Điều cần biết khi chọn mua card đồ họa
Thật khó khăn khi bạn phải chọn lựa một card màn hình phù hợp với nhu cầu và túi tiền của bản thân. Trừ phi bạn là một người thường xuyên theo dõi thông tin về các bộ xử lý đồ họa (Graphics processing unit - GPU) và những bài phân tích, đánh giá chuyên sâu nếu không bạn sẽ như lạc vào một ma trận.
2 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều cần biết khi chọn mua card đồ họa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều cần biết khi chọn mua card đồ họa
Thật khó khăn khi bạn phải chọn lựa một card màn hình phù hợp với
nhu cầu và túi tiền của bản thân. Trừ phi bạn là một người thường xuyên theo dõi thông
tin về các bộ xử lý đồ họa (Graphics processing unit - GPU) và những bài phân tích, đánh
giá chuyên sâu nếu không bạn sẽ như lạc vào một ma trận.
Giống như CPU, GPU cũng luôn được cải tiến liên tục, do đó có một số luợng đáng kinh
ngạc các card đồ họa mà bạn có thể chọn lựa. Tuy nhiên, một trong những “mánh” ưa
thích của các nhà bán lẻ lại là đặt những card lỗi thời ngay bên cạnh những card mới nhất
và mạnh nhất.
Sau đây là 5 điều bạn cần biết trước khi mua về cho mình một card đồ họa mới.
1. Bộ nhớ không phải là tất cả
Có thể nói, Ram là một phần quan trọng của card đồ họa bởi nếu bạn muốn chơi game ở
độ phân giải cao và chất lượng hình ảnh tốt thì cần phải có nhiều dung lượng bộ nhớ. Đó
là lý do tại sao các card đồ họa đời mới thường chứa nhiều Ram.
Nắm bắt được điều này, các nhà sản xuất card màn hình hiểu rằng những người không có
kinh nghiệm sẽ lấy ram làm tiêu chí đầu tiên để so sánh hai card đồ họa. Do đó họ thường
sản xuất những card đồ họa sử dụng các GPU cấp thấp nhưng lại có tới 256 thậm chí 512
Mb Ram.
Điều này giống như việc bạn dùng xe đạp chạy trên đường cao tốc vậy, rộng rãi nhưng dù
làm cách nào bạn cũng không đi nhanh hơn ôtô được. Những card kém sức mạnh sẽ có
nhiều các thanh ghi trống hơn tuy nhiên chất lượng hình ảnh tồi sẽ thấy rõ khi bạn bước
vào trò chơi.
2. Tất cả là ở GPU
Bộ nhớ rất quan trọng nhưng trái tim thực sự của một card màn hình chính là GPU. Khi
bạn quan sát tên một card đồ họa, hãy quan tâm đến loại GPU mà card sử dụng vì nó là
nhân của các tác vụ xử lý 3D. Hiện nay những card đồ họa tốt nhất thường là của Nvidia
và ATI.
Nhưng nếu chỉ chọn những card đồ họa có dòng chữ "Nvidia GeForce" hoặc "ATI
Radeon" thì sẽ không đảm bảo cho bạn chọn được một card tốt. Hiện tại Nvidia và ATI
đều đặt tên cho tất cả các card đồ họa của mình, từ card loại yếu cho tới những con quái
vật ‘tân thời’ với cùng cái tên Geforce hay ATI Radeon.
Đương nhiên số hiệu của card càng cao thì card có chất lượng cao tưong ứng nhưng bạn
cũng nên chú ý đến phần đuôi của card như GT, GS, GTX, XT và XTX. Chúng sẽ quyết
định khả năng đổ bóng hay xung nhịp đồng hồ của card.
3. Pipeline, đổ bóng và xung nhịp đồng hồ
Trước đây, bạn có thể nhìn vào xung nhịp và số pipeline (hiểu nôm na là ống dẫn lệnh đồ
họa, càng nhiều pipeline hình ảnh sẽ càng mượt mà) và điểm ảnh của một card đồ họa để
đánh giá sức mạnh của nó. Nhưng nay, ánh sáng và các hiệu ứng khác có thể tạo ra thông
qua phần mềm đổ bóng để có thể có được kết quả tương đương với sử dụng các pipeline.
Các GPU hiện tại đều có các bộ phận chuyên xử lý các vectơ phức tạp và các chương
trình có thực hiện đổ bóng điểm. Trong tương lai, các bộ xử lý đổ bóng sẽ trở thành một
bộ phận quan trọng trong các GPU đời mới. Gần đây nhất ATI cũng đã công bố số lượng
các bộ xử lý đổ bóng trên mỗi pixel pipeline trong card Radeon X1900 XTX.
Vào thời điểm hiện nay, bạn vẫn có thể đánh giá card đồ họa thông qua số pixel pipeline
mà nó có. Các nhà sản xuất GPU cũng đưa ra pipeline cho vectơ nhưng với khả năng xử
lý vectơ như hiện tại thì sẽ khó xảy ra hiện tượng thắt nút chai. Các card đồ họa cấp thấp
thường có từ 4-8 pixel pipeline, card tầm trung có 8-12 và các card cao cấp sẽ có từ 16
pipeline trở lên.
Xung nhịp nhanh hơn thì luôn tốt hơn, nhưng nếu phải chọn giữa số lượng pipeline hoặc
tốc độ đồng hồ thì tốt hơn bạn nên chọn pipeline. Có 8 pipeline chạy ở tốc độ 400MHz sẽ
tốt hơn nhiều chỉ có 4 pipeline chạy ở tốc độ 500MHz.
4. Hỗ trợ Windows Vista và Direct3D 10
Microsoft dự kiến sẽ tung ra phiên bản Windows Vista vào đầu năm 2007. Hệ điều hành
mới này sẽ bao gồm cả DirectX10, một tập hợp các chức năng mà các ứng dụng thông
qua nó để sử dụng các tài nguyên của máy, trong đó có card màn hình.
Phiên bản mới của DirectX kết hợp chặt chẽ với bản Direct3D mới được thiết kế nhằm
phân phối, tổ chức hợp lý các pipeline giúp chuyển bớt công việc sang GPU và giảm tải
cho CPU. Windows Vista sẽ vẫn làm việc với các card chỉ hỗ trợ DirectX9, tuy nhiên bạn
cần có một card hỗ trợ DirectX10 để có được chất lượng tốt nhất.
Khoảng cuối năm nay, Nvidia và ATI sẽ cho ra mắt các card đồ họa hỗ trợ DX10, nhưng
bạn không cần phải vội vàng vì các nhà phát triển game vẫn sẽ sử dụng khả năng tương
thích ngược trong vài năm nũa. Tất cả các game, trong đó có những game như Halo3 và
Shadowrun có thể chạy trên cả môi trường DX9 và DX10 mà không gặp phải vấn đề
tương thích.
5. Thời gian phù hợp cho việc mua sắm
Cuộc cạnh tranh dữ dội giữa ATI va Nvidia đã khiến cho công nghệ 3D phát triển nhanh
chóng. Các nhà sản xuất GPU cho ra đời một dòng chíp mới sau từ 12-18 tháng, giúp cho
các card đồ họa ngày càng mạnh mẽ và nhiều chức năng hơn. Họ cũng tối ưu lại thiết kế
để có thể làm mới và cho thêm chức năng vào sản phẩm chỉ vài tháng sau khi thiết kế ban
đầu được công bố.
Có rất nhiều công nghệ rất đáng mong đợi như bộ tăng tốc đồ họa phân giải cao H.264
hay hỗ trợ mẫu đổ bóng tiên tiến… tuy nhiên sẽ cần vài năm để những công nghệ này trở
nên phổ biến.
Thời điểm hiện tại sẽ luôn là thời điểm hợp lý để mua một card đồ họa mới nếu như bạn
không có ý định mua loại card đứng “top” hiện nay. Giá của card đồ họa rớt rất nhanh
sau khi các card mới ra đời, đưa giá của các dòng card yếu hơn về một mức giá chấp
nhận được.
Bạn sẽ phí phạm rất nhiều tiền nếu mua một card đồ họa cao cấp ngay trước khi ATI hay
Nvidia tung ra những GPU mới. Nhưng ngay cả khi đó bạn vẫn sẽ sở hữu một card đồ
họa mạnh mẽ, có khả năng đáp ứng tất cả các game mà bạn muốn trong một thời gian dài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều cần biết khi chọn mua card đồ họa.pdf