá
khoảng 115 triệu. Nhƣ vậy, tổng thu trong năm
năm chăn nuôi, gia đình ông đã thu là 223 triệu,
bình quân mỗi năm thu khoảng 44,6 triệu.
Nhìn chung quy luật biến đổi về tổng sinh
khối qua các lần thu mẫu, phần sống, phần
chết, các nhóm cây đều cơ bản giống ở điểm
nghiên cứu số 1.
So sánh hai điểm nghiên cứu
Độ dốc và diện tích: Điểm nghiên cứu số 1 có
độ dốc là 350, còn tại điểm nghiên cứu số 2
thì là trên kênh nên bằng phẳng hơn độ dốc
không đáng kể. Diện tích đồng cỏ tại điểm
nghiên cứu số 1 (50 ha) gấp 1,67 lần tại điểm
nghiên cứu số 2 (30 ha).
Bảng 1. Năng suất cỏ tƣơi trong các điểm nghiên cứu (g/m2)
Địa
điểm
Nhóm cỏ
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Sinh
khối
Tỷ lệ
%
Sinh
khối
Tỷ lệ
%
Sinh
khối
Tỷ lệ
%
Sinh
khối
Tỷ lệ
%
ĐNC1
Phần
sống
Hòa thảo 802,00 87,83 389,00 81,34 421,80 85,54 586,60 91,70
Sa thảo 49,00 5,37 52,16 10,90 29,83 6,05 20,80 3,25
Thuộc thảo 30,12 3,28 16,58 3,46 18,20 3,70 7,70 1,20
Cây bụi 32,00 3,52 20,50 4,30 23,26 4,71 24,60 3,85
Tổng số 913,12 100 478,24 100 493,09 100 639,70 100
Phần chết 28,18 17,8 12,54 8,50
ĐNC2
Phần
sống
Hòa thảo 318,40 87,60 189,50 73,36 199,50 70,70 221,00 69,32
Sa thảo 20,00 5,50 8,70 3,37 14,90 5,28 29,70 9,32
Thuộc thảo 12,40 3,41 9,70 3,75 10,80 3,82 8,10 2,54
Cây bụi 12,70 3,49 50,40 19,52 57,00 20,20 60,00 18,82
Tổng số 363,50 100 258,30 100 282,20 100 318,80 100
Phần chết 31,30 14,50 4,50 4,60
Số lƣợng gia súc: Tại điểm nghiên cứu số 1
thì số lƣợng gia súc chăn thả chỉ có đàn bò gia
đình ông Nguyễn Văn Bảo là 10 con. Còn
điểm nghiên cứu số 2 thì số lƣợng gia súc
Hoàng Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 35 - 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39
chăn thả ngoài đàn bò của gia đình ông
Nguyễn Văn Giang thì còn có gia súc của các
gia đình khác, tổng số gia súc chăn thả
khoảng 25 con. Nhƣ vậy số lƣợng gia súc
chăn thả tại điểm nghiên cứu số 2 gấp khoảng
2,5 lần số lƣợng gia súc chăn thả tại điểm
nghiên cứu số 1.
Thành phần nhóm cỏ: Trong cả 2 điểm nghiên
cứu thì đều xuất hiện 4 nhóm cỏ: Hòa thảo,
Sa thảo, Thuộc thảo, và Cây bụi. Tuy nhiên,
năng suất của từng nhóm trong hai điểm
nghiên cứu là khác nhau. Nhóm hòa thảo của
điểm nghiên cứu số 1 chiếm từ 81,34 – 91,7
%, tại điểm nghiên cứu số 2 chiếm từ 69,32 –
87,6 %. Nhƣng ở nhóm cây bụi thì ở điểm
nghiên cứu số 1 chỉ chiếm từ 3,52 – 4,71 %,
còn ở điểm nghiên cứu số 2 dao động từ 3,49
– 20,20 %. Nguyên nhân của sự khác nhau là
do điều kiện chăn thả của hai điểm nghiên
cứu là khác nhau. Tại điểm nghiên cứu số 2
quá trình chăn thả nhiều hơn, mà nguồn thức
ăn chính của gia súc là Hòa thảo. Chính điều
này đã làm cho Hòa thảo giảm xuống, còn
Cây bụi tăng lên.
Sự biến động năng suất theo mùa: Cả hai
điểm đều có sự biến đổi năng suất theo mùa
giống nhau. Năng suất cao nhất là vào mùa
thu và thấp nhất vào mùa đông. Có sự biến
động này là do điều kiện khí hậu trong các
mùa khác nhau đã dẫn tới sự tích lũy năng
suất khác nhau.
Chất lượng cỏ ở các điểm nghiên cứu ngoài
thiên nhiên
Giá trị dinh dƣỡng các loài cỏ có quan hệ mật
thiết với thành phần hóa học của nó và hàm
lƣợng của các chất chứa trong chúng, đó là
những chất rất cần thiết cho sự hoạt động bình
thƣờng của động vật, nếu thiếu hụt sẽ ảnh
hƣởng đến đời sống của động vật. Chúng tôi
đã phân tích một số chỉ tiêu về thành phần
hóa học và giá trị dinh dƣỡng của một số loài
cỏ chính có mặt trong điểm nghiên cứu. Kết
quả đƣợc trình bày ở bảng 2.
Qua số liệu bảng 2 cho thấy hàm lƣợng nƣớc
và các chất dinh dƣỡng giữa các loài biến
động không lớn. Nhiều nhất là Cỏ xƣơng
(Arundinella nepalensi) đạt 76,4%, và thấp
nhất là Cỏ sả (Cymbopogon caesius) đạt 71,2
%. Hàm lƣợng nƣớc trong các cây cỏ tự nhiên
không có sự chênh lệnh quá lớn, dao động từ
71,2% đến 76,4%. Hàm lƣợng protein tổng số
của các cây cỏ tự nhiên là khá cao, dao động
từ 7,76% đến 9,62% và cao gấp 4 đến 5,5 lần
so với cỏ Voi trồng (1,76 % theo viện chăn
nuôi). Trong đó cao nhất là Cỏ tranh
(Imperata cylindrical) đạt 9,62%, thấp nhất là
Cỏ lông (Ischaemum indicum) đạt 7,76%.
Hàm lƣợng đạm tổng số của các mẫu cỏ trong
tự nhiên ở mức độ trung bình. Cao nhất là Cỏ
sả (Cymbopogon caesius) đạt 2,13%, thấp
nhất là Cỏ lông (Ischaemum indicum) đạt
1,85%. Nhƣ vậy chúng ta thấy hàm lƣợng
đạm tổng số của các loài cỏ trong thiên nhiên
cũng không chênh lệch nhau nhiều. Qua các
kết quả trên cho thấy tại các bãi chăn thả của
các gia đình các loài cỏ chính đều thuộc các
loài cỏ thấp, thân rễ ngắn có khả năng chịu
hạn và dẫm đạp cao, chất lƣợng các loài cỏ tự
nhiên tốt, tỷ lệ hàm lƣợng protein, lipit cao,
hàm lƣợng đƣờng thuộc loại trung bình.
Bảng 2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của một số loài cỏ chính trên đồi Mỏ Thổ
TT Tên khoa học
Tên
Việt Nam
Tỷ lệ %
Nước Protein
Đạm
tổng số
Lipit Chất xơ
1 Ischaemum indicum Cỏ Lông 75,60 7,76 1,85 0,97 8,40
2 Imperata cylindrical Cỏ Tranh 75,30 9,62 1,92 1.03 8,45
3 Arundinella nepalensis Cỏ Xƣơng 76,40 9,53 1,88 0,40 7,80
4 Cymbopogon caesius Cỏ Sả 71,20 9,45 2,13 1,75 8,90
KẾT LUẬN - Bƣớc đầu điều tra tại các thảm cỏ xã Minh
Đức, đã thu thập đƣợc 81 loài thực vật thuộc
32 họ khác nhau.
Hoàng Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 35 - 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40
- Xã Minh Đức có điều kiện tốt để phát triển chăn
nuôi đại gia súc. Tập đoàn cây thức ăn ở đây khá
phong phú, nhiều loài cỏ chất lƣợng tốt. Đồng cỏ
xã Minh Đức hiện nay sử dụng chƣa hợp lý nên
năng suất thấp, thảm cỏ tự nhiên ngày càng bị thoái
hóa. Cần đƣợc đầu tƣ nghiên cứu để có quy trình
sử dụng hợp lý.
- Quá trình chăn thả ở điểm nghiên cứu số 2 là
mạnh mẽ hơn, quá trình chăn thả này đã
làm cho số lƣợng loài tăng, năng suất giảm so với
điểm nghiên cứu số 1.
- Địa hình: Tại điểm nghiên cứu số 1 chúng ta phát
hiện ra 49 loài, tại điểm nghiên cứu số 2 số loài ta
tìm đƣợc 58 loài. Nhƣ vậy, thành phần loài phụ
thuộc vào yếu tố địa hình. Địa hình càng cao, độ
dốc càng lớn thì số lƣợng loài càng giảm.
- Hiệu quả kinh tế: Mô hình chăn nuôi gia đình ông
Nguyễn Văn Bảo mỗi một năm thu nhập từ chăn
nuôi 55 triệu. Còn mô hình chăn nuôi gia đình ông
Nguyễn Văn Giang thu đƣợc 44,6 triệu/năm. Nhƣ
vậy mô hình chăn nuôi nhà ông Nguyễn Văn Bảo
thì đạt hiệu quả kinh tế hơn nhà ông Nguyễn Văn
Giang 10,4 triệu/năm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên
cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục.
[2]. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam ,
Montreal.
[3]. Trung tâm nghiên cứu Tài Nguyên và Môi trƣờng -
Đại học Quốc gia Hà Nội, Danh lục các loài thực vật
Việt Nam, (tập 1: năm 2001), Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
[4]. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, (tập 2: năm
2003), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[5]. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, (tập 3: năm
2005), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
SUMMARY
NATURAL FOOD SOURCES FOR BIG CATTLE IN MINH DUC COMMUNE,
VIET YEN DISTRICT, BAC GIANG PROVINCE
Hoang Chung
1
, Tran Minh Khuong
1
, Nguyen Anh Hung
2*
1College of Education - TNU, 2 College of Science - TNU
Minh Duc commune is located in mountainous northern area of Viet Yen district, about 4 km far from district
center. Minh Duc has favorable conditions for the development of cattle breeding. Plant group is rich with
many good - quality grasses. The specific type of pasture grass in Minh Duc is a high grass of Poaceae. In the
process of the investigation, we have collected 81 species of 32 families. The main grass species of grasses are
short, rhizome short-term resistance and rich in natural protein ratio and lipids. Grass yield changes from month
to month, reaching the highest weight in September. Minh Duc commune pasture is currently used unreasonably,
so the natural grass is in degradation. It should be invested in researching to use reasonable procedures
Key words: Natural grass, productivity, quality, species composition, Minh Duc.
*
Tel: 0988.127.737; Email: nguyenanhungdhkh@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32599_36390_158201214638dieutranguonthucan_9182_2052764.pdf