Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Blacksea Giai đoạn 1:Bắc Hàn tấn công Cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950 bằng cách vượt qua vĩ tuyến 38 và được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước. Được trang bị tốt với 242 xe tăng bao gồm 150 xe tăng T-34 của Liên Xô chế tạo, quân đội Bắc Hàn bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích YAK và 70 máy bay ném bom tấn công. Hải quân của họ thì thật là thô sơ tầm thường (so với hải quân Hoa Kỳ gần đó). Điểm yếu trầm trọng nhất của Bắc Hàn là thiếu một hệ thống tiếp vận đáng tin cậy để di chuyển đồ tiếp liệu về miền Nam khi quân đội của họ tiến lên về phía trước, nhưng lực lượng Nam Hàn còn yếu hơn và thiếu thốn rất nhiều trang bị nếu đem so với Bắc Hàn. Hàng ngàn người dân Triều Tiên chạy loạn về miền nam bị bắt buộc xách tay đồ tiếp liệu. Rất nhiều người sau đó mất mạng vì các cuộc không kích của Bắc Hàn. Quân đội Nam Hàn có 65.000 binh sĩ được huấn luyện và được quân đội Hoa Kỳ trang bị nhưng chỉ gồm các vũ khí hạng nhẹ, họ rất thiếu xe bọc thép và pháo binh. Quân đội Nam Hàn cũng không có xe tăng, máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ vũ khí chống tăng nào. Không có đơn vị chiến đấu nào của ngoại quốc hiện diện tại đất nước khi chiến tranh bắt đầu, nhưng có nhiều lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở Nhật Bản gần đó. Cuộc tấn công được miền bắc hoạch định tốt với khoảng 135.000 quân đạt được những thành công chớp nhoáng và bất ngờ. Bắc Hàn tấn công một số nơi quan trọng gồm có Kaesŏng, Chuncheon, Uijeongbu và Ongjin. Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Nam Hàn, bị thua sút về quân số và vũ khí và thường mơ hồ về lòng trung thành với chính thể miền nam, tháo lui toàn bộ hoặc đào ngũ hàng loạt sang phe miền Bắc. Khi cuộc tấn công trên bộ tiếp tục, không quân Bắc Hàn tiến hành oanh tạc Phi trường Kimpo gần Seoul. Các lực lượng Bắc Hàn chiếm được Seoul trưa ngày 28 tháng 6. Tuy nhiên, niềm hy vọng của Bắc Hàn về việc chính phủ của Lý Thừa Vãn đầu hàng và sự giải tán quân đội Nam Hàn tan thành mây khói khi các cường quốc ngoại quốc can thiệp vào cuộc chiến. Cuộc tấn công Nam Hàn đến rất bất ngờ đối với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Trong tuần trước đó, Acheson đã nói trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 6 là một cuộc chiến tranh như vậy khó có thể xảy ra. Hành động tham chiến của Hoa Kỳ có một số lý do như sau. Harry Truman là một tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đang bị nhiều áp lực từ trong nước vì quá nhẹ tay đối với các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Trong số những người gây áp lực với tổng thống có Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ là Joseph McCarthy, đặc biệt gay gắt nhất là những người tố cáo Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là đã làm mất Trung Hoa vào tay cộng sản. Sự can thiệp quân sự cũng là một việc áp dụng quan trọng học thuyết mới có tên là Học thuyết Truman, chủ trương chống đối lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ nơi đâu mà nó tìm cách mở rộng. Những bài học của Hiệp ước Munich năm 1938 cũng có ảnh hưởng đến quyết định của Hoa Kỳ, khiến họ tin rằng nhân nhượng các quốc gia hiếu chiến chỉ khuyến khích thêm những hành động bành trướng. Thay vì hối thúc Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến, Truman nghĩ rằng hành động như vậy làm mất thời giờ và gây náo động không cần thiết trong khi tình hình đang rất là cấp bách, ông quay sang xin chấp thuận từ Liên hiệp quốc. Giải pháp được thông qua dễ dàng tại Hội đồng Bảo an do có sự vắng mặt tạm thời của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an — Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an và phản đối rằng chiếc ghế của Trung Hoa ở Hội đồng Bảo an phải được chuyển từ tay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Với sự vắng mặt của Liên Xô nên giải pháp không bị phủ quyết (5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết là Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ), và chỉ có Nam Tư bỏ phiếu trắng, Liên hiệp quốc bỏ phiếu thông qua việc giúp Nam Hàn vào ngày 27 tháng 6. Giải pháp đưa đến hành động trực tiếp của Hoa Kỳ. Lực lượng Hoa Kỳ có thêm binh sĩ và tiếp liệu đến từ 15 thành viên khác của Liên hiệp quốc: Canada, Úc, New Zealand, Vương quốc Anh, Pháp, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Ethiopia, Colombia, Philippines, Bỉ, và Luxembourg. Tuy nhiên, Hoa Kỳ góp 50% lực lượng bộ binh (Nam Hàn phần còn lại), 86% lực lượng hải quân, và 93% không quân. Liên Xô và đồng minh của họ không thừa nhận giải pháp này với lý do là nó bất hợp pháp vì có một thành viên thường trực của hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu. Đối đầu lại điều này, quan điểm đưa ra là một thành viên thường trực của hội đồng phải thật sự phủ quyết để đánh bại giải pháp. Chính phủ Bắc Hàn cũng không đồng ý và lý giải rằng cuộc xung đột này là một cuộc nội chiến, và vì vậy không nằm trong tầm giải quyết của Liên hiệp quốc. Năm 1950, một giải pháp của Liên Xô đưa ra kêu gọi chấm dứt thù địch và rút các lực lượng ngoại quốc đã bị bác bỏ. Dư luận công chúng Mỹ đồng lòng đứng sau cuộc can thiệp này. Tuy nhiên, sau đó Truman bị chỉ trích nặng nề vì không xin phép tuyên chiến từ Quốc hội trước khi gởi quân sang Triều Tiên. Vì thế, "Chiến tranh của Truman" bị một số người nói rằng nó vi phạm tinh thần và văn ngôn của Hiến pháp Hoa Kỳ. 2/Giai đoạn 2 : phương Tây và Nam Hàn chẩn bị lực lượng Mặt dù việc giảm bớt lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh sau Đệ nhị Thế chiến khiến tạo ra nhiều vấn đề tiếp vận trầm trọng cho quân đội Mỹ trong vùng nhưng Hoa Kỳ có đủ lực lượng tại Nhật Bản để đối phó với quân đội Bắc Hàn với các trang bị đa số đã lỗi thời của Liên Xô. Các lực lượng Mỹ này dưới quyền tư lệnh của Thống tướng Douglas MacArthur. Ngoài các đơn vị của Khối thịnh vượng chung Anh, không có quốc gia nào khác cung cấp nguồn nhân lực đáng kể. Sau khi nghe báo cáo về chiến sự toàn diện nổ ra tại Triều Tiên, Tổng thống Truman ra lệnh cho Tướng MacArthur chuyển đạn dược đến cho quân đội của Nam Hàn trong lúc đó dùng phương tiện hàng không để che chở việc di tản các công dân Hoa Kỳ. Truman không đồng ý với các cố vấn của ông phát lệnh các cuộc không kích đơn phương của Hoa Kỳ chống lại các lực lượng Bắc Hàn, nhưng ông đã ra lệnh cho Đệ thất Hạm đội bảo vệ Đài Loan của Tưởng Giới Thạch. Với hành động đó ông đã kết thúc chính sách của Hoa Kỳ không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc yêu cầu được tham chiến tại Triều Tiên tuy nhiên bị người Mỹ từ chối vì người Mỹ sợ chuyện này chỉ khiến Cộng hòa Nhân dân Trung hoa can thiệp vào cuộc chiến

docx8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Blacksea Giai đoạn 1:Bắc Hàn tấn công Cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950 bằng cách vượt qua vĩ tuyến 38 và được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước. Được trang bị tốt với 242 xe tăng bao gồm 150 xe tăng T-34 của Liên Xô chế tạo, quân đội Bắc Hàn bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích YAK và 70 máy bay ném bom tấn công. Hải quân của họ thì thật là thô sơ tầm thường (so với hải quân Hoa Kỳ gần đó). Điểm yếu trầm trọng nhất của Bắc Hàn là thiếu một hệ thống tiếp vận đáng tin cậy để di chuyển đồ tiếp liệu về miền Nam khi quân đội của họ tiến lên về phía trước, nhưng lực lượng Nam Hàn còn yếu hơn và thiếu thốn rất nhiều trang bị nếu đem so với Bắc Hàn. Hàng ngàn người dân Triều Tiên chạy loạn về miền nam bị bắt buộc xách tay đồ tiếp liệu. Rất nhiều người sau đó mất mạng vì các cuộc không kích của Bắc Hàn. Quân đội Nam Hàn có 65.000 binh sĩ được huấn luyện và được quân đội Hoa Kỳ trang bị nhưng chỉ gồm các vũ khí hạng nhẹ, họ rất thiếu xe bọc thép và pháo binh. Quân đội Nam Hàn cũng không có xe tăng, máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ vũ khí chống tăng nào. Không có đơn vị chiến đấu nào của ngoại quốc hiện diện tại đất nước khi chiến tranh bắt đầu, nhưng có nhiều lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở Nhật Bản gần đó. Cuộc tấn công được miền bắc hoạch định tốt với khoảng 135.000 quân đạt được những thành công chớp nhoáng và bất ngờ. Bắc Hàn tấn công một số nơi quan trọng gồm có Kaesŏng, Chuncheon, Uijeongbu và Ongjin. Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Nam Hàn, bị thua sút về quân số và vũ khí và thường mơ hồ về lòng trung thành với chính thể miền nam, tháo lui toàn bộ hoặc đào ngũ hàng loạt sang phe miền Bắc. Khi cuộc tấn công trên bộ tiếp tục, không quân Bắc Hàn tiến hành oanh tạc Phi trường Kimpo gần Seoul. Các lực lượng Bắc Hàn chiếm được Seoul trưa ngày 28 tháng 6. Tuy nhiên, niềm hy vọng của Bắc Hàn về việc chính phủ của Lý Thừa Vãn đầu hàng và sự giải tán quân đội Nam Hàn tan thành mây khói khi các cường quốc ngoại quốc can thiệp vào cuộc chiến. Cuộc tấn công Nam Hàn đến rất bất ngờ đối với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Trong tuần trước đó, Acheson đã nói trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 6 là một cuộc chiến tranh như vậy khó có thể xảy ra. Hành động tham chiến của Hoa Kỳ có một số lý do như sau. Harry Truman là một tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đang bị nhiều áp lực từ trong nước vì quá nhẹ tay đối với các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Trong số những người gây áp lực với tổng thống có Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ là Joseph McCarthy, đặc biệt gay gắt nhất là những người tố cáo Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là đã làm mất Trung Hoa vào tay cộng sản. Sự can thiệp quân sự cũng là một việc áp dụng quan trọng học thuyết mới có tên là Học thuyết Truman, chủ trương chống đối lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ nơi đâu mà nó tìm cách mở rộng. Những bài học của Hiệp ước Munich năm 1938 cũng có ảnh hưởng đến quyết định của Hoa Kỳ, khiến họ tin rằng nhân nhượng các quốc gia hiếu chiến chỉ khuyến khích thêm những hành động bành trướng. Thay vì hối thúc Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến, Truman nghĩ rằng hành động như vậy làm mất thời giờ và gây náo động không cần thiết trong khi tình hình đang rất là cấp bách, ông quay sang xin chấp thuận từ Liên hiệp quốc. Giải pháp được thông qua dễ dàng tại Hội đồng Bảo an do có sự vắng mặt tạm thời của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an — Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an và phản đối rằng chiếc ghế của Trung Hoa ở Hội đồng Bảo an phải được chuyển từ tay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Với sự vắng mặt của Liên Xô nên giải pháp không bị phủ quyết (5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết là Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ), và chỉ có Nam Tư bỏ phiếu trắng, Liên hiệp quốc bỏ phiếu thông qua việc giúp Nam Hàn vào ngày 27 tháng 6. Giải pháp đưa đến hành động trực tiếp của Hoa Kỳ. Lực lượng Hoa Kỳ có thêm binh sĩ và tiếp liệu đến từ 15 thành viên khác của Liên hiệp quốc: Canada, Úc, New Zealand, Vương quốc Anh, Pháp, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Ethiopia, Colombia, Philippines, Bỉ, và Luxembourg. Tuy nhiên, Hoa Kỳ góp 50% lực lượng bộ binh (Nam Hàn phần còn lại), 86% lực lượng hải quân, và 93% không quân. Liên Xô và đồng minh của họ không thừa nhận giải pháp này với lý do là nó bất hợp pháp vì có một thành viên thường trực của hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu. Đối đầu lại điều này, quan điểm đưa ra là một thành viên thường trực của hội đồng phải thật sự phủ quyết để đánh bại giải pháp. Chính phủ Bắc Hàn cũng không đồng ý và lý giải rằng cuộc xung đột này là một cuộc nội chiến, và vì vậy không nằm trong tầm giải quyết của Liên hiệp quốc. Năm 1950, một giải pháp của Liên Xô đưa ra kêu gọi chấm dứt thù địch và rút các lực lượng ngoại quốc đã bị bác bỏ. Dư luận công chúng Mỹ đồng lòng đứng sau cuộc can thiệp này. Tuy nhiên, sau đó Truman bị chỉ trích nặng nề vì không xin phép tuyên chiến từ Quốc hội trước khi gởi quân sang Triều Tiên. Vì thế, "Chiến tranh của Truman" bị một số người nói rằng nó vi phạm tinh thần và văn ngôn của Hiến pháp Hoa Kỳ. 2/Giai đoạn 2 : phương Tây và Nam Hàn chẩn bị lực lượng Mặt dù việc giảm bớt lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh sau Đệ nhị Thế chiến khiến tạo ra nhiều vấn đề tiếp vận trầm trọng cho quân đội Mỹ trong vùng nhưng Hoa Kỳ có đủ lực lượng tại Nhật Bản để đối phó với quân đội Bắc Hàn với các trang bị đa số đã lỗi thời của Liên Xô. Các lực lượng Mỹ này dưới quyền tư lệnh của Thống tướng Douglas MacArthur. Ngoài các đơn vị của Khối thịnh vượng chung Anh, không có quốc gia nào khác cung cấp nguồn nhân lực đáng kể. Sau khi nghe báo cáo về chiến sự toàn diện nổ ra tại Triều Tiên, Tổng thống Truman ra lệnh cho Tướng MacArthur chuyển đạn dược đến cho quân đội của Nam Hàn trong lúc đó dùng phương tiện hàng không để che chở việc di tản các công dân Hoa Kỳ. Truman không đồng ý với các cố vấn của ông phát lệnh các cuộc không kích đơn phương của Hoa Kỳ chống lại các lực lượng Bắc Hàn, nhưng ông đã ra lệnh cho Đệ thất Hạm đội bảo vệ Đài Loan của Tưởng Giới Thạch. Với hành động đó ông đã kết thúc chính sách của Hoa Kỳ không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc yêu cầu được tham chiến tại Triều Tiên tuy nhiên bị người Mỹ từ chối vì người Mỹ sợ chuyện này chỉ khiến Cộng hòa Nhân dân Trung hoa can thiệp vào cuộc chiến Sự can thiệp lớn nhất và đầu tiên của quân đội ngoại quốc là Lực lượng Đặc nhiệm Smith (Task Force Smith) của Hoa Kỳ, một phần tử của Sư đoàn 24 Bộ binh Hoa Kỳ đóng ở Nhật Bản. Ngày 5 tháng 7, lực lượng này chiến đấu lần đầu tiên ở Osan và bị bại trận với thương vong cao. Lực lượng chiến thắng của Bắc Hàn tiến quân về phía nam, và Sư đoàn 24 với sức mạnh còn phân nửa bị buộc phải rút quân về Taejeon là nơi cũng bị rơi vào tay quân Bắc Hàn. Tướng William F. Dean bị bắt làm tù binh. Vào tháng tám, các lực lượng Nam Hàn và Quân đoàn 8 Hoa Kỳ bị đẩy lui vào một vùng nhỏ trong cạnh đông nam của bán đảo Triều Tiên quanh thành phố Pusan. Trong khi quân đội Bắc Hàn tiến công, họ vây bắt và tàn sát những công chức dân sự. Ngày 20 tháng 8, MacArthur gởi một thông điệp cảnh báo Kim Nhật Thành rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho các hành động tàn bạo chống quân đội Liên hiệp quốc. Vào tháng chín, chỉ có vùng xung quanh thành phố Pusan—khoảng 10% Bán đảo Triều Tiên—vẫn còn nằm trong tay lực lượng đồng minh. Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao của Hoa Kỳ, không quân yểm trợ, và viện quân, các lực lượng của Hoa Kỳ và Nam Hàn đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong. Hành động bám giữ liều lĩnh này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là Vành đai Pusan. Mặc dù có thêm lực lượng của Liên hiệp quốc đến tiếp tay, tình thế trở nên nguy kịch, và dường như Bắc Hàn sẽ thành công trong việc thống nhất bán đảo. Đối diện với các cuộc tấn công dữ dội của Bắc Hàn, phòng tuyến của đồng minh trở thành một trận đánh liều lĩnh mà người Mỹ gọi là Trận Vành đai Pusan. Tuy nhiên, Bắc Hàn không thành công trong việc chiếm Pusan. Không lực Hoa Kỳ đến với số lượng lớn, thực hiện 40 phi vụ một ngày trong những hành động hỗ trợ bộ binh, nhắm vào các lực lượng Bắc Hàn nhưng cũng gây ra sự tàn phá to lớn đến người dân cũng như các thành phố. Các máy bay ném bom chiến thuật (đa số là oanh tạc cơ B-29 có căn cứ ở Nhật Bản) gây ngừng lưu thông đường sá và đường xe hỏa trong ban ngày, và tàn phá 32 cây cầu thiết yếu không chỉ cần thiết cho chiến tranh mà còn quan trọng đối với việc di tản của người dân. Xe lửa dùng cho cả quân sự và dân sự đều phải nằm chờ đợi lúc ban ngày bên trong các đường hầm. Khắp nơi trên Triều Tiên, các máy bay ném bom Hoa Kỳ thi nhau đánh bom các kho tiếp liệu chính và phá hủy các nhà máy lọc dầu và hải cảng nhận hàng nhập cảng như tiếp liệu quân sự để làm cạn kiệt lực lượng Bắc Hàn. Không lực hải quân cũng tấn công các điểm chuyển vận. Lực lượng Bắc Hàn đã bị kéo giãn ra trên toàn bán đảo, và sự tàn phá do bị các máy bay ném bom của Hoa Kỳ gây ra đã ngăn ngừa đồ tiếp liệu cần thiết tới lực lượng Bắc Hàn ở miền nam. Trong lúc đó, các căn cứ tiếp liệu tại Nhật Bản đưa vũ khí và binh sĩ Liên hiệp quốc ào ạt vào Pusan. Các tiểu đoàn xe tăng Hoa Kỳ từ San Francisco được cấp bách đưa vào Triều Tiên; vào cuối tháng tám, Hoa Kỳ có trên 500 xe tăng loại trung tại vành đai Pusan. Đầu tháng chín, các lực lượng Liên hiệp quốc và Nam Hàn được củng cố mạnh hơn và đông hơn lực lượng quân sự Bắc Hàn (đồng minh 180.000 quân so với Bắc Hàn 100.000 quân). Vào thời điểm đó, đồng minh bắt đầu một cuộc phản công 3/Giai đoạn 3:Tái chiếm Nam Hàn Đối diện với các cuộc tăng viện áp đảo của Liên hiệp quốc, lực lượng Bắc Hàn tự nhận thấy mình có quân số ít hơn và có hỗ trợ tiếp liệu yếu kém. Họ cũng thiếu hỗ trợ của không quân và hải quân so với Hoa Kỳ. Để giảm sức ép đối với Vành đai Pusan, Tướng MacArthur, tổng tư lệnh lực lượng Liên hiệp quốc tại Triều Tiên, đã ra lệnh cho một cuộc đổ bộ từ biển vào bờ xa phía sau phòng tuyến của Bắc Hàn tại Inchon (인천; 仁川), một thành phố và là hải cảng lớn ven bờ biển tây của Hàn Quốc, gần Seoul. Thủy triều dữ tợn và sự hiện hữu của một lực lượng quân địch mạnh làm cho cuộc đổ bộ này trở thành một chiến dịch cực kỳ mạo hiểm. MacArthur bắt đầu hoạch định chiến dịch này vài ngày sau khi chiến tranh khởi sự nhưng Ngũ Giác Đài mạnh mẽ bác bỏ kế hoạch này. Cuối cùng khi ông được phép, MacArthur tập họp Quân đoàn X Hoa Kỳ dưới quyền của Tướng Edward Almond gồm có 70.000 quân từ Sư đoàn Thủy quân lục chiến 1 Hoa Kỳ và Sư đoàn 7 Bộ binh Hoa Kỳ và tăng phái với 8.600 quân người Triều Tiên và ra lệnh cho họ đổ bộ tại Inchon trong Chiến dịch Chromite. Vào lúc tấn công đổ bộ ngày 15 tháng 9, nhờ vào thám báo của các du kích quân Nam Hàn, sự cố tình tạo ra thông tin sai lạc và các cuộc pháo kích kéo dài trước khi đổ bộ, thêm vào đó lực lượng Bắc Hàn có rất ít quân đóng tại Inchon nên lực lượng Hoa Kỳ chỉ gặp sự chống trả yếu ớt khi họ đổ bộ lên Inchon. Cuộc đổ bộ là một chiến thắng quyết định khi Quân đoàn X tiến công tràn ngập quân phòng thủ ít hơn và đe dọa bao vây quân đội chính quy của Bắc Hàn. MacArthur nhanh ***ng tái chiếm Seoul. Quân Bắc Hàn gần như bị cắt đứt, nhanh ***ng rút lui về phía bắc; khoảng 25.000 đến 30.000 quay trở lại 4/Giai đoạn 4:tấn công Bắc Hàn Lực lượng Liên hiệp quốc đẩy lui quân Bắc Hàn ngược qua Vĩ tuyến 38. Mục tiêu của Hoa Kỳ cứu chính phủ Nam Hàn đã đạt được nhưng vì bị quyến rũ bởi sự thành công và viễn cảnh thống nhất Triều Tiên dưới tay chính phủ Lý Thừa Vãn nên lực lượng Liên hiệp quốc tiến quân vào Bắc Hàn. Chuyện này đánh dấu khoảnh khắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ khi các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ quyết định đi xa hơn là chỉ đơn thuần "ngăn chặn" mối đe dọa thấy rõ của cộng sản. Các vấn đề khác gồm có tác dụng tâm lý về việc tiêu diệt được một quốc gia cộng sản và giải thoát các tù nhân chiến tranh. Các lực lượng Liên hiệp quốc vượt qua biên giới vào Bắc Hàn đầu tháng 10 năm 1950. Quân đoàn X Hoa Kỳ đổ bộ từ biển vào bờ tại Wonsan và Iwon. Hai nơi này đã bị quân Nam Hàn tiến công trên bộ chiếm được. Các lực lượng còn lại của Hoa Kỳ sát cánh với quân Nam Hàn tiến quân phía bờ tây của Triều Tiên và chiếm được Bình Nhưỡng ngày 19 tháng 10. Vào cuối tháng 10, quân đội Bắc Hàn nhanh ***ng tan rã, và quân Liên hiệp quốc bắt được 135.000 tù binh. Cuộc tiến công của Liên hiệp quốc gây quan ngại rất lớn cho Trung Hoa. Họ lo lắng là lực lượng Liên hiệp quốc sẽ không dừng lại ở Sông Áp Lục là ranh giới giữa Bắc Hàn và Trung Hoa và sẽ mở rộng chiến tranh vào Trung Hoa. Nhiều người ở Tây phương bao gồm Tướng MacArthur nghĩ rằng mở rộng chiến tranh vào Trung Hoa sẽ là điều cần thiết. Tuy nhiên, Truman và những nhà lãnh đạo khác không đồng ý, và MacArthur được lệnh là cẩn trọng khi tiến tới biên giới Trung Hoa. Dần dần, MacArthur không còn quan tâm đến lệnh của Tổng thống nữa và cho rằng quân đội Bắc Hàn sẽ được tiếp tế qua các căn cứ tại Trung Hoa cho nên các căn cứ đó phải bị dội bom. Tuy nhiên, trừ một vài dịp hiếm hoi, các máy bay ném bom Liên hiệp quốc vẫn cách xa tầm bay đến Mãn Châu trong suốt cuộc chiến. 5/Giai đoạn 5: Trung Quốc tham chiến Trung Hoa cảnh cáo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ qua các nhà ngoại giao trung lập rằng họ sẽ can thiệp để bảo vệ nền an ninh quốc gia. Truman xem các lời cảnh báo này như "một mưu toan táo bạo để hù dọa Liên hiệp quốc" và không coi trọng nó lắm. Ngày 15 tháng 10 năm 1950, Truman đến Đảo Wake để họp ngắn ngủi với MacArthur. Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ trước đây có cho Truman biết rằng việc Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến là không thể nào. MacArthur, theo suy đoán của ông ta, thấy rằng ít rủi ro có một cuộc chiến với Trung Hoa. MacArthur giải thích rằng Trung Hoa đã mất dịp giúp Bắc Hàn xâm lược. Ông ước tính Trung Hoa có 300.000 quân tại Mãn Châu với khoảng từ 100.000-125.000 quân dọc theo Sông Áp Lục; phân nửa quân số đó có thể vượt qua sông Áp Lục. Nhưng Trung Hoa không có lực lượng không quân, vì thế, "nếu Trung Hoa cố tràn xuống Bình Nhưỡng thì sẽ có một cuộc đại tàn sát." MacArthur nhận định rằng Trung Hoa muốn tránh bị thiệt hại nặng nề. Ngày 8 tháng 10 năm 1950, ngày hôm sau khi quân đội Hoa Kỳ vượt vĩ tuyến 38, Chủ tịch Mao Trạch Đông phát lệnh tập kết Quân chí nguyện Trung Hoa. Bảy mươi phần trăm thành viên của Quân đội Tình nguyện Trung Hoa là quân đội hiện dịch của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Mao ra lệnh quân đội di chuyển đến sông Áp Lục, sẵn sàng vượt sông. Mao Trạch Đông tìm sự trợ giúp của Liên Xô và coi sự can thiệp vào Triều Tiên là một hành động tự vệ cần thiết: "Nếu chúng ta để cho Hoa Kỳ chiếm đóng toàn Triều Tiên...chúng ta phải chuẩn bị chờ Hoa Kỳ tuyên chiến với Trung Hoa," ông nói với Stalin như vậy. Thủ tướng Chu Ân Lai được phái đến Moscow để tăng thêm cường độ cho những lý lẽ qua điện thoại của Mao. Mao trì hoãn trong lúc chờ đợi sự chi viện lớn từ Liên Xô, hủy bỏ cuộc tấn công đã hoạch định từ 13 tháng 10 đến 19 tháng 10. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Liên Xô chỉ giới hạn cung cấp yểm trợ bằng không quân không quá 60 dặm Anh (100 km) từ mặt trận. Các phi cơ MiG-15 của Nga trong màu sắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một sự thách thức nghiêm trọng đối với các phi công Liên hiệp quốc. Tại một khu vực có biệt danh là "Hành lang MiG" (MiG Alley) do các lực lượng Liên hiệp quốc đặt, các phi cơ của Nga giữ ưu thế trên không phận địa phương hơn đối thủ với các phi cơ F-80 do Hoa Kỳ chế tạo (Lockheed F-80 Shooting Stars) cho đến khi các phi cơ F-86 (North American F-86 Sabre) được khai triển. Người Trung Hoa rất giận dữ trước việc tham chiến có giới hạn của Liên Xô vì họ cứ đinh ninh rằng họ đã được hứa cung ứng yểm trợ không quân toàn diện. Hoa Kỳ biết rõ vai trò của Liên Xô nhưng vẫn giữ im lặng để tránh một khả năng leo thang chiến tranh thành một cuộc chiến tranh hạt nhân. Quân Trung Hoa đối mặt với quân đội Hoa Kỳ ngày 25 tháng 10 năm 1950 với 270.000 quân dưới quyền tư lệnh của tướng Bành Đức Hoài khiến cho Liên hiệp quốc rất ngạc nhiên vì không lường trước được mức độ quân số đông đảo đến như vậy. Tuy nhiên, sau những vụ **ng độ ban đầu, các lực lượng Trung Hoa rút lui vào vùng núi. Các nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc coi sự rút lui của Trung Hoa như là một dấu hiệu yếu thế và đánh giá sai lầm trầm trọng khả năng tác chiến của Trung Hoa. Thế nên các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục tiến công về sông Áp Lục không đếm x**** gì đến những lời cảnh cáo của Trung Hoa. Tình báo Hoa Kỳ, sơ sài trong suốt giai đoạn này vì nhiều lý do, đã không hữu hiệu tại Bắc Hàn cũng như đã từng không hữu hiệu tại Nam Hàn trong những ngày có cuộc bao vây tại Vành đai Pusan. Quân Trung Hoa hành quân bằng cách đi bộ và ngủ trong rừng nên giảm thiểu tối đa sự phát hiện của đối phương. Trong một trường hợp có ghi chép kỹ càng, một quân đoàn của Trung Hoa gồm có ba sư đoàn hành quân bằng chân đất từ An-tung ở Mãn Châu, phía bắc cách sông Áp Lục khoảng 286 dặm (460 km) đến nơi tập kết tại Bắc Hàn trong khoảng một thời gian dài từ 16 đến 19 ngày. Một sư đoàn của quân đoàn này hành quân vào ban đêm trên những con đường núi ngoằn ngoèo, trung bình đi được 18 dặm (29 km) một ngày trong vòng 18 ngày. Cuộc hành quân trong ngày bắt đầu từ sau khi chập tối lúc 19 giờ và kết thúc lúc 3 giờ sáng hôm sau. Những phương án trú ẩn chống phi cơ phải hoàn thành trước 5 giờ 30 sáng. Tất cả mọi người, thú vật và các trang bị được dấu đi hay ngụy trang. Trong ban ngày chỉ có các nhóm trinh sát được ngụy trang di chuyển về phía trước để chọn lựa khu đóng quân ngoài trời của ngày hôm sau. Khi các đơn vị của Trung Hoa bắt buộc phải hành quân vào ban ngày vì bất cứ lý do gì, họ luôn tuân thủ lệnh dừng lại ngay tại chỗ và không cử động khi có phi cơ xuất hiện trên đầu. Các sĩ quan có quyền bắn hạ bất cứ binh sĩ nào vi phạm lệnh này Cuối tháng 11, Trung Hoa đánh vào phía tây, dọc theo sông Chongchon, và hoàn toàn tràn ngập một số sư đoàn của Nam Hàn và thành công gây một đòn chí tử vào sườn các lực lượng còn lại của Liên hiệp quốc. Sự bại trận của Quân đoàn 8 Hoa Kỳ tạo nên một cuộc rút lui dài nhất của một đơn vị quân sự Hoa Kỳ trong lịch sử.[37] Tại miền đông, trong Trận hồ nước Chosin, một đơn vị 30.000 người của Sư đoàn 7 Bộ binh Hoa Kỳ cũng chưa chuẩn bị kịp cho những cuộc tấn công chiến thuật của Trung Hoa và chẳng bao lâu bị bao vây, mặc dù cuối cùng họ phá được vòng vây nhưng bị thương tổn 15.000 người. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng bị đánh bại tại trận này và bắt buộc rút lui sau khi gây thiệt hại nặng nề cho sáu sư đoàn quân Trung Hoa.[38] Trong khi các binh sĩ Trung Hoa ban đầu thiếu yểm trợ của hỏa lực nặng và vũ khí bộ binh hạng nhẹ, chiến thuật của họ nhanh ***ng điều chỉnh thích hợp cho sự bất lợi này như Bevin Alexander có giải thích trong cuốn sách của ông có tựa đề là "How Wars Are Won" (Cách thế nào để thắng các cuộc chiến tranh): Phương cách thông thường là xâm nhập các đơn vị nhỏ của địch từ một trung đội 50 người đến một đại đội 200 người, bằng cách phân tán thành nhiều nhóm riêng lẻ. Trong lúc một đội cắt đường rút lui của người Mỹ, các đội khác đánh thẳng cả mặt trước và hai bên sườn trong các cuộc tiến công phối hợp nhịp nhàng. Các cuộc tiến công tiếp tục vào các phía cho đến khi những người phòng thủ bị tiêu diệt hoặc bắt buộc phải rút lui. Người Trung Hoa bò lên phía trước đến sườn mở nơi đóng chốt của trung đội kế tiếp và lập lại chiến thuật này. Roy Appleman làm sáng tỏ hơn các chiến thuật ban đầu của Trung Hoa như sau: Trong giai đoạn đầu tiến công, các lực lượng bộ binh thiện chiến nhẹ đã thực hiện các cuộc tấn công của Trung Hoa, nói chung không được yểm trợ với bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào ngoài súng cối (mortars). Các cuộc tấn công đã chứng minh rằng binh sĩ Trung Hoa là những chiến binh có kỷ luật và được huấn luyện kỹ lưỡng, và đặc biệt lão luyện trong chiến đấu về đêm. Họ có tài về nghệ thuật ngụy trang. Các đội trinh sát rất thành công đáng kể trong việc phát hiện các vị trí của các lực lượng Liên hiệp quốc. Họ hoạch định các cuộc tấn công vào phía sau lưng của các lực lượng này, cắt đường rút lui và đường tiếp vận của quân địch, và rồi sau đó xung trận đánh vào mặt trước và bên sườn để kết thúc trận chiến. Họ cũng áp dụng một chiến thuật gọi là Hachi Shiki tạo thành một đội hình chữ V mà họ để cho quân địch di chuyển trong đó; hai cạnh của chữ V sau đó được khép lại quanh quân địch trong khi đó một lực lượng khác di chuyển phía dưới miệng chữ V để đón chặn bất cứ lực lượng nào cố giải vây cho đơn vị bị bao vây. Các chiến thuật như thế của Trung Hoa đã được sử dụng với những thành công to lớn tại Onjong, Unsan, và Ch'osan, nhưng chỉ thành công một phần tại Pakch'on và Ch'ongch'on.[28] Lực lượng Hoa Kỳ tại đông bắc Triều Tiên, từng tiến công chớp nhoáng chỉ một vài tháng trước đây, bị bắt buộc phải nhanh chân hơn nữa rút về miền nam để hình thành một vành đai phòng thủ quanh thành phố hải cảng Hungnam nơi mà sau đó một cuộc di tản lớn được thực hiện cuối tháng 12 năm 1950. Trước nguy cơ đối diện với sự bại trận hoàn toàn và đầu hàng, 193 lượt tàu chở các quân nhân Mỹ và trang thiết bị đã rời bến di tản khỏi Bến cảng Hungnam. Khoảng 105.000 binh sĩ, 98.000 thường dân, 17.500 xe các loại, và 350.000 tấn tiếp liệu được tàu chở đến Pusan trong vòng trật tự. Khi họ đã bỏ đi, các lực lượng Mỹ đã đánh sập phần lớn thành phố không cho quân cộng sản sử dụng, khiến nhiều người dân Triều Tiên không có nơi trú thân trong mùa đông 6/Giai đoạn 6:Chiến sự ngang vĩ tuyến 38 Tháng giêng năm 1951, các lực lượng Trung Hoa và Bắc Hàn lại đánh mạnh trong giai đoạn tiến công thứ ba (được biết với tên gọi Cuộc tiến công mùa đông của Trung Hoa). Quân Trung Hoa lập lại các chiến thuật trước đây của họ là tấn công chủ yếu là vào đêm với cách đánh thăm dò từ các vị trí xa mặt trận theo sau là một đợt xung phong với số lượng quân áp đảo, và dùng kèn, cồng chiêng để liên lạc và đánh lạc hướng quân địch. Các lực lượng Liên hiệp quốc không có thuốc trị cho chiến thuật này, và sức kháng cự của họ sa sút nên họ rút lui nhanh về miền nam. Seoul bị bỏ lại và bị các lực lượng cộng sản chiếm được vào ngày 4 tháng 1 năm 1951. Khó khăn thêm gia tăng cho Quân đoàn 8 Hoa Kỳ khi Tướng Walker bị giết chết trong một vụ tai nạn. Trung tướng Matthew Ridgway, một cựu chiến binh nhảy dù trong Đệ nhị Thế chiến lên thay thế và nhanh ***ng từng bước nâng sĩ khí và tinh thần chiến đấu của Quân đoàn 8 đã quá kiệt quệ và sa sút trong cuộc rút lui. Tuy nhiên tình thế quá khắc nghiệt đến nỗi Tướng Douglas MacArthur nói đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống Trung Hoa gây nhiều báo động cho các đồng minh của Hoa Kỳ. Các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục rút lui cho đến khi họ tới phòng tuyến chạy dài từ phía nam Suwon ở miền tây, Wonju ở giữa, và phía bắc Samchok ở miền đông là nơi mặt trận được ổn định. Quân Chí nguyện của Trung Hoa đã bỏ xa đường tiếp vận của họ và bắt buộc phải lùi lại. Quân Trung Hoa gặp khó khăn khi tiến ra xa khỏi Seoul vì họ đang ở cuối đường vận chuyển tiếp liệu — tất cả lương thực và đạn dược phải được vận chuyển vào ban đêm bằng chân hoặc xe đạp từ sông Áp Lục. Cuối tháng giêng, sau khi nhận thấy các phòng tuyến phía trước lực lượng của ông bị bỏ hoang, Tướng Ridgway ra lệnh tiến hành thám thính mà sau đó biến thành một cuộc tiến công toàn diện có tên gọi là "Operation Roundup" (Chiến dịch Bố ráp). Chiến dịch được hoạch định tiến hành từng bước một, lợi dụng ưu thế hỏa lực trên mặt đất và trên không của Liên hiệp quốc. Vào lúc kết thúc Chiến dịch Bố ráp vào đầu tháng hai, các lực lượng Liên hiệp quốc đã tiến tới Sông Hán và tái chiếm Wonju Trung Hoa phản công vào giữa tháng hai bằng Cuộc tiến công giai đoạn bốn từ Hoengsong ở miền trung chống các vị trí của Quân đoàn IX Hoa Kỳ quanh Chipyong-ni. Các đơn vị của Sư đoàn 2 Bộ binh Hoa Kỳ, gồm có Tiểu đoàn Pháp tại Triều Tiên đã đánh trả một cuộc bao vây ngắn ngủi nhưng dữ dội và cuối cùng phá vỡ cuộc tiến công này. Trong trận đánh này, Liên hiệp quốc đã học được cách đối phó với các chiến thuật tiến công của Trung Hoa và có thể giữ vững trận địa của họ. Chiến dịch Bố ráp được theo sau trong hai tuần cuối của tháng hai năm 1951 bằng Chiến dịch Sát thủ (Operation Killer) do Quân đoàn 8 được tái sinh của Hoa Kỳ đảm nhiệm chiến đấu thật ngoan cường nhờ được Ridway phục hồi. Đây là một cuộc tiến công toàn diện ngang qua mặt trận, lần nữa được hoạch định tăng cường tối đa hỏa lực với mục đích gây thiệt hại nặng nề cho các quân đoàn Bắc Hàn và Trung Hoa như có thể được. Vào cuối Chiến dịch Sát thủ, Quân đoàn I Hoa Kỳ đã tái chiếm lại được tất cả các lãnh thổ phía nam sông Hán, trong khi Quân đoàn IX tái chiếm Hoengsong. Ngày 7 tháng 3 năm 1951, Quân đoàn 8 Hoa Kỳ lại thọc mạnh về phía trước trong Chiến dịch Ripper, và vào ngày 14 tháng 3 họ đã đẩy lui các lực lượng Trung Hoa và Bắc Hàn ra khỏi Seoul, đây là lần thứ tư trong một năm thành phố này đổi chủ. Seoul ở trong cảnh hoang tàn đổ nát; dân số của thành phố trước chiến tranh là 1,5 triệu người đã giảm xuống còn 200.000 người và thiếu thực phẩm trầm trọng.[35] Douglas MacArthur bị tước quyền tự lệnh bởi Tổng thống Harry Truman ngày 11 tháng 4 năm 1951 vì bất tuân thượng lệnh. Điều này gây ra một cơn bão lửa phản đối ở Hoa Kỳ. Tư lệnh tối cao mới là Tướng Ridgway tiến hành củng cố các lực lượng Liên hiệp quốc để chuẩn bị cho một loạt các cuộc phản công hiệu quả. Tư lệnh Quân đoàn 8 được chuyển qua Tướng James Van Fleet. Một loạt các cuộc tấn công sau đó từ từ đẩy lui các lực lượng cộng sản như các chiến dịch Courageous và Tomahawk, một cuộc công kích kết hợp giữa bộ binh và không quân giam lực lượng cộng sản giữa Kaesong và Seoul. Các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục tiến công cho đến khi họ tới được phòng tuyến Kansas, cách vĩ tuyến 38 một khoảng mấy dặm về phía bắc. Tuy nhiên quân Trung Hoa còn xa mới bị đánh bại. Tháng tư năm 1951 họ mở đợt tiến công giai đoạn năm. Đây là một nỗ lực chính có sự tham dự của ba quân đoàn (lên đến 700.000 quân). Quả đấm chính rơi trúng Quân đoàn I Hoa Kỳ nhưng sự chống trả quyết liệt trong các trận đánh tại sông Imjin và Kapyong đã làm sựng lại tiến trình, và người Trung Hoa bị chặn lại ở phòng tuyến phía bắc Seoul. Một cuộc tiến công của cộng sản sau đó ở miền trung chống Quân đoàn X Hoa Kỳ và lực lượng Nam Hàn vào ngày 15 tháng 5 cũng đạt được những thành công ban đầu, nhưng vào 20 tháng 5 cuộc tấn công ngưng lại. Quân đoàn 8 Hoa Kỳ phản công và đến cuối tháng 5 thì chiếm lại phòng tuyến Kansas. Quyết định của Liên hiệp quốc dừng lại ở phòng tuyến Kansas, nằm ở phía bắc Vĩ tuyến 38, và không tiếp tục các hành động tiến công vào Bắc Hàn đã đẩy đưa một giai đoạn bế tắc, là điểm điển hình phần còn lại của cuộc xung đột. 7/Giai đoạn 7:Bế tắc (7/1951-7/1953) Phần còn lại của cuộc chiến bao gồm chút ít sự thay đổi về lãnh thổ, các cuộc oanh tạc tầm mức rộng lớn ở Bắc Hàn và dân cư của họ, và các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài bắt đầu từ 10 tháng 7 năm 1951 tại Kaesong. Thậm chí trong suốt các cuộc thương thuyết hòa bình, chiến sự vẫn tiếp tục. Đối với các lực lượng Nam Hàn và đồng minh, mục tiêu của họ là phải tái chiếm hoàn toàn Nam Hàn trước khi một thỏa ước đạt được để tránh mất bất cứ lãnh thổ nào. Người Trung Hoa và Bắc Hàn đã cố mở các chiến dịch tương tự, và sau đó trong chiến tranh họ tiến hành các chiến dịch nhằm thử quyết tâm của Liên hiệp quốc có tiếp tục cuộc xung đột. Các cuộc **ng độ quân sự chính yếu trong giai đoạn này là những hành động quanh lòng chảo phía đông như Bloody Ridge và Heartbreak Ridge năm 1951, các trận đánh như Trận Old Baldy ở giữa và Trận Hook ở phía tây trong suốt năm 1952–53, Trận Đồi Eerie năm 1952, và Trận Đồi Pork Chop năm 1953. Các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài trong hai năm, đầu tiên là ở Kaesong và sau đó là ở Bàn Môn Điếm. Một vấn đế chính yếu trong các cuộc thương thuyết là việc trao trả tù binh chiến tranh. Phía cộng sản đồng ý trao trả theo tự nguyện của tù binh nhưng với điều kiện là đa số tù binh sẽ trở về Trung Hoa hoặc Bắc Hàn, một việc mà đã không xảy ra. Vì có quá nhiều tù binh từ chối được trao trả về Trung Hoa và Bắc Hàn cộng sản, chiến tranh tiếp tục cho đến khi phía cộng sản sau đó từ bỏ điều kiện này. Tháng 10 năm 1951, các lực lượng Hoa Kỳ tiến hành Chiến dịch Cảng Hudson với ý định thiết lập khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử. Một số phi cơ B-29 thực hiện các phi vụ tập ném bom giả từ Okinawa đến Bắc Hàn mang theo các quả bom nguyên tử "hình nộm" hoặc các loại bom thông thường hạng nặng. Chiến dịch được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota tại Nhật Bản. Cuộc tập trận này có ý định thử chức năng thực sự của tất cả các hoạt động sẽ cần dùng trong một tấn công bằng vũ khí nguyên tử, bao gồm việc lắp ráp vũ khí và thử nghiệm, hướng dẫn, kiểm soát mặt đất về mục tiêu ném bom. Kết quả cho thấy bom nguyên tử không hiệu quả như là tiên đoán bởi vì việc phát hiện số đông lực lượng địch kịp thời thì quả là hiếm hoi. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1952, tổng thống mới đắc cử là Dwight D. Eisenhower đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử là đến Triều Tiên để tìm ra giải pháp để kết thúc cuộc xung đột. Với việc Liên hiệp quốc chấp thuận lời đề nghị ngưng bắn của Ấn Độ, một cuộc ngưng bắn được thiết lập vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanh vĩ tuyến 38, và vì vậy một vùng phi quân sự được thiết lập quanh nó, hiện tại được quân đội Bắc Hàn phòng thủ một phía và phía bên kia là quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ. Nơi có các cuộc thương thảo hòa bình, Kaesong, cố đô của Triều Tiên, là phần đất của miền Nam trước khi các cuộc thù địch bùng nổ nhưng bây giờ là một thành phố đặc khu của miền Bắc. Cho đến bây giờ cũng không có một hiệp ước hòa bình nào được ký kết, theo kỹ thuật, xem như Nam Hàn và Bắc Hàn vẫn còn đang trong tình trạng chiến tranh. Mặc dù Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp ước Đình chiến nhưng Lý Thừa Vãn đã từ chối ký kết vào văn kiện này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDiễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).docx