Địa lý tỉnh Kiên Giang

ĐỊA LÝ TỈNH KIÊN GIANG 1. Khái quát điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Tỉnh Kiên Giang ở toạ độ địa lý 10032' vĩ độ Bắc, 9023' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.976 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.269 km2, chiếm 1,9% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như quốc lộ 61, quốc lộ 80; đường hàng không thành phố Hồ Chí Minh-Rạch Giá, Rạch Giá-Phú Quốc; đường thuỷ có hệ thống kênh rạch thuận tiện cho giao thông thuỷ, toàn tỉnh có 7 cảng sông: Cảng bốc xếp xi măng Hà Tiên II, cảng bốc xếp xi măng Tân Hiệp, cảng Rạch Sỏi, cảng Mộc Thọ, cảng Tắc Cậu, bến tàu khách Rạch Sỏi, bến tàu khách Rạch Meo; đường biển có 5 cảng: Cảng Hòn Chông, cảng Tàu An Thới, cảng Bờ Dương Ðông, cảng Hòn Thơm và cảng thị xã Rạch Giá, ngoài ra còn một số cảng nhỏ. Hệ thống sông ngòi gồm có hệ thống sông Cái Lớn và sông Cái Bé thuộc hệ nhánh sông Tiền và sông Hậu. Ðịa hình: Chủ yếu là vùng đồng bằng, với diện tích 564.464 ha, chiếm trên 90% diện tích toàn tỉnh. Phần đất liền Kiên Giang tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ phía Ðông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m). Riêng bán đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m, một số nơi có độ cao dưới 0m so với mặt nước biển. Ðặc điểm địa hình này cùng với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa và đồng thời bị ảnh hưởng lớn của mặn nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại nhiều tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Mưa, bão tập trung vào từ tháng 8 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.146,8 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26.4oC đến 280C, tháng lạnh nhất là tháng 12; không có hiện tượng sương muối xảy ra. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Ðiều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác ở phía Bắc không có được: Ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng. 2. Dân số - Dân tộc Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Kiên Giang có 1.497.639 người. Trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 14,43%; số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 718.405 người, chiếm 47,96% dân số. Trên địa bàn tỉnh có trên 10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.281.592 người, chiếm 85,57%; Các dân tộc thiểu số như dân tộc Khơ-me có 182.058 người, chiếm 12,16%; dân tộc Hoa có 32.693 người, chiếm 2,18%; dân tộc Tày có 204 người, chiếm 0,01%; dân tộc Chăm có 362 người, chiếm 0,02%; các dân tộc khác: dân tộc Nùng có 40 người, dân tộc Ngái có 88 người, dân tộc Mông, Gia rai, Ê-đê, Mnông, Phù Lá, La Hủ, . có 730 người, chiếm 0,05%. Tỉnh Kiên Giang có đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ-me, sống tập trung chủ yếu ở 8 huyện: Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng, Hòn Ðất, An Biên, Kiên Lương, Vinh Thuận và thị xã Rạch Giá. Ðồng bào Khmer sống tập trung nhất là ở huyện Gò Quao có 45.043 người, chiếm 31,44% dân số trong huyện. Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11 huyện với số xã là 87, tỷ lệ người biết chữ chiếm 97%. Số học sinh phổ thông niên học 2001 - 2002 có trên 335.100 em; số giáo viên phổ thông toàn tỉnh có 10.759 người. Số bệnh viện, phòng khám khu vực 28; số bác sỹ và trình độ cao hơn có 463 người, y sỹ có 1.001 người, y tá có 422 người, nữ hộ sinh có 274 người. 3. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Tỉnh Kiên Giang có 626.904 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 402.644 ha, chiếm 64,22%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 122.774, chiếm 19,58%, diện tích đất chuyên dùng là 35.412 ha, chiếm 5,65%; diện tích đất ở là 10.090 ha, chiếm 1,61% và diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 55.984 ha, chiếm 8,93%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 327.468 ha, chiếm 81,33%, riêng đất lúa có 315.452 ha, chiếm 96,33% diện tích đất nông nghiệp; diện tích đất trồng cây lâu năm là 37.101 ha, chiếm 9,24%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 8.801 ha, chiếm 2,18%. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 7.582 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng là 35.485 ha, diện tích đất có mặt nước chưa được khai thác và diện tích đất chưa sử dụng khác là 6.446 ha.

docx17 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 6905 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ TỈNH KIÊN GIANG - ĐỊA LÝ TỈNH KIÊN GIANG 1. Khái quát điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Tỉnh Kiên Giang ở toạ độ địa lý 10032' vĩ độ Bắc, 9023' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.976 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.269 km2, chiếm 1,9% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như quốc lộ 61, quốc lộ 80; đường hàng không thành phố Hồ Chí Minh-Rạch Giá, Rạch Giá-Phú Quốc; đường thuỷ có hệ thống kênh rạch thuận tiện cho giao thông thuỷ, toàn tỉnh có 7 cảng sông: Cảng bốc xếp xi măng Hà Tiên II, cảng bốc xếp xi măng Tân Hiệp, cảng Rạch Sỏi, cảng Mộc Thọ, cảng Tắc Cậu, bến tàu khách Rạch Sỏi, bến tàu khách Rạch Meo; đường biển có 5 cảng: Cảng Hòn Chông, cảng Tàu An Thới, cảng Bờ Dương Ðông, cảng Hòn Thơm và cảng thị xã Rạch Giá, ngoài ra còn một số cảng nhỏ. Hệ thống sông ngòi gồm có hệ thống sông Cái Lớn và sông Cái Bé thuộc hệ nhánh sông Tiền và sông Hậu. Ðịa hình: Chủ yếu là vùng đồng bằng, với diện tích 564.464 ha, chiếm trên 90% diện tích toàn tỉnh. Phần đất liền Kiên Giang tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ phía Ðông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m). Riêng bán đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m, một số nơi có độ cao dưới 0m so với mặt nước biển. Ðặc điểm địa hình này cùng với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa và đồng thời bị ảnh hưởng lớn của mặn nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại nhiều tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Mưa, bão tập trung vào từ tháng 8 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.146,8 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26.4oC đến 280C, tháng lạnh nhất là tháng 12; không có hiện tượng sương muối xảy ra. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Ðiều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác ở phía Bắc không có được: Ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng. 2. Dân số - Dân tộc Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Kiên Giang có 1.497.639 người. Trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 14,43%; số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 718.405 người, chiếm 47,96% dân số.  Trên địa bàn tỉnh có trên 10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.281.592 người, chiếm 85,57%; Các dân tộc thiểu số như dân tộc Khơ-me có 182.058 người, chiếm 12,16%; dân tộc Hoa có 32.693 người, chiếm 2,18%; dân tộc Tày có 204 người, chiếm 0,01%; dân tộc Chăm có 362 người, chiếm 0,02%; các dân tộc khác: dân tộc Nùng có 40 người, dân tộc Ngái có 88 người, dân tộc Mông, Gia rai, Ê-đê, Mnông, Phù Lá, La Hủ, ... có 730 người, chiếm 0,05%. Tỉnh Kiên Giang có đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ-me, sống tập trung chủ yếu ở 8 huyện: Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng, Hòn Ðất, An Biên, Kiên Lương, Vinh Thuận và thị xã Rạch Giá. Ðồng bào Khmer sống tập trung nhất là ở huyện Gò Quao có 45.043 người, chiếm 31,44% dân số trong huyện.  Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11 huyện với số xã là 87, tỷ lệ người biết chữ chiếm 97%. Số học sinh phổ thông niên học 2001 - 2002 có trên 335.100 em; số giáo viên phổ thông toàn tỉnh có 10.759 người. Số bệnh viện, phòng khám khu vực 28; số bác sỹ và trình độ cao hơn có 463 người, y sỹ có 1.001 người, y tá có 422 người, nữ hộ sinh có 274 người. 3. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Tỉnh Kiên Giang có 626.904 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 402.644 ha, chiếm 64,22%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 122.774, chiếm 19,58%, diện tích đất chuyên dùng là 35.412 ha, chiếm 5,65%; diện tích đất ở là 10.090 ha, chiếm 1,61% và diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 55.984 ha, chiếm 8,93%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 327.468 ha, chiếm 81,33%, riêng đất lúa có 315.452 ha, chiếm 96,33% diện tích đất nông nghiệp; diện tích đất trồng cây lâu năm là 37.101 ha, chiếm 9,24%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 8.801 ha, chiếm 2,18%.  Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 7.582 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng là 35.485 ha, diện tích đất có mặt nước chưa được khai thác và diện tích đất chưa sử dụng khác là 6.446 ha. Tài nguyên rừng Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 120.028 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 58.866 ha, diện tích rừng trồng là 61.162 ha. Trong diện tích rừng của tỉnh: Rừng gỗ lớn có 36.317 ha, rừng tràm ngập nước có 30.660 ha, rừng đước ngập mặn có 1.840 ha, rừng nguyên liệu giấy có 13.161 ha. Tài nguyên du lịch Kiên Giang là tỉnh có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử như Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, Chùa Hang, Ðảo Phú Quốc với nhiều bãi tắm và rừng nguyên sinh. Ðáng chú ý là nền văn hoá Óc Eo và du lịch lễ hội cũng là một thế mạnh. Hàng năm du lịch lễ hội Nguyễn Trung Trực vào cuối tháng 8 âm lịch thu hút trên 100.000 lượt người. Tài nguyên biển Tỉnh có hơn 200 km bờ biển, bao gồm: Vùng biển Tây Nam với diện tích 63.290 km2 là ngư trường khai thác hải sản rất thuận lợi. Trữ lượng tôm các ước tính 464.660 tấn, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng. Ngoài ngư trường vùng biển Tây Nam còn có thể vươn ra đánh bắt xa tại vùng biển Ðông Nam Bộ với trữ lượng ước tính 611.154 tấn sản lượng khai thác cho phép 243.662 tấn. Tài nguyên nước và thuỷ sản Nguồn nước mặt: Kiên Giang là tỉnh có nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá, nguồn nước phụ thuộc rất lớn vào lưu lượng ở đầu nguồn tại Châu Ðốc vào mùa mưa là 5.400 m3/s, mùa kiệt 300 m3/s tại cuối nguồn ở Cần Thơ lưu lượng trung bình là 835 m3/s, tháng lớn nhất là 12.680 m3/s. Nguồn nước ngầm: Trong phạm vi tỉnh Kiên Giang có tới 7 phức hệ chứa nước. Các huyện có nguồn nước ngầm là: An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, một phần huyện An Minh giáp với An Biên, một phần của huyện Giồng Riềng giáp với Châu Thành. Tài nguyên thuỷ sản nội địa: Kiên Giang có khả năng nuôi cá với diện tích 50.000 ha năm. Nghề nuôi cá có thể cho sản lượng 5.500 -8.000 tấn cá; nuôi cá ao và nuôi cá kết hợp với rừng chàm 34.000 ha, hàng năm có thể cho sản lượng trên 20.000 tấn. Tôm nước lợ ven biển có diện tích 5.000-6.000 ha, sản lượng đạt 1.000-2.000 tấn tôm. Nuôi đồi mồi chủ yếu tập trung ở Hà Tiên và Phú Quốc mỗi năm có thể nuôi và xuất từ 2.000-4.000 tấn. Ngoài tôm, cá, đồi mồi... Kiên Giang còn nuôi các loại đặc sản có giá trị cao và sản lượng lớn như sò huyết, rong biển... Tài nguyên khoáng sản - Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ: + Ðá vôi: Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có nguồn đá vôi khá phong phú không những có giá trị về sản xuất vật liệu xây dựng mà còn tạo ra những hang động và những thắng cảnh có ý nghĩa du lịch. Trữ lượng đá vôi khoảng 440 triệu tấn, trữ lượng có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp là 235,46 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong thời gian 41 năm. Về chất lượng các mỏ đá vôi; nhìn chung chất lượng đá vôi tương đối tốt cho sản xuất xi măng. + Ðất sét để sản xuất xi măng: Phân bố trên diện rộng ở khu vực Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông, trữ lượng ước tính hàng chục triệu m3 đảm bảo lâu dài cho sản xuất xi măng. + Ðất sét làm gạch ngói: Trữ lượng ước tính 350-400 triệu m3. Ngoài 2 loại đất sét trên, Kiên Giang còn có đất sét làm gốm sứ như sét gốm nhẹ lửa ở Hòn Me huyện Hòn Ðất trữ lượng khoảng vài trăm ngàn m3. + Ðá xây dựng chủ yếu ở Hòn Me, Hòn Sóc, Hòn Ðất, Dương Hoà huyện Hà Tiên, trữ lượng khoảng vài chục triệu m3. + Ðá ốp lát: Phân bố ở núi Bà Tài, Lò Cốc, Hang Tiền, trữ lượng ước tính khoảng 10 triệu m3. + Cát làm thuỷ tinh: Phân bố ở Rạch Ðinh, Hàm Ninh, Dương Tơ (Phú Quốc) trữ lượng khoảng 30 triệu m3. - Khoáng sản than: Phân bố tập trung ở U Minh Thượng huyện An Minh, Vĩnh Thuận ở lung Lớn, lung Kiên Lương, lung mốp Văn Tây, lung mốp Văn Ðông, lung Bảy Núi, lung Dương Hoà... huyện Hà Tiên, trữ lượng ước tính 150 triệu tấn. 4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002 Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh có 675 km đường. Trong đó, đường nhựa, bê tông là 180 km, chiếm 26,6%. Toàn tỉnh có 47/92 xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm 76,7%. Số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm 102 xã. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Toàn tỉnh có số lượng bưu cục và dịch vụ là 144 đơn vị, số máy điện thoại 42.632 cái, máy Fax 2.127 cái. Bình quân có 3 máy/100 dân. Mạng lưới điện quốc gia: 100% số huyện, thị đã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số xã có điện đạt 93,3%. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ số người được sử dụng nước sạch toàn tỉnh đạt 57,26%. 5. Kinh tế - Xã hội năm 2002 Tốc độ tăng trưởng GDP là 9%. Thu nhập bình quân đầu người 4.717.000đ/người/năm. Tóm tắt cơ cấu ngành kinh tế: + Công nghiệp - XDCB: 28,4%. + Nông- lâm nghiệp: 48,8%. + Thương mại - dịch vụ: 22,8%. Một số sản phẩm chủ yếu: + Công nghiệp: Ðá khai thác 467 nghìn tấn; xi măng 2.162 nghìn tấn; gạch nung 8.874 nghìn viên; nước mắm 23.236 nghìn lít; gạo xay xát 780 nghìn tấn; đường 15 nghìn tấn; nước máy 6.050 nghìn m3; cá khô 8.520 tấn; hải sản đông lạnh 6.485 tấn. + Nông nghiệp: Lúa 2.278,4 nghìn tấn; khoai lang; tiêu 1.320 tấn; dừa 45.326 nghìn tấn; mía 337,8 nghìn tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 23,3 nghìn tấn; cá biển đánh bắt 163.945 tấn; cá nuôi 9.200 tấn; sản lượng gỗ khai thác 26,9 m3. + Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Gạo 180,8 nghìn tấn; mực đông lạnh 4.150 tấn; tôm đông lạnh 2.329 tấn; hải sản đông lạnh 6.732 tấn; hải sản khô 908 tấn. TƯ LIỆU THAM KHẢO VỀ KIÊN GIANG Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam. Trung tâm tỉnh làthành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp với An Giang ở phía Đông Bắc; Cần Thơ và Hậu Giang ở phía đông; Bạc Liêu ở phía Đông Nam; và Cà Mau ở phía Nam; tiếp giápCampuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây với đường bờ biển dài hơn 200 km. Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển.  Lịch sử Kiên Giang trước đây là một trấn rất hoang vu của phủ Sài Mạt thuộc Chân Lạp do Mạc Cửu (người Quảng Đông, Trung Quốc) di cư đến (sau khi nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn năm 1645) mở mang, khai phá và phát triển buôn bán làm cho vùng đất này trở thành trù phú hơn vào khoảng cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Vua Cao Miên đã phong cho Mạc Cửu chức Oknha (Ốc nha) để cai quản vùng đất này. Tuy nhiên, do bị quân Xiêm Lathường xuyên quấy nhiễu mà Cao Miên không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ nên năm 1708 Mạc Cửu đã thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu (chúa Minh) để được bảo hộ và vẫn được giữ nguyên các chức vụ. Từ đó vùng đất này thuộc về Việt Nam và có tên gọi là Hà Tiên. Sau này, con ông là Mạc Thiên Tích đã mở rộng thêm vùng đất này. Năm 1774, Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Đàng trong thành 12 dinh, nhưng vẫn để lại trấn Hà Tiên, phong Mạc Thiên Tích làm Đô đốc cai trị. Đến đời vua Minh Mạng, năm 1832, Hà Tiên là một trong 6 tỉnh Nam Kỳ. Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành 2 hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hai hạt tham biện Hà Tiên và Rạch Giá trở thành hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá. Từ thời Việt Nam Cộng Hòa, Hà Tiên và Rạch Giá hợp nhất thành tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang khi ấy gồm 7 quận: Kiên Lương, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Tân, Kiên Thành và Phú Quốc. Tỉnh Kiên Giang phía bắc giáp Campuchia, đông bắc giáp tỉnh Châu Đốc, đông giáp tỉnh An Giang và tỉnh Phong Dinh, đông nam giáp tỉnhChương Thiện, nam giáp tỉnh An Xuyên. Di tích lịch sử Đình Nguyễn Trung Trực: Để tưởng nhớ cụ Nguyễn Trung Trực, lúc đầu đền thờ mang tên thờ Nam hải Đại tướng quân (tức cá ông) để che mắt thực dân Pháp. Sau nhiều lần trùng tu đền hiện nay tọa lạc tại khu bến cảng Rạch Giá. Chùa Tam Bảo: Tọa lạc tại phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Ngôi chùa được nổi tiếng không chỉ vì kiến trúc mà có liên quan đến căn cứ kháng chiến chống Pháp cho sư Thích Thiện Ân trụ trì chùa lãnh đạo. Lăng Mạc Cửu: Để tưởng nhớ Mạc Cửu, người có công khai phá đất Hà Tiên. Khu di tích nằm trọn trên núi Voi Phục, từ trên đỉnh có thể thấy được toàn cảnh Hà Tiên. Địa lý tự nhiên Tọa độ: 9°23′50" đến 10°32′30" độ vĩ bắc, 104°40′đến 105°32′40" độ kinh đông. Diện tích: 6.299 km², đất nông nghiệp 4.119,74 km² (66% diện tích đất tự nhiên), riêng đất trồng lúachiếm 3.170,19 km² (77% đất nông nghiệp). Đất lâm nghiệp có 1.200,27 km² (19% diện tích đất tự nhiên). Tỉnh này còn quĩ đất chưa sử dụng gần 500,00 km². Khí hậu Lượng mưa trung bình hàng năm: mm (đối với đất liền); Nhiệt độ trung bình: 27,3°C Số giờ nắng trong năm: Mùa khô: 7 - 8giờ/ngày; Mùa mưa: 4 - 6giờ/ ngày Độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 83% Các đơn vị hành chính Kiên Giang được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 12 huyện: Thành phố Rạch Giá (Đô thị loại 3, trung tâm tỉnh) Thị xã Hà Tiên Huyện An Biên Huyện An Minh Huyện Châu Thành Huyện Giồng Riềng Huyện Gò Quao Huyện Hòn Đất Huyện Kiên Hải (huyện đảo) Huyện Kiên Lương Huyện Phú Quốc (huyện đảo) Huyện Tân Hiệp Huyện Vĩnh Thuận Huyện U Minh Thượng (mới thành lập và được tách ra từ huyện An Minh) Hiện nay, thị xã Hà Tiên đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2010. Huyện Kiên Lương đang được điều chỉnh để thành lập thêm huyện Giang Thành. Kinh tế Cảng Dương Đông ở đảo Phú Quốc. Nông nghiệp Nền nông nghiệp của Kiên Giang là nông nghiệp trồng lúa nước. Đất canh tác không tập trung nhưng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm huyện. Trên Quốc lộ 61 có một vùng trồng lúa ven nội ô huyện Giồng Riềngngoài ra còn có đất canh tác của các gia đình nằm sâu trong những xóm nhỏ. Xen kẽ với việc trồng lúa nướclà các loại hoa màu và một số cây có giá trị công nghiệp cao như dừa, khóm... Tài nguyên Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu: than bùn Nhóm phi kim loại: đá vôi, đá xây dựng, đất sét... Nhóm kim loại: sắt, laterit sắt... Nhóm bán đá quý: huyền thạch anh - opal... Chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Riêng về đá vôi có hơn 20 ngọn núi với trữ lượng khoảng 440 triệu tấn, trữ lượng khai thác là 245 triệu tấn. Thủy sản Kiên Giang là tỉnh có nghề đánh bắt hải sản phát triển. Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nước mắm nổi tiếng không những trong phạm vi cả nước mà còn trên bình diện quốc tế. Du lịch Du lịch Kiên giang tiềm tàng nhiều tài năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức. Thắng cảnh chùa Hang (Kiên Lương) với hòn Phụ Tử nổi tiếng. Tháng 8 năm 2006, một bên của hòn Phụ Tử (hòn Phụ) đã bị đổ xuống biển. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những tác động tự nhiên của gió, sóng và nước biển. Hiện nay các ngành chức năng ở địa phương đang họp bàn về cách phục dựng. Núi Đá Dựng, Thạch Động, Mũi Nai, quần đảo Hải Tặc... là những thắng cảnh không thể bỏ qua. Thạch Động: Cách biên giới Campuchia chưa được 3 km đường chim bay, từ xa hình giống như nón của người lính kỵ binh Anh thời xưa. Được hình thành từ đá vôi bị xâm thực, bên trong Thạch Động đủ rộng để du khách có thể viếng chùa, ngắm nhìn biên giới bên tay gió biển thổi lộng vào. Đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là hòn đảo ngọc hiện đang được chú ý bởi những ai thích vẻ hoang sơ của nó. Hiện nay tốc độ tăng trưởng du lịch của Phú Quốc được coi như là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó. Giao thông Kiên Giang có hệ thống giao thông nối với hệ thống đường bộ, đường thủy và hàng không quốc gia. Chính Phủ đã ưu tiên đầu tư xây dựng một số công trình đi qua hoặc kế cận tỉnh Kiên Giang như: Nâng cấp mở rộng 5 quốc lộ trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang và đường Xuyên Á; Nạo vét, mở rộng tuyến đường thủy từ thành phố Hồ Chí Minh đến Kiên Lương; nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới sân bay Phú Quốc, Rạch Giá. Đường bộ Tỉnh có tổng chiều dài 316 km quốc lộ, 217 km tỉnh lộ; 83 km đường liên huyện và 92 km đường đô thị. Mật độ đường trên diện tích tự nhiên thấp: 0,09km/km2 (so với bình quân cả nước là 0,32km/km2) Đường thủy Tổng chiều dài các tuyến là 2.409 km. Hệ thống giao thông đường sông giúp vận tải hàng hóa giao lưu với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Giao thông đường biển nối Rạch Giá với các đảo Lại Sơn, Nam Du, Phú Quốc, Thổ Châu. Năm cảng biển của Kiên Giang đang được đầu tư nâng cấp. Hàng không Sân bay Phú Quốc và Rạch Giá có đường băng dài 1500 m, chỉ phục vụ được máy bay nhỏ dưới 100 chỗ ngồi. Sân bay Hà Tiên và An Thới thì bị bỏ hoang từ lâu. Cảnh đẹp Hòn Tre, Kiên Giang Hòn Tre hay còn gọi là Hòn Rùa, mang cái tên đậm chất dân gian, nằm trên một thảm xanh ngắt là biển cả, tạo lên bức tranh thiên nhiên thật đẹp… Cách thành phố Rạch Giá về phía Tây 30km. Hòn Tre có diện tích khoảng 400 ha, có nhiều cảnh đẹp như: Bãi Chén, Động Dừa, Đuôi Hà Bá. Từ Trung tâm thị trấn Hòn Tre đi theo đường mòn băng qua núi mất 30 phút là tới Bãi Chén. Bãi này nằm ở phía Tây Bắc của đảo. Là bãi có chiều dài 2km, có rất nhiều tảng đá to nhìn như những chiếc chén úp nên có tên là Bãi Chén. Đây là bãi đẹp nhất của Hòn Tre vì cảnh vật còn giữ được những nét hoang sơ, có nhiều cây xanh nghiêng mình tỏa bóng mát. Tại đây du khách có thể thưởng thức các đặc sản biển và ngắm cảnh thiên nhiên. Động Dừa của Hòn Tre cũng khá thơ mộng, là vịnh nhỏ, có làng chài nên ghe thường ghé về để lấy lương thực, nước ngọt và nghỉ ngơi sau những chuyến đi biển xa. Ở đây có rất nhiều dừa mọc ven biển, là một bãi biển đẹp, thích hợp cho việc câu cá thư giãn. Đuôi Hà Bá (Bãi Dứa – nơi có nhiều cây dứa gai) có nhiều cây cổ thụ lớn, du khách ngắm cảnh thiên nhiên sau đó lặn xuống biển cạy hào bám ở ghềnh đá thưởng thức thì thật tuyệt vời.  Hòn Tre là thắng cảnh đẹp của tỉnh Kiên Giang, việc đi du lịch cũng rất thuận lợi, chỉ mất hơn tiếng đồng hồ bằng tàu là tới, có thể đi về trong ngày.  Quần đảo Bà Lụa (Kiên Giang)  Với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển Tây, quần đảo Bà Lụa (xã Sơn Hải và Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) còn được nhiều người gọi là “Tiểu Hạ Long” của phương Nam.  Mỗi hòn đảo đều có tên riêng như: Hòn Một, Hòn Lô Cốc, Hòn Đá Lửa, Hòn Heo, Hòn Đá Bạc, Hòn Rễ Lớn, Hòn Rễ Nhỏ, Hòn Nhum Bà, Hòn Ngang... Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10 hòn có người sinh sống. Dành hai ngày nghỉ cuối tuần để khám phá quần đảo Bà Lụa, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị... Bất ngờ đầu tiên đến với chúng tôi là vẻ đẹp đến sững sờ của khu du lịch Hòn Trẹm, tọa lạc trên một doi biển ở Hòn Chông, cách chùa Hang khoảng 500m. Lối vào Hòn Trẹm cũng là đường lên một ngọn đồi, một bên là vách núi với màu xanh mượt mà của rừng cây, một bên là biển mênh mang, gió lồng lộng. Phòng chờ để du khách làm thủ tục nhận phòng được thiết kế với không gian mở. Trong lúc chờ đợi, khách phóng tầm mắt về phía chân trời: xa xa, quần đảo Bà Lụa hiện ra dưới ánh nắng chiều. Những con sóng nhỏ như dát bạc êm ái xô bờ “vẽ” nên một bức tranh non nước Kiên Giang tuyệt đẹp. Khi mặt trời lặn dần về phía Tây, góc biển khu du lịch Hòn Trẹm nhuộm đỏ bởi ánh hoàng hôn rực rỡ. Ngắm hoàng hôn trên biển Tây là một trong những lý do chính để nhiều du khách tìm về Hòn Trẹm. Tối đến, chúng tôi làm một “tour” khám phá nhịp sống về đêm của người dân địa phương. Cách Hòn Trẹm khoảng 1km có một khu chợ nhỏ, buôn bán nhộn nhịp nhất là những vựa hải sản. Tôi mua 3kg sò lụa với giá 12.000đồng/kg mà không khỏi xuýt xoa vì buổi trưa ăn ở bãi biển Mũi Nai phải trả đến 50.000đồng/kg. Trên đường về chỗ nghỉ, chúng tôi ghé quán Thuận Kiều - một quán ăn tọa lạc trên bãi biển Hàng Dương. Mặc dù có khá nhiều khuyến cáo về nguy cơ ăn thực phẩm sống nhưng cánh đàn ông vẫn không thoát khỏi cám dỗ của món hào chấm mù tạc. Chúng tôi gởi sò lụa nhờ chủ quán chế biến. Món sò lụa xào rau răm rất ngon lại... mát bụng. Ban ngày, bờ biển Hàng Dương là nơi lý tưởng để khách tắm biển, nghịch cát. Các dịch vụ phục vụ khách du lịch như cho thuê võng, ghế, bán quà lưu niệm, bán hải sản tươi sống khá phát triển... Ban đêm, bãi cát Hàng Dương là nơi thích hợp để các bạn trẻ đốt lửa trại, sinh hoạt tập thể và chơi các trò chơi vui nhộn. Trở về khu du lịch Hòn Trẹm, chúng tôi ngồi quây quần bên nhau ngắm biển đêm, tiếng ghi-ta bập bùng hòa với tiếng sóng vỗ cho chúng tôi một ngày nghỉ trọn vẹn. Sáng hôm sau, sau khi dạo qua một vòng Chùa Hang, chúng tôi đến bến tàu bắt đầu hành trình đến quần đảo Bà Lụa. Cách đó không xa Hòn Phụ Tử chỉ còn một ngọn đơn lẻ gợi lên một cảm giác buồn và tiếc, bởi giờ đây Hòn Tử như người con mồ côi, vẫn đứng bơ vơ đến tội!  Điểm đầu tiên tàu dừng lại trong hành trình là rạn đá gần Hòn Rễ Lớn và Hòn Rễ Nhỏ. Bãi cát trắng nằm thoai thoải nổi bật giữa màn nước biển xanh thẳm khiến tôi chỉ muốn nhanh nhanh lên bờ, tắm biển và uống nước dừa, nằm dài ra thư giãn. Được biết, một khu vực vui chơi, thư giãn, nghỉ dưỡng đang hình thành ở đây. Ai tắm thì nhảy xuống biển, ai thích câu cá thì ngồi trên tàu thả câu. Chúng tôi buông câu, mồi là những con tôm sắt. Vừa thả cần xuống, chỉ trong chớp mắt, những miếng mồi... đã biến khỏi lưỡi câu mà chẳng có con cá nào mắc vào lưỡi. Thì ra, các chú cá biển có tài rỉa mồi rất khéo nên chẳng có con nào dính câu. Gần một tiếng trôi qua, tàu nhổ neo tiếp tục hành trình trong niềm tiếc nuối của một người bạn: anh ta vừa mới câu dính một chú cá biển “to” bằng... 3 ngón tay với bộ vảy có nhiều màu sắc tuyệt đẹp khiến đám trẻ con vô cùng thích thú.  Hang Tiền là điểm dừng tiếp theo của tàu. Người lái tàu cũng là hướng dẫn viên giới thiệu: Đây là một hang động do đá vôi tạo thành, có chiều dài 150m xuyên qua lòng trái núi theo trục Tây Nam - Đông Bắc. Tên gọi hang Tiền được lý giải bởi các điển tích khác nhau. Có người giải thích: Xưa, Nguyễn Ánh chạy loạn đến đây giấu nhiều tiền của, lại có thuyết cho rằng, đây là nơi đúc tiền của Mạc Thiên Tích. Khi mặt trời đứng bóng, đoàn chúng tôi mới tới và dừng chân ở Ba Hòn Đầm. Đây là một cụm 3 hòn nằm gần nhau: Đầm Giếng, Đầm Dương và Đầm Đước. Chúng tôi ghé thăm nhà của “chúa đảo” Phạm Văn Mực. Ông Hai Mực ra sống ở Ba Hòn Đầm đã hơn 30 năm. Gia đình ông hiện là gia đình duy nhất trên hòn này. Theo ông Hai, khu vực Ba Hòn Đầm là một trong những nơi tránh bão an toàn nhất trong khu vực này. Mấy năm gần đây khi dịch vụ du lịch phát triển, Công ty cổ phần Du lịch Kiên Giang đã kết nối với gia đình ông để tạo thành một điểm dừng chân cho du khách trong hành trình khám phá quần đảo Bà Lụa. Điều làm chúng tôi vô hứng thú là chúng tôi có thể đi bộ trên biển bởi Đầm Đước và Đầm Dương được nối với nhau bằng một triền cát mà nước biển chỉ ngập đến hơn đầu gối một chút.  Bữa trưa của chúng tôi cũng toàn bằng hải sản: cá hường nướng lá chuối, cá mú nấu cháo, mực nướng muối ớt, cua đá luộc, ghẹ nướng... tươi ngon. Song ấn tượng nhất với mọi người lại chính là món nước chấm: chỉ chanh, đường, muối, tỏi, ớt mà làm thành món nước chấm sền sệt, màu hồng tươi và thơm nức mũi, ăn đến đâu “thấm” đến đó.  Tự mình bắt cá, tham gia chế biến thức ăn trên đảo, giữa mênh mông gió và sóng làm nên một chuyến đi khó quên với chúng tôi. Các chị trong đoàn mê tít làn nước trong xanh mà bình lặng, đám trẻ con mê mải bắt ốc cho vào túi làm đồ chơi và làm quà, cánh mày râu thì tha hồ bơi lặn.  Trên đường về, tàu ghé Hòn Heo - trung tâm của xã đảo An Sơn. Hòn Heo có diện tích khoảng 150ha với chu vi khoảng 7 km. Nơi đây ghe thuyền tấp nập. Không khí mua bán thủy hải sản cũng xôm tụ không kém đất liền. Nếu bạn muốn ở lại qua đêm tại Hòn Heo, cứ đến nhà dân xin ngủ nhờ, ai cũng sẽ vui vẻ cho bạn “tá túc” mà không kèm theo điều kiện gì. Điều đặc biệt là ở đây, an ninh trật tự rất tuyệt vời, khi đi ngủ người ta không cần phải đóng cửa. ST Thăm “vương quốc chúa đảo” Như một Mai An Tiêm khai phá đảo hoang, chỉ sau 35 năm, Bảy Tút đã biến Hòn Đụng thành nơi an cư lạc nghiệp của đại gia đình. Không những thế, ông còn cho con cháu học hành để đời chúng không còn mù chữ như cha ông. Biến sỏi thành cơm Hòn Đụng là một trong 21 hòn của quần đảo Nam Du, thuộc ấp An Phú, xã Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang). Từ Rạch Giá, mất gần 3 giờ ngồi tàu tốc hành mới đến đảo Củ Tron và thuê ghe máy chạy hơn 4 cây số nữa mới sang được Hòn Đụng. Hòn Đụng - "vương quốc" của "chúa đảo" Bảy Tút. Từ xa, Hòn Đụng như một lùm cây xanh khổng lồ. Dưới tán rừng, sát mép nước, chồng lên nhau ghềnh đá khổng lồ, hùng vĩ, muôn hình muôn vẻ sống động vì được sóng biển gọt giũa hàng triệu năm nay. Để vào hòn, chiếc ghe phải chạy cạnh những lồng bè nuôi cá bóp, cá mú. Đặt chân lên hòn là đặt chân lên bãi đá cuội nhiều màu sắc, nơi sóng biển tràn lên, dưới ánh mặt trời chiếu rọi, vân đá lấp lánh rất đẹp. Khách lần đầu có mặt, thường bất giác cúi nhặt một viên sỏi, vân vê trên tay, nhiều người giữ làm kỷ niệm. Bước qua bãi sỏi đa sắc màu, đi dưới tán cây rừng xanh mát, tĩnh mịch, cảnh vật như trong truyện cổ tích. Trên hòn chỉ có duy một căn nhà đơn sơ. Bà Phạm Thị Le (52 tuổi), vợ ông Phạm Văn Bê (thường gọi là Bảy Tút) bước ra niềm nở đón khách. Bà hồn hậu kể: Trước đây, cha mẹ chồng là ông Nguyễn Văn Láng, đưa con cái ra hoang đảo khai thiên lập địa và ở luôn cho đến nay. Hồi đó, cuộc sống trên hoang đảo rất cơ cực. Nhà ở thấp, vào mùa gió chướng, mỗi cơn sóng biển là nước ngập nhà. Những lúc biển động không thấy hột gạo, phải ăn rau, cá, ốc trừ bữa. May ra một hai tháng có ghe đem gạo, thức ăn ra đổi cá khô, mực khô. Những cái Tết lẻ loi trơ trọi đi qua, ông bà Láng khai phá đất rừng trồng khoai mì, khoai lang chống đói, tiếp đến trồng xoài, mít. Khi bà Le lấy ông Bảy Tút, về làm dâu trên hoang đảo, cuộc sống vẫn rất buồn. Buồn nhất là những ngày Tết, cả nhà trơ trọi giữa rừng, trong nhà không có trà, bánh, không rượu, không họ hàng thân thích. Tối đốt lửa sáng đêm, mắt hướng vào bờ. Thèm bữa ăn đoàn tụ, cả gia đình khao khát gặp người lạ. “Vương quốc” Hòn Đụng Ngày tháng dần qua, nơi hoang đảo có sự thay đổi lớn, có tiếng khóc, tiếng nói thơ ngây của con trẻ, tạo cho căn nhà xơ xác trở nên ấm cúng lạ thường. Đó cũng là động cơ thôi thúc ông Bảy Tút hăng say lao động, quên đi bao nhọc nhằn gian khổ.   Con cháu "chúa đảo" Bảy Tút chiều chiều chờ đón cha ông đi biển trở về. Bà Le sinh bốn người con. Những đứa con biết đi cũng theo cha, theo mẹ ra gạn ngụp lặn mò ốc cờ, ốc nhảy, ốc cùi... Khi được vài chục ký, ông Bảy Tút chèo xuồng qua hòn lớn đổi gạo, thực phẩm. Năm 2006, cha mẹ của ông Bảy Tút qua đời, đều ở tuổi 87 tuổi. Ông Bảy Tút đã sắm được ghe máy. Dưới biển nuôi lồng bè cá bóp, cá mú, trên rừng có hơn 200 cây xoài, 50 cây mít và hơn 59 cây điều cho trái. Đến mùa thu hoạch xoài, gia đình ông không bán mà để tặng cho bà con ở các hòn xung quanh. Bốn đứa con, hai trai hai gái, của ông Bảy Tút đều đã có gia đình, có cháu nội ngoại đầy đủ. Nguyễn Thành Hiểu, con trai ông Bảy Tút, thổ lộ: “Hiện gia đình cháu được 15 người. Các cháu từ 7 tuổi đến 11 tuổi đều được gởi qua Hòn Ngang trọ học, cuối tuần mới rước về. Chúng không còn mù chữ như cha ông của chúng”. Quần đảo Nam Du nay đã có đông người đến sinh sống, dân số xấp xỉ chục nghìn người. Nhiều hòn trong quần đảo, dân số tăng lên gấp nhiều lần trước kia, như Hòn Lớn, Hòn Ngang, Hòn Mấu. Nhà cửa khang trang, dưới biển giăng mắc tàu ghe, lồng bè nuôi cá, trên bờ đêm đêm rực rỡ ánh điện. Riêng Hòn Đụng vẫn chỉ có gia đình ông Bảy Tút, leo lét đèn dầu như xưa, giữa huyền bí hoang đảo hút hồn du khách. Lướt sóng U Minh  Về vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) mua vé tham quan, bạn sẽ được chống xuồng vượt lau sậy hoặc thuê vỏ lãi khám phá những rừng tràm mênh mông. Chỉ cần vài giờ lướt sóng, bạn cũng có thể hiểu được một góc gần gũi nhất của U Minh...  Nếu bạn biết chèo xuồng và biết bơi, có thể túc tắc sào tre chống xuồng khám phá rừng tràm nguyên ngày chỉ với chi phí khoảng 30.000 đồng. Còn nếu bạn không biết bơi xuồng, một giờ thuê vỏ lãi siêu tốc, các “tay lái lụa” kiêm hướng dẫn viên địa phương sẽ giúp bạn có cảm hứng riêng. Du khách lên vỏ lãi, lướt sóng vào rừng Vẻ đẹp tự nhiên của miền sông nước U Minh Những con rạch dẫn vào rừng U Minh Thượng hẹp, nhưng có nơi nước sâu đến 5m. Bề mặt rạch lấm tấm bèo và cỏ. Chiếc vỏ lãi tách bèo lướt đi. Chỉ cách bến khoảng 50m, nhiều du khách đã phải trầm trồ vì những chú khỉ hai bên bờ cứ thấy “vật thể lạ” lại vươn mình ra khỏi cành cây hướng sự tò mò vào con người.  Chạy xuồng trên mặt nước bị đan kín bởi bèo, bạn có thể ngắm nhìn những bầy chuồn chuồn nước bay ngược chiều, bất ngờ lọt vào tầm ngắm ống kính máy ảnh. Những chú chim cuốc ham mồi, vội vã tránh vỏ lãi, chạy trên những tấm bèo dậy sóng như đi khinh công. Có chú dạn người, nghe tiếng động cơ máy vẫn không buồn động tĩnh - thản nhiên kiếm mồi. Mặt nước được phủ kín một lớp bèo xanh non Khoảng nửa giờ đầu, du khách có thể dừng lại tại một bãi gò cây cối xanh rì để chụp ảnh lưu niệm với bầy dơi quạ treo lủng lẳng trên cành. Chốc chốc, những chú dơi láu lỉnh trong bầy lại sải những bộ cánh rộng chuyền từ thân cây này đến thân cây khác. Trước khi bước xuống vỏ, du khách được cảnh báo về loài vắt không mấy thân thiện nơi đây. Vỏ lãi chui trong đám lau sậy hẹp Nửa thời gian sau của cuộc khám phá, chiếc xuống máy bỗng tách khỏi con rạch lớn, chui vào đám lau sậy um tùm. Bị con người mục kích cự ly gần, những bầy cò, diệc… giật mình vỗ cánh phành phạch trên nước. Bạn có thể dừng vỏ lãi để ngắm hoặc chụp cận cảnh khá dễ dàng bởi những loài chim nơi đây khá thân thiện với con người. Nhổ cỏ bồn bồn nếm thử Chui qua hết những đám lau sậy, một bãi nước rộng mênh mông phủ màu xanh non của bèo hiện ra trước mắt. Người ta gọi đây là trảng nước. Trảng rộng khoảng 5ha và là nơi tắm mát của nhiều loài chim. Nước cạn, thấy đáy nên nếu hứng thú bạn có thể lội xuống nghịch nước hoặc nhổ cây bồn bồn thưởng thức hương vị U Minh.  Bồn bồn thân như cây cỏ, mọc thành từng khóm dưới nước. Ngày xưa, phần xốp gốc cây bồn bồn là lương thực chống đói cho người dân vùng rừng U Minh. Bây giờ, bồn bồn được coi là một đặc sản. Mùi vị béo của xốp bồn bồn khiến du khách trầm trồ khen: ngon lạ. Hồ hoa mai Trên đường quay lại bến, bạn còn được ghé ngang hồ Hoa Mai - một mặt đầm ngập nước, được con người cắt xén cỏ - tạo nên. Nhìn từ trên cao, có thể thấy hồ có hình hoa năm cánh. Sau chuyến lướt sóng tham quan, du khách có thể nghỉ lại cạnh hồ Hoa Mai, thưởng thức món ăn dân dã với cá rô, thác lác… câu từ dưới rạch căng tròn, chắc thịt.  Một vài giờ lướt sóng chắc chắn chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, nhưng bạn có thể hiểu được một góc gần gũi nhất của U Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐịa lý tỉnh kiên giang.docx
Tài liệu liên quan